1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"Cưng ơi, anh đúng là thằng ngốc!"

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi Pig_Bird, 02/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Pig_Bird

    Pig_Bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    "Cưng ơi, anh đúng là thằng ngốc!"

    Hê hê đừng giật mình nhá.Tớ muốn mở 1 topic về những truyện ngắn đặc sắc của Nga.Bắt đầu nào

    Cưng ơi, anh đúng là thằng ngốc!​
    Alô! Alô! Phải, anh đây, cưng của anh ạ!... Ôi, không được đâu bé ơi! Xếp không cho ai về vào giờ nghỉ trưa đâu!
    - ...
    - Em bảo sao cơ? ồ, đừng sợ, con chim non của anh, anh không để em chết đói đâu. Bây giờ chúng ta chuẩn bị làm món trứng rán nhé.
    - ...
    - Tất nhiên là qua điện thoại rồi! Em bảo làm món trứng rán phức tạp lắm ấy à? ồ, không có gì đơn giản hơn đâu... nhân tiện em cũng nên học để biết cách làm...
    - ...
    - Thôi, thôi, xin lỗi em yêu của anh! Em nói đúng, em chả việc gì phải học cả! Đúng, em học làm quái gì! Quỷ bắt cả anh lẫn ông giám đốc của anh đi! Bây giờ em nghe anh nói và hãy làm theo lời anh nhé... Trước hết em hãy lấy cái bát nhôm...
    - ...
    - Bát nhôm ở đâu ấy à? Để anh nhớ xem nhé! à, trên giá đựng bát đĩa ấy!
    - ...
    - Giá đựng bát đĩa ở trong bếp, phía trên cái vòi nước ấy!
    - ...
    - Bếp ở đâu ấy à? ở bên phải cửa ra vào ấy!
    - ...
    - Em tìm thấy rồi à? Giỏi quá! Bây giờ em cầm lấy cái bát, rồi đặt nó lên bàn...
    - ...
    - Bàn nào ấy à? Cái bàn để làm thức ăn ấy! Trên bàn có cái tủ lạnh màu trắng, hình vuông, cao trên có đề chữ "ZIL". Trong tủ có trứng đấy. Em mở cánh cửa tủ ra!
    - ...
    - Trứng ấy à? Nó không hẳn là hình tròn đâu, mà là hình... quả trứng ấy mà!
    - ...
    - ...
    - Tìm thấy rồi à? Giỏi quá! Bây giờ em hãy lấy ra ba quả và cẩn thận đặt nó xuống bàn nhé...
    - ...
    - Trong tủ thức ăn có con dao, em lấy nó ra...
    - ...
    - Em hỏi cái tủ nào ấy à? Cái tủ ở cạnh tủ lạnh ấy, nhưng rộng hơn và cao hơn, màu vàng.
    - ...
    - Tìm thấy rồi à? Cả tủ, cả dao à? Hoan hô! Thế bây giờ em đập trứng vào bát đi!
    - ...
    - Sao thế, con sóc nhỏ của anh? Em bảo sợ cái gì cơ? Sợ đập trứng ấy à! Chà, em kỳ khôi quá! Có gì đáng sợ đâu. Thôi đừng để mất thời giờ nữa nhé! Nào...
    - ...
    - Em đập được rồi ? á chà, cưng của anh giỏi quá! Bây giờ cưng cầm lấy quả thứ hai và tiếp tục cái hành động dũng cảm ấy đi! Sao lại "thôi, không cần" ? Em chỉ ăn một quả cũng đủ ấy à? Không được! Thôi nào, nhanh lên! Vỏ trứng thì em vứt vào sọt rác ấy!
    - ...
    - ấy ấy, anh xin lỗi, xin lỗi cưng của anh! Chắc là anh nói nhịu đấy... chứ có phải anh ví em với cái sọt rác đâu! Thôi cứ để tạm vỏ trứng trên bàn vậy. Bây giờ thì em đúng là người vợ kiểu mẫu! Nào, trong khi máu hiệp sĩ còn chưa nguôi, em đập nốt quả thứ ba đi!
    - ...
    - Chu cha, em đúng là tuyệt vời không có lời nào tả nổi! Thế là đã đập xong ba quả trứng! bây giờ em hãy nghỉ một chút đã nhé!
    - ...
    - Em không muốn nghỉ à? ừ, mà thôi cũng chẳng cần. Vậy em bốc lấy một ít muối rồi rắc vào trứng đi.
    - ...
    - Muối ở trong bình đựng muối, còn bình đựng muối thì ở trong tủ thức ăn, trên ngăn thứ hai, bên tay trái ấy.
    - ...
    - Rắc bao nhiêu ấy à? Em cho độ nửa thìa trà!
    - ...
    - Thìa ở cùng chỗ con dao ấy. Em rắc rồi à? Bây giờ em lấy thìa mà đánh trứng lên nhé.
    - ...
    - Đánh thế nào ấy à? Giải thích làm sao cho em hiểu được nhỉ?... Rất đơn giản thôi mà. Cứ cầm thìa mà quấy lên thôi!
    - ...
    - Đánh được rồi à? Thế tài quá! Bây giờ em đến bếp ga và châm nó lên!
    - ...
    - Em bảo chưa bao giờ em châm bếp ga ấy à? Nhưng có gì khó đâu. Cứ bật diêm lên là xong!
    - ...
    - Ôi, niềm hy vọng của anh, niềm vui của anh, nếu như nguy hiểm thì đời nào anh lại bảo em làm? Thôi nào, can đảm lên, không có anh sắp đến giờ làm rồi!
    - ...
    - Chà, không ngờ em của anh giỏi đến thế! Đúng là kỳ diệu... Bây giờ em bắc chảo lên bếp đi!
    - ...
    - Chảo ở ngay trên bếp ấy... Nó hình tròn, rộng, màu đen, có tay cầm ấy.
    - ...
    - Tìm thấy rồi phỏng? Thế em đặt nó lên ngọn lửa đi!
    - ...
    - Không, chưa hết đâu, em đáng yêu ạ. Công việc chính vẫn còn ở phía trước. Bây giờ em phải lấy mỡ ở trong tủ lạnh ra.
    - ...
    - Tuyệt lắm! Em cắt lấy một khoanh mỡ, bằng cỡ cái lọ thuốc bôi móng tay Pháp của em ấy, rồi bỏ vào chảo... Nó bắt đầu sôi rồi đấy...
    - ...
    - Sao em lại bảo anh là đồ đểu cáng? Vì anh làm em sợ ấy à? Chao ôi! Một cô gái lớn thế rồi mà còn sợ tiếng mỡ sôi trong chảo! Lẽ nào chỉ vì thế mà em cũng giận ư?
    - ...
    - Thôi được rồi, em nín đi...
    - ...
    - Em nói đúng, lẽ ra anh phải nói trước để em khỏi sợ.
    - ...
    - Em nói phải lắm, anh là một kẻ vô tình, nhẫn tâm, nhưng mà...
    - ...
    - Đúng, đúng, anh là một kẻ có trái tim đá, anh là đồ đê tiện, nhưng...
    - ...
    - Anh đồng ý với em, hạt ngọc vô giá của anh, em đừng thèm đi nghe hoà nhạc với anh nữa, nhưng...
    - ...
    - Phải! Anh là một kẻ thần kinh không bình thường, anh sẽ cuốn xéo đi đâu cho khuất mắt em thì đi, nhưng...
    - ...
    - Phải rồi, em thân yêu của anh, anh là đồ mặt mẹt, đúng anh là thằng ngốc, không biết mình, biết người, từ hôm nay em không muốn cái gì chung với anh nữa, nhưng...
    - ...
    - Anh vẫn nghe em đây, tất nhiên là anh đang nghe, tình yêu của anh ạ!
    - ... tu tu tu...!
  2. Pig_Bird

    Pig_Bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0

    Anh đã được nhận vào trường
    N. Asađuloev​
    Nói gì thì nói, đi thi là một việc rất phức tạp. Nhất là thi vào trường đại học, để được quyền có một tấm thẻ sinh viên. Nhất là đối với người đã mấy năm nay chỉ chuyên luyện tập cơ bắp mà cực kỳ ít ngó đến sách vở.
    Phức tạp, nhưng cần thiết. Và đấy, nhà vô địch môn vật cổ điển của thành phố đang ngồi trước mặt những người hỏi thi và lẩy bẩy nuốt không khí. Không biết lần thứ mấy anh đọc đi đọc lại câu hỏi trên tấm phiếu thi và im lặng. Im lặng một cách bướng bỉnh và gan góc.
    Những người hỏi thi - Vakhit Xuntanôvich và Xtêphan Nicôlaevich - với vẻ hy vọng nhìn nhà vô địch, niềm tự hào tương lai của trường. ánh mắt của họ âu yếm ve vuốt chiếc cổ bò đực đồ sộ, những cơ bắp vạm vỡ và chiếc huy hiệu thể thao. Đã bao nhiêu năm nay trường của họ phải đứng cuối sổ về thể thao! Nhà vô địch sẽ học ở trường này và tất cả sẽ phải cảm ơn họ vì họ đã phát hiện ra anh ta. Ôi, tốt biết mấy nếu thỉnh thoảng anh ta phát ra một vài âm thanh có nghĩa! Nhưng anh ta vẫn im lặng...
    - Thế anh hãy chuyển sang câu hỏi thứ hai trong phiếu, - Xtêphan Nicôlaevich đề nghị - Câu hỏi thứ nhất có lẽ hơi khó.
    - Vâng, nói chung nó không có trong chương trình, - Vakhit Xuntanôvich nói vẻ bực tức. - Làm sao nó lại vào phiếu được nhỉ?
    - Anh đừng lo là không trả lời được câu hỏi thứ nhất, Xtêphan Nicôlaevich an ủi nhà vô địch. - Với câu này có khi đến viện sỹ cũng còn lúng túng. Thế câu hỏi thứ hai của anh là câu gì nhỉ?
    Nhà vô đich tái mặt đi trông thấy, hai đầu gối anh bắt đầu run như trước một hiệp đấu quyết định.
    "Các phương tiện giao thông, vai trò của chúng trong sự phát triển kinh tế quốc dân", - nhà vô địch lắp bắp đọc.
    - Tốt lắm. Anh nói đi.
    Nhà vô địch mở miệng, nhưng không phát ra một tiếng nào. Sự im lặng kéo dài.
    - Anh hãy gọi tên một phương tiện giao thông, - Vakhit Xuntanôvích gợi ý.
    - Loại gì bay trong không khí ấy, - Xtêphan Nicôlaevich cụ thể hoá. - Anh nói xem cái gì bay trên không nào?
    - Ruồi bay! - Nhà vô địch đắc thắng kêu to, nhưng thấy vẻ nhăn nhó trên mặt các giám khảo, liền xịu xuống.
    - Nhờ nó mà chỉ sau năm tiếng đồng hồ chúng ta có thể bay đến Matxcơva, - Vakhit Xuntanôvich hết lòng hết dạ mách nước.
    Nhà vô địch im lặng.
    - Thế anh nói thử xem, anh đến trường đại học này bằng cách nào? - Xtêphan Nicôlaevich khẩn khoản hỏi.
    - Huấn luyện viên gửi đến.
    - Nhưng bằng cách nào?
    - Rất đơn giản: anh ấy nói rằng không có trình độ đại học thì con người không làm được việc gì cả.
    - Chúng tôi không hỏi về điều đó. Làm sao anh đến được đây?
    - Cha tôi cho tiền...
    - Rõ rồi! Nhận tiền xong, anh đi đến... đến đâu? - Xtêphan Nicôlaevich hỏi với niềm hy vọng cuối cùng.
    - Đến nhà chú, chú ấy cũng cho thêm tiền...
    - Thôi không nói đến tiền nữa. Anh đi
  3. Pig_Bird

    Pig_Bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0

    Hai chuyện tình đáng noi theo
    M.Dumov​
    Chuyện thứ nhất
    Mặc dù công việc của tôi bắt đầu từ chín giờ, và cuốc bộ đến cơ quan mất có mười lăm phút, nhưng cứ tám giờ là tôi đã bước chân ra phố.
    Không, chẳng phải tôi thuộc loại người thích đi làm sớm, để phô trương sự hăng hái và lại càng không phải loại người sáng sáng ưa bơm không khí mát lành vào phổi kiểu quan cách và nghênh ngáo.
    Vấn đề là, đúng tám giờ mười, tôi lại gặp nàng ở công viên, nàng đi ngược chiều với tôi. Tôi không biết tý gì về nàng. Đã ba năm nay, cứ đúng tám giờ mười, chúng tôi lại chạm trán và mỉm cười với nhau. Chúng tôi nói chuyện qua ánh mắt.
    - Chào chị, - tôi niềm nở.
    - Vâng, chào anh!
    - Hôm nay trông chị đẹp quá!
    - Anh quá khen đấy thôi.
    - Thật sung sướng nếu được làm quen với chị!
    - Vậy mời anh lại đây!...
    Nhưng việc ấy tôi không thể làm nổi. Không đủ can đảm. Tôi sợ mình tự hoang tưởng và biết đâu nàng sẽ làm đổ vỡ cái mà tôi đang nâng niu ấp ủ.
    Thỉnh thoảng nàng đi muộn - tôi bồn chồn: không lẽ nàng ốm? Vừa mới sắm được gì mới chúng tôi vội khoe với nhau.
    - Ôi, hôm nay chị diện quá! - Tôi nói với nàng bằng ánh mắt đầy ngưỡng mộ. - áo chị mặc sao vừa thế!
    - Ồ, cái mũ bê-rê này không hợp với khuôn mặt anh đâu! - nàng nhận xét. Và sáng hôm sau vừa nhìn thấy tôi đội chiếc mũ rộng vành, nàng xuýt xoa:
    - Phải thế chứ, đẹp quá!
    Một trăm lần tôi đã định đến bên nàng và rồi một trăm lần sững lại. Và tất nhiên chuyện này không thể không ảnh hưởng đến công tác của tôi. Đáng lẽ phải ngồi viết báo cáo, thì tôi lại ngồi tính chuyện đến làm quen và chuyện trò với nàng. Tôi mơ mộng thấy mình đến bên nàng, nắm tay nàng, nhìn vào đôi mắt xanh biếc của nàng và thủ thỉ:
    - Chúng ta gặp nhau đã ba năm..., tên em là gì nhỉ?... Anh yêu em!
    Lúc đầu ở cơ quan, người ta bỏ qua cho cái tính đãng trí của tôi , sau đó khuyên tôi chuyển công tác một cách nhã nhặn, cuối cùng họ buộc tôi thôi việc. Tuy thế, tôi vẫn tiếp tục đi qua chỗ hẹn. Nhưng rồi xảy ra một sự trục trặc. Tôi không thể tìm được một việc làm nào bắt đầu từ chín giờ. Từ bảy hoặc tám giờ thì có rất nhiều. Còn từ chín giờ tuyệt nhiên không. Tôi đã thất vọng. Những cuộc gặp gỡ vẫn không chấm dứt. Nhưng tôi cảm thấy ở nàng có sự thay đổi. Nụ cười trở nên buồn hơn.
    - Chị làm sao thế? - tôi đưa mắt hỏi.
    - Thế còn anh thì sao? - mắt nàng hỏi lại.
    Và rồi bỗng nhiên một ý nghĩ thoáng qua. Ngu quá, mình muốn đi làm từ chín giờ? Còn nàng làm việc ở đâu? Sao lại không đến xin vào làm ở chỗ nàng!?
    Sáng hôm sau, tôi quyết định đến bên nàng và hỏi xem nàng làm ở đâu. Tất nhiên tôi có thể bí mật bám theo gót nàng... Nhưng, như một anh bạn bác sỹ tâm lý sau này đã giải thích, cái chính dầu sao vẫn là mở miệng nói chuyện với nàng. Điều cuối cùng mà tôi còn nhớ là tôi cần nơi làm việc... Và tôi tiến đến gần:
    - Chị làm việc ở đâu?
    Nàng dừng lại, nụ cười tắt dần trên môi. Đôi mắt xanh biếc của nàng ngước lên nhìn tôi... và nàng đã kể cho tôi:
    - Em bị thải hồi rồi. Bây giờ em không làm việc ở đâu cả, bởi vì em đang muốn tìm một công việc nào bắt đầu từ... chín giờ.
    ... Còn bây giờ, chúng tôi từ lâu đã cùng đi làm với nhau. Đối với mấy đứa con, để tránh cho chúng thứ tình yêu nhẹ dạ ngay từ cái nhìn ban đầu, chúng tôi thường kể:
    - Trước khi cưới nhau, tao với mẹ chúng mày tìm hiểu nhau những ba năm.
    Điều đó gây cho chúng một ấn tượng mạnh mẽ.
    Chuyện thứ hai
    Galia về nhà muộn. Cô rón rén vào buồng mình, một lúc sau thấy vẳng ra từ đó tiếng nức nở.
    - Dôia này, - Anatôli Platônôvich lấy tay lắc vợ nằm bên cạnh. - Con Galia đang khóc.
    Dôia Nhicôlaevna khoác vội chiếc áo choàng. Lúc sau kèm với tiếng nức nở của con gái là tiếng khóc của vợ.
    - Chuyện gì thế này? - Anatôli Platônôvich quát lên với giọng hoảng hốt khi bước vào phòng.
    - Thằng Bôris, - bà vợ nói trong nước mắt - nó cưới đứa khác. Nó vừa mới thú nhận với con Galia.
    - Thằng đểu! - Ông bố gầm liên trong cơn điên dại. - Đồ khốn nạn!
    Ông bố cứ thế chạy từ phòng này qua phòng khác và chẳng hiểu sao, vung tay bật đèn khắp nơi.
    - Ngày mai tao sẽ đến nhà cái thằng mất dạy ấy! Cho hắn thử nhìn vào mắt tao!
    Thẳng từ cơ quan, ông bố bị lăng nhục lao đến nhà Bôris. Một người đàn bà đứng tuổi ra mở cửa.
    - Bôris có nhà không?
    - Cháu không có nhà. Ông cần nhắn gì ạ?
    - Thế bà là ai?
    - Tôi là mẹ của cháu.
    Trong khoảnh khắc Anatôli Platônôvich cảm thấy có nét gì đó quen quen ở người đàn bà tóc hoa râm này. Nhưng vội gạt máu lãng mạn sang một bên, ông tự giới thiệu một cách nghiêm nghị:
    - Tôi là bố cháu Galia! Anatôli Platônôvich Crasnôv.
    Người đàn bà im lặng, nhìn vào mặt ông khách, sau đó hỏi một cách khẽ khàng:
    - Tôlia, anh không nhận ra em sao?
    - Natasha, em đấy ư? - Ông khách kêu thốt lên.
    Anatôli Platônôvich đã quên hẳn con gái, quên nỗi uất hận, quên tất. Họ đưa nhau đi dạo quanh thành phố, cùng ôn lại thời thanh xuân. Đến chiều tối, trước khi chia tay nhau, Natasha hỏi bằng một giọng trầm ngâm:
    - Tôlia, tại sao khi đó anh lại đi lấy người khác? Mà lại ngay trước ngày cưới dự định của chúng ta! Bố em đã định giết anh...
    - Hừ, cái thằng ấy mà lọt vào tay tao! - Anatôli Platônôvich nói với con gái khi về đến nhà - thì tao giết chết nó ngay!...
  4. Pig_Bird

    Pig_Bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Lòng yêu nước (Ilia Êrenbua)
    Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thườgn nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh. Chiến tranh khiến cho mỗi công dân Xô Viết nhận ra vẻ thanh tú của chốn quê hương. Người vùng Bắc nghĩ đén cánh rừng bên dòng sông Vina hay miền Xu-cô-nô, thân cây mọc là là mặt nước, nghĩ đến những đêm tháng 6 sáng hồng và tiếng "cô nàng" gọi đùa người yêu. Người xứ Uy-cơ-ren nhớ bóng thuỳ dương tư lự bên đường, cái bằng lặng của trưa hè vàng ánh, vào lúc ấy, đời sống thấy đầy đủ và phong phú thay, vào lúc ấy, thời gian dường như không trôi đi nữa. Chỉ có tiếng ong bay khẽ xua động cái yên lặng trọng thể. Người xứ Giê-oóc-gi ca tụng khí trời của núi cao, những tảng đá sáng rực và nỗi vui bất chợt của một dòng suối óng ánh bạc, vị mát của nước đóng thành băng, rượu vang cay sẽ tu trong bọc đựng rượu bằng da dê, những lời thân ái giản dị và những tiếng cuối của câu chào tạm biệt vọng lại. Người ở thành Leningrad bị sương mù quê hương ám ảnh, nhớ dòng sông Nê-va rộng và đường bệ như nước Nga đường bệ, nhớ những tượng bằng đồng tạc những con chiến mã ***g lên, và lá hoa rực rỡ của công viên mùa hè, nhớ phố phường mà mỗi căn nhà là một trang lịch sử. Người Mạc Tư Khoa nhớ như thấy lại những phố cũ chạy ngoằn ngoèo lan man như một hoài niệm, để rồi đổ ra những đại lộ của thành phố mới. Xa nữa là điện Cơ-rem-lanh, những tháp cổ ngày xưa, dấu hiệu vinh quang của đất nước Nga và những ánh sao đỏ của ngày mai.
    Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vônga, con sông Vônga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Có thể nào quan niệm được sức mãnh liệt của tình yêu mà không đem nó vào lửa đạn gay go thử thách. Người ta giờ đây đã hiểu lòng yêu của mình lớn đến dường nào, yêu người thânn, yêu Tổ quốc, yêu nước Nga, yêu Liên bang Xô Viết. Điều đó ta đã hiểu, khi kẻ thù giơ tay khả ố động đến Tổ quốc chúgn ta. Ai là kẻ chẳng cảm thấy, mùa thu qua, điểu giản dị này: "Mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa?".
    Tại sao tinh thần Risa Gơ-rô-men rữa nát trứoc khi hắn bị một chiến sĩ Xô Viết giết chết? Bởi vì cuộc chiến tranh Hitle đương gây nên kia không có linh hồn. Có những tiểu thuyết trinh thám và cso những người ưa đọc thứ văn chương ấy. Cố truyện trinh thám chẳng có gì rắc rối: hung phạm gây nên những tội khổng lồ, thám tử truy nã. Hai bên rút súng bắn nhau, giết nhau và cùng dấn thân vào chỗ nguy hiểm. Vậy mà người đọc thấy họ chết như thế là một chuyện thường của nghề họ. Thế thôi. Kẻ gian và thám tử có thể làm những chuyện liều lĩnh, song chẳng ai bảo chúgn là anh hùng. Chúng để hết tâm trí vào công việc, song công việc của chúng chẳng có hồn. Lịch sử quên ngay tên những hung phạm có tài, những kẻ mạo hiểm thần tình. Lịch sử giữ lại những tên khác: tên những người bỏ mình vì một lý tưởng, vì nhân dân, vì loài người, cho một xã hội mới tốt đẹp hơn. Khí cụ chiến tranh của quân đội Xô Viết có thể giống khí cụ chiến tranh của quân đội Đức. Chiến lược hai bên có những điểm gặp nhau. Song chẳng có gì là giống nhau giữa một người lính Hồng quân và một người lính quân đội Hitle. Người anh hùng và đứa hung phạm, con người dũng cảm bảo vệ Tổ quốc và quân sát nhân nhà nghề là hai thế giới không đội trời chung.
    Chúgn ta đã biết Risa đã đem theo xuống dưới mồ hắn những mối nghĩ gì. Đối lại những điều hắn nghĩ, chúng ta có thể đem thuật lại câu chuyện 5 người thuỷ quân đã chết, anh dũng bảo vệ Xê-bát-tô-pôn. Họ đã ôm lấy nhau, gửi nhau lời chào vĩnh biệt và quấn lựu đạn vào người, lăn ra cản xe tăng địch. Người ta thường nói đến thắng cái chết. Điều đó làm tôi nghĩ đến không phải những công trình của nhà bác học đương lo tính cách kéo dài đời sống con người mà nghĩ đến 5 người thuỷ quân đỏ, tràn ngập vui sướng và say sưa yêu mến sự sống. Đấy chẳng là chíên thắng cái chết đáy ư! Đấy chẳng là bất tử đấy ư! Chiến công 5 người thuỷ quân đỏ đã không những chỉ ngăn cuộc tấn công của quân thu: nó thổi một nguồn sống mới vào lòng triệu con người, nó đã mở rộng và luyện chắc linh hồn nước Nga, nó sống mãi giữa những trận chiến đấu ác liệt nhất trong năm nay; nó còn sống cả sau ngày thắng lợi giữa muôn hoa rực rỡ tung nở trên khắp các đồng quê và trong những giọng hát trong trẻo nhất của một bầy thiếu nữ đồgn quê.
    26.6.1942
    (Bản dịch của Thép Mới)

Chia sẻ trang này