1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hội họa Nga

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi Vera_Lauriana_new, 16/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Vera_Lauriana_new

    Vera_Lauriana_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    0
    Còn đây là sа?л Yавлови? '?Zллов
    '?Zллов sа?л Yавлови?. 1799-1852 г.г. - ?fсский живописе?. Y?о"ессо? Yе,е?бf?гской академии .fдожес,в (с1836 г.), по?',нан?и и ?ленов семOи Ти,они. Тво??ес,во '?Zллова - одна из ве?^ин ?fсской живописи 30-40-. гг. 19 века. ' искfсс,во класси?изма он вн'с жизненнос,O и непос?едс,веннос,O. Реализм его п?оизведений имел п?еимf?ес,венно ?оман,и?ескfZ ок?аскf. Yоследние год< жизни пос,оянно жил в ~,алии.
    Bức Yоследний денO Yомпеи 1833 г.
  2. Vera_Lauriana_new

    Vera_Lauriana_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    0

    Bức Mùa thu vàng này Vera chụp ở Т?е,Oяковка, chụp bằng máy cơ mà lại không có flash nên trông hơi bị tối. Còn nhiều bức khác nữa, khi nào có thời gian thì post lên tiếp.
    Có ai thích Ши^кин thì xin mời xem tiếp:

    "fб< 1887г.
  3. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Hội họa Nga

    Những bức tranh mang tâm hồn nước Nga
    (Lao Động 18-07-2004)

    (Triển lãm hiếm hoi về những bức tranh Nga thời Lev Tolstoi tại London cho ta thấy vai trò lớn lao của đất đai trong văn hoá Nga.)

    Một chú cáo linh lợi màu da cam chạy vụt lên đồi, vượt qua những thân cây đầy sẹo. Trên đỉnh, ngay phía trước một cái hồ lấp loá, ba ông cụ già râu dài ngồi bó gối, trông như họ thuộc về Cựu Thế giới. Thanh thản và an bình làm sao những "người của Chúa" này, như chữ của văn hào Lev Tolstoi trỏ những người nông dân trong "Chiến tranh và Hoà bình"; và con cáo ngó nghiêng lại càng làm nổi bật hơn điều đó. Được Mikhail Nesterov vẽ năm 1914, bức tranh "Chú cáo nhỏ" chính là hình ảnh về một thời yên bình của nước Nga trước khi bị xáo động bởi cách mạng, tập thể hoá.

    Đất đai rộng lớn giữ một vai trò to lớn với đất nước và người dân Nga. Napoleon đã bị đánh bại ngoài Matxcơva năm 1812 cũng bởi lẽ binh lính của ông ta không thích nghi nổi với mùa đông giá buốt trên những cánh đồng trống trải. Tolstoi và những người đương thời đều đã khắc hoạ đất đai như nền tảng của các tác phẩm của họ. "Một buổi đi dạo tuyệt diệu băng qua những cánh đồng", Tolstoi viết trong nhật ký. "Trở về nhà và tràn đầy cảm hứng để viết Những người Côdắc".

    Vị trí của đất đai trong tranh phong cảnh Nga là chủ đề của cuộc triển lãm đặc biệt kéo dài cho tới tháng 9 mang tên "Phong cảnh Nga thời đại Tolstoi" đang diễn ra tại Bảo tàng Quốc gia London - một triển lãm được đánh giá cao vì ngoài việc hầu hết các tác phẩm chưa bao giờ được đứng cùng nhau trong chủ đề đặc biệt này, chúng cũng chưa bao giờ được đưa ra ngoài nước Nga. Điều lạ là dù những bức vẽ trên đã đem lại cảm hứng cho không biết bao nhiêu văn sĩ, nhạc sĩ Nga mà tên tuổi họ đã lẫy lừng khắp thế giới thì các hoạ sĩ vẽ ra chúng lại rất ít người biết.

    Theo Christopher Riopelle, người phụ trách triển lãm, tranh phong cảnh Nga luôn có một giá trị đặc sắc, chẳng kém gì Châu Âu, song lại chưa bao giờ vượt ra khỏi nước Nga - một phần bởi vì trở ngại chuyên chở. "Trong khi văn chương và âm nhạc Nga có một lượng công chúng rộng lớn ở phương Tây thì các tác phẩm hội hoạ lại chưa bao giờ xuất ngoại nên chúng ta khó mà có nhận thức đúng đắn về chúng", ông nói. Các bức vẽ bộc lộ ra một cái nhìn của thế kỷ 19 về Đất Mẹ Nga: Từ người nông nô cặm cụi trên đồng lúa mạch đen tới các nhà quý tộc chạy khỏi các đô thị để về sống ở các điền trang, chẳng có người Nga nào không gắn bó với đất đai. Trong "Anna Karenia", chính nhờ tình yêu đất đai mà Konstantine Levin đã vượt qua được cơn đau khổ khi bị từ chối bởi cô nàng Kitty trẻ tuổi ngốc nghếch. Bức vẽ "Khu rừng sồi" (1898) của Ivan Shishkin đã chứng tỏ đất đai có thể là nguồn an ủi tâm hồn như thế nào: Bức tranh rộng lớn và thôi miên với con lạch lấp lánh đá cuội và khu rừng rực nắng yên bình, mời gọi.

    Cho dù không có truyền thống vẽ tranh phong cảnh trước 1870, chỉ trong vòng một thập kỷ, thể loại này đã trở thành ngành nổi tiếng nhất của nghệ thuật Nga. Điều này bắt nguồn từ sự quan tâm đột ngột trở nên ghê gớm đối với đời sống của nông nô. Được giải phóng vào 1861, họ được coi như là những người gìn giữ tâm hồn Nga. "Qua việc am hiểu đời sống của họ, anh sẽ tới được gần hơn hiện thực của nước Nga", Riopelle nhận xét. Sự bùng nổ của tranh phong cảnh Nga cũng nhờ công lớn của một nhóm các hoạ sĩ nổi loạn chống lại trường phái tranh thần thoại, tranh tân cổ điển vẫn được giảng dạy tại Viện Hàn lâm Nghệ thuật St.Petersburg. Nhóm hoạ sĩ ấy, được mệnh danh là "Những kẻ lang thang", đã đi khắp nước Nga để bày tranh. "Câu chuyện họ kể thật sự quan trọng, bởi anh sẽ thấy cả môt dân tộc vĩ đại lần đầu tiên đã dừng lại và tự suy ngẫm về mình", Riopelle nói. Bức tranh "Lũ quạ trở về" của Aleksei Savratov (1879) đã mô tả một chủ đề vĩnh cửu: Dù đất đai vẫn ảm đạm, vẫn có đó hứa hẹn tái sinh; dù tuyết còn bẩn thỉu, cây cối vẫn xác xơ, trên cánh của lũ quạ, mùa xuân đã trở về.

    Đây dường như cũng là một ẩn ngữ của nước Nga hiện tại. Sau cả một thế kỷ đau thương lận đận, vẫn còn đó hy vọng về một đất nước có uy quyền lớn lao với những nhà máy nguyên tử, những trại tập trung bị bỏ hoang, xen giữa những khu rừng nguyên sơ, những cánh đồng mới cày.
    H.K (Theo Newsweek)
  4. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Hoạ sĩ Briullov tạo danh tiếng cho hội hoạ Nga

    Ông được coi là một trong những hoạ sĩ Nga đầu tiên thu được tiếng vang trong làng hội hoạ thế giới, đồng thời là người tiên phong "tiếp thị" mỹ thuật Nga ra thế giới bên ngoài.
    Karl Pavlovich Briullov sinh năm 1799-1852. Thời đó, xu thế vẽ theo trường phái tân cổ điển rất được ưa thích, nhưng ông lại không đi theo trào lưu đó mà thiên về xu hướng cổ điển lãng mạn. Briullov học hơn 10 năm tại Viện Hàn lâm Nghệ thuật Nga (1809-1821), nhưng chẳng thiết tha với những gì được truyền dạy ở đây. Không thích hợp với không khí hội hoạ ở Nga, ông thôi học, rời quê hương tới Rome để tầm sư học đạo. Tại đây, ông đã gây được tiếng vang, giới hội hoạ quốc tế bắt đầu chú ý tới hoạ sĩ người Nga trên đất Italy này.

    Tác phẩm Ngày cuối ở Pompeii (1830-1833) đã đưa tên tuổi ông sánh ngang với những hoạ sĩ tài năng nhất thế giới thời bấy giờ. Bức tranh pha trộn phong cách hội hoạ truyền thống Nga với trường phái lãng mạn, làm tăng thêm sự sống động và chân thực nhưng cũng rất bay bổng. Cảm xúc mạnh mẽ, phóng khoáng, ít sử dụng cách phối màu tương phản đã tạo nét độc đáo cho tác phẩm. Có giai thoại kể rằng, huân tước Watler Scott đã chiêm ngưỡng hoạ phẩm này và thốt lên, đó không phải là bức tranh mà chính là một thiên hùng ca. Về sau, nhiều thế hệ hoạ sĩ Nga đã đi theo xu hướng này.
    Sau khi hoàn thành kiệt tác Ngày cuối của Pompeii, ông trở lại Nga tham gia giảng dạy tại Viện Hàn lâm (1836-1848) và tiếp tục cho ra đời nhiều họa phẩm khác.
  5. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Marc Chagall - họa sĩ tạo hình của thế kỷ 20

    tác phẩm The Flying Carriage.

    Ông là họa sĩ kiêm nhà thiết kế người Pháp gốc Nga, nổi tiếng với óc sáng tạo và trí tưởng tượng siêu thực. Các sáng tác của Chagall mang đầy chất thơ và tràn ngập tính hài hước, thể hiện khả năng tưởng tượng phong phú của một họa sĩ thiên tài.
    Chagall sinh ngày 7/7/1887 tại Vitsyebsk, Nga, bây giờ là vùng Belarus. Từ 1910 đến 1914, ông theo học môn nghệ thuật tại Saint Petersburg và Paris. Sau cách mạng Nga, Chagall trở thành giám đốc Viện nghệ thuật Vitsyebsk từ 1918 đến 1919 và làm trưởng ban thiết kế tại Nhà hát quốc gia Do Thái Matxcơva từ 1919 đến 1922. Năm 1923, ông chuyển tới Pháp. Họa sĩ qua đời ngày 28/3/1985 tại St. Paul de Vence.
    Trong suốt cuộc đời mình, Chagall đã cống hiến cho ngành hội họa thế giới một khối lượng tác phẩm khổng lồ. Lối pha màu và xếp đặt bố cục rất đặc biệt trong tranh của họa sĩ xuất phát từ trường phái ấn tượng Nga và chịu ảnh hưởng rõ nét của phong cách lập thể Pháp, điển hình là tác phẩm Candles in the Dark.

    tác phẩm Birthday

    Bằng kinh nghiệm, tài năng cũng như óc quan sát và sự tổng hợp tinh tế, ông cho ra đời hàng loạt tranh với chủ đề phong cảnh tại các làng người Do Thái ở Nga cũng như những điều xảy ra trong cuộc sống thường ngày của chính họa sĩ. Điều này thể hiện rõ trong I and the Village và Mein Leben.
    Những chủ đề xuất phát từ các tích trong kinh thánh như The Old Testament cũng hiện lên rất sinh động trong tranh của Marc giữa những năm 1925 và 1939. Năm 1973, bảo tàng quốc gia về các sáng tác kinh thánh của Chagall chính thức khai trương tại Nice, Pháp. Bức vẽ được ông hoàn thành năm 1964 hiện được treo trên trần Nhà hát opera Paris. Ngoài ra, hai bức bích họa lớn của họa sĩ năm 1966 cũng được treo tại hành lang nhà hát opera Metropolitan, New York.

  6. Beryoza

    Beryoza Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Levitan - họa sĩ bậc thầy về tranh phong cảnh
    [​IMG]

    Tác phẩm Bìa rừng (1880).
    Đó là danh hiệu mà nhiều thế hệ hoạ sĩ dành tặng "cây cọ" tài hoa bạc mệnh này. Qua nét vẽ của ông, thiên nhiên làng quê nước Nga hiện lên thật yên bình và đầy chất thơ.
    Levitan sinh ngày 30/8/1860 tại tỉnh Linthuania, và về bên Chúa khi mới 40 tuổi. Gia đình Levitan rất nghèo nhưng thấy con đam mê hội hoạ, cha mẹ cố gắng tằn tiện để chu cấp cho ông học hành đến nơi đến chốn. Hai năm học tại trường Mỹ thuật và Kiến trúc Matxcơva, một trong những cái nôi đào tạo hoạ sĩ danh tiếng nhất tại Nga, đã giúp ông khơi nguồn phát triển khả năng sáng tác. Các họa sĩ bậc thầy lúc đó như Vasilii Perov, Aleksei Savrasov và Vasilii Polenov vì cảm phục tài của cậu học trò Levitan, đã giúp đỡ rất nhiệt tình. Sự dìu dắt đó góp công lớn tạo nên phong cách sáng tác tranh phong cảnh của hoạ sĩ.
    [​IMG]

    Căn nhà bên cây đậu chổi (1880).

    Năm 1879, tên tuổi Levitan nổi tiếng khắp nơi, nhiều cuộc triển lãm được tổ chức và giới phê bình đánh giá rất cao. Năm 1883, ông làm quen với nhà văn Anton Chekhov và cùng nhau chu du tại nhiều làng quê khắp nước Nga. Phong cảnh tại vùng đất mới đã tạo cảm hứng cho hoạ sĩ sáng tác những bức tranh thiên nhiên tuyệt vời. Khoảng năm
    [​IMG]

    The Lake: Russia.1890, ông sang Pháp và ngay lập tức bị cuốn hút bởi trường phái ấn tượng của các hoạ sĩ Paris, điều này thể hiện rõ trong tác phẩm The Lake: Russia.&nbsp;
    Nhiều tác phẩm ra đời sau giai đoạn này đã có những thay đổi đáng kể, nét vẽ phóng khoáng và sử dụng gam màu mạnh hơn. Bên cạnh đó phong cách sáng tác của danh hoạ Vincent Van Gogh cũng được ông nghiên cứu học tập.
    [​IMG]

    Làng vào mùa (1880).
    Tuy nhiên, chính sự thay đổi này đã gây cho ông nhiều rắc rối. Một số người ghen tức với tài năng của Levitan cho rằng, sau chuyến ra nước ngoài ông đã phản lại phong cách vẽ truyền thống của nước Nga. Tháng 9/1892 ông bị giam lỏng ở làng Boldino. Mãi sau này, nhờ sự can thiệp của bạn thân, ông mới thoát khỏi đại nạn.
    [​IMG]

    Hồ Overgrown (1887).
    Sau cú sốc tinh thần đó, thái độ với cuộc sống của ông thay đổi hẳn. Ông sống lặng lẽ, tâm trạng u buồn và điều này thể hiện rõ trong phần lớn tác phẩm gia đoạn này. Khi Levitan sắp từ giã cõi đời cũng là lúc tên tuổi cùng tài năng của ông được minh oan. Ông được bầu làm viện sĩ và ghi danh vào Viện Hàn lâm Saint Petersburg.
    T.N. (theo ABCGallery)
  7. scouter

    scouter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Đây là nội dung chuyển từ một thắc mắc của growup:
    Các bác yêu nước Nga cho tớ hỏi với, tớ muốn đọc về lịch sử hoặc thông tin về những bức tranh trong gallery Tretyakovskaya ơ matxcova thì có trang web nào không ạ ? tiếng Việt anh nga gì cũng được .
    streetwalker ~~ ~~~~~~~~~~~~ ~~
    +++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
    Yatrau
    Đây là trang WEB : http://www.tretyakovgallery.ru/
    +++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
    growup
    cám ơn bác nhưng cái này chẳng kể cho em gì về các bưc tranh nổi tiếng nhất trong đấy cả
    streetwalker ~~ ~~~~~~~~~~~~ ~~
    +++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
    chicken_mos
    http://www.chl.kiev.ua/prince/kl/trete.htm
    http://www.center-gallery.ru/book/bryullov-eng.shtml
    http://www.waytorussia.net/Moscow/Art.html
    không hiêu bức tranh mà ban nói là bức nào ,nhưng trong mấy trang trên sẽ làm bạn hài lòng
    chúc ban vui vẻ
    Gió cuốn chinh Y, bụi vùi chiến Mã.
  8. growup

    growup Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2004
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    cám ơn bác nhiê?u, em thích trang na?o ma? nó viết vê? các tác phâ?m giống như bác hastalavista viết ơ? trên ấy ạ. Thanks bác anyway !
  9. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Đây là địa chỉ một trang web có nhiều thông tin về hội hoạ nói chung.
    http://www.abcgallery.com
    Trong đó, đặc biệt có một trang về Hội họa Nga, với liệt kê tên các họa sỹ và tác phẩm của họ:
    http://www.abcgallery.com/countrind.html#Russia
     
     

Chia sẻ trang này