1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TÊN MỚI CHO SÂN MỚI !

Chủ đề trong 'Tennis' bởi hama_bien, 27/04/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hama_bien

    hama_bien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/06/2004
    Bài viết:
    1.480
    Đã được thích:
    0
    TÊN MỚI CHO SÂN MỚI !

    Chùa Đào Duy Anh 3 năm qua đã gắn biết bao kỷ niệm của một thời các mem nhiệt huyết .Giờ các mem vì bận bịu gđ nên dần dần rút đi ,nhằm để phát triển box lớn mạnh hơn và thu hút được nhìu cao thủ hơn .Sau một đêm suy nghĩ các trụ trì chùa đã quyết định chuyển về sân Kỳ hòa .

    Nhưng cái khó là biết bao năm qua bao nhiu bài viết về các sư sãi ở chùa cũng không ít ,nếu đùng một cái mình chuyển qua bên kia thì các bài viết bấy lâu sẽ không còn ý nghĩa nữa .

    Nên hama mở topic này nhằm kêu gọi anh em bỏ ra 5p vặn óc suy nghĩ cho một cái tên mới cho chùa mới sân mới ,làm sao đừng mới quá với một cái tên hoàn toàn xa lạ mà hãy cho một cái tên cho chùa mới vẫn nghe quen thuộc và vẫn có hơi hướm cho sân mới ,Các bác thấy thế nào ?

    Theo cá nhân Hama thì sẽ đặt :ĐÀO KỲ ANH TỰTạm dịch :Chùa Đào kỳ Anh .
    Kỳ là lót trong Kỳ hòa mà ra ,thực chất trong 2 chữ Kỳ hòa nếu để Kỳ hòa tự thì nghe hơi lạ lẫm với những gì bấy lâu thương hiệu của DDA.

    Vì Đào Duy Anh nghe đã quen bấy lâu và bên cạnh đó nó cũng có vẽ hơi kiếm hiệp tý ,,,nên nghe cũng hay hay ,giờ nếu đổi .Đào Kỳ Anh thì cũng không lạ lắm so với tên cũ và vẫn hơi kiếm hiệp và vẫn có tên mới ***g ghép vào .

    Cái này là theo ý riêng ,nên mỗi người nên cho một tên cho chùa mới ,và cùng thảo luận nhé ! Ai được chọn cho việc đặt tên mới sẽ được trụ trì Rulo thưởng cho một ly bia mát lạnh nhằm khích lệ anh em cho việc đặt tên mới cho chùa ,thanks all.
  2. rulo75

    rulo75 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    1.300
    Đã được thích:
    0
    Cũng là một ý hay đó hama .
    Chúng ta nên cân nhắc kỹ vụ này vì chẵng lẽ cứ mỗi lần dời địa điễm là mỗi lần đổi tên sao ?
    Nếu giữ tên Đào Duy Anh thì cũng không tiện mà lấy tên Kỳ Hoà thì càng nhố nhăng . Bây giờ mới phát sinh tên tuổi thật khó quá đi .!?
    Nên lấy một tên trung lập như hama cũng là một ý rất hay .
    Chữ Tự sẽ không đổi , chỉ cầm tìm 2 chữ đầu thôi như hama có ý là Đào Kỳ Anh Tự ( tên hơi dài khó nhớ ) . Có thể là Đào Anh Tự ( Đào làm người ta nghĩ tới kết hội vườm đào , Anh là anh hùng hội ngộ , Tự ai cũng biết là chùa ).
    Anh em nào có ý kiến khác không ?
    Khi chưa thông nhất được tên tuổi mới thì cứ nên giữ hiện trạng ban đầu .
  3. bobotai

    bobotai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2008
    Bài viết:
    277
    Đã được thích:
    0
    cho em xin góp tý ý kiến nhe , mặc dù em ít tham gia chùa
    Mình nên giữ thương hiệu Đào Duy Anh Tự vì đã tạo dựng được từ lâu , muốn tạo 1 thương hiệu rất khó ( em là dân kinh doanh nên hiểu rõ điều đó ) . Ví dụ như Thiếu Lâm Tự nổi tiếng thì dù có dời địa điểm đi đâu cũng là Thiếu Lâm Tự . Hơn nữa sân ở Kỳ Hòa tồn tại vài năm , chẳng lẽ mai mốt đổi sân lại đổi tên chùa nữa hả
  4. LiveView

    LiveView Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2008
    Bài viết:
    310
    Đã được thích:
    0
    Về việc này có 2 vấn đề cần làm rõ :
    1. Có cần thiết phải đổi tên hay ko ?
    2. Nếu có thì như thế nào ?
    Với câu hỏi 1, theo tui thì nên đổi. Bởi lẽ, tên Đào Duy Anh quá sức cụ thể và nó có thể khiến người khác hiểu nhầm và đây là việc có hại cho một thương hiệu !
    Với câu hỏi 2, theo tui tên mới phải đạt những tiêu chí sau:
    - Phần nào gợi nhớ đến tên khai sinh ( Đào Duy Anh Tự)
    - Tên phải ngắn gọn, súc tích & khi phát âm nghe mạnh mẽ !
    - Tên không gắn liền với tên của sân, để sau này có đổi sân thì ko phải đổi tên nữa !

    Ngoài ra, nếu có liên hệ với cái tên Kỳ Hòa thì tốt mà ko thì cũng ko sao !
    Với các tiêu chí trên, tui đề nghị đặt tên chùa là KỲ ANH TỰ. Với mong muốn đây sẽ là nơi kì diệu để những tinh anh tụ hội !!!
  5. NguyHun

    NguyHun Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    4.092
    Đã được thích:
    0
    hahahahaa từ ngày Chùa Đào Duy Anh ... hay còn gọi là Đào Duy Anh tự ra đời đã trải qua 2,3 đời trụ trì .. nhưng vẫn luôn là nơi hấp dẫn khách thập phương ...
    Đào Duy Anh là tên đường và được chọn là Đào Duy Anh tự và từ đó đi vào lòng anh em ... là 1 thương hiệu ... và dĩ nhiên mãi là 1 phần lịch sử của Box Tennis SG .
    Nay chùa ngày càng phát triển và di dời đến 1 nơi có thể nói là thuận tiện hơn cho anh em ... đổi tên cũng là 1 cách hay .... những thành viên trung thành , những la hán chùa mới là những nguyên tố tạo nên tên tuổi , tạo nên thương hiệu chùa ... cho nên mình cũng đồng ý đổi tên .
    Minh xin ứng cử tên KỲ ANH TỰ
    - KỲ : vừa là Kỳ Hoà , vừa là nơi kỳ ngộ , gặp gỡ ...
    - Anh : anh hùng luận kiếm ....
    hahhaha KỲ ANH TỰ ... KỲ ANH TỰ .... được đó chứ
  6. NguyHun

    NguyHun Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    4.092
    Đã được thích:
    0
    post xong mới thấy trùng ý bác live .... có bia thì a e minh chia nhé
  7. rocket1349

    rocket1349 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2008
    Bài viết:
    782
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý với ý kiến Bobotai! Theo mình, Không nên đổi tên Chùa vì lý do như trên... Chỉ cần thông báo thay đổi địa điểm của Chùa là được rồi... Không cần phải cầu kỳ rặn ra thêm 1 cái tên mới làm gì vì Chùa ĐDA đã quá là cái tên quen thuộc với mọi người rồi.
    Ý kiến của Hama và LiveView cũng hay nhưng làm sao chắc chắn là khi thay đổi địa điểm mới vẫn giữ lại cái tên cũ?
    Tóm lại theo ý kiến của mình thì ĐDA tự vẫn là cái tên quen thuộc và gắn bó nhất... Chúng ta có đổi mới nhưng vẫn không quên đi cái gốc của Chùa, tôn trọng những thành viên đã sáng lập và đặt tên cho Chùa!
  8. truong7888

    truong7888 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/09/2006
    Bài viết:
    626
    Đã được thích:
    0
    Ừ thì đặt tên ! Theo tớ cái tên KỲ ANH TỰ hay nhưng nhỡ một thời gian nữa lại đổi sân khác thì lại phải kiếm tên mới à ? Thế thì cứ đặt một cái tên vĩ mô public một chút như : NAM BOX TỰ [/red] hay [red]BOX NAM TỰ [/size=6] gì đó cho nó có cả ta lẫn tây và bao gồm toàn bộ thành viên phía Nam cho nó hoành tráng ![r2)]
  9. blackmen1976

    blackmen1976 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2008
    Bài viết:
    576
    Đã được thích:
    0
    Bình tĩnh chút các huynh đệ.....
    Đào Duy Anh (25 tháng 4 năm 1904 tại Thanh Hóa ?" 1 tháng 4 năm 1988 tại Hà Nội) là nhà sử học; nhà từ điển học; nhà nghiên cứu văn hóa, văn học dân gian nổi tiếng của Việt Nam
    Đào Duy Anh sinh tại Thanh Hóa, dòng họ của ông vốn gốc ở làng Khúc Thủy, tổng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay là huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây), đời ông nội của Đào Duy Anh chuyển cư vào xã Trung Chính, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Sau khi đỗ Thành chung tại trường Quốc học Huế năm 1923, ông không làm công chức dưới chính quyền thực dân Pháp mà làm nghề dạy học ở Trường Tiểu học Đồng Hới tỉnh Quảng Bình.
    Ông chịu ảnh hưởng của các phong trào yêu nước đang dấy lên thời kỳ đó như phong trào đấu tranh đòi "ân xá" cho Phan Bội Châu năm 1925, đám tang Phan Chu Trinh năm 1926... Cuối năm 1925, ông tham gia sự kiện Hội Quảng Tri Đồng Hới đón tiếp Phan Bội Châu trên đường từ Hà Nội vào Huế.
    Năm 1926, ông từ chức giáo học, vào Đà Nẵng và có ý định đến Sài Gòn. Trên đường vào Đà Nẵng, ông đã gặp Phan Bội Châu đang bị giam lỏng ở chùa Phổ Quang, vào Quảng Nam gặp Huỳnh Thúc Kháng đang làm Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ. Ông đã giúp Huỳnh Thúc Kháng sáng lập báo Tiếng dân và làm Thư ký tòa soạn. Đào Duy Anh tham gia Việt Nam Cách mạng Đảng năm 1926 và sau khi đảng này đổi tên thành Tân Việt Cách mạng Đảng (tháng 7 năm 1928), ông trở thành Tổng Bí thư.
    Năm 1928, ông sáng lập Quan hải tùng thư, với sự cộng tác của những trí thức như Võ Liêm Sơn, Trần Đình Nam, Phan Đăng Lưu... xuất bản những tập sách phổ cập để người đọc làm quen với tư tưởng khoa học và duy vật lịch sử (như Lịch sử các học thuyết kinh tế, Phụ nữ vận động, Lịch sử nhân loại, Tôn giáo là gì? Xã hội là gì? Dân tộc là gì?). Trong thời gian này, ông lấy biệt hiệu là Vệ Thạch (chim tinh vệ).
    Tháng 7 năm 1929, Đào Duy Anh bị chính quyền bắt giam cho đến đầu năm 1930. Từ đó ông chuyên tâm nghiên cứu văn hóa bắt đầu là từ điển học rồi văn hóa, văn học, sử học. Sau Cách mạng tháng Tám , Đào Duy Anh được mời giảng dạy môn Lịch sử tại Đại học Văn khoa Hà Nội. Ông là Uỷ viên Ban vận động Đại hội văn hóa toàn quốc năm 1946. Trong kháng chiến chống Pháp, ông hoạt động trong Chi hội văn nghệ Liên khu IV.
    Năm 1950, ông được mời ra Việt Bắc làm Trưởng Ban Sử - Địa thuộc Vụ Văn học Nghệ thuật, Bộ Giáo dục.
    Năm 1952, Đào Duy Anh về Thanh Hóa giảng dạy tại trường Dự bị Đại học. Năm 1954, ông trở về Hà Nội giảng dạy tại trường Đại học Sư phạm và Đại học Văn khoa.
    Năm 1956, khi trường Đại học Tổng hợp Hà Nội thành lập, ông được cử làm Chủ nhiệm Bộ môn Cổ sử Việt Nam cho đến năm 1958.
    Năm 1956, ông có bài trả lời phỏng vấn về vấn đề mở rộng tự do, dân chủ đăng trên bán nguyệt san Nhân văn số 5 (ngày 20 tháng 11).
    Năm 1958, Đào Duy Anh chuyển sang làm việc tại Bộ Giáo dục, năm 1960 chuyển sang Viện Sử học. Từ đây, ông thôi công tác giảng dạy đại học và tập trung vào nghiên cứu. Ông nghỉ hưu năm 1965 nhưng vẫn tiếp tục nghiên cứu cho đến khi qua đời năm 1988.
    Ông là một trong số ít nhân vật Việt Nam được ghi tên vào bộ từ điển Larousse với tư cách là một nhà bách khoa toàn thư của thời hiện đại.
    Đào Duy Anh được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học xã hội năm 2000. Tên của ông được đặt cho các con đường tại quận Phú Nhuận (TP Hồ Chí Minh) và quận Đống Đa (TP Hà Nội).
    Đào Duy Anh đã thực hiện trên 30 công trình về nghiên cứu và dịch thuật cổ văn được in thành khoảng hơn 60 tập sách bắt đầu từ năm 1927:
    Hán - Việt từ điển (1932)
    Pháp - Việt từ điển (1936)
    Từ điển Truyện Kiều (viết xong năm 1965, xuất bản năm 1974)
    Việt Nam văn hóa sử cương (1938)
    Khổng giáo phê bình tiểu luận (1938)
    Trung Hoa sử cương (1942)
    Khảo luận về Kim Vân Kiều (1943)
    Lịch sử Việt Nam (giáo trình đại học, 1956)
    Cổ sử Việt Nam (giáo trình đại học, 1956)
    Lịch sử cổ đại Việt Nam (1957) gồm 4 tập: "Nguồn gốc dân tộc Việt Nam", "Vấn đề An Dương Vương và nhà nước Âu Lạc", "Văn hóa đồ đồng và trống đồng Lạc Việt", "Giai đoạn quá độ sang chế độ phong kiến".
    Vấn đề hình thành của dân tộc Việt Nam (1957)
    Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX (2 tập, 1958)
    Đất nước Việt Nam qua các đời (1964)
    Chữ Nôm, nguồn gốc, cấu tạo và diễn biến (1975)
    Lịch triều hiến chương loại chí[1] (1961 - 1962)
    Đại Nam thực lục[2] (1962 - 1977)
    Phủ biên tạp lục[3] (1964)
    Đại Việt sử ký toàn thư[4] (1967 - 1968)
    Đại Nam nhất thống chí[5] (1969 - 1971)
    Binh thư yếu lược [6] (1970)
    Gia Định thành thông chí [7]
    Nguyễn Trãi toàn tập (1969)
    Khóa hư lục[8] (1974)
    Sở từ (1974)
    Truyện Hoa Tiên[9] (1978)
    Thơ chữ Hán Nguyễn Du" (1988)
    Ngoài ra ông còn biên dịch và chú giải Kinh Thi, "Đạo Đức Kinh và học thuyết của Lão Tử" nhưng chưa xuất bản.
    Nhớ nghĩ chiều hôm (hồi ký, xuất bản năm 1989)
    Là một trong những người có công xây dựng nền khoa học xã hội - nhân văn hiện đại của Việt Nam, Đào Duy Anh có nhiều đóng góp trong các lĩnh vực nghiên cứu. Ông là một nhà từ điển học đặt cơ sở cho nền từ điển học hiện đại Việt Nam. Trên lĩnh vực nghiên cứu văn hóa, văn học, tác phẩm "Việt Nam văn hóa sử cương" của Đào Duy Anh cùng với "Văn minh An Nam" (La Civilization Annamite, 1944) của Nguyễn Văn Huyên là những công trình khoa học đặt nền tảng cho sự hình thành nền văn hóa học hiện đại Việt Nam một cách khoa học.
    Trên lĩnh vực sử học, với những tư liệu đã tích lũy từ nhiều năm và tham khảo những công trình khoa học liên quan của nước ngoài, ông đã tiến hành nhiều đề tài nghiên cứu rất cơ bản về lịch sử Việt Nam, nhất là về lịch sử cổ đại và trung đại như vấn đề phân kỳ lịch sử, nguồn gốc dân tộc, vấn đề chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, sự hình thành dân tộc Việt Nam...
    Và cuối cùng, theo như giác quan thứ 6 của blackmen mách bảo thì chùa Đào Duy Anh thời gian qua ăn nên làm ra, vang danh tứ hải giai huynh đệ, quần hùng trong hội mạnh khỏe-hữu hảo-hòa thuận...được thành công như vậy là do Sư Tổ cùng tên của Chùa phù hộ độ trì đó nha! Muốn đổi tên thì phải đi xem thầy, ngày giờ, lễ tạ ơn kẻo lại..... Nên nhớ tên của hội cũng như tên Người, tên công ty...sự thành đạt cũng phần nào gắn liền và được phản ảnh bởi cái tên. Cái tên mà các bạn đang sở hữu quả thực có ý nghĩa to lớn và gắn bó tới một trong những bậc vĩ nhân của dân tộc Việt Nam.
    Bình loạn thêm thương hiệu:
    -> Trường phái Giữ lại tên cũ: Đang ăn nên làm ra thì cấm kỵ đổi tên. Những thương hiệu lớn trên thế giới dù đi quốc gia nào. địa phương nhỏ nào thì họ vẫn giữ nguyên thương hiệu, ví dụ: Bún bò Nam bộ, rượu đế Gò Đen, bánh canh trảng bàng, cơm gà Hồng Phát, KFC, Lotteria, Honda, yamaha, 555, Parkson, BigC, Metro, Quán ốc Út Liên-Đào Duy Anh, chợ đầu mối Phạm Văn Hai, Anh Hai Sài Gòn, Công tử Bạc Liêu, Cường đô la, băng đảng Quận Tư-Quận Bảy(giờ dẹp gần hết rồi vì không hợp ý trời và đi ngược lòng dân)...
    -> Trường phái quyết tâm đổi tên: Nếu đã gọi phải đổi tên và đổi địa chỉ vì nhu cầu phát triển thục sự câu lạc bộ và "tính sách" lâu dài thì nên đổi thành Tennis Box Sài Gòn để dù đi đâu ace cũng tự hào mình là thành viên của Nhãn hiệu Tennis BOX và cũng thuận tiện trong việc "chiêu hiền, đãi sĩ" về với club.
    Đã là CLB Tennis thì phải gắn theo chữ Tennis thì cho dù dân chơi bóng bàn, cầu lông hay bóng đá...ngay cả dân cá độ, đề đóm sẽ hiểu ngay thương hiệu của chúng ta là gì, kẻo nhầm lẫn với câu lạc bộ sư sãi hay Hội Phật Giáo Việt Nam.
    Từ ngày 2 đội bóng đá một thời mạnh nhất Việt Nam là Công An Thành Phố và đội Công An Hà Nội đã đổi tên thì mình cũng không còn hâm mộ 2 đội này nữa và cũng có vẻ như 2 đội này không còn phát triển mạnh như trước nữa (nếu không muốn nói là quá mờ nhạt). Còn bây giờ cũng chẳng còn quan tâm đến tên mới của 2 đội bóng đó bây giờ đang là gì gì nữa...quá nhiều tên mới kể từ khi phá giới đòi thay tên khai sinh... thiện tai...thiện tai...
  10. rocket1349

    rocket1349 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2008
    Bài viết:
    782
    Đã được thích:
    0
    Bác Blackman1976 này hay nhễ!!! Để Tham gia ý kiến cho việc thay đổi tên Chùa mà bác cho ra hẵn 1 "Công Trình nghiên cứu" về Đào Duy Anh... cám ơn bác nhiều....
    Cũng theo giác quan thứ 6 của mình thì bác cũng ủng hộ việc giữ lại tên cũ??? Hehehe.... sau này cứ nhắc tới "Blackman1976" là anh em chắc chắn sẽ nhớ tới bài viết này của bác! Cũng như "Winning ..." của bác số vậy!
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này