1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"0", có nghĩa hay không ?

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi NoHellandHeaven, 15/03/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NoHellandHeaven

    NoHellandHeaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    1
    "0", có nghĩa hay không ?

    Trước đây tôi vẫn thưòng mặc nhiên thừa nhận các giá trị như nhiệt độ 0 Kelvin, mức năng lượng "0"... và rất nhiều cái "0" nữa. nhưng gần đây, khi suy nghĩ kỹ lại thì tôi boăn khoăn rằng những khái niệm đó là gì nhỉ? Bởi vì có thể khẳng định một điều rằng chúng ta không bao giờ đạt đến những giá trị đó, và cả tự nhiên nữa, không ở đâu tồn tại những trạng thái như vậy cả. Người ta giải thích việc nhiệt độ không thể đạt 0 K bởi nguyên lý bất định, bạn cũng có thể giải thích bằng những lập luận riêng. Rồi thế năng của tương tác điện từ, của trường hấp dẫn cũng chẳng thể xác định mức "0" ở đâu cả, sách vẫn dạy rằng thế năng bằng 0 ở "vô cùng" ?????????????

    Vậy những cái chúng ta không thể biết và có thể nó không hiện hữu thì nhắc đến có ý nghĩa không nhỉ !

    Cuộc sống là bức tranh nhiều màu sắc...
  2. Polime

    Polime Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2003
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Hỏi hay lắm, nhắc đến liệu có ý nghĩa không nhỉ?
    Không nhắc đến thì liệu còn ý nghĩa gì không nhỉ? Cái gì là chúng ta không biết, không hiện hữu, số 0 không hiện hữu sao? Nó sờ sờ trước mặt đó kìa. Con ma nó không có trước mặt mà người ta còn đi tìm nữa là....
    Nhìn chung bài viết này hơi cao siêu , không hiểu chi cả.
    Nghe cứ như trên trời ấy ............
  3. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Có ý nghĩa lắm chứ. Từ khi số "0" được phát minh ra ở Ấn Độ, tư duy con người đã chuyển từ cụ thể sang trừu tượng, đó là một bước tiến dài. Về sau này nhiều khái niệm trừu tượng hơn, khó hiểu hơn được tiếp tục phát triển: khái niệm "vô cực", khái niệm "vô cùng bé", khái niệm "vô hạn", khái niệm "sóng xác suất", khái niệm "lưỡng tính sóng hạt". Có bao giờ bạn hỏi người ta nghiên cứu những cái không có thật này để làm gì? Bởi vì nó là công cụ trung gian rất mạnh để tìm ra những cái khác rất thật. Có phải không ai chạm tới vô cực được, nhưng trong ống nhòm, kính thiên văn thì ảnh ở vô cực được nhìn thấy rất rõ ràng, có độ bội giác tính được. Không ai đạt tới nhiệt độ 0, nhưng giá trị nhiệt độ tại giao điểm của các đường đẳng tích với trục hoành là rất quan trọng để vẽ chùm các đường đẳng tích. Sóng vật chất là một khái niệm hoàn toàn toán học, nhưng dựa vào nó người ta đã phát triển cả một ngành cơ lượng tử đồ sộ, ngành này đã tiên đoán chính xác các hành vi rất thật của các hạt vi mô. Từ đó mới có công nghệ kỹ thuật phát triển như ngày nay.
    Do vậy, vai trò của các khái niệm trừu tượng trong tư duy là rất quan trọng
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  4. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    Bác farmer nói hay lắm.
    Tớ bổ sung thêm ý nhỏ này : tuy rằng khái niệm "không tuyệt đối" là không thể đạt tới trong thực tế, nhưng "rất gần không tuyệt đối và muốn gần bao nhiêu cũng được" thì lại có thể được. Một phương trình toán ko thể tìm được biểu thức nghiệm chính xác, cũng phương trình toán đấy áp dụng cho vật lý thì lại cho nghiệm với sai số chấp nhận được (ví dụ nhỏ hơn sai số dụng cụ). Hoặc có gì khác nhau về mặt thực tiễn giữa 0 độ kelvin và 0,0001 ? Vì thế về mặt toán học triết học mà nói, cái không lý tưởng là ko có thật, nhưng về mặt thực tiễn đời sống (trong đó có vật lý) thì lại hoàn toàn có thật.
    /uploaded/Larra/LarraTrans.gif​
  5. ngoclong80

    ngoclong80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2002
    Bài viết:
    1.070
    Đã được thích:
    0
    Hihihi câu hỏi hay nhẩy.
    Đầu tiên theo em nghĩ chữ "không" (không phải là số) nó có nghịch lý của nó. Thử trả lời câu hỏi "Chữ "không" có hay không?".
    còn trong Vtậ Lý theo những gì em biết hiện nay thì có một vài con số không:
    1. 0 độ C. Là điểm tồn tại hai Pha nước và đá ở áp suất khí quyển. Như vậy thành ra lại hỏi là áp suất khí quyển là bao nhiều. Hê hê. Thay đổi, nhưng theo qui định thì là 760 mm thuỷ ngân.
    2. Trong cơ học cổ điển. Thế năng của bất kì một vật nào cũng có thể tính thông qua một gốc thế năng là không.
    3.Quang học: Tồn tại một trường không có photon. Vẫn tồn tại.
    4.Trong vật chất và bức xạ cũng tồn tại một thời điểm, một không gian không tồn tại sóng ánh sáng, nghĩa là số photon bằng không. Hê hê hê.
    ...
    Nhiều lắm ạ.
    Nhưng (cái này bác Larra hình như cũng đã nói qua, em ủng hộ ý kiến) giả sử như không có mốc bằng 0 thì làm quái gì có số âm và số dương, vậy thì làm quái gì có eletron có spin + hay - 1/2, làm quái gì có thế năng âm trong thế năng điện trong việc tính các quantum và pertubation. (Đó là nếu bác gì đó khoái mấy cái đồ quantum.)
    Ngoclong80
    Được ngoclong80 sửa chữa / chuyển vào 13:38 ngày 24/03/2004
  6. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Các giá trị "0" mà NoHellandHeaven nói đây là các giá trị không tuyệt đối, những giá trị mà ta chỉ có thể dần tới chứ không bao giờ đạt được như: độ không tuyệt đối, năng lượng 0 toàn phần v.v... Dĩ nhiên do không đạt được nên nó cũng chẳng có giá trị âm
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  7. Cid

    Cid Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/07/2001
    Bài viết:
    218
    Đã được thích:
    0
    Cái mà chúng ta không thấy, không đo đạc được, không tiến tới được không có nghĩa là chúng không tồn tại. Có thể hiện nay chúng ta chưa thể tiến tới nhiệt độ 0 tuyệt đối, biết đâu tại nơi nào đó trong vũ trụ nó lại đang tồn tại?
    Vì thế không nhất thiết cứ phải cảm thấy, đo thấy, nhận thấy một cái gì đó mới có thể khẳng định là nó có nghĩa. Chỉ cần nó cho phép ta giải thích một vấn đề, giúp ta làm được việc gì đó hợp lý, ta có thể biết sự tồn tại của nó là đúng đắn.
  8. NoHellandHeaven

    NoHellandHeaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    1
    Tôi đã đọc rất kỹ kiến giải của các bạn. Đa số là rất đúng với lập luận riêng của từng người. Nhưng vấn đề tôi đưa ra có ý khác. Đúng "0" ở đây là những đại lượng tuyệt đối chứ không có âm như bạn gì hiểu đâu. Tôi chấp nhận ý nghĩa toán học của giá trị "0", nó chỉ là một cái gì đó trung gian như famer nói, nhưng cái tôi muốn đề cập chính là ý nghĩa vật lý của các đại lượng này. Đối với tôi thì đừng bao giờ nói là tại 0 độ Kelvin thì trạng thái của e hay vật chất là như thế này hay thế kia, bởi vì chẳng bao giờ có chuyện đó cả (mà cái này do chính các ông nhà ta phát biểu qua nguyên lý bất định), chứ không phải nó có thể xảy ra ở đâu đó trong vũ trụ như bạn Cid nói.... Và cũng tương tự như vậy với các đại lượng khác thôi, chúng ta chỉ nhắc đến chúng với một ý niệm số học thuần tuý (theo cái mà nó có nghĩa) chứ đừng bao giờ nói đến ở khía cạnh mà nó chả có nghĩa gì.
    Tất nhiên là lý thuyết không phải vĩnh cửu, cái nguyên lý bất định đó hay thuyết lượng tử, thuyết tương đối... sẽ có lúc phải sửa đổi nhưng đến giờ thì chưa. Đến khi nào xảy ra những điều đó thì sẽ lại ra đời những khái niệm mới có ý nghĩa mà mọi người phải thừa nhận là đúng.
    Nói chung là rắc rối, chúng ta cứ tiếp tục làm chúng rối tung lên nhé !
  9. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Ra là vậy, tôi nghĩ trong các giáo trình thường, để cho dễ hiểu người ta hay ví von kiểu đó. Nếu xét kỹ về mặt Vật lý thì không được đưa ra phán đoán về trạng thái của vật chất ở các giá trị tới hạn này được. Các trạng thái này không bao giờ đạt tới được, nên phán đoán về trạng thái của nó gần như vô nghĩa. Đôi khi người ta cũng nói về trạng thái ở các giá trị tới hạn này, nhưng đó cũng là nói về giới hạn của các trạng thái thực mà thôi, chứ bản thân nó không có thực.
    Cụ thể nhất là nhiều người viết sách hay nói "Chỉ cần ta chuyển động với vận tốc ánh sáng, thời gian sẽ dừng lại", câu này khiến nhiều người hiểu lầm tưởng là nó có thể xảy ra thật, rồi còn thêm là nếu ta chuyển động nhanh hơn vận tốc ánh sáng thì thời gian sẽ đi lùi, rồi tự đề ra biết bao nhiêu giả thuyết. Thực chất Vật Lý hiện nay cho là không có vật có khối lượng tĩnh nào chuyển động với vận tốc bằng vận tốc ánh sáng trong chân không được. Trạng thái khi chuyển động với vận tốc ánh sáng chỉ là trạng thái tới hạn trừu tượng mà thôi.
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  10. mameluke

    mameluke Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2004
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    1
    thấy bạn NoHellandHeaven nhắc đến O Kelvin là không thể đạt được thì Mame cũng không hiểu rõ là bạn muốn nói gì nhưng mà tuần vừa rùi tui vừa làm một bài thực hành về Semi-conductor, làm với Nitơ ở O Kelvin tức -273°C, cảm thấy cực kỳ thích thú vì dù sao cũng là lần đầu tiên làm với Nitơ lỏng( mà lạnh cóng cả tay!!!!)
    chúc vui vẻ.

Chia sẻ trang này