1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

1-4 kể chuyện giai thoại vui của các nghệ sỹ

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi yes_Iam_here, 01/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. yes_Iam_here

    yes_Iam_here Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2004
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0
    1-4 kể chuyện giai thoại vui của các nghệ sỹ

    Hehe, ngày hôm 1-4 ngày nói đùa, kể chuyện vui vẻ về giai thoại của các nghệ sỹ. Có thể là đây là những chuyện có thật, có thể chỉ là những giai thoại do người đời thêu dệt, hoặc thậm chí là từ 1 trí nhớ lẫn lộn của chính những người viết bài. Không sao, càng tốt, 1-4 thì cần đek j nói đúng, bà con nhỉ.

    YIH tôi xin mạn phép bắt đầu trước: những câu chuyện về những bà béo prima donna quái tính , kiêu căng và đỏng đảnh cùng những lão đọc tài conductor gày đét xì mo chỉ biết ngoáy đũa. Sau đấy mời các bạn tiếp tục về các violinist, pianist, cellist,... Để thấy rằng thế giới nhạc cổ điển cũng rất hài hước chứ không phải lúc nào cũng trang nghiêm, đứng đắn như nhièu ngươi nghĩ:

    1/ Birgit Nilsson (1918-2006) - Wagnerian Sop nổi tiếng nhất tg người Thuỵ Điển. Một người không chỉ được biết tới với giọng hát khổng lồ, khoẻ khoắn cùng 1 làn hơi vô tận mà còn đc mệnh danh là người phụ nữ thông minh, đáo để và cũng rất hóm hỉnh.
    [​IMG]
    Birgit Nilsson trong vai Turandot - 1 trong những vai nặng nổi tiếng của bà

    Sau 1 kì nghỉ hè, B. Nilsson chợt xuất hiện với 1 làn da rám nắng đầy quyến rũ và thân hình thon gọn 1 cách bất ngờ. Điều này làm mọi người hoàn toàn sửng sốt. Một người đồng nghiệp tại Met đã thốt lên:
    - Ôi, thật lộng lẫy, bà đã làm j` trong suốt mùa hè này vậy, ăn kiêng ư,? hay tập thể dục thẩm mĩ?
    B.Nilsson cười:
    - Thực ra cũng chẳng làm gì cả, mỗi sáng tôi chỉ chạy 20 vòng xung quanh ... Montserrat Caballe!!! hehe (các bác muốn biét quãng đường mà mỗi sáng B.Nilsson phải chạy dài thế nào thì nhìn vào avatar của em )

    B.Nilsson và Karajan 1: (Hình như trong 1 buổi tập) Karajan nhắc nhở Nilsson:
    - Mọi chuyện đều có thể chờ 1 thời gian, nhưng việc đầu tiên phải (cảm nhận tác phẩm?) từ trái tim. Trái tim của cô, cô Nilsson ạh, nó nằm ở vị trí này naỳ (vừa nói karajan vừa chỉ tay vào ngực của Nilsson), nơi chỉ biết chứa mỗi hộp đựng tiền!
    Nilsson đáp lại :
    - Oh, Sao đến bây h tôi mới phát hiện ra 1 điểm chung giữa ông và tôi nhỉ. !!!!

    B. Nilsson và Karajan 2: lại trong 1 buổi tập: Nilsson xuất hiện trong 1 bộ cánh với chiếc vòng cổ diêm dúa, kêu leng keng gây nên những âm thanh rất khó chịu cho bạn diễn và nhạc công . Karajan mỉa mai:
    - Với catsê khổng lồ của Metropolitan mà cô cũng chỉ sắm đưọc chuỗi hạt rẻ tiền này thôi ah. (Nilsson, Tebaldi và Callas được coi là những nghệ sĩ luôn được nhà hát Met ưu ái và trả lương hậu hĩ)
    Nilsson đáo để trả lời:
    - Chỉ vì catse của Vienna (Áo - quê Karajan) trong chuyến lưu diễn vừa rồi mà tôi phải mua cái chuỗi hạt rởm này đây!!!

    B.Nilsson và Karajan 3: lại tiếp tục trong 1 buổi duyệt chương trình. Karajan vốn không chỉ là conductor tài năng, mà thưòng xuyên là đạo diễn và bài trí sân khấu cho 1 vở opera. Ông muốn Die Walkure lần này được bao phủ bởi 1 ánh sang mờ, huyền ảo, kì bí, nhưng điều này lại gây khó khăn cho tầm nhìn của chính những ca sĩ trong đêm diễn. Biết tính Karajan, k0 ai dám than phiền trừ Nilsson bướng bỉnh . Bà đã bày tỏ thái độ chống đối với vị nhạc trưởng đọc đoán bằng cách xuất hiện trong trang phục người thợ hầm lò với chiếc mũ gắn đèn thay vì trang phục chiến binh của nàng Brunhilde. Dĩ nhiên trước 1 hành động hỗn xược ấy, Karajan đã đuổi B.Nilsson ra khỏi sân khấu và gạch tên bà khỏi danh sách biểu diễn. Thế nhưng, thập niên 60-70 , không dễ dàng kiếm đưọc 1 Wagner sop thuần chủng, đủ điều kiện đảm nhận những vai Wagner nặng và thể hiện đúng ý nhạc trưỏng, và đưọc công chúng đón nhận, thế nên, mùa diễn năm đó, Karajan vẫn phải ngậm bồ hòn làm ngọt mời Nilsson về biểu diễn. :D

    to be cont... hẹn gặp lại vào ngày mai chúc 1 ngày 1-4 vui vẻ và ... ít bị lừa :D
  2. na9

    na9 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2003
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    chứ không phải lúc nào cũng
    Nhina nhỉ ?
  3. phucphan

    phucphan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Chủ đề rõ hay nhưng như thường lệ, mỗi lần nói về các prima donna thì những cuộc độc thoại lại bắt đầu...
    Xin mạn phép YIH kể một vài giai thoại thú vị về nữ hoàng opera của thế kỷ 20-Maria Callas, 1 soprano huyền thoại vô địch với 1 số vai bel canto như Norma, Medea và kịch tính như Tosca, Lady Macbeth...
    -Maria Callas có tuổi thơ dữ dội. Bố mẹ Callas hy vọng có con trai (con trai của họ đã chết khi mới 3 tuổi), khi Callas ra đời, mẹ Callas bỏ rơi Callas ở nhà hộ sinh đến mấy ngày còn bố Callas thì chẳng thèm làm giấy đăng kí.
    -Lúc 5 tuổi Callas 1 lần bị ôtô đâm ở thành phố Manhattan và hôn mê hơn 2 tuần (phải chăng đây là bí mật của tiếng hát đặc trưng của bà?)
    -Callas tuyên bố thẳng thừng: Những cô giáo trong nhạc viện Athen chẳng dạy tôi được cái gì cả. Những chú chim cảnh của tôi còn dạy tôi nhiều hơn.
    -Callas bị cận thị rất nặng đến nỗi khi bà ở trên sân khấu bà không thể nhìn thấy nhạc trưởng và khán giả. Mắt bà lại không chịu được kính áp tròng nên bà phải chuẩn bị cực kĩ càng khi ra sân khấu, đôi khi phải học cả các phần của các ca sĩ khác.
    -Cũng liên quan đến đôi mắt cận thị đẹp long lanh của Callas. Trong 1 lần diễn vở Tosca, sau khi đâm chết Scarpia (Gobbi) Callas loanh quanh quanh sân khấu không tìm được lối ra. Scarpia đang nằm chết trên sân khấu tự nhiên bật cười rồi phải bật dậy khi thấy Callas hoàn toàn lực bất tòng tâm. Cũng nói thêm, dù Callas là Tosca hoàn hảo nhất thế kỉ 20 bà rất ghét vai Tosca và cho rằng Puccini lẽ ra đã không nên viết aria Vissi d''''arte.
    -Có lẽ sự nghiệp của Callas thực sự mở đầu sau cú chạy xô đầy ngoạn mục của bà-trong 1 tuần bà hát Brunhilde sau đó quay sang biểu diễn Elvira cực đỉnh. Tuy trở thành tiêu điểm của giới hâm mộ opera, nhưng những ai được chứng kiến lần đầu công diễn Elvira của Callas đều đã phải phì cười khi nghe Callas phát âm nhầm "son vergin vezzosa" (tôi là 1 thiếu nữ xinh đẹp) thành "son vergin vizosa" (tôi là 1 thiếu nữ dữ tợn)
    -Lại liên quan đến 1 trục trặc khác khi diễn Tosca, do mắt mũi tèm nhèm thế nào mà bộ tóc giả của Callas bốc khói do bà dí quá sát vào nến, lại là Gobbi. Gobbi rất nhã ý xông ra chữa cháy, Callas đang băn khoăn thì Gobbi dí sát bàn tay của mình trước mặt Callas. Callas ngẫu hứng 1 câu: "Grazie Totti" và hát tiếp.
    -Một lần Rudolf Bing-giám đốc Met Opera-mời Callas vào vai nữ hoàng bóng đêm. Tất nhiên Callas muốn làm tiêu điểm và không muốn vào vai nhỏ. Bà nói khéo: Sao vai nhỏ mà ông trả cao thế? Chẳng hiểu Bing cao hứng thế nào mà công khai giảm cát-xê của Callas. Khỏi phải nói, tất nhiên là Callas không hát vai này (chứ không hẳn là không thèm hát như YIH nói).
    -Cuối cùng, thành công của Callas trong sự nghiệp của mình có lẽ đã không thể không nhờ đến cú giảm cân ngoạn mục của bà-trong 11 tháng bà giảm gần 25 kg. Bà nói ngắn gọn là...bà bị sán dây và đi tẩy sán. Mời các bạn xem hình ảnh trước và sau của Callas trong vai Violetta:
    TRƯỚC:
    [​IMG]
    VÀ SAU
    [​IMG]
    Và để kết thúc chưong trình mời quý khán giả chiêm ngưõng sắc đẹp của nữ hoàng Callas
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Và trong vai diễn Tosca huyền thoại
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được phucphan sửa chữa / chuyển vào 06:38 ngày 05/04/2006
  4. phucphan

    phucphan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Rõ chán các bác. Người thì đẹp chuyện thì hay mà chẳng bác nào động chân động tay một tí. Có bác mod nào bỏ cái 1-4 trên tên chủ đề đi, để lâu có khi dân tình nghĩ 1-4 từ đời nào rồi đâm chẳng ai vô. "Kể chuyện giai thoại vui của các nghệ sĩ" là đủ rồi. Các pianist, violinist...đâu, vô cái.
    Nghe bản tin quý 1 của box mình mà em xúc động quá. Cám ơn bác ttdungquantum. Em đã bảo rồi, em thì cũng chỉ biết surf web đại khái rồi dịch thuật bừa bãi thôi. Được cái ngày xưa văn em cũng tám phẩy (khoe các bác một tí) nên viết nghe vẫn lâm li một chút, còn về tiếng tây thì em cũng phải biết một chút nếu không thì bên này chết dẫm từ lâu rồi. Còn up nhạc thì chỉ là em thực hành tin học một chút. Cơ bản bên này em dùng máy chùa trong thư viện trường, net nhanh như chớp còn memory thì vô tận (250 ghi thì phải) , thế nên em mới lưu nhạc toàn 320 kps đấy chứ.
    Thôi thì cứ truyền thống người tốt việc tốt, hôm nay tiếp tục kể truyện các ca sĩ opera đồng bóng nhà em (câu "nhà em" này của bác YIH dạo này em hơi lạm dụng nhỉ). Hôm nay giới thiệu cho các bác một...primo tenor - Franco Corelli, 1 giọng tenor huyền thoại của thế kỉ 20 nổi tiếng với những vai nặng trình trịch như Poliuto, Andrea Chenier...
    -Franco Corelli và Leontyne Price cùng mở đầu sự nghiệp công diễn của mình với vở Il Trovatore của Verdi (hình như ở Met thì phải, em không nhớ rõ lắm). 1 buổi biểu diễn thành công rực rỡ và 2 người nhận được 1 tràng pháo tay kỉ lục dài 46 phút (quái mà cái bọn khán giả này thì cũng rõ dai cơ, hay đến mấy thì hay chứ sao dở hơi thế không biết).
    -Dù có chất giọng mạnh mẽ, cuốn hút và khá ăn sân khấu, Corelli luôn rất căng thẳng trước khi ra sân khấu. Renata Scotto kể lại rằng có lần Corelli run cầm cập, mọi người phải đẩy cu cậu ra sân khấu.
    -Nhút nhát thế mà thực ra tính tình Corelli thì nóng như lửa. Trong 1 lần biểu diễn Il Trovatore ở Naples, có 1 người la ó Corelli và cụ này tức nổ ruột. Cụ chạy lên đến tận nơi chỗ tên khán giả hỗn xược kia và..."tiu" nhau luôn.
    -Corelli rất ghét bị "upstage" tức là bị một ca sĩ khác trên sân khấu hát át. Trong một lần biểu diễn Don Carlos của Verdi, chẳng hiểu có vấn đề gì với Boris Christoff mà trong cảnh đánh nhau Corelli xem ra...định giết Christoff thật, 2 vị đánh nhau tích cực quá mọi người phải xông ra can. Từ đó Corelli cũng ngừng cộng tác với Christoff.
    -Cũng về chuyện bị upstage, trong 1 lần biểu diễn Turandot với chị Nilsson của bác YIH, nốt high C trong In questa reggia Nilsson hát to và ngân dài hơn hẳn Corelli. Corelli rất tức, hùng hục bước khỏi sân khấu vào sau cánh gà, từ chối không hát nốt vở nữa. Khán giả đang hoang mang, giám đốc Met là Rudolf Bing chạy vào nói nhỏ với Corelli: "Đây là nước Mĩ, đừng vì 1 người đàn bà mà anh phải rút lui. Muốn trả đũa thì đến màn 3, thay vì hôn cô ta anh hãy..."cẩu xực" cô ta". Corelli đã tuân lệnh.
    Sau buổi biểu diễn thành công, ngày hôm sau Bing tút tút cho Nilsson bàn kế hoạch hát vở tiếp theo, từ đầu dây bên kia có câu trả lời ngắn gọn của Nilsson: "Không hát được, bị dại".
    -Cuối cùng, Corelli là một người rất hay đòi hỏi. Một lần ông từ chối hát cho nhà hát Opera Paris vì...không có thảm đỏ ở sân bay Charles de Gaulle.
    Không biết đọc truyện của em các bác tưởng tượng ra bác Corelli đầu trâu mặt ngựa thế nào, mời các bác xem hình ảnh các vai diễn nổi tiếng của Corelli:
    Don José (Carmen) - 1 vai hát thì hay nhưng đọc tiếng pháp thì...
    [​IMG]
    Trong vai Mario (Tosca)
    [​IMG]
    Vai Andrea Chenier
    [​IMG]
    Vai Calaf (Turandot)
    [​IMG]
    Dick Johnson (Cô gái miền tây)
    [​IMG]
    Với Maria Callas (trong Poliuto)
    [​IMG]
    Với Leotyne Price (trong Il Trovatore)
    [​IMG]
    Với Renata Tebaldi
    [​IMG]
    Với Victoria de Los Angeles
    [​IMG]
    Và về già (các bác nữ bình tĩnh)
    [​IMG]
    Được phucphan sửa chữa / chuyển vào 02:00 ngày 08/04/2006
  5. yes_Iam_here

    yes_Iam_here Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2004
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0
    Đã định cai rồi, nhưng đến khi đọc lại k0 đừng đc, phải nhảy vào. hehe, tiện thể thanks cái vote của anh fù thuỷ. Nhưng tình hình là em chỉ chiến đấu đến hôm nay thôi, tháng sau chắc đội sổ hix.
    to PP: Chết , Corelli vồn là tình yêu 1 thời trẻ dại và nông nổi cuả chị Mèo ngoan, thế mà bác lại up cái ảnh jà khú đế của Cor như thế trái tim mỏng manh yếu đuối của chị Mèo Ngoan sẽ tan nát mất.
    ít nhất, bác phải up những cái ảnh mang tính chất lừa mị thế này này
    [​IMG] [​IMG]
    Khè khè, còn cái chuyện Upstage của Nilsson và Corelli chính xác đầu đuôi nó diễn ra như sau:
    Hồi đấy Nilsson và Corelli đang làm mưa làm gió ở Met với Turandot (Z.Mehta chỉ huy, Lìu hình như là Moffo). Cả Nil và Cor đều đc biết đến với làn hơi cực dài và giọng hát dày dặn, đanh thép, nói túm lại là rất trâu bò. (chính vì vậy cái bản Tur này luôn đc đánh giá là bản Tur hay nhất mọi thời đại (giống như Tosca(Callas, di Stefano, gobbi), otello(Tebaldi, del Monaco), hix , tiếc là em thì chưa nghe complete bản này).
    [​IMG]
    Nilsson và Corelli trong Turandot
    Cái note C ngân dài cuối cùng , cả hai đều hát ở nguyên âm A (các ca sĩ khác thưòng chuyển vị trí câu để hát ở nguyên âm O cho dễ), và thế là cuộc chiến giữa các note Đố bắt đầu.
    Tất nhiên để giữ nhịp độ ổn định và tránh sự phô diễn thái quá của ca sĩ, nhạc trưỏng thưòng ra hiệu cho ca sĩ dứt hơi để kết thúc, nhưng lần này, khi Mehta ra hiệu, Nilsson đã thu hơi, còn Corelli (k0 biết vì k0 để ý hay cố tình) thì vẫn giữ hơi. Kết quả là nàng Turandot xinh đẹp tẽn tò trên sân khấu trước chàng Calaf đep jai và hơn 5000 khán giả nhà hát Met. Buổi biểu diễn thứ 2, Nilsson với tính cách đàn bà cố hữu (xl các chị em) đã trả thù Cor 1 cách ngoạn mục. Aria vẫn đc bắt đầu 1 cách bình thường, nhưng đến đaọn cao trào, hát chung, Nilsson đã chủ động ém hơi kĩ càng, và khi note C quyết định tung ra, bà dồn hết làn hơi vốn có của mình để chiến... không đề phòng, Cor đã thất bại thảm hại. Quá uất ức, Cor khi nhảy vào fòng riêng chủi mắng lung tung, đập phá đồ đạc (máu sĩ nổi lên mà). Nghe nói là mới chảy vài giọt máu tay (do đập phá hăng quá) mà bà vợ Cor đã kêu ầm lên : Cấp cứu, ối giời ơi, cấp cứu!!! Chính vì thế nên Bing mới khuyên Cor làm cái việc dại dột ấy (cắn vào cổ Nil) mọi chuyện sau đó diễn ra y chang như bác PP đã kể. Bài học được rút ra là : hãy cẩn thận với những fụ nữ Wagnerian (kiểu như Elibron nhà mình). Tránh voi chẳng xấu mặt nào.
    Để sống lại giây phút đó, mời các bác nghe Nilsson nhà em hát cái "In questa reggia" nổi tiếng này, rất tiếc tenor lại là Bjorling (Bjorling giọng tuyệt đẹp - giọng tenor đẹp nhất với cái tai của em nhưng lại hơi ... nhỏ). Dù chỉ ngân ở nguyên âm "o" (sonooo... tre) chứ k0 ngân ở nguyên âm a kết bài như bản kia, nhưng giọng hát Nilsson vẫn tràn trề "xôi thịt" như thường, thế nên ở đây các bác sẽ thấy note c2 của Bjorling bị đè bẹp thảm thương như thế nào.
    http://s37.yousen***.com/d.aspx?id=0DHR9OPK6H5A30B4UE4F5ON3D3
    Corelli khi diễn ở La Scala cũng dính 1 cú "phốt" nghiêm trọng. Chả là khán giả nhà hát ở Ý thưòng rất khắt khe, họ đã yêu mến những giọng ca đẹp, 1 ca sĩ có kĩ thuật đỉnh cao thfi yêu mến 1 cách cuồng nhiệt. Có thể thấy Callas đc dân Ý xưng tụng là La Divina (nữ thần), Sutherland là La Stupenda (Điều tuyệt diệu), Caballe là La Superba (sự lộng lẫy), Sills là La Fenomena (điều phi thường), v.v và v.v và những biệt danh ấy thưòng chỉ xuất hiện ở Ý (thậm chí em ngờ cái từ Diva chỉ các nữ hoàng nhạc nhẹ bây h cũng chỉ xuất hiện từ cái từ La Divina này thôi, dù sao , nhạc Pop cũng mới chỉ phát triển được già nửa thế kỉ chứ mấy, ba hoa tí). Thế nhưng khán giả Ý cũng rất công bằng, ca sĩ dù hát chênh phô 1 note nhạc họ cũng sẵn sàng phê phán thẳng thừng ngay trên sân khấu. Điều này đã xảy ra với Cor nhà ta. Anh chàng không may trong lúc lơ đễnh thế nào, khi kết bài đáng lẽ phải fullvoice bằng giọng óc thì lại falsset, thế là khán giả ***g lộn la ó : "Đồ ... ca sĩ nhạc nhẹ"
    Còn chị Callas đanh đá cũng từng phát biểu 1 câu rất chi là động trời.
    Chuyện là thế này , khi Callas diễn xong vở Madama Butterfly (Puccini) tại Lyric Chicago Opera, đang ăn mừng sự thành công của đêm diễn, chả biết có lão dở hơi nào chọn giờ đẹp đến đòi Callas ... đóng thuế thu nhập (chuyện thưòng ngày ở ... Mĩ). Callas (vẫn đang cười nói trong trang phục kimono của nàng Ciocio san ngây thơ đáng yêu) Callas lập tức chuyển thành Lucia di Lammemor (trong màn điên), mắng chửi thậm tệ lão ngốc. Và cái thời khắc đáng nhớ ấy đã được các phó nháy vốn nhanh tay nước Mĩ nhanh chóng ghi lại.
    từ [​IMG] trở thành trong phút chốc ->
    [​IMG][​IMG]
    Khẩu hình đẹp chưa, bà con đoán xem, đấy là note j`
    Thuết minh cho 2 bức hình phía dưới :Tôi không phải đóng thuế , tôi là 1 thiên thần cơ mà !!!(nguyên văn : I must not pay taxes, I am an angel !)
    Chả biết có phải vì vụ mất hứng này mà Callas không thèm đóng lại Cio Cio San nữa hay không. Thật đúng là hâm, vấn đề là La Divina thi k0 phải đóng thuế, nhưng ca sĩ Cecilia Sophia Anna Maria Kalogeropoulos dù có là nữ hoàng opera đi nữa cũng k0 trốn thuế đc.
    Úi chao, "Si` căng đan" về Callas chắc kể cả ngày không hết, ặc ặc.
    Được Yes_Iam_here sửa chữa / chuyển vào 06:54 ngày 08/04/2006
  6. phucphan

    phucphan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Hehe thì ra câu chuyện là như thế đấy. Cái ảnh kia của chị Callas thì em cũng xem rồi nhưng không biết chuyện nó như thế. Chỉ biết chị Callas trông thì mãnh liệt quá mà cũng chưa rõ sự tình nó ra làm sao. Cón cái ảnh tím tím kia em tưỡng đấy là chị Callas đang hát Medea đấy chứ nhỉ.
    [​IMG]
    Eo ôi, bác lặn đến hết tháng thế này thì em duet với ai đây. Giọng em thì đã chưa đầy 1 quãng tám rưỡi thế này hát aria cả tháng thì nát dây thanh quản mất. Tâm sự chút, dạo này em đắm đuối thanh nhạc quá đánh đàn kém hẳn đi. Hôm nọ học đàn bị bà giáo quát: "Mày đánh như c..t thế, phải làm giai điệy có chất hát hơn một chút chứ. Không nghe hát bao giờ à?" Nói chung em bị chê đánh chán thì bị chê từ ở nhà rồi nhưng nghe cái vế sau má sao em thấy đứt ruột đứt gan lương tâm cắn rứt quá cơ.
  7. cobeo

    cobeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Hè hè, phucphan ơi, bác không sợ phải aria cháy cổ đâu. YIH đã trao cho em cây gậy tiếp sức rồi. Có gì em và bác duet nhé!
    Bác viết về Corelli như thế thì bà con chắc không dám nghe ông này hát. Hic! Toàn "Sì căng đan". Để em "quảng cáo" cho Corelli một chút.

    Corelli là một trong những Tenor số 1 thế giới về giọng hát và là số 1 về đẹp zai (đẹp hơn tóc xoăn chị Meongoan nhỉ?).
    Karajan đã từng thốt lên: ?oTrên hết tất cả, đó là một giọng hát có sấm và chớp, có lửa và máu?!
    Sự thu hút trong giọng hát của Corelli không phải ở vẻ đẹp tuyệt vời cũng như ở âm vực hiếm có mà là ở sự mạnh mẽ, bùng nổ đầy sự kích thích và lôi cuốn. Cùng với một vẻ bề ngoài đẹp trai như một ngôi sao điện ảnh, Corelli tỏ ra rất hợp với các vai anh hùng trong các vở opera của Ý và Pháp như Calaf, Radamès, Chenier hay Manrico. Corelli có khả năng điều khiển hơi thở mẫu mực, điều này cho phép ông hát từ cực to rồi nhẹ dần tiến đến cực nhỏ (có phải mezza di voce không nhỉ?). Ông đã tạo nên một hiện tượng thật sự trên sân khấu opera từ giữa thập kỷ 50 của thế kỷ trước. Đối với nhiều công chúng say mê opera, họ coi ông là duy nhất!
    Tuy điều trên có vẻ hơi cực đoan nhưng quả thật giọng hát của Corelli có một sức thu hút thật kì lạ. Một giọng hát luôn toát ra chất "con fuco". Khởi đầu là giọng Baritone nhưng sau một thời gian học hát với Arturo Melocchi (từng là thầy dạy cho Mario del Monaco), Corelli đã có thể vào nhưng vai có giọng Tenor, hát những nốt c2 cực tốt. Thậm chí trong những hát Poliuto cùng Callas, Corelli đã hát tới d2.
    Bắt đầu trở nên nổi tiếng tại La Scala sau hàng loạt buổi biểu diễn cùng Callas trong các vở Opera belcanto như Il Pirata, Poliuto, Corelli đã được đặt biệt danh "Sputnik Tenor" vì nổi quá nhanh chóng.
    Còn buổi biểu diễn Il Trovatore cùng Leontyne Price là buổi debut của Corelli (và của cả Price) tại Met. Đó là vào 1 đêm đông lạnh giá vào ngày 27 tháng 1 năm 1961, nhưng không khí trong khán phòng thì nóng hừng hực bởi sự cuồng nhiệt của người hâm mộ. Buổi biểu diễn này đã đưa sự nghiệp của Corelli sang 1 trang mới. Ông đã trở thành 1 Spinto Tenor chủ lực của nhà hát và có tới gần 400 buổi biểu diễn tại đây. Các vai diễn của Corelli tại đây: Manrico (Il Trovatore), Calaf (Turandot), Don Carlo (Don Carlo, 1961), Radamès (Aida, 1961), Cavaradossi (Tosca), Enzo (La Gioconda), Andrea Chenier (Andrea Chenier), Ernani (Ernani), Maurizio (Adriana Lecouvreur), Turiddu (Cavalleria Rusticana), Rodolfo (La Bohème), Don Alvaro (La Forza del Destino), Dick Johnson (La Fanciulla del West), Rómeo (Rómeo et Juliette), Don José (Carmen), Edgardo (Lucia di Lammermoor), Werther (Werther 1971) và Macduff (Macbeth, 1973), trong đó chính Corelli đã làm sống lại Turandot trên Met sau gần 30 năm vắng bóng.
    Rất tiếc em chưa được nghe 1 vở opera hoàn chỉnh nào do Corelli hát, nhưng trích đoạn thì nhiều, gần như đủ hết các aria và duet của các vở trên. Có lẽ xuất sắc nhất phải là Radames, Chenier và Calaf (đặc biệt là Calaf). Nhưng Nesun Dorma thì vẫn thích Pava hơn.
    Còn chuyện Corelli run khi ra sân khấu thì quả có thế thật. Hát thì mạnh mẽ thế mà tâm lý lại thiếu vững vàng thế nhỉ? ĐIển hình là buổi hát Lucia di Lammermoor tại Met trong 2 ngày 11 và 21 tháng 1 năm 71. Buổi đầu tiên thì Corelli còn gắng gượng được một chút nhưng cũng chỉ là hát . Còn buổi sau thì thất bại thảm hại, Corelli chỉ hát được hết màn 1 sau đó bỏ đi không 1 lời giải thích và John Alexander phải hát hát thay. Không chỉ có vậy, Corelli còn mắc phải tật hay huỷ buổi diễn và trên thực tế là Placido Domingo có buổi debut tại Met vào ngày 28 tháng 9 năm 68 là do thay thế Corelli (cũng giống như trường hợp của Pavarotti và di Stefano nhỉ?).
    Sự nghiệp của Corelli có lẽ là một trường hợp cá biệt, ông khởi đầu với các vai nặng và sau này là các vai trữ tình hơn, trái ngược với đa số các tenor khác.
    Và trong một cuộc bình chọn các giọng tenor xuất sắc nhất mọi thời đại, Corelli đã vinh dự được đứng thứ 1, đẩy Jussi Bjorling (người mà YIH cho là giọng hát đẹp nhất) và Enrico Caruso huyền thoại xuống thứ 2 và thứ 3.
    Cá nhân em, em đặc biệt thích Corelli, tất nhiên là vẫn sau "anh thư sinh" của mình. Các bác thông cảm, mối tình đầu bao giờ cũng là mối tính đẹp nhất mà.
  8. cobeo

    cobeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Hè hè, phucphan ơi, bác không sợ phải aria cháy cổ đâu. YIH đã trao cho em cây gậy tiếp sức rồi. Có gì em và bác duet nhé!
    Bác viết về Corelli như thế thì bà con chắc không dám nghe ông này hát. Hic! Toàn "Sì căng đan". Để em "quảng cáo" cho Corelli một chút.

    Corelli là một trong những Tenor số 1 thế giới về giọng hát và là số 1 về đẹp zai (đẹp hơn tóc xoăn chị Meongoan nhỉ?).
    Karajan đã từng thốt lên: ?oTrên hết tất cả, đó là một giọng hát có sấm và chớp, có lửa và máu?!
    Sự thu hút trong giọng hát của Corelli không phải ở vẻ đẹp tuyệt vời cũng như ở âm vực hiếm có mà là ở sự mạnh mẽ, bùng nổ đầy sự kích thích và lôi cuốn. Cùng với một vẻ bề ngoài đẹp trai như một ngôi sao điện ảnh, Corelli tỏ ra rất hợp với các vai anh hùng trong các vở opera của Ý và Pháp như Calaf, Radamès, Chenier hay Manrico. Corelli có khả năng điều khiển hơi thở mẫu mực, điều này cho phép ông hát từ cực to rồi nhẹ dần tiến đến cực nhỏ (có phải mezza di voce không nhỉ?). Ông đã tạo nên một hiện tượng thật sự trên sân khấu opera từ giữa thập kỷ 50 của thế kỷ trước. Đối với nhiều công chúng say mê opera, họ coi ông là duy nhất!
    Tuy điều trên có vẻ hơi cực đoan nhưng quả thật giọng hát của Corelli có một sức thu hút thật kì lạ. Một giọng hát luôn toát ra chất "con fuco". Khởi đầu là giọng Baritone nhưng sau một thời gian học hát với Arturo Melocchi (từng là thầy dạy cho Mario del Monaco), Corelli đã có thể vào nhưng vai có giọng Tenor, hát những nốt c2 cực tốt. Thậm chí trong những hát Poliuto cùng Callas, Corelli đã hát tới d2.
    Bắt đầu trở nên nổi tiếng tại La Scala sau hàng loạt buổi biểu diễn cùng Callas trong các vở Opera belcanto như Il Pirata, Poliuto, Corelli đã được đặt biệt danh "Sputnik Tenor" vì nổi quá nhanh chóng.
    Còn buổi biểu diễn Il Trovatore cùng Leontyne Price là buổi debut của Corelli (và của cả Price) tại Met. Đó là vào 1 đêm đông lạnh giá vào ngày 27 tháng 1 năm 1961, nhưng không khí trong khán phòng thì nóng hừng hực bởi sự cuồng nhiệt của người hâm mộ. Buổi biểu diễn này đã đưa sự nghiệp của Corelli sang 1 trang mới. Ông đã trở thành 1 Spinto Tenor chủ lực của nhà hát và có tới gần 400 buổi biểu diễn tại đây. Các vai diễn của Corelli tại đây: Manrico (Il Trovatore), Calaf (Turandot), Don Carlo (Don Carlo, 1961), Radamès (Aida, 1961), Cavaradossi (Tosca), Enzo (La Gioconda), Andrea Chenier (Andrea Chenier), Ernani (Ernani), Maurizio (Adriana Lecouvreur), Turiddu (Cavalleria Rusticana), Rodolfo (La Bohème), Don Alvaro (La Forza del Destino), Dick Johnson (La Fanciulla del West), Rómeo (Rómeo et Juliette), Don José (Carmen), Edgardo (Lucia di Lammermoor), Werther (Werther 1971) và Macduff (Macbeth, 1973), trong đó chính Corelli đã làm sống lại Turandot trên Met sau gần 30 năm vắng bóng.
    Rất tiếc em chưa được nghe 1 vở opera hoàn chỉnh nào do Corelli hát, nhưng trích đoạn thì nhiều, gần như đủ hết các aria và duet của các vở trên. Có lẽ xuất sắc nhất phải là Radames, Chenier và Calaf (đặc biệt là Calaf). Nhưng Nesun Dorma thì vẫn thích Pava hơn.
    Còn chuyện Corelli run khi ra sân khấu thì quả có thế thật. Hát thì mạnh mẽ thế mà tâm lý lại thiếu vững vàng thế nhỉ? ĐIển hình là buổi hát Lucia di Lammermoor tại Met trong 2 ngày 11 và 21 tháng 1 năm 71. Buổi đầu tiên thì Corelli còn gắng gượng được một chút nhưng cũng chỉ là hát cho xong. Còn buổi sau thì thất bại thảm hại, Corelli chỉ hát được hết màn 1 sau đó bỏ đi không 1 lời giải thích và John Alexander phải hát hát thay. Không chỉ có vậy, Corelli còn mắc phải tật hay huỷ buổi diễn và trên thực tế là Placido Domingo có buổi debut tại Met vào ngày 28 tháng 9 năm 68 là do thay thế Corelli (cũng giống như trường hợp của Pavarotti và di Stefano nhỉ?).
    Sự nghiệp của Corelli có lẽ là một trường hợp cá biệt, ông khởi đầu với các vai nặng và sau này là các vai trữ tình hơn, trái ngược với đa số các tenor khác.
    Và trong một cuộc bình chọn các giọng tenor xuất sắc nhất mọi thời đại, Corelli đã vinh dự được đứng thứ 1, đẩy Jussi Bjorling (người mà YIH cho là giọng hát đẹp nhất) và Enrico Caruso huyền thoại xuống thứ 2 và thứ 3.
    Cá nhân em, em đặc biệt thích Corelli, tất nhiên là vẫn sau "anh thư sinh" của mình. Các bác thông cảm, mối tình đầu bao giờ cũng là mối tính đẹp nhất mà.
  9. phucphan

    phucphan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Chết, em đã dám chê Corelli hát tồi với toàn xấu đâu. Khổ nỗi bao nhiêu tật xấu với xì căng đan thì các tay săn tin túm hết rồi cứ thế đăng loạn xị lên. Mục này là "kể các giai thoại" chứ có phải là mục chê bai gì đâu các bác?
    Để tạ lỗi với các fan Cor, nhất là chị mèo ngoan, em sắp kiếm được 1 bản Poliuto complete của Corelli em sẽ up lên để tạ lỗi. Đó là ghi âm huyền thoại buổi biểu diễn trực tiếp năm 1960 của Corelli với Callas. Trong vở này Callas đóng vai Pauline là 1 vai nhỏ; nhưng chính là sự trở lại của chị sau 1 thời gian vắng bóng mới thu hút khán giả quay lại nhà hát để xem 1 vở không mấy tiếng tăm của Donizetti. Tất nhiên sau đêm đó Corelli mới là người được lên trang nhất của các bài báo ca ngợi đêm diễn thành công. Poliuto là 1 vai cực khó, nặng, thời gian xuất hiện trên sân khấu nhiều, nhiều cung bậc tình cảm và có 1 nốt D2 rất hoành tráng.
    Được phucphan sửa chữa / chuyển vào 12:07 ngày 10/04/2006
  10. phucphan

    phucphan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Em kiếm được bản Poliuto có bác Corelli rồi. Để em thảnh thơi nghe trước đã để về sau còn...vừa up vừa tán. Em đang nghe qua vài đoạn và đã đọc cái booklet rồi, nghe hay phết, bác Corelli hát hay thật. Bac Cor không thể hiện đa dạng như bác tóc xoăn nhưng về độ nam tính, mạnh mẽ thì tóc xoăn cũng không bằng. Bọn EMI này bất công với bác Corelli quá. Booklet toàn ảnh Callas không có đến nửa cái của Corelli, rất tỉ mỉ kể chuyện báo chí ca ngợi đêm diễn của Callas và còn nói rất trắng trợn: "Corelli trong vai chính Poliuto đã có được mọi lời khen ngợi mà ông muốn, thậm chí nhiều đến mức các nhà phê bình cũng không cảm thấy thoải mái." Eo ôi booklet viết như thế mới dã man chứ.
    Được phucphan sửa chữa / chuyển vào 02:56 ngày 12/04/2006

Chia sẻ trang này