1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

1 cân gỗ, 1 cân sắt.... cân nào nặng hơn ?

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi Copperfield, 22/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. alphaplanet

    alphaplanet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2003
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi "nặng "ở đây chính là giá trị lục hấp dẫn tác dụng lên vật cần xác dịnh . Như vậy khi cân chúng ta sẽ cân khối lượng hấp dẫn của vật >Mà theo Einstein khối lượng hấp dẫn lại bằng khối lượng quán tính ,vậy thì có thể coi "nặng" chính là mức quá tinh của vật .Khi đã coi đó là múc quán tình thì nhữg vật có khối lượng hấp dẫ bằng nhau sẽ như nhau
  2. porsche_GT3

    porsche_GT3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2003
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Cái này phải xét trong nhiều trường hợp khác nhau với những điều kiện khác nhau. Mọi người đang xét hai vật bằng gỗ A, và sắt B trong điều kiện bình thường, trong bầu khí quyển trái đất. Giờ ta hãy thử mổ xẻ nó trong những điều kiện khác.
    Trong chân không (điều kiện 1), chỉ có lực vạn vật hấp dẫn tác dụng lên A và B, chủ yếu là từ trái đất. Còn lực đẩy Archimède ko tồn tại ở đây vì ta ko xét trong trường hợp có khí hoặc chất lỏng. Vì chỉ có trọng lực tác dụng nên muốn hai vật cân nặng bằng nhau thì đơn giản: thêm bên này, bớt bên kia cho đến khi cái cân thăng bằng.
    Khi A và B có khối lượng băng nhau ta nhận thấy A có thể tích lớn hơn B vì khối lượng riêng của A nhỏ hơn B. Cái này thì mọi người hiểu được. Khi mà có thể tích khác nhau như vậy, ta xét A và B (đã có khối lượng bằng nhau trong môi trường chân ko, điều kiện 1) trong một môi trường điều kiện bình thường. Ko khí có một khối lượng riêng nhưng nhỏ, vậy ngoài lực vạn vật hấp dẫn mà ta có trong điều kiện 1 ta còn có thêm lực đẩy Archimède. Lực này có phương thẳng đứng, nhưng ngược hướng với trọng lực nên tổng đại số các lực giảm đi: P - Fa. Vì lực đẩy Archimède tỷ lệ thuận với thể tích bị chiếm do vật. A có thể tích lớn hơn B nên Fa của A lớn hơn Fa của B. Do đó tổng các lực tác dụng vào A nhỏ hơn vào B. Cân sẽ nghiêng về B, nên ta có thói quen là B nặng hơn A. Nhưng ko phải: A và B có cùng trọng lực nên A và B luôn có khối lượng bằng nhau, nặng bằng nhau. Còn nặng bằng nhau nhưng cân vẫn nghiêng về phía B vì trong môi trường ta xét có sự tác dụng của lực đẩy Archimède mà thôi. Mọi việc sẽ rõ hơn nữa khi ta cân hai vật đó dưới nước: cùng một kg gỗ và sắt thăng bằng trên cân, nhưng khi mang xuống nước thì cái cân nghiêng trông thấy, nhưng có ai dám bảo là hai vật đó có khối lượng khác nhau ko?
    He he, tiện thể mọi người bàn luận về câu hỏi này luôn:
    cái cân thô sơ của chúng ta với những quả cân ghi khối lượng chuẩn đặt trên một đĩa cân liệu còn đúng nữa ko khi ta mang đến một hành tinh khác?
  3. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Vẫn dùng tốt, trọng trường tại một điểm trên hành tinh nào đó có thể coi là trọng trường đều. Cân bằng quả cân hoạt động dực vào công thức m [sub] 1 [/sub] g = m [sub] 2 [/sub] g => m [sub] 1 [/sub] = m [sub] 2 [/sub]. Trong hệ thức này giá trị của g không ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng
    Được farmer sửa chữa / chuyển vào 16:41 ngày 04/05/2004
  4. longcc8

    longcc8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2003
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    tôi thấy trang cãi k có kết quả?
    -bạn thử đặt 1kg sắt vào 1bên đĩa cân và 1kg gỗ vào 1 bên đĩa cân của 1 cái cân đĩa (kết quả thú vị lắm)
    -còn nếu bạn nào đó dùng các định luật trong vật lý để chứng minh gỗ hay sắt nặng hơn thì nêu ra(xin đơn giản hoá,phức tạp vào vo chẳng ai hiểu nổi đâu)
  5. porsche_GT3

    porsche_GT3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2003
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Dùng được thì sĩ nhiên, nhưng liệu còn đúng nữa ko?
  6. porsche_GT3

    porsche_GT3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2003
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    OK! Nhưng đó là bạn đặt nó trong môi trường ko khí. Giờ bạn mang xuống nước thì bao nhiêu gỗ cho nó đủ với 1 kg sắt? Nên nhớ là khối lượng riêng của gỗ bé hơn khối lượng riêng của nước.
  7. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Trả lời cho câu hỏi này rất đơn giản, chỉ cần dùng một định luật là định luật Acsimet, cái căn bản là phải hiểu rõ về định nghĩa khối lượng và trọng lượng. Nếu bạn học tốt chương trình vật lý phổ thông thì sẽ hiểu điều này dễ dàng.
  8. longcc8

    longcc8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2003
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    vây kết luận
    1kg sắt nặng hơn 1kg gỗ (vì cân trong nước ,còn không biết cân trong không khí,chân không,môi trường khác như thế nào có khi gỗ lại....
  9. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Nói trong nước là để cho dễ hình dung thôi bạn ạ. Nói chung bất kỳ chất lỏng hay khí nào cũng sẽ gây hiệu ứng đẩy theo định luật Ácimet. Chỉ có trong chân không thì một ký gỗ mới nặng bằng một ký sắt, còn trong bất cứ môi trường nào nó cũng nhẹ hơn. Ở đây tôi dùng từ "nặng, nhẹ" với nghĩa trọng lượng.
  10. Odin2003

    Odin2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2003
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Nói như các bạn thì chắc là không khí khôg tạo được lực đẩy Arsimete à? Như trong bài trước tôi đã bảo ác bạn thử định nghĩa nặng đấy, và qua các bài vừa rồi thì các bạn đã trả lời rằng năng là cái "giá trị do cân chỉ khi ở không khí hay ở nước". Tất nhiên nếu nói như thế thì bất cứ nơi nào có trọng lực thì cân gỗ đều nhẹ hơn cân sắt vì hiển nhiên chúng ta không có chân không lí tưởng.
    Còn theo như tôi hiểu thì từ "nặng" chỉ có ý nghĩa về khối lượng chứ không có ý nghĩa về trọng lượng. kg la` đơn vị của khơi lượng nên khi ta nói 1kg sắt và 1kg gỗ thì có nghĩa chúng bằng nhau về khối lượng. Còn về mặt trọng lượng, các bạn có thể đặt 2 vật nói trên lên 2 bên đĩa cân và hãy thử đặt trục đĩa cân // với đường kinh tuyến xem sao. Sự chênh lệch vô cùng nhỏ nhưng ta biết càng gần xích đạo trọng trường của Trái Đất càng lớn nên đia cân gần xích đạo hơn sẽ bị kéo xuống thấp hơn, và nếu đó là đĩa cân đặt 1kg gỗ thì các bạn sẽ kết luận ra sao, 1kg gỗ nặng ơn phải không?
    Thế nhé!

Chia sẻ trang này