1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

1 Chiếc Violin còn mới nguyên, chưa hề đụng vào, chỉ lôi ra ngắm rui` lại cất vào hộp được đúng 1 th

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi hoanghai5191, 09/10/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Giá Violin ngoài chuyện ảnh hưởng của thị trường ra, mà chỉ
    bàn về giá trị và giá tiền thôi, thì đàn làm bằng tay không hơn
    đàn làm bằng máy . Nói về kỹ thuật, đàn làm bằng máy chính
    xác hơn, nên đẹp hơn làm bằng tay . Có 2 cách làm bằng máy,
    là cách ép gỗ (đàn rẻ, gỗ xấu) và cách đục đẽo gỗ (đàn đắt, gỗ
    tốt) . Cách thứ 2 thì ngang ngửa với thợ làm đàn. Còn một cách
    nữa là kết hợp làm máy và làm tay . Tức là để máy đục đẽo như
    thường, rồi thợ giỏi điều chỉnh thêm, rôi lại cho vào khuôn gắn
    như thường . Cách này thì thợ giỏi đành chào thua .
    Khi làm xong, thì thử đàn và định giá tiền . Trừ Violin làm bằng
    cách ép gỗ, thì những đàn làm bằng gỗ chọn trước và để máy
    đục đẽo, đã được tính toán giá trị và giá tiền rồi . Sau khi chơi
    thử và nghe, thì giá tiền có thể tăng lên nhiều hay ít . Đàn Violin
    có những đặc tính để tính giá trị sau:
    1- Tiếng hay . Tiếng hay gồm: ngọt, sáng, êm dịu, và ấm . Cái
    khổ ở đây là các tính trên trái ngược nhau và không chịu ở
    chung . Đàn ngọt thường kém êm dịu và ấm . Đàn êm dịu và
    ấm áp thì kém ngọt và sáng . Vì thế đàn nào được cả các tính
    chất trên thì thật hiếm có .
    2- Tiếng to vang. Tiếng to có thể to ngay ở nơi đàn phát ra, mà
    có thể to ở nơi cách xa đàn . Đàn có cả 2 tính to và vang thì hiếm.
    Tiếng to và vang còn mâu thuẫn với tiếng hay nữa . Tiếng to thì
    kém hay, và tiếng hay thì kém to và vang . Được cả tính 1 và 2
    thì đàn lên được một cấp, đại ý là khoảng 1 nghìn đô trở lên.
    3- Nhậy, dễ chơi . Đàn này chỉ động khẽ vào là kêu ngay . Khi
    chơi kỹ thuật cao, lông của cung chỉ lướt qua rất nhanh và rất
    nhẹ, đàn cũng kêu vang to . Cái tính này nâng đàn lên cỡ vài
    nghìn hay vài chục nghìn đôla . Học sinh Violin thường có đàn
    kém phẩm chất hơn thày giáo, và có thày giáo là tay biểu diễn
    violin có hạng, nên đôi khi được cầm đàn của thày thì thấy nó
    thật dễ chơi, nâng tay đàn của mình lên mấy bậc . Bạn thử coi .
    Ngoài ra còn tính khác như: tiếng đàn cân đối từ nốt cao nhất
    đến nốt thấp nhất . Đàn tiếng ngọt và sáng thì các nốt cao kêu
    to vang hơn các nốt trầm . Đàn tiếng dịu ấm thì các nốt trầm kêu
    to vang hơn các nốt cao . Tìm được đàn tiếng trầm kêu to vang
    và tiếng cao dịu ấm thật khó . Đàn tiếng to mà không vang thì
    chua như mèo kêu, các nốt trầm cứ như ngủ gật thì thầm .
    Nói chung, vì đồng tiền, các violin rẻ tiền không được đánh giá
    và chúng bị bán hàng loạt, hơn nhau một chút thì cũng 30 đôla
    cả mớ mỗi chiếc . Các đàn tốt đương nhiên có đánh giá thì sẽ
    được tăng thêm vài chục đôla, còn hơn cả một chiếc đàn rẻ, ai
    mà chẳng muốn đánh giá . Có khi tăng vài nghìn đô thì sao?
    Đàn tôi mua mới hơn 1 nghìn đôla, mà trình độ tôi đang tập các
    bài năm thứ 3 thứ 4, mỗi khi biểu diễn, người ta cứ tưởng tôi
    giỏi lắm . Đó là vì có ít các tiết mục biểu diễn violin để dân chúng
    hiểu về đàn này . Tôi bắt đầu thấy đàn của tôi khó chơi những
    chỗ chơi nhanh và phải nhảy từ giây đàn nọ đến giây kia, có khi
    phải nhảy cóc qua giây khác, hoặc những chỗ phải bấm cả 2
    ngón trên 2 giây . Lúc đó lông đuôi ngựa chỉ được chạm vào
    giây đàn vài phần cúa giây đồng hồ thôi, mà ngón tay bấm cũng
    chỉ có vài phần giây đè xuống nốt đàn . Những lúc buông ngón
    tay bấm nốt đàn ra, là lúc tiếng Violin phải tắt, tức là rung động
    rất ít, và khi bấm ngón xuống, kéo cung, thì giây đàn phải rung
    động mạnh, và lôi kéo ngựa (cầu - bridge) và hộp đàn rung theo.
    Nếu bạn có đàn rẻ tiền, tập đến những bài này sẽ rất dễ nản, vì
    bạn không kéo nghe ra dược nốt nhạc . Tôi tập và chơi Violin đã
    được mấy chục năm rồi, nhưng so với trình độ học sinh thì chỉ
    bằng năm thứ 3 thứ 4, nên có thể nói, đàn của bạn đăng ở đây
    thích hợp với những năm đầu thôi . Vậy thì món tiền chi cho mấy
    năm Violin cũng xứng đáng chứ . Cứ mua đi, rồi 3 năm sau mua
    cái 500 đôla ấy (bằng cây hơn 1 nghìn tôi mua ở Mỹ). Mà lúc ấy
    bạn vào đây làm sư phụ giảng giải cho tôi, chứ đâu phải đi hỏi .
  2. anhvery35

    anhvery35 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2007
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    1
    Bác bác , vậy là ví dụ có 2 cây đàn "ngoại hình" y hệt như nhau nhưng giá tiền không y hệt như nhau là do còn tùy thuộc vào "chất giọng" của mỗi cây nữa.
    Khi sản xuất hàng loạt bằng máy với 2 phương pháp ép và đục đẽo thì chắc chắn ngoại hình của các cây đàn này y hệt nhau 100 %.
    Chì tới khi thử tiếng xong thì mới định giá. Vậy việc thử tiếng là dùng người hay dùng máy để thử. Cho 1 nghệ sĩ giỏi , có kinh nghiệm chơi đàn lâu năm ,lấy từng cậy ra chơi và dùng ngũ quan để đánh giá.
    Hoặc là đưa từng cây vào trong phòng kín cách âm và cho robot chơi, trong đó có trang bị các thiết bị điện tử để đo đạc rồi báo ra kết quả của từng cây...
  3. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Ngoại hình thì không thể giống nhau được, như vân ngón tay
    người. Cũng không thể nói bằng nhau hay tương đương, như
    con gái Việt và con gái Pháp, mỗi người có vẻ đẹp riêng. Tuy
    vậy, vẻ đẹp Violin thường đánh giá theo vẻ đẹp của gỗ lưng đàn
    đầu cổ đàn và sườn đàn, là gỗ Phong, có vân như gỗ Lát chun
    ở bắc ViệtNam . Nhiều gỗ ViệtNam có vân chun, nhưng gỗ Lát
    đẹp nhất vì tom nó mịn (không có tăm gỗ) . Gỗ đẹp ở chỗ các
    vân dày (mau) sâu (nổi cộm) và không đơn điệu (biến đổi loạn
    xạ không có quy luật) . Bạn có thể đến tiệm đồ gỗ mà coi các tủ
    gỗ Lát xem các loại vân thế nào. Nếu không, bạn có thể tưởng
    tượng lưng con hổ vằn thế nào thì đẹp nhất?
    Nói chung, violin khoảng 100 đô thì không có một cái vằn nào .
    Khoảng 150 đô thì có 3 chục vằn nhạt nhưng nông choèn, và
    thẳng chứ không to nhỏ thay đổi gì . Khoảng 1 nghìn đô thì vằn
    dày, loang lổ, và sâu . Không thể nói 2 nghìn đô thì vằn nhiều
    gấp đôi được, vì nếu nhiều vằn quá, thì vằn sẽ rất nhỏ và không
    thể đẹp được . Nếu là Cello hay Double Bass thì vằn phải to
    hơn vằn Violin mới đẹp . Nếu dày vằn như violin, thì với tầm mắt
    ngắm Double Bass (Contra Bass) sẽ phải lùi xa hơn, và vằn
    phải lớn hơn . Vì thế cái đẹp có thể của violin đến cỡ 1 nghìn
    đô thì hết đất . Còn trổ tài điêu khắc trên Violin cũng có hạn .
    Nó có phải là bức tranh đâu . Nó là hình cách điệu thành hình
    hoạ, và rất ít đất sáng tạo . Có thể nói, không thể sáng tạo thêm
    cho violin đẹp hơn được nữa . Chỉ trông cậy vào sự hài hoà của
    cấu trúc và vân gỗ mà thôi .
  4. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    À quên, Violin rẻ tiền thì các bộ phận khác như đầu cổ sườn
    đàn không có vằn, tiếng Mỹ là Flame (ngọn lửa). Ví dụ đàn 500
    đô có lưng khá đẹp, nhưng ở đầu cổ chỉ có vằn rất nông mà
    thôi (mờ nhạt), gỗ sườn cũng thưa vằn và vằn khá nông. Ngoài
    ra, đàn đắt tiền thì đánh vecni là cánh kiến pha vào trong cồn
    90 độ, còn đàn đắt tiền thì đánh dầu bóng . Vecni thì trong suốt
    nhẹ màu và đắt tiền, còn dầu bóng thì dày, sẫm, và rẻ tiền hơn .
    Khi đánh vecni, vằn gỗ được tôn vẻ đẹp lên, nhưng gỗ đánh dầu
    bóng thì che được cái xấu của gỗ, cũng không khoe được cái
    đẹp ra . Vecni như một cô gái đứng dưới ánh sáng mặt trời,
    thấy hết nét đẹp đến tận vành môi khoé mép, nhưng dầu bóng
    như bóng đèn mờ ảo của hộp đêm, khiến cho cô **** nào dưới
    lớp phấn trang điểm dày cộp cũng đẹp cả.
    Tiếng Anh: Spirit (rượu) Based Varnish và Oil (dầu) Based
    Varnish.
  5. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Độ lớn và độ vang to của đàn có thể đo được bằng máy dễ
    dàng, nhưng cái hay của đàn, thì do người nghe . Tôi cũng
    nghe nói, người ta đã phân tích âm thanh của các loại đàn,
    và âm thanh của giọng người, thì thấy chúng là hợp âm của
    nhiều âm tố giống nhau . Đàn nào hay thì giống giọng người
    hát hay (chứ không so với giọng những người khàn, vịt đực,
    tịt mũi, hen, hay the thé, chua như mẻ) . Vì vậy, có thể ngày nay
    người ta có thể phân tích và định giá hay trong phòng thí nghiệm
    được . Lý luận như thế, nhưng theo kinh nghiệm, người thường
    cũng có khả năng đánh giá cái hay của tiếng đàn violin . Đàn
    chỉ có 1 nghìn đôla mà đòi đưa vào phòng thí nghiệm đo đạc
    và định giá thì lỗ vốn rồi. Đàn 100 đôla thì nhà sản xuất nào mà
    chơi thử, nếu không phải người muốn mua nó?
    Còn cái tính năng nhậy của Violin, có lẽ phải thử bằng người
    chơi đàn có trình độ . Theo lý luận, thì rất có thể tính năng này
    cũng phân tích và đo đạc được trong phòng thí nghiệm . Nhưng
    tôi chưa được biết chuyện này. Tôi cũng chưa được chơi các
    đàn đắt tiền để xem chúng ra sao, mà mới chỉ căn cứ vào sự
    khác nhau của các đàn từ dưới 100 đô đến hơn 1 nghìn đô mà
    suy luận ra mà thôi . Tôi cũng mới học các bài của năm thứ Tư,
    và nghe, ngắm các DVD các bài khó, chứ chưa biết thật sự các
    bài đó phải chơi thế nào, và khó ở đâu. Phải chơi các bài đó
    mà thử đàn mới biết đàn nào giá trị hơn. Tôi đã được chơi thử
    Violin giá hơn 1 nghìn rưởi, thì hay lắm rồi . Chưa thể tưởng
    tượng được đàn mấy tỷ đô la nó sẽ ra sao . Xin mời bạn tưởng
    tượng cho .
  6. anhvery35

    anhvery35 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2007
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    1
    Em nhớ có lần xem trên tivi , ở mục tin tức thế giới có buổi bán đấu giá 1 cây violin , nhìn bên ngoài thì cũng màu vàng vàng thường thường thôi , hơi cũ cũ và cũng không bóng bẩy như mấy cây đàn bây giờ , vậy mà giá lên tới hình như mấy chục triệu đô , họ bảo cây này hình như là 300 năm tuổi gì đó , vừa có giá trị của cổ vật , còn chất lượng thì chưa biết thế nào.
    Lúc trước , em đọc báo thấy có cô sinh viên năm cuối bên Nhạc viện Sài Gòn , cổ qua Pháp hay Ý gì đó thi tài rồi cô ẵm được giải nhất với số tiền thưởng là 10 ngàn USD , ngay bên đó cổ đem hết số tiền thưởng là 10 ngàn đô mua ngay 1 cây Viola (trước đây cô chơi violin , sau chuyển sang chơi viola ).
    Lúc ấy em nghe mà choáng bác ạ , đàn gì mà mắc tới 10 ngàn đô mà ai lại đem 10 ngàn đô đi mua chỉ là 1 cây đàn.
    Với 10 ngàn đô đó , ở vn có thể xây nhà mới , mua xe mới và để dành chút vốn kha khá làm ăn nuôi cả gia đình , đem tập trung vào cây đàn thì quả thật lúc ấy em thấy có vẻ hơi xa xỉ.
    Với lại lúc đó , em nghĩ là cây Viola 10 ngàn đô chắc là cây tuyệt nhất rồi ,không thể có cây hơn .Vầy mà giờ nghe nói đến những cây vài ba chục ngàn cũng là thường , vài ba trăm ngàn nữa mới thấy kinh.
  7. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Đôi với tôi, violin 2 nghin đô là vừa tầm tay với, nhưng violin giá
    10 nghìn đô thì rất thường vơi nhạc sĩ chuyên nghiệp . Họ sẵn lòng bỏ ra 100 nghìn đô để chi cho nhạc cụ . Có điều là kiếm không ra đàn tốt mà thôi .
  8. anhvery35

    anhvery35 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2007
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    1
    Ở các nước phát triển và ở Vn thì tình hình nhạc cổ điển có khác biệt nhiều , nhất là về số lượng khán giả hâm mộ thể loại này.
    Ở Âu Mỹ , trình độ dân trí cao ,cuộc sống vật chất đầy đủ ,người dân đã đủ ăn đủ mặc , nên họ tìm đến những nhu cầu tinh thần, mà âm nhạc , hội họa ...là 2 món ăn tinh thần cơ bản , nó không chỉ đơn thuần là giải trí mà đi sâu vào triết lý ,cái gì đó thuộc về trừu tượng , mà theo nhiều người bảo , đó là âm nhạc bác học , hay là âm nhạc nó là ngôn ngữ.
    Khi nghe cổ điển hay giao hưởng , thì mình cũng không hiểu gì cả , mình chỉ dám bảo là mình không hiểu do chưa đủ trình độ để nghe chứ không dám bảo là tác phẩm đó dở.
    Về lãnh vực này ở nước ngoài chưa biết thế nào , nếu chọn đây là cái nghề tay phải để kiếm sống , gọi nôm na là nghề để kiếm cơm . Không biết ở nước ngoài ra sao chứ ở vn hiện tại thì các nghệ sĩ người nào cũng có nghề tay trái hết và chủ đạo kiếm thu nhập lo cho sinh hoạt chi tiêu là dựa vào nghề tay trái.Lâu lâu mới có 1 buổi hòa nhạc , 1 buổi biểu diễn nhạc cổ điển , mà rất kén khán thính giả , mà đa số là vé mời , thù lao cho 1 buỗi trình diễn không bao nhiêu .Còn dàn nhạc giao hưởng thì có biên chế cho từng nghệ sĩ nhưng nói chung là đủ sống , lãnh lương tháng .
    Vn tới giờ hình như cũng chưa có nhà hát giao hưởng nào cả. Khi dàn nhạc biểu diễn thì thường chỉ biểu diễn trên sân khấu nhạc nhẹ thì tất nhiên là không đảm bảo về chất lượng.
    Cho nên nhiều khi một nghệ sĩ chuyên Violin hay Piano tốt nghiệp bằng đỏ ,du học ở Nga ,do nhà nước nuôi ăn học , mà về Vn phục vụ thì nhiều khi cũng thất nghiệp , trừ phi xin làm giảng viên hay trợ giảng ở nhạc viện hay làm thầy dạy nhạc hay là xin đàn biểu diễn ở các phòng trà .
    Nói chung về nhạc cổ điển ở Vn thì mảnh đất để dụng võ còn hạn chế lắm .Không như nhạc trẻ Pop - Rock, trong khi công sức , thời gian để đầu tư vào là không ít , chuyên khoa Violin , Piano ở nhạc viện là đào tạo trong thời gian 7 năm , học hết 7 năm mới tốt nghiệp , trong khi Y khoa đào tạo bác sĩ đa khoa cũng chỉ 7 năm ( trước đây ) và 6 năm ( hiện nay ) , nếu cho bạn 2 lựa chọn : một là Bs đa khoa học 7 năm , và chuyên ngành Violin cũng học 7 năm , thời gian giống nhau và học phí cứ xem là bằng nhau thì bạn sẽ chọn bên nào .Với tình hình vn hiện nay và lo xa cho 50 năm tới ( vì mình chọn là nghề kiếm sống ) mà .
    Được anhvery35 sửa chữa / chuyển vào 10:24 ngày 22/10/2007
  9. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Ở Mỹ cũng thế thôi .
    Muốn mở phòng mở lớp dạy nhạc như OngGiaDauKho thi
    chẳng cần phải qua đào tạo nhạc trường lớp, mà cứ mở và
    quảng cáo thì sẽ có học sinh, nhất là học sinh của mình tín
    nhiệm thì sẽ có thêm học sinh nữa .
    Nếu học đại học để dạy học sinh, thì cũng như các thày giáo
    khác, được dạy trong trường học, ăn lương thày giáo .
    Nếu học trên đại học, có thể được dạy trong các trường đại học .
    Nhưng nói đến biểu diễn nhạc kiếm sống thì khó khăn lắm .
    Học 8 năm ra trường làm bác sỹ chữa bệnh thì dễ, lại có lương
    cao, nhưng học 8 năm chắc đâu đủ giỏi để chơi violin trong một
    giàn nhạc địa phương? Đã đến nước này, thì đành vào một
    trường đại học nào đó mà dạy nhạc thôi .
  10. anhvery35

    anhvery35 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2007
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    1
    Ở Âu Mỹ , mức sống cao , thu nhập cao nhưng vật giá cũng cao .Còn ở Vn hiện tại thì mức sống thấp , thu nhập còn thấp nhưng vật giá rẻ , nên người ta hay bảo , nếu kiếm tiền ở Mỹ mà đem về Vn chi tiêu thì xài "xả láng", còn kiếm tiền bên Mỹ mà chi tiêu ngay bên Mỹ thì cũng phải tiết kiệm , chi tiêu hợp lý mới đủ.
    Mình đưa ra đây vấn đề mức sống , thu nhập và chi tiêu ở Mỹ - ở Vn là muốn nói về cây đàn Viola 10 ngàn USD của cô sinh viên nhạc viện. Đối với một người Mỹ thì lương trung bình cho công việc lao động chân tay là 1.000 USD / tháng , trừ hết mọi khoản thuê nhà , ăn uống , đóng bảo hiểm ...v ..v thì còn để dành được , cứ giả dụ là 200 usd / tháng , để mua cây đàn 10 ngàn thì phải dành dụm = 10 ngàn / 200 = 50 tháng = 4 năm
    Nếu tính theo lương tháng thì 10 ngàn = 10 tháng lương
    Còn ở vn 1 tháng thu nhập của người lao động trí thức ( thầy giáo chẳng hạn ) là 1 triệu 200 ngàn = 80 USD , chi tiêu mọi khoản thì chĩ để dành được 200 ngàn = 13 đô , vậy phải để dành 10 ngàn / 13 = 769 tháng = 64 năm .
    Còn tính theo lương tháng thì 10 ngàn / 80 = 125 tháng lương = 10 năm lương
    Vậy một cây viola 10 ngàn đôla :
    Với thu nhập bên Mỹ : giá bằng 10 tháng lương trung bình , nếu dành dụm thì 4 năm là mua được.
    Với thu nhập ở Vn : giá bằng 10 năm lương , dành dụm thì 64 năm mới mua được.
    Cho nên 1 cây đàn 10 ngàn hay vài ngàn đô thì có thể rất thường với người Âu Mỹ nhưng đối với người Vn thì ....quá sức tưởng tượng.
    10 ngàn đôla bạn mua được 1 chiếc xe hơi hay 5 chiếc xe máy tay gaz hay 1 cây đàn.
    Nói vui nếu bác CoDep ẵm được giải thưởng trị giá 10 ngàn thì bác mua đàn hay mua xe hơi
    Nói vầy chứ đối với một nghệ sĩ chuyên nghiệp , say mê âm nhạc thì nhiều khi lại mê đàn hơn mê xe.
    Được anhvery35 sửa chữa / chuyển vào 15:46 ngày 22/10/2007

Chia sẻ trang này