1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

1 kiểu chữ Việt thay dấu của Hi Na

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi hinattvn, 19/12/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hinattvn

    hinattvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    1 kiểu chữ Việt thay dấu của Hi Na

    Như mong đợi của bác Liv, em lập chủ để mới để tập trung nhiều hơn về kiểu chữ Việt thay dấu. Mọi người cứ góp ý thoải mái!

    Chế ?ochữ thay dấu? dựa theo 3 nguyên tắc:
    - Có cơ sở, dựa vào các đặc điểm của của tiếng Việt
    - Kế thừa và thật tránh xung đột với chữ chuẩn
    - Ngắn gọn, rõ ràng, dễ nhớ, dễ dùng.

    1 tiếng được cấu tạo với 5 thành phần : âm đầu ?" âm đệm - âm chính ?" âm cuối (3 cái này còn gọi là vần) và thanh điệu. Quan trọng và phức tạp nhất là vần, ta sẽ chuyển từng phần

    * Nhóm vần chỉ có âm chính (12 âm) và không có âm cuối => dấu được bỏ đi nếu dư hoặc thay bằng âm cùng nhóm (dấu ớ - mũ ^) hoặc thay bằng H (dấu ơ - râu)

    [​IMG]


    Nhóm vần có âm cuối U => U hoặc O hoặc W; kết hợp với bảng 1

    [​IMG]

    * Ghi chú: âm I thống nhất viết với chữ I, chỉ viết với Y khi đi sau âm đệm

    Nhóm vần có âm cuối I => I hoặc Y hoặc J; kết hợp với bảng 1

    [​IMG]

    * Trường hợp ƯƠI và UƠI cùng chuyển thành UOJ là rẩt hiếm, có thể chuyển các vần có UƠ thành UOH hết.
  2. hinattvn

    hinattvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Nhóm vần có âm cuối N, T, M, P => N, T, M, P hoặc L, D, V, B; kết hợp với bảng 1. Vd với N, các âm cuối khác cũng tương tự
    [​IMG]
    Nhóm vần có âm cuối NG, NH => G, H, GH; kết hơp với bảng 1
    [​IMG]
    Nhóm vần có âm cuối C, CH => C, K, Q; kếp hợp với bảng 1
    [​IMG]
  3. hinattvn

    hinattvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Như vậy, dấu của các nguyên âm đã được khử hết. Có thể suy ra các quy tắc ở đây không phức tạp và vô lí cho lắm.
    Quy tắc 1: Âm không có dấu thì giữ nguyên, chỉ sắp xếp lại I/Y
    Vd: UI, UY, AO, OEO, OI,?
    Quy tắc 2: Âm có dấu mà khi bỏ dấu đi, không gây nhầm lẫn thì không cần thêm gì
    Vd: UE (uê), IEN (iên), UOI (uôi),?
    Quy tắc 3: Với âm có dấu mũ (^), thay dấu bằng 1 nguyên âm cùng nhóm
    Vd: Ê => EI, vì e và i cùng nhóm âm trước không tròn môi
    Ô => OU, vì o và u cùng nhóm âm sau tròn môi.
    Chú ý: Â (đọc ?oớ?) là dạng âm ngắn chung chỗ với Ơ nên nó sẽ áp dụng theo quy tắc như Ơ. Â không đi một mình mà luôn có âm cuối kết hợp để tạo vần.
    Quy tắc 4: Với âm có dấu râu, thay dấu bằng H.
    Vd: Ư => UH, Ơ => OH, ƯA => UAH
    Dùng H vì nó là 1 âm hầu có độ mở gần như là lớn nhất trong nhóm phụ âm và phát âm gần giống với nguyên âm. Có thể xem H là âm chuyển tiếp giữa nguyên âm và phụ âm vì vậy nó rất dễ đứng sau cả nguyên âm lẫn phụ âm khác (vai trò hỗ trợ nguyên âm, phụ âm để tạo ra 1 âm khác gần giống như vậy). H nhiều khi cũng là âm câm (dư) trong các tổ hợp này. Ta có thể thấy điều này trong rất nhiều thứ tiếng, tất nhiên có cả tiếng Việt (vd: kh, ch, gh, ngh, wh, sh, zh, th, nh, ph, ah, uh, oh,?)
    * Với âm cuối, vì nó nằm trong vần nên gắn bó chặt chẽ với âm chính. Nó sẽ bị phân chia theo các cấp độ, quy tắc như nhau:
    Quy tắc 5: Âm chính giữ nguyên (qt1), đã bỏ dấu (qt2) hoặc thay dấu bằng nguyên âm cùng nhóm (qt3) thì âm cuối cũng giữ nguyên (cấp 1),
    Vd: AN, EP, IT, OM, UG (ung), OAI, UEN (uên), UOT (uốt), IEU (iêu), OUC (ốc), EIM (êm), AEN (ĂN),?
    Quy tắc 6: Âm chính được thay dấu bằng H (qt4) nhưng muốn rút gọn luôn H thì thay đổi âm cuối bằng 1 âm cùng nhóm hoặc cùng 1 âm nhưng viết khác nhau
    Vd: ÂN => AL, n và l cùng là âm đầu lưỡi vang
    ƯT => UD, t và d cùng là âm đầu lưỡi không bật hơi
    ƯƠM => UOV, m và v cùng là âm môi
    ỚP => OB, p và b cùng là âm môi không bật hơi
    UÂNG => UAGH, g và gh đều viết cho âm g
    ỨC => UK, c và k đều viết cho âm k
    ĂN => EL. Ă là trường hợp có thể áp dụng theo cả 2 qt5 và qt6
    Quy tắc 7a: áp dụng thêm cho vần có âm cuối NG và C vì chúng có biến thể khác là NH và CH nên chúng sẽ còn được chia thêm 1 cấp nữa
    Vd: ANG => AG, ÁC => AC, cấp 1
    ÂNG => AGH, ẤC => AK, cấp 2
    ANH => AH, ÁCH => AQ, cấp 3
    G, GH, H cùng gốc hoặc rất gần (phụ âm xát, ồn; gốc lưỡi và hầu, miệng mở gần như nhau)
    C, K, Q cùng viết cho âm k
    Thật ra nếu không cần quá rút gọn thì ta sẽ giữ lại NG, NH, chỉ cần thêm NC (~NG), NK (~NH)
    Quy tắc 7b: áp dụng thêm cho vần có âm cuối I và U vì bản thân chữ I/Y và U/O cũng dùng để ghi âm chính nên sẽ có thể xảy ra trùng lặp nếu chỉ chia 2 cấp
    Vd: OI => OI, AO => AO, ÊU => EU, cấp 1
    ÔI => OY,ĂI=AY=> AY, ĂO=AU => AU, cấp 2
    ƠI => OJ, ÂY => AJ, ÂU => AW, ƯƠU => UOW, cấp 3
    I, Y, J gần nhau, dùng cho âm cuối I
    U, O, W gần nhau, dùng cho âm cuối U
  4. hinattvn

    hinattvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Thanh điệu: có 6 thanh trong đó thanh ngang không dùng dấu, còn lại các thanh khác lần lượt thể hiện bằng dấu: huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã => f, s, z, r, x. Cả 5 phụ âm thay dấu này đều là những âm xát, ồn gần gần nhau. Sau các âm cuối T (D), P (B), C (K,Q) thì bỏ dấu sắc (s) đi cũng được. Thanh được đánh cuối cùng trong tiếng.
    Âm đầu: có 25 âm đầu:
    PH => F
    Đ => D
    D => Z
    GI => J
    C, K, Q => K
    G, GH => G
    NG, NGH => NG
    P, B, M, V; T, TH, N, L, NH; X, S, CH, TR, R; KH, H: giữ nguyên
    Thêm Y vì nó có trong những từ Ya-ly, Niu-Yoóc, Yo-ga,?
    //-------------------------------------------------------------------
    Thử viết bài "Đây thôn Vĩ Dạ" xem sao:
    Daj thoun Vix Zaz
    Sao ah khoug veif choj thoun Vix
    Nhinf naegs hagf kau naegs mojs lein
    Vuolf ai muod koas xah nhuh ngocz
    Las truc che ngag medz chuhx dienf
    Jos theo loys jos maj duoghf maj
    Zogf nuok buonf thiu hoa beb lay
    Thuyenf ai dawz beins soug traeg dos
    Kos chohr traeg veif kipz toys nay
    Moh khaq duoghf xa khaq duoghf xa
    Aos em traegs koas nhinf khoug ra
    Ohr daj suogh khois mohf nhal ahr
    Ai biet tihf ai kos davz daf.
  5. hinattvn

    hinattvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Đây là phần trả lời cho góp ý của bác Liv, đồng thời giải thích rõ hơn những bài trước.
    - Các âm IA, ƯA, UA (cũng như IÊ, ƯƠ, UÔ) được để ở dòng 2 hay dòng 4 đều được mà không ảnh hưởng gì đến quy tắc chuyển đổi. Chằng qua, vì chúng là các nguyên âm đôi nên em tách chúng hẳn ra khỏi nhóm âm đơn (3 dòng đầu) cho dễ nhận biết.
    - Về dấu, đúng như bác nói là có 2 loại dấu cần chuyển là dấu âm (chính) và dấu thanh (còn 1 loại dấu khác là dấu câu thì tất nhiên là không thay đổi gì cả).
    Bảng Latin có 26 chữ cái nhưng không phải chữ nào cũng có thể được dùng để thay thế cho dấu được. Bảng này chỉ có 6 chữ cái dùng cho nguyên âm là A, E, I, O, U và Y. Chúng chịu áp lực rất lớn vì phải đảm nhận vai trò của tất cả các âm chính trong tiếng Việt. Hơn thế nữa, âm đệm W và âm cuối U, I cũng được viết bằng các nguyên âm này. Mặc dù có thể kết hợp 2 hay 3 nguyên âm lại với nhau để cho ra nhiều tổ hợp thể hiện cho âm chính hơn nhưng khi đó sẽ vướng phải 2 rào cản: thứ nhất: xa lạ, không phù hợp với đặc trưng nổi bật của tiếng Việt là chữ viết gần gũi và theo sát phát âm (một cách tương đối), phát âm thì trong, rõ (không phải kiểu lướt, gió, bật hơi, ngậm miệng, nối âm, lai âm như nhiều tiếng Tây; có lẽ vì vậy mà tiếng Anh, tiếng Pháp khó mà theo được, đành phải chấp nhận đa dạng, có phần ?olộn xộn? trong việc thể hiện các âm tiết như tiếng Việt; rồi phải viện đến phiên âm và nhiều cái bất quy tắc). Rào cản thứ 2 là dùng nhiều tổ hợp 2 hay 3 nguyên âm sẽ làm cho chữ viết dài dòng ra. Có lẽ vì những lí do như vậy mà tiếng Việt đã dùng đến các dấu như một giải pháp hiệu quả: vừa ngắn gọn hơn mà lại vừa chính xác hơn (so với các tổ hợp nhiều nguyên âm). Việc này đã rất êm ấm cho đến khi các thế hệ máy móc điện tử (máy tính, điện thoại, các bộ điều khiển- hiển thị?) ra đời. Khổ nỗi là các nhà sản xuất đã làm ra chúng dựa trên sự phổ biến thông dụng của chữ Latin chuẩn, trên sở thích, tiện ích, phù hợp với tiêu chuẩn của họ. Cho đến khi các hoạt động giao lưu, mở rộng ảnh hưởng nhiều đến phần còn lại của thế giới thì mới có sự điều chỉnh (vd như mã hoá kí tự bằng 2 byte, thêm phần mềm, các tuỳ chọn hỗ trợ các ngôn ngữ,..). Một đất nước còn nghèo, trình độ phát triển chưa cao, đi sau nhiều nước khác và chưa quan tâm đầu tư nhiều cho ngôn ngữ thì chắc chắn phải nhận nhiều thiệt thòi và ảnh hưởng. Chữ Latin mà có nhiều hơn 6 chữ cái nguyên âm thì hẳn có những thay đổi thú vị! Hoặc giả như một Trung Hoa, Hi Lạp hay Ả Rập hùng mạnh, có ảnh hưởng bao trùm thì thế giới giờ này đã những trang sách đầy lạ lẫm lắm đây!
    Như trên đã trình bày thì ta thấy khó mà thay các dấu thanh bằng chữ cái nguyên âm. Các chữ cái phụ âm có vẻ như là thích hợp hơn. Bảng chữ cái Latin có tới 20 phụ âm, trong đó có một số chữ phải nói là hơi dư thừa hay ít ra là được sử dụng hạn chế như Q, J, Z, ?(ngay cả đối với nhiều tiếng Tây). Khi phụ âm đảm nhận vai trò của âm đầu, đứng trước nguyên âm thì khá độc lập và rõ ràng, không có sự nhần lẫn nào đáng kể nên sẽ không xét đến. Ta chỉ nói đến khi nó đứng sau nguyên âm, đảm nhận vai trò âm cuối.
    Vì âm cuối nằm trong vần nên nó quan hệ chặt chẽ với âm chính nguyên âm nên nếu muốn dùng các chữ cái phụ âm thay cho dấu thanh thì phải loại trừ số này ra:: N, M, T, P, C, G (thay cho NG), H (thay cho NH).
    Mặt khác, ta không chỉ thay 1 dấu bằng 1 chữ cái mà còn phải rút gọn chúng nếu có thể. Nếu thay dấu + âm cuối = 1 âm cuối mới thì mới có thể rút gọn đáng kể và có hệ thống. Tức là ta cần 1 lớp các chữ cái khác tương đương với âm cuối hiện có như N-L, M-V, T-D, P-B, C-K, G-H, I/Y-J, U/O-W. Khi này, số chữ cái phụ âm còn lại không dùng chỉ còn F, Q, R, S, X, Z. Âm cuối NG và C có thêm biến thể khác là NH và CH nên thực tế phải cần thêm GH (không còn chữ cái đơn nào nên đành phải ghép 2) và Q. Và cuối cùng ta chỉ còn đúng 5 phụ âm, để thay thế cho 5 dấu thanh.
    Các dấu của âm chính chỉ có dấu ớ (mũ ^), dấu ơ (râu) và dấu á (trăng). Lí thuyết thì ta chỉ cần 3 chữ cái/kí tự là đủ (giống như gõ telex, vni đã dùng). Ta không thể dùng phụ âm vì gần như đã cạn kiệt nếu cố thay sẽ rất dễ dẫn đến xung đột và nhầm lẫn. Dùng nguyên âm thì có được không? Có hợp lí không? Khi đã chấp nhận giảm độ chính xác và hợp lí so với chữ tiếng Việt chuẩn (có dấu) thì may mắn là số tổ hợp (gồm 2 nguyên âm) lại cũng vừa đủ dùng để thay thế. Thử xét:
    + Các tổ hợp cũ (đã được dùng): IA, UA, OA, YA; IE, UE, OE, YE; UO, EO, AO; UI, OI, AI; IU, EU, AU, UY, AY
    + Các tổ hợp chưa dùng: EA, AE, IO, EI, YI, OU, YU, EY, OY
    *Lưu ý là:
    Y còn được dùng như 1 phụ âm đầu do đó không nên dùng các tổ hợp có Y đứng đầu để thay cho (nguyên) âm có dấu. Cái nữa là I/Y và U/O còn được dùng làm âm cuối cho /i/ và /u/ nên nếu có dùng chúng thì cũng phải tránh các trường hợp đó ra.
    Và để thân thiện, quen thuộc với những gì người ta đã dùng với chữ Việt chuẩn thì những âm chính có thay dấu phải giữ lại được phần gốc ?" phần chữ cái nguyên âm của âm chính đó. Nghĩa là:
    Ă => AX thì vẫn còn phần gốc âm A
    Ê => EX thì vẫn còn phần gốc âm E
    ?
    Và kết quả là:
    Ô => OU, rất may âm cuối U không bao giờ đi sau các âm có gốc O. Hơn nữa U cùng cột âm sau tròn môi như O. Không nên dùng OY vì Y khi này đã dùng làm âm cuối (ÔI => OY)
    Ê => EI, I không bao giờ đi sau các âm có gốc E, mà I cùng cột âm trước không tròn môi với E. Dùng EI vẫn hay hơn dùng EA và EY vì EI có kết cấu tương tự như OU.
    Với Ă và Â, ta chỉ có 1 tổ hợp AE. Nhưng thật may là bản thân Ă, Â không thể đứng một mình để tạo thành vần mà phải luôn có chữ âm cuối. Do đó ta sẽ kết hợp thêm cái quy tắc rút gọn
    Dấu (âm chính) + âm cuối => âm cuối mới. Nên dùng quy tắc này cho  như ÂN => AL, ÂT => AD,? còn Ă => AE. Điều này là hợp lí vì Ă cùng cặp với A, tương đồng như Ê cùng cặp với E, Ô cùng cặp với O.
    Với Ư và Ơ thì ta lại không còn tổ hợp 2 chữ nguyên âm nào mà dùng nữa. Đến đây tưởng kẹt quá rồi nhưng xem xét kĩ lại các phụ âm đã được dùng ta sẽ thấy H và Q dùng rất hạn chế. Trong 2 chữ này Q mà đi sau nguyên âm thì người ta sẽ dễ phát âm và hiểu như là 1 âm /k/. Trong khi đó thì H lại rất phù hợp (như đã phân tích ở bài trước). Hơn nữa, không hề xảy ra xung đột nào đáng kể vì trong tiếng Việt chuẩn chỉ có INH, ÊNH, ANH mà không bao giờ có UNH, ONH. Quả là ?ohờ ơ hơ huyền hờ? => hờ đi với ơ có khác. Do đó:
    Ư => UH
    Ơ => OH
    Và các tổ hợp khác ƯA => UAH, UƠ => UOH,?
    Khi có âm cuối thì Ư, Ơ dùng theo quy tắc giống như Â, do đó lại rút gọn được luôn chữ H. Vd: ƯT => UD, ƠN => OL?
    Như vậy, khử dấu cho âm chính là phức tạp nhất, ta có thể bỏ không (nếu không ảnh hưởng), thay dấu bằng 1 nguyên âm gần kề với nguyên âm gốc, thay dấu bằng 1 phụ âm gần nguyên âm (chữ H) hoặc kết hợp với âm cuối và thay bằng 1 âm cuối khác cũng gần kề với âm cuối cũ.
  6. wuwudao

    wuwudao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2009
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    Minhf kumgx doomgf tinhf viiis Hi Na
    Bao nhieu koomg siik miiis timf ra
    Mootj loois co rieng minhf di laij
    Nay dem cie ser deer goij laf...
  7. hinattvn

    hinattvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Hi hi, bác wuwudao còn làm thơ tứ tuyệt nữa à! Vần điệu đấy chớ!
    Dường như bác cũng có một lỗi viết riêng, theo sát ngữ âm. Cũng như bác Liv, và một số người khác chúng ta viết phải giống nhau đến mấy phần đó nhỉ, nên có thể hiểu qua hiểu lại được.
    À, bác đang có gì muốn chia sẻ với ae chăng!?
    Quay lại với kiểu chữ trên thì xin được bổ sung thêm một số ý thế này:
    - 7 quy tắc (qt) kể trên xem ra không phải là khó nhớ lắm vì có những cái được lấy lại ngay từ chữ viết chuẩn (như qt1); Với qt2 thì ai đã từng dùng máy tính, điện thoại hay các thiết bị điện tử chắc không lạ lắm với cái kiểu rút gọn mất dấu của âm như viết IEM tức là IÊM, UÔT tức là UOT... qt3 thì chỉ dùng cho Ô và Ê khi nó đứng 1 mình trong vần hay khi đi sau nó là phụ âm. Khi đã nắm được 3 qt đầu thì qt5 chính là sự kế thừa và tổng hợp của chúng mà thôi. qt4, 6, 7 thì phải ghi nhớ một tí nhưng cũng không đến nỗi nào so với bao nhiêu cái rắc rối tiếng Tây phải học. Ai mà quen thuộc với ngôn ngữ mạng hay có để mắt một tí đến quy luật, đặc điểm của tiếng Việt thì sẽ sớm quen thuộc. Các qt này được áp dụng để chuyển đổi một cách đồng bộ, thống nhất gần như không có bất quy tắc, không như một số kiểu chuyển đổi mà ta đã từng thấy. Điều này sẽ làm đơn giản việc chuyển đổi qua lại giữa nó và chữ Việt chuẩn.
    - Dù có chuyển đổi như thế nào đi chăng nữa thì có 2 thành phần quan trọng luôn được giữ nguyên trong tất cả các chữ được chuyển đổi, đó là phụ âm làm âm đầu (thành phần viết tắt, thay thế cho cả chữ của tiếng đó - đại diện phần HÌNH) và nguyên âm làm âm chính (thành phần tạo nên âm cho cả vần và cả tiếng - đại diện phần ÂM). Tức là nó vẫn giữ được cái khung hay của đơn vị cơ sở của tiếng Việt. Người đọc sẽ dễ dàng nhận dạng chữ đó, việc chuyển đổi lại chữ Việt cũng sẽ dễ dàng hơn.
    - Những chữ dùng thay cho dấu thanh (F, S, R, X, Z) thấy rất gần gũi với kiểu gõ telex nhưng không được tối ưu lắm. Chúng thay cho tới 5 trên tổng số 6 dấu thanh, tức là xác suất dùng quá lớn, tương đương với nguyên âm (vì chữ Việt nào cũng có thanh điệu cả). Khi chúng đi sau nguyên âm đơn thì nếu không quen ta sẽ có cảm giác chúng như là những âm cuối vậy, nhất là chữ F, chẳng hạn IF, OF >> dễ lớ qua IP, OP mà đúng phải là Ì, Ò - chắc có lẽ giao thoa với tiếng Anh).
  8. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Em tabz viet moutz luc cho koen :D
    KOA DEOF NGAG
    Buok tojs deof Ngag bogs xeis taf
    Kor kaj chen das, las chen hoa
    Lom khom zuojs nuis tieuf vaif chus
    Lac dac bein sogh rohz majs nhaf
    Nhohs nuok dau longf con kuok kuok
    Thuogh nhaf moir miegz cais ja ja
    Zughf chal dughs laiz trojf non nuok
    Moutz mahr tihf rieg ta vojs ta
    LONG THAHF HOAIF COHR
    Taoz hoas gaj chi kuokz his truoghf
    Dens nay thavs thoat majs tih suogh
    Lois xuah xe nguahz honf thu thaor
    Nenf kux law daif bogs tiqz zuogh
    Das valx troh gan cungf tueis nguyetz
    Nuogh conf cau medz vojs tag thuogh
    Nganf nav guogh cux soi kim kohr
    Kahr ajs nguojf daj luogs doanz truoghf
  9. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Hi hi, sau khi viet moutz hojf thif kungx koen zalf zalf, nhugh chak laf konf sai nhieuf...
    Taiz haz xin fep thak mak moutz chut: taiz sao Ê --> EI mah khoug fair Ê --> EH?
  10. wuwudao

    wuwudao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2009
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý với hinattvn. Thấy các bạn Liv, hinattvn và các bạn khác có nhiều tâm huyết với vấn đề chữ viết tiếng Việt nên tôi rất thích. Tiếc là đang bận rộn nên chưa thể trao đổi nhiều về lí luận với mọi người được. Bây giờ gửi cái này các bạn đọc cho vui và đối chiếu với cách của các bạn khác xem sao:
    Dyy thoon Vix Zaj
    Sao enh khoomg veef ciii thoon Vix
    Nhinf naangs hangf kau naangs miiis leen
    Viynf ai miyt kwas xenh nhii ngoqj
    Las truq ce ngang maatj ciix dienf
    Zos theo loois zos myy diyngf myy
    Zomgf niyk buonf thiu hwa baap lay
    Thwienf ai dyuj beens soomg traang dos
    Kos cyr traang veef kipj toois nay
    My khec diyngf xa khec diyngf xa
    Aos em traangs kwas nhinf khoomg ra
    Yr dyy siyng khois myf nhyn enhr
    Ai biet tinhf ai kos dymj daf
    Hanf Maakj Tiir
    c- thay co ch
    d- thay co đ
    f- thay co ph
    g- thay co gh
    k- thay co c, q
    z- thay co d, gi
    w thay co o, u
    aa thay co ă
    ee thay co ê
    ie thay co iê
    ii thay co ư, ơ
    iy thay co ươ
    oo thay co ô
    uo thay co uô
    y thay co ơ, â
    -c thay co ch
    -k thay co c
    -mg thay co ng (sau u, oo, o)
    -q thay co c (sau u, oo, o)
    f thay co zyus hwienf
    r thay co zyus hoir
    x thay co zyus ngax
    s thay co zyus saangs (saak)
    j thay co zyus naangj, naakj

Chia sẻ trang này