1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

1 kiểu chữ Việt thay dấu của Hi Na

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi hinattvn, 19/12/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hinattvn

    hinattvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Nói chung, chỉ dùng 26 chữ cái Latin để ghi âm cho tiếng Việt thì chưa hay bằng việc có thêm dấu má. Tức là chữ có dấu vẫn là phù hợp nhất với tiếng Việt hiện nay (những điểm nổi bật như ngắn gọn, đẹp mắt, sát ngữ âm). Tất nhiên nó cũng cần chỉnh sửa thêm một chút để chuẩn hơn. Tuy nhiên, trong phạm vi tìm hiểu, tiếp cận những xu hướng mới, ứng dụng trong các hoàn cảnh đặc thù thì chúng ta hoàn toàn có thể dùng với các kiểu chữ thay dấu, rút gọn.
    Sự điều chỉnh, thay đổi về phụ âm đầu có lẽ dễ dàng hơn cả, dù có chút ít khác nhau nhưng không có gì khó khăn lắm trong việc thừa nhận và chấp nhận. Em cũng đồng ý và sẽ chỉ nhắc lại khi có dịp.
    Về nguyên âm chính, bác Liv đã hệ thống lại; điều này giúp em nhìn vấn đề rộng rãi và mắc xích hơn. Như bảng nguyên âm đã dẫn ở trên, chúng ta đều thấy có tổng cộng 14 nguyên âm chính (gồm cả 3 nguyên âm đôi và 2 nguyên âm gọi là ngắn). Chúng sắp xếp khá hệ thống, rải đều và đối xứng nhau trong bảng. Nếu chỉ dùng phương pháp a (PP1) thì không thể, chắc chắn sẽ phải dùng kết hợp. Một cách nhìn nhận khác là ta có thể sắp xếp chúng thành 7 cặp gồm 3 cặp đơn-đôi (I-IÊ, U-UÔ, Ư-ƯƠ), 2 cặp dài ngắn (A-Ă, Ơ-Â) và 2 cặp tương đồng (E-Ê, O-Ô). 7 cặp này có chính (những âm đầu), có phụ (những âm sau), tức là có 7 âm chính chính (tạm gọi là chính gốc) và 7 âm chính phụ (tạm gọi là chính cặp). Do đó, dùng theo PP1 thì cần 7 kí tự để kí hiệu cho 7 âm chính; trong đó, đã có sẵn 5 kí tự nguyên âm hoàn toàn tương ứng rồi nên rõ là chỉ cần 2 cái nữa (cho Ư và Ơ). Theo logic này (và cũng là đề xuất của nhiều bác), 2 kí tự được ưu tiên lần lượt là W và Y. Thực ra dùng 2 kí tự này không đơn giản và lí tưởng như mong muốn vầy đâu, em sẽ nói rõ hơn ở phần sau.
    Nếu dùng thêm 1 kí tự (vd chữ H) để đi sau 7 kí tự âm chính gốc thì ta sẽ hoàn chỉnh kí hiệu cho cả 7 âm chính cặp luôn. [=>Nhảy qua phương pháp b ?" PP2]
    Còn khi xét đến vần có âm cuối, ta có thể rút gọn kí tự H bằng việc thay đổi kí tự cho âm cuối (thay bằng 1 kí tự tương đồng). Cách này có cái giông giống với những gì em đã dùng và trình bày ở bài trước. Vd: A+N => AN, Ă+N => AL; U+T => UT, UÔ+T => UD;? [=> nhảy qua phương pháp c ?" PP3]. Nhìn tổng quá thì đã dùng qua phương pháp d ?" PP4, tức là kết hợp cả 3 phương pháp đầu.

    Trong PP2, không phải kí tự nào cũng có thể đi sau âm chính gốc, nếu chỉ dùng 1 chữ (H) thì quá đơn giản, đồng bộ và tổng quát cho ta. Nhưng thực tế, ta phải xét đến nguyên tắc kế thừa như I+Ê => IE/IA chứ khó thể là IH, Ư => UH chứ khó có thể là WH,? Hai là âm chính không chỉ đứng một mình hoặc đi với các âm cuối phụ âm mà còn đi với âm cuối nguyên âm (bán phụ âm) và cả âm đệm nữa ?" 2 cái này lại dùng chính kí hiệu của nguyên âm như Ă+I = AY, W+Ê = UÊ, W+Â+I = UÂY. Để H ở cuối hay kẹp ở giữa nhiều khi không hài hoà, dư thừa, tức là khó có thể Ă+I =>AHI/AIH, W+Ê => UEH, W+Â+I => UYH?
    PP3 thì như em và cả bác Liv đã nói ở một phần ở trên. Hơn nữa, muốn dùng âm cuối để phân biệt âm chính gốc và âm chính cắp thì ta cũng phải xây dựng các cặp kí hiệu âm cuối gốc và âm cuối cặp (nhằm rút gọn âm chính cặp). Vì âm cuối cặp này thực tế vẫn chỉ là kí âm cho âm cuối gốc, chỉ có thay hình dạng nên ta có thể gọi nó bằng 1 cái tên khác: âm cuối ảnh. Có tới 11 âm cuối (gồm cả âm ?"I, -U, -? (zero) và tách -C/CH, -NG/NH). Với âm cuối -? thì ta không cần áp dùng vì đã phân biệt bằng ?"H như đã nói ở trên. Thế nên cần thêm 10 kí hiệu nữa để cặp với ?"N, -T, -M, -P, -NG, -C, -NH, -CH, -I, -U. Dùng thêm PP3 ta cũng sẽ khắc phục được một phần rắc rối trong PP2
    Em thấy rằng, chỉ có kết hợp cả 3 PP + một số quy tắc nữa mới có thể đem lại hiệu quả cao. Bác Liv có lẽ nhầm khi cho rằng Hina dùng hoàn toàn theo phương pháp 2. Như bác thấy thì chính xác phải là PP4 tức kết hợp cả 3 PP kể trên. (Em vẫn giữ lại các kí hiệu nguyên âm đơn cho âm chính đứng 1 mình hay cả khi có âm cuối; có dùng 2 kí tự (cả 2 nguyên âm hoặc 1 nguyên âm + 1 phụ âm) để kí hiệu cho một số âm chính (nhất là âm chính cặp); có dùng kí hiệu âm cuối ảnh để thay cho âm cuối gốc trong nhiều vần có âm chính cặp). Em áp dụng việc này tuy không trọn vẹn cho tất cả các âm (vì còn phải xét đến tính kế thừa với chữ Việt chuẩn, tính sâu sát với ngữ âm và đặc điểm của tiếng Việt) nhưng đều chặt chẽ, đồng bộ và nhất quán, hầu như không có ngoại lệ. Cũng vì phải tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc đã để ra nên số kí tự sử dụng trong 1 tiếng có lúc nhiều, chưa rút gọn triệt để nhưng dù có rút gọn mấy thì phần cốt lõi của 1 tiếng là phụ âm đầu và nguyên âm chính vẫn luôn có mặt. Với phiên bản sau (HN2.0), em đã tăng khả năng rút gọn ?" tất nhiên là sẽ không được sâu sát và quen thuộc như trước rồi!
    Chữ Việt chuẩn thực tế là có áp dụng một trong những phương pháp kể trên, chẳng hạn: A+I => AI, Ă+I => AY (cùng âm chính gốc A, thay đổi âm cuối I thành Y); dùng IÊ/IA để thay cho âm chính cặp IÊ. Ngoài ra, khi xét đến việc thay thế dấu thì ta còn phải kể đến 1 phương pháp nữa, những âm tương đồng (cùng cặp, cùng nhóm, gần nhau) thì có khả năng tổ hợp của nó với các âm khác tương tự nhau vd:
    W+E = OE, W+Ê = UÊ hay U+I = UI, UÔ+I = UÔI
    nhưng giữa chúng cũng có dị biệt mà âm này có thể kết hợp còn âm kia thì không (tất nhiên là có quy tắc), vd:
    I+Ê => IÊ, mà không có I+E
    U+Ô => UÔ, mà không có U+O
    thế nên, lợi dùng khả năng tương đồng dị biệt mà ta có thể khử được dấu mà không cần sự thêm thắt, thay đổi nào, vd:
    W+Ê => UE, UÔ+I => UOI,?
  2. wuwudao

    wuwudao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2009
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    "Thông lệ quốc tế" (trong ngoặc kép) là đùa cho vui.
    "Chỉ có tiếng Anh..." là đủ mạnh để bắt mọi người ở khắp nơi trên thế giới, kể cả người Trung Quốc, phải học nó như một ngôn ngữ giao tiếp quốc tế, mặc dù so với tiếng Hán, số người nói tiếng Anh ít hơn nhiều !
    Người Việt biết tiếng Anh ngày càng nhiều, nhất là thế hệ trẻ. Tương lai có lẽ tất cả hoặc phần lớn trẻ em Việt Nam (sinh ra và lớn lên trong thời kì "đổi mới" và "hội nhập") đều phải học tiếng Anh ! Ngay cả những người không biết hoặc không thích tiếng Anh cũng thường phải nghe, phải thấy "WOW", "WATER PARK", WONDER LAND", TAIWAN, TAEKWONDO, WIKIPEDIA, W.C. ... hàng ngày ! Do đó, W sẽ trở nên quen thuộc với mọi người thôi.
    Trong "chữ quốc ngữ", u vừa dùng để ghi nguyên âm chính /u/ (như u trong "khúc"), vừa dùng để ghi âm cuối /w/ (như u sau trong "khuỷu") và cũng dùng để ghi âm đệm /w/ (như u trước trong "khuỷu"). Rất nhiều người tưởng rằng u trong "thúi" và u trong "thuý" là giống nhau. Thật ra, trong "thúi", u là âm chính, dấu thanh đặt trên âm chính này, i là âm cuối, không mang dấu thanh ("thúi"). Còn trong "thuý", u là âm đệm, không mang dấu thanh, y mới là âm chính, mang dấu thanh ("thuy''").
    "Chữ quốc ngữ" ra đời đã lâu, không phản ánh đúng ngữ âm tiếng Việt hiện thời. Nay chúng ta tìm một phương án chữ việt mới, có lẽ nên dựa vào 3 nguyên tắc: 1, chỉ dùng 26 chữ cái thông dụng trên thế giới và có sẵn trên bàn phím máy tính, điện thoại..., 2, phản ánh đúng ngữ âm tiếng Việt hiện nay, và 3, càng thân thiện, quen thuộc, gần gũi với thói quen dùng chữ quốc ngữ chừng nào càng dễ được chấp nhận hơn chừng nấy.
  3. starboard_side

    starboard_side Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    463
    Đã được thích:
    0
    Các bạn có lòng nghiên cứu thật là quý nhưng tại sao không chịu đọc lại các bài cũ trong Box nhỉ> Những vụ án chữ D/Z, W/H ... hồi trước bàn nát ra rồi mà
    Với lại, cách cải tiến này của các bạn vẫn chưa triệt để: Để "Đơn giản hoá" các nguyên âm, chúng ta phải dùng nhiều kí tự hơn để thay thế. Như vậy, về khối lượng in ấn. lưu trữ bằng giấy hay máy tính đề không giảm được bao nhiêu mà có khi còn tăng lên. Lí do muốn dùng bảng mã ASCII thay cho Unicode cũng không thật sự thuyết phục. Nếu máy tính của tôi không có bộ gõ tiếng Việt Unicode (hơi lạ trong thời buổi này) thì tôi có thể:
    1/ Gõ không bỏ dấu và hy cọng ngượi đọc có thể suy diễn nội dung. Cáh này hơi nguy hiểm
    2/ Cứ gõ theo đúng nguyên tắc bỏ dấu của bộ gõ VNI )nếu ở trong Nam) hoăc Telex )ngoài Bắc). Ít nhất tôi cũng làm được việc là ghi lại nội dung cần thiết.
    Cách ghi tiếng Việt kiể mới của các bạn là đang phát minh lại cái bánh xe hình tròn đấy.
  4. starboard_side

    starboard_side Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    463
    Đã được thích:
    0
    Xin cho ví dụ
    Trong này có nhiều bài viết hay, xin mời xem lại: http://5nam.ttvnol.com/tiengviet/225214.ttvn
  5. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Thế cũng được, vậy cứ theo ý huynh, ta dùng W cho âm /w/.
    Nếu ta dùng W cho /w/ thì có thể đồng thời dùng W thay cho "ư" đực không? Tại hạ chưa tìm thấy trở ngại nào khác cho việc này, ngoại trừ vấn đề WI ("ưi" hay "uy"), mà như tại hạ đó
    Chứ vì để dành một kí tự cho /w/ mà ta phải đánh mất một kí tự cho nguyên âm thì quá phí. Như tại hạ đã chỉ ra, vấn đề nguyên âm khó giải quyết hơn, nếu gặp tranh chấp thì nguyên âm cần được ưu tiên.
    Ngay cả phương pháp như Hina nói (chia làm 7 cặp) cũng cần đến 7 kí tự nguyên âm, nếu không dùng quá nhiều digraph.
  6. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Ý tưởng này có vẻ cực đoan, nhưng phải nói là quá hay :D Đúng là nguyên âm có thể chia làm 7 cặp như bác Hina đã chỉ ra.
    Nếu dùng thêm W và Y cho đủ 7, và dùng H để phân biệt, ta sẽ có:
    I .................... W .................... U
    IH ............... WH ................... UH
    EH .......... Y ..... YH .............. OH
    E ............. A ..... AH ............... E
    Thử viết một đoạn với bộ nguyên âm này:
    Sao anh khohng ve`h chyi thohn Vi~
    Nhin na''hng ha`ng cau na''hng my''i lehn
    Vw`hn ai mw''ht quá xanh nhw ngoc
    Lá tru''c che ngang maht chw~ di`hn.
    Mong được nghe huynh nói thêm về vấn đề khi sử dụng W và Y.
  7. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Điểm này cũng đồng ý với bạn. Càng tìm hiểu thì ta càng thấy rằng việc sử dụng dấu (diacritics) để biểu diễn thanh điệu trong tiếng Việt là điều hợp lí.
    Do đó có lẽ ta nên tập trung vào việc khử các dấu không dùng để biểu diễn thanh điệu thì hay hơn (tức các dấu mũ, dấu râu, dấu á), tức tập trung vào việc biểu diễn nguyên âm mà không cần diacritics. Nếu làm đuoc việc đó rồi thì tất cả các dấu sẽ chỉ còn dùng để biểu diễn thanh điệu mà thôi, và sẽ không có những trường hợp hai dấu đè lên nhau nữa.
  8. wuwudao

    wuwudao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2009
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    Mình nghĩ là được. Thật ra vần "ưi" chỉ xuất hiện trong một số ít tiếng thôi. Đó là "chửi", "gửi", "cửi", "ngửi". Như vậy, "cửi" và "quỉ" sẽ viết giống nhau: "KWIR". Trong ngữ cảnh văn bản chắc cũng sẽ không gây nhầm lẫn đâu nhỉ.
    Điều này thì mình hoàn toàn đồng í với bạn Liv.
  9. starboard_side

    starboard_side Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    463
    Đã được thích:
    0
    Làm sao bạn biết là không nhầm. Bạn có nghe 2 câu sau chưa:
    Bữa qua qua nói qua qua mà qua không qua, bữa nay qua không nói qua mà qua qua.

    Ấy đừng ấy tớ như thế. Âsy ấy như ấy tớ cứ ấy ấy thế nào aasy
  10. wuwudao

    wuwudao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2009
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0

    Cảm ơn bạn starboard_side đã góp í.
    Cũng cảm ơn bạn đã chỉ cho tôi xem được mấy bài viết hay về tiếng Việt. Tiếc là có nhiều bài không xem được. Chắc tại lâu rồi nên không còn xem được nữa.
    Bây giờ có đôi lời trao đổi với bạn cho vui như sau:
    Làm sao bạn biết là tôi biết?
    Tôi có nghe qua mấy câu này rồi, thấy rất thú vị.
    Còn bạn có nghe mấy câu sau chưa:
    "......
    "Thấy ai ai ta cũng ai ai,
    "Ai ai ấy thì ta cũng ấy !
    "....." ?
    Chúc bạn vui.

Chia sẻ trang này