1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

1 kiểu chữ Việt thay dấu của Hi Na

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi hinattvn, 19/12/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Bác SB _S bỏ dấu không nhất quán nhé, khi thì bỏ sau nguyên âm, khi thì cuối tiếng
  2. starboard_side

    starboard_side Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    463
    Đã được thích:
    0
    Hi hi,, đấy là nhờ bộ gõ tiếng Việt của mình có hỗ trợ bỏ dấu cuối từ. Mình thì quen gõ lung tung thành tật mất rồi.
    Gửi bạn Hina: Nếu bạn và các bạn khác muốn tạp ra kiểu viêt chữ Việt mới thì thử viết thành 1 bài luận với đề cương sơ bộ như sau có được không? Làm Khoa học xã hội thì cũng phải trình bày vấn đề cho khoa học thì mới dễ thuyết phục người khác được.
    Tên đề tài: CÁCH VIẾT CHỮ VIỆT MỚI
    PHẦN 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
    1/ Mục đích của đề tài
    2/ Cơ sở khoa học của đề tài: nêu đại cương, chưa đi vào chi tiết
    3/ Lợi ích của đề tài: đại cương
    PHẦN 2: CHI TIẾT
    A/Bối cảnh chung
    1/ Phân tích các ưu nhược điểm của cách viết tiếng Việt hiện nay
    2/ Các hạn chế của cách viết hiện nay ảnh hưởng đến sự phát triển (chung/riêng) thế nào
    3/ Các công trình cải tiến đã có, ưu nhược điểm, hạn chế.
    B/ Nội dung đề tài
    1/ Các cơ sở để phát triển cách viết mới
    2/ Quy tắc viết mới
    3/ Ưu điểm so với cách viết hiện nay và các đề xuất trước đó.
    4/ Ảnh hưởng của cách viết này tới quá trình phát triển của tiếng Việt và Việt Nam
    5/ So sánh về mặt kinh tế giữa việc duy trì cách viết hiện nay và việc chuyển đổi sang cách viết mới
    6/ Các tồn động cần giải quyết khi chuyển đổi cách viết
    C/ Kết luận
    Các bạn thử làm xem sao nhé.
  3. hinattvn

    hinattvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Xin trao đổi với bác Liv và Wuwudao trước, bác starboard side thì sẽ trả lời sau vậy.
    Vâng! Cần phân biệt giữa âm và chữ - em coi điều đó là rõ ràng. Chữ.. giới hạn khách quan >> phải khéo léo, được này mất kia >> để có thể thể hiện ?~tương đối?T chích xác hệ thống ngữ âm tiếng Việt. Đó cũng chỉ là băn khoăn, gợi mở và chia sẻ của em; cũng như muốn hiểu thêm suy nghĩ, cách giải quyết của bác thôi. Chúng ta có nhiều con đường, nhiều phương cách để lựa chọn sao cho hợp lí nhất!
    Các bác thử xem các âm đầu sau:
    /z/ như trong chữ: da, dóng, dòng, dịu ?
    /j/ như trong chữ: gia, gióng, giòng, giềng, gì,?
    /r/ như trong chữ: ra, rít, rỗng,?
    /y/ như trong chữ: Ya-ly, Yê-men, yô-ga (không phải là i-a-li/da-li, i-ê-men/dê-men, i-ô-ga/ dô-ga)
    Có thể thấy là /z/ và /j/ đang dần hoà làm 1, trước mắt thì chúng vẫn là 2 âm khác nhau
    Và /y/ đang dần tách biệt và dùng rõ như 1 âm khác với /z/ hay /i/
    Âm đầu Y cũng như P, có lẽ dần được hình thành từ chính quá trình phát triển của tiếng Việt. Hay như các vần uơ (thuở), uơi (bình quới), ưm (hừm), uo (ngoạy nguọ), uyu (khúc khuỷu), oeo (ngoằn ngoèo), uyêc (xuyệc), ưn (sưn sứt, sừn sựt), ươu (hươu), ơng (lơng nhơng), oong (toòng teng, láng coóng)? không phải thời nào cũng có, cũng dùng, cũng phổ biến. Chúng ta nên giữ gìn và phát huy.
  4. wuwudao

    wuwudao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2009
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    Đúng vậy! Cái này thì chắc chúng ta đã tự hiểu từ lúc mới nêu vấn đề; hay trong các chủ đề trước đó rồi! Chẳng qua là nhắc lại cho rõ ràng hơn mà thôi. À, tổng hợp nên 1 kiểu chữ là em mong muốn và cố gắng phần lớn dựa trên bản chất/đặc điểm của tiếng Việt, còn mĩ cảm, xu hướng và thói quen chỉ nên là cái phụ.
    [/QUOTE]
    Đồng í với bạn Hi Na là "phần lớn dựa trên bản chất/đặc điểm của tiếng Việt, còn mĩ cảm, xu hướng và thói quen chỉ nên là cái phụ". Tôi nghĩ vì cách chúng ta nhìn nhận hệ thống ngữ âm tiếng Việt có khác nhau nên đi đến giải pháp khác nhau đó thôi.
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    Trích từ bài của hinattvn viết lúc 22:10 ngày 30/01/2010:
    ________________________________________
    - Dù vần ưi, ưm, ứt hiếm so với vần ơi, ơm, ớt nhưng không có nghĩa là không xảy ra xung đột nhầm lẫn khi viết giống nhau. Mà chữ Việt chuẩn đã không hề gây ra tình trạng này, thế nên nếu ta muốn phản ánh đúng ngữ âm tiếng Việt thì phải giải quyết tốt hơn trục trặc này.
    ________________________________________
    "Chữ quốc ngữ" cũng chỉ là một kiểu chữ ghi âm tiếng Việt có nhiều khuyết điểm. Trong thời đại thông tin thì nó là một trở ngại thật sự trong tiến trình phát triển của chúng ta. Tôi thấy đó không phải là "chữ Việt chuẩn" như bạn nói đâu.
    [/QUOTE]
    Theo bác thì thế nào mới chuẩn? Em gọi là chữ chuẩn bởi vì nó được thống nhất, được quy định, được ban hành bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; được mọi người thừa nhận và sử dụng. Nhưng chuẩn không có nghĩa là không cần chỉnh. Nó.. cũng giống như ta đang áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9001 cho công việc. Nếu thực tế đòi hỏi những cái hợp lí hơn thì sẽ có những điều chỉnh, lựa chọn mới. Nó đòi hỏi cả quá trình tích luỹ thực tiễn, ?onhúng? công nghệ mới và khả năng thích ứng, vận dụng của hệ thống. Và kết quả tiếp theo sẽ có thể là ISO 9002. Trước khi có ban hành và quy định áp dụng thì chuẩn vẫn là ISO 9001. Chúng ta có thể tích cực tham gia bằng 1 phần nhỏ vào việc thúc đẩy nâng cấp chuẩn là quý rồi! Chữ kiểu nào cũng có giới hạn của nó, khuyết điểm và vấn đề của chữ quốc ngữ không phải là không có nhưng chắc không đến nỗi nhiều lắm chứ bác!
    [/QUOTE]
    Hoá ra bạn Hi Na với tôi hiểu chữ "chuẩn" theo nghĩa khác nhau !
    "Chuẩn bởi vì nó được thống nhất, được quy định, được ban hành bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; được mọi người thừa nhận và sử dụng" Chuẩn theo Hi Na, như vậy là mang tính xã hội. Còn í tôi "chuẩn" là hợp lí, khoa học, mang tính khách quan tự nhiên. Có thể sau khi "thống nhất ngôn ngữ", chúng ta sẽ đi đến đồng quan điểm cũng không chừng.
    Các bác thử xem các âm đầu sau:
    /z/ như trong chữ: da, dóng, dòng, dịu ?
    /j/ như trong chữ: gia, gióng, giòng, giềng, gì,?
    /r/ như trong chữ: ra, rít, rỗng,?
    /y/ như trong chữ: Ya-ly, Yê-men, yô-ga (không phải là i-a-li/da-li, i-ê-men/dê-men, i-ô-ga/ dô-ga)
    Có thể thấy là /z/ và /j/ đang dần hoà làm 1, trước mắt thì chúng vẫn là 2 âm khác nhau
    Và /y/ đang dần tách biệt và dùng rõ như 1 âm khác với /z/ hay /i/
    Âm đầu Y cũng như P, có lẽ dần được hình thành từ chính quá trình phát triển của tiếng Việt. Hay như các vần uơ (thuở), uơi (bình quới), ưm (hừm), uo (ngoạy nguọ), uyu (khúc khuỷu), oeo (ngoằn ngoèo), uyêc (xuyệc), ưn (sưn sứt, sừn sựt), ươu (hươu), ơng (lơng nhơng), oong (toòng teng, láng coóng)? không phải thời nào cũng có, cũng dùng, cũng phổ biến. Chúng ta nên giữ gìn và phát huy.
    [/quote]
    Chỗ này thì đồng í với Hi Na nhưng tôi nghĩ chúng ta phải giải quyết cái tổng thể, đại cương trưóc, sau đó mới đi lần tới tiểu tiết, chi li.
    Khi có thì giờ thong thả sẽ bàn tiếp với các bạn. Tôi thấy câu chuyện của chúng ta thật là thú vị đáy chứ. Càng ngày càng thấy mình hiểu thêm về tiếng Việt và càng iêu tiếng Việt nhiều hơn.
  5. hinattvn

    hinattvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Không phải là 1 kiểu chữ mới nào đó ra đời thì sẽ thay thế hay phá chữ cũ. Sao không thể là bổ trợ, thúc đẩy và hoàn thiện hơn ngôn ngữ nước nhà! Cuộc sống và xã hội quá phong phú, đâu phải lúc nào cũng chuẩn 1 kiểu duy nhất. Tuỳ mục đích riêng, tuỳ hoàn cảnh cụ thể mà ta áp dụng cho phù hợp chứ! Em chắc là nhiều người chúng ta cũng không ít lần dùng thêm những kiểu chữ phi chuẩn. Có thể là theo quy ước của 1 nhóm người nào đó, có khi còn tự định nghĩa mà chỉ mình mới hiểu.
    Còn nhớ tiếng Nhật có tới 3 kiểu chữ khác nhau. Tiếng Hoa thì ngoài phồn thể, giản thể, lại còn có bính âm. Ngay trong tiếng Việt thì chữ Hán, chữ Nôm vẫn có chỗ đứng dù nhỏ. Rõ ràng mỗi cái có 1 vai trò khác nhau. Chỉ ở một số khía cạnh nào đó thôi, chứ em không có ý so sánh tương đương một số kiểu chữ chế mới với chữ quốc ngữ vì chúng còn quá thô, đang trong quá trình tìm hiểu, trao đổi và xây dựng. Và nếu sau này 1 trong số chúng mà không có ý nghĩa, không có vai trò gì thì không được dùng, thế thôi! Bàn chi tới muốn hay không. Mà bác đưa thói quen vào thì không phải là lí do chính rồi!
    Bác có nhầm không đó! Em không thích cái kiểu chữ xì tin thì không dùng nó (bác đọc lại chủ đề cũ, em đã có nói). Nó có giới hạn riêng của mình. Ai dùng kệ họ, miễn đừng xen vào chữ Việt chuẩn, đừng ảnh hưởng đến tiếng của tiếng Việt. Em muốn thêm những kiểu CHỮ khác mà sao bác cứ đánh đồng là ?othay đổi TIẾNG? nhỉ! Áp đặt gì đâu hả bác! Em nghĩ bác có thể đi thẳng vào vấn đề, chỉ ra điểm này, điểm kia là hợp lí là không hợp lí, là không đúng theo tiếng Việt; hoặc có lòng thì bác cũng có thể đưa thêm thông tin giải đáp cho anh em (chẳng hạn như vừa rồi bác tập hợp lại một số bài cũ rất hay). Như vậy sẽ có ý nghĩa hơn là tập trung quá vào những lo dự ảnh hưởng, những kết quả không tưởng hay những mục đích xa vời tận đẩu tận đâu mà đến chính anh em còn chưa nói đến.
    Kể ra thấy thú vị ghê! Đọc thêm mới biết người TQ họ lấy những âm có sẵn (của tiếng mình) mà na ná nhất với âm tiếng nước ngoài để thay; hơn thế nữa còn lấy nghĩa của từ có sẵn và cả dạng chữ cũng có sẵn. Tức là đồng âm, đồng nghĩa và đồng tự luôn a! Thảo nào qua tiếng mình, vốn từ Hán-Việt bị trùng nhiều thế!
    Cám ơn bác đã gợi ý! Em nghĩ bác đã nâng tầm quá mấy cái kiểu chữ chúng ta đang trao đổi. Không biết các bác kia thế nào chứ em thì chả dám đâu! Còn đang tìm hiểu và học hỏi mà! À, em là dân kĩ thuật, ngày làm hơn 8 tiếng với máy tính chứ thực không rành mảng khoa học xã hội, viết được như bác chỉ dẫn chắc chết quá!
    Được hinattvn sửa chữa / chuyển vào 21:11 ngày 08/02/2010
  6. wuwudao

    wuwudao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2009
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay mình xin bàn tiếp về ngữ âm tiếng Việt, phần âm cuối.
    Âm cuối tiếng Việt có thể chia thành 4 nhóm:
    Nhóm 1, không có chữ viết để thể hiện nên bỏ trống (tương tự như thanh ngang không có dấu nên bỏ trống). Ví dụ ò í e...
    Nhóm 2, gồm /i/: ưi, ươi, ơi, ây (âi), ai, ay (ăi), ui, uôi, ôi, oi.
    và /u/: iu, iêu, êu, eu (eo), ưu, ươu, âu, au (ao), ău (au).
    Nhóm 3, gồm /m/, /n/, /ng/ (với biến thể nh khi đứng sau i, ê, e)
    (và biến thể mg khi đứng sau u, ô, o).
    Nhóm 4, gồm /p/, /t/, /k/ (với biến thể ch khi đứng sau i, ê, e)
    (và biến thể q khi đứng sau u, ô, o)
  7. hoantoanmayman

    hoantoanmayman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2004
    Bài viết:
    892
    Đã được thích:
    0
    Đọc xong cái này loạn cả đầu, thực sự cảm thấy nó phức tạp hoá chữ Việt đi rất nhiều, viết quá nhiều nét và quá nhiều quy luật.
    Nhưng cũng đúng với tiêu đề, đây là tiếng Việt thay dấu của bác Hina, tự bác nghĩ và tự bác dùng thôi, nó cũng chẳng đi đến đâu được, cố hết sức thì nó không ra ràng, mà cố nửa vời có khi viết chữ Việt lại có trục trặc về chính tả, đầu óc mà liêng biêng là rắc rối lắm.
    Các bác có hướng cải cách chữ cũng nên suy nghĩ qua ví dụ cải cách chữ viết của Trung Quốc. Chữ chưa cải cách bây giờ các nơi gọi là Phồn thể, chữ cải cách rồi gọi là Giản thể. Cuộc cải cách chữ Viết này mới chỉ có Đại lục làm được, thời gian để hoàn thành khá dài, mà đến nay một số nơi vẫn viết kiểu chữ nửa Phồn nửa Giản, các vùng các nước ngoài Đại lục vẫn viết chữ Phồn thể, tuy chấp nhận giao lưu bằng Giản thể vì không giao thương thì không có tiền, nhưng cơ bản không thích chữ Giản thể, họ cho rằng sử dụng chữ Giản thể đã làm mất đi cái hồn của chữ viết. Đơn cử chữ Phát, chữ Phát Giản thể bây giờ giống nhau, nhưng chỉ lấy 2 trường hợp là chữ Phát = Tóc và chữ Phát = phát đi, xuất phát làm minh hoạ, 2 chữ này ở trạng thái nguyên bản, chỉ nhìn là nhận ra đưọc ngay, chuyện nhầm lẫn là không thể xảy ra, nhưng với chữ Giản thể thì không đảm bảo được như vậy.
    Tuy sự thay đổi kiểu viết chữ không đuợc phần lớn tán đồng, nhưng cải cách chữ Viết của Trung Quốc thành công nhờ ý chí của giới cầm quyền, nhờ sự tiện lợi đối với người chưa biết chữ (học ít nét hơn, nhớ dễ hơn, nhanh hơn) nhờ bối cảnh Trung Quốc thời điểm đó phần lớn là nông dân mù chữ, ... Nhưng một số nét văn hoá vẫn bảo tồn chữ Phồn thể, ví dụ như Thư Pháp.
    Xét ngược lại trường hợp của mấy bác, cách thức chắp ghép ra âm nhằm tránh dùng dấu, nhưng như vậy các cụm nguyên âm kép trở nên phức tạp, dấu cũng lằng nhằng, kéo dài nét trong viết chữ, điều này có nghĩa là dựa trên nền tảng của cái cũ, cải tiến những nét nhỏ, chấm nhỏ của cái cũ để thay thế bằng những nét chữ viết thêm bổ sung vào phần nét chữ gốc. Nếu là như vậy thì là cải lùi rồi, phức tạp hoá cái vốn có mà vẫn phải dùng cái vốn có làm cơ sở thì không thể trở thành ứng dụng được.
    Ngày bé tớ cũng biết có vài kiểu viết vui vui chỉ dùng để gửi thư cho nhau mà không sợ bị nguời khác xem mất, cũng kiểu như cách mà bác Hina nghĩ ra, nhưng nó chỉ là trò chơi nhất thời, sau này chẳng đọng lại cái gì cả, vì sau khi xem xong vẫn phải luận lại và viết lại bằng tiếng Việt hiện tại. Âu chăng đây cũng là một trò chơi như vậy, nhưng phát triển quy mô hơn ngày xưa. Tớ cũng sẽ bỏ thời gian rảnh ra xem cái này, biết đâu lại có thứ về hướng dẫn cho con cái sau này, có cái để viết công khai cho người khác mà không sợ bị những người khác nữa biét.

    Được hoantoanmayman sửa chữa / chuyển vào 08:35 ngày 02/07/2010

Chia sẻ trang này