1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

1 số Thông tin truyện "vợ nhặt" đói hay nghèo, người ta vẫn thương nhau như thế

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi seoga121991, 05/11/2018.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. seoga121991

    seoga121991 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2017
    Bài viết:
    210
    Đã được thích:
    0
    Truyện ngắn Vợ Nhặt là một phần trong tiểu thuyết Xóm ngụ cư (1946), được viết trước kháng chiến toàn quốc, được 7 chương thì ông đánh mất bản thảo. Sau khi hoà bình lập lại, Kim Lân dựa vào những gì còn nhổ được, viết thành truyện ngắn Vợ nhặt.

    Về tác giả

    Kim Lân là cây bút đặc sắc của văn học Việt Nam hiện đại về phong tục và đời sống làng quê. Ông viết không nhiều nhưng các tác phẩm của ông đều mang giá trị nhân đạo vô cùng. Vợ Nhặt cũng vậy. Càng đọc ta thấy được chất nhân ái, tình thương của con người với con người trong hoàn cảnh khốn cùng.

    >>Tham khjaor: đọc vợ nhặt

    [​IMG]

    Tóm tắt truyện ngắn Vợ Nhặt

    Là một người dân ngụ cư nghèo, quê kệch, Tràng sống bằng nghề kéo xe bò thuê. Giữa những ngày đói, người chết đầy đường, nhờ bốn bát bánh đúc, Tràng đã "nhặt" được vợ. Thấy Tràng đưa vợ về nhà ra mắt, Bà cụ Tứ tuy ban đầu ai oán xót xa nhưng rồi cũng mừng lòng chấp nhận nàng dâu. Sáng hôm sau, cả nhà cùng ăn bữa cháo rau giữa tiếng hờ khóc từ nhà có người chết và tiếng trống thúc thuế dồn dập. Tuy vậy, họ vẫn hi vọng vào một tương lai tươi sáng hơn, hướng đến cuộc đời mới. Kết thúc truyện, trong óc Tràng hiện lên hình ảnh đám người đi phá kho thóc dưới lá cờ đỏ bay phấp phới...

    Tinh thần nhân đạo thể hiện qua truyện ngắn

    Đọc Vợ Nhặt, ta thấy được tình cảm đẹp đẽ, nhân hậu của người lao động lúc ấy. Giữa cái chết, giữa cái đói như vậy mà họ không bỏ nhau, còn cưu mang nhau, đối xử với nhau bằng tấm lòng vị tha cao cả và tình người ấm áp. Bên cạnh đó, độc giả còn thấy được sự nghèo đói không làm họ quên đi truyền thống lễ nghĩa trong cư xử, điển hình là việc Tràng mời mẹ ngồi lên giường để thưa chuyện vợ con; việc bà cụ Tứ phàn nàn nhà nghèo không có dăm ba mâm gọi là lễ cưới để mời họ hàng làng xóm...;

    Tác phẩm còn thể hiện sự lạc quan yêu đời mà ngày nay, thế hệ trẻ còn thiếu. Qua đó, Kim Lân cũng tin tưởng, hy vọng vào một tương lai tươi sáng trong cuộc đời những người lao động. Truyện mở đầu bằng buổi tối chạng vạng, kết thúc bằng buổi sáng của một ngày mới có gợi lại hình ảnh đoàn người đi phá kho thóc của Nhật và lá cờ đỏ phấp phới... Nhà văn đã gieo vào lòng người đọc niềm tin tưởng vào tương lai của những người lao động nghèo khổ.

    Đặt Vợ nhặt tại Fahasa.com để cùng cảm nhận tinh thần nhân đạo của Kim Lân nhé.

Chia sẻ trang này