1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

1 số tìm hiểu về lịch sử thời Hai Bà Trưng từ lễ hội và truyền thuyết lưu truyền ở vùng Hà Đông - Th

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi txhan, 30/11/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. txhan

    txhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    MỘT SỐ DẤU ẤN DI TÍCH CỔ Ở PHÚ LƯƠNG
    VÀ VÙNG PHỤ CẬN (đất kinh đô cổ xưa)
    ĐẶNG VĂN TƯ ​
    Xã Phú Lương, nằm trong lưu vực sông Hồng và sông Đáy, xưa có tên nôm là vùng đất kẻ Xốm, là một trong những nơi sinh tụ và cư trú lớn của người Việt cổ. Đây là một vùng Đất còn bảo lưu được nhiều loại hình văn hóa cổ.
    Nhằm giúp các bạn tìm hiểu về Phú Lương, bài này giới thiệu những tư liệu những bài nghiên cứu, những ý kiến trao đổi về di tích văn hóa cổ ở nơi đây và vùng lân cạn.
    Xã Phú Lượng, có sáu làng: Văn Nội, Nhân Trạch, Trinh Lương, Bác Lãm, Thượng Mạo và Động Lãm. Hơn mười năm trước Phú Lương còn gọi là Phú Cường. Ngày hòa bình mới lập lại sáu làng của Phú Lương với ba làng của xã Phú Lãm hiện nay là Quang Lãm, Thanh Lãm, Huyền Kỳ và Do Lộ (nay đã sáp nhập với xã Yên Nghĩa), cùng một xã, là xã Phú Lãm. Thời thuộc Pháp trở về trước, xã Phú Lãm và hai làng Văn La, Văn Phú, thuộc tổng Phú Lãm. Tổng Phú Lãm còn gọi là tổng Xốm, hay Cổ Lãm, Khả Lãm, hoặc Thắng Lẵm v.v... Sơ lược về biến thiên duyên cách của Phú Lương như vậy vì những điều nêu dưới đây không chỉ nằm trên đất Phú Lương, mà còn liên quan đến Phú Lãm và vùng tổng Xốm ngày xưa.
    Dấu vết một dòng sông cổ
    Ngày nay về Phú Lương, chúng ta còn thấy dấu vết một dòng sông cổ. Đó là một con cừ, có đoạn đã trở thành đất ở, đất canh tác. Nhưng cũng có đoạn còn rộng tới hơn ba mét, như đoạn trước cửa quán làng Thượng Mạo. Liền kề với con cừ đó, nhiều đoạn là những dãy ao. Có đoạn chảy qua một cánh đồng mang tên đầm, như cánh đồng Đầm, làng Thượng Mạo. Dòng sông cổ ở Phú Lương, giống như sông Tô Lịch chảy qua Thanh Trì, Thường Tín, xưa trên bến dưới thuyền, mà nay thì khó nhận ra sông. Và nó cũng giống dòng Vi Hà trong thơ Yên Đổ.
    Sông xưa nay đã nên đồng,
    Chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai.
    Theo các cụ ở Phú Lương, con sông chảy qua xã hiện giờ, xưa rộng và sâu, có thể chở thuyền lớn trên sông được... Và các cụ kể rằng: hiện nay ở xóm Phủ Thờ, làng Nhân Trạch còn một ngôi nhà thờ họ Trịnh, do một chúa Trịnh lấy một người con gái làng này xây dựng vào đương thời. Nhà thờ có một chiếc sập đá mang về cùng với thời gian xây dựng nhà thờ Sập đục từ một phiến đá xanh, lớn. Chỗ mỏng nhất cũng trên ba mươi phân. Nặng đến hàng tấn. Đành rằng nhà Trịnh bấy giờ rất có thế lực: nhưng với phương tiện giao thông, tình trạng đường xá đương thời, liệu họ Trịnh bắt dân đưa chiếc sập này về Phủ Thờ bằng phương tiện nào? Theo địa phương người ta kết bè mảng, đưa chiếc sập, về bằng đường thủy, trên dòng sông nói trên. Họ Trịnh bấy giờ đưa về Nhân Trạch hai chiếc sập đá. Một cái về gần đến nơi thì vỡ bè mảng. Nay vẫn vùi dưới một cái ao ở Nhân Trạch.
    Ở Phú Lương các cụ còn kể, xưa các công tử họ Trịnh về Xốm thường dạo chơi trên sông này bằng thuyền rộng. Có lần bảy cậu về cống Bảy giỏ câu cá. ỉ vào thế lực nhà mình, có cậu giở trò quây màn trướng giữa ban ngày, bị người ta đánh cho gần chết. Nên ở địa phương có câu nói cửa miệng: "Bảy giỏ bảy cậu, bảy cần câu", tưởng như vô tình mà mai mỉa, chế diễu thói ngông chơi của các công tử họ Trịnh.
    Ấy là câu chuyện xưa bên dòng sông cổ. Còn như những thân gỗ to như cột đình vùi dưới lòng đất đồng Rán, đồng Dâu, làng Động Lãm, mà những năm gần đây, nhân dân làm thủy lợi đào thấy, nhưng khi lưỡi mai, lưỡi cuốc chạm vào, chúng vỡ ra thành đất, màu như than đen? Phải chăng có thời đây là rừng? Vấn đề còn phải xác minh. Nhưng nếu những thân gỗ kia là sản phẩm của rừng bản địa, thì nó phải nhiều! Đằng này chỉ ở khu vực dòng sông cổ chảy qua và cũng thảng hoặc mới có chỗ lưu giữ được sản phẩm của rừng. Chắc là nước lũ thượng nguồn ào ạt đổ về đã kéo theo những cây gỗ đó. Khi nước rút, chúng mắc cạn, bị phù sa vùi lên mà còn lại đến ngày nay.
    Ở Phú Lương còn có thể tìm thấy những dấu vết khác của dòng sông này:
    Trước cửa đình làng Văn Nội còn một dãy ao; xưa là chỗ sông chảy qua Chỗ này trước gọi là bến đò Ong. Rồi không chỉ có một bến đò Ong. Suốt từ Văn Nội, đến Động Lãm, những chỗ cầu ao thường gọi là bến.
    Trong ngôn ngữ, từ bến gắn với sông nước như bến đò, bến sông, là từ gọi chung các nơi ở bờ sông, dùng làm chỗ thuyền đậu, hoặc người xuống lấy nước giặt giũ. Nhưng ở đây chỗ cầu ao cũng gọi là bến. Phải chăng, do xưa ở đây có sông chảy qua, cuộc sống của con người gắn bó với bến bờ sông nước; từ bến ở đây cũng dùng thông thường như những nơi khác. Sau dòng sông này cạn. Sông thành cừ, thành ao. Bến đò, bến sông không còn nữa. Nhưng do sự biến đổi chậm về ngôn ngữ, bến đò, bến sông đã biến đổi, mà từ bến vẫn còn. Và nó được dùng như một thói quen cũ, bến ao.
    Vậy dòng sông ấy bắt nguồn từ đâu? Chảy trên đất này như thế nào?
    Đến Phú Lương hỏi thăm các cố lão về nơi bắt đầu của dòng sông xưa, nhiều cụ còn biết. Lời chỉ dẫn của các cụ khá nhất quán. Xưa bảy xã (tức bảy làng) chung dòng sông này. Có cụ còn nói chữ: "Nhất xã chung nhất lưu". Con sông chảy qua bảy xã, là bảy làng: Nghĩa Lộ (xã Yên Nghĩa), Thanh Lãm, Quang Lãm xã Phú Lãm). Văn Nội, Nhân Trạch, Trinh Lương, Thượng Mạo và Động Lãm. Giới hạn của sông này là: "Thượng chí Đỉnh Nhĩ, hạ chí thất Điểu" Hay có cụ còn nói: "Thượng chí Ao Vạc, hạ chí Bảy Giỏ".
    Tìm đến "thượng chí" và "hạ chí" của sông chúng tôi thấy ở làng Nghĩa Lộ không có địa danh Đỉnh Nhĩ, ở đó dưới chân đê sông Đáy gọi là Ao Vạc. Lần theo dấu vết dòng sông, thì ao Vạc là chỗ bắt nguồn của sông này. Còn thất Điểu cũng không phải là một địa danh cụ thể. Nó là một vùng khá rộng gồm những địa danh mang tên bảy loài chim, như Đống Tụ, Quấn Quạ, Cò Trắng... nay thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai và các vùng giáp danh. Địa ranh Bảy Giỏ nằm trong khu vực này. Đây là chỗ dòng sông bắt nguồn từ Ao Vạc chảy qua xã Phú Lãm, Phú Lương đến xã Cự Khê, đổ vào sông Nhuệ, quanh co khoảng 10 cây số. Bảy Giỏ là điểm cuối cùng của dòng sông trên.
    Ở đây có vấn đề đặt ra là: Dòng sông cổ qua Phú Lương bắt nguồn từ Ao Vạc. Mà Ao Vạc bị con đê sông Đáy sừng sững chắn ngang. Thế thì nói chi nhận được nguồn nước mưa, nước đồng, làm sao có thể là một con sông thuyền bè qua lại được.
    Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên chép rằng:
    "Mậu Thân năm thứ mười bảy (1248), tháng ba (nhà vua) sai các lộ đắp đê giữ nước sông, gọi là đê Đỉnh Nhĩ (Quai Vạc), đắp suốt từ đầu nguồn cho đến bờ biển giữ nước lụt tràn ngập. Đặt chức Hà đê Chánh phó sử để trông coi. Chỗ đắp thì đo xem đắp vào mất bao nhiêu ruộng đất của dân theo giá trả lại tiền. Đắp đê Đỉnh Nhĩ bắt đầu từ đấy". Như vậy thì Đỉnh Nhĩ không phải là một địa danh cụ thể, mà là các con đê ngăn nước lũ ở các con sông nói chung và được đắp từ thế kỷ XIII. Sông Đáy, không lớn bằng một số con sông khác, việc đắp đê sông Đáy có thể bắt đầu chậm hơn. Hơn nữa đắp đê là công việc cực kỳ gian khổ, diễn đi diễn lại cho đến tận bây giờ. Do đó, chắc chắn là trước thế kỷ XIII, sông Đáy chưa có đê. Và dòng sông cổ chảy trên đất Phú Lương trước thế kỷ XIII còn thông với sông Đáy. Nó là một nhánh của sông Đáy với đầy đủ dáng vẻ "oai phong" của dòng sông Đáy.
    Mà sông Đáy chảy trên đất Hà Tây là sông Hát. Sông này là một nhánh của sông Hồng. Nó tách từ sông Hồng ra ở địa phận huyện Phúc Thọ, Hà Nội, chảy qua các huyện Đan Phương, Quốc Oai, Hoài Đức, qua Thanh Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức, đến Hà Nam lại nhập vào sông Hồng. Khảo cứu về sông này, sách Đại Nam nhất thống chí gọi đích danh là sông Hát và chép rằng: "Sông Hát cách tỉnh thành (Hà Nội) chín dặm về phía Tây Nam, là phân lưu của sông Nhị; nước sông từ bãi Yên Trung, huyện Đan Phượng, tỉnh Sơn Tây chảy về phía tây nam huyện Từ Liêm thuộc tỉnh bạt, chảy qua huyện Thanh Oai, đến xã Phù Yên huyện Chương Đức thì gặp nước sông Bùi ở phía tây nam chảy đến, lại chảy qua huyện Sơn Minh, đến xã Đục Khê huyện Hoài An thì có sông Thường Vệ, lại chảy từ đây qua các tổng Tiên Xá và Đội Sơn, rồi lại đổ vào sông Nhị, quanh co 232 dặm".
    Gần dây một số nhà nghiên cứu của ta khảo cứu về sông Đáy và sông Hát cũng cho rằng sông Đáy là sông Hát. Dựa vào cổ sử Trung Quốc, các nhà nghiên cứu còn mách chúng ta, sông Đáy còn có tên là sông Chu Diên.
    Sông Đáy là sông Hát. Dòng sông cổ chảy qua Phú Lương bắt nguồn từ sông Hát, là một nhánh của sông Hát. Trước khi sông Hát có đê, nhánh sông này nhận nước sông Hát ở khu vực Ao Vạc, chảy về tổng Xốm, xuống Khê Tang (xã Cự Khê) đổ vào sông Nhuệ ở khu vực Bảy Giỏ. Dòng sông cổ còn dấu vết ở Phú Lương hiện nay, là con sông nối liền giữa sông Hát và sông Nhuệ.
    Đi tìm dấu vết dòng sông xưa, đến một số làng, chúng tôi thấy có những đôi câu đối ở đình, ở chùa, nói về dòng sông này khá rõ.
    Làng Do Lộ ở sát làng Nghĩa Lộ, nằm trong khu vực "Thượng chí Ao Vạc" ở đình có đôi câu đối:
    Hát Giang cổ tam lộ chi phân, thắng địa kì quan hoa biểu thiên niên lưu Hồng Lạc, Nam thiên thất nhị từ, chi nhất lưu bi linh tích, bảo phong lịch Đại ánh long chương.
    Nghĩa là:
    Sông Hát cổ nơi đây chia ba đường tôn cao vẻ đẹp danh lam, ngàn năm còn lưu dấu Hồng Lạc. Đất Nam xưa bảy mươi hai đền miếu, đây là nơi lưu truyền linh tích, muôn đời phong tặng sắc vàng.
    [​IMG]
    Ảnh mặt trước và mặt trong cổng đình Do Lộ, xã Yên Nghĩa có đôi câu đối ở trụ chính (ĐVB chụp năm 2008)
    [​IMG]
    Chữ hán câu đối ở mặt trong hai trụ cổng chính của đình Do Lộ (ảnh ĐVB chụp 2008)
    - Hát Giang cổ tam lộ chi phân thắng địa kỳ quan hoa biểu thiên niên lưu Hồng Lạc
    - Nam thiên thất nhị từ chi nhất lưu bi linh tích bảo phong lịch đại ánh long chương
    Nghĩa là:
    - Sông hát cổ nơi đây chia ba đường tôn cao vẻ đẹp danh lam ngàn năm lưu dấu Lạc Hồng.
    - Đất nam xưa bẩy mươi hai đền miếu, đây là nơi lưu truyền linh tích, muôn đời tặng sắc vàng
    Ẩn ý của các vị tiền nhân bảo cho đời sau ngàn năm nơi đây còn lưu dấu Hồng Lạc.

    Đình làng Do Lộ còn có bài thơ chữ Hán, khắc trên biển gỗ nói về một ngôi bảo tháp ở địa phương. Nơi được chọn làm chỗ dựng ngôi bảo tháp ở bên bờ sông Hát, nên bài thơ có câu:
    Bôn tẩu mã xạ quang lộc cách,
    Thanh phong minh nguyệt Hát giang biên.
    Nghĩa là:
    Ngựa xe lai vãng đường quan cấm,
    Trăng thanh gió mát Hát giang biên.
    Cùng trong khu vực nơi bắt đầu của nhánh sông trên, tại ngôi chùa Bảo An, làng Nghĩa Lộ cũng có câu đối về dòng sông Hát gắn liền với cảnh quan ở đây:
    Trầm lĩnh sơn hồi ngoan thạch điểm.
    Hát giang thủy nhiễu hóa ngư triều
    Nghĩa là:
    Đỉnh núi Trầm nhấp nhô mây quần tụ,
    Dòng Hát giang nước lượn lờ như con cá chầu,
    Làng Thanh Lãm còn gọi dòng sông trên là Thanh Khê. Ở một ngôi đền của làng có đôi câu đối:
    Nhất đối Thanh Khê hồi tú thủy,
    Ức niên thắng địa ngật linh từ
    Nghĩa là:
    Một dải Thanh Khê quanh co dòng ngọc
    Muôn dặm đất thiêng sừng sững linh từ.
    Ở các làng Thanh Lãm, Quang Lãm, Văn Nội có những đôi câu đối phảng phất giống nhau, nói về sự "dâu bể" của dòng Hát nơi quê mình:
    Thắng Lãm thủy tự Đồng Nhân nguyên,
    Hát giang tiên vi trì tỉnh hậu.
    Nghĩa là:
    Thắng Lãm khởi thủy từ Đồng Nhân
    Sông Hát ngày trước đã thành ao, thành giếng.
    Đôi câu đối này có nói tới địa danh Đồng Nhân, được xem là đất khởi nguyên của Thắng Lãm. Nhưng hiện nay chúng tôi chưa có đủ cứ liệu để xác minh mối quan hệ giữa Đồng Nhân và Thắng Lãm.
    Quan hệ đến tên gọi dòng sông trên, theo bản gia phả họ Nguyễn ở Thanh Lãm, xưa ở đây là Cẩm Khê, Thanh Lãm là tên gọi sau này. Và theo bản gia phả họ Đinh ở Văn Nội thì Thắng Lãm, Văn Nội trước còn gọi là Cẩm Giang (Thắng Văn hậu tự Cẩm Giang tiên). Như vậy dòng sông trên chảy qua mỗi làng còn có những tên gọi khác nhau, theo đặc điểm từng làng. Nhưng các tên gọi đó bao giờ cũng giữ lại yếu tố sông nước, nên nó thường lấy Giang hoặc Khê làm gốc.
    Trên đây là một số nét về một nhánh sông Hát chảy trên đất tổng Xốm ngày xưa. Là một nhánh nhưng nó quan trọng vì nó làm nên môi trường, cảnh quan vùng kẻ Xốm. Quan sát thực địa vùng kẻ Xốm hiện nay, thấy hầu hết các làng ở đây được quy tụ, nối liền với nhau bằng "cái trục", là nhánh sông này. Do vậy bên dòng sông này còn giữ được nhiều dấu vết xưa của vùng tổng Xốm, nhất là công cuộc đấu tranh giữ làng giữ nước, chống lại các thế lực bành trướng phương Bắc, bảo vệ nền độc lập tự chủ của dân tộc.
    Dấu vết thời Hai Bà Trưng
    Bên dòng sông cổ ở Phú Lương
    Qua tìm hiểu bước đầu, chúng tôi thấy hầu hết các làng mà nhánh sông trên chảy qua, mức độ đậm nhạt có khác nhau, nhưng đều có dấu vết về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng hồi đầu công nguyên.
    Xã Yên Nghĩa, nơi bắt đầu của dòng sông có làng Nghĩa Lộ và Yên Lộ cùng thờ ả Lã Nàng Đê, là tướng của Hai Bà Trưng. Theo ông Nguyễn Vĩnh Phúc trong cuốn Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ở Hà Nội. ả Lã Nàng Đê là con ông Nguyễn Viêm, là trưởng doanh Cổ Châu huyện Thanh Oai. Mẹ ả Lã Nàng Đê là bà Trần Thị Lâm, người làng Nghĩa Lộ. Vốn căm phẫn Tô Địnhsát hại cha mình, năm ả Lã Nàng Đê hai mươi tuổi cùng em trai là chàng Quốc mười chín tuổi, tập hợp gần năm trăm trai tráng vùng Yên Lộ theo Hai Bà Trưng đánh giặc. Hai chi em ả Lã theo Hai Bà Trưng đánh nhiều trận, cuối cùng đều hy sinh ở Cẩm Khê. Thi hài ả Lã trôi theo dòng Hát, đến Phú Hạng được nhân dân vớt lên lập đền thờ.
    Ở làng Thanh Lãm dấu vết thời Hai Bà Trưng còn lưu giữ ở một ngôi miếu cổ: Miếu Linh Điện. Tương truyền miếu thờ bà Man Thiện. Trong miếu có đôi câu đối nói đến công sinh thành ra Hai Bà Trưng của bà Man Thiện:
    Chất bẩm trang tư sinh quốc nữ
    Địa chung láng khí tử thiên thần.
    Nghĩa là:
    Tư chất trang uy sinh quốc nữ
    Đất thiêng khí sáng đón thiên thần.
    Phủ này theo truyền thuyết còn thờ bà Phùng Thị Chính là cháu gọi bà Man Thiện bằng dì. Mẹ bà Chính chết sớm, bà Chính được bà Man Thiện nuôi dưỡng. Lớn lên bà Chính theo hai chị là Hai Bà Trưng khởi nghĩa và chết ở Thanh Lãm. Mộ bà Chính nay vẫn còn, ở gần trường cấp II của xã.
    Theo truyền thuyết là Thanh Lãm còn thờ ông Đinh Cống và Đinh Lượng, là tướng của Hai Bà Trưng. Ông Đinh Cống hiệu Đa Bào, ông Đinh Lượng hiệu Đa Tỉnh. Ông Đinh Lượng bị giặc lừa giết chết trong một cuộc hoà đàm. Ông Đinh Cống trong trận đánh ở khu vực chùa Hương bị chết ở khe núi. Sinh thời có lần Bà Trưng đánh nhau với Mã Viện ở Thành Đá (Thạch Thành) ông Đinh Cống liều chết bảo vệ Bà, nên ở đền thờ ông tại Thanh Lãm có đôi câu đối:
    Thảo Hán tặc Kim Khê thủ nghĩa,
    Phù Trưng Vương thạch trận vong thân.
    Nghĩa là
    Giết giặc Hán thủ nghĩa trên đất Kim Khê
    Giúp Trưng Vương quên mình ở Thạch trận.
    Và:
    Trưng kỷ sơn hà lưu hiển tích
    Hát Giang miếu điện lẫm linh uy.
    Nghĩa là:
    Kỷ nguyên thời Trưng Vương non sông còn in dấu tích,
    Miếu điện bên dòng Hát vẫn lẫm linh uy.
    Làng Quang Lãm tương truyền có thờ bà Trưng Nhị, nhưng sự tích đã thất truyền. Theo địa phương, trước đây ở cái bãi đất trước nghĩa trang liệt sĩ có mộ Bà Trưng Nhị. Nhưng nay đã san bằng không còn vết tích gì.
    Ở chùa Quang Lãm còn một đôi câu đối mà theo nhà sư ở chùa, đôi câu đối này trước treo ở quán nơi thờ Bà Nhị. Sau quán dùng làm trường học nên đã mang đôi câu đối này về treo ở chùa. Nội dung như sau
    Nhất nguyên dáng văn minh chi hội
    Chi hĩ cận thiên tử chi quang
    Nghĩa là
    Vận hội mới, mở kỷ nguyên văn minh
    Rạng rỡ thay gần với hào quang thiên tử
    Như chúng ta biết, năm Canh Tý thứ nhất tức năm 40 sau công nguyên, Hai Bà Trưng phất cở khởi nghĩa chống quân Tô Định. Chỉ trong thời gian ngắn Hai Bà thu về được 65 thành. Tô Định phải chạy về Nam Hải. Bà Trưng tự lập làm vua. Tính thời gian theo phép can chi, thì năm Canh Tý thứ nhất là năm đầu của vận hội đầu. Sự kiện Hai Bà Trưng khởi nghĩa thắng lợi tự lập làm vua là "bước vào vận hội mới, mở kỷ nguyên văn minh" Bà Trưng làm vua, người gần "thiên tử" nhất chắc hẳn là Bà Nhị. Đôi câu đối này có thể gợi mở về nhân vật được tôn thờ ở đây. Song như đã nêu trên, do sự tích về nhân vật được thờ ở Quang Lãm đã thất truyền nên những dấu vết trên cũng chỉ được xem làm tham khảo mà thôi.
    Từ làng Quang Lãm vào Văn Nội, dấu vết thời Hai Bà Trưng đậm nét hơn. Đình Văn Nội thờ vị tướng của Hai Bà Trưng là ông Đống Xã. Hiện ở Văn Nội còn giữ được bản thần phả do Đông các đại học sĩ Nguyễn Bính soạn năm Hồng phúc thứ hai (1578), và do Nội các bộ lại thượng thư chép nguyên bản chính năm Vĩnh hựu thứ mười sáu (1740). Theo bản thần phả này, ông Đống Xã chẳng những có công cùng Hai Bà Trưng chống giặc Hán mà còn âm phù Lê Hoàn đánh Tống, Trần Quang Khải đánh Nguyên, Lê Lợi chống quân Minh. Qua việc mô tả giấc mộng Lê Hoàn gặp ông Đống Xã tại một ngôi đền của làng khi ông Lê Hoàn đến đây cầu mộng, chúng ta được biết về ông Đống Xã và một vài sự kiện về Hai Bà Trưng diễn ra ở đây. Bản thần phả viết: "Lúc bình sinh ta giúp Trưng nữ Vương lập một đồn ở đây. Khu Văn Nội xin là Đệ Tử ta đồng ý. Ngay hôm đó tướng sĩ kéo đến cùng Trưng nữ cự chiến với Hán Mã Viện, tên là Mã Phục Ba, quân địch thua to. Thời gian sau Trưng nữ cự chiến với Mã Viện. Ta cùng Trưng nữ thất cơ thua chạy về cửa Kim quyết liền hóa. Quốc Đại Vương mất. Ta bèn quay về trước gò đồn lũy hóa. Trên đó nay còn vết tích mộ. Đó là nơi ta ở?"...
    Lược đi những nét kỳ ảo của đoạn thần phả trên, chúng ta thấy mọt số nét đáng lưu ý:
    - Ông Đống Xã là tướng của Hai Bà Trưng đến Văn Nội lập đồn lũy chống Mã Viện, được người địa phương hưởng ứng, xin làm Đệ Tử của ông.
    - Tại Văn Nội ông Đống Xã và Bà Trưng đánh nhau với Mã Viện. Thua trận, Bà Trưng chạy về Kim Quyết là Kinh Đô của mình rồi hóa. Ông Đống Xã chạy về đồn lũy của mình rồi cũng hóa.
    Vậy, tại Văn Nội, theo thần phả có đồn lũy và phần mộ của ông Đống Xã.
    Ở Văn Nội chúng tôi được chỉ dẫn mộ ông Đống Xã ở khu vực mộ Đế,
    ở trước cửa quán của làng. Đồn lũy của Ông thuở xưa cũng ở khu vực này.
    Văn Nội cũng như các làng khác của Phú Lương, quán của làng cũng là nơi thờ thần thành hoàng. Vào ngày đại kỳ phước, dân làng rước thành hoàng ra quán tế lễ, mở hội, sau lại rước thành hoàng, về làng (Đình), để tưởng nhớ chiến tích hành trạng của thành hoàng. Bởi thế chỗ đất chọn làm quán có quan hệ đến thuở bình sinh của thành hoàng, như chỗ ở, nơi đóng quân, chỗ dạy học v.v... Thần phả nói ông Đống Xã về hóa ở một gò đất trước đồn lũy của mình. Vậy có thể quán làng Văn Nội hiện nay là khu vực đồn lũy của ông Đống Xã thuở xưa. Điều này phù hợp với thực địa khu vực Mộ Đế, là nơi vừa có mộ ông Đống Xã, vừa có quán (trước là đồn lũy) vị trí giống như thần phả có tả.
    Còn Kim Quyết nơi hóa của Bà Trưng thì ở đâu?
    Kim Quyết là nơi đóng đô của nhà vua. Thần phả nói Bà Trưng chạy về Kim quyết hóa là chạy về và hóa ở Kinh đô của mình.
    Làng Văn Nội hiện nay còn lưu truyền câu tục ngữ "Thượng Đa hạ Đề"; và được dẫn giải bằng truyền thuyết như sau: ở đầu làng Văn Nội gần chỗ làm kho thóc của huyện bây giờ, xưa có ba gò cao, trên có ba cây đa to, gọi là cây đa chợ Tát. Tương truyền Bà Trưng đánh nhau với Mã Viện ở Thành Đá (Thạch Thành) rất quyết liệt. Biết thế không thắng được, Bà rút về Kinh đô. Về đến gò cây đa chợ Tát, Bà vượt sông Hát. Trên đoạn sông này đã xảy ra cái chết của Bà Trưng. Và đó là đoạn sông từ cây đa chợ Tát đến chỗ cây đề ở gần đình Văn Nội, trong câu tục ngữ "Thượng Đa hạ Đề" còn lưu truyền hiện nay. Nếu đối chiếu giữa truyền thuyết và thần phả, đây là khu vực Kim Quyết, Kinh Đô của Bà Trưng (!).
    Ở khu vực "Thượng Đa hạ Đề" có hai địa danh cổ là gò Kinh và Man Điện, gò Kinh ở gần cây đa chợ Tát, còn gọi là gò Kinh Giới, gò Kinh Đô. Đối diện với gò Kinh, ở bên kia sông Hát là Man Điện. Man Điện là khu vực khá rộng giáp giới ba làng Văn Nội, Quang Lãm và Trinh Lương. Theo truyền thuyết ở Văn Nội, khu vực Man Điện - Gò Kinh là nơi đóng đô của Bà Trưng xưa.
    Dấu vết về Bà Trưng ở Văn Nội còn có Mộ Đế. Tương truyền Bà Trưng chết ở dòng sông Hát nhân dân vớt được xác bà lên đã đưa về gò Đất, khu Mộ Đế hiện nay mai táng. Từ đó gò đất này mang tên Mộ Đế.
    Xưa mỗi lần làng Văn Nội vào đám rước ông Đống Xã ra quán, qua Mộ Đế. Phải rước vào Mộ Đế, hạ kiệu làm lễ yết rồi mới được rước ra quán. Theo nhân dân địa phương, Bà Trưng là Đế, ông Đống Xã chỉ được phong Vương, nên rước ông qua Mộ Đế phải vào làm lễ yết kiến Bà Trưng. Đó là mối quan hệ quân thần giữa Bà Trưng và ông Đống Xã.
    Trước đây chúng ta chỉ biết vị thần thành hoàng ở Văn Nội là Đống Xã Đại Vương. Thực ra Đống Xã Đại Vương chỉ là biệt danh, không phải là tên thật của thần. Đó là các vị thần thường được linh thiêng hóa, người ta không dám gọi tên thật mà chỉ gọi biệt danh. Tìm hiểu về ông Đống Xã ở Văn Nội, chúng tôi được biết ông còn được gọi là Chu Bá. Theo một tài liệu của cụ bá Trợ ở Văn Nội, xưa các ông thầy cúng , thầy phù thủy ở đây, mỗi khi làm công việc trấn yểm tà ma, thường phải triệu thần thành hoàng về. Tên của vị thần thành hoàng được nhắc đến trong lời thỉnh cầu: "Triệu thành hoàng Chu Bá cơ súy". Theo tài liệu Lịch sử Tâm ngôn ký, lưu truyền ở Văn Nội, ông Đống Xã còn gọi là Khổng Chủng, người họ Trần:
    "Khổng chủng thị Chu Bá
    Đống Xã vương tước phong?
    (Khổng Chủng là Chu Bá
    Đống Xã vương là tước phong)
    Theo truyền thuyết dân gian ở Văn Nội, ông Đống Xã là con út trong gia đình, nên còn gọi là ông Út.
    Vậy là vị thần thành hoàng ở Văn Nội là Đống Xã Đại Vương, hay còn gọi là ông Khổng Chủng, ông Chu Bá, hay ông Út.
    Dấu vết về Hai Bà Trưng ở Văn Nội còn thấp thoáng trong một số phong tục, tập quán của làng như tục tế lễ trong các ngày vào Đám từ 11 đến 14 tháng giêng, lễ Kỳ Yên vào 21 - 22 tháng giêng; tục bán Vệ Đô; tục phường hát Cống Xuyên được vào hát thờ mẫu...
    [​IMG]
    Đền thờ Hai Bà Trưng ở xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, Hà Tây (cũ), Hai bên cổng có hai cột trụ với hai câu đối nổi tiếng:
    Đồng trụ chiết hoàn Giao Lĩnh trĩ
    Cẩm Khê doanh hạc Hát giang trường
    tạm dịch:
    Đồng trụ gãy hay còn, núi Lĩnh Nam đời đời cao ngất
    Cẩm Khê vơi hay đầy, dòng Hát Giang mãi mãi vươn dài

    1. Tục bán Vệ Đô: Khác với các nơi, xưa ở Văn Nội không bán nhiêu bán xã mà bán Vệ Đô. Ban Vệ Đô của Văn Nội có 32 người, chia làm bốn giáp:
    Giáp Đông còn gọi là Trung Thành
    Giáp Đoài còn gọi là Trung Hòa
    Giáp Thượng còn gọi là Trung Thuận.
    Giáp Trung còn gọi là Trung Chính.
    Mỗi giáp có tám người Vệ Đô. Tương truyền xưa Bà Trưng đóng đô ở đây, người Văn Nội được tuyển vào làm Vệ Đô, bảo vệ Kinh Đô. Được xung vào Vệ Đô trong ký ức của người địa phương là niềm tự hào. Sau thời Hai Bà Trưng người Văn Nội không vào Vệ Đô nữa, Vệ Đô từ chỗ là những người cụ thể, làm những công việc cụ thể, đã chuyển hóa thành một loại chức sắc của làng. Người có "hàm" Vệ Đô được hưởng một số quyền lợi nhất định, nhưng không nhiều. Cái được của người có hàm Vệ Đô là được danh vọng, được chức vị ở trong làng, do làng quy định. Không dễ ai cũng có được. Sau này làng đã bán Vệ Đô như những nơi khác bán nhiêu, bán xã. Tục bán Vệ Đô gợi dư âm một thời người địa phương được tuyển vào làm Vệ Đô, bảo vệ kinh đô triều đình.
    2. Tục phường hát Cống Xuyên được vào hát thờ mẫu.
    Xưa Văn Nội vào đám thường tổ chức hát xướng, có nhiều phường hát đến tham gia. Nhưng bao giờ phường hát Cống Xuyên, nay là Nam Nguyễn, Ứng Hòa cũng được vào hát thờ mẫu trước. Nhân dân địa phương giải thích rằng, làng Cống Xuyên là của bà Hoàng Thị Đào. Bà Đào lấy ông Trần Định người xóm Đường, ấp Văn Nội đẻ ra bà Trưng Trắc, Bà Trưng Nhị và một người con trai tên là Trần Khổng Chủng, hay còn gọi là ông Chu Bá, cũng còn gọi là chàng Út, sau được phong vương là Đống Xã Đại Vương. Bà Trưng Trắc có tên là Trần Thị Lý, Bà Trưng Nhị tên là Trần Thị Huệ. Làng Cống Xuyên là quê ngoại Bà Trưng. Và người Văn Nội cũng xem Cống Xuyên như quê ngoại của mình. Nên với phường hát Cống Xuyên, Văn Nội dành sự ưu đãi đặc biệt, bao giờ cũng để phường Cống Xuyên vào hát thờ mẹ trước, rồi mới đến các phường hát khác.
    3. Một số tục hèm khác
    Theo truyền thuyết ở Văn Nội, Bà Trưng tên là Trần Thị Lý, xưa được thờ ở một đền ở Văn Nội, nên làng có cái hèm, khi nói đến từ Lý phải nói chệch đi. Ví như lý trưởng phải gọi là lới trưởng. Ở đây còn có tục hèm khác gọi là cứu thành.
    Tương truyền khu vực làng Nhân Trạch, Văn Nội xưa có một cái thành gọi là Thành Đá (Thạch Thành). Trước đây vào ngày 23 tháng chạp, địa phương có tục một số người cầm một số ít rơm nhào bùn đắp vào chỗ có vết thành cũ, gọi là cứu thành. Theo truyền thuyết ở thành này đã diễn ra trận giao chiến giữa Bà Trưng và Mã Viện. Bà Trưng bị thất thủ. Tục cứu thành như muốn nhắc lại việc các đội quân đến giải vây, ứng cứu cho Bà Trưng thuở xưa.
    Do ở khu vực Văn Nội, Nhân Trạch có Thành Đá, nên sau này chợ, cầu quán ở khu vực này cũng có tên gọi quan hệ đến thành. Chỗ giáp giới giữa Văn Nội và Nhân Trạch trước có một cái cầu (quán) gọi là Cầu Đá. Ở đây còn có một cái chợ, gọi là chợ Cống Đá. Đương nhiên những tên gọi này chưa thể xem là những cứ liệu có tính chất chỉ định, nhưng nó có thể gợi mở cho việc tìm hiểu về cái thành cổ ở khu vực này.
    Từ làng Văn Nội dọc theo triền sông xưa tìm hiểu dấu vết thời Hai Bà Trưng ở Phú Lương, chúng tôi thấy:
    Làng Nhân Trạch tương truyền có thờ vợ chồng Đào Kỳ, Phương Dung là những vị tướng của Hai Bà Trưng, nhưng sự tích đã thất truyền.
    Chùa làng Động Lãm và Thượng Mạo có thờ bà Lý Thị Ngọc Ba và năm người con của bà là Đặng Trình, Đặng Diêu, Đặng Xuân, Đặng Nghiêm và Đặng Liễu. Bà Lý Thị Ngọc Ba còn gọi là bà Chúa Tần. Xưa ngũ xã, là các làng Thượng Mạo, Động Lãm, Bác Lãm, Huyền Kỳ, Quang Lãm đều thờ Bà Chúa Tần. Ngày giỗ bà Chúa Tần các làng trong ngũ xã phải sửa lễ vật, cỗ chay đến làng Thượng Mạo để cúng. Riêng làng Thượng Mạo là sở tại phải sửa cỗ yến để cúng và mời ngũ xã.
    Bà Lý Thị Ngọc Ba và năm người con của bà là những nhân vật thời
    Hai Bà Trưng.
    Làng Động Lãm và Thượng Mạo còn thờ bà Căn Kỷ công chúa là nhân vật thời Hai Bà Trưng. Theo truyền thuyết, bà Căn Kỷ đi đánh giặc ở cánh đồng Láng (giáp giới giữa Khê Tang (xã Cự Khê và Thượng Mạo, Động Lãm), bị tử trận. Theo lời dặn trước khi đi đánh giặc của Bà, nhân dân đưa xác Bà về mai táng ở trước cửa chùa. Nay mộ bà Căn Kỷ vẫn còn ở trước chùa Động Lãm, Thượng Mạo (Hai làng này chung một ngôi chùa).
    Ở làng Động Lãm, bà Căn Kỷ còn được thờ trong một ngôi đền gọi là Đền Cụ. Hằng năm làng đặt một số ruộng gọi là Ruộng Cụ cho một số gia đình cấy cày thờ cúng bà Căn Kỷ. Tương truyền Bà là vị tướng của Bà Trưng. Bà linh thiêng, thường phù trợ về binh nghiệp. Ngày xưa những người theo việc binh thường tới đền thờ Bà cầu phúc. Phần ruộng Cụ ở làng Động Lãm dành cho các gia đình có người theo việc binh cấy cày. Gia đình nào có người giữ quan chức to được cấy nhiều ruộng. Có lẽ vì thế bà Căn Kỷ còn gọi là bà Chúa Lính.
    Làng Trinh Lương không thờ bà Căn Kỷ, nhưng xưa thường mua mầu ruộng Cụ của làng Động Lãm cấy cày, và do ảnh hưởng uy đức của bà Căn Kỷ ở trong vùng, nên cũng rất quen thuộc với bà Căn Kỷ. Làng Trinh Lương gọi bà Căn Kỷ bằng cái tên nôm na là bà Năn Nỉ. Xưa những người mua ruộng mầu bà Năn Nỉ, ngày giỗ bà phải sắm trầu hương xuống Đền Cụ ở Động Lãm cúng bà Năn Nỉ.
    Ở Thượng Mạo, bà Căn Kỷ được thờ ở ngôi đền gần chùa. Trong đền có bức hoành phi đề ba chữ Khôn Đức Hậu chỉ ân đức sâu dày của bà Căn Kỷ. Ngôi đền còn có đôi câu đối:
    Hiển hách linh thanh lưu vạn cổ
    Thụy trang thục đức lẫm thiên thu.
    Nghĩa là:
    Tiếng linh thiêng, hiển hách lưu muôn đời
    Đức đoan trang chính thục còn mãi mãi.
    Động Lãm, Thượng Mạo và các làng trong ngũ xã ở Phú Lương xưa có thờ bà Lý Thị Ngọc Ba cùng với năm người con và bà Căn Kỷ là một thực tế. Việc thờ cúng đã ăn sâu vào phong tục tập quán của địa phương. Nhưng sự tích, hành trạng các nhân vật được tôn thờ còn sơ lược, cần phải sưu tầm, tìm hiểu kỹ hơn.
    Qua một số nét trên đây chúng tôi thấy có nhiều dấu vết thời Hai Bà Trưng ở Phú Lương. Nó thường được lưu giữ ở các làng qua việc thờ tự ở đình, chùa, đền, miếu và ở cả trong các dòng họ, các gia đình. Phần nhiều các làng đó lại có dấu vết của một nhánh sông Hát cổ chảy qua. Nhánh sông Hát này có thể là một phòng tuyến, là những điểm đồn trú mà các tướng lĩnh thời Hai Bà Trưng đã lập nên để chống lại quân xâm lược Đông Hán. Vừa qua ở Phú Lương đã phát hiện được hàng trăm hiện vật thuộc thời kỳ văn hóa Đông Sơn muộn, cách ngày nay khoảng 2000 năm. Như vậy là giữa dấu vết trên mặt đất với kết quả khảo cổ học, ban đầu, về một thời điểm lịch sử, có những điểm tương đồng.
    Còn một số tư liệu về Hai Bà Trưng ở Phú Lương cho đây là vùng đất quê hương của Hai Bà; là chỗ Hai Bà chọn làm nơi đóng đô; Bà Trưng đã chiến đấy hy sinh trên đất này để bảo vệ kinh đô, bảo vệ thành quả của mình, thì chúng tôi chỉ xem là sự ghi nhận ban đầu của tư liệu. Và những tư liệu ấy chỉ được xem là những chứng tích huyền kỳ mà thôi. Vấn đề còn phải xác minh tính chân thực của nguồn tư liệu đó. Rồi lại phải đặt nó trong mối quan hệ đồng đại, lịch đại với những vấn đề, sự kiện về Hai Bà Trưng ở những nơi khác, mới có thể rút ra những kết luận cụ thể. Trong khi chưa thực hiện được những dự định đó, mặc dù có những điểm tồn nghi, chúng tôi mạnh dạn nêu lên để các bạn cùng tham khảo. Mong được góp phần tìm hiểu về Phú Lương, một khu di tích phong phú về nhiều mặt.
  2. txhan

    txhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Trung tâm kinh đô nước Việt cổ [​IMG] 19/11/2010
    Lời giới thiệu: Vào Mùa thu, tháng 7 năm Canh Tuất (1010), vua Lý Thái Tổ hạ chiếu dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La,“ở nơi trung tâm của đất trời, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi, địa thế rộng mà bằng, cao mà thoáng, dân cư khỏi cảnh khốn khó ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi, chốn hội tụ trong ngoài của bốn phương”.

    Ngược dòng lịch sử của mấy ngàn năm dựng nước, vùng đất này đã nhiều lần được chọn làm kinh đô nước Việt.
    * LONG BIÊN: Nay là Hà Nội, là kinh đô nước Vạn Xuân, tồn tại 58 năm (544-602), kéo dài từ triều đại nhà Lý- Lý Nam Đế đến nhà Triệu- Triệu Quang Phục.
    * CỔ LOA: là kinh đô thuộc triều đại Ngô Vương Quyền (939-965). Nay thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội.
    * PHONG KHÊ: Nay là Cổ Loa - Đông Anh- Hà Nội, là kinh đô nước Âu Lạc của Thục Phán-An Dương Vương (từ 258 đến 208 trước CN),
    Trong những ngày tưng bừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội, chúng tôi xin giới thiệu kết quả khảo cứu về một trung tâm kinh đô Việt cổ ở vùng Thanh Oai cổ, nay thuộc Hà Nội có tên Phong Châu.
    Đây là một vùng đất cổ xưa rộng lớn, đã qua nhiều lần thay đổi, sáp nhập, tách ra nhiều lần. Sách An Nam chí cổ xưa nói Phong Châu gồm cả một vùng Phú Thọ. Sông Tam Đái gồm sông Đà, sông Thao (sông Ô Diên) sông Lô hợp lại làm nên ngã ba Hạc…Địa dư chí của Nguyễn Trãi coi ngã ba Hạc là tụ điểm thứ nhất của ************* đóng đô…(?) Còn Phong Đô là kinh đô Việt cổ.
    Sách Đại Nam Nhất thống chí, quyển 2 (Viện sử học- Viện khoa học xã hội Việt Nam. Nhà xuất bản Thuận Hoá, Huế -1992) gọi Phong Châu là vùng đất trải khắp từ bờ sông Đáy đến sông Đà, về Tỉnh Sơn Tây có chép như sau:
    "Đông tây cách nhau 81 dặm. Nam bắc 232 dặm. Phía đông đến địa giới Từ Liêm Hà Nội 37 dặm. Phía tây đến địa giới Tam Nông và Thanh Thuỷ, Hưng Hoá 44 dặm. Phía nam đến địa giới Yên Hoá, tỉnh Ninh Bình 49 dặm. Phía bắc đến địa giới ba huyện Đại từ, Phổ Yên và Bình Xuyên, tỉnh Thái Nguyên 138 dặm. Sơn Tây là đất Phong Châu xưa, Vua Hùng đóng đô ở đây. Đời Tần thuộc Tượng Quận. Đời Hán thuộc Quận Giao Chỉ".
    Những bài sau đây trích từ bộ sưu tập – khảo cứu “ Những khám phá mới nhận thức mới về nguồn gốc dân tộc Việt và nên văn minh Việt cổ” của nhóm nghiên cứu thời tiền sử do cố PGS Đỗ Tòng chủ biên.


    Ý KIẾN CỦA NHÓM SƯU TẬP
    VỀ CÁC TRUNG TÂM KINH ĐÔ CỔ THỜI HỒNG BÀNG -
    VĂN LANG VÀ DI TÍCH KHU VỰC ĐỀN HÙNG, PHÚ THỌ ​


    Với những phát hiện và sưu tập, khảo cứu trên đây chúng tôi nghĩ rằng thời gian và nơi trung tâm định đô các thời trước hầu hết các thế hệ thời nhà Hùng là ở các vùng Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ (các thế hệ trước Kinh Dương Vương)... ; từ Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân đến triều cuối nhà Hùng với quốc hiệu Văn Lang phần lớn đều tập trung ở vùng đất Thanh Oai ngày nay. Riêng hậu duệ mang hiệu Hùng cuối cùng của nhà Hùng là gia đình Hùng Định, thân phụ của Hai Bà Trưng là ở vùng đất Thạch Thất. Xác định như vậy là từ những căn cứ sau:
    - Trên cơ sở các thư tịch cũ các di tích và các văn bia ở Đền Hùng còn ghi lại được, dựa vào đó chúng tôi tổ chức điền dã khảo sát tại thực địa theo địa chỉ cụ thể và ghi lại được bằng hình ảnh các di tích chứng tích nơi thờ tự (đình, chùa, miếu, mộ, bia đá... ) và nghe truyền lại từ các cụ già ở địa phương, hệ thống lại trong sưu tập này, có thể sơ bộ xác định điều suy nghĩ trên đây.
    vùng Việt Trì (Phú Thọ) hiện có rất ít di tích về mộ các tiên tổ thời Hồng Bàng - Văn Lang (ở khu vực Đền Hùng và vùng lân cận chỉ có một mộ gọi là mộ tổ ************* thứ 6, còn thì hầu hết chỉ là các ***** miếu, nơi thờ tự như đền Tiên, và rất nhiều di tích khác, ở khu vực Đền Hùng không nhiều, có thể đó là vào cuối thời nhà Hùng? Trong số những di tích xây dựng sau này, chẳng hạn có một ngôi miếu cổ thờ ở xã xưa gọi là Khả Lãm, sau đổi là An Lão, và Hồng Lô hiện nay đã được xây từ thời nhà Lý (1197) và theo các di chú ở đây cho biết là đưa từ Khả Lãm (vùng Thanh Oai) lên vào thời Lý Anh Tông 1165; được trùng tu năm 1697 thời Lê Hy Tông, Đình ở đây cũng được xây dựng lại từ những năm 70 thế kỷ 20. đây có đại tự, câu đối bằng chữ Hán, như:"Khai triều Hồng Đô cao đệ nhất
    Hóa sinh nguyên khí lập than tam"
    (ý nói ở đây là nơi thờ 3 vị tổ cao nhất mở ra triều Hồng Bàng (tức là ba anh em Đế Minh (Bố và hai chú của Kinh Dương Vương).
    Còn ở khu vực Hà Tây cũ, sơ bộ khai quật ở một số nơi đã xác định 72 di chỉ di chú của người Việt cổ, phát hiện 19 trống đồng cổ, còn một số di tích về từ đây còn di tích, chứng tích tồn tại hàng trăm mộ cổ của Liệt tổ của các vua Hùng từ Khởi tổ đến về sau với các thế hệ nối tiếp Phục Hy, Thần Nông, cha con Đế Thiên, Đế Minh, cả gia đình vợ con cái, cho đến Lạc Long Quân cả vợ, con cả. Cũng ở vùng này vẫn rất nhiều tư liệu phong phú chỉ rõ địa danh, địa chỉ, mồ mả đền thờ, miếu mạo đang tồn tại, rất nhiều nguồn gốc, cội nguồn của những sinh hoạt văn hoá, tập tục cổ xưa, những ngày lễ hội cổ truyền, các bài văn cúng tế từ xa xưa. Đặc biệt ở đây qua khai quật 1 khu địa táng cổ rất hẹp (4 hố) (năm 1984) phát hiện thấy 28 mộ có quan tài, vô số đồ tuỳ táng, v.v...
    Có thể qua đó thấy rằng, vùng di tích đền Hùng Phú Thọ là có sau Trung tâm Kinh đô cổ nay thuộc đất Hà Nội. Khi giặc Pháp từ các thế kỷ 15-16 (bắt đầu đưa các cố đạo đầu tiên sang mở đường cho công cuộc chuẩn bị xâm lược Nước ta, các vị tiền bối đó đã tìm cách đưa con cháu lên đây chuẩn bị nơi thờ tự Tiên tổ về lâu dài, tránh con mắt dòm ngó của giặc nước ăn cướp di tích Tổ tiên. Theo truyền lại là đền thờ ở làng Xốm (Sấm) hiện nay thuộc Việt Trì Phú Thọ là di chuyển từ làng Xốm (Thanh Oai) lên đây năm 1572. Trong đền này còn 2 câu đối: "Hồng Lạc Truyền Gia Quang Bắc Sử; Long Tiên Phân Tích Hiển Nam Bang", có từ khi lập miếu. đền thượng đền Hùng có 2 câu đối là của Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, (1835-1909) Hồng Lạc Xuất Anh Thơ Nhất Cổ Thần Lưỡng Cổ Hoá - Tiên Long Chủ Trung Tu Sơn Tác Danh Thuỷ Tác Linh".- Qua những báo cáo về nước, của Cao Biền, tên quan lại thống trị phương Bắc ở nước ta cho thấy, không phải ngẫu nhiên mà vùng đất
    Thanh Oai là nơi chúng quan tâm nhiều nhất đến việc triệt hạ Long Mạch của nước ta, nơi mà dân ta coi là những nơi tụ khí thiêng sông núi, nơi phát
    sinh những hiền tài của đất nước, (trước kia xa, từ Tần Thuỷ Hoàng cho rằng "núi Ngũ Hành phương Nam có cát khí) "đế vương", bèn sai người đục núi yểm cốt, cắt đứt địa mạch của phương Nam.



    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    CÁC BÀI DỊCH VĂN BIA Ở ĐỀN HÙNG ​
    BT: Đây là nguyên các bài dịch văn những bia miếu của khu Đền Hùng thuộc Phú Thọ hiện nay. Các bản này do cụ cử nhân nho học Đỗ Mộng Khương (thi khoa t Mão - 1915 khoa thi nho học cuối cùng), dịch từ chữ HánNôm sang chữ quốc ngữ vào khoảng những năm 70 của thế kỷ 20. Ban quản lý di tích Đền Hùng đã tặng ông Đỗ Triệu Xương, con trai Cụ, bút tích của Cha mình. Năm 2002, con gái cụ Đỗ Mộng Khương (em gái ông Đỗ Triệu Xương) tên là Đỗ Thị Giai đã sao tặng Phó Giáo sư Đỗ Tòng Trưởng Ban liên lạc Họ Đỗ Việt Nam để làm tư liệu về dòng họ.
    Trong bộ sách Họ Đỗ Việt Nam (Tr. 501 tập I và Tr. 502 tập II) chúng tôi đã giới thiệu cụ Đỗ Mộng Khương như là nhân vật lịch sử Họ Đỗ Việt Nam, và danh mục 17 tác phẩm dịch từ Hán-Nôm sang quốc ngữ của Cụ. Chúng tôi trân trọng cảm ơn bà Đỗ Thị Giai đã cung cấp tài liệu quý để đưa vào cuốn sách này giúp cho bạn đọc tham khảo nghiên cứu tìm hiểu thêm về lịch sử và di tích ********** .
    Trưởng Ban liên lạc Họ Đỗ Việt Nam để làm tư liệu về dòng họ.
    Trong bộ sách Họ Đỗ Việt Nam (Tr. 501 tập I và Tr. 502 tập II) chúng tôi đã giới thiệu cụ Đỗ Mộng Khương như là nhân vật lịch sử Họ Đỗ Việt Nam, và danh mục 17 tác phẩm dịch từ Hán-Nôm sang quốc ngữ của Cụ. Chúng tôi trân trọng cảm ơn bà Đỗ Thị Giai đã cung cấp tài liệu quý để đưa vào cuốn sách này giúp cho bạn đọc tham khảo nghiên cứu tìm hiểu thêm về lịch sử và di tích ********** .
    *
    BIA MIẾU ********** ​
    Miếu lập ở núi Nghĩa Lĩnh xã Cổ Tích là một thắng tích của ******. Bên tả miếu có **** **********. Đến nay đã hơn 4000 năm, hằng năm xuân thu tỉnh thần vâng chỉ kính tế điển lễ rất lớn.
    Lập miếu không biết tự năm nào, khoảng Tự Đức thứ 27.Tam tuyên tổng đốc Nguyễn Bá Nghi vâng sắc chỉ sửa lại. Chả bao lâu mà miếu cổ ở núi đã như đám mây nổi biến cổ kim rồi.
    Năm 1909 nguyên ****** kinh lược, Diên Mậu Quận công Hà Tĩnh Thái Xuyên Hoàng Cao Khải bái yết miếu cổ, lo miếu hỏng nát liền ban trích công ngân tu lý đã được nghị chuẩn. Năm 1912, Hàn lâm Hiển Tu Tống Sơn Vũ Đình Khôi từ Hải Dương đến, khi rỗi việc lục thấy nghị này, lập tức xin Phú Thọ tuần phủ Chế Quang Ân đem việc ấy xin công sứ Gay-Y-Gia, công sứ này cố gắng làm việc trên, cấp công ngân 2000 đồng và lập hội đồng chủ trương việc ấy. Ngày tháng 5 năm ấy khởi công đến tháng 7 hoàn thành.
    Miếu làm ba nóc, dưới gỗ thiết trên lợp ngói, vị trí rất xứng. Bảo tôi làm bia; Tôi là Lê Đình Sản, nay nghĩ ********** là Tổ mở màn lần thứ nhất nước ta. Con cháu Bách Việt lập đền đài mà cúng tế là nghĩa vụ cố nhiên vậy. Nay Hoàng tướng công xướng đầu tiên, quý đại thần lại tán thành. Mới biết việc bỏ làm lại, của mất lại sửa là cái số tạo vật, mà trách nhiệm người sửa sang lại, là cái số tất nhiên trong u minh thần hoặc giúp đỡ cũng chưa biết chừng.
    Than ôi! năm châu dâu biển phong trần dồn đến mà miếu này cổ núi này trơ trọi vẫn còn là nhờ phúc thần vậy, lại là công lao của các đại thần sửa sang lại vậy.
    Từ nay về sau trông cờ đỏ thì nhớ sinh linh cha Rồng mẹ Tiên, dâng cánh rau trắng thì tưởng công gây dựng của Thánh Tổ Thần tông.
    Đến như ánh sáng, buổi sáng buổi chiều, tưởng vạn ngàn lên núi này đều có cảm tưởng xưa nhớ đến quan hệ quốc túy để lưu truyền sau.
    Phó bảng khoa Tân Sửu, Điển học tỉnh Phú Thọ, nhân mục tỉnh Hà Đông là Lê Đình Sản phụng nghĩ.
    Công sứ tỉnh Phú Thọ đặt hội đồng sửa Đền Hùng – Họ quan viên Hội đồng kê sau đây:
    Hội chủ: Tuần phủ Chế Quang Ân, người xã Mỹ Xuyên;
    Hội viên: Lâm Thao tri phủ Lâm Văn Tuấn, người Hà Tĩnh;
    Sứ tòa lục sự Vũ Đình Khôi, người Thanh Hóa;
    Đốc công Lâm Thao, giáo thụ Nguyễn Duy Tân, người Hà Đông;
    Hưng công nông thương hội viên Hà Văn Thành, người Hải Dương;
    Vẽ bản đồ lục lộ thông sứ Nguyễn Hữu Phúc, người Thừa Thiên;
    Tùy biện Lâm thao hội viên Đào Ngọc Thạch;
    Hy Cương Tiên chỉ Triệu Văn Ty;
    Duy Tân năm thứ 8, tháng 7, ngày tốt
    Phú Thọ, thư lại Hà Đông quan nhân Nguyễn Đình Túc viết.
    Hà Thành, Thiên Tân phố, Nam Sơn Vũ Hữu Do khắc bia.

    BIA SỐ 2 ​
    PHỤNG SAO BỘ VĂN ĐỊNH NGÀY QUỐC TẾ ĐỀN HÙNG ​
    Bộ Lễ phúc tư, vừa rồi tiếp tư nói, thuộc quý hạt Đền Hùng xã Hy Cương phủ Lâm Thao phụng thờ **** miếu Hung Vương, hằng năm Nhà nước kính tế, thường đến mùa thu chọn ngày tốt kính lễ, không có ngày nhất định mà dân tục xã ấy lấy ngày 11 tháng 3 là ngày giỗ Tổ kính tế.
    Nay tiếp, quý Công sứ ý nghĩ.
    Tự điển miếu Tổ nước ta là sĩ nữ nơi ấy, kính nhớ tổ tiên bất kỳ mà không có ngày nhất định thật là thiếu sót. Nay quý tính bàn với qúy Công sứ định từ nay về sau lấy ngày 10 tháng 3 Âm lịch, lĩnh chi công ngân phụng mệnh kính tế. Trước một ngày, hạt ấy mở hội cho nhân sĩ phừơng ấy đến triều bái có ngày nhất định, để cho nhân dân xã ấy khỏi phiền hà ứng dịch, lại hợp nghĩa trời xuân thới hòa, vì thế phúc tự để được tuân hành.
    Tờ tự này tư cho Tuần phủ tỉnh Phú Thọ
    Khải Định năm thứ 2 tháng 7 ngày 25 (1917), Tư vụ lễ triều kính sao lục ​
    Tờ tự này tư cho Tuần phủ tỉnh Phú Thọ
    Khải Định năm thứ 2 tháng 7 ngày 25 (1917), Tư vụ lễ triều kính sao lục ​
    LỄ NGHI NGÀY HỘI KỶ NIỆM HẰNG NĂM ​
    Nay đã phụng Bộ Lễ chuẩn định ngày quốc tế Miếu tổ ********** là ngày 10 tháng 3. Hằng năm chiểu ngày mồng chín các quan tỉnh hiến, và các quan phủ huyện mang phẩm phục đến công quán túc trực, sáng hôm sau đến Miếu kính tế. Về lễ phẩm như tam sinh, xôi. Quan hội trưởng đã thông đạt, các viên hội đồng thỏa nghị. Trình quan tuần phủ thẩm chiếu, trích tiền hoa lợi tự điền bao nhiêu, và tiền Nhà nước cấp cho mỗi năm 100 đồng(1) giao viên Phủ Lâm Thao nhận mua lễ phẩm và chi các khoản. Năm nào đến kỳ ngày kỷ niệm nên mở Đại hội lâm thời do Hội đồng thỏa định. Trình phủ đường tư quý tòa chuẩn cho thi hành.
    * ​
    BIA SỐ 3 ​
    ĐIỀU LỆ RUỘNG TỰ ĐIỀN ​
    Hội đồng bản tỉnh mới tậu được 25 mẫu 3 sào 12 thước 4 tấc 8 phân, cho người các xã, hạt ấy nhận cày, đồng niên nộp tiền hoa lợi mỗi năm 6 đồng bạc và phải nộp thuế lệ ruộng ấy cùng các khoản phải lấy phái lai lý trưởng để nộp Hội đồng lưu chiểu. Người nào lĩnh canh phải trình quan phủ kê tên tại sổ sao lưu ở phủ nha bị chiểu.
    Hằng năm ngày tháng 2 do viên phủ chiểu người nào xã nào nhận canh mấy mẫu, sào ruộng; sức(2) thu tiền hoa lợi ruộng ấy để kịp chi mua lệ phẩm.
    Tự điền ở xã nào bao nhiêu mẫu sào kê như sau:
    Xã Hy Cương 10 mẫu, 01 sào, 10 thước(3) “Văn tự 10 bản”;
    Xã Tiên Cương 01 mẫu, 9 sào, 7 thước, 5 tấc “Văn tự 1 bản”;
    Xã Hy Sơn 7 mẫu, 8 sào, 3 thước “Văn tự 5 bản”;
    Xã Do Ngãi 01 mẫu, 9 sào, 3 thước “Văn tự 1 bản”;
    Xã Cao Mại 2 mẫu, 5 sào, 3 thước, 9 tấc “Văn tự 5 bản”;
    Xã Lâm Nghĩa 01 mẫu “Văn tự 1 bản”;
    Các tự điền trên này đã kê vào sổ điền và vẽ bản đồ đã có Lý trưởng nhận thực, và các bản văn tự lưu ở tỉnh do quan hội đồng nhận giữ, về sau hễ mua thêm được bao nhiêu ruộng sẽ biên nối vào sau;
    Khải Định năm thứ 8(1923) mùa Xuân, Phú Thọ tỉnh, Hội Đồng,Cẩn Trí; Hà Đông Tây Đình cư sĩ Nguyễn Huy Vỹ phụng tả.
    Chú thích:
    (1) Đồng tiền thời kỳ này có giá trị cao. Lương giáo viên toàn cấp I (tiểu học 6 năm) khoảng từ 20– 30 đồng, đủ chi tiêu nuôi cả gia đình. Một đồng tiền Đông Dương lúc này có 10 hào, 1 hào có 10 xu, 1 xu có 2 chinh, 1 chinh có 3 kẽm. Kẽm là thấp nhất của tiền tệ thời này. Một xu có thể ăn một bữa cơm thường ở phố chợ.
    ) Đồng tiền thời kỳ này có giá trị cao. Lương giáo viên toàn cấp I (tiểu học 6 năm) khoảng từ 20– 30 đồng, đủ chi tiêu nuôi cả gia đình. Một đồng tiền Đông Dương lúc này có 10 hào, 1 hào có 10 xu, 1 xu có 2 chinh, 1 chinh có 3 kẽm. Kẽm là thấp nhất của tiền tệ thời này. Một xu có thể ăn một bữa cơm thường ở phố chợ. Đồng tiền thời kỳ này có giá trị cao. Lương giáo viên toàn cấp I (tiểu học 6 năm) khoảng từ 20– 30 đồng, đủ chi tiêu nuôi cả gia đình. Một đồng tiền Đông Dương lúc này có 10 hào, 1 hào có 10 xu, 1 xu có 2 chinh, 1 chinh có 3 kẽm. Kẽm là thấp nhất của tiền tệ thời này. Một xu có thể ăn một bữa cơm thường ở phố chợ.
    (2)Sức là tờ thông báo của cơ quan huyện, tỉnh cho dân phải làm một việc gì đó.
    Sức là tờ thông báo của cơ quan huyện, tỉnh cho dân phải làm một việc gì đó.
    (3)Một mẫu Bắc Bộ là 3600 m2 gồm 10 sào, 1 sào có 16 thước ta. Đây là đơn vị đo diện tích thời trước, hiện nay ở nhiều nơi vẫn quen dùng. Hiện nay đơn vị đo lường diện tích đất đai chính thức của Nhà nước ta là a (sào = 1000m2), một héc ta (mẫu là 10.000m2).
    Một mẫu Bắc Bộ là 3600 m2 gồm 10 sào, 1 sào có 16 thước ta. Đây là đơn vị đo diện tích thời trước, hiện nay ở nhiều nơi vẫn quen dùng. Hiện nay đơn vị đo lường diện tích đất đai chính thức của Nhà nước ta là a (sào = 1000m2), một héc ta (mẫu là 10.000m2).
    * ​
    BIA SỐ 4
    BIA KỶ NIỆM MIẾU ********** ​
    Phụng xét **** miếu núi Hùng tự khoảng năm Tự Đức phụng sắc trùng tu dựng bia đá, về sau đến năm (1909) Duy Tân thứ 3 mới tiếp tục khởi công, từ năm ấy đến nay tiết thứ được cấp công ngân và cho thu tiền quyên, lần lượt tu lý, đều có thiết lập Hội đồng quản cố.
    Nay kể trong những năm ấy, năm nào tu tạo khoản nào, cùng các danh nhân tán thành chủ trương liệt hiền tỉnh đường cùng nhân viên hội đồng đốc công, họ tên chức hàm kê sau này:
    Năm Duy Tân thứ 3 (1909) Thái Xuyên Hoàng Quốc công, xin Chính phủ phê chuẩn cấp công ngân 2000 đồng sửa lại **** miếu **********; Năm thứ 7 (1913) Tỉnh tư lĩnh công ngân lập Hội đồng trùng tu và chế tự khí, mở đường núi; Năm thứ 8 (1914) khánh thành Các người tán thành kê tên sau:
    ****** thống sứ Simovy và thống sứ Đảm -Tư –Vay, Diên Mậu quốc công Hoàng Cao Khải; công sứ Phú Thọ Ri- Sa và công sứ Gay-Y-Đa; tuần phủ Hoàng Mạnh Trí; tuần phủ Chế Quang Ân; án sát Nguyễn Khắc Sừng; Lâm Thao tri phủ Nguyễn Văn Chuyển; sứ tòa ký lục Vũ Đình Khôi; Lâm Thao giáo thụ Nguyễn Duy Tân; Công chính kỹ sư Nguyễn Hữu Phúc.
    Năm Duy Tân thứ 9 (1915) đến Khải Định thứ 2 (1917) tu tạo thượng miếu, tiền đường, sửa thêm tự khí, xây cổng dưới núi, dựng thượng đình, làm sở công hội tự định ngày quốc tế mới khai hội

    Kỷ niệm và làm đại lễ khánh thành ​

    Khánh hội chủ lễ: ​
    Diên Mậu quận công Hoàng Cao Khải; Thái tử Thiếu Bảo Dương Lâm; Hà Đông tổng đốc Hoàng Trọng Phu; tuần phủ Lê Trung Ngọc; án sát nguyễn Tấn Cảnh .
    Điển học Lê đình Sản; Lâm Thao tri phủ Phạm Bá Rong; Cẩm Khê tri huyện Dương Tự Nhu; Hạ Hòa tri huyện Hoàng Văn Chính; Thanh Ba tri huyện Vũ Luyện; Hạc Trì tri huyện Phạm Gia Nùng; phiên ty thông phán Nguyễn Dảo; Cao du kiểm thảo Phạm Huy Hổ; Hậu tuyển tri huyện Đàm Duy Huyến; Lâm Thao giáo thụ Nguyễn Duy Tấn; Hà Hòa bang tá Vi Văn Lâm; Nghị viên Nguyễn Hữu Tiệp; Nghị viên Nguyễn Bá Lưu.
    Năm Khải Định thứ 4 và thứ 5 (1919-1920) mua tự điền thêm được: 25 mẫu, 3 sào, 12 thước, 4 tấc, 8 phân; chi hết 1424 đồng lại lập hội đồng kiểm cố.

    Tỉnh hiến và đại hội đồng ​
    Tuần phủ Trần Văn Thông, kê lỵ tuần phủ Đặng Trần Vỹ; án sát Lê Nhiếp Kế; án sát suy Hội trưởng Nghiêm Xuân Quảng; Phan Đình Hòe phó hội trưởng; điển học Bùi Bằng Thuận.
    Hội viên: Lâm Thao tri huyện Hoàng Văn Chính; phiên ty thông phán Lý
    t Mai; Cao du kiểm thảo Phạm Huy Hổ; Hậu tuyển tri huyện Hoàng Cơ Đính; Lâm Thao trợ tá Nguyễn Khắc Nhượng; cử nhân bát phẩm Đặng Vũ Túc.
    Khải Định năm thứ 6 và thứ 7 (1921-1922), xây 7 gian công quán chi ngân 1609 đồng 71 xu.
    Sửa lại miếu giếng (Đền Giếng), tân tạo chính tẩm và bái đường, phương đình và tả hữu vu hồi và xây câu lơn giếng và chế tự khí; các khoản công chi ngân hết 2125 đồng 8 hào 4; cho khai khẩn các hoang thổ dưới núi và sửa đường, chở đồ vật công chi ngân 401 đồng 7 hào 8.
    Khải Định năm thứ 7 và 8 (1922-1923) trùng tu tổ vương **** và lập công quán 4 gian, cộng chi 1000 đồng dựng 4 tấm bia đá (2 bia trên Thượng miếu (Đền Thượng) hai bia đền giếng (Đền Hạ) cùng một tấm bia đá ghi ngày sửa ****; chế 4 tấm biển gỗ ghi tên đề cúng phương danh, các khoản công chi hết 200 đồng.
    Tháng 2 năm thứ 8 (1923), Hội đồng thỏa định trích số tiền còn lại giao tiểu Hội đồng mua thêm tự điền, chi ngày kỷ niệm hằng năm chi phí, trong năm ấy mua được bao nhiêu sẽ tục biên vào bia điền hộ.

    Tỉnh hiến hội đồng: ​
    Đặng Trần Vỹ; án sát Phan Đình Hòe; Thượng là Nguyễn Đạo Quán, Bùi Bằng Thuận.
    Hội viên đốc hưng công dịch: ​
    Lâm Thao tri phủ Vũ Luyện, Bùi Thiện Cơ; Cẩm Khê tri huyện Phan Thiện Niệm; Hạc Trì tri huyện Tư Nhiếp Hữu, Bùi Khiêm Chi, Đỗ Văn Giáp; phán sự Bùi Xuân Trạch; Cao du kiểm thảo Phạm Hy Hổ; phiên ty thông phán Nguyễn Đình Huy; Lâm Thao trợ tá Lê Nguyên Trung; hậu tuyển tri huyện Hoàng Đức Hâm; thừa phái cử nhân Đỗ Mộng Khương; nghị viên Đỗ Văn Điều; nghị viên Nguyễn Bá Lưu.
    Vẽ kiểu ****: Hà Nội phán sự Vũ Văn Oanh; Phán sự Đỗ Văn Ý; Điển tịch Đỗ Đình Chi.
    Hà Nội phán sự Vũ Văn Oanh; Phán sự Đỗ Văn
    Ý; Điển tịch Đỗ Đình Chi.
    Khải Định năm thứ 8 (1923) mùa xuân
    Phú Thọ tỉnh Hội đồng ý niệm cẩn trí.
    Hà Đông Tây Đình cư sĩ Nguyễn Huy Vỹ phụng tả.
    Lễ nghi hội kỷ niệm:
    Miếu tổ ********** hằng năm quốc tế vào ngày mùng 10 tháng 3 (âm lịch), còn Miếu giếng thờ hai vị công chúa Tiên Dung và công chúa Ngọc Hoa, từ trước chưa có định lệ, nay Hội đồng thỏa định đến ngày đó dùng sính lễ, do ủy ban đền miếu kính tế. Lễ phẩm trích hoa lợi tự điền ước độ 30 đồng giao viên phủ nhận hành lễ.
    Khải Định năm thứ 7 (1922) sửa lại đền Giếng.
    Làm trên nền cũ, làm nội chính tẩm ngoại bái đường; Đền làm 3 gian, 1 gian giữa, phương đình,tả hữu đền làm một tiểu vu, gỗ dùng gỗ lim xây bằng gạch, lợp ngói và chế tự khí, xây câu lơn giếng, các khoản cộng chi 2.125 đồng, 8 hào, 4 xu.
    Các vị danh dự tán thành là:
    ****** thống sứ Mông-Ghi-Rô; công sứ Phú Thọ Lê-Ven-Quơ; Nam Định tổng đốc Phạm Văn Phụ; Bắc Ninh tổng đốc Nguyễn Bách; Hải Dương tổng đốc Tư Đạm; Thượng thẩm tổng đốc Lê Trung Ngọc; Hà Nam tuần phủ Lê Nhiếp; Sơn Tây tuần phủ Nguyễn Hữu Ích; Thái Bình tuần phủ Trần Mỹ; nguyên Vĩnh Yên tuần phủ Nguyễn Văn Giáp; tuần phủ Nguyễn Văn Bân; Hưng Yên tuần phủ Nguyễn Quốc; Kiến An tuần phủ Nguyễn Đình Quỳ; Cao Bằng tuần phủ Vi Văn Định; nguyên Phúc Yên tuần phủ Nguyễn Đốc.
    Tỉnh hiến chủ trương công dịch: ​
    Phú Thọ tuần phủ Đặng Trần Vỹ, án sát Pham Đình Hòe, thượng la Nguyễn Đạo Quán.
    - Lâm Thao tri phủ Bùi Thiện Cơ; trợ tá Lê Nguyên Trung; Cẩm Khê tri huyện, Phan Phiên Miện, Hạc Trì tri huyện, Bùi Khiêm Chi; phiên ty thông phán Nguyễn Đình Huy; Cao du kiểm thảo Phạm Huy Hổ; phán sự Bùi Xuân Trạch; Hậu tuyển tri huyện Hoàng Đức Hàm; thừa phái cử nhân Đỗ Mộng Khương; nghị viên Đỗ Văn Điều; nghị viên Nguyễn Bá Lưu.
    Lâm Thao tri phủ Bùi Thiện Cơ; trợ tá Lê Nguyên Trung; Cẩm Khê tri huyện, Phan Phiên Miện, Hạc Trì tri huyện, Bùi Khiêm Chi; phiên ty thông phán Nguyễn Đình Huy; Cao du kiểm thảo Phạm Huy Hổ; phán sự Bùi Xuân Trạch; Hậu tuyển tri huyện Hoàng Đức Hàm; thừa phái cử nhân Đỗ Mộng Khương; nghị viên Đỗ Văn Điều; nghị viên Nguyễn Bá Lưu.
    - Các tỉnh quan, thân sĩ thứ, quyên ngân để cúng miếu tổ ********** và đền giếng, tổng kê từ Khải Định năm thứ 5 đến năm thứ 7 ngày 12 cộng được ngân bao nhiêu kê sau đây:
    miếu tổ ********** và đền giếng, tổng kê từ Khải Định năm thứ 5 đến năm thứ 7 ngày 12 cộng được ngân bao nhiêu kê sau đây:
    Tỉnh Phú Thọ cúng 1939 đ 90 hào – Tỉnh Nam Định 868 đ 60 hào
    - Hải Dương 600 đ 64 hào - Cao Bằng 452 đ 40 hào
    - Thái Bình 418 đ 00 hào - Phúc Yên 419 đ 12 hào
    - Hà Nam 255 đ 00 hào - Sơn Tây 240 đ 00 hào
    - Bắc Ninh 165 đ 00 hào - Hưng Yên 179 đ 59 hào
    - Vĩnh Yên 116 đ 00 hào
    - Hà Đông + Hà Nội 152 đ 00 hào
    - Kiến An + Hải Phòng 140 đ 37 hào
    - Tuyên Quang + Quảng Yên 25 đ 00 hào ​
    Tổng cộng 18 tỉnh cúng được: 6.149 đ 65 hào; ​
    Còn các cá nhân cúng bao nhiêu được ghi vào biển gỗ. ​
    Số bạc kê trên này trích các khoản tu tạo và chế tự khí, mua tự điền được bao nhiêu đã biên vào bia kỷ niệm thựơng miếu “tức bia Đền Thượng”.
    Phú Thọ tỉnh, kỷ niệm hội đồng cẩn trí.
    Khải Định năm thứ 8 Quý Hợi (1923 ) mùa xuân;
    Hà Đông Tây Đình cư sĩ Nguyễn Huy Vỹ phụng tả. ​
    BIA MIẾU TỔ ********** ​
    Thời đại khai hóa trọng Thần quyền. Thời đại tiến hóa trọng Khoa học. Đấy là thông lệ Trời đặt ra vậy. Nhưng trong ấy còn có biến lệ. Theo thông lệ nói khoa học thịnh thì thần quyền suy. Theo biến lệ nói khoa học cùng thần quyền thịnh. Lạ thay, thần quyền có thể lợi dụng làm sức bổ trợ khai hóa, cũng có thể thiên dụng làm sức giảm chế tiến hóa.
    Nòi giống nước Việt ta, ra đời từ Hồng Bàng gọi là Xích Quỷ ở chỗ hôn hôn linh linh tổ chức một xã hội nên ở trong minh minh mịch mịch mượn Thần quyền để lại là thần, Thần lại là Tổ, nên suy 18 đời ********** làm Tổ khai mạc lần thứ nhất.
    Trong thần sử đỉnh núi Hùng Sơn, **** miếu đều cổ, chân núi có đền thờ Tiên Dung công chúa và Ngọc Hoa công chúa, tương truyền hai vị công chúa này là con Vua Hùng đời thứ 18. Trên đền Công chúa có giếng hốc đá phun nước trong và ngọt là linh tích vậy. Đền được dựng từ đời nào không thể xét được.
    Từ ngày có hội trùng tu Tổ miếu, thập phương đến lễ ngày càng náo nhiệt. Mỗi khi đến giỗ Tổ ở đền Giếng dâng hương và múc nước giếng uống để làm thuốc cầu tự. Lễ bái cầu khẩn đông như kiến.
    Sau xin mở rộng làm đền mới, cho đến mùa xuân năm Nhâm Tuất (1922) mới khởi công.
    Án sát Phạm Đình Hòe chủ trưong việc ấy, làm cột cao hiên rộng, phương đình hành lang trang nhã; Tốn đến vài ngàn bạc, đều lấy vào của công đức. Mùa thu năm 1922 khánh thành.
    Bảo ta làm văn bia, ta hớn hở cảm tưởng rằng: Ngày nay là ngày nào, chả phải là ngày khoa học với thần quyền tranh nhau à. Nước Việt ta hơn 4 ngàn năm quốc hồn, già lắm rồi. Đối với thần quyền còn trẻ non, khoa học chưa mở, thần quyền ngày thịnh, cầu cúng phiền nhiễu, làm trở lực cho tiến hóa.
    Dẫu vậy, vật cực thì trở lại thời cùng tiết hiện bài nguyên thiếu luân của anh kiệt nhơn hô hào nhân đạo, cũng là vì thần đạo mà phát ra. Thử nghĩ chúng ta là hai mươi lăm triệu cháu cháu con con ở vào thế giới giỏi được kém thua, kẻ mạnh ăn thịt kẻ yếu, còn được sinh tồn ở trong khoảng gió tanh mù nấu, đều bởi Thần Tổ ấp ủ sinh thành đó.
    Ngày cúng dâng hương cỗ ở miếu đế Tổ là bảo bản vậy là nghĩa vậy. Ngày cùng cúng bái, múa hát sùng bái ở miếu thần nữ chả hóa ra siểm nịnh à. Không phải đâu, cầu Phật ở nhà, khóc mả Mẹ cũng là tư tưởng thần giáo được chính đáng vậy.
    Xét qua nữ thần ở nước ta đời đời hiển hách mà hương khói náo nhiệt, sao chỉ hướng về đền Sòng(1) là Phật là Tiên, hay là thần thánh không thể nghĩ hơn được. Bởi vì người có phép bất tử đấy thôi.
    Kính nghĩ hai vị công chúa, sinh làm con vua, dòng dõi thân minh là anh thư mà hùng phái vậy. Chân hầu miếu vũ, khí tốt um thùm, ngàn con vạn cháu la liệt bái chầu. Một gáo nước giếng có thể rảy ra làm nước sửa hằng hà sa số lượng. Được khí thiêng của trời đất, so với núi cô, cậu ở động Hương(2) đâu là ảo đâu là thật.
    Hơn nữa một bà về với tiên Dạ Trạch, một bà về với Thánh Tản Viên, lại trước thần nữ Vân cát có hộ mạnh phù bất tử. Nay đang lúc cạnh tranh quải kiệt văn minh sát cơ, khoa học cũng có chỗ cúng à. Cúng mà kêu với thần, há chả phải là Phật quốc bất tử, dân tộc ta có chỗ nương tựa đấy mà, nếu tin lời ta xin khắc vào đá để bổ sung vào thần sử Lĩnh Nam còn chỗ chưa phát minh. Đông Bạch phó bảng, Nam Định tổng đốc tứ hạng bắc đẩu bội tinh Phạm Văn Thụ phụng soạn.
    Khải Định năm thứ 8 (1923) Quý Hợi mùa xuân, Phú Thọ tỉnh kỷ niệm hội đồng cung trí.
    Hà Đông Tây Đình cư sĩ Nguyễn Huy Vỹ phụng tả.
    Ghi chú
    (1) §Òn Sßng: N¬i thê väng c«ng chóa LiÔu H¹nh ë Thanh Hãa. LÔ héi ®Òn Sßng tæ chøc vµo ngµy R»m th¸ng Ba ©m lÞch ®Ó t­ëng nhí Bµ chóa LiÔu H¹nh - ®­îc t«n lµ Th¸nh MÉu. Khu di tÝch Phñ Dµy ë x· Kim Th¸i, Vô B¶n, Nam §Þnh lµ n¬i thê chÝnh C«ng chóa LiÔu H¹nh.¬(2) [FONT=.VnCentury Schoolbook]§éng H­¬ng[FONT=.VnCentury Schoolbook]: Lµ ®éng H­¬ng TÝch ë Hµ T©y. (§T)[/FONT]
    * * * ​
    [/FONT]
    Trong bộ sách Họ Đỗ Việt Nam (Tr. 501 tập I và Tr. 502 tập II) chúng tôi đã giới thiệu cụ Đỗ Mộng Khương như là nhân vật lịch sử Họ Đỗ Việt Nam, và danh mục 17 tác phẩm dịch từ Hán-Nôm sang quốc ngữ của Cụ. Chúng tôi trân trọng cảm ơn bà Đỗ Thị Giai đã cung cấp tài liệu quý để đưa vào cuốn sách này giúp cho bạn đọc tham khảo nghiên cứu tìm hiểu thêm về lịch sử và di tích ********** .
    *
    BIA MIẾU ********** ​
    Miếu lập ở núi Nghĩa Lĩnh xã Cổ Tích là một thắng tích của ******. Bên tả miếu có **** **********. Đến nay đã hơn 4000 năm, hằng năm xuân thu tỉnh thần vâng chỉ kính tế điển lễ rất lớn.
    Lập miếu không biết tự năm nào, khoảng Tự Đức thứ 27.Tam tuyên tổng đốc Nguyễn Bá Nghi vâng sắc chỉ sửa lại. Chả bao lâu mà miếu cổ ở núi đã như đám mây nổi biến cổ kim rồi.
    Năm 1909 nguyên ****** kinh lược, Diên Mậu Quận công Hà Tĩnh Thái Xuyên Hoàng Cao Khải bái yết miếu cổ, lo miếu hỏng nát liền ban trích công ngân tu lý đã được nghị chuẩn. Năm 1912, Hàn lâm Hiển Tu Tống Sơn Vũ Đình Khôi từ Hải Dương đến, khi rỗi việc lục thấy nghị này, lập tức xin Phú Thọ tuần phủ Chế Quang Ân đem việc ấy xin công sứ Gay-Y-Gia, công sứ này cố gắng làm việc trên, cấp công ngân 2000 đồng và lập hội đồng chủ trương việc ấy. Ngày tháng 5 năm ấy khởi công đến tháng 7 hoàn thành.
    Miếu làm ba nóc, dưới gỗ thiết trên lợp ngói, vị trí rất xứng. Bảo tôi làm bia; Tôi là Lê Đình Sản, nay nghĩ ********** là Tổ mở màn lần thứ nhất nước ta. Con cháu Bách Việt lập đền đài mà cúng tế là nghĩa vụ cố nhiên vậy. Nay Hoàng tướng công xướng đầu tiên, quý đại thần lại tán thành. Mới biết việc bỏ làm lại, của mất lại sửa là cái số tạo vật, mà trách nhiệm người sửa sang lại, là cái số tất nhiên trong u minh thần hoặc giúp đỡ cũng chưa biết chừng.
    Than ôi! năm châu dâu biển phong trần dồn đến mà miếu này cổ núi này trơ trọi vẫn còn là nhờ phúc thần vậy, lại là công lao của các đại thần sửa sang lại vậy.
    Từ nay về sau trông cờ đỏ thì nhớ sinh linh cha Rồng mẹ Tiên, dâng cánh rau trắng thì tưởng công gây dựng của Thánh Tổ Thần tông.
    Đến như ánh sáng, buổi sáng buổi chiều, tưởng vạn ngàn lên núi này đều có cảm tưởng xưa nhớ đến quan hệ quốc túy để lưu truyền sau.
    Phó bảng khoa Tân Sửu, Điển học tỉnh Phú Thọ, nhân mục tỉnh Hà Đông là Lê Đình Sản phụng nghĩ.
    Công sứ tỉnh Phú Thọ đặt hội đồng sửa Đền Hùng – Họ quan viên Hội đồng kê sau đây:
    Hội chủ: Tuần phủ Chế Quang Ân, người xã Mỹ Xuyên;
    Hội viên: Lâm Thao tri phủ Lâm Văn Tuấn, người Hà Tĩnh;
    Sứ tòa lục sự Vũ Đình Khôi, người Thanh Hóa;
    Đốc công Lâm Thao, giáo thụ Nguyễn Duy Tân, người Hà Đông;
    Hưng công nông thương hội viên Hà Văn Thành, người Hải Dương;
    Vẽ bản đồ lục lộ thông sứ Nguyễn Hữu Phúc, người Thừa Thiên;
    Tùy biện Lâm thao hội viên Đào Ngọc Thạch;
    Hy Cương Tiên chỉ Triệu Văn Ty;
    Duy Tân năm thứ 8, tháng 7, ngày tốt
    Phú Thọ, thư lại Hà Đông quan nhân Nguyễn Đình Túc viết.
    Hà Thành, Thiên Tân phố, Nam Sơn Vũ Hữu Do khắc bia.

    BIA SỐ 2 ​
    PHỤNG SAO BỘ VĂN ĐỊNH NGÀY QUỐC TẾ ĐỀN HÙNG ​
    Bộ Lễ phúc tư, vừa rồi tiếp tư nói, thuộc quý hạt Đền Hùng xã Hy Cương phủ Lâm Thao phụng thờ **** miếu Hung Vương, hằng năm Nhà nước kính tế, thường đến mùa thu chọn ngày tốt kính lễ, không có ngày nhất định mà dân tục xã ấy lấy ngày 11 tháng 3 là ngày giỗ Tổ kính tế.
    Nay tiếp, quý Công sứ ý nghĩ.
    Tự điển miếu Tổ nước ta là sĩ nữ nơi ấy, kính nhớ tổ tiên bất kỳ mà không có ngày nhất định thật là thiếu sót. Nay quý tính bàn với qúy Công sứ định từ nay về sau lấy ngày 10 tháng 3 Âm lịch, lĩnh chi công ngân phụng mệnh kính tế. Trước một ngày, hạt ấy mở hội cho nhân sĩ phừơng ấy đến triều bái có ngày nhất định, để cho nhân dân xã ấy khỏi phiền hà ứng dịch, lại hợp nghĩa trời xuân thới hòa, vì thế phúc tự để được tuân hành.
    Tờ tự này tư cho Tuần phủ tỉnh Phú Thọ
    Khải Định năm thứ 2 tháng 7 ngày 25 (1917), Tư vụ lễ triều kính sao lục ​
    Tờ tự này tư cho Tuần phủ tỉnh Phú Thọ
    Khải Định năm thứ 2 tháng 7 ngày 25 (1917), Tư vụ lễ triều kính sao lục ​
    LỄ NGHI NGÀY HỘI KỶ NIỆM HẰNG NĂM ​
    Nay đã phụng Bộ Lễ chuẩn định ngày quốc tế Miếu tổ ********** là ngày 10 tháng 3. Hằng năm chiểu ngày mồng chín các quan tỉnh hiến, và các quan phủ huyện mang phẩm phục đến công quán túc trực, sáng hôm sau đến Miếu kính tế. Về lễ phẩm như tam sinh, xôi. Quan hội trưởng đã thông đạt, các viên hội đồng thỏa nghị. Trình quan tuần phủ thẩm chiếu, trích tiền hoa lợi tự điền bao nhiêu, và tiền Nhà nước cấp cho mỗi năm 100 đồng(1) giao viên Phủ Lâm Thao nhận mua lễ phẩm và chi các khoản. Năm nào đến kỳ ngày kỷ niệm nên mở Đại hội lâm thời do Hội đồng thỏa định. Trình phủ đường tư quý tòa chuẩn cho thi hành.
    * ​
    BIA SỐ 3 ​
    ĐIỀU LỆ RUỘNG TỰ ĐIỀN ​
    Hội đồng bản tỉnh mới tậu được 25 mẫu 3 sào 12 thước 4 tấc 8 phân, cho người các xã, hạt ấy nhận cày, đồng niên nộp tiền hoa lợi mỗi năm 6 đồng bạc và phải nộp thuế lệ ruộng ấy cùng các khoản phải lấy phái lai lý trưởng để nộp Hội đồng lưu chiểu. Người nào lĩnh canh phải trình quan phủ kê tên tại sổ sao lưu ở phủ nha bị chiểu.
    Hằng năm ngày tháng 2 do viên phủ chiểu người nào xã nào nhận canh mấy mẫu, sào ruộng; sức(2) thu tiền hoa lợi ruộng ấy để kịp chi mua lệ phẩm.
    Tự điền ở xã nào bao nhiêu mẫu sào kê như sau:
    Xã Hy Cương 10 mẫu, 01 sào, 10 thước(3) “Văn tự 10 bản”;
    Xã Tiên Cương 01 mẫu, 9 sào, 7 thước, 5 tấc “Văn tự 1 bản”;
    Xã Hy Sơn 7 mẫu, 8 sào, 3 thước “Văn tự 5 bản”;
    Xã Do Ngãi 01 mẫu, 9 sào, 3 thước “Văn tự 1 bản”;
    Xã Cao Mại 2 mẫu, 5 sào, 3 thước, 9 tấc “Văn tự 5 bản”;
    Xã Lâm Nghĩa 01 mẫu “Văn tự 1 bản”;
    Các tự điền trên này đã kê vào sổ điền và vẽ bản đồ đã có Lý trưởng nhận thực, và các bản văn tự lưu ở tỉnh do quan hội đồng nhận giữ, về sau hễ mua thêm được bao nhiêu ruộng sẽ biên nối vào sau;
    Khải Định năm thứ 8(1923) mùa Xuân, Phú Thọ tỉnh, Hội Đồng,Cẩn Trí; Hà Đông Tây Đình cư sĩ Nguyễn Huy Vỹ phụng tả.
    Chú thích:
    (1) Đồng tiền thời kỳ này có giá trị cao. Lương giáo viên toàn cấp I (tiểu học 6 năm) khoảng từ 20– 30 đồng, đủ chi tiêu nuôi cả gia đình. Một đồng tiền Đông Dương lúc này có 10 hào, 1 hào có 10 xu, 1 xu có 2 chinh, 1 chinh có 3 kẽm. Kẽm là thấp nhất của tiền tệ thời này. Một xu có thể ăn một bữa cơm thường ở phố chợ.
    ) Đồng tiền thời kỳ này có giá trị cao. Lương giáo viên toàn cấp I (tiểu học 6 năm) khoảng từ 20– 30 đồng, đủ chi tiêu nuôi cả gia đình. Một đồng tiền Đông Dương lúc này có 10 hào, 1 hào có 10 xu, 1 xu có 2 chinh, 1 chinh có 3 kẽm. Kẽm là thấp nhất của tiền tệ thời này. Một xu có thể ăn một bữa cơm thường ở phố chợ. Đồng tiền thời kỳ này có giá trị cao. Lương giáo viên toàn cấp I (tiểu học 6 năm) khoảng từ 20– 30 đồng, đủ chi tiêu nuôi cả gia đình. Một đồng tiền Đông Dương lúc này có 10 hào, 1 hào có 10 xu, 1 xu có 2 chinh, 1 chinh có 3 kẽm. Kẽm là thấp nhất của tiền tệ thời này. Một xu có thể ăn một bữa cơm thường ở phố chợ.
    (2)Sức là tờ thông báo của cơ quan huyện, tỉnh cho dân phải làm một việc gì đó.
    Sức là tờ thông báo của cơ quan huyện, tỉnh cho dân phải làm một việc gì đó.
    (3)Một mẫu Bắc Bộ là 3600 m2 gồm 10 sào, 1 sào có 16 thước ta. Đây là đơn vị đo diện tích thời trước, hiện nay ở nhiều nơi vẫn quen dùng. Hiện nay đơn vị đo lường diện tích đất đai chính thức của Nhà nước ta là a (sào = 1000m2), một héc ta (mẫu là 10.000m2).
    Một mẫu Bắc Bộ là 3600 m2 gồm 10 sào, 1 sào có 16 thước ta. Đây là đơn vị đo diện tích thời trước, hiện nay ở nhiều nơi vẫn quen dùng. Hiện nay đơn vị đo lường diện tích đất đai chính thức của Nhà nước ta là a (sào = 1000m2), một héc ta (mẫu là 10.000m2).
    * ​
    BIA SỐ 4
    BIA KỶ NIỆM MIẾU ********** ​
    Phụng xét **** miếu núi Hùng tự khoảng năm Tự Đức phụng sắc trùng tu dựng bia đá, về sau đến năm (1909) Duy Tân thứ 3 mới tiếp tục khởi công, từ năm ấy đến nay tiết thứ được cấp công ngân và cho thu tiền quyên, lần lượt tu lý, đều có thiết lập Hội đồng quản cố.
    Nay kể trong những năm ấy, năm nào tu tạo khoản nào, cùng các danh nhân tán thành chủ trương liệt hiền tỉnh đường cùng nhân viên hội đồng đốc công, họ tên chức hàm kê sau này:
    Năm Duy Tân thứ 3 (1909) Thái Xuyên Hoàng Quốc công, xin Chính phủ phê chuẩn cấp công ngân 2000 đồng sửa lại **** miếu **********; Năm thứ 7 (1913) Tỉnh tư lĩnh công ngân lập Hội đồng trùng tu và chế tự khí, mở đường núi; Năm thứ 8 (1914) khánh thành Các người tán thành kê tên sau:
    ****** thống sứ Simovy và thống sứ Đảm -Tư –Vay, Diên Mậu quốc công Hoàng Cao Khải; công sứ Phú Thọ Ri- Sa và công sứ Gay-Y-Đa; tuần phủ Hoàng Mạnh Trí; tuần phủ Chế Quang Ân; án sát Nguyễn Khắc Sừng; Lâm Thao tri phủ Nguyễn Văn Chuyển; sứ tòa ký lục Vũ Đình Khôi; Lâm Thao giáo thụ Nguyễn Duy Tân; Công chính kỹ sư Nguyễn Hữu Phúc.
    Năm Duy Tân thứ 9 (1915) đến Khải Định thứ 2 (1917) tu tạo thượng miếu, tiền đường, sửa thêm tự khí, xây cổng dưới núi, dựng thượng đình, làm sở công hội tự định ngày quốc tế mới khai hội

    Kỷ niệm và làm đại lễ khánh thành ​

    Khánh hội chủ lễ: ​
    Diên Mậu quận công Hoàng Cao Khải; Thái tử Thiếu Bảo Dương Lâm; Hà Đông tổng đốc Hoàng Trọng Phu; tuần phủ Lê Trung Ngọc; án sát nguyễn Tấn Cảnh .
    Điển học Lê đình Sản; Lâm Thao tri phủ Phạm Bá Rong; Cẩm Khê tri huyện Dương Tự Nhu; Hạ Hòa tri huyện Hoàng Văn Chính; Thanh Ba tri huyện Vũ Luyện; Hạc Trì tri huyện Phạm Gia Nùng; phiên ty thông phán Nguyễn Dảo; Cao du kiểm thảo Phạm Huy Hổ; Hậu tuyển tri huyện Đàm Duy Huyến; Lâm Thao giáo thụ Nguyễn Duy Tấn; Hà Hòa bang tá Vi Văn Lâm; Nghị viên Nguyễn Hữu Tiệp; Nghị viên Nguyễn Bá Lưu.
    Năm Khải Định thứ 4 và thứ 5 (1919-1920) mua tự điền thêm được: 25 mẫu, 3 sào, 12 thước, 4 tấc, 8 phân; chi hết 1424 đồng lại lập hội đồng kiểm cố.

    Tỉnh hiến và đại hội đồng ​
    Tuần phủ Trần Văn Thông, kê lỵ tuần phủ Đặng Trần Vỹ; án sát Lê Nhiếp Kế; án sát suy Hội trưởng Nghiêm Xuân Quảng; Phan Đình Hòe phó hội trưởng; điển học Bùi Bằng Thuận.
    Hội viên: Lâm Thao tri huyện Hoàng Văn Chính; phiên ty thông phán Lý
    t Mai; Cao du kiểm thảo Phạm Huy Hổ; Hậu tuyển tri huyện Hoàng Cơ Đính; Lâm Thao trợ tá Nguyễn Khắc Nhượng; cử nhân bát phẩm Đặng Vũ Túc.
    Khải Định năm thứ 6 và thứ 7 (1921-1922), xây 7 gian công quán chi ngân 1609 đồng 71 xu.
    Sửa lại miếu giếng (Đền Giếng), tân tạo chính tẩm và bái đường, phương đình và tả hữu vu hồi và xây câu lơn giếng và chế tự khí; các khoản công chi ngân hết 2125 đồng 8 hào 4; cho khai khẩn các hoang thổ dưới núi và sửa đường, chở đồ vật công chi ngân 401 đồng 7 hào 8.
    Khải Định năm thứ 7 và 8 (1922-1923) trùng tu tổ vương **** và lập công quán 4 gian, cộng chi 1000 đồng dựng 4 tấm bia đá (2 bia trên Thượng miếu (Đền Thượng) hai bia đền giếng (Đền Hạ) cùng một tấm bia đá ghi ngày sửa ****; chế 4 tấm biển gỗ ghi tên đề cúng phương danh, các khoản công chi hết 200 đồng.
    Tháng 2 năm thứ 8 (1923), Hội đồng thỏa định trích số tiền còn lại giao tiểu Hội đồng mua thêm tự điền, chi ngày kỷ niệm hằng năm chi phí, trong năm ấy mua được bao nhiêu sẽ tục biên vào bia điền hộ.

    Tỉnh hiến hội đồng: ​
    Đặng Trần Vỹ; án sát Phan Đình Hòe; Thượng là Nguyễn Đạo Quán, Bùi Bằng Thuận.
    Hội viên đốc hưng công dịch: ​
    Lâm Thao tri phủ Vũ Luyện, Bùi Thiện Cơ; Cẩm Khê tri huyện Phan Thiện Niệm; Hạc Trì tri huyện Tư Nhiếp Hữu, Bùi Khiêm Chi, Đỗ Văn Giáp; phán sự Bùi Xuân Trạch; Cao du kiểm thảo Phạm Hy Hổ; phiên ty thông phán Nguyễn Đình Huy; Lâm Thao trợ tá Lê Nguyên Trung; hậu tuyển tri huyện Hoàng Đức Hâm; thừa phái cử nhân Đỗ Mộng Khương; nghị viên Đỗ Văn Điều; nghị viên Nguyễn Bá Lưu.
    Vẽ kiểu ****: Hà Nội phán sự Vũ Văn Oanh; Phán sự Đỗ Văn Ý; Điển tịch Đỗ Đình Chi.
    Hà Nội phán sự Vũ Văn Oanh; Phán sự Đỗ Văn
    Ý; Điển tịch Đỗ Đình Chi.
    Khải Định năm thứ 8 (1923) mùa xuân
    Phú Thọ tỉnh Hội đồng ý niệm cẩn trí.
    Hà Đông Tây Đình cư sĩ Nguyễn Huy Vỹ phụng tả.
    Lễ nghi hội kỷ niệm:
    Miếu tổ ********** hằng năm quốc tế vào ngày mùng 10 tháng 3 (âm lịch), còn Miếu giếng thờ hai vị công chúa Tiên Dung và công chúa Ngọc Hoa, từ trước chưa có định lệ, nay Hội đồng thỏa định đến ngày đó dùng sính lễ, do ủy ban đền miếu kính tế. Lễ phẩm trích hoa lợi tự điền ước độ 30 đồng giao viên phủ nhận hành lễ.
    Khải Định năm thứ 7 (1922) sửa lại đền Giếng.
    Làm trên nền cũ, làm nội chính tẩm ngoại bái đường; Đền làm 3 gian, 1 gian giữa, phương đình,tả hữu đền làm một tiểu vu, gỗ dùng gỗ lim xây bằng gạch, lợp ngói và chế tự khí, xây câu lơn giếng, các khoản cộng chi 2.125 đồng, 8 hào, 4 xu.
    Các vị danh dự tán thành là:
    ****** thống sứ Mông-Ghi-Rô; công sứ Phú Thọ Lê-Ven-Quơ; Nam Định tổng đốc Phạm Văn Phụ; Bắc Ninh tổng đốc Nguyễn Bách; Hải Dương tổng đốc Tư Đạm; Thượng thẩm tổng đốc Lê Trung Ngọc; Hà Nam tuần phủ Lê Nhiếp; Sơn Tây tuần phủ Nguyễn Hữu Ích; Thái Bình tuần phủ Trần Mỹ; nguyên Vĩnh Yên tuần phủ Nguyễn Văn Giáp; tuần phủ Nguyễn Văn Bân; Hưng Yên tuần phủ Nguyễn Quốc; Kiến An tuần phủ Nguyễn Đình Quỳ; Cao Bằng tuần phủ Vi Văn Định; nguyên Phúc Yên tuần phủ Nguyễn Đốc.
    Tỉnh hiến chủ trương công dịch: ​
    Phú Thọ tuần phủ Đặng Trần Vỹ, án sát Pham Đình Hòe, thượng la Nguyễn Đạo Quán.
    - Lâm Thao tri phủ Bùi Thiện Cơ; trợ tá Lê Nguyên Trung; Cẩm Khê tri huyện, Phan Phiên Miện, Hạc Trì tri huyện, Bùi Khiêm Chi; phiên ty thông phán Nguyễn Đình Huy; Cao du kiểm thảo Phạm Huy Hổ; phán sự Bùi Xuân Trạch; Hậu tuyển tri huyện Hoàng Đức Hàm; thừa phái cử nhân Đỗ Mộng Khương; nghị viên Đỗ Văn Điều; nghị viên Nguyễn Bá Lưu.
    Lâm Thao tri phủ Bùi Thiện Cơ; trợ tá Lê Nguyên Trung; Cẩm Khê tri huyện, Phan Phiên Miện, Hạc Trì tri huyện, Bùi Khiêm Chi; phiên ty thông phán Nguyễn Đình Huy; Cao du kiểm thảo Phạm Huy Hổ; phán sự Bùi Xuân Trạch; Hậu tuyển tri huyện Hoàng Đức Hàm; thừa phái cử nhân Đỗ Mộng Khương; nghị viên Đỗ Văn Điều; nghị viên Nguyễn Bá Lưu.
    - Các tỉnh quan, thân sĩ thứ, quyên ngân để cúng miếu tổ ********** và đền giếng, tổng kê từ Khải Định năm thứ 5 đến năm thứ 7 ngày 12 cộng được ngân bao nhiêu kê sau đây:
    miếu tổ ********** và đền giếng, tổng kê từ Khải Định năm thứ 5 đến năm thứ 7 ngày 12 cộng được ngân bao nhiêu kê sau đây:
    Tỉnh Phú Thọ cúng 1939 đ 90 hào – Tỉnh Nam Định 868 đ 60 hào
    - Hải Dương 600 đ 64 hào - Cao Bằng 452 đ 40 hào
    - Thái Bình 418 đ 00 hào - Phúc Yên 419 đ 12 hào
    - Hà Nam 255 đ 00 hào - Sơn Tây 240 đ 00 hào
    - Bắc Ninh 165 đ 00 hào - Hưng Yên 179 đ 59 hào
    - Vĩnh Yên 116 đ 00 hào
    - Hà Đông + Hà Nội 152 đ 00 hào
    - Kiến An + Hải Phòng 140 đ 37 hào
    - Tuyên Quang + Quảng Yên 25 đ 00 hào ​
    Tổng cộng 18 tỉnh cúng được: 6.149 đ 65 hào; ​
    Còn các cá nhân cúng bao nhiêu được ghi vào biển gỗ. ​
    Số bạc kê trên này trích các khoản tu tạo và chế tự khí, mua tự điền được bao nhiêu đã biên vào bia kỷ niệm thựơng miếu “tức bia Đền Thượng”.
    Phú Thọ tỉnh, kỷ niệm hội đồng cẩn trí.
    Khải Định năm thứ 8 Quý Hợi (1923 ) mùa xuân;
    Hà Đông Tây Đình cư sĩ Nguyễn Huy Vỹ phụng tả. ​
    BIA MIẾU TỔ ********** ​
    Thời đại khai hóa trọng Thần quyền. Thời đại tiến hóa trọng Khoa học. Đấy là thông lệ Trời đặt ra vậy. Nhưng trong ấy còn có biến lệ. Theo thông lệ nói khoa học thịnh thì thần quyền suy. Theo biến lệ nói khoa học cùng thần quyền thịnh. Lạ thay, thần quyền có thể lợi dụng làm sức bổ trợ khai hóa, cũng có thể thiên dụng làm sức giảm chế tiến hóa.
    Nòi giống nước Việt ta, ra đời từ Hồng Bàng gọi là Xích Quỷ ở chỗ hôn hôn linh linh tổ chức một xã hội nên ở trong minh minh mịch mịch mượn Thần quyền để lại là thần, Thần lại là Tổ, nên suy 18 đời ********** làm Tổ khai mạc lần thứ nhất.
    Trong thần sử đỉnh núi Hùng Sơn, **** miếu đều cổ, chân núi có đền thờ Tiên Dung công chúa và Ngọc Hoa công chúa, tương truyền hai vị công chúa này là con Vua Hùng đời thứ 18. Trên đền Công chúa có giếng hốc đá phun nước trong và ngọt là linh tích vậy. Đền được dựng từ đời nào không thể xét được.
    Từ ngày có hội trùng tu Tổ miếu, thập phương đến lễ ngày càng náo nhiệt. Mỗi khi đến giỗ Tổ ở đền Giếng dâng hương và múc nước giếng uống để làm thuốc cầu tự. Lễ bái cầu khẩn đông như kiến.
    Sau xin mở rộng làm đền mới, cho đến mùa xuân năm Nhâm Tuất (1922) mới khởi công.
    Án sát Phạm Đình Hòe chủ trưong việc ấy, làm cột cao hiên rộng, phương đình hành lang trang nhã; Tốn đến vài ngàn bạc, đều lấy vào của công đức. Mùa thu năm 1922 khánh thành.
    Bảo ta làm văn bia, ta hớn hở cảm tưởng rằng: Ngày nay là ngày nào, chả phải là ngày khoa học với thần quyền tranh nhau à. Nước Việt ta hơn 4 ngàn năm quốc hồn, già lắm rồi. Đối với thần quyền còn trẻ non, khoa học chưa mở, thần quyền ngày thịnh, cầu cúng phiền nhiễu, làm trở lực cho tiến hóa.
    Dẫu vậy, vật cực thì trở lại thời cùng tiết hiện bài nguyên thiếu luân của anh kiệt nhơn hô hào nhân đạo, cũng là vì thần đạo mà phát ra. Thử nghĩ chúng ta là hai mươi lăm triệu cháu cháu con con ở vào thế giới giỏi được kém thua, kẻ mạnh ăn thịt kẻ yếu, còn được sinh tồn ở trong khoảng gió tanh mù nấu, đều bởi Thần Tổ ấp ủ sinh thành đó.
    Ngày cúng dâng hương cỗ ở miếu đế Tổ là bảo bản vậy là nghĩa vậy. Ngày cùng cúng bái, múa hát sùng bái ở miếu thần nữ chả hóa ra siểm nịnh à. Không phải đâu, cầu Phật ở nhà, khóc mả Mẹ cũng là tư tưởng thần giáo được chính đáng vậy.
    Xét qua nữ thần ở nước ta đời đời hiển hách mà hương khói náo nhiệt, sao chỉ hướng về đền Sòng(1) là Phật là Tiên, hay là thần thánh không thể nghĩ hơn được. Bởi vì người có phép bất tử đấy thôi.
    Kính nghĩ hai vị công chúa, sinh làm con vua, dòng dõi thân minh là anh thư mà hùng phái vậy. Chân hầu miếu vũ, khí tốt um thùm, ngàn con vạn cháu la liệt bái chầu. Một gáo nước giếng có thể rảy ra làm nước sửa hằng hà sa số lượng. Được khí thiêng của trời đất, so với núi cô, cậu ở động Hương(2) đâu là ảo đâu là thật.
    Hơn nữa một bà về với tiên Dạ Trạch, một bà về với Thánh Tản Viên, lại trước thần nữ Vân cát có hộ mạnh phù bất tử. Nay đang lúc cạnh tranh quải kiệt văn minh sát cơ, khoa học cũng có chỗ cúng à. Cúng mà kêu với thần, há chả phải là Phật quốc bất tử, dân tộc ta có chỗ nương tựa đấy mà, nếu tin lời ta xin khắc vào đá để bổ sung vào thần sử Lĩnh Nam còn chỗ chưa phát minh. Đông Bạch phó bảng, Nam Định tổng đốc tứ hạng bắc đẩu bội tinh Phạm Văn Thụ phụng soạn.
    Khải Định năm thứ 8 (1923) Quý Hợi mùa xuân, Phú Thọ tỉnh kỷ niệm hội đồng cung trí.
    Hà Đông Tây Đình cư sĩ Nguyễn Huy Vỹ phụng tả.
    Ghi chú
    (1) §Òn Sßng: N¬i thê väng c«ng chóa LiÔu H¹nh ë Thanh Hãa. LÔ héi ®Òn Sßng tæ chøc vµo ngµy R»m th¸ng Ba ©m lÞch ®Ó t­ëng nhí Bµ chóa LiÔu H¹nh - ®­îc t«n lµ Th¸nh MÉu. Khu di tÝch Phñ Dµy ë x· Kim Th¸i, Vô B¶n, Nam §Þnh lµ n¬i thê chÝnh C«ng chóa LiÔu H¹nh.¬(2) [FONT=.VnCentury Schoolbook]§éng H­¬ng[FONT=.VnCentury Schoolbook]: Lµ ®éng H­¬ng TÝch ë Hµ T©y. (§T)[/FONT]
    * * * ​
    [/FONT]
    [​IMG]
    Nhà bia Đền Hùng ​
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Di tích, chứng tích về cuộc chiến của Hai Bà chống giặc Hán ở nhiều nơi

    Điểm I trên đây chủ yếu giới thiệu tóm tắt vùng căn cứ địa khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Thực tế, phạm vi khởi nghĩa của Hai Bà chống lại giặc Hán diễn ra trên cả một vùng rộng lớn mà sử ta đã nói là 65 thành. Sau khi khởi nghĩa thắng lợi, bà Trưng Trắc đã được quần thần nước tôn hiệu cao nhất là Hoàng Đế Lĩnh Nam (mặc dù triều đình Hán chỉ gọi bà ở bậc thấp hơn là Trưng Vương - tước Vương thấp hơn tước Đế). Vậy nước ta ở thời này vẫn còn là Lĩnh Nam như sử sách đã xác nhận thì các nơi có quân khởi nghĩa của Hai Bà là những địa danh nước ta thuộc thời kỳ Văn Lang - Bách Việt, trẻ là vùng đất từ phía nam Đông Dương Tử (hay ít ra là từ núi Ngũ Lĩnh) trở xuống phía Nam, chứ không thể chỉ trong phạm vi đất vùng miền Bắc nước Việt Nam hiện nay.

    Rất tiếc rằng, hầu hết các địa danh có khởi nghĩa của Hai Bà chống giặc Hán diễn ra ở nhiều nơi và các tướng lĩnh, anh hùng Lĩnh Nam được viết trong các sử sách của ta, kể cả chính sử qua nhiều triều đại cho đến nay vẫn rất sơ sài, hay có sự tránh né, vì lý do này khác hiếm thấy nói về các cuộc chiến đầu vô cùng dũng cảm, quyết liệt với sự có mặt quân khởi nghĩa của Hai Bà trên cả một vùng rộng lớn đất Lĩnh nam mà nhiều di tích, chứng tích vẫn còn tồn tại ở không ít địa phương trên đất nước Việt Nam ngày nay và trên đất Việt xưa được gọi là đất vùng Lĩnh Nam (ngày nay là vùng Hồ Nam, Quý Châu,... thuộc Trung Quốc).

    Qua bài viết ở phần Một trên đây của bác sĩ Trần Đại Sỹ, người đã thực tế khảo sát tận nơi, chúng ta mới được biết thêm trên đất Hồ Nam Trung Quốc hiện nay vùng Lĩnh Nam xưa kia) vẫn còn nhiều đền, miếu thờ tướng lĩnh của Hai Bà, được nhân dân địa phương chăm sóc thờ phụng tu tạo.

    Di tích, chứng tích về đền thời Bà Trưng ở Hồ Nam (Trung Quốc hiện nay) qua tài liệu từ xa xưa của một số nhân vật Việt Nam đi sứ sang Trung Quốc để lại như:

    Nguyễn Thực (1554 - 1637), người ở làng Vân Điền (tên nôm gọi là làng Đóm) nay thuộc xã Vân Hà, huyện Đông Anh. Ông đã thi đỗ tiến sĩ đệ nhị giáp (Hoàng Giáp) khoa thi Đình đầu tiên thời Lê Trung Hưng (1595) mở tại Thăng Long. Ông được cử làm sứ thần Việt Nam đi Trung Quốc, thời gian này ông có làm một số bài thơ, sau bị thất lạc. Mãi đến thế kỷ 18, Lê Quý Đôn sưu tầm được 10 bài, có 4 bài làm trong thời gian trên đường đi sứ về. Trong 4 bài đó có 1 bài ông nói về đề thờ Hai Bà Trưng ở phía Nam dãy núi Ngũ Lĩnh. Đầu đề bài là:

    Nam hoàn chỉ Ngũ Lĩnh
    (Về Nam đến rặng núi Ngũ Lĩnh)


    Ngũ Lĩnh điêu nghiêu trấn Việt thuỷ

    Hứa đa cảnh trí chiếm thanh kỳ

    Uất thông, đông hậu thuỳ thiên cán

    Nùng diễm xuân tiền mai nhất chi

    Đồng trụ Trưng Vương hưu cựu tích

    Thạch Nhai Trưng tướng phục tùng trì

    Phong cương tại cổ phần trung ngoại

    Thậm tiễn thiên công xảo thiết thơ.

    Dịch là:

    Ngũ Lĩnh chất ngất trấn ở vùng biên cương đất Việt

    Biết bao cảnh trí tươi tắn lạ kỳ

    Sau mùa đông ngàn cây tùng xanh um

    Tươi mùa xuân một cành mai diễm lệ

    Cột đầy còn lui đến cũ Trưng Vương.

    Đường đá nghiêng bên ngồi đền Trưng Vương

    Chốn biên cương từ xưa phân rõ trong ngoài

    Rất phục thợ trời, sao khéo đặt hàng.

    Hai thế kỷ sau, Ngô Thị Nhậm (1746 - 1803) được cử đi sứ sang nhà Thanh, có nhắc lại cụ thể là năm 1783, ông sáng tác một tập thơ có hình vẽ Hoàng Hoa đồ phả, trong đó có bài nhan đề Phân Mao Lĩnh (Núi phân Mao).

    Chữ Hán:

    Nhất đới thanh sơn Sở, Việt giao

    Hoàng Mao dịch lộ nhận Phân Mao

    Thiên thu bất tận Hành sơn lĩnh

    Địa khí hoàng phù Nhạn Trạch Mao

    Trưng Trắc kiếm mang khai động phủ

    Uy Đà quế để lạc sơn sào

    Phong lai giải uẩn tay nam lợi

    Vị ứng Hùng Bi vạn nhận cao

    Dịch là:

    Một dải núi xanh ở nơi giáp với Sở và Việt

    Trên đường đến trạm Hoang Mai nhận ra đó là núi Phân Mao

    (Ranh giới của Trung Hoa là do sách trời đưa ra không quá núi Hành Sơn(1))

    Khi đất làm trôi ngược lông chim nhạn ô Nhạn Trạch (về phía Nam)

    Lưỡi kiếm của Bà Trưng mở ra động phù.

    Sân quế của Triều Đà còn đầy trong hang núi.

    Gió từ Tây Nam làm nguôi cơn nồng

    Coi thường núi Hùng Bi dù cao tới muôn sải (2)

    Trong bài này Ngô Thì Nhậm có chú thích 3 điểm:

    -Hùng Bi là một dãy núi ở huyện Kỷ Dương, vùng cực Nam tỉnh Hồ Nam.




    1- Núi Phân Mao địa gii Hành Sơn, tnh H nam, đây có c mao, r hai ng Nam Bc, trên đường đi có biu đồ Phân Mao Lĩnh.
    2- Sách cũ ghi rõ: Khi Mã Vin thng li đã bt hơn 300 c soái (tướng lĩnh c khôi) người Vit quân ca Hai Bà, đưa v Linh Lăng ( phn đất phía Nam tnh H Nam).

    NHỮNG PHÁT HIỆN MỚI
    VỀ KHU DI TÍCH ĐỀN HÙNG Ở PHÚ THỌ ​
    (Theo báo Phú Thọ cuối tuần, số 222, ngày 6/4/2001, sưu tầm của Tượng) ​
    Vừa qua, sau khi nghiên cứu các bia ký ở khu vực Đền Hùng đã phát hiện được những lần sửa chữa và xây dựng mới các công trình kiến trúc ở khu di tích Đền Hùng và nghi thức giỗ Tổ ********** như sau: Về sửa chữa và xây dựng mới các công trình kiến trúc tại khu di tích Đền Hùng, bia ở Đền Thượng (hiện để ở nhà quan cư) khắc năm Duy Tân thứ 8 (1915) ghi "khoảng năm Tự Đức thứ 27 tam truyện Tổng đốc Nguyễn Bá Nghi đã vâng sắc chỉ sửa lại". Như vậy Đền Thượng đã được sửa chữa năm Tự Đức thứ 27 (1884). Lúc đó Phú Thọ, Sơn Tây, Hưng Hóa thuộc trấn Sơn Hưng Tuyên, đây là đơn vị hành chính được lập ra từ thời Lê, đến thời Nguyễn vẫn còn được sử dụng.
    Đền Thượng được làm như hiện nay vào năm 1912, bia ký còn ghi rõ "năm 1912, Hàn lâm liên tu Tống sơn Vũ Đình Khôi tự Hai Dương đến khi rỗi việc lục thấy nghị" "ấy lập tức xin Phú Thọ Tuần phủ chế quang Ân xin cấp 2.000 đồng và lập hội đồng sửa chữa; tháng 5 năm ấy khởi công, tháng 7 hoàn thành; miếu làm ba nóc, dưới gỗ thiết, trên lợp ngói. Như vậy Đền Thượng được làm như hiện nay là tháng 5 năm 1912.
    Đền Giếng bia ký còn ghi "chân núi có đền thờ Tiên Dung công chúa và Ngọc Hoa công chúa, tương truyền là con gái Hùng Duệ Vương đời thứ 18. Trước Đền có giếng hốc đá phun nước trong và ngọt là linh tích vậy. Đền dựng từ đời nào không thể tra xét được"; Như vậy Đền Giếng nước trước đây không giống hiện nay; đền ở phía trên, giếng ở ngoài Đền, nước nhiều có thể phun lên được.
    Bia còn ghi rõ: "Từ ngày có hội trùng tu Tổ miếu, thập phương đến lễ ngày càng náo nhiệt. Mỗi khi đến lễ Tổ tiên, đều đến Giếng dâng hương, múc nước Giếng để làm thuốc cầu tự, lễ bái cầu khấn họp đông như kiến và xin mở rộng làm Đền mới. Đời Khải Định, mùa xuân năm Nhâm Tuất (1922) tháng 4 sửa lại Đền Giếng theo nền cũ làm nội chính tầm, ngoại bái đường đều 3 gian, giữa làm một gian phương đình, tả hữu đều làm một tiểu vu, gỗ dùng gỗ lim; xây bằng gạch ngói chế tự khí, xây câu lơn: các khoản công chi ngân 2.125 đồng 84". Như vậy Đền Giếng được làm lại và to ra như hiện nay là vào năm 1922. Còn trước đó đền ở phía trên giếng, giếng nước ở ngoài. Bái đường, tả hữu vu, phương đình là những công trình làm thêm mới, trước đó không có. (Bia khắc năm Khải Định thứ 8, 1923 hiện để tại Đền Giếng).
    Về ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3: Bia khắc năm Khải Định thứ 8 (1923) hiện để ở Đền Thượng đã ghi "Phụng sao bộ văn định ngày Quốc Tổ Đền Hùng, Bộ Lễ phúc tư, vừa rồi tiếp tư: thuộc quý hạt núi ********** xã Hy Cương phủ Lâm Thao phụng thờ **** miếu ********** hằng năm Nhà nước kính tế thường đến mùa Thu chọn ngày tốt hành lễ, không có ngày nhất định mà dân tục xã ấy lấy ngày 11 tháng 3 là ngày giỗ kính tế, nay tiếp ý nghĩ tự điển miếu Tổ tiên ta sĩ nữ nơi ấy kính nhớ Tổ tiên bất kỳ mà hội không có ngày nhất định thực là thiết sót. Nay quý linh định từ nay về sau lấy ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch lĩnh chi công ngân phụng mạnh kính tế, trước một ngày hạt ấy mở hội cho nhân sĩ phương ấy đến chiêm bái có ngày nhất định để cho nhân dân xã ấy khỏi phiền ứng dịch, lại hợp thời tiết trời xuân thới hòa. Vì thế phúc tư để được tuân hành, tờ tư này tư cho tuần phủ tỉnh Phú Thọ, Khải Định năm thứ 2 tháng 7 ngày 23 (1917) tư vụ Lê Tiễm kính sao lục".
    Như vậy ngày giỗ Tổ 10 tháng 3 được chính thức tổ chức vào năm 1918, còn trước đó nhà Vua hoặc các quan đại thần đến kính lễ thường vào mùa Thu, chọn ngày tốt không có ngày nhất định.
    Về nghi thức hành lễ cũng được quy định cụ thể: Bia ký còn ghi "Lễ nghi ngày hội kỷ niệm hằng năm, nay đã phụng Bộ Lễ chuẩn định ngày Quốc tế miếu Tổ ********** là ngày 10 tháng 3, chiều ngày 9 tháng 3 các quan tỉnh và các quan phủ, huyện mang phẩm phục đến công quán túc trực, sáng hôm sau đến miếu kính tế. Về lễ phẩm như lam sinh, xôi, quan hội trướng trước đã thông đạt các viên hội đồng thỏa nghi, trình quan tuần phủ thẩm chiếu: Trích tiền hoa lợi tự điền bao nhiêu và tiền nhà nước cấp cho 100 đồng, giao viên tri phủ Lâm Thao nhận mua lễ phẩm và chi các khoản. Nếu năm nào đến kỳ ngày kỷ niệm nên mở đại hội lâm thời do hội đồng thỏa định, trình phủ đường tư quý tòa chuẩn cho thi hành".
    Qua bài văn bia này cho ra rõ việc quy định thể thức tiến hành đại lễ, từ lễ nghi, y phục, thời gian đến thủ tục tổ chức những kỳ đại lễ hằng năm.
    Việc tổ chức kính lễ hai bà công chúa tại Đền Giếng cũng đã được quy định: Bia đã ghi: "Miếu Tổ ********** hằng năm quốc lễ vào ngày 10 tháng 3, còn miếu Giếng thờ hai vị công chúa, từ trước lễ tiết chưa có định lệ, nay hội đồng thỏa định đến ngày ấy, dùng sinh lễ do ủy viên đền miếu kính lễ. Lễ phẩm trích hoa lợi tự điều ước 30 đồng, giao viên tri phủ nhận chuẩn bị" (2).
    Đó là những điều đã được ghi lại trên các bia tại Đền Thượng và Đền Giếng của Đền Hùng. Mong góp vào việc nghiên cứu quản lý và tu tạo khu vực Đền Hùng và tổ chức Giỗ Tổ hằng năm.

    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Dấu vết về các địa danh, di tích
    vùng định đô cổ thời Hùng Định - Hai Bà Trưng
    (thân phụ của Hai Bà Trưng) hậu duệ cuối cùng của dòng dõi nhà Hùng

    Theo phả cũ về sự tích Trưng Vương (sách chép ngoài sử ký vùng Lĩnh Nam) cho biết, một phần vùng đất đồi núi rải dài từ chân núi Ba Vì xuống phía Đông Nam là Thạch Thất và Quốc Oai (Sơn Tây cũ) là một phần đồi núi lãnh địa trang trại của Hùng Định, cha đẻ của Hai Bà Trưng, thuộc dòng dõi vua ********** thứ 18. Theo bản "Lâu Thượng Thần tích Ngọc phả cổ truyền" được lưu giữ tại đình ngoại xã Lâu Thượng (nay thuộc Việt Trì) thời Hùng Định là đời thứ 24 thuộc chi trưởng cuối đời nhà Hùng.
    Sau đây là một số địa danh và nhân vật từ thời đó còn lại như là di tích và lãnh địa về nơi căn cứ, định đô chống giặc xâm lược.
    I. Một số địa danh cổ xưa ở vùng Sơn Tây, nơi căn cứ địa chiến đấu chống quân Hán của Hai Bà Trưng
    1. Bà Chắc (Chắc là kín chắc, không phải là trắc như lâu nay nhiều sử ta đã viết), Hoàng đế Lĩnh Nam:
    Theo Thần phả, văn bia, văn tế tại một số đền, miếu thờ Hai Bà và các huân thần, huân tướng ở Miền Bắc Việt Nam, ở vùng Lưỡng Quảng, Hồ Nam bên Trung Hoa thì bà Chắc, sau khi thắng Tô Định, được quần hùng suy tôn làm Hoàng Đế Lĩnh Nam, bà Nhì là Lạc Vương

    Giao Chỉ. Trong một ngàn năm Bắc thuộc, sử ta ghi bà Chắc là tước Vương
    (ở dưới tước vị Hoàng Đế Tàu, lúc đó là Hán Quang Vũ - Lưu Tú). Sử gia Tàu còn xuyên tạc gọi Hai Bà là "giặc", hay "người con gái đất Giao Chỉ phản lại triều Đông Hán", mặc dầu chúng buộc phải hạ bút khen Hai Bà rất dũng cảm. Hiện nay trong các sử sách của ta vẫn ghi Trưng Chắc chỉ là tước Vương (Trưng Vương), cần có sự sửa đổi lại chức tước của Bà đã được dân ta suy tôn là Hoàng Đế.2. Kẻ Lói:
    tên Việt cổ của làng Hạ Lôi, tâm điểm của Trang Cổ Lôi, nơi ra đời của Hai Bà Trưng. Cổ Lôi là tên chữ có nghĩa tiếng sấm vang xa từ trong trống đồng. Kẻ Lói là từ tiếng Mường "quel klâu, quel klu, quel Trlu", chỉ vùng có nhiều trâu. Từ thượng cổ đến nay, vùng này nuôi rất nhiều trâu, nhờ có những cánh đồi, đồng cỏ rậm tít tắp. Người Việt thời cổ gọi tên một ngọn đồi: Klu, đồi Trâu (người Tàu gọi là Ngưu Sơn) hoặc biến âm từ Klu, Klâu ra Câu Lâu, để gọi ngọn đồi có chùa Tây Phương. Trên đồi này có ngôi chùa xưa kia tên là Sùng Phúc Tự hay Tây Phương Cổ Tự, nay gọi là chùa Tây Phương nổi tiếng, một điểm du lịch hấp dẫn của đất nước.3. Bà Mèn (Man) Thiện:
    Thân mẫu Hai Bà, vốn dòng lạc tướng, quê ở làng Nam Nguyễn, Đường Lâm, hạt Lâm, ven sông Cái (Nhị Hà) sau là làng Nam An, Phúc Thọ, Sơn Tây). Vốn nghề tơ tằm, ông bà lạc tướng họ Trần đặt tên cho con gái là Mối (mối tơ, một mối làng nghề). Khi trở thành phu nhân của lạc tướng Hùng Định, bà vẫn tiếp tục nghề tơ tằm, cày cấy tại trang Cổ Lôi (kẻ Lói) một vùng trù phú, gồm hàng chục làng của hai huyện Lương Sơn (Hòa Bình) và Thạch Thất (Sơn Tây). Ông bà Hùng Định là nhà đại điền chủ, hậu duệ dòng dõi nhà Hùng, cũng là nhà từ thiện nổi danh trong châu, huyện. Trong những năm đói kém, Ông Bà thường phát chẩn cho dân các làng ở địa phương. Trong mùa dịch tễ, Ông Bà phát thuốc cho người bệnh trong vùng. Vì vậy, dân địa phương thường gọi bà Hùng Định là Mế Lành. Sau này, người Tàu và nhà Nho dịch tiếng "Mế Lành" ra Man - Thiện để tiện ghi chép ở văn bia, thần phả và về mặt ngữ nghĩa, theo bọn thống trị Tàu gọi các dân tộc khác là man di, man rợ. Tuy nhiên, dân làng kẻ Lói và làng Nam Nguyễn sau vẫn dùng tiếng Đức Bà Mèn Thiện chứ không gọi là Man Thiện vì họ cho tiếng Man thiện là một ngoại từ hỗn xược. Đến nay dân các huyện trên còn lưu truyền câu phương ngôn "Đói gì mà đói, đói thì vào Kẻ Lói xin ăn" để nhắc lại ơn xưa của Mế Lành. Rừng già nằm trong địa phận huyện Lương Sơn (Hòa Bình) giáp đất Thạch Thất.4. Cổ Lôi Trang

    Là một trang trại trải dài từ hữu ngạn Sông Con (Tích Lịch giang, hay Tích giang) qua nhiều làng vào Thung Mộ, núi Đống Thóc, núi Vua Bà (Nam Sơn Hoàng Bà)... thuộc Hòa Bình và Sơn Tây. Truyền rằng, thời cổ nhiều nơi trong vùng có những mảnh quặng đồng lộ thiên, nguồn tài nguyên phong phú để đúc trống, chiêng, loa đồng và binh khí. Vì đó, Cổ Lôi mang nghĩa tiếng sấm vang từ trống đồng ra. Nhiều nơi ở vùng này, từ xa xưa, đã mang tên Lôi đậm nét như: Vân Lôi, Phấn Lôi, Trạch Lôi, Sơn Lôi, Hẻm Lôi Âm, chùa Lôi Âm... như muốn đánh dấu một vùng "địa linh nhân kiệt".

    5. Sông Tích là sông Con. Sông Cái là Sông Mẹ (khúc từ Việt Trì trở lên) sông Hát (khúc từ Việt Trì xuôi đến cửa Hát đổ vào sông Đáy), sông Nhị, sông Phú Lương, đến thời Pháp thuộc gọi chung tất cả là sông Hồng (từ Phong Thổ, Lào Cai trở xuống ra đến cửa sông ở biển Bắc bộ) vì quanh năm nước sông Cái mang theo phù sa màu đỏ ngàu. Sau thời Hai Bà, Sông Con có tên là Tích Lịch Giang (dòng sông sấm sét); cùng với những địa danh như trang Cổ Lôi, Phấn Lôi, Vân Lôi, hẻm Lôi Âm, chùa Lôi Âm, xã Trạch Lôi... trong vùng, như muốn ghi lại dấu tích nơi bản bộ hiển hách của Hai Bà. Thời Đông Ngô đô hộ nước ta, bọn thống trị đổi tên Sông Con hay Tích Lịch Giang là Tích Thủy hay Tích Giang để nhớ đến tên con sông Tích Thủy ở vùng Hà Nam (bên Tàu)
    là quê hương của viên huyện lệnh Tàu đến cai trị huyện Câu Lâu (nay là huyện Thạch Thất). Sông Tích Lịch bắt nguồn từ Suối Hai ở trên núi Ba Vì chảy qua tỉnh Sơn Tây hiện nay theo dòng xuôi từ Bắc đến Nam, đổ nước vào sông Đáy ở Ngã Ba Thá (nay thuộc tỉnh Hà Tây). Năm dòng suối lớn bắt nguồn từ núi Tản Viên, núi Vua Bà và núi Xồ theo hướng bắc nam, thứ tự sau đây chảy vào lòng Sông Con: Suối Hai, Suối Hang, Suối Giếng, Suối Vai Cả và Suối Vàng. Các suối ấy thoạt đầu thường chảy qua những làng Mường hay Mán mà từ thời Mã Viện, người Tàu gọi chung là vùng đất Ngũ Man Khê.Trong tác phẩm "Chinh phụ ngâm", bà Đoàn Thị Điểm có nhắc đến điển tích này:
    "Săn Lâu Lan, rằng theo Giới Tử,
    Tới Man Khê bàn sự Phục Ba"
    Theo truyền thuyết Sơn Tinh (Thánh Tản Viên) thì vua Thủy Tề (Vua Nhà Thủy) đã chọn chiến trường hằng năm vào mùa nước lũ trên dòng Sông Con và Sông Cái. Cũng theo truyền lại của bà con địa phương, Sông Con là một trong những trục đường thủy vận chuyển chở nghĩa quân, vũ khí thời Hai Bà rất thuận lợi.
    6. Gò Roi
    ở địa phận làng Kẻ Roi (Phấn Lôi, sau đổi là Vân Lôi) nơi lạc tướng Hùng Định và gia đình y võ sư Đỗ Năng Tế rèn luyện võ nghệ cho con cháu và hương binh bản bộ. Phấn Lôi (rút ra từ kinh dịch: "Lôi xuất địa phấn" (tiếng sấm nổ rung động trời đất) chỉ sự bộc phát vang dậy của cuộc khởi nghĩa. Vân Lôi (mây sấm) chỉ sự bộc phát mạnh mẽ của những anh hùng khởi hấn. Vân Lôi ở gần Kẻ Lói (Cổ Lôi, hiện nay là Hạ Lôi). Khi Mã Viện bình định vùng Cổ Lôi Trang, phần đông dân Phấn Lôi bị cưỡng di cư sang bờ bắc Sông Cái, (nay là Vĩnh Yên, Phúc Yên), lập làng mới với tên Vân Lôi (tiếng sấm đã dịu), theo nghĩa "Lửa văn lửa vũ", trong đông y, lửa vũ là lửa bốc mạnh đun nước chóng sôi; lửa văn là lửa dịu nhỏ lửa để đun cho nước thuốc đặc dần mà không giảm chất của thuốc).

    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    7. Khoang Mục:
    Cách Cổ Lôi khoảng 3km, xưa là một khu cây cối um tùm, trong đó có Quán Chăn, miếu thờ thần Quản Mã, Quản Tượng là người huấn luyện ngựa, voi cho Hai Bà và các tướng đương thời. Phía trước Quán Chăn có một dòng suối lớn. Năm 1947-1948, nhiều dân làng Kim Quan chạy sơ tán an toàn ở bên suối Quán Chăn để trốn giặc Pháp đi càn quét tại địa phương. Có lúc, dân tị nạn thắp hương nghi ngút, khấn vái xin chư thần cứu độ, trong lúc tiếng đại bác, tiếng tắc bọp của giặc nổ rền trời cách đấy không xa. Xung quanh Khoang Mục là những bãi cỏ non rộng ngút ngàn, thức ăn của trâu bò, voi, ngựa. Khoang, gốc tiếng Mường từ chữ "cuổng" là bãi đồng rộng. "Cuổng Klu" là bãi thảtrâu; theo tiếng Mường, Mục là chăn nuôi. Khoang Mục là bãi chăn nuôi trâu, bò, voi, ngựa. Gần Khoang Mục là Khoang Mè, một bản Mường khác.
    8. Quán Ao Sen:
    Trước cửa đền Hạ Lôi (Thạch Thất) thờ gia đình Hai Bà Trưng có một ao trồng sen rộng khoảng vài mẫu Bắc Bộ nên địa phương gọi là Ao Sen. Quán toạ lạc trên một gò đá cao độ 4m, nhìn ra Ao Sen. Xung quanh Quán có 3 cây đa cổ thụ cao vút trời xanh, đứng theo thế tam giác. Các cụ già làng kể lại rằng: thời Lĩnh Nam, quặng đồng trong vùng tuy có nhiều song chỉ dùng đúc vũ khí và chiêng, trống, loa, cồng, nên rất thiếu vạc, nồi đồng loại to, để làm bếp nuôi quân. Vì vậy, nhân dân giết trâu bò, gà lấy thịt, còn da trâu bò căng rộng ra nối vào rễ phụ của 3 cây đa đứng theo thế bắc bếp, làm nên chiếc vạc lớn, đem thịt chất lên vạc (nồi) bằng da đó. Phía dưới người ta chụm củi đun lâu để thịt chín trong vạc da. Từ đó có thành ngữ: "Nồi da nấu thịt" ra đời, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
    9. Đàn Nam Giao:
    Đuổi sạch quân Đông Hán, thu hồi được Lĩnh Nam, bà Trưng Chắc được suy tôn làm Hoàng Đế cõi Lĩnh Nam, cử hành lễ đăng quang. Bà Nhì được phong làm Bình Khôi công chủ, Giao Chỉ Lạc Vương. Ngay khi đó, Vua Bà Lĩnh Nam trong triều phục khăn áo vàng, cùng triều đình tự chủ tới đàn Nam Giao đã đắp sẵn để lễ tế tạ ơn trời đất và các tiên vương dòng Hùng. Địa điểm đàn Nam Giao nay còn di tích là Làng Nam Giao, một bản Mường giáp ranh giữa hai huyện Lương Sơn và Thạch Thất. Nơi tụ cư của dòng máu Mường - Việt. Làng Nam Giao ở 5km về hướng nam - tây nam Hòa Lạc, ở 2km tây nam núi Đống Thóc (núi Mục, 101m cao), làng này ở 2,5km nằm chếch về hướng tây bắc núi Tu Hú, và liền chân phía bắc núi Xồ, nơi đầu nguồn của dòng Suối Vàng (Kim Khê) lịch sử. Tra cứu trong các sách địa dư, địa phương chí, bản đồ nước ta xưa nay, kể từ Quảng Trị trở ra Bắc tới Lạng Sơn, Hà Giang,... hiếm thấy bản làng nơi nào mang tên "Nam Giao" vì tên đó chỉ dùng cho nơi đế đô danh trấn xưa, như tên làng này. Làng Nam Giao trước 1945, thuộc huyện Lương Sơn (Hòa Bình).
    10. Đồng Dâu:
    ở địa đầu của Cổ Lôi Trang, gần xóm Bà Già, (Kim Quan, Thạch Thất) nương dâu thời cổ của gia đình Hùng Định - Mế Lành Mèn Thiện.
    11. Đồng Táng
    Thuộc đất giáp Kim Quan. Đi khỏi Đồng Dâu vài km là Đồng Táng, nơi chôn tập thể các sỹ tử Hán, Việt trong các trận đánh cuối cùng thời Hai Bà. Đồng Táng là nơi kho cất giấu binh khí của hương binh trang Cổ Lôi khi thế lực còn đang mạnh. Xưa là khu rừng rậm bao la, nay là cánh đồng xanh cấy lúa. Đồng Kho, cách Hạ Lôi khoảng 2km, theo truyền lại xưa là cánh rừng rậm, nơi cất giấu lương thực của nghĩa quân Hai Bà, sau là một làng Mường - Việt, tức là làng Đồng Kho.
    12. Bãi Mộ Chiến:
    Nơi xảy ra các trận đánh giáp lá cà ác liệt, nhất là về ban đêm, của quân Việt chống quân Đông Hán. Đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp khai phá khu này làm đồn điền, gồm vài trăm héc ta, gọi là Mo-Chen, dân gian ta gọi là đồn điền Mỏ Chén, địa danh này sau là khu đất của Trường bắn pháo binh và là nơi sản xuất của Tổng cục Chính trị.

    - Thung Mộ: Một nơi trong vùng Cổ Lôi Trang, có cánh đồng phì nhiêu của đồng bào Mường, dân bản bộ thời xưa của quan chủ Hùng Định. Trên đồi Thung Mộ, trước 1954, có miếu Quan Hoàng theo truyền lại là nơi thờ Quan Hoàng Ba, em trai và cũng là vị huân thần dũng tướng của Hai Bà. Vùng này có nhiều truyền tích về Quan Hoàng Ba (dân gọi tránh tên huý là ông Hoàng Bơ), và xưa kia rải rác có đền, miếu 8 vị Thái Bảo trong triều đình Hai Bà. Đồi Thung Mộ ngày nay trồng chè (trà) tươi xanh. Từ đồi Thung Mô, qua sân bay Hòa Lạc trải dài trước mắt xưa kia có thể nhìn thấy vùng Thạch Thất, làng Kim Quan.
    13. Rộc Vừa
    Là một cánh đồng thuộc ấp Cố Thổ, làng Mục Uyên (Mục Lân); 4km cách Hạ Lôi, nơi có đền thờ tướng quân Lý Minh, một trong những tướng tiền đồn của Hai Bà. Truyền rằng Lý Minh là người phục kích giết Tô Định khi y trở lại Giao Chỉ, làm tế tác quan (thám báo) cho Mã Viện, vượt sông Con vào thám kích mặt trận Suối Vàng. Dẫn quân thám báo vào tới cánh rộc (đầm, láng) gần tiền đồn thôn Cố Thổ thì bị tướng Lý Minh phục kích giết chết. Cánh rộc đó, đời sau dân gọi là Rộc Vừa, nghĩa là Tô Định "vừa" đến đó thì bị giết. Đình Rộc Vừa xây trên nền đồn của tướng Lý Minh, nay còn hương khói. Ngài quê ở Đình Bảng (Bắc Ninh), theo phù tá Hai Bà Trưng từ khi khởi nghĩa, có nhiều huân công, được phong thực ấp ở Mục Lân, được cử làm tướng tiền đồn ở ven sông Tích.
    14. Làng Da (Phú Đa)
    Nơi có đình thờ đại tướng Đào Quang, một huân tướng của vua Trưng. Ngài quê ở Kiệt Đặc (nay thuộc tỉnh Hải Dương), theo giúp Hai Bà Trưng từ thời chuẩn bị khởi nghĩa. Thắng giặc Đông Hán, Ngài được phong thực ấp ở Phú Đa và cử làm tướng trấn tiền đồn ven Sông Tích, vòng hào thiên nhiên che chở đô kỳ Mê Linh, Cổ Lôi Trang, đàn Nam Giao, Thung Lũng Suối Vàng (Kim Khê, Cấm Khê)...
    15. Lũng Suối Vàng, Thung Lũng Suối Vàng:
    Sách Hán ghi là Kim Khê Cứu hay, cũng gọi là Cấm Khê, nơi Mã Viện bắt Bà Trưng ở đây, Thung Lũng Suối Vàng là nơi diễn ra trận đánh cuối cùng của Hai Bà chống xâm lược Đông Hán. Suối Vàng nguồn từ chân núi Xồ, một nhánh thấp của núi Vua Bà, chảy qua các cánh đồng làng Hạ Lôi, kéo dài tới 8km, rồi đổ nước vào Sông Con (sông Tích Lịch). Được gọi là Suối Vàng từ thượng cổ đến nay, vì ở lòng Suối và hai bên triền Suối có lớp cát dày, lẫn vào đó nhiều vảy vàng sa khoáng (kim sa) óng ánh. Cho tới gần đây, dân địa phương thường đến bãi cát tìm Vàng ở hai triền suối. Đầu những năm chín mươi thế kỷ trước, đi trên đường 21, thường gặp những đám thanh niên cỡi xe đạp rời Suối vàng về nhà, sau một ngày làm việc cực nhọc, trên poóc-ba-ga xe đạp là bộ đồ nghề đãi vàng gồm: sẻng xúc cát, chậu gỗ, giãn lọc cát, túi đựng vảy vàng. Thời phát xít Nhật, người Nhật đặt ở đây một cơ sở chuyên mướn nhân công đãi lọc kim sa, lấy vàng đem về nước chúng.16. Bãi Thắng Đầu:
    Nằm ở xã Hòa Mục, dưới chân Núi Trán Voi một nhánh của Núi Vua Bà, vùng Cổ Lôi Trang, huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình), địa danh ghi lại trận ra quân thắng lợi đầu tiên của nghĩa binh Hai Bà.


    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    17. Đồi Trán Voi:
    Tên một ngọn núi (337m) cạnh núi Vua Bà (552m). Người Mường gọi là Nam Sơn Hoàng Bà là nhánh của núi Viên Nam (1031m). Núi Viên Nam là chi nhánh của núi Tản Viên (Ba Vì, 1281m. Có giai thoại là: Bà Trưng Nhì có biệt tài về thủy chiến và tượng chiến, huấn luyện voi trận. Khi luyện voi, gặp một con rất ương bướng, Bà Nhì nổi nóng đã tuốt gươm chém vạt một bên trán voi này. Đứng từ xa nhìn vào quả đồi như dáng một con voi với một bên trán bị chém vạt.
    18. Đồng Kính Chủ:
    Là đồng làng Kẻ Cánh, tên chữ là Kính Chủ xa xưa trước gọi là vùng Cánh Tiên ở cạnh làng Hạ Lôi. Địa danh này nói lên lòng kính mến của dân làng đối với gia đình quan chủ Hùng Định và Vua Bà Kẻ Lói. Một phần lớn dân làng này đã bị Mã Viện cưỡng đi sang phía đông sông Đáy để lập làng mới (Kính Hữu) tại Sơn Nam Hạ thuộc vùng Kiến An ngày nay.
  3. thacmo

    thacmo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2007
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0
    ???
  4. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Trong câu đối, không biết nguyên văn chữ Nho thế nào,
    nhưng dịch ra "Núi Lĩnh Nam" thì đó là Ngũ Lĩnh, ở
    phía bắc Quảng Châu, không phải ở ViệtNam.
    *
    Bài viết dài, nói nhiều nơi, mà không có bản đồ, ai
    đọc cũng như không. Thế rồi còn lẫn cả Lĩnh Nam vào
    nữa, thì sông Hát cúa Hai Bà thật sự ở đâu? Ở Quảng
    Đông hay ở Sơn Tây?
    *
    Bài viết còn dẫn tài liệu của Trần Đại Sỹ, một người
    nổi tiếng khoác lác tự tâng bốc mình trên Internet,
    khiến cho người đọc hoang mang . Phải chăng tác giả
    chỉ cốt nhặt rác cho đầy bị chứ chẳng hiểu gì?
    *
  5. txhan

    txhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Tất nhiên là ý của người viết có phần gượng ép và mơ hồ. Tôi muốn đăng bài viết này vì thấy trong đó có 1 số tư liệu và luận điểm rất mới và gây chú ý, khá lý thú để tìm hiểu. Tôi cũng đã nhiều lần qua lại các địa danh và khu vực trong bài viết và thấy có rất nhiều điểm mà bài viết nói đến là đúng khớp.

Chia sẻ trang này