1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

10 đặc điểm của người Việt Nam

Chủ đề trong '1983 - Hội Ỉn Sài Gòn' bởi PTK83, 12/08/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. PTK83

    PTK83 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    647
    Đã được thích:
    0
    10 đặc điểm của người Việt Nam

    Thằng bạn tui có gửi tui cái nì, pà kon bàn lựng xem:

    10 đặc điểm của người Việt Nam:

    1. Cần cù lao động song dễ thỏa mãn nên tâm lý hưởng
    thụ còn nặng.
    2. Thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó,
    thiếu tầm tư duy dài
    hạn, chủ động.
    3. Khéo léo, song không duy trì đến cùng (ít quan tâm đến
    sự hoàn thiện cuối
    cùng của sản phẩm).
    4. Vừa thực tế, vừa mơ mộng, song lại không có ý thức
    nâng lên thành lý
    luận.
    5. Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi
    học "đến đầu đến
    đuôi " nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản.
    Ngoài ra, học tập không
    phải là mục tiêu tự thân của mỗi người Việt Nam
    (nhỏ học vì gia đình, lớn
    lên học vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít vì
    chí khí, đam mê).
    6. Xởi lởi, chiều khách, song không bền.
    7. Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu
    vô bổ (sĩ diện,
    thích khoe khoang, hơn đời).
    8. Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, song hầu
    như chỉ trong những
    hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn. Còn trong
    điều kiện sống tốt hơn,
    giàu có hơn thì tinh thần này rất ít xuất hiện.
    9. Yêu hòa bình, nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu
    chiến, hiếu thắng vì
    những lí do tự ái lặt vặt, đánh mất đại cục.
    10. Thích tụ tập, nhưng lại thiếu liên kết để tạo ra
    sức mạnh (cùng một
    việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém,
    bảy người làm thì hỏng).

    Viện nghiên cứu xã hội Mỹ.


    Được PTK83 sửa chữa / chuyển vào 06:11 ngày 12/08/2003
  2. Luckymonster

    Luckymonster Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    449
    Đã được thích:
    0
    Mấy cái đặc điểm này nếu là đặc trưng cho con người VN thì hoàn toàn sai lệch. Tôi thấy người dân nước nào cũng có hết những đặc điểm này. Riêng về cái phần hưởng thụ thì tôi thấy cũng hơi đúng, đúng là dân ta hưởng thụ hơi nhiều và tiêu xài xả láng hơn nước bạn. Song vui là chính, có nhiều tiền, làm nhiều tiền cuối cùng chỉ để nhìn thôi ư, tôi thấy nó giống keo kiệt quá.
    Life is happy, happy is life.
  3. G83

    G83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Còn nhiều người
    - Thiếu ý thức với cộng đồng,... từ những chuyện nhỏ nhặt như xả rác trong hộc bàn,nơi công cộng, rồi... bệnh kinh niên..." tiểu đường "... đến những kiểu ích kỉ cá nhân nghiêm trọng hơn...
    - Không có tác phong công nghiệp, toàn xài đồng hồ dây thun chất lượng cao.
    - ...
    Đến bao giờ mới thay đổi được?
    Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội, Hà Nội của ta...
  4. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Cho cái link của cái Viện này được kô? Hình như bọn Mỹ chưa thừa hơi để làm mấy chuyện này đâu.
    Phong tiêu tiêu hề, Dịch thủy hàn,
    Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục hoàn.
  5. FaceHooliganno1

    FaceHooliganno1 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    1.867
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy họ cũng có ý đúng,nhớ có 1 giáo sư người Nhật Bản nghiên cứu về văn hoá Vn.Khi giảng cho sinh viên về người việt nam,có 1 người đặt câu hỏi ông có thể so sánh người VN với người Nhật Bản ra sao không..Ngài giáo sư mỉm cười và cho 1 ví dụ:"
    Người ta đào ra 2 cái hố sâu.Sau đó thả 1 người VN và 1 người Nhật bản xuống mỗi hố.Sau 1 khoảng thời gian người Vn leo lên trước người Nhật Bản rất nhanh..Sau đó họ lại thả 1 nhóm người VN và 1 nhóm người Nhật xuống 2 cái hố đó..Thì Nhóm người Nhật lại treo lên từ lâu trong khi nhóm người Vn vẫn leo trèo dưới hố."
    Lý do rất đơn giản,khi thả 1 người VN xuống hố thì với tư chất thông minh,sáng tạo người VN leo lên trước cả người nhật.Nhưng khi thả 1 nhóm người xuống,thì nhóm người Nhật bản nhau cách giúp họ lên nhanh nhất,trong khi nhóm người việc thì mạnh ai nấy leo..Chứng tỏ người việt nam kém đoàn kết(may ra có chiến tranh thì mới đoàn kết),không có ý thức làm việc tập thể..
              Người yêu quý Terminator3 ngày hôm nay mãi mãi hơn ngày hôm qua;
  6. TDCT

    TDCT Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2001
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    0
    Thế có ai nói được tại sao người VN thường hay có những đặc điểm đó? Kiểu di truyền? Môi trường xã hội? Tập quán sinh hoạt?
    .:: Open mind for a different view, and nothing else matters... ::.
  7. nobbig

    nobbig Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2003
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    khì chắc mẫm là do điều kiện xã hội rùi... kiểu gen thì hầu hết con người đều giống nhau muh
    ----------o0o----------
    NobbiG-GibboN
    ----------o0o----------
  8. funloveTA

    funloveTA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    theo mình thì thiếu tinh thần lạc quan , người viet nam nói cho cùng cũng giỏi song mình thấy người nước ngòai có cá tính rất riêng , còn người việt nam thì chỉ có đặc điểm chung cua các dân tộc vậy .
    Được atulavuong sửa chữa / chuyển vào 16:34 ngày 24/08/2003
  9. atulavuong

    atulavuong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    1.357
    Đã được thích:
    0
    Vì vẫn còn những quan niệm hủ lậu ngăn cản sự phát huy sáng tạo và thể hiện cái tôi của từng bản thân trong xã hội VN hiện nay mặc dù đã đỡ hơn trước rất nhiều
    Cái bài của funloveTA là tui ấn nhầm nút trích dẫn thành sửa bài chứ 0 có sửa tí gì hết
    LƯỜI THIÊN HẠ KHÔNG ĐỐI THỦ
  10. Satan_s_soul

    Satan_s_soul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2003
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Theo tui thì những đặc điểm tre^n bị ảnh hưởng bởi tư tưởng, hệ thống giáo dục...
    Muốn thay đổi thì phải thay đổi từ đó!

Chia sẻ trang này