1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

10 lời khuyên khi giao tiếp với con trẻ

Chủ đề trong 'Hạnh phúc gia đình' bởi Eaglet, 26/12/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Eaglet

    Eaglet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    291
    Đã được thích:
    0
    10 lời khuyên khi giao tiếp với con trẻ

    10 lời khuyên khi giao tiếp với con trẻ

    Hầu hết trước khi nhận một chứng chỉ nào đó, các bạn đều được đào tạo nhiều hơn trước khi trở thành cha mẹ. Tự đào tạo mình cách giao tiếp hiệu quả với con trẻ sẽ là chìa khoá giúp bạn đạt được các mục tiêu làm cha mẹ. Dưới đây là 10 lời khuyên giúp bạn giao tiếp thành công với con trẻ.

    lời khuyên giúp bạn giao tiếp thành công với con trẻ.


    1. Bạn có thể nói về những điều sẵn có trong trí nhớ của bé. Bạn khơi mào bằng cách nói về thức ăn, đồ chơi, phim, trò chơi mà bé thích.



    2. Thừa nhận qua lời nói các cảm xúc của con trẻ trước khi bạn cần dạy bé một điều gì đó. Cha mẹ thường phạm sai lầm trong cách giáo dục con cái khi con đau. Ví dụ, khi con trẻ nói ?oCon ghét cái mũi của con? thì cha mẹ thường vội vàng trả lời ngay ?oCon có một cái mũi hoàn hảo đấy chứ.? Và bé sẽ cảm thấy cô đơn với các vấn đề nghiêm trọng trong những năm sắp tới.

    3. Dạy con bạn chờ đợi thay vì cắt ngang câu chuyện của bạn. Bạn hãy dạy con trẻ cách chạm nhẹ vào tay và yên lặng chờ đợi bạn trả lời. Những bé hay xen ngang câu chuyện của người khác thường mất đi cơ hội học cách kiềm chế những cơn bốc đồng của mình và có thể phá vỡ cuộc nói chuyện của người lớn.

    4. Chơi một trò chơi nhỏ bất cứ khi nào bạn nhìn thấy trẻ. Ví dụ, bạn có thể cầm một đồng xu nhỏ rồi giấu về phía sau và đố bé xem đồng xu đó nằm ở tay nào. Đó là cách tạo dựng mối liên kết vững chắc với bé và làm cho bé cảm thấy mình có giá trị.

    5. Quỳ, ngồi hoặc ngồi xuống sàn ngang với bé. Điều đó giúp con bạn gần gũi với bạn hơn.

    6. Chơi với đồ chơi của bé. Chơi là ngôn ngữ của bé. Nếu bạn dành 30 giây để vẽ một bức tranh bên cạnh bức tranh bé đang tô màu thì bạn sẽ trở thành người hùng của bé đấy.

    7. Kể một truyện ngắn cho bé nghe. Câu chuyện có thể kể về thời thơ ấu của bạn. Kể truyện để tạo dựng mối quan hệ, để dạy bé một bài học nào đó hoặc chỉ đơn giản là để mở đầu cuộc nói chuyện mà thôi.

    8. Theo đến cùng những lời hứa của bạn. Trẻ con thường cảm thấy tổn thương khi người lớn thất hứa. Trớ trêu thay, nhiều người không coi trọng lời hứa với con trẻ bằng lời hứa với bạn bè, đồng nghiệp.

    9. Hy sinh một phần thời gian của mình để chơi với con, và khi đã chơi thì phải tập chung vào bé 100%. Hầu hết người lớn không thể tương tác với con trẻ được bởi vì bé chưa có khả năng đề cập những nhu cầu của mình để người lớn hiểu.

    10. Nắm vững nghệ thuật đưa ra các câu hỏi mở. Điều đó có nghĩa là thay vì nói rõ các sự kiện thì bạn hãy đưa ra những câu hỏi kích thích bé suy luận. Câu hỏi mở thường giúp cho bé nhớ câu trả lời hơn. Ví dụ, Bạn có thể hỏi bé ?oCon nghĩ thế nào nếu như chúng ta chăm sóc con chó con tốt hơn?? thay vì bảo bé phải làm gì.
  2. Eaglet

    Eaglet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    291
    Đã được thích:
    0
    Tâm lý lứa tuổi nhi đồng (3 - 7 tuổi)​
    Bước vào giai đoạn này, các nhà chuyên môn gọi là giai đoạn Deuxième Enfance, bởi các em có thể đã được gửi vào nhà trẻ, vườn trẻ và sau đó bắt đầu vào các lớp mẫu giáo: mầm, chồi, lá.
    Tại các nước tiên tiến, phong trào Hướng Đạo mới đây đã thêm ngành Nhi, đặt trước các ngành Ấu, Thiếu, Kha, Tráng vốn đã có từ lâu. Riêng ở Việt Nam, việc thử nghiệm ngành Nhi cũng đã được khởi sự.
    Việc sớm đưa các em đến trường, cho sinh hoạt tập thể..., gạt ra ngoài lý do không đáng khuyến khích là bố mẹ các em chỉ muốn đùn cho xã hội phải lo thay để mình còn rảnh tay làm ăn và giải trí, thì phương cách này có những giá trị tích cực. Đây là dịp để các em được mở rộng tiếp xúc nhiều hơn nữa với thế giới chung quanh muôn màu muôn vẻ, đồng thời các em được các cô bảo mẫu, các thầy cô giáo mẫu giáo có lương tâm tập tành cho các em một số những đức tính, những thói quen, tập quán tốt.
    Thế nhưng, ngoài thời gian đi nhà trẻ hoặc mẫu giáo, thì không gian, thời gian và bầu khí sống chính yếu của các em vẫn là gia đình. Đây là thời kỳ các em phải trải qua một cơn khủng hoảng tâm lý tương đối nhẹ nhàng để tự củng cố cái Tôi (le Moi) của mình.
    Các em bắt đầu ý thức được rằng mình có thể cưỡng chống lại tất cả những gì xem ra người lớn muốn áp đặt lên tự do của mình. Sau một đôi lần thành công, các em sẽ tìm cách tận dụng khả năng này, sao cho có lợi nhất cho bản thân, không cần quan tâm rằng điều đó có lợi hay có hại cho mình và cho người khác.
    Trí khôn của các em chuyển dần từ chỗ tiền quan niệm (précon-ceptuelle) còn khá mơ hồ, sang thế trực giác (intituive) một cách cụ thể.
    Cũng trong giai đoạn này, các em thường tự tìm hiểu hoặc đặt ra cho người lớn những câu hỏi ?otại sao? có chủ ý vụ lợi (utilitaire) và có chủ đích (finaliste) rằng điều đó, cái đó ?ođể làm gì vậy?
    Do vậy, người lớn cần kiên nhẫn để trả lời các câu hỏi loại này, đồng thời hướng các em đến những khái niệm bớt vị kỷ vụ lợi cho bản thân. Cũng đừng nên trình bày vấn đề quá sâu xa phức tạp khiến các em đâm ra lúng túng, nản chí hoặc bị ngộ nhận tai hại về lâu về dài.
    Đối với lứa tuổi này, những chuyến đi dạo công viên, nghỉ mát giữa thiên nhiên bao la trong lành là những dịp giúp các em mở rộng tâm tình và óc tò mò đến những khái niệm tốt lành, đẹp đẽ, dễ thương. Âm nhạc cổ điển hoặc hòa tấu cũng giúp một phần quan trọng để giúp các em hình thành sự nhân ái dịu dàng.
    Về mặt sinh hoạt, các em bắt chước người lớn rất nhanh, cộng thêm trí tưởng tượng đang hình thành khá phong phú để tự bày ra các trò chơi như: xây nhà, nấu bếp, dọn hàng, ru búp bê, và có thể cứ thế mà chơi một mình rất lâu, ngày này qua ngày kia không biết chán...
    Về mặt tôn giáo, các câu truyện cổ tích giữ một vai trò quan trọng. Các tính cách nhân ái, thật thà, hiếu thảo nơi các nhân vật trạc tuổi các em sẽ đặc biệt được ghi sâu trong tiềm thức, dần dần mở ra cho tính cách tôn giáo hướng thượng nếu người lớn biết giúp đỡ các em
    Khủng hoảng ở trẻ 3 tuổi


    Mời bạn đọc bài viết ngắn dưới đây để hiểu và thấy rằng chẳng phải con mình thuộc vào loại... "không đụng hàng" đâu nhé!
    Đợt khủng hoảng vĩ đại lúc 3 tuổi lần đầu tiên được V. Keler mô tả trong tác phẩm ?oVề nhân cách trẻ 3 tuổi?. Bà đã ghi lại các hiện tượng cơ bản nhất của khủng hoảng trẻ 3 tuổi như sau:
    - Tiêu cực: Đây là phản ứng tiêu cực có liên quan đến quan hệ giữa người này với người khác. Trẻ không chị phục tùng một số yêu cầu của người lớn. Không nên nhầm lẫn thái độ tiêu cực với sự không nghe lời. Sự không vâng lời có thể gặp ở các lức tuổi trước đây.
    - Ngoan cố: Đây là những phản ứng đối với những quyết định của chính mình. Không nên nhầm lẫn giữ sự ngoan cố với sự kiên định. Sự ngoan cố thể hiện ở chỗ trẻ kiên quyết nghiên về phía sự thoả mãn đòi hỏi của bản thân, sự quyết định của mình. Ơû đây có sự đề cao nhân cách và đưa ra các đòi hỏi để nhân cách được đánh giá.
    - Ngang ngạnh: Gần như sự ngoan cố và tiêu cực, nhưng nó có đặc điểm đặc trưng của ngang ngạnh là có tính công khai và thiếu cá tính hơn. Đây là sự phản kháng lại trật tự trong gia đình.
    - Tự tiện: Là xu hướng giải thoát khỏi người lớn. Trẻ muốn tự mình làm điều gì đó. Phần nào ta thấy dấu hiệu này có cả ở đợt khủng hoảng một tuổi. Nhưng khi trẻ chỉ hướng tới sự độc lập về mặt vận động, ở đây là sự vận động có chủ định và chủ kiến.
    - Vô lễ với người lớn: Thật khủng khiếp khi bạn nghe con bạn ?omắng? người lớn ?ođồ ngốc??
    - Chống đối ?" nổi loạn: Hiện tượng này xuất hiện trong các cuộc cải vã thường xuyên với cha mẹ ?otất cả hành vi của trẻ đều thể hiện sự chống đối, dường như trẻ luôn nằm trong trạng thái chiến tranh với người xung quanh, trong trạng thái ẩu đả với người lớn?.
    - Chuyên quyền: ở những gia đình có độc nhất một trẻ sẽ gặp phải xu hướng chuyên quyền. Trẻ tỏ ra chuyên quyền trong quan hệ với tất cả mọi thứ xung quanh.

    Được eaglet sửa chữa / chuyển vào 08:28 ngày 01/01/2007
    Được eaglet sửa chữa / chuyển vào 08:41 ngày 01/01/2007
  3. matroi2006

    matroi2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2006
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Lời khuyên thứ 11 là bỏ ra 150 ngàn mua xe tập đi bằng gỗ
    Lời khuyên thứ 12 là bỏ ra 150 ngàn mua sách điện tử
    Up hộ bác ..... chúc làm ăn phát đạt
  4. ngothuhien1980

    ngothuhien1980 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2005
    Bài viết:
    491
    Đã được thích:
    0

    Bài này là do mình dịch và thuộc website lamchame.com. Khi trích dẫn, bạn có thể đưa nguồn để người đọc có thể tin cậy hơn.
    (Không biết có phải mẹ minhngoc - xetapdibanggo bên LCM không nhỉ?)
  5. Eaglet

    Eaglet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    291
    Đã được thích:
    0
    Đúng rồi
    Bên trang Lamchame.com có nhiều bài hay lắm
    Thanks bạn nhé

Chia sẻ trang này