1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

10 nhân vật vĩ đại nhất lịch sử Việt Nam ?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi ReadOnlyMemory, 13/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Tôi có đọc 1 bài báo nào đó nói Triệu đà họ Nguyễn, tên thì không nhớ rõ.
    Cuốn Đại cương lịch sử của ông Quýnh đó là sách để học lên không được phép nêu ra các nghi vấn, chỉ viết theo thông lệ, và có chỉ đạo.
    Thục Phán là người âu Việt, tức cũng là một bộ tộc trong Bách việt, sống ở mạn Quảng Đông, QTây và vùng lân cận , kể cả mạn rừng núi đông bắc VN hiện nay. Có tài liệu lại xê dịc bộ tộc này về phía tây, theo đó thì tới tận Tư Xuyên ( về sau gọi là đất thục thì phải).
    Tóm lại tất cả các cư dan Việt sống ở nam sông Trường Giang có nhiều bộ tộc trong đó có ngwuời Lạc Việt , về sau cơ bản các bộ tộc bị đồng hoá.
    Không có Trường chinh thì không thể có đổi mới, và không có Trường Chinh thì Nguyễn văn Linh sau này cũng khó thi hành đổi mới.
    Các bác nhận ra đổi mới toàn diện chỉ khoảng những năm 84-85 gì đó thôi, và sau này không ít người còn không đồng ý, vì sợ theo vết của LX...
  2. ReadOnlyMemory

    ReadOnlyMemory Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2005
    Bài viết:
    324
    Đã được thích:
    0
    Thực ra công lao đổi mới là nhờ bác Duẩn, với tài trí và trí tuệ của mình bác Duẩn đã nhìn thấy nền kinh tế thị trường định hướng XHCN chính là bước đi của VN, tuy nhiên do trong Đảng bác Duẩn chỉ là 1 cá nhân nên phải phục tùng tập thể, vì vậy mà bác Duẩn đã chuẩn bị các bước đổi mới cho đại hội 6, tiếc là bác Duẩn mất sớm chứ bác Duẩn còn thì chắc chắn việc đổi mới sẽ triệt để hơn và VN sẽ tiến nhanh hơn. Cho nên công lao của bác Duẩn rất rõ ràng:
    - Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
    - Cải tạo công thương nghiệp để ổn định chính trị và tiêu diệt bọn tư bản bóc lột nhân dân lao động, ôm chân đế quốc Mỹ
    - Hợp tác xã hóa miền Nam để tăng năng suất lúa nhờ vậy mà bước đầu nhân dân VN có thể tự túc 1 phần lương thực, tất nhiên do hoàn cảnh nước ta mới thoát khỏi chiến tranh nên trong những năm 198x thì lương thực của ta bị thiếu, ở đây cũng 1 phần là do sự chống phá CM của tụi ********* như Hoàng Cơ Minh, sự chống lại CM XHCN của đế quốc Mỹ như sự cấm vận của đế quốc Mỹ, sự bất hòa của các nước XHCN anh em
    - Bác Duẩn đã chuẩn bị tất cả cho đổi mới vì vậy mà bác Linh mới có thể đổi mới suôn sẻ, đây là công lớn vượt bậc của bác Duẩn, thể hiện tầm nhìn xa của 1 nhà lãnh đạo kiệt xuất của CM VN
    Sau khi bác Duẩn mất, để tiến hành việc đổi mới được nhanh chóng và hiệu quả cần phải có người lãnh đạo tốt, khi đó bác Thọ đã nhìn ra bác Linh nên đã quyết định đưa bác Linh lên, công lao của bác Thọ là đúng tư cách người CM: "mình là tốt cho Đảng là mình vui, không cần ai biết", vì vậy bác Thọ phải xếp sau bác Duẩn là đúng
  3. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    http://www.nhandan.com.vn/tinbaidadang/noidung/?top=37&sub=130&article=86726
    ...
    Trước tình hình bức xúc đó, với kinh nghiệm lâu năm ở cương vị lãnh đạo của Ðảng, với tinh thần trách nhiệm nghiêm túc, trên cơ sở nghiên cứu vận dụng chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, qua khảo sát tình hình thực tế ở những địa phương, những cơ sở sản xuất, kinh doanh làm ăn khá do "tự bung ra" đổi mới cách tổ chức quản lý, từ năm 1982 - 1986 đến Ðại hội VI của Ðảng, đồng chí Trường Chinh đã kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng bãi bỏ mô hình kinh tế hiện vật và cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, từng bước xác lập nên mô hình mới: phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
    Ðường lối đổi mới của Ðảng ta là sự vận dụng đầy trí tuệ và dũng cảm, chủ động, sáng tạo của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào đặc thù của nước ta cả về thực tiễn và lý luận. Trong khi Liên Xô cải tổ, đi đến sụp đổ, nhà nước xã hội chủ nghĩa bị thủ tiêu, còn nước ta đổi mới đã đứng vững và phát triển. Ðó là kết quả tập thể, nhưng công lao to lớn, người khởi xướng thuộc về đồng chí Trường Chinh.
    Từ hoạt động bí mật, qua Cách mạng Tháng Tám, hai cuộc kháng chiến, với trọng trách của mình, trí tuệ của đồng chí Trường Chinh đã phát triển lên tầm cao mới, không kể sức khỏe, tuổi tác, đã giải đáp yêu cầu cách mạng lúc hiểm nghèo và nguyện vọng tha thiết của nhân dân. Sự nghiệp đổi mới do Ðảng ta khởi xướng tại Ðại hội VI đã được phát huy, cụ thể hóa và ngày càng được bổ sung, hoàn thiện qua các Ðại hội VII, VIII, IX, X, đã mang đến những thay đổi căn bản về mọi mặt trong đời sống xã hội của nước ta: kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, chính trị - xã hội ổn định, vị thế ngày càng được nâng cao trong khu vực và trên thế giới.
  4. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    http://www.nhandan.com.vn/tinbaidadang/noidung/?top=37&sub=50&article=86578
    Ðiểm thứ ba, tôi muốn nói tới những cống hiến của anh Trường Chinh vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
    Sau khi đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta có những lúc xa rời tư tưởng Hồ Chí Minh, xa rời thực tiễn, do vậy đến những năm 1980, tình hình càng ngày càng khó khăn. Lúc đó, thực tiễn đặt ra yêu cầu phải đổi mới. Ở các địa phương bắt đầu có những tìm tòi thử nghiệm. Anh Trường Chinh đã theo dõi sát tình hình, đi vào thực tiễn, đi xuống cơ sở ở một số tỉnh phía nam. Trong một cuộc nói chuyện ở Hà Nội, anh Trường Chinh đã kết luận: Hiện nay, nhiều báo cáo không đúng sự thật, Ðảng ta phải cứu lấy giai cấp công nhân; muốn thế, nhất định phải đổi mới. Ðổi mới là yêu cầu bức thiết, đổi mới là vấn đề có tầm quan trọng sống còn. Anh nhấn mạnh: Nếu không đổi mới thì sẽ đi vào ngõ cụt.
    Lúc đầu, ý kiến còn khác nhau. Cuộc đấu tranh trong nội bộ không phải là bình thường. Sau khi xem bản Dự thảo Báo cáo chính trị trình Ðại hội VI, anh Trường Chinh đã không tán thành và đề nghị dự thảo lại lần thứ hai. Căn cứ theo tình hình lúc bấy giờ, anh đi đến nhận định: Chúng ta đã phạm sai lầm nghiêm trọng trong lãnh đạo kinh tế, sai lầm về chỉ đạo chiến lược, về tổ chức thực hiện và chính sách cụ thể thôi. Vì vậy phải đổi mới, đổi mới toàn diện, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, phải chấp nhận nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phục vụ cho chủ nghĩa xã hội. Ngày nay, chúng ta rất phấn khởi trước sự thành công của đổi mới.
    Tôi thấy đây là một quan điểm rất sáng suốt, từ thực tiễn mà đúc kết ra. Anh Trường Chinh thường nói: Ta phải nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật, phải từ thực tiễn khái quát thành lý luận. Từ đó, anh đề ra mấy bài học kinh nghiệm, trong đó có bài học "lấy dân làm gốc", phải "tôn trọng quy luật", hành động theo quy luật. Ðó chính là sự trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh, trở lại cách vận dụng tư tưởng Mác như Hồ Chí Minh đã vận dụng.
    Tiếp đó, Ðại hội VII đã khẳng định: "Ðảng ta lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam hành động". Sau này, anh Nguyễn Văn Linh có nói: Ðại hội VII của Ðảng đã tiến thêm một bước trong nhận thức và quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống.
  5. ReadOnlyMemory

    ReadOnlyMemory Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2005
    Bài viết:
    324
    Đã được thích:
    0
    Đây là những lời về tư duy của bác Duẩn, nhờ ơn bác Duẩn mà công cuộc đổi mới ở VN mới thành hiện thực, giá mà bác sống lâu hơn nữa để lãnh đạo CM VN thì có khi VN đã có những bước tiến mạnh mẽ hơn
    http://vietnamnet.vn/psks/2006/07/588857/
    .................
    Như vậy, ngay từ Đại hội V, Ban chấp hành Trung ương và Tổng Bí thư Đảng ta đã nghiêm khắc chỉ ra mặt tiêu cực của cơ chế quan liêu bao cấp và quyết định loại bỏ cơ chế này. Hay nói một cách khác là "Tư duy về đổi mới nền kinh tế, đổi mới đất nước" đã xuất hiện từ trước thềm Đại hội V.
    ....................
    Lúc này, sức sản xuất thực sự được giải phóng, sản xuất bung ra, lương thực bung ra. Nếu như trước đó, khi anh Lê Duẩn đề ra chỉ tiêu 21 triệu tấn, nhiều người hoài nghi, thì đến đây chúng ta không những đã giải quyết được cơ bản về lương thực, đảm bảo an ninh lương thực, mà còn có gạo xuất khẩu - Một sự kiện "như mơ giữa ban ngày".
    ......................
    Như vậy, sự thật đã trả lời là anh đúng! Công cuộc Đổi mới đất nước, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hôm nay đã và đang thành công là nhờ có cơ sở nền tảng của những công trình mà thế hệ lãnh đạo của anh đã lo trước một bước.
    Bác Chinh cũng giỏi nhưng tầm nhìn xa và đặc biệt là việc đổi mới là đều nhờ công của bác Duẩn, thời bác Duẩn tuy nghèo vì bị tụi ********* chống phá nhưng nhân dân ai cũng cảm thấy hạnh phúc và no đủ
  6. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Trong danh sách những người vĩ đại nhất trong lịch sử nước ta, tuyệt đối không thể hiếu Thánh Gióng và Lý Ông Trọng. Thánh Gióng mình cao hơn hai trượng, còn Lý Ông Trọng cao đến hai trượng ba thước, thử hỏi trong những nhân vật mà các bằng hữu kể ra, ai có thể so sánh với hai con người vĩ đại này? Các vị dũng tướng như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ rõ ràng là không thể sánh kịp, mà Hồ Chí Minh lại càng thua kém bội phần...
  7. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Quan điểm của bác là quan điểm của nhà nước hiện nay, tôi lại khác, là cách nhìn nhận khác nhau, mỗi người có cái lí của mình. Tôi vote cho Triệu Đà và tôi đã dẫn chứng rồi, chẳng cãi cùn cãi cối gì, tôi cũng không xích mích gì bác cả, thấy bác nói đổ lỗi cho Triệu Đà cả nên mới lên tiếng phản đối, Triệu Đà có đánh bại An Dương vương, vương triều chỉ tồn tại có gần 100 năm đâu phải 1000 năm phải không?
    Có mấy cách nghĩ mới lạ lắm, không muốn nói ra sợ bác không muốn xem, dẫu chỉ biết qua mà thôi
    Trong dân gian Việt Nam có tứ bất tử là Thánh Gióng, Tản Viên, Chử Đồng Tử và Liễu Hạnh.
    Có ông Alêchxăngđrơ Đờ Rốt khơi nguồn sáng tạo chữ quốc ngữ có được không?
    Được chauphihwangza sửa chữa / chuyển vào 09:17 ngày 17/04/2007
  8. binto

    binto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2007
    Bài viết:
    789
    Đã được thích:
    0
    Bác nói thế thì em chịu bác thật rồi, bác thấy đấy, ở đây hình như chỉ có bác là cố nói khác đi, bác nói " đọc 1 bài báo nào đó" là bài báo nào?bác phải có dẫn chứng cụ thể chứ, thêm nữa liệu người viết bài báo đó có đủ chuyên môn về vấn đề này hay không là 1 chuyện khác.
    Thêm nữa bác nói sách đại cương là dùng để học thế bác chưa học đến nó thì bác học làm sao được các sách chuyên sâu như bác đã dẩn chứ?Người ta không thể xây nhà từ nóc mà bác.
    Em nói lại nhé, em không có ý tranh cải, và sự thật mà anh em ở đây đều thấy là bác đuối lý rồi, bác đừng "cố đấm ăn xôi nữa"
  9. binto

    binto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2007
    Bài viết:
    789
    Đã được thích:
    0
    Bác chau phi ơi bác có ý mới nào nói ra anh em cùng bạn luận.Các nghi vấn lịch sử thì nhiều lắm, và chủ yếu xuất phát từ dân sử mà ra cả, trừ mấy cái chuyện tào lao như :Phát hiện thấy ở đàn xã tắc tại HN có hài cốt người không có đầu, vì bị chặt đầu để cúng tế ra thì chuyện nào nghi vấn bác đưa ra nếu mới anh em đều hưởng ứng. Tuy nhiên cũng hi vọng không phải là kiểu "nghi vấn hàng nước", "hay tư liệu vỉa hè".
    Mong được nói chuyện với bác nhiều hơn
  10. hung178

    hung178 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/08/2003
    Bài viết:
    367
    Đã được thích:
    0
    ông Triệu Đà họ Triệu người Chân Định đàng hoàng, sử ký Tư Mã Thiên ghi rõ, ông này khi hàng phục nhà Hán có nói rõ là mồ mà tổ tiên ở Chân Định, tôi mà làm phản thì cứ đến đấy mà đào nên.
    Không có ông Trường Chinh thì vẫn có đổi mới là cái chắc, mấy ông anh bao cấp đều quay mặt hết, không đổi mới thì tèo à
    Được hung178 sửa chữa / chuyển vào 12:51 ngày 17/04/2007

Chia sẻ trang này