1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

100 bài thơ hay nhất VN thế kỷ 20

Chủ đề trong 'Lạng Sơn' bởi tbls, 07/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tbls

    tbls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2006
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    NHÀ THƠ SÓNG HỒNG
    Tiểu sử:
    Tên thật: Đặng Xuân Khu
    Sinh năm: 1907
    Mất năm: 1988
    Nơi sinh: Xuân Trường - Nam Định
    Bút danh: Sóng Hồng (Trường Chinh)
    Thể loại: Thơ, văn chính luận
    Các tác phẩm
    Thơ Sóng Hồng (tập I) (1966)
    Thơ Sóng Hồng (tập II) (1974)
    Chủ nghĩa Mác và mấy vấn đề văn hoá Việt Nam
    Tin chiến thắng
    Đi họp
    Đồng chí Trường Chinh không chỉ là một lãnh tụ của Đảng và Nhà nước mà còn là một nhà thơ cách mạng với bút danh: Sóng Hồng. Trong tập Thơ Sóng Hồng 1 tác giả tâm sự cùng bạn đọc về thơ, rằng: ''''Thơ của một người hoặc của một dân tộc cũng ví như một vườn hoa có nhiều màu sắc và hương thơm. Có thơ trữ tình, cũng có thơ châm biếm. Có anh hùng ca mà cũng có tình ca. Điều cốt yếu không lên gân. Thơ chính trị là thơ trăm phần trăm như các thơ khác. Đó chính là loại thơ ?ocó thép'''' như Hồ Chủ tịch đã nói, chứ không phải là những bài xã luận bắt thành vần''''
  2. tbls

    tbls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2006
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Bài số 30
    Bài Thơ tình ở Hàng Châu - Tế Hanh
    Anh xa nước nên yêu thêm nước
    Anh xa em càng nhớ thêm em
    Trăng Tây Hồ vời vợi thâu đêm
    Trời Hàng Châu bốn bề êm ái
    Mùa thu đã đi qua còn gửi lại
    Một ít vàng trong nắng trong cây
    Một ít buồn trong gió trong mây
    Một ít vui trên môi người thiếu nữ...
    Anh đã đến những nơi lịch sử
    Đường Tô - Đông - Pha làm phú
    Đường Bạch - Cư - Dị đề thơ
    Hồn người xưa vương vấn tự bao giờ
    Còn thao thức trên cành đào ngọn liễu
    Phong cảnh đẹp nhưng lòng anh thấy thiếu
    Bức tranh kia anh muốn điểm thêm màu
    Có hai ta cùng tựa bên cầu
    Cho mặt nước Tây - Hồ trong sáng nữa
    Lá phong đỏ như mối tình đượm lửa
    Hoa cúc vàng như nỗi nhớ dây dưa
    Làn nước qua ánh mắt ai đưa
    Cơn gió đến bàn tay em vẫy
    Chúng mình đã yêu nhau từ độ ấy
    Có núi sông và có trăng sao
    Có giận hờn và có chiêm bao
    Cay đắng ngọt bùi cuộc đời kháng chiến
    Nói sao hết em ơi bao kỉ niệm...
    Những ngày buồn nghĩ đến thấy vui vui
    Những ngày vui sao lại thấy bùi ngùi
    Anh không muốn hỏi nhiều quá khứ
    Ngày đẹp nhất là ngày rồi gặp gỡ
    Rời Tây Hồ trăng xuống Bắc Cao Phong
    Chỉ mình anh với im lặng trong phòng
    Anh ngước nhìn bức thêu trên vách:
    Hai bóng người đi một hàng tùng bách
    Bàn tay nào đã dệt nỗi lòng anh?
    Tiếng mùa xuân đem sóng vỗ bên mình
    Vơ vẩn tình chăn chập chờn mộng gối
    Anh mơ thấy Hàng Châu thành Hà Nội
    Nước Tây Hồ Bỗng hoá nước Hồ Tây
    Hai chúng mình cùng bước dưới hàng cây
  3. tbls

    tbls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2006
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Bài thơ tình ở Hàng Châu của Tế Hanh theo mình biết được viết vào năm 1956 chúng ta cùng tìm hiểu đôi chút về nhà thơ.
    Tế Hanh là người trọn đời sống cho thơ. Ông sinh ngày 20-6-1921 ở xã Bình Dương, tỉnh Quảng Ngãi. Thân sinh ông một nhà nho, từng lễu chơng đi thi Hương và có tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục.
    Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ Mới với tập Nghẹn ngào và được luôn giải thưởng Tự Lực Văn Đoàn. Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh viết : "Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm như "mảnh hồn làng" trên cánh buồm giương, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ con người quê nho nhỏ".
    Quả vậy, ngay từ khi mới xuất hiện, Tế Hanh đã có một giọng thơ riêng, tha thiết, đằm thắm, tinh tế, và đặc biệt là những cảm nghĩ hết sức chân thành, hồn nhiên. Những bài thơ ông viết thời rất trẻ ấy là những bài có thể xếp vào những bài thơ hay của phong trào Thơ Mới : Lời con đường quê, Quê hương, Những ngày nghỉ học...
    Trong chín năm kháng chiến, Tế Hanh công tác ở khu V làm tuyên truyền, làm báo, dạy học, có chân trong ban phụ trách Hội Văn nghệ Liên khu. Ông có làm thơ, thơ ông muốn nghiêng về hơn nữa tính dễ hiểu, dân gian. Bài thơ Người đàn bà Ninh Thuận của ông cũng được nhiều người biết đến. Nhưng từ khi tập kết ra bắc, trong những năm 1954 cho đến 1975, thời chống Mỹ, cứu nước, tài thơ của Tế Hanh mới thực nở rộ. Bởi ông sẵn một tấm lòng đôn hậu, nhạy cảm, yêu quê hương đất nước, đi theo cách mạng, chỉ được bồi đắp sâu sắc thêm, đằm thắm, chín thêm. Trong một thời gian ngắn ông ra liền những tập thơ nổi tiếng : Gửi miền Bắc, Lòng miền Nam, Hai nửa yêu thương... Ông được coi như người phát ngôn của nhân dân ta, đặc biệt là những người con sinh trưởng ở miền Nam, khát khao cho đất nước thống nhất toàn vẹn, độc lập, tự chủ hoàn toàn. Thơ ông được mọi người thuộc, mọi ng_ời tâm đắc, thơ ông có trong ba-lô của các chiến sĩ, cán bộ lên đ_ờng đi đánh Mỹ. Những bài Nhớ con sông quê hương, Bài thơ tình ở Hàng Châu, Chiêm bao, Cái giếng đầu làng là những bài thơ hay, tiêu biểu trong thời điểm lịch sử này... Cho đến nay, Tế Hanh đã xuất bản hơn một chục tập thơ. Tuyển tập thơ Tế Hanh được in đi in lại nhiều lần, không chỉ ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh mà còn ở nhiều nơi khác nữa. Ông là một trong những nhà thơ tài năng, thơ ca vừa có tính hiện đại lại đậm đà bản sắc dân tộc...
    Nhắc đến Tế Hanh, không thể không nhắc đến thơ tình yêu. Tế Hanh có rất nhiều bài thơ tình nổi tiếng, và có thể nói sau Xuân Diệu, anh là người làm nhiều thơ tình nhất. Ngay trong những năm đất nước còn chia cắt, đấu tranh cho thống nhất, Tế Hanh đã có những bài thơ tình thật đằm chín như : Bão, Chiêm bao, Vườn xưa, Bài thơ tình ở Hàng Châu. Có một lần trao đổi ý kiến với anh, tôi đã nói : Tình riêng của anh sao lại gắn với đất nước quê hương đến thế.
    Tế Hanh cười và đáp : Thì sự chia cắt của đất nước, với sự xa cách của lứa đôi, chẳng làm tăng thêm cái xót xa trong tình yêu ?
    Sau này anh còn nhiều bài thơ tình hay khác được các lớp thanh niên các thế hệ tiếp theo đều thuộc.
    Cuộc đời thơ của Tế Hanh là cuộc đời gắn mình với quê hương, đất nước, sống hết mình cho thơ ca, cho cách mạng. Ông là người yêu cái mới, ham học, nhưng lại từ những học hỏi, hiểu biết, tạo được tiếng nói riêng cho mình. Thơ Tế Hanh là một giọng riêng, hồn thơ, cốt cách, con chữ, cách nghĩ đằm hơi thơ, giọng điệu của quê hương xứ sở, mà những nét hiện đại vẫn rất rõ. Thơ ông có vẻ giản dị, thậm chí có lúc dễ dãi, nhưng nhiều bài tính triết lý lại rất cao. Ông rất mê thơ Pháp, thơ Đường, yêu Baudelaire, Rimbaud, Verlaine, Eluard, Lý Bạch, Đỗ Phủ, nhưng thơ ông lại đằm chín hồn Việt. Ông rất quý và thân thiết với các lớp nhà thơ trẻ. Ông viết nhiều bài giới thiệu các nhà thơ trẻ như Xuân Quỳnh, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh... Ông còn là dịch giả. Những nhà thơ nổi tiếng như Petofie, Kikmet, Rissos, Aragon, Eluard, v.v. từng được ông dịch và giới thiệu với độc giả Việt Nam. Hiện nay mặc dù mắt kém, sức yếu, ông vẫn sáng tác, vẫn tham gia hoạt động văn học. Tâm hồn và tình của ông với thơ, với đời vẫn thiết tha, đằm thắm.
  4. tbls

    tbls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2006
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Bài 31

    Trở về quê nội - Ca Lê Hiến
    Ôi quê hương xanh biếc bóng dừa
    Có ngờ đâu hôm nay ta trở lại
    Quê hương ta tất cả vẫn còn đây
    Dù người thân đã ngã xuống đất này
    Ta lại gặp những mặt người ta yêu biết mấy
    Ta nhìn, ta ngắm, ta say
    Ta run run nắm những bàn tay
    Thương nhớ dồn trong tay ta nóng bỏng.
    Đây rồi đoạn đường xưa
    Nơi ta vẫn thường đi trong mộng
    Kẽo kẹt nhà ai tiếng võng trưa
    Ầu ơ... thương nhớ lắm
    Ôi những bông trang trắng, những bông trang hồng
    Như tấm lòng em trong trắng thủy trung
    Như trái tim em đẹp màu đỏ thắm
    Con sóng nhỏ tuổi thơ ta tắm
    Vẫn còn đây nước chẳng đổi dòng
    Hoa lục bình tím cả bờ sông.
    Mẹ lưng còng tóc bạc
    Ngậm ngùi kể chuyện ta nghe
    Tám em bé chết vì bom xăng đặc
    Trên đường đi học trở về.
    Giặc giết mười người trong một ấp
    Bà con khiêng xác chất đầy ghe
    Chở lên Bến Tre đấu tranh với giặc
    Làng ta mấy lần bom giội nát
    Dừa ngã ngổn ngang, xơ xác bờ tre,
    Mẹ dựng tạm mái lều che mưa gió
    Ta có ngờ đâu mái lều của mẹ
    Dưới lớp đất kia ngọn lửa vẫn còn
    Mẹ ta tần tảo sớm hôm
    Nuôi các anh ta dưới hầm bí mật
    Cả đời mẹ hy sinh gan góc
    Hai mươi năm giữ đất giữ làng
    Ôi mẹ là bà mẹ miền Nam.
    Ta có ngờ đâu em ta đấy
    Dưới mái lều kia em đã lớn lên
    Em đẹp lắm như mùa xuân bừng dậy
    Súng trên vai cũng đẹp như em
    Em ơi! Sao tóc em thơm vậy
    Hay em vừa đi qua vườn sầu riêng
    Ta yêu giọng em cười trong trẻo
    Ngọt ngào như nước dừa xiêm
    Yêu dáng em đi qua cầu tre lắt lẻo
    Dịu dàng như những nàng tiên
    Em là du kích, em là giao liên
    Em chính là quê hương ta đó
    Mười một năm rồi ta nhớ, ta thương.
    Đêm đầu tiên ta ngủ giữa quê hương
    Sao thấy lòng ấm lạ
    Dù ngoài trời tầm tã mưa tuôn
    Tiếng đại bác gầm rung vách lá
    Ôi quê hương ta đẹp quá!
    Dù trên đường còn những hố bom
    Dù áo em vẫn còn mảnh vá
    Ta về đây chẳng mang gì cho em cả
    Chỉ có trái tim chung thủy, sắt son
    Và khẩu súng trong tay cháy bỏng căm hờn.
    9-1965
  5. tbls

    tbls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2006
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Bài 32:
    Đêm Mưa - Tô Hoàn
    Con về thăm mẹ, đêm mưa
    Mới hay nhà dột, gió lùa bốn bên
    Mưa rơi sợi thẳng, sợi xiên
    Cứ nhằm vào mẹ những đêm trắng trời
    Con đi đánh giặc suốt đời
    Vẫn không che được một nơi mẹ nằm.
  6. tbls

    tbls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2006
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Bài số 34:
    Cửu Long giang ta ơi
    (Nguyên Hồng) Ngày xưa ta đi học
    Mười tuổi thơ nghe gió thổi mùa thu
    Mắt ngẩng lên trông bản đồ rực rỡ
    Như đồng hoa bỗng gặp một đêm mơ
    Bản đồ mới tường vôi cũng mới
    Thầy giáo lớn sao, thước bảng cũng lớn sao
    Gậy thần tiên và cánh tay đạo sĩ
    Ðưa ta đi sông núi tuyệt vời
    Tim đập mạnh hồn ngây không sao hiểu
    Mê Kông sông dài hơn hai ngàn cây số mông mênh
    Nguồn tự Trung Hoa có Vạn lý trường thành
    Có Hy Mã lạp sơn, Ðộng Ðình hồ, Tây du, Thủy Hử
    Mê Kông chảy
    Cây lao đá đổ
    Ngẫm nghĩ voi đi
    Thác Khôn cười trắng xóa
    Lan hoang dứa mật thông nhựa lên hương
    Những trưa hè ngun ngút nắng Trường Sơn
    Rừng Lào- Miên rộng quá
    Dân Lào - Miên mến yêu
    Xôi nếp nước trong sẵn sàng chia bạn đói
    Ta đi... bản đồ không còn nhìn nữa
    Sáng trời thu lại còn **** với trời xanh
    Trúc đào tươi chim khuyên riả cánh sương đọng long lanh
    Ta cởi áo lội dòng sông ta hát
    Mê Kông chảy Mê Kông cũng hát
    Rừng núi lùi xa
    Ðất phẳng thở chan hòa
    Sóng tỏa chân trời buồm trắng
    Nam bộ
    Nam bộ
    Chín nhánh Mê Kông phù sa nổi váng...
    Ruộng bãi Mê Kông trồng không hết lúa
    Bến nước Mê kông tôm cá ngập thuyền
    Sầu riêng thơm dậy đất Thủ Biên
    Suối mát dội trong lòng dừa trĩu quả
    Mê Kông quặn đẻ...
    Chín nhánh sông vàng
    Nông dân Nam bộ gối đất nằm sương
    Mồ hôi vã bãi lau thành đồng lúa
    Thành những tên đọc lên nước mắt đều muốn ứa
    Những Hà tiên, Gia định, Long Châu
    Những Gò công, Gò vấp, Ðồng tháp, Cà mau
    Những mặt đất
    Cha ông ta nhắm mắt
    Truyền cháu con không bao giờ chia cắt
    Ta đã lớn
    Thầy giáo già đã khuất
    Thước bản to nay thành cán cờ sao
    Những tên làm man mác tuổi thơ xưa
    Ðã thấm máu của bao hồn bất tử
    Những Minh Khai, Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong, Trần Phú
    Những bông hoa dân tộc anh hùng
    Mười sáu tuổi xanh
    Em Ðuốc Sống đốt mình phá tan kho giặc
    Võ thị Sáu vùng răng cắn chặt
    Giữ trung trinh cho đến phút cuối cùng
    Ðạn giặc xuyên lỗ chỗ ngực măng non
    Ðỏ thắm nụ cười
    Chào Bác Hồ và Việt nam bất diệt.
    Ðêm nay
    Cửu Long Giang vẫn âm vang sóng cát
    Sao khuya lấp lánh
    Lửa chài thức sáng nhịp hát hò ơ
    Ðồng Tháp xa đưa những tiếng mẹ ru
    Hồ Chí Minh thành ca dao bát ngát...
  7. tbls

    tbls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2006
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Bài 33
    Những đứa trẻ chơi trước cửa đền-Thi Hoàng
    Ông từ giữ đền ơi xin ông đấy
    Chấp với bọn trẻ ranh rửng mỡ làm gì
    Thế là ông cười rồi ông nhỉ
    Cho chúng nó chơi đừng đuổi chúng đi.
    Này thằng Tâm con nhà bố Tầm
    Trước cửa đền xin đừng giồng cây chuối
    Lại còn hét như giặc cái
    Con bé cái Nhân con bà Nhẫn kia.
    Những mắt cười vê tít lại cứ như sợi chỉ
    Gạch sân đền ấm lên ửng má
    Tiếng trẻ con non màu lá mạ
    Vệt mồ hôi tươi mưởi quệt ngang mày.
    Thật tuyệt vời thằng cháu ông Đương
    Ngón tay cái rất to cho được vào lỗ mũi
    Ra đây nhảy dây, ra đây trốn đuổi
    Chúng như là hạt mẩy dưới hoàng hôn.
    Hoa mẫu đơn cũng tưng bừng í ới
    Khói hương bài thơm tỉ tê lân la
    Cây vun tán lên vun xôi đóng oản
    Gió liu riu cho thấm tháp chan hòa.
    Chợt ngẫm thấy trẻ em là giỏi nhất
    Làm được buổi chiều rất giống ban mai
    Thánh cũng hân hoan ...đố ai biết được
    Ngài ở trong kia hay ở ngoài này.
  8. tbls

    tbls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2006
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Bài số 35
    Đêm nay Bác không ngủ
    Anh đội viên thức dậy
    Thấy trời khuya lắm rồi
    Mà sao Bác vẫn ngồi
    Đêm nay Bác không ngủ.
    Lặng yên như bếp lửa
    Vẻ mặt Bác trầm ngâm
    Ngoài trời mưa lâm thâm
    Mái lều tranh xơ xác.
    Anh đội viên nhìn Bác
    Càng nhìn lại càng thương
    Người Cha mái tóc bạc
    Đốt lửa cho anh nằm.
    Rồi bác đi dém chăn
    Từng người từng người một
    Sợ cháu mình giật thột
    Bác nhón chân nhẹ nhàng.
    Anh đội viên mơ màng
    Như nằm trong giấc mộng
    Bóng Bác cao *********g lộng
    Â''m hơn ngọn lửa hồng.
    Thổn thức cả nổi lòng
    Thầm thì anh hỏi nhỏ:
    - Bác ơi! Bác chưa ngủ?
    - Bác có lạnh lắm không?
    - Chú cứ việc ngủ ngon
    Ngày mai đi đánh giặc!
    Vâng lời anh nhắm mắt
    Nhưng bụng vẫn bồn chồn.
    Không biết nói gì hơn
    Anh nằm lo Bác ốm
    Lòng anh cứ bề bộn
    Vì Bác vẫn thức hoài.
    Chiến dịch hãy còn dài
    Rừng lắm dốc lắm ụ
    Đêm nay Bác không ngủ
    Lấy sức đâu mà đi.
    - Lần thứ ba thức dậy
    Anh hốt hoảng giật mình
    Bác vẫn ngồi đinh ninh
    Chòm râu im phăng phắc.
    Anh vội vàng nằng nặc:
    - Mời Bác ngủ Bác ơi!
    Trời sắp sáng mất rồi
    Bác ơi: Mời Bác ngủ
    - Chú cứ việc ngủ ngon
    Ngày mai đi đánh giặc
    Bác thức thì mặc Bác
    Bác ngủ không an lòng
    Bác thương đoàn dân công
    Đêm nay ngủ ngoài rừng
    Rải lá cây làm chiếu
    Manh áo phủ làm chăn...
    Trời thì mưa lâm thâm
    Làm sao cho khỏi ướt
    Càng thương càng nóng ruột
    Mong trời sáng mau mau.
    Anh đội viên nhìn Bác
    Bác nhìn ngọn lửa hồng
    Lòng vui sướng mênh mông
    Anh thức luôn cùng Bác.
    Đêm nay Bác ngồi đó
    Đêm nay Bác không ngủ
    Vì một lẽ thường tình
    Bác là Hồ Chí Minh.
    (1951)
  9. tbls

    tbls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2006
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Bài số 36:
    Nỗi niềm Thị Nở
    (Quang Huy)
    Người ta cứ bảo dở hơi
    Chấp chi miệng thế lắm lời thị phi
    Dở hơi nào dở hơi gì
    Váy em sắn lệch nhiều khi cũng tình
    Làng này khối kẻ sợ anh
    Rượu be với chiếc mảnh sành cầm tay
    Sợ anh chửi đổng suốt ngày
    Chỉ mình em biết anh say rất hiền
    Anh không nhà cửa bạc tiền
    Không ưa luồn cúi không yên phận nghèo
    Cái tên mơ mộng Chí Phèo
    Làm em đứt ruột mấy chiều bờ ao
    Quần anh ống thấp ống cao
    Làm em hồn vía nao nao đêm ngày
    Khen cho con Tạo khéo tay
    Nồi này thì úp vung này chứ sao
    Đêm nay trời ở rất cao
    Sương thì đãm quá trăng sao lại nhoà
    Người ta mặc kệ người ta
    Chỉ em rất thật đàn bà với anh
    Thôi rồi đắt lắm tiết trinh
    Hồn em nhập bát cháo hành nghìn năm.
    Báo Văn nghệ, 1992.
  10. tbls

    tbls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2006
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Bài số 37
    Đường khuya trở bước
    (Đinh Hùng) Tôi đến đêm xưa, Em vắng nhà,
    Trăng vàng, mây bạc, sầu như hoa.
    Tôi từ viễn phố rời chân lại,
    Chỉ thấy sương nhiều như lệ sa.
    Ở cũng bâng khuâng, đi chẳng đành,
    Đêm trời, sao cũ sáng long lanh.
    Lòng ta ngẫm truyện mười phương vậy:
    Người gái khuê phòng kia mắt xanh?
    Tôi cũng chưa đi hết dặm đường,
    Đời dài, mới đến nửa sầu thương.
    Một đêm trở bước cho lòng nghĩ,
    Sao biếc rơi tàn mộng phấn hương.

Chia sẻ trang này