1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

100 bài thơ hay nhất VN thế kỷ 20

Chủ đề trong 'Lạng Sơn' bởi tbls, 07/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tbls

    tbls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2006
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Trọng Tạo
    Bài 77 - Đồng Dao Cho Người Lớn
    có cánh rừng chết vẫn xanh trong tôi
    có con người sống mà như qua đời
    có câu trả lời biến thành câu hỏi
    có kẻ ngoại tình ngỡ là tiệc cưới
    có cha có mẹ có trẻ mồ côi
    có ông trăng tròn nào phải mâm xôi
    có cả đất trời mà không nhà ở
    có vui nho nhỏ có buồn mênh mông
    mà thuyền vẫn sông mà xanh vẫn cỏ
    mà đời vẫn say mà hồn vẫn gió
    có thương có nhớ có khóc có cười
    có cái chớp mắt đã nghìn năm trôi.
    1992
  2. tbls

    tbls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2006
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Bài 78 - Thâm Tâm - Tống Biệt Hành
    Đưa người ta không đưa qua sông
    Sao nghe tiếng sóng ở trong lòng?
    Bóng chiều không thẫm không vàng vọt
    Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
    Đưa người ta chỉ đưa người ấy
    Môt giã gia đình, môt dửng dưng.
    Ly khách! Ly khách! Con đường nhỏ
    Chí lớn không về, bàn tay không
    Thì không bao giờ nói trở lại
    Ba năm mẹ già cũng đừng mong.
    Ta biết người buồn chiều hôm trước
    Bây giờ muà hạ sen nở nốt
    Môt chị, hai chị cũng như sen
    Khuyên nốt em trai giòng lệ sót
    Ta biết người buồn sáng hôm nay
    Trời chưa vào thu tươi lắm thay
    Em nhỏ thơ ngây đôi mắt ướt
    Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay..
    Người đi? Ừ nhỉ, người đi thât
    Mẹ! thà coi như chiếc lá bay
    Chị! thà coi như là hạt bụi
    Em! ừ xem như hơi rượu cay
  3. tbls

    tbls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2006
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Bài 79 - Dấu chân qua trảng cỏ - Thanh Thảo
    Buổi chiều qua trảng cỏ voi
    Ngước nhìn mút mắt khoảng trời long lanh
    Gió nghiêng ngả giữa màu xanh
    Tiếng bầy chim két bỗng thành mênh mang
    Lối mòn như sợi chỉ giăng
    Còn in đậm đặc vô vàn dấu chân
    Dấu chân ai đọc nên vần
    Nên nào ai biết đi gần đi xa.
    Cuộc đời trải mút mắt ta
    Lối mòn nhỏ cũng dẫn ra chiến trường
    Những người sốt rét đang cơn
    Dấu chân bấm xuống đường trơn, có nhoè?...
    Chiếc bòng con đựng những gì
    Mà đi cuối đất mà đi cùng trời
    Mang bao khát vọng con người
    Dấu chân nho nhỏ không lời không tên
    Thời gian như cỏ vượt lên
    Lối mòn như sợi chỉ bền kéo qua
    Ai đi gần ai đi xa
    Những gì gợi lại chỉ là dấu chân.
    Vùi trong trảng cỏ thời gian
    Vẫn âm thầm trải mút tầm mắt ta
    Vẫn đằm hơi ấm thiết tha
    Cho người sau biết đường ra chiến trường?
  4. tbls

    tbls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2006
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Thơ và lời bình
    Bài 80 Đất nước - NGUYỄN ĐÌNH THI
    --------------------------------------------------------------------------------
    Nhà thơ Nguyễn Đình Thi.
    Trong những ngày mùa thu tháng Tám kỷ niệm 60 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, đọc lại bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi, ta cảm thấy một niềm tự hào dân tộc từ trong sâu thẳm tâm hồn.
    * Lời bình của Trịnh Thanh Sơn
    Sáng mát trong như sáng năm xưa
    Gió thổi mùa thu hương cốm mới
    Tôi nhớ những ngày thu đã xa
    Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
    Những phố dài xao xác hơi may
    Người ra đi đầu không ngoảnh lại
    Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
    Mùa thu nay khác rồi
    Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
    Gió thổi rừng tre phấp phới
    Trời thu thay áo mới
    Trong biếc nói cười thiết tha!
    Trời xanh đây là của chúng ta
    Núi rừng đây là của chúng ta
    Những cánh đồng thơm ngát
    Những ngả đường bát ngát
    Những dòng sông đỏ nặng phù sa
    Nước chúng ta
    Nước những người chưa bao giờ khuất
    Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
    Những buổi ngày xưa vọng nói về!
    Ôi những cánh đồng quê chảy máu
    Dây thép gai đâm nát trời chiều
    Những đêm dài hành quân nung nấu
    Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.
    Từ những năm đau thương chiến đấu
    Đã ngời lên nét mặt quê hương
    Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu
    Đã bật lên những tiếng căm hờn
    Bát cơm chan đầy nước mắt
    Bay còn giằng khỏi miệng ta
    Thằng giặc Tây, thằng chúa đất
    Đứa đè cổ, đứa lột da...
    Xiềng xích chúng bay không khóa được
    Trời đầy chim và đất đầy hoa
    Súng đạn chúng bay không bắn được
    Lòng dân ta yêu nước thương nhà!
    Khói nhà máy cuộn trong sương núi
    Kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng
    Ôm đất nước những người áo vải
    Đã đứng lên thành những anh hùng
    Ngày nắng đốt theo đêm mưa dội
    Mỗi bước đường mỗi bước hy sinh
    Trán cháy rực nghĩ trời đất mới
    Lòng ta bát ngát ánh bình minh.
    Súng nổ rung trời giận dữ
    Người lên như nước vỡ bờ
    Nước Việt Nam từ máu lửa
    Rũ bùn đứng dậy sáng lòa!
    1948
    (Rút trong tập thơ Người chiến sĩ )
    Nxb Văn nghệ , 1956.
    * Lời bình của Trịnh Thanh Sơn
    Bài thơ Đất nước được Nguyễn Đình Thi sáng tác vào cuối năm 1948 (theo hồi ức của nhà văn Tô Hoài) tại chiến khu Việt Bắc, mà cụ thể là ở vùng rừng núi Tuyên Quang. Lúc đó, ông đang là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Văn nghệ Việt Nam.
    Đất nước ra đời sau bài hát Người Hà Nội chưa đầy một năm, vì vậy không khí trường ca vẫn còn thấm đẫm. Có thể coi Đất nước của Nguyễn Đình Thi là một trường ca thu nhỏ, bởi nó mang trong mình đầy đủ những phẩm chất cốt lõi của một trường ca. Chính vì vậy, bài thơ Đất nước đã là một gợi ý cho rất nhiều những trường ca sau này, xuất hiện trong thời chống Mỹ. Tôi nói là những "gợi ý", nhưng thực chất đó là những bài học về phương pháp tư tưởng, phong cách nghệ thuật, và cả thủ pháp nghệ thuật khi tiến hành một trường ca.
    Tuy nhiên, bài thơ Đất nước vẫn nguyên vẹn và mãi nguyên vẹn là một bài thơ trữ tình hoành tráng và lộng lẫy. Nhà thơ sáng tác bài thơ này ở tuổi 24, ở tuổi ấy mà viết như thế, chỉ có những thiên tài mới làm nổi, chỉ có dân tộc và cách mạng mới làm nổi. Tài năng của Nguyễn Đình Thi đã gặp được thiên thời - địa lợi - nhân hòa, gặp được ngọn gió lớn mà ta vẫn quen gọi là "bão táp Cách mạng", vì thế mà vút lên, vì thế mà bền lâu, vì thế mà cách tân và hiện đại.
    Nói "hiện đại" là ngầm so sánh với cái gì trước đó là "chưa hiện đại". Ở đây tôi muốn dừng lại ở một so sánh nho nhỏ, rằng Đất nước của Nguyễn Đình Thi hiện đại hơn Thơ mới trước đó không bao lâu.
    Ông mở đầu bài thơ bằng việc tả mùa thu, một mùa thu như bao mùa thu trong cách nhìn của mùa thu thứ nhất, mùa thu đầu tiên:
    Sáng mát trong như sáng năm xưa
    Gió thổi mùa thu hương cốm mới
    Ta nhớ những ngày thu đã xa...
    "Những ngày thu đã xa" là những ngày thu nào vậy? Phải chăng, đó là một nỗi buồn trong thơ Bích Khê:
    Ô hay! Buồn vương cây ngô đồng
    Vàng rơi, vàng rơi... thu mênh mông!
    Hay trong thơ Chế Lan Viên trước đó:
    Thu đến đây, chừ biết nói răng
    Chừ đây buồn giận biết sao ngăn
    Tìm trong những sắc hoa đang rụng
    Ta kiếm trong hoa chút sắc tàn!
    Không phải vậy, nỗi nhớ mùa thu năm xưa là một mùa thu rất khác. Đó là mùa thu năm 1946, đất nước sau bao cố gắng của Bác Hồ, vẫn phải một lần nữa đứng lên đánh Pháp, đấy là mùa thu nhà thơ trẻ phải rời Thủ đô Hà Nội thân yêu một lần nữa để trở lại chiến khu Việt Bắc, với niềm tin "Kháng chiến trường kỳ nhất định thắng lợi". Phút chia tay với Thủ đô yêu dấu chưa đầy một tuổi Dân chủ Cộng hòa, tâm trạng nhà thơ mới bồi hồi, xao xuyến, xa xót làm sao:
    Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
    Những phố dài xao xác hơi may
    Người ra đi đầu không ngoảnh lại
    Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy!
    Thơ ấy có nhạc và có hoa. Giai điệu đã sẵn trong giai điệu và tiết tấu của thơ rồi, còn vẽ một bức tranh lụa hay sơn dầu thì sao? Khó nhất là tả cho được cái buổi sáng "chớm lạnh", và những đường phố dài "xao xác hơi may". Còn "người ra đi đầu không ngoảnh lại" và "sau lưng thềm nắng lá rơi đầy" chắc chắn là "nhìn được" bằng đường nét, bố cục và mầu sắc.
    Nhưng không phải vậy đâu, tả được cái tình rưng rưng nước mắt của người "ra đi đầu không ngoảnh lại" kia mới là thật khó. Cái ấy, cái điều chiêm cảm ấy, chỉ có thơ mới làm được!
    Và thơ cũng làm được một điều hơn thế, rằng chỉ sau hai khổ thơ đầu với lưu luyến, buồn thương, đau xót tiễn đưa, mùa thu bỗng khác hẳn, sáng bừng lên với một mầu sắc khác, bởi tâm trạng của người thơ đã khác, khỏe mạnh, tự tin và sáng bừng lên:
    Mùa thu nay khác rồi!
    Chỉ với năm chữ mở đầu của khổ thơ thứ ba "Mùa thu nay khác rồi" ta thấy tâm thế của người thơ đã chuyển, đã vươn tới một vị thế cao hơn, tự tin và sung mãn hơn trong tầm vóc của một nội lực lớn. Hình tượng của nhà thơ bỗng cao sừng sững:
    Ta đứng vui nghe giữa núi đồi
    Gió thổi rừng tre phấp phới
    Trời thu thay áo mới
    Trong biếc, nói cười, thiết tha...
    Nhận thức về "nội hàm" của một mùa thu mới là vô cùng sáng rõ và cách tân, bởi đây là mùa thu khác, mùa thu của những người đã có quyền làm chủ núi đồi, làm chủ những rừng tre phấp phới, và là một "mùa thu thay áo mới", một mùa thu "trong biếc, nói cười, thiết tha!".
    Câu cuối của khổ thơ này thật tài hoa, và nó là đặc sản của thi tài Nguyễn Đình Thi.
    Sự kết hợp của những tính từ - động từ - trạng từ, bất ngờ đến nỗi làm ta phải sững sờ trong chiêm cảm một vẻ đẹp ngôn ngữ Việt mà trước đây chưa bao giờ có. Ai trong biếc? Ai nói cười? Ai thiết tha? Chính là hồn của mùa thu mới, hồn của dân tộc vậy!
    Một câu thơ mà làm sáng cả non sông, đất nước và làm cho chúng ta tự hào, tự tin biết bao. Một đất nước, với những ngày thu ấy, sẽ mãi mãi trường tồn. Đó là chủ quyền của người Việt, của giống nòi dân Việt. Trong cảm hứng hào sảng ấy ông viết tiếp:
    Trời xanh đây là của chúng ta
    Núi rừng đây là của chúng ta
    Những cánh đồng thơm ngát
    Những ngả đường bát ngát
    Những dòng sông chảy nặng phù sa...
    Để rồi, vang vọng những câu thơ hào sảng nhất về giống nòi:
    Nước chúng ta
    Nước những người chưa bao giờ khuất
    Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
    Những buổi ngày xưa vọng nói về
    Ngày xưa nói về gì vậy?
    Những buổi ngày xưa nói gì đây?
    Và ông trả lời như một bích họa
    Thắm đỏ máu xương, rằng:
    Ôi! Những cánh đồng quê chảy máu
    Dây thép gai xé nát trời chiều
    Và: Những đêm dài hành quân nung nấu
    Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu
    Tôi gọi những câu thơ này là những câu thơ thăng hoa nhất của người chiến sĩ - nghệ sĩ Nguyễn Đình Thi. Ngoài những gì hay và đẹp nhất mà ông đã dâng hiến cho nền thi ca hiện đại Việt Nam, những câu thơ trên, ông đã tự khiêm nhường bộc lộ một thiên tài thi ca, ít ai sánh nổi:
    Cảm hứng rộng dài đất nước, dân tộc và cá nhân người chiến sĩ đã gắng quện vào nhau, hòa đồng trong nhau, để bản thân người nghệ sĩ bỗng trở thành một tế bào của đất nước. Một đất nước từng Ngời lên nét mặt quê hương/ Mỗi gốc lúa, bờ tre hồn hậu/ Cũng bật lên những tiếng căm hờn! Rồi ông nói, như hai triệu người dân chết đói nói, như tiếng vọng của những âm hồn:
    Bát cơm chan đầy nước mắt
    Bay còn giằng khỏi miệng ta
    Thằng giặc Tây, thằng chúa đất
    Đứa đè cổ, đứa lột da...
    Đau buồn ấy là đau buồn ký sự, đau buồn nhiếp ảnh, đau buồn hội họa. Còn đau buồn và phản kháng thơ phải cao bút lên như thế này, sâu thẳm và triết luận trong một so sánh và phương pháp tư tưởng đầy nghịch lý, minh triết như thế này:
    Xiềng xích chúng bay không khóa được
    Trời đầy chim và đất đầy hoa
    Súng đạn chúng bay không bắn được
    Lòng dân ta yêu nước thương nhà...
    Những câu thơ tưởng như một lời đại ngôn ấy, bỗng làm người đọc xúc động và thẩm thấu một ý nghĩa quan trọng trong triết học về lẽ sống. Ai giết nổi chim và hoa? Ai bắn được "lòng dân ta yêu nước thương nhà!" Ấy là sự bắn vào hư không, ấy là sự tàn sát trong vô vọng. Hệ quả cuối cùng, chỉ là sự thất bại mà thôi!
    Chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn cầu đã thất bại hoàn toàn vì chân lý giản dị ấy, và Nguyễn Đình Thi - với một chiêm cảm lớn, đã tổng kết qua thơ.
    Càng đọc Đất nước, chúng ta càng cảm nhận và thấu suốt, đó là một bài thơ lớn, được viết từ một tâm hồn, tâm hồn của một nghệ sĩ đồng hành với lòng dân, biết tôn vinh một giá trị vĩnh hằng, đó là tấm lòng cửa người dân với quê hương, đất nước. Non sông nước Việt vẫn trường tồn, đã trường tồn, đang trường tồn và sẽ trường tồn bởi một giá trị văn hóa vĩnh hằng, đó chính là: "Lòng dân ta yêu nước, thương nhà!
    Trong những ngày mùa thu tháng Tám, kỷ niệm 60 năm thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đọc lại bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi, chúng ta cảm thấy một niềm tự hào dân tộc từ trong sâu thẳm tâm hồn:
    Súng nổ rung trời giận dữ
    Người lên như nước vỡ bờ
    Nước Việt Nam từ máu lửa
    Rũ bùn, đứng dậy sáng lòa!
    Những câu thơ ấy cho ta gặp lại một mùa thu năm xưa, một mùa thu định mệnh của toàn dân tộc, và bỗng cảm thấy tâm hồn thanh thản, sạch trong "mát trong như sáng năm xưa".
    Viết về bài thơ Đất nước, tôi ngỡ như được gặp lại ông - một Nguyễn Đình Thi ân tình và cởi mở, thường gật đầu hiền hậu khi gặp tôi ở sân 51 Trần Hưng Đạo, đôi khi vẫy tay gọi lôi lên phòng của ông, tặng tôi một tập thơ vừa xuất bản. Trong tôi, Nguyễn Đình Thi vĩnh hằng là một nhà văn lớn, một nghệ sĩ lớn và độc đáo của dân tộc Việt.
    Cùng với những bản nhạc Diệt phát xít, Người Hà Nội, bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi mãi mãi sống cùng non sông đất nước.
    Hà Nội, 15-8-2005
    Theo Văn nghệ
  5. tbls

    tbls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2006
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Bài 81 - Những người đàn bà gánh nước sông - Nguyễn Quang Thiều.
    Những ngón chân xương xẩu, móng dài và đen toẽ ra như móng chân gà mái
    Đã năm năm, mười lăm năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy
    Những người đàn bà xuống gánh nước sông
    Những bối tóc vỡ xối xả trên lưng áo mềm và ướt
    Một bàn tay họ bám vào đầu đòn gánh bé bỏng chơi vơi
    Bàn tay kia bấu vào mây trắng
    Sông gục mặt vào bờ đất lần đi
    Những đàn ông mang cần câu và cơn mưa biển ra khỏi nhà lặng lẽ
    Những con cá thiêng quay mặt khóc
    Những chiếc phao ngô chết nổi
    Những người đàn ông giận dữ, buồn bã và bỏ đi
    Đã năm năm, mười năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy
    Sau những người đàn bà gánh nước sông và lũ trẻ cởi truồng
    Chạy theo mẹ và lớn lên
    Con gái lại đặt đòn gánh lên vai và xuống bến
    Con trai lại vác cần câu và cơn mưa biển ra khỏi nhà lặng lẽ
    Và cá thiêng lại quay mặt khóc
    Trước những lưỡi câu ngơ ngác lộ mồi.
  6. tbls

    tbls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2006
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Bài 82 - Nghe tiếng quốc kêu - Hữu Thỉnh
    Những đám mây bay đi
    Tôi với người ở lại
    Cuốc kêu ngoài bến sông
    Cuốc kêu vì bẫy hiểm
    Bèo leo nheo nước lên
    Tôi âm thầm gọi tên
    Bàn ghế và quần áo cũ
    Tuổi trẻ đột ngột về
    Ngơ ngác nhìn tôi
    Những cánh diều để chỏm
    Vui hơn điều đáng vui
    Bánh đa phồng giữa chợ
    Che bớt một phần buồn
    Tôi ngồi gọi tên những quân bài tam cúc
    Xe pháo mã những ngả đường xa lắc
    Còn lại thôi hồi tiếng cuốc kêu.
    Cuốc kêu từ ngày chưa ai đặt tên cho cuốc
    Cha tôi nhào đất đắp đường
    Ông táo bằng đất
    Chiếc chén bằng đất
    Những người uống rượu lần lượt bỏ đi
    Cha tôi cầm chiếc chén lên
    Như cầm một phần đời mình
    Đã khô ra thành đất
    Cuốc kêu ngoài bãi xa
    Cuốc kêu từ ngày cây tre chưa đủ lá đan sàng
    Trên đất ướt có người đến ở
    Họ bắt đầu như một chiếc rễ nâu
    Họ làm ra mọi thứ để nuôi nhau
    Mong con cái có ngày mở mặt
    Trời tối thì cậy ngọn đèn
    Ngọn đèn bấc thắp bằng đầu lạ
    Ngọn đèn bấc gió nhiều phen cướp mất
    Cuốc kêu ngoài bến xa!
    Cuốc kêu từ ngày em lạy mẹ lạy cha
    Đi theo một sợi tơ hồng
    Về với anh thành vợ thành chồng
    Tình yêu nhiều đứt nối
    Ta xin rừng một chiếc giường con
    Xin đất một chiếc ấm nhỏ
    Một đời người mà chiến chinh nhiều quá
    Em níu giường níu chiếu đợi anh
    Em trát những người con trai đẹp
    Đợi anh
    Chỉ mong anh về
    áo rách cũng thơm
    Chiếc chạn nhỏ với vài đôi đũa mộc
    Anh cứ tưởng sau chiến tranh thì toàn là hạnh phúc
    Chúng ta đã từng vỏ võ đợi nhau
    Nhưng không phải em ơi, cuốc kêu không phải thế
    ***
    Trưa nay có điều gì mà cuốc kêu như xé
    Tôi mất hai người anh
    Cả hai đều rất trẻ
    Sáng nay lại có người hàng xóm chạy sang
    Mỗi lần sau đám tang
    Lòng ai cũng héo
    Dạ ai cũng sầu
    Tôi cứ tưởng không ai còn xấu nữa
    Tôi cứ tưởng tốt với nhau bao nhiêu cũng còn chưa đủ
    Nhưng không phải, trời ơi, cuốc kêu không phải thế.
    Giếng nước than lắm kẻ chao chân
    Khu vườn than: có những con sên ngấp nghé lên trời
    Qua mùa hoa thì **** cũng bay đi
    Tôi ngồi buồn như lá sen rách
    Cuốc kêu gì mà khắc khoải trưa nay
    Tôi ngồi buồn tôi đếm ngón tay
    Có mười ngón tay đếm đi đếm lại
    Đếm đi đếm lại trời ngả sang chiều.
    Chúng ta bị cái chết gạt về một phía
    Bị hư danh gạt về một phía
    Phải vượt mấy trùng khơi mới bắt gặp nụ cười.
    Vừa bắt gặp nụ cười
    Thì lại nghe tiếng cuốc.
    7-1989
  7. tbls

    tbls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2006
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Bài 83 - Bao giời trở lại - Hoàng Trung Thông
    Các anh đi
    Ngày ấy đã lâu rồi
    Xóm làng tôi còn nhớ mãi
    Các anh đi
    Bao giờ trở lại
    Xóm làng tôi trai gái vẫn chờ mong
    Làng tôi nghèo
    Nho nhỏ bên sông
    Gió bắc lạnh lùng
    Thổi vào mái rạ
    Làng tôi nghèo
    Gió mưa tơi tả
    Trai gái trong làng vất vả ngược xuôi
    Các anh về mái ấm nhà vui
    Tiếng hát câu cười
    Rộn ràng xóm nhỏ
    Các anh về tưng bừng trước ngõ
    Lớp đàn em hớn hở theo sau
    Mẹ già bịn rịn áo nâu
    Vui đàn con nhỏ rừng sâu mới về
    Từ lưng đèo
    Dốc núi mù che
    Các anh về
    Xôn xao làng tôi bé nhỏ
    Nhà lá đơn sơ
    Nhưng tấm lòng rộng mở
    Nồi cơm nấu dở
    Bát nước chè xanh
    Ngồi vui kể chuyện tâm tình bên nhau
    Anh giờ đánh giặc nơi đâu
    Chiềng Vàng, Vụ Bản, hay vào Trị Thiên
    Làng tôi thắng lợi vụ chiêm
    Lúa thêm xanh ngọn, khoai lên thắm vồng
    Giảm tô hai vụ vừa xong
    Đêm đêm ánh đuốc dân công rực đường
    Dẫu rằng núi gió đèo sương
    So anh máu nhuộn chiến trường thấm chi
    Bấm tay tính buổi anh đi
    Mẹ thường vẫn nhắc: biết khi nào về ?
    Lúa xanh xanh ngắt chân đê
    Anh đi là để giữ quê quán mình
    Cây đa, bến nước, sân đình
    Lời thề nhớ buổi mít tinh lên đường
    Hoa cau thơm ngát đầu nương
    Anh đi là giữ tình thương dạt dào
    Các anh đi
    Khi nào trở lại
    Xóm làng tôi
    Trai gái vẫn chờ mong
    Chờ mong chiến dịch thành công
    Xác thù chất núi bên sông đỏ cờ
    Anh đi chín đợi mười chờ
    Tin thường thắng trận, bao giờ về anh ?
  8. tbls

    tbls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2006
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Bài 84 - Bờ sông vẫn gió - Trúc Thông
    Lá ngô lay ở bờ sông
    Bờ sông vẫn gió
    người không thấy về
    Xin người hãy trở về quê
    một lần cuối...một lần về cuối thôi.
    Về thương lại bến sông trôi
    Về buồn lại đã một đời tóc xanh
    Lệ xin giọt cuối để dành
    trên phần mộ mẹ nương hình bóng cha
    Cây cau cũ giại hiên nhà
    Còn nghe gió thổi sông xa một lần
    Con xin ngắn lại đường gần
    một lần...rồi mẹ hãy dần dần đi...
  9. tbls

    tbls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2006
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Bài 85 - Bến đò ngày mưa - Anh Thơ
    Tre ruf rợi ven bo? chen ướt át
    Chuối bơ phơ? đâ?u bến đứng dâ?m mưa.
    Va? dâ?m mưa do?ng sông trôi ra?o rạt
    Mặc con thuyê?n cắm lại đậu chơ vơ.
    Trên bến vắng, đắm mi?nh trong lạnh lefo
    Va?i quán ha?ng không khách đứng xo ro.
    Một bác lái ghé buô?m va?o hút điếu
    Mặc ba? ha?ng su? sụ sặc hơi, ho.
    Ngoa?i đươ?ng lội họa hoă?n ngươ?i đến chợ
    Thúng đội đâ?u như đội ca? trơ?i mưa.
    Va? họa hoă?n một con thuyê?n ghé chơ?
    Rô?i âm thâ?m bến lại lặng trong mưa.
  10. tbls

    tbls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2006
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Bài 86 - Thăm lúa
    Trần Hữu Thung
    Mặt trời càng lên tỏ,
    Bông lúa chín thêm vàng
    Sương treo đầu ngọn cỏ
    Sương lại càng long lanh
    Bay vút tận trời xanh
    Chiền chiện cao tiếng hót
    Tiếng chim nghe thánh thót,
    Văng vẳng khắp cánh đồng,
    Đứng chống cuốc em trông
    Em thấy lòng khấp khởi.
    Bởi vì em nhớ lại
    Một buổi sáng mai ri
    Anh tình nguyện ra đi
    Chiền chiện cùng cao hót
    Lúa cũng vừa sẫm hột
    Em tiễn anh lên đường.
    Chiếc sắc mây anh mang
    Em nách mo cơm nếp
    Lúa níu anh trật dép
    Anh cúi sửa vội vàng
    Vượt cánh đồng tắt ngang
    Đến bờ ni anh bảo:
    ?oRuộng mình quên cày xáo
    Nên lúa chín không đều
    Nhớ lấy để mùa sau
    Nhà cố làm cho tốt?
    Xa xa nghe tiếng hát
    Anh thấy rộn trong lòng
    Sắp đến chỗ người đông
    Anh bảo em ngoái lại.
    Cam ba lần có trái
    Bưởi ba lần ra hoa
    Anh bước chân đi xa
    Từ ngày đầu phòng ngự.
    Bước qua kì cầm cự
    Anh có gửi lời về
    Cầm thư anh mân mê
    Bụng em giừ phấp phới.
    Anh đang mùa thắng lợi
    Lúa em cũng chín rồi
    Lúa tốt lắm anh ơi
    Giải thi đua em giật,
    Xoè bàn tay bấm đốt
    Tính đã bốn năm ròng
    Người ta bảo không trông
    Anh cũng nhủ đừng mong
    Riêng em thì em nhớ!
    Chuối đầu vườn đã lổ
    Cam đầu ngõ đã vàng
    Em nhớ ruộng nhớ vườn
    Không nhớ anh răng được.
    Mùa sau kề mùa trước
    Em vác cuốc thăm đồng
    Lúa sây hạt nặng bông
    Thấy vui vẻ trong lòng
    Em trông ngày chiến thắng.
    1-1-1950

Chia sẻ trang này