1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

100 đạo diễn xuất sắc trong lịch sử điện ảnh - Ingmar Bergmann

Chủ đề trong 'Điện ảnh (MFC)' bởi Road_To_Heaven, 07/07/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Road_To_Heaven

    Road_To_Heaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2003
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    100 đạo diễn xuất sắc trong lịch sử điện ảnh - Ingmar Bergmann

    Họ không phải là những đạo diễn xuất sắc nhất vì chưa có một cuộc bình chọn chính thức nào trên thế giới đặt ra tiêu chí này cả. Tuy nhiên 100 đạo diễn được giới thiệu sau đây là những người nổi tiếng, có thâm niên trong nghề, họ đã tạo ra một phong cách mới, các cảnh quay độc đáo, một cách làm phim mới cho thế giới, hay đơn giải họ là những người đi tiên phong trong thế giới điện ảnh.

    Bài viết này được tổng hợp từ rất nhiều nguồn (Báo chí, mạng internet và tự bản thân viết) cho nên sẽ có những trùng lặp và sai sót. Mong các bạn thông cảm. Danh sách được xếp theo vần và lấy từ nguồn filmsite.org



    ================================​

    Part 1

    1 - Woody Allen
    2 - Robert Altman
    3 - Busby Berkeley
    4 - FRANK BORZAGE
    5 - CLARENCE BROWN
    6 - TIM BURTON
    7 - JAMES CAMERON
    8 - FRANK CAPRA
    9 - JOHN CASSAVETES
    10 - CHARLES CHAPLIN
    11 - JOEL COEN and ETHAN COEN
    12 - FRANCIS FORD COPPOLA
  2. Road_To_Heaven

    Road_To_Heaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2003
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Woody Allen - nhà châm biếm hài hước
    Ra đời ở khu Brooklyn New York với cái tên đầy đủ là Allen Stewarrt Konigsberrg, là con trai của một người do thái mang tính bảo thủ. Cha ông là một công nhân làm khoán, mẹ ông là người giúp việc cho phòng kế toán của một cửa hàng bán hoa.
    Ngay từ khi còn ngồi trên ghế trường đại học, Woody đã kiếm tiền bằng cách viết chuyện cười, những tác phẩm hài hước mà qua đó ông đem đến cho bạn đọc một nhà hài kịch lừng danh là Bob Hope . Công việc học tập bị gián đoạn ngay sau đó, năm 18 tuổi, ông đi làm thuê, biên tập cho những bài được phát trên vô tuyến truyền hình.
    Từ năm 1961: Những thành công của nhà hài kịch.
    Đầu những năm 60, Allen xuất hiện trên vô tuyến truyền hình và tại các clb ban đêm với những tiểu phẩm do chính ông soạn ra. Trong thời gian này, ông tao cho riêng mình một nhân vật hài đặc biệt đánh dấu qua các bộ phim của ông, một co người thông minh, luôn đi tìm cái mới, người đã không ngần ngại chia sẻ niềm vui nỗi buồn của mình với khán giả. Năm 1966, lần đầu tiên ông làm đạo diễn cho phim What's Up, Tiger Lily? (1966). Ba năm sau bộ phim Take the Money and Run (1969) ra đời. Bộ phim là một câu chuyện trào phúng về tội phạm trẻ. Đây cũng là tác phẩm đầu tiên ,à tỏng đó ông đã tự mìn thể hiện cả ba vai: nhà đạo diễn, người viết kịch bản đồng thời là diễn viên chính. Việc quay thành phim một trong các vở kịch của ông đã khiến cho Allen nổi tiếng trên thế giới , không phải với tư cách là một đạo diễn mà còn là diễn viên.
    1977: Đi tìm cái mới ở New Work.
    Đỉnh cao trong sự nghiệp điện ảnh của ông là tác phẩm Annie Hall (1977). Với 4 giải Oscar có được trong số 5 đề cử (trong đó có giải đạo diễn xuất sắc nhất), Allen thực sự đã nổi tiếng trên thế giới. Bộ phim cho thấy sự pha trộn đặc trưng của Allen trong những tác phẩm tiếp theo. Đó là: trào phúng, tâm lý, tự sự. Tuy nhiên ông là một người vốn có ác cảm với các xưởng phim Hollywood, không bao giờ cho mình là một kẻ sống mòn nên đã từ chối không tham gia trong buổi lễ trao giải.
    Đống thời nó cũng là câu chuyện về cuộc sống vợ chống giữa Allen và Diane Keaton của mình.
    Một năm sau đó là bộ phim Interiors (1978) , một vở ca kịch khiến người ta nhớ đến công lao của đạo diễn người Thuỵ Điển Ingmar Bergman. Trong bộ phim quá nổi tiếng Manhattan (1978), ông đã sử dụng chất liệu phim đen trắng để quay cho bộ phim của mình. Đây là một phim cực kỳ hay và xuất sắc về New York của ông.
    Từ 1985:
    Trong suốt nửa đầu những năm 80, Allen sau khi đã tìm kiếm những hình thức thể hiện mới trong một số bộ phim, cuối cùng quay sang làm các tác phẩm mang tính nghiêm túc. Sự tìm kiếm ý nghĩa của một con người sống trong một thành phố lớn được lấy làm chủ đề của bộ phim Hannah and Her Sisters (1986) ?" bộ phim mang về cho Allen một giải Oscar kịch bản hay nhất. Tiếp sau đó là một loạt các tác phẩm hài châm biếm Radio Day (1987), Another Woman (1988).
    Những bộ phim có phong cách lạ của Woody Allen:
    - Zelig (1983): phim có hư cấu nói về tiểu sử của một công chức làm thuê người Do Thái, người có một khả năng thích ứng khác thường.
    - The Purple Rose of Cairo: phim trong phim (đề tài sau đó được các nhà làm phim Mỹ sử dụng nhiều) Diễn viên chính bước ra từ màn ảnh nhỏ
    - Radio Days:một phim khá hay nói về ký ức một thời hoàng kim của Radio và nhưng hoạt động cuộc sống trong những năm 30, 40.
    - Shadows and Fog (1992): là ký ức về nền điện ảnh Châu Âu những năm 20. Những người dân chất phác bị truy lùng như những kẻ giết người.
    Director Fimography:
    Anything Else (2003)
    Hollywood Ending (2002)
    Curse of the Jade Scorpion, The (2001)
    Small Time Crooks (2000)
    Sweet and Lowdown (1999)
    Celebrity (1998)
    Deconstructing Harry (1997)
    Everyone Says I Love You (1996)
    Mighty Aphro***e (1995)
    Bullets Over Broadway (1994)
    Manhattan Murder Mystery (1993)
    Husbands and Wives (1992)
    Shadows and Fog (1992)
    Alice (1990)
    Crimes and Misdemeanors (1989)
    New York Stories (1989)
    Another Woman (1988)
    September (1987)
    Radio Days (1987)
    Hannah and Her Sisters (1986)
    Purple Rose of Cairo, The (1985)
    Broadway Danny Rose (1984)
    Zelig (1983)
    Midsummer Night's *** Comedy, A (1982)
    Stardust Memories (1980)
    Manhattan (1979)
    Interiors (1978)
    Annie Hall (1977)
    Love and Death (1975)
    Sleeper (1973)
    Everything You Always Wanted to Know About *** * But Were Afraid to Ask (1972)
    Bananas (1971)
    Take the Money and Run (1969)
    What's Up, Tiger Lily? (1966)
    Road to heaven
  3. Road_To_Heaven

    Road_To_Heaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2003
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Rene' Clair - Kẻ chép sử sau cánh gà của Paris ​
    Rene' ( 11/11/1898 - 15/3/1981), người Pháp bậc thầy của loại phim nhạc mới. Trong những tác phẩm của ông, phần lớn nói về cuộc sống của những con người nhỏ bé ở Paris, thành phố quê hương, nơi ông đã trao tặng nó cùng với người dân ở đây những kỷ niệm làm bằng phim.
    Sinh ra ở Paris, là con trai của một chủ xưởng làm xà phòng, có cái tên quí tộc là Rene' Chomette. Từ năm 1922, ông làm biên tập cho một tờ báo địa phương bên cạnh việc làm thơ và viết truyện ngắn. Rồi sau đó ông đã tình nguyện đến với câu lạc bộ của thủ đô nước Pháp. Với văn chương thì không kiếm được tiền, nên ông đã chuyển sang làm diễn viên.
    Từ năm 1921: Trước và sau ống kính
    Là một người bạn của lớp trẻ những năm 1921, Clair đã nổi tiếng qua 4 bộ phimn của Louis Feuillade. Sự đắn đo do dự đã khiến cho lòng ham muốn được làm phim giảm đi phần nào. Tuy nhiên, Clair đã quan tâm nhiều hơn những gì xảy ra phía sau ống kính và đã tự biến mình thành một trợ lý đạo diễn.
    Ngay từ năm 2 năm 1924 và 1925, ông đã dàn dựng nên 2 bộ phim đầu tiên của riêng mình là Entr'acte (1924),
    Paris qui dort (1925). Paris trong giấc ngủ là một bộ phim mang tính chất thần thoại về một thành phố im lìm được bao quanh bởi những ánh hào quang đầy bí ẩn. Bộ phim là sự tổng hợp hài hoà của Balê, hài kịch và là một trò chơi với kỹ thuật quay đặc sắc.
    Những năm tiếp theo ông đã quay hàng loạt các phim mang tính thử nghiệm theo trào lưu văn học nghệ thuật lãng mạn của của mình để phản đối hoạt động nghệ thuật trong các rạp chiếu phim thời bấy giờ.
    1930: Thành công với tầm cỡ quốc tế bằng phim có âm thanh
    Sau khi từ chối làm phim có âm thanh một cách gay gắt. Clair đã trở nên nổi tiếng bởi những bộ phim đầu tiên của ông với các kỹ thuật quay mới. Bộ phim Sous les toits de Paris (1930) ban đầu bị thất bại nặng nề trước công chúng ở Pháp, nhưng sau khi ra mắt ở Berlin (Đức) nó đã nhận được sự cổ vũ mạnh mẽ và sau đó đã thu được thắng lợi liên tiếp ở các nước Châu Âu. Phim là một vở hài kịch vui nhộn về một người hát rong yêu say đắm một cô gái , nhưng để nhường lại cho bạn tânh nhất của mình, anh đã từ bỏ cô gái. Trong phim Clair đã ***g vào một số âm thanh, ở những nơi tạo được ý nghĩa và hiệu quả nhất.
    1932: Những lời cảnh cáo và tuyên truyền cho CNCS.
    Clair tiếp tục làm ra hàng loạt các tác phẩm mang tính âm nhạc giàu nhịp điệu gây tiếng vang trong dư luận và chúng đã làm cho tên tuổi của ông thêm nổi tiếng. Million, Le (1931) nói về cuộc săn lùng chiếc áo khoác mà trong đó có cái vé số của người trúng giải nhất.
    Clair cũng đã tìm cách đưa vào trong phim những hàng động nhằm lên án xã hội lúc bấy giờ. Điển hình là bộ phim À nous la liberté (1931). Bộ phim đã khiến cho Charlie Charles vô cùng cảm kích đến nỗi mà ông đã loại bỏ được mối hoài nghi rằng ông chỉ có riêng ông đã sử đụng một vài cảnh quay làm việc trên dây chuyền tự động hoá như bộ phim Moderm Time của mình.
    Từ 1939: Làm việc ở Mỹ
    Sau khi bộ phim tâm lí xã hội Dernier milliardaire, Le - Nhà triệu phú cuối cùng (1934) bị thất bại trước báo chí và công chúng, Clair cay đắng bỏ nước Pháp và đi sang Anh Quốc.
    Năm 1939 ông di cư sang Hollywood. Ông đã đạo diễn 2 bộ phim tại đây, trong đó có một bộ phim có sự xuất hiện của ngôi sao Marlene Dietrich là Flame of New Orleans
    Từ 1946: Trở về nước Pháp
    Clair đã không đánh mất đi cái phong cách riêng của mình khi ông làm kinh doanh phim ở Mỹ. Trở về Pháp ông lại thành công với bộ phim Silence est d'or, Le (1947) - Imlặng là vàng, thu hút được nhiều sự chú ý của công chúng.
    10 năm sau đó bộ phim Porte des Lilas (1957) là thành công cuối cùng của ông. Câu chuyện nói về một cuộc sống không có tình yêu mà sự trừng phạt là cái chết.
    Năm 1960, Rene' Clair là người đầu tiên được thu nhận vào học viện Pháp.
    Cuộc đời còn lại ông cống hiến bằng nghề viến văn. Ông mấy năm 1981tại Paris, thọ 82 tuổi
    Fimography
    Fêtes galantes, Les (1965)
    Quatre vérités, Les (1962)
    Tout l'or du monde (1961)
    Française et l'amour, La (1960)
    Porte des Lilas (1957)
    Grandes manoeuvres, Les (1955)
    Belles de nuit, Les (1952)
    Beauté du diable, La (1950)
    Silence est d'or, Le (1947)
    And Then There Were None (1945)
    It Happened Tomorrow (1944)
    Forever and a Day (1943)
    I Married a Witch (1942)
    Flame of New Orleans, The (1941)
    Break the News (1938)
    Ghost Goes West, The (1935)
    Dernier milliardaire, Le (1934)
    Quatorze Juillet (1933)
    À nous la liberté (1931)
    Million, Le (1931)
    Sous les toits de Paris (1930)
    Tour, La (1928)
    Deux timides, Les (1928)
    Un chapeau de paille d'Italie (1927)
    Proie du vent, La (1926)
    Voyage imaginaire, Le (1926)
    Fantôme du Moulin-Rouge, Le (1925)
    Paris qui dort (1925)
    Entr'acte (1924)
    Road to heaven
  4. Road_To_Heaven

    Road_To_Heaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2003
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Bernardo Bertolucci - Người ghi chép về chủ nghĩa Phát Xít
    Ông là người Italia và thưòng ưu tiên cho những tư liệu mang tính phê phán chủ nghĩa phát xít ở Italia. Tuy nhiên trong những thành công lớn của ông cần phải nói đến 2 bộ phim Last Tango in Paris (1972) và The Last Emperor (1978).Bertolucci sinh ra ở Parma là con trai của nhà văn và nhà phê bình phim Attilo Bertolucci. Ban đầu ông có ý định muốn được thay chân cha mình đã theo học môn khoa học văn chương từ rất sớm. Khi còn là sinh viên, ông đã cho xuất bản tập thơ "Đi tìm sự huyền bí", và năm 1962 tập thơ đã xứng đáng nhận được giải thưởng văn học Viareggio
    1962: Khởi nghiệp làm đạo diễn năm 22 tuổi
    Năm 1961, Bertolucci gặp gỡ và làm quen với nhà đạo diễn phim Pier Paolo Pasolini và đã làm trợ lý cho ông trong một bộ phim Accatone. Công việc khiến ông thích thú đến nỗi một năm sau đó ông đã quyết định trở thành đạo diễn và bỏ dở công việc học tập của mình . Cũng ngay trong năm đó Bertolucci đã cho ra đời tác phẩm đầu tiên, bộ phim Commare secca, La (1962), với nhiều cách thể hiện khác nhau, nói về nhiều cái chết của một cô gái bán thân. Pasolini đã phó thác cho ông dàn dựng bộ phim với dàn diễn viên không chuyên.
    Ngay trong bộ phim thứ hai của mình Prima della rivoluzione (1964) , Bertolucci đã trở thành nhân vật đáng yêu của các nhà phê bình điện ảnh. Tuy nhiên câu chuyện về đứa con trai của một nhà thám tư sản đã không thành công trước công chúng, hay nói đúng hơn là nó đã thất bại. Chính điều này đã làm cho Bertolucci lâm vào hoàn cảnh túng thiếu và phải bỏ dở công việc đạo diễn đến 4 năm liền.
    1969 ?" 1970: Chống chủ nghĩa phát xít
    Cuối những năm60, xuất hiện 2 bộ phim mà trong đó Bertolucci đã phê phán kịch liệt chủ nghĩa phát xít ở Italia. Bộ phim Chiến Lược Con Nhện (1969) nói về một người đàn ông phải thừa nhận người cha của mình người đã trung thành và hi sinh cho chủ nghĩa phát xít là kẻ phản bội. Trong các tác phẩm của mình, Berto đều có một lối kể chuyện mà trong đó ý nghĩa của mỗi tình tiết được làm sáng tỏ khi người ta nhìn lại toàn bộ vấn đề.
    Những năm 1969/1970, bộ phim Conformista - Sự lầm lỡ tại hại phỏng theo cuốn tiểu thuyết của Alberton Moravia. Trong phim Berto đã mô tả chủ nghĩa phát xít theo cách nói cửa miệng của mình ?oChủ nghĩa phát xít là căn bệnh của chủ nghĩa tư bản?.
    1972: Bộ phim làm cả thế giới sửng sốt
    Ultimo tango a Parigi (hay Last Tango in Paris) khiến cho Bertolucci trở thành nổi tiếng trên thế giới. Đây là một bộ phim đầy những cảnh tình ái, mà trong đó diễn vien chính Malon Brado và Maria Schneider nude hoàn toàn 100%. Tuy nhiên bộ phim không phải là một tác phẩm trụa lạc hời hợt mà là một tác phẩm đầy bức bối bế tắc của hai con người không còn đủ khả năng để trở thành vợ chồng thực sự. Last Tango in Paris đựơc đề cử 2 giải Oscar trong năm 72 trong đó có đạo diễn xuất sắc nhất, nhưng không được giải nào.
    Giữa những năm 70: Phim chân dung
    Thành công trong công việc làm phim đã tạo điều kiện về mặt tài chính cho Bertoluccci làm ra bộ phim tiếp theo 1900, dài tới 5 tiếng rưỡi là bức chân dung về toàn bộ những cảnh đẹp của Italia vào đầu thế kỷ 20. Ông gọi bộ phim (2 tập) đó là Lá cờ đỏ mà ông sẽ đem theo sang bên Mỹ. 1900 là bộ phim đắt nhất từ trước tới nay của Châu Âu, trong đó Bertolucci đã đan xen giữa các phương pháp làm phim cổ điển của Hollywood với các phương pháp làm phim Cách Mạng của Nga, nhưng cũng chỉ lôi được số đông khán giả của Italia vào rạp mà thôi. Bộ phim chân dung tiếp theo là La Luna
    1988: Đợt sóng Oscar
    Vào giữa những năm 80, Bertolucci là nhà đạo diễn đầu tiên có được giấy phép quay phim ở Trung Quốc. Công việc kéo dài tới 3 năm rưỡi để ông quay bộ phim The Last Emperor nói về cuộc đời Phổ Nghi. Đây là một bộ phim cực kỳ hoành tráng với nhiều máy quay phối hợp. Dàn dựng với gần 20.000 hình nộm, và hàng nghìn diễn viên quần chúng. Trong năm 1988, bộ phim đã mang về cho ông 9 giải Oscar cả thẩy.
    Filmography
    Dreamers, The (2003)
    Ten Minutes Older: The Cello (2002)
    Besieged (1998)
    Stealing Beauty (1996)
    Little Buddha (1993)
    Sheltering Sky, The (1990)
    12 registi per 12 città (1989)
    Last Emperor, The (1987)
    Addio a Enrico Berlinguer, L'' (1984)
    Tragedia di un uomo ridicolo, La (1981)
    Luna, La (1979)
    1900 (1976)
    Ultimo tango a Parigi (1972)
    Salute è malata o i poveri morirono prima, La (1971)
    Strategia del ragno, La (1970)
    Conformista, Il (1970)
    Amore e rabbia (1969)
    Partner (1968)
    Canale, Il (1966)
    Prima della rivoluzione (1964)
    Commare secca, La (1962)
    Road to heaven
  5. Road_To_Heaven

    Road_To_Heaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2003
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Bergmann sinh ra ở Uppsala, là con trai của 1 linh mục. Ngay từ nhỏ ông nhận thấy cuộc sống trong gia đình với sự giáo dục nghiêm khắc là 1 bị kịch, khiến ông tìm đếm với thế giới điện ảnh và sân khấu. Từ năm 1937, Bergmann học môn "Lịch sử văn học và nghệ thuật" ở Stockholm, bên cạnh việc dựng cảnh cho nhiều vở kịch trên sân khấu sinh viên. Do gặp khó khăn về tài chính, năm 1946, ông thôi học và xin làm trợ lý đạo diễn cho Nhà hát Hoàng Gia Stockholm.
    Ingmar Bergmann
    (*14/07/1918)
    Người đi tìm ý nghĩa của cuộc sống​
    Ông là người đại diện tiêu biều của nền điện ảnh Thuỵ Điển với hơn 50 tác phẩm. Phần lới các tác phẩm đó thể hiện rất rõ tính chất tự sự. Những vấn đề về sự tồn tại của con người trong xã hội cũng như mối quan hệ giữa con người với nhau.
    1945: Bộ phim đầu tay
    Sự nghiệp điện ảnh của Bergmann bắt đầu bằng công việc của 1 tác giả kịch bản cho bộ phim Sự giày vò (Het - 1944) của Alf Sjoeberg. Bộ phim đã nhận được giải thưởng lớn trong liên hoan phim ở Seebad Cannes (Pháp). Năm 1945, Bergmann quay bộ him truyện đầu tiên Khủng hoảng - Kris . tác phẩm mang tính bi quan, mô tả về 1 cuộc sống đầy khó khăn và vô vọng của lớp trẻ bị ngập chìm trong thế giới của người lớn, đã làm cho bộ phim bị thất bại trước công chúng. 10 năm sau, thành công đầu tiên đến với ông qua bộ phim Nụ cười đêm mùa hạ - Smiles of a Summer Night (1955). Bộ phim do ông tự viết kịch bản như phần lớn các phim của ông. Trong 1 điệu nhảy lãng mạn, ông mô tả trò chơi thay đổi của tình yêu.
    Từ 1956: Vấn đề con người
    Năm 1956 xuất hiện bộ phim nói về thời kỳ trung cổ Bức bình phong thứ 7, trong đó có 1 chàng hiệp sĩ, người đã tìm về quê hương khi đang xảy ra nạn dịch hạch và bắt đầu sự hoài nghi về thần thánh. 1 năm sau, Bergmann cũng đã tung ra được bộ phim Những quả dâu dại - Wild Strawberries (1957). Bộ phim là bài tổng kết cay đắng về cuộc đời của 1 giáo sư và đã đặt ra câu hỏi về ý thức trách nhiệm của con người với con người. Sự thừa nhận của con người là trung tâm điểm của cái gọi là trò chơi tay ba (1961-1963). Bộ phim cuối cùng thuộc loại này là Câm lặng - Tystnaden đã gây ra 1 vụ xì căng đan thời bấy giờ do những cảnh ******** trong phim quá lộ liễu. Trong nửa cuối những năn 60, trong nhiều phim, Bergmann đã đi sâu vào phân tích hoàn cảnh của người nghệ sĩ và quan hệ của họ với thế giới xung quanh như trong phim Sự ô danh - Skammen (1968).
    Từ 1970: Đời tư và xã hội
    Ngay từ đầu những năm 70, Bergmann đa tìm cách dò xem con người có những khả năng gì để có thể chung sống và chịu đựng nhau trong điệu kiện của 1 xã hội tử sản. Chủ đề này trước tiên được phác hoạ như một bản ráp và cũng là chủ đề của một bộ phim truyền hình dài 6 tập "Cảnh vợ chồng - Scener ur ett äktenskap (1973)". Bộ phim nói về một cặp vợ chồng đã chung sống với nhau trong nhiều năm rồi sau đó quan hệ của họ đi vào bế tắc. Những vấn đề trong đời sống thường nhật và sự mâu thuẫn của cuộc sống đã được Bergmann trình bầy trong những phim vô tuyến truyền hình nhiều tập hoặc những phim được rút ngắn chiếu trong các rạp đã khiến cho nhiều người có thể tự soi lại bản thân và đem đến cho Bergmann sự thành công vượt bậc. Các vai chính do Liv Ullmann và Erland Josephson đóng, hai diễn viên trong số đội ngũ diễn viên của Bergmann (bên cạnh Bibi Anderson, Maxvon Sydow ...)
    Hoài nghi về ý nghĩa tồn tại của chính mình được Bergmann phản ánh lại trong bộ phim Ansikte mot ansikte (1976)
    1981: Tổng kết
    Bên cạnh việc làm phim, Bergmann thường dựng các vở kịch trước hết là những vở kịch và ca kịch, trước hết là những vở kịch của August Strindberg, người mà ông luôn cảm thấy gắn bó thân thiết. Đầu năm 1976, do trốn thuế Bergmann đã bị bắt . Sau đó ông lên tiếng phê phán các nhà chức trách về thái độ thiếu thận trọng của họ và rời bỏ quê hương mình. Ông tới Muenchen và làm đạo diễn cho các nhà hát Residenz. Năm 1981, ông trở về Thuỵ Điển. Cùng năm đó , bộ phim Fanny and Alexander (1982) là bộ phim cuối cùng của ông. Bộ phim được nhận 4 giải Oscar nói về câu chuyện của 4 cặp anh chị em, sau cái chết của người cha đã chịu sự bảo trở nghiêm ngặt của ông bố dượng vốn là một con chiên. Đây cũng chính là lý lịch tự thuật của bản thân ông.
    Thời gian tiếp theo Bergmann đã biên soạn hơn 100 vở kịch cống hiến hoàn toàn sự gnhiệp đời mình cho sự nghiệp sân khấu
    Fimography
    Dokument Fanny och Alexander (1986)
    Karins ansikte (1986)
    Fanny och Alexander (1982)
    Aus dem Leben der Marionetten (1980)
    Höstsonaten (1978)
    Serpent''''s Egg, The (1977)
    Ansikte mot ansikte (1976)
    Trollflöjten (1975)
    Scener ur ett äktenskap (1973)
    Viskningar och rop (1972)
    Beröringen (1971)
    Passion, En (1969)
    Skammen (1968)
    Vargtimmen (1968)
    Stimulantia (1967)
    Persona (1966)
    För att inte tala om alla dessa kvinnor (1964)
    Tystnaden (1963)
    Nattvardsgästerna (1963)
    Såsom i en spegel (1961)
    Djävulens öga (1960)
    Jungfrukällan (1960)
    Ansiktet (1958)
    Nära livet (1958)
    Smultronstället (1957)
    Sjunde inseglet, Det (1957)
    Sommarnattens leende (1955)
    Kvinnodröm (1955)
    Lektion i kärlek, En (1954)
    Gycklarnas afton (1953)
    Sommaren med Monika (1953)
    Kvinnors väntan (1952)
    Sommarlek (1951)
    Sånt händer inte här (1950)
    Till glädje (1950)
    Törst (1949)
    Fängelse (1949)
    Hamnstad (1948)
    Musik i mörker (1948)
    Skepp till Indialand (1947)
    Det regnar på vår kärlek (1946)
    Kris (1946)
    Road to heaven
    Được Road_To_Heaven sửa chữa / chuyển vào 14:07 ngày 16/07/2003

Chia sẻ trang này