1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

100 loài sinh vật xâm hại nguy hiểm nhất thế giới

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi nvl, 01/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    100 loài sinh vật xâm hại nguy hiểm nhất thế giới

    Theo gợi ý của bạn rinvic, tôi mở chủ đề này để nói về một số loài sinh vật lạ đã hoặc suýt được nhập khẩu vào VN gây ra những thảm hoạ môi trường. Hi vọng, qua chủ đề này sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn thấu đáo hơn về tác động qua lại giữa sinh vật và môi trường, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tốt hơn.

    http://www.nea.gov.vn/html/ngoai_lai_xamhai/danhsach.htm

    Câu chuyện về chuột hải ly

    Trong những ngày gần đây, ngõ 471 Thụy Khuê, Hà Nội bỗng đông người đến khác lạ. Kẻ ra, người vào xì xào to nhỏ về việc nhà ông Hưởng mới nuôi loại vật gì lạ lắm, giống như... chuột cống loại to vậy!

    Tại chuồng nuôi những con vật lạ rộng đến chục mét vuông, một nửa là bể nước để những con vật bơi lội, một nửa làm sàn cho chúng lên ăn. Trông đúng là giống những con chuột cống. "Chúng hiền hơn lợn chuồng!", ông Hưởng, Giám đốc Công ty Nấm Thiên Tân, chủ nhân của giống chuột hải ly, nói rồi ông thò hẳn tay vào khoang nước, nơi những con vật đang bơi, ông nhấc đuôi đưa lên một chú to hơn chuột cống ta thường thấy. Chân sau có màng như chân vịt. Ông Hưởng nói tiếp: "Đây là giống chuột hải ly, tôi đưa từ Trung Quốc về cả thảy 20 con đã gần một tháng! Mỗi con hiện giờ nặng khoảng 1,1-1,2 kg. Sau này, chúng lớn phát triển lên trọng lượng sẽ gấp 10 lần hiện nay. Bộ lông của chúng rất quý, lông đuôi để làm chỉ tự tiêu trong y tế. Nội tạng để làm thuốc. Nuôi chúng lãi sẽ rất cao". Sau một hồi quan sát trực tiếp và được ông Hưởng thuyết minh thêm thì được biết 20 chú chuột hải ly này có nguồn gốc từ Nam Phi đã sang Trung Quốc và giờ đây, chúng là những chú chuột hải ly đầu tiên đến Việt Nam. Theo ông Hường, mới đây tại huyện Na Rì, Bắc Kạn, đã diễn ra hội thảo với chủ đề tìm lối ra cho nông dân, ông đã giới thiệu về loài chuột hải ly này và hứa sẽ cung cấp cho Na Rì... làm giống để phát triển kinh tế.

    Theo Tiến sĩ Lương Tất Nhợ, Trưởng bộ Môn kinh tế và hệ thống chăn nuôi, Viện Nghiên cứu chăn nuôi, với thông tin do ông Hường cung cấp như chi 5 nghìn đồng tiền rau/ngày để chăn nuôi 20 con chuột hải ly thì rất đáng nghi ngờ về tính hiệu quả. Ông cho biết thêm, ở một số nước đã từng nuôi chuột hải ly, lúc đầu không phải lấy thịt mà để chúng tiêu diệt cỏ dại, vì chúng là loài gặm nhấm thực vật nên nếu vô tình ném chúng vào một môi trường trồng trọt ổn định, cũng có thể sẽ là tác nhân phá hoại hoa màu... Ông Nhợ nói: "Kiểu gì chúng vẫn là loài chuột, nên cần phải thận trọng nghiên cứu kỹ trước khi nhập đại trà về Việt Nam".

    Ngoài ông Nhợ, một số chuyên gia chăn nuôi cũng lo âu và thận trọng khi đưa ra nhận xét về việc nuôi chuột hải ly. Một nỗi lo lớn không phải vì nguy cơ không mang lại lợi ích kinh tế mà vì lo sợ sự tàn phá môi trường không lường được như ốc bươu vàng. Bài học về việc nhập động vật lạ vẫn còn nóng hổi như việc nhập một loài sâu cho chim cảnh ăn gần đây cũng thật là đại họa. Vì vậy, hiện nay có ý kiến đặt ra là nếu chưa nghiên cứu kỹ, mà bỗng mấy đôi chuột hải ly xổng ra khỏi chuồng tàn phá môi trường thì ai chịu trách nhiệm và chi phí cho việc tiêu diệt chúng ai sẽ chịu và hậu quả chúng gây ra chắc còn kinh khủng hơn... ốc bươu vàng!
  2. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    [​IMG]
    Sau nạn ốc bươu vàng, sẽ đến chuột hải ly?

    Chuột hải ly.
    Theo khẳng định của các nhà khoa học, 500 cặp ?ohải ly? được Công ty TNHH Thiên Tân đề nghị nhập về từ Trung Quốc thực chất là chuột hải ly, có tên trong danh sách 100 loài sinh vật xâm hại nguy hiểm nhất thế giới (theo IUCN).
    Ngày 5/11/2001, tại cuộc họp tham vấn về việc Công ty TNHH Thiên Tân, Hà Nội xin nhập và nuôi khảo nghiệm 500 đôi hải ly từ Trung Quốc, Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã từ chối đề nghị này, chưa cho phép nhập hải ly vào Việt Nam.
    Theo PGS Hà Đình Đức, ĐH Quốc gia Hà Nội, chuột hải ly (Myocastor coypus) là loài duy nhất thuộc họ Chuột hải ly (Myocastoridae), thuộc bộ gặm nhấm (Rodentia). Chúng hoàn toàn sai khác với 2 loài: hải ly châu Âu (Castor fiber) và hải ly Canada (Castor canadensis) thuộc họ hải ly (Castoridae). Thời gian qua, nhiều văn bản của các cơ quan và thông tấn báo chí dùng từ hải ly cho những con vật nhập về từ Trung Quốc là không chính xác.
    Ngày 13/3/2002, tại Hội nghị do Cục Khuyến nông và Khuyến lâm tổ chức để lấy ý kiến về vấn đề nuôi hải ly, nhiều nhà khoa học đều có quan điểm chung sau:
    - Chuột hải ly sinh sản rất nhanh (cả bằng con đường vô tính và hữu tính).
    - Biên độ sinh thái rộng, thích ứng nhanh với những thay đổi của môi trường.
    - Khả năng cạnh tranh về nguồn thức ăn, nơi cư trú lớn.
    - Khả năng phát tán nhanh.
    Chuột hải ly có tên trong danh sách 100 loài sinh vật xâm hại nguy hiểm nhất. Nếu nhập về Việt Nam, chúng sẽ là sinh vật lạ đối với hệ sinh thái, có thể gây nên các tác hại như: Cạnh tranh nguồn thức ăn với các động vật khác; Ngăn cản khả năng gieo trồng, tái sinh tự nhiên của các loài thực vật bản địa do chúng phát triển nhanh với mật độ dầy đặc; Cạnh tranh tiêu diệt dần loài bản địa, làm suy thoái, thay đổi, tiến tới tiêu diệt luôn cả hệ sinh thái bản địa.
    Theo các nhà khoa học, hậu quả của quá trình này không dễ khắc phục, không những gây tổn thất về các giá trị sinh học, mà còn gây mất mát không nhỏ về kinh tế và thời gian.
    Tại buổi hội thảo, ông Đàm Quốc Trụ, Phó cục trưởng Cục bảo vệ thực vật, khẳng định không nên nhập chuột hải ly. Ông đã đưa ra hàng loạt dẫn chứng về nguy cơ phá hoại của chúng: Đây là loài đa thực (phổ thức ăn rộng) cạnh tranh thức ăn với các động vật địa phương, thành thục sau 4 tháng tuổi, mỗi lứa đẻ từ 4-11 con. Hang của chúng sâu 15 m, rộng 0,7 m. Chúng còn mang các mầm bệnh như lao, lao tủy, lao da? Chính phủ Anh, Mỹ đã phải chi hàng chục triệu USD để tiêu diệt loài này.
    Ông Vũ Đình Ngọ, trưởng phòng kiểm dịch Cục thú y, thông báo, trong 24 lô kiểm dịch có 16 lô dương tính (+) đối với vi khuẩn lepto gây bệnh sốt vàng da ở người. Còn theo ông Lê Văn Bầm, Vụ Khoa học, Công nghệ và Chất lượng sản phẩm, khi chưa có quyết định, Công ty Thiên Tân không được phép mở lớp tập huấn chuyển giao công nghệ nuôi chuột hải ly. Xét nghiệm cho thấy số chuột đã mang mầm bệnh, cần tiêu diệt và không nên nhập nữa.
    Ông Hoàng Văn Tiệm, Viện Chăn nuôi, thì quyết liệt hơn: Các nước phát triển chỉ sử dụng bộ lông, trong khi thịt chỉ được sử dụng ở các nước đang phát triển. Xét về nhiều mặt thì lợi không bù hại.
    Hội nghị đã đề nghị kiểm kê và quản lý chặt chẽ số chuột hải ly đã nhập và số con sinh ra trong thời gian qua, đồng thời không được mua bán trao đổi chúng trên thị trường. Phải tổ chức quy trình nghiên cứu khảo nghiệm trong 6 tháng và báo cáo kết quả lên Bộ NN&PTNT để ra quyết định kịp thời.

    Được nvl sửa chữa / chuyển vào 14:06 ngày 01/09/2004
  3. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Báo động về cá dữ Nam Mỹ trên sông Đồng Nai
    [​IMG]

    Cá Piranhas.
    Hiện nay, một số hộ dân gần sông Đồng Nai bắt đầu nuôi cá Piranhas (còn gọi là cá chim trắng hoặc cá cọp), một loài cá cực kỳ nguy hiểm xuất xứ từ Nam Mỹ. Nếu lọt ra ngoài môi trường, những con cá này sẽ tiêu diệt tất cả cá bản địa, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng con người.
    Ông David Murphy, một chuyên gia của Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF), cho biết cá cọp rất hung hăng và nhanh nhẹn, nó có thể tấn công người và tạo ra các vết thương nguy hiểm. Ở Nam Mỹ, nơi Piranhas sống trong thiên nhiên hoang dã, các đàn cá này thường tấn công động vật trong nước và có thể giết chết người. Một đàn cá như vậy có thể ăn thịt xong một con bò trong vòng 10 phút.
    Điều cần cảnh báo là Piranhas sẽ tạo thành một quần thể hoang dã trong sông Đồng Nai nếu chúng thoát ra khỏi các nông trại trong mùa nước lũ. Khi đó, chúng sẽ hủy diệt nền kinh tế đánh bắt trên một vùng rộng lớn, đe dọa tính mạng người bơi lội hay giặt giũ trên dòng sông, đồng thời làm thay đổi hệ sinh thái đặc thù của sông Đồng Nai và Vườn quốc gia Cát Tiên (Lâm Đồng).
    Ông Đỗ Mạnh Hàn, Phó hạt trưởng Hạt kiểm lâm Vườn quốc gia Cát Tiên, cho biết, thống kê cho thấy hơn 500 con cá Piranhas đã được thả xuống hồ Đắk Lô, xã Gia Viễn, Tiên Hoàng (huyện Cát Tiên, Lâm Đồng). Nhiều hộ ở xã Đắk Lua (huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai) cũng đang nuôi rất nhiều loại cá này. Theo ông Hàn, cần nghiêm cấm việc nhập khẩu, nuôi cá cọp vì đây là mối đe dọa lớn, tác động xấu đến sự an toàn và môi trường thiên nhiên.
    Được nvl sửa chữa / chuyển vào 14:18 ngày 01/09/2004
  4. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    NÓI HAY ĐỪNG
    Cọp nước đã về!
    Lý Sinh Sự
    Một chuyên gia Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên vừa cảnh báo ở vùng Cát Tiên, Lâm Đồng và Tân Phú, Đồng Nai bà con ta đang nuôi một loài cá nguy hiểm, cá piranhas, ta gọi là cá chim trắng, cá cọp. Ở Nam Mỹ cá cọp dữ như... ông ba mươi, một đàn cá cọp có thể ăn thịt xong một con bò trong 10 phút. Thế mà một thằng cu con của ta tắm (truồng) ở khu vực này khéo cá cọp chỉ thanh toán xong trong vòng 30 giây. Rùng rợn quá!
    Hiện tại bà con nuôi piranhas trong trang trại. Nếu mưa to, cọp thoát ra ngoài sông Đồng Nai thì chỉ một thời gian sau cọp sẽ chén hết các loài thuỷ tộc ở đây và huỷ diệt nền kinh tế đánh bắt thuỷ sản trên một vùng rộng lớn. Tai hoạ tày đình!
    Nếu đúng như vị chuyên gia kia cảnh báo thì đại hoạ đến nơi. Bản thân Lý tôi đã được biết một số nơi ở miền Bắc đã nhập cá chim trắng từ TQ về nuôi. Thịt chim trắng ngon xấp xỉ cá chim đánh ở biển. Không biết có phải là loài cọp hay không? Nếu đúng thế, hoặc giả chỉ dữ bằng nửa cọp Nam Mỹ thì cũng ghê lắm rồi (20 phút một bò, 60 giây một cu con tắm truồng).
    Trước đây ta đã rước ốc bươu vàng, cây trinh nữ Châu Mỹ về nuôi, tai hoạ còn sờ sờ trước mặt. Nhưng con ốc chỉ ăn lúa, cây trinh nữ chỉ mọc lan tràn, đâu có dữ như cá cọp. Không hiểu lời cảnh báo này có thấu tới các đồng chí lãnh đạo hay không đây?
    Đừng có tưởng nuôi cá cọp để ăn thịt nó là nó không dám chén lại mình đâu nhá. Nhìn trên ảnh con cá cọp có vẻ ngon thịt. Nhưng hàm răng của nó trông dễ sợ. Nó chỉ rỉa mình một miếng thịt cũng đã gay go rồi. Nếu tai hoạ xảy ra thật thì sao bà con nhỉ?
  5. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    [Ốc bươu vàng (OBV)
    [​IMG]
    Ốc bươu vàng (OBV) có nguồn gốc ở lưu vực sông Amazon Nam Mỹ (Edra.1989). Từ Achentina và Brazin (OBV) lan đến Florida rồi nhanh chóng xâm nhập vào các bang khác của Mỹ. Sau đó OBV lan sang châu Âu và châu Á.
    Từ Achentina, OBV vào Trung Quốc và Đài Loan 1980, vào Nhật Bản 1981. Ở Đài Loan, sau 2 năm 1980-1982, OBV đã lan ra hại 17.000 ha lúa; sau 4 năm 1982-1946 đã lan ra diện tích gấp hơn 10 lần: 171.524 ha, trong đó có 103.350 ha bị hại nặng, chính phủ đã phải chi 30,9 triệu USD để phòng trừ. Ở Nhật, năm 1986, OBV hủy diệt 174 ha lúa, phải chi 64.285 USD để thanh toán OBV trên diện tích đó. Từ Florida, OBV được đưa vào Philippin năm 1980 để cơ quan nghiên cứu sinh học Petshop Inc. lai tạo ra giống ốc sinh trưởng nhanh. Tiếp đó 1982-1984, OBV đưa từ Đài Loan vào Philippin để nuôi. Đến 1986, ở Philippin OBV đã lan ra 30.000 ha lúa, trong đó có 80.000 ha lúa bị hủy diệt. Đến năm 1989 thì diện tích lúa bị nhiễm OBV đã lên tới 400.000 - 500.000 ha. Năm 1991, Bộ nông nghiệp Philippin và FAO đã thực hiện "Chiến lược phòng chống OBV ở Philippin" có kết quả tốt. Diện tích lúa được tưới tiêu còn bị OBV hại là 255.000 ha (15% diện tích), trong đó có 100.000 ha bị hại nặng. Ở Indonesia đã cấm nuôi và bán OBV. Ở Lào, OBV cũng mới xâm nhập, cuối tháng 7 đầu tháng 8 năm 1994 đã phá hại hàng chục ha lúa mùa non ở các huyện ngoại thành Viên Chăn, cũng là một vấn đề thời sự, đã cuốn hút bà con nông dân vào "chiến dịch diệt ốc cứu lúa" do thành phố phát động nhằm chặn đứng không để ốc lan tràn. (Theo số liệu của Cục bảo vệ thực vật).
    OBV có tên khoa học Pomacea caniculata. OBC có đặc điểm tương tự giống ốc bươu ta, nhưng đặc điểm khác biệt nhất là màu vỏ và ruột đều vàng hơn ốc ta, vỏ mỏng, ổ trứng mầu hồng tươi, ốc sinh sản nhiều và phát triển nhanh. Trứng được đẻ thành từng ổ ở trên bẹ lá lúa trên mực nước từ 0,3-0,5 m hoặc trên các cọc tre, thân cây dọc theo bờ ruộng, mương nước hay các vật cứng, bờ cột xi măng... Điều đó cho ta thấy giá thể để cho ốc đẻ rất phong phú.
    OBV cái có đặc điểm là vành miệng rộng và sâu hơn ốc đực.
    OBV cái có thể đẻ 1.000 trứng trong 1 tháng. Một ổ trứng OBV có thể có từ 25-500 trứng. Tỷ lệ trứng nở trong tự nhiên rất cao (trên 80%). Sau khi đẻ 7-14 ngày, trứng bắt đầu nở ra OBV con. Chỉ sau 2 ngày nở, OBV có vỏ cứng lại và nhanh chóng di chuyển bằng nhiều cách như trôi nổi theo dòng nước hoặc bò để tự kiếm thức ăn. OBV ăn rất tạp, hầu hết những cây trồng trong nước, cỏ nước đều là thức ăn cho OBV. Tuy vậy, OBV vẫn thích nhất là những mầm non của cây trồng hoặc cỏ cây như mạ non mới gieo, lúa cấy tuổi non hoặc rau muống. Ở Lâm Đồng còn có cây củ năng lúc mới trồng là những thức ăn rất thích hợp cho OBV.
    OBV ăn cả ngày lẫn đêm. Vì vậy, chỉ sau khoảng thời gian rất ngắn từ 41-85 ngày là OBV đã lại tiếp tục giao phối và đẻ trứng. Người ta ước tính với mức độ tăng theo cấp số nhân, từ 1 cặp ốc bố mẹ sau 1 năm sẽ cho ra đời 40 triệu con OBV.
    OBV có thể sống tới 3 năm. Nó thích sống trong nước nhưng nếu gặp điều kiện khô hạn thì nó chui sâu xuống bùn khô và sống ở đó trong 6 tháng. Như vậy, ở những ruộng sau khi cày ải phơi đất và đưa nước vào để gieo trồng vụ sau, người ta lại thấy OBV giống như tự nhiên được sinh ra. OBV thích nhiệt độ ấm, trời mát, tuy nhiên nếu nhiệt độ xuống thật thấp (dưới 15oC và trên 38oC), OBV vẫn sinh sản và sống được.
    Những đặc điểm của OBV là: ăn tạp, ăn nhiều suốt ngày đêm, chóng lớn, đẻ khỏe, sống lâu và chịu được những điều kiện khí hậu môi trường bất thuận. Cũng nhờ những đặc điểm này mà những nhà kinh doanh OBV đã cố gắng khai thác triệt để nhằm thu lại lợi nhuận cao. Đồng thời, cũng vì những đặc điểm này, OBV đã trở thành đối tượng kiểm dịch của nước CHXHCN Việt Nam và một số nước khác. OBV đã làm thiệt hại rất lớn cho nền sản xuất nông nghiệp là mối lo lắng cần giải quyết của các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là dân trồng lúa, trồng rau muống.
    OBV được đưa vào Việt Nam bằng nhiều đường không chính thức, thông qua kiểm dịch từ Mỹ, Pháp, Philippin, ẤN Độ, Đài Loan... lúc đầu do một vài người mang từ nước ngoài về 2-3 đôi, nhiều lắm là vài chục đôi, cũng để thử nuôi trong bể xi măng, ao hồ nhỏ rồi chuyển cho người khác nuôi nhân cá thể. Từ khi được một số người khuyến cáo về lợi ích của OBV thì xuất hiện thêm những hộ nuôi OBV giống để kinh doanh.
    Trước năm 1992, ở một số tỉnh, mới chỉ nuôi ở dạng phân tán cá thể. Từ năm 1992 có thương nhân Đài Loan đầu tư liên kết với cơ sở Kiên Hùng (huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) và cơ sở ở huyện Củ Chi (thành phố Hồ Chí Minh) để nuôi công nghiệp và chế biến OBV tại Việt Nam. Tại Kiên Hùng và Củ Chi, phong trào nuôi OBV đã lan nhanh chóng ra các vùng phụ cận nhờ đặc điểm dễ nuôi, đẻ nhiều, nhanh thu hồi vốn.
    Những thương nhân Đài Loan còn có ý định mở rộng quy mô sản xuất OBV hơn nữa và định triển khai thêm một cơ sở ở An Giang. Nhưng rất may là Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở nông nghiệp An Giang đã kiên quyết không chấp thuận việc này.
    Tính đến 20.6.1995, hầu hết các tỉnh trong cả nước đều có mặt của OBV ở mức độ khác nhau. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, đến nay đã có 309 huyện thị đã nhiễm OBV trên tổng số 534 huyện thị cả nước. Có 31.000 ha lúa nhiễm OBV, trong đó nhiều nơi đã gây hại nặng cho sản xuất nông nghiệp như Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng, Bình Định, Quảng Ngãi, thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Trà Vinh, Long An, Kiên Giang...
    Nhiều diện tích lúa gieo phải sạ đi sạ lại 2-3 lần, nhiều diện tích rau muống bị mất 50-60% năng suất. Nhà nước đã phải chi đột xuất hàng tỷ đồng để diệt OBV.
    Được nvl sửa chữa / chuyển vào 14:24 ngày 01/09/2004
    Được nvl sửa chữa / chuyển vào 14:35 ngày 01/09/2004
  6. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Thêm một bài học về quản lý sinh vật xâm hại:
    ?oTrống xuôi, kèn ngược? về cây hoa ngũ sắc
    15:00 30/12/2003 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Cuối 2003, ?okèn? trỗi lên: Cây hoa ngũ sắc là cây siêu ?oăn? chì, cần trồng rộng rãi để giảm ô nhiễm chì trong đất và cũng tạo cả... cảnh quan. Thế nhưng, ?otrống? gióng lên từ cuối năm 2002, lại cảnh báo: cây hoa ngũ sắc là 1 trong 100 loài sinh vật xâm hại nguy hiểm nhất, theo Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN)!

    Cấp thành: Phổ biến cây ?oăn? chì...


    Từ cuối năm 2000, Sở Khoa học-Công nghệ (KHCN) TP.HCM đã cấp 100 triệu đồng để triển khai đề tài tìm kiếm một số loài thực vật có khả năng hút kim loại nặng trong đất.
    Sau 3 năm khảo sát một số loài thực vật có khả năng tích lũy chì (Pb) và cadmium (Cd) từ môi trường đất trong điều kiện ô nhiễm cao ở vòng xoay Phú Lâm, Bến xe An Sương, xa cảng miền Tây, Nhà máy Pin Ắc-quy Đồng Nai..., một nhóm nghiên cứu tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM đã xác định được 15 loài thực vật có khả năng ?ochung sống với ô nhiễm?. Trong đó, nổi bật là 2 ?okiện tướng? dây leo (tên khoa học là Herterostrema villosum) và cây ngũ sắc, còn gọi là cây thơm ổi (Lantana Camara L.) vì chúng vẫn sống tốt trong điều kiện đất bị ô nhiễm chì cao, thậm chí đến 1.900 ppm (1ppm = 1mg/l).
    Để thử nghiệm khả năng hấp thu chì của cây thơm ổi, nhóm nghiên cứu, do TS Diệp Thị Mỹ Hạnh làm chủ nhiệm, đã cho trồng cây ngũ sắc trong đất nhiễm chì với nồng độ ô nhiễm được tăng dần theo thời gian. Phần lớn cây ngũ sắc sống được trong đất bị nhiễm chì và có thể tích lũy chì trong thân, rễ đến 7.000 ppm. Khi nồng độ chì trong đất được nâng cao từ 10.000 đến 20.000 ppm, hầu hết số cây ngũ sắc trong thí nghiệm đều chết, chỉ còn duy nhất 2 cây sống sót. Theo nhóm, đây là ?o2 nguồn gen quí được tìm thấy để phục vụ nghiên cứu về cây siêu tích lũy sau này?.
    Trong báo cáo tóm tắt, nhóm nghiên cứu đã đề nghị trồng cây ngũ sắc ngoài thực tế để làm giảm ô nhiễm kim loại, đồng thời cũng lại tạo... cảnh quan nơi có nhiều nhà máy sản xuất, bến xe, các trục giao thông chính...
    Vào giữa tháng 12/2003, Sở KHCN TP.HCM thông qua đề tài nói trên và nhiều giáo sư, tiến sĩ trong hội đồng nghiệm thu đã đánh giá đề tài đạt loại ?okhá?. Một số thành viên trong hội đồng cho rằng kết quả nghiên cứu của nhóm có giá trị đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn nhằm giải thích khái niệm ?ophytoremediation? - quá trình sinh học thực hiện xử lý ô nhiễm đất hoặc nước bằng cách tận dụng tối đa các loài thực vật có khả năng hấp thụ hay phân hủy chất gây ô nhiễm.

    Cấp Cục: Cây ấy là... sinh vật xâm hại nguy hiểm!


    Trong khi đó, theo quyển ?oDanh sách 100 loài sinh vật xâm hại nguy hiểm nhất trên thế giới? do Cục Môi trường phát hành trước khi hội đồng này nghiệm thu cả một năm về trước, tức vào tháng 12-2002 (!) thì cây hoa ngũ sắc là một trong những loài cây mà Cục này đang tìm kiếm các biện pháp ngăn ngừa, kiểm soát!
    Trang 17 của bản danh sách trên nêu rõ: ?oCây ngũ sắc (Lantana camara L.) được trồng rộng rãi làm cảnh ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới. Tại những vùng này, chúng đã thích nghi và phát triển như một loại cỏ dại trên các đồng cỏ và môi trường ở 50 nước?. (Sau đây là những kênh thông tin khác để bạn có thể nắm bắt thêm thông tin: Cơ sở dữ liệu (CSDL) về các loài sinh vật ngoại lai xâm hại: http://www.issg.org/database/welcome/, IUCN và Ngày đa dạng sinh học quốc tế 22/5/2001: http://www.iucn.org/biodiversityday/index.html, Công ước đa dạng sinh học và vấn đề sinh vật ngoại lai xâm hại: http://www.biodiv.org/cross-cutting/alien/default.asp)
    Theo nhà thực vật học Võ Văn Chi, hoa ngũ sắc, tên khoa học là Lantana camara L., thuộc họ cỏ roi ngựa. Lá cây có mùi thơm của ổi nên còn gọi là trâm ổi, bông ổi hay thơm ổi. Hoa có nhiều màu sắc nên được dân gian đặt tên là hoa ngũ sắc, nở suốt 4 mùa nên còn gọi là tứ quý hay tứ thời. Đặc biệt, cây có ?onguồn gốc Trung Mỹ, được nhập vào VN từ thế kỷ XIX, trồng làm cảnh. Đến nay, cây đã phổ biến rộng rãi, mọc hoang ở các bãi đất trống, đồi núi, ven biển?.
    Trả lời phỏng vấn của VietNamNet về đề tài nghiên cứu trên do Sở KHCN TP.HCM vừa thông qua, bà Lê Thanh Bình, phụ trách Phòng Bảo tồn thiên nhiên của Cục Môi trường (Bộ Tài nguyên-Môi trường) khẳng định: ?oĐối với cây hoa ngũ sắc, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) đã cảnh báo đây là một trong 100 loài SVL xâm lấn cực kỳ nguy hiểm. Nhiều nhà khoa học nhận định đây là loại cây dễ phát tán và thích nghi với môi trường nên có thể lan tràn rất nhanh và trên diện rộng, qua đó sẽ lấn át và triệt tiêu các loại cây như hoa *** lợn, nhọ nồi và một số loại thảo dược khác?!


    Bà Bình nói tiếp: ?oTôi chưa rõ theo cách gọi thông thường trong dân gian, cây thơm ổi và cây hoa ngũ sắc có phải là một hay không, nhưng nếu đúng là loài cây có tên khoa học là Lantana Camara L. thì chủ đề tài cần phải phối hợp cùng các cơ quan hữu quan để nghiên cứu cụ thể công dụng, tính năng... trước khi đưa ra trồng ứng dụng đại trà?.

    Quản lý SVL: Cần một... khung pháp lý
    Trong nghiên cứu khoa học, thông tin về các kết quả nghiên cứu và cả về các qui định pháp lý liên quan luôn giữ vai trò cực kỳ quan trọng đối với các nhà khoa học. Trong ?osự kiện cây hoa ngũ sắc? ở đây, hiện tượng ?otrống đánh xuôi, kèn thổi ngược? một lần nữa bộc lộ sự khiếm khuyết, sự bất cập đến mức thảm hại trong các khâu tìm kiếm thông tin (với các nhà khoa học) và phổ biến thông tin (với các nhà quản lý khoa học). Thêm vào đó, ?ogiọt nước làm tràn ly? chính là sự cách biệt những một năm trời giữa việc phổ biến ?oDanh sách 100 loài sinh vật xâm hại nguy hiểm nhất trên thế giới? do Cục Môi trường phát hành, với việc nghiệm thu đề tài có liên quan đến cây siêu ?oăn? chì của Sở KHCN TP.HCM. Lỗi thuộc về ai, hãy chờ câu trả lời từ các phía liên quan.
    Được biết từ năm 2001, Cục Môi trường đã từng bước phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiến hành nghiên cứu điều tra, khảo sát về mối đe doạ trực tiếp hoặc tiềm tàng của các loài sinh vật lạ đối với môi trường VN. Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Bộ Thuỷ sản là hai đơn vị có liên quan nhiều nhất đến vấn đề này do phải nhập khẩu các giống cây, con phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, theo bà Lê Thanh Bình, sự phối hợp này ?ochưa mang tính toàn diện do thiếu quy chế chung?.

    Việc nhập các loài SVL đã được qui định trong Luật Bảo vệ Môi trường, ban hành từ năm 1994. Thực tế, chúng ta đã có những cơ chế quản lý, phòng chống tình trạng SVL xâm nhập và đã được qui định cụ thể hoá trong nhiều văn bản Luật và hướng dẫn dưới Luật. Trong tháng 10-2003, Bộ Tài nguyên - Môi trường cũng đã tổ chức Hội thảo Quốc gia về quản lý và phòng ngừa các loài SVL xâm lấn, trong đó đề nghị Chính phủ cho phép thành lập Hội đồng tư vấn quốc gia về vấn đề SVL; hoàn thiện khung pháp lý để quản lý SVL. Đặc biệt, phân định rõ chức năng và quyền hạn của các bộ ngành liên quan trong việc quản lý; thiết lập cơ chế cảnh báo, phòng ngừa và xử lý sự cố do SVL gây ra khi chúng biến thành dịch...


    Bài học về sự bùng phát dịch ốc bươu vàng, hay sự xâm nhập của cây trinh nữ đầm lầy, bèo Nhật Bản? ở VN thời gian qua thật ?ođáng giá?o. Chẳng hạn, ốc bươu vàng (Pila sínensis) được nhập khẩu vào nước ta khoảng hơn 10 năm nay. Do ốc bươu vàng có khả năng sinh sản rất nhanh và thức ăn chủ yếu là lá lúa nên đã gây nên đại dịch phá hoại lúa ở nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và đang phát triển dần ra các tỉnh miền Trung, miền Bắc. Nạn dịch này làm giảm sản lượng lúa của các địa phương. Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ riêng vụ Hè-Thu năm 1994, dịch này đã làm mất trắng và phải trồng lại 20.000 ha lúa. Vào đỉnh điểm của nạn ốc bươu vàng (tháng 4-1995), cả nước có đến 15.350 ha đất trồng nông nghiệp và hàng trăm km sông ngòi, kênh mương bị nhiễm dịch. Đến năm 1996, nạn ốc bươu vàng đã bùng phát trên phạm vi cả nước. Lúc này, chi phí cho chiến dịch tiêu diệt ốc bươu vàng lên đến hàng trăm ngàn tỉ đồng và huy động hàng trăm ngàn người dân để bắt và diệt trừ...
    Vì vậy, ?ođiều ước 2004? của bà Bình cũng thật cụ thể: ?oTrong thời gian gần đây, xuất hiện xu hướng nhiều nhà khoa học đã ứng dụng SVL để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. Muốn nghiên cứu, ứng dụng gì thì cũng phải tránh tình trạng chạy theo những lợi ích kinh tế trước mắt mà lờ đi những mặt trái của nó. Cần có cơ quan quản lý môi trường tư vấn và có thể phối hợp để cùng nghiên cứu nhằm hạn chế, ngăn ngừa tác hại của nó. Trong thời gian sắp tới, việc nghiên cứu SVL phải có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan nghiên cứu khoa học để cùng thực hiện?!

  7. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    http://www.nea.gov.vn/html/ngoai_lai_xamhai/Bioday2001.htm
    Các loài sinh vật ngoại lai xâm hại

    "Đa dạng sinh học và Quản lý sự xâm nhập của sinh vật ngoại lai" - đó là chủ đề của Ngày đa dạng sinh học (ĐDSH) thế giới năm 2001. Năm nay là năm đầu tiên thế giới kỷ niệm Ngày ĐDSH vào ngày 22/5 - Ngày LHQ thông qua nội dung Công ước ĐDSH, thay cho ngày 29/12 như trước đây.
    Tại Việt Nam, để kỷ niệm Ngày ĐDSH năm nay, Cục Môi truờng sẽ phối hợp với Cục Bảo vệ nguồn lợi (Bộ Thuỷ Sản),Tổ chức Liên minh sinh vật biển quốc tế và một số cơ quan truyền thông ở Trung ương và địa phương tổ chức một số hoạt động tại các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên - Huế, Phú Yên, Khánh Hoà nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ ĐDSH và ngăn ngừa sự xâm nhập của sinh vật lạ.
    Vậy thế nào là sinh vật lạ ? Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về khái niệm khá mới mẻ này, chúng tôi xin cung cấp một số thông tin sau:
    Đặc điểm chung của những sinh vật này
    Sinh sản rất nhanh (bằng cả sinh sản vô tính và hữu tính)
    Biên độ sinh thái rộng, thích ứng nhanh với những thay đổi của môi trường.
    Khả năng cạnh tranh về nguồn thức ăn, nơi cư trú lớn
    Khả năng phát tán nhanh
    Những tác hại do các sinh vật lạ gây nên
    Các sinh vật lạ khi xâm nhập vào môi trường thích hợp, chúng có thể tiêu diệt dần các loài bản địa bằng:
    Cạnh tranh nguồn thức ăn (động vật)
    Ngăn cản khả năng gieo giống, tái sinh tự nhiên của các loài bản địa (thực vật) do khả năng phát triển nhanh với mật độ dày đặc.
    Cạnh tranh tiêu diệt dần loài bản địa, làm suy thoái hoặc thay đổi tiến tới tiêu diệt luôn cả hệ sinh thái bản địa.
    Hậu quả của quá trình này không dễ khắc phục, không chỉ gây tổn thất về các giá trị ĐDSH (mất các loài,các nguồn gen và hệ sinh thái bản địa), mà còn gây tổn thất không nhỏ về kinh tế, nhiều khi rất tốn kém và mất nhiều thời gian.
    Những nơi sinh vật lạ dễ xâm nhập
    Sự xâm nhập của các sinh vật lạ thường bắt đầu từ những vùng dễ nhạy cảm, những hệ sinh thái kém bền vững như: Vùng cửa sông, bãi bồi; Các vực nước nội địa; Các vùng đảo nhỏ; Các hệ sinh thái nông nghiệp độc canh; Vùng núi cao với các hệ sinh thái bản địa thuần loại (thực vật).
    Phương thức xâm nhập của các sinh vật lạ
    Do những đặc tính sinh học, khả năng phát tán mạnh, các sinh vật lạ xâm nhập vào các vùng lãnh thổ mới bằng các hình thức sau:
    Gió. Theo chiều gió các hạt giống, bào tử... di chuyển nhanh và xâm nhập dần.
    Dòng chảy của nước. Các hạt giống, bào tử, đoạn thân...theo dòng chảy của nước biển di chuyển từ lục địa này sang lục địa khác, hoặc theo dòng chảy của sông, suối để phát triển từ vùng này sang vùng khác.
    Bám theo các phương tiện vận chuyển đường không,đường thuỷ,đường bộ (đặc biệt đối với các loài côn trùng và động vật). Sự vận chuyển này có thể là có chủ đích hoặc không chủ đích.
    Du nhập bởi con người với nhiều mục đích: Phát triển kinh tế, làm cảnh, thức ăn chăn nuôi...bao gồm cả du nhập có ý thức và vô ý thức.
    Rất khó xác định chính xác phương thức xâm nhập của các sinh vật lạ để ngăn chặn, nhiều trường hợp sự xâm nhập này diễn ra đồng thời bằng nhiều phương thức khác nhau.
    Sự xâm nhập các sinh vật lạ vào Việt Nam
    Nhiều quốc gia trên thế giới đã chi phí nhiều triệu đô la Mỹ cho việc ngăn chặn và tiêu diệt những loài lạ xâm nhập vào lãnh thổ của họ gây nguy cơ dịch bệnh, phá hoại nền sản xuất nông nghiệp, phá vỡ cơ cấu sử dụng đất canh tác... ở nước ta sự xâm nhập của các sinh vật lạ, nhất là những loài mới xâm nhập còn ở mức độ chưa lớn, nhưng đang tiềm ẩn nguy cơ phát triển gây ảnh hưởng trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp. Có thể chỉ ra các biểu hiện ban đầu sau:
    Ốc bươu vàng (Pila sínensis), đây là loài được nhập khẩu vào nước ta trong khoảng hơn 10 năm nay, với khả năng sinh sản rất nhanh và thức ăn chủ yếu là lá lúa nên đã gây nên đại dịch phá hoại lúa ở nhiều tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và đang phát triển dần ra các tỉnh miền Trung, miền Bắc. Nạn dịch này không chỉ làm giảm sản lượng lúa của các địa phương mà hàng năm Nhà nước đã phải chi hàng trăm triệu đồng để tiêu diệt loài ốc này, nhưng chưa đem lại kết quả mong muốn.
    Năm 1996, đã phát hiện tư thương nhập một loại côn trùng để làm thức ăn cho chim cảnh, đó là loài Tenebrio monitor, loài côn trùng này thuộc nhóm đa thực có khả năng gây hại cho nhiều loại sản phẩm nông nghiệp nên đã bị cấm kịp thời.
    Cũng trong khoảng 1996-1998, trên thị trường cá cảnh xuất hiện loại cá hổ pirana, hay còn gọi là cá kim cương, cá răng - tên khoa học là Serralmus nattereri. Đây là loài cá có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazôn (Nam Mỹ), thuộc loài ăn thịt, hung dữ. Nhiều nước đã có quy định nghiêm ngặt đối với việc nhập loài cá này. Nếu loài này lọt ra sống trong môi trường tự nhiên chúng sẽ tiêu diệt hết các động vật thuỷ sinh, khi đó khó lường hết những thiệt hại về kinh tế thuỷ sản, đồng thời cũng gây nguy hiểm cho con người. Vì vậy Bộ Thuỷ sản đã có chỉ thị nghiêm cấm nhập khẩu, phát triển loài cá này.
    Ở Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Đồng Tháp Mười, rừng tràm U Minh đang phát triển loài cây Trinh nữ (Momosa), loài có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Quá trình du nhập bằng nhiều nguồn chúng đã xâm nhập vào châu Phi, châu á, Ôxtrâylia và đặc biệt thích hợp phát triển ở những vùng đất ngập nước, nhiệt đới. Đây là 1 trong số 100 loài sinh vật lạ được Hiệp hội bảo vệ thiên nhiên thế giới (IUCN) xếp vào loại có khả năng xâm nhập trên quy mô lớn của thế giới.
    Tại Ôxtrâylia, loài này hiện đã phát triển lan rộng tới 18.000 ha và hàng năm Chính phủ Ôxtrâylia đã phải chi tới 12 triệu USD để ngăn ngừa và tiêu diệt loài cây này, nhưng chưa có kết quả. Theo dự báo , loài này có khả năng phát triển chiếm tới 42.000 ha đất canh tác của nước này. Đây là loài có khả năng sinh sản rất mạnh bằng cả gieo hạt nhờ gió lẫn sinh sản vô tính từ các đoạn thân. Sự phát triển dày đặc của loài cây này đã ngăn cản hạt giống của các loài cây bản địa tiếp xúc với đất, dần dần các loài cây bản địa không thể tái sinh được và hệ sinh thái bản địa cũng bị tiêu diệt theo.
    Biện pháp ngăn ngừa
    Chính vì sự xâm nhập của các sinh vật lạ đang là một nguy cơ to lớn trên toàn cầu, ở cả 2 phương diện đe doạ suy giảm ĐDSH và tốn kém về kinh tế, Công ước ĐDSH đã kêu gọi các quốc gia cùng phối hợp hành động để ngăn ngừa sự xâm nhập của những sinh vật lạ này và mở đầu bằng năm 2001. Biện pháp ngăn ngừa chung là:
    Trước khi nhập khẩu bất cứ một sinh vật nào cũng cần tìm hiểu kỹ đặc tính sinh học của chúng (thông qua hệ thống thông tin của Công ước và các nước thành viên Công ước hoặc thông tin của các tỉnh bạn đã phát triển loài này).
    Trước khi nhập khẩu cần yêu cầu bên xuất khẩu cung cấp hồ sơ về các đặc tính sinh học và kết quả phát triển của các quốc gia (các tỉnh) đã nhập loài đó.
    Khi nhập cần nuôi trồng thử nghiệm hạn chế, có kiểm soát để đánh giá.
    Khi xuất hiện những đặc tính không mong muốn và có nguy cơ phát triển nhanh, cần nhanh chóng khoanh vùng và tiêu diệt sớm để tránh tốn kém và kéo dài thời gian xử lý./.

  8. rinvic

    rinvic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    922
    Đã được thích:
    0
    Thật là tuyệt khi đọc loạt bài này của chị nvl. Còn nhiều điều mình chưa biết quá.
    Tất cả các giống thực vật, động vật nếu đưa vào một môi trường mới, chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng, dù xấu hay tốt cũng đều phải nghiên xem xét kỹ lưỡng,và hơn nữa, vài ảnh hưởng xấu có thể phát hiện sau một thời gian, không hẳn ngay tức khác khi dưa vào lúc đầu.
    Việc giới thiệu giống chuột hải ly, cũng giống như việc đưa thỏ từ châu Âu sang châu Úc khi mới thuộc địa, với sự tàn phá nông nghiệp dữ dôi của thỏ, chính phủ đã tiêu tốn rất nhiều kinh phí để kiểm soát bằng nhiều cách cả hơn chục năm nay, và đến bây giờ các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu kiểm soát cân bằng lượng thỏ. Mong là nước ta đừng để mọi chuyện trở nên quá tồi tệ rồi mới ra tay
    Về giống cá dữ, rinvic đã có dịp thấy ở khu trưng bày sinh vật biểt, trong bể chỉ cho 3-4 con nhập từ vùng Amazon. Cạnh đó là đoạn phim nói về đời sống loài cá này, thật khủng khiếp. Một đàn chỉ dộ 10 con nhưng kéo và xơi tái một con ngỗng to đang tìm mồi trên sông, chỉ trong vòng 1 phút. còn đúng bộ khung xương. Mối nguy hiểm loài cá này tkhi hoát ra ngoài môi trường có thể được xem là rất lớn.

Chia sẻ trang này