100 tác phẩm văn học xuất sắc nhất Sau đây là một số xếp hạng các tác phẩm văn học có uy tín. Các bác tham khảo Xếp hạng của Modern Library (chỉ văn học hiện đại) 1. ULYSSES by James Joyce 2. THE GREAT GATSBY by F. Scott Fitzgerald 3. A PORTRAIT OF THE ARTIST AS A YOUNG MAN by James Joyce 4. LOLITA by Vladimir Nabokov 5. BRAVE NEW WORLD by Aldous Huxley 6. THE SOUND AND THE FURY by William Faulkner 7. CATCH-22 by Joseph Heller 8. DARKNESS AT NOON by Arthur Koestler 9. SONS AND LOVERS by D.H. Lawrence 10. THE GRAPES OF WRATH by John Steinbeck 11. UNDER THE VOLCANO by Malcolm Lowry 12. THE WAY OF ALL FLESH by Samuel Butler 13. 1984 by George Orwell 14. I, CLAUDIUS by Robert Graves 15. TO THE LIGHTHOUSE by Virginia Woolf 16. AN AMERICAN TRAGEDY by Theodore Dreiser 17. THE HEART IS A LONELY HUNTER by Carson McCullers 18. SLAUGHTERHOUSE-FIVE by Kurt Vonnegut 19. INVISIBLE MAN by Ralph Ellison 20. NATIVE SON by Richard Wright 21. HENDERSON THE RAIN KING by Saul Bellow 22. APPOINTMENT IN SAMARRA by John O'Hara 23. U.S.A. (trilogy) by John Dos Passos 24. WINESBURG, OHIO by Sherwood Anderson 25. A PASSAGE TO INDIA by E.M. Forster 26. THE WINGS OF THE DOVE by Henry James 27. THE AMBASSADORS by Henry James 28. TENDER IS THE NIGHT by F. Scott Fitzgerald 29. THE STUDS LONIGAN TRILOGY by James T. Farrell 30. THE GOOD SOLDIER by Ford Madox Ford 31. ANIMAL FARM by George Orwell 32. THE GOLDEN BOWL by Henry James 33. SISTER CARRIE by Theodore Dreiser 34. A HANDFUL OF DUST by Evelyn Waugh 35. AS I LAY DYING by William Faulkner 36. ALL THE KING'S MEN by Robert Penn Warren 37. THE BRIDGE OF SAN LUIS REY by Thornton Wilder 38. HOWARDS END by E.M. Forster 39. GO TELL IT ON THE MOUNTAIN by James Baldwin 40. THE HEART OF THE MATTER by Graham Greene 41. LORD OF THE FLIES by William Golding 42. DELIVERANCE by James Dickey 43. A DANCE TO THE MUSIC OF TIME (series) by Anthony Powell 44. POINT COUNTER POINT by Aldous Huxley 45. THE SUN ALSO RISES by Ernest Hemingway 46. THE SECRET AGENT by Joseph Conrad 47. NOSTROMO by Joseph Conrad 48. THE RAINBOW by D.H. Lawrence 49. WOMEN IN LOVE by D.H. Lawrence 50. TROPIC OF CANCER by Henry Miller 51. THE NAKED AND THE DEAD by Norman Mailer 52. PORTNOY'S COMPLAINT by Philip Roth 53. PALE FIRE by Vladimir Nabokov 54. LIGHT IN AUGUST by William Faulkner 55. ON THE ROAD by Jack Kerouac 56. THE MALTESE FALCON by Dashiell Hammett 57. PARADE'S END by Ford Madox Ford 58. THE AGE OF INNOCENCE by E***h Wharton 59. ZULEIKA DOBSON by Max Beerbohm 60. THE MOVIEGOER by Walker Percy 61. DEATH COMES FOR THE ARCHBISHOP by Willa Cather 62. FROM HERE TO ETERNITY by James Jones 63. THE WAPSHOT CHRONICLES by John Cheever 64. THE CATCHER IN THE RYE by J.D. Salinger 65. A CLOCKWORK ORANGE by Anthony Burgess 66. OF HUMAN BONDAGE by W. Somerset Maugham 67. HEART OF DARKNESS by Joseph Conrad 68. MAIN STREET by Sinclair Lewis 69. THE HOUSE OF MIRTH by E***h Wharton 70. THE ALEXANDRIA QUARTET by Lawrence Durell 71. A HIGH WIND IN JAMAICA by Richard Hughes 72. A HOUSE FOR MR BISWAS by V.S. Naipaul 73. THE DAY OF THE LOCUST by Nathanael West 74. A FAREWELL TO ARMS by Ernest Hemingway 75. SCOOP by Evelyn Waugh 76. THE PRIME OF MISS JEAN BRODIE by Muriel Spark 77. FINNEGANS WAKE by James Joyce 78. KIM by Rudyard Kipling 79. A ROOM WITH A VIEW by E.M. Forster 80. BRIDESHEAD REVISITED by Evelyn Waugh 81. THE ADVENTURES OF AUGIE MARCH by Saul Bellow 82. ANGLE OF REPOSE by Wallace Stegner 83. A BEND IN THE RIVER by V.S. Naipaul 84. THE DEATH OF THE HEART by Elizabeth Bowen 85. LORD JIM by Joseph Conrad 86. RAGTIME by E.L. Doctorow 87. THE OLD WIVES' TALE by Arnold Bennett 88. THE CALL OF THE WILD by Jack London 89. LOVING by Henry Green 90. MIDNIGHT'S CHILDREN by Salman Rushdie 91. TOBACCO ROAD by Erskine Caldwell 92. IRONWEED by William Kennedy 93. THE MAGUS by John Fowles 94. WIDE SARGASSO SEA by Jean Rhys 95. UNDER THE NET by Iris Murdoch 96. SOPHIE'S CHOICE by William Styron 97. THE SHELTERING SKY by Paul Bowles 98. THE POSTMAN ALWAYS RINGS TWICE by James M. Cain 99. THE GINGER MAN by J.P. Donleavy 100. THE MAGNIFICENT AMBERSONS by Booth Tarkington ------------- Xếp hạng của Harvard (không phân biệt giữa hiện đại và cổ điển) First Place 1984 by George Orwell Beloved by Toni Morrison One Hundred Years of Solitude by Gabriel Garcia Marquez A People's History of the United States by Howard Zinn Second Place Crime and Punishment by Fyodor Dostoevsky The Catcher in the Rye by J.D. Salinger Dubliners by James Joyce The Great Gatsby by F. Scott Fitzgerald Nine Stories by J.D. Salinger Third Place The Bell Jar by Sylvia Plath The Brothers Karamazov by Fyodor Dostoevsky The Grapes of Wrath by John Steinbeck Jane Eyre by Charlotte Bronte The Jungle by Upton Sinclair Lolita by Vladimir Nabokov The Plague by Albert Camus Portrait of the Artist as a Young Man by James Joyce Savage Inequalities by Jonathan Kozol The Sound and the Fury by William Faulkner Their Eyes Were Watching God by Zora Neale Hurston The Sun Also Rises by Ernest Hemingway Light In August by William Faulkner Where I'm Calling From by Raymond Carver Fourth Place Absalom, Absalom by William Faulkner Another Country by James Baldwin Invisible Man by Ralph Ellison Nightwood by Djuna Barnes Song of Solomon by Toni Morrison The Things They Carried by Tim O'Brien Fifth Place As I Lay Dying by William Faulkner Ask the Dust by John Fante Bastard Out of Carolina by Dorothy Allison Brave New World by Aldous Huxley Bury My Heart at Wounded Knee by Dee Brown Catch-22 by Joseph Heller The Cherry Orchard by Anton Chekhov City of Quartz by Mike Davis The Complete Saki by Saki David Copperfield by Charles Dickens A Death in the Family by James Agee The English Patient by Michael Ondaatje Fathers and Sons by Ivan Turgenev Fear and Trembling by Soren Kierkegaard For Whom the Bell Tolls by Ernest Hemingway Got Tell It On The Mountain by James Baldwin Journey To The End Of The Night by Louis-Ferdinand Celine Hamlet by William Shakespeare Heart of Darkness by Joseph Conrad History of the Arab Peoples by Albert Hourani Sixth Place A Farewell To Arms by Ernest Hemingway A Good Man Is Hard To Find by Flannery O'Connor Anna Karenina by Leo Tolstoy Autumn of the Patriarch by Gabriel Garcia Marquez Barrel Fever by David Sedaris Burger's Daughter by Nadine Gordimer Collected Stories of Eudora Welty The Communist Manifesto by Karl Marx Cosmicomics by Italo Calvino The Crying of Lot 49 by Thomas Pynchon Duino Elegies by Rainer Maria Rilke East of Eden by John Steinbeck The Heart is a Lonely Hunter by Carson McCullers Going After Cacciato by Tim O'Brien Homage To Catalonia by George Orwell If On A Winter's Night a Traveler by Italo Calvino The Metamorphosis by Franz Kafka King Lear by William Shakespeare The Long Goodbye by Raymond Chandler Middlemarch by George Eliot Maus by Art Spiegelman Mrs. Dalloway by Virginia Woolf Of Mice And Men by John Steinbeck One Day In the Life of Ivan Denisovich by Alexander Solzhenitsyn Pride and Prejudice by Jane Austen Raise High The Roof Beam, Carpenters by J.D. Salinger The Stranger by Albert Camus Things Fall Apart by Chinua Achebe To Kill A Mockingbird by Harper Lee To The Lighthouse by Virginia Woolf Ulysses by James Joyce Watermark by Joseph Brodsky Ways of Seeing by John Berger White Noise by Don DeLillo Wuthering Heights by Emily Bronte Native Son by Richard Wright Next of Kin by Roger Fouts Origins of Totalitarianism by Hannah Arendt Price of a Ticket by James Baldwin The Second *** by Simone de Beauvoir Selected Stories by Alice Munro Silent Spring by Rachel Carson Structural Anthropology by C. Levi-Strauss The Souls of Black Folk by W.E.B. duBois The Night in Question by Tobias Wolff The Odyssey by Homer Race Matters by Cornel West Revolutionary Road by Richard Yates The Trial by Franz Kafka What We Talk About When We Talk About Love by Ray Carver Written on the Body by Jeanette Winterson nghe rơi bao lá vàng ngập giòng nước sông Seine mưa rơi trên phím đàn chừng nào cho tôi quên Được sửa chữa bởi - vnhl vào 08/05/2002 01:10
Em không hiểu lắm. cho Darkness at Noon và A Farewell to Arms vào mà lại không cho All Quiet on the Western Front. Rồi Invisible Man nữa chứ, cái đấy thì có gì hay ho đâu nhỉ? Em nghĩ còn nên cho Lord of The Rings vào nữa. Xét về mặt sáng tạo ngôn ngữ, Lord of The Rings làm vua trong cái list trên. mà thế nào là "tác phẩm văn học có uy tín" hở bác? tác phẩm văn học thì chỉ có hay hay không hay thôi chứ. Sàng tiền minh nguyệt quang Nghi thị địa thượng sương Cử đầu vọng minh nguyệt Đê đầu tư cố hương
Xin góp vui tí nhá Thực ra có lẽ đây là những tác phẩm văn học có ảnh huởng đến đời sống xã hội phương Tây lớn nhất chứ không hẳn tất cả đã là xuắt sắc nhất. Đơn cử : Lolita - Đây là tác phẩm làm thay đổi hoàn toàn quan niệm về các giá trị văn hoá và đạo đức của xã hội Mĩ ( Đặc biệt sau khi bộ phim Lolita ra đời ) - một cô gái chỉ khoái cưa cẩm các ông già. Đó thực sự là một quả bom *** của thời bấy giờ. Khó có thể đánh giá cao nó về mặt văn học. Hay "Một bi kịch Mĩ " của Theodor Dreiser - khó có thể xếp cao hơn - chẳng hạn - Remarque , Herman Hess hay Toni Morrison đuợc. Trong khi có James Joyce thì tôi lại không thấy có Marcel Proust hay Kafka trong này ....Sinclair Levis với Main Street thực sự xứng đáng, nhưng tôi đánh giá không cao Henri james , Ralph Ellison ( Người tàng hình ). "Nhiệt đới cực dương" ( TROPIC OF CANCER) của Henri Miller thì tuyệt vời rồi, Scott Fitzgerald thì thực sự xứng đáng , nhưng Vladimir Nabokov ( tác giả Lollita) có đến hai tác phẩm ỏ đây thì tôi hơi nghi ngờ ). Lawrence cũng là một tác gia có tiếng,mặc dù tôi chả khoáilắm hi hi... Đại loại tôi thấy danh sách này thiếu nhiều mà thừa cũng lắm hì hì V@ [/size=4
Ở đây có nghĩa là Xếp hạng có uy tín chứ không phải là tác phẩm văn học có uy tín. Có nhiều kiểu xếp hạng lắm mà. nghe rơi bao lá vàng ngập giòng nước sông Seine mưa rơi trên phím đàn chừng nào cho tôi quên
Đấy là hai danh sách khác nhau đấy các bác ạ. Một của Modern Library, một của Harvard Bookstore. Kafka có hai tác phẩm trong xếp hạng của Harvard: Hoá thân và Vụ án, đều ở hạng sáu. Có lẽ đây là các tác phẩm này có ảnh hưởng nhất đến các xu hướng văn hoá, nghệ thuật ở Mỹ nhất. Kafka và Proust được đánh giá rất cao ở châu Âu, nhưng có lẽ ít ảnh hưỏng hơn ở Mỹ, có lẽ bởi vì họ không phải là English-speaking writers chăng. Cũng tương tự đối với các tác giả hiện sinh Pháp rất có ảnh hưởng ở châu Âu nhưng lại hầu như vắng bóng ở đây. Tớ thấy mấy cái xếp hạng này cũng hơi Mỹ quá, các tác giả được chọn hầu hết là người Mỹ, hoặc/và có ảnh hưởng lớn đến văn học đương đại Mỹ. Điều này cũng dễ hiểu thôi vì người xếp hạng là người Mỹ mà. Lại nhớ xếp hạng 50 best novels mà Don Quihote nêu ra trưóc đây do các tạp chí của Đức bình bầu thì có rất nhiều tác giả của Đức. Đến giải Nobel còn gây tranh cãi nữa là các xếp hạng do các tổ chức tư nhân thực hiện, nhất là trong một lĩnh vực chịu ảnh hưởng nhiều bởi sở thích, ngôn ngữ và văn hoá như văn học. nghe rơi bao lá vàng ngập giòng nước sông Seine mưa rơi trên phím đàn chừng nào cho tôi quên
Mấy cái xếp hạng này xem tham khảo thôi chứ hay ho gì. Em chỉ thấy mấy cái kinh điển mà ai cũng phải công nhận như kiểu Ullysess của Jame Joyce, Trăm năm cô đơn của Remarque, Buddenbrooks của Thomas Mann, Phiên toà của Kafka, 1984 của George Orwell, The Great Gatsby của Fitzgerald, Chuông nguyện hồn ai của Herminway, Homo Faber của Max Fisch.v.v.là có giá trị để xếp hạng. Nói chung mấy cái mà ai cũng đọc thấy hay đấy là kinh điển. Hồi trước có cái quyển "Người mù chữ" của bác giáo sư Luật tên Schlink trường Humboldt bên cạnh trường em cũng nổi được dịch ra hai ba chục thứ tiếng, Bestseller đủ kiểu cũng hay, hay cái quyển mới nhất của bác Don Dellio tên Underworld đang được đánh giá là tác phẩm hay nhất bác ấy từng viết ( hay hơn cái White Noise trong danh sách của bác VNHL ). Nói chung cái danh sách 50 của em đưa ra cũng chỉ có khoảng chục thằng Đức-hoặc sống ở Đức hồi đầu thế kỷ. Còn cái danh sách của bác VNHL thì toàn tác phẩm tiếng Anh và là hội ở Anh-Mỹ là chính-chả thấy mấy thằng ở các nước khác. 100 tác phẩm thì có tới 80-90 chục là Mỹ. Gebundenes Herz, freier Geist. Được sửa chữa bởi - Don Quixote vào 08/05/2002 04:02
Gebundenes Herz, freier Geist --> solid Heart, freer spirit??? Sàng tiền minh nguyệt quang Nghi thị địa thượng sương Cử đầu vọng minh nguyệt Đê đầu tư cố hương
một thế kỷ văn chương thượng văn -------------------------------------------------------------------------------- WebEncyclo là một trong nhiều website ngày nay chuyên biệt về loại bách khoa tự điển. Như Encarta của Mỹ. Như Britannica của Anh. Điều khác biệt, WebEncyclo của Pháp hàng tuần vẫn đều đặn gửi đến độc giả một tài liệu đặc biệt về một đề tài nào đó. Bài Một Thế Kỷ Văn Chương, tháng Ba năm nay, của giáo sư thạc sĩ về văn chương hiện đại Marie-Gabrielle Slama, đã bắt đầu bằng nhận xét của Jean Ricardou, một trong những nhà văn tiền phong của trào lưu Tiểu Thuyết Mới, cho rằng nhà văn là kẻ đi tìm "cuộc phiêu lưu của chữ nghĩa nhiều hơn là chữ nghĩa của một cuộc phiêu lưu." Tóm tắt về văn chương của thế kỷ 20 có thể nào chỉ đơn giản như thế, trong một câu, cho toàn thế giới? Chuyện ở Mỹ Trước khi thế kỷ 20 thực sự chấm dứt và trước khi thế kỷ 21 thực sự bắt đầu, chuyện văn chương của thế kỷ đã thực sự ồn ào ở Mỹ. Tháng Bảy, 1998, chi nhánh của nhà xuất bản Random House có tên gọi là Modern Library đã tự động lựa chọn và đưa ra danh sách 100 tiểu thuyết Anh ngữ hay nhất. Danh sách này bắt đầu bằng 10 tác phẩm sau đây được xếp hạng: 1. ULYSSES của James Joyce 2. THE GREAT GATSBY của F. Scott Fitzgerald 3. A PORTRAIT OF THE ARTIST AS A YOUNG MAN của James Joyce 4. LOLITA của Vladimir Nabokov 5. BRAVE NEW WORLD của Aldous Huxley 6. THE SOUND AND THE FURY của William Faulkner 7. CATCH-22 của Joseph Heller 8. DARKNESS AT NOON của Arthur Koestler 9. SONS AND LOVERS của D.H. Lawrence 10. THE GRAPES OF WRATH của John Steinbeck Sử gia Arthur Schlesinger Jr. và nhà văn William Styron có chân trong số 10 giám khảo tham gia vào việc bình bầu này đã tỏ ra không hài lòng về danh sách công bố các tác phẩm được chọn lọc. Viết trên tờ The Wall Street Journal, ông Schlesinger cho rằng mọi thành viên đều tỏ ra ngạc nhiên ít nhất là hai tác phẩm đứng cuối trong danh sách năm tác phẩm đứng đầu: quyển Lolita của Vladimir Nabokov và quyển Brave New World của Aldous Huxley. Ông cho biết ban giám khảo được yêu cầu xếp hạng năm tác phẩm đứng đầu bởi vì những tác phẩm này hầu hết đều xuất hiện trong danh sách lựa chọn của các giám khảo. Họ không xếp hạng các tác phẩm còn lại trong danh sách 100. Ban biên tập của Modern Library, theo báo The Washington Post tường trình, đã xếp thứ tự theo số lần tác phẩm được các giám khảo chọn trong danh sách của họ. Nếu hai tác phẩm cùng số phiếu chọn, Modern Library tự quyết định lấy tác phẩm nào được xếp trước. Ông Schlesinger cũng than phiền lẽ ra quyển Darkness at Noon của Arthur Koestler không được nằm ở hàng thứ tám vì tác phẩm này gốc viết bằng tiếng Đức. Nhưng dù sao đi nữa ông cũng ca ngợi việc làm này, "bất cứ điều gì khích thích người ta đọc tiểu thuyết và tranh luận về giá trị của tiểu thuyết đều được coi là một chiến thắng văn hóa." Nhà văn William Styron nhận xét là thành phần ban giám khảo được Modern Library lựa chọn "hoàn toàn da trắng, nam giới ngự trị và đi đứng không vững." Ở đặc trưng sau cùng, ông Schlesinger giải thích thêm bằng cách tính ra theo số tuổi trung bình, họ ở vào tuổi 69. Báo Newsweek nói rõ thêm có thể đó là lý do khiến chỉ có 6 quyển viết ra vào một phần tư cuối thế kỷ XX được lọt vào danh sách sau cùng. Điền này còn tạo phản ứng nơi các nhà văn trẻ hơn. Danh sách sau cùng đã dừng lại ở thập niên 60, ngoại trừ hai tác phẩm Ragtime của E.L. Doctorow và Midnight's Children của Salman Rushdie, theo nhận xét của ông Michael Bérubé, giám đốc chương trình Research in the Humanities của Đại học Illinois. Theo giáo sư phụ giảng Ojars Kratins của Đại học Berkeley, đây là "danh sách vô nghĩa." và là "một trò quảng cáo buôn bán sách." Ba trong bốn tác phẩm do ông lựa chọn để giảng dạy về văn chương thế kỷ 20 không nằm danh sách này. Ông chọn quyển The Sound and the Fury của William Faulkner nằm hạng 6 trong danh sách nhưng ba quyển khác là Mrs. Dalloway của Virginia Woolf, Descent Into Hell của Charles Williams và The Female Man của Joanna Russ bị lọt sổ. Quyển Ulysses, theo ông là một lựa chọn đúng nhưng khó đọc và có rất ít người ngốn nổi cuốn này. Quyển Heart of Darkness (thứ 67) lẽ ra phải được xếp hạng cao hơn và quyển Grapes of Wrath (thứ 10) lẽ ra phải xếp hạng thấp hơn. Nhiều tác phẩm khác được nhắc đến không nằm trong danh sách là Beloved của Toni Morrison (giải Nobel văn chương 1993) và The Godfather của Mario Puzo. Nhà văn Anh A. S. Byatt sau khi danh sách công bố có nói đến tình trạng thiếu sót các nhà văn Úc, Canada, Ần Độ, Phi châu trong danh sách. Trong số giám khảo, nhà văn Gore Vidal không có tác phẩm nào nằm trong danh sách còn nhà văn Willian Styron, quyển Sophie's Choice của ông được xếp gần chót, hạng 96. 59 trong số 100 tác phẩm được lựa chọn do nhà Random House xuất bản theo lời của Tom Perry, giám đốc xuất bản của Random House, và Modern Library chỉ xuất bản 20 tác phẩm trong số này. Ian Jackman, giám đốc điều hành của Modern Library, cho rằng phương thức lựa chọn được dùng "không hoàn toàn khoa học." Ông muốn nói đến phương thức "đếm phiếu." Ông cũng muốn đưa thêm người vào ban giám khảo để hạ thấp số tuổi trung bình xuống và biến ban giám khảo trở nên tiêu biểu hơn với xã hội ngày nay. Mọi chuyện đều quá trễ. Nhà văn Anh A. S. Byatt là người phụ nữ ngoại quốc duy nhất có chân trong ban giám khảo. Những khuôn mặt khác còn lại là Christopher Cerf, chủ biên của Modern Library; Gore Vidal, nhà văn; Daniel Boorstin, nguyên quản thủ thư viện Library of Congress; Shelby Foote, sử gia; Vartan Gregorian, chủ tịch của Carnegie Corp; sử gia Edmund Morris; và John Richardson, nhà viết tiểu sử của Picasso; William Styron, nhà văn; Arthur Schlesinger Jr., sử gia. James Wood trên báo The New Republic, số ngày 24 tháng Tám, 1998, khởi đi từ nhận xét ban giám khảo của Modern Library gồm nhiều sử gia hơn nhà phê bình văn học và nhà văn để đi đến phê bình danh sách của Modern Library đã "hạ thấp tiêu chuẩn thẩm mỹ và đề cao tiểu thuyết có 'nội dung mạnh bạo'" Bởi thế The Grapes of Wrath, Darkness At Noon, và I, Claudius được coi như hay hơn những tác phẩm khác của Theodore Dreiser, Virginia Woolf, Henry James hay Joseph Conrad. Ông này cũng cảm thấy sự vô lý của việc xếp hạng 100 quyển tiểu thuyết. Ông cho rằng "... không có một tiêu chuẩn có ý nghĩa nào để phán xét quyển Lolita (thứ 4) 43 cuốn hay hơn quyển Nostromo của Conrad." Danh sách này một lần nữa tái xác định điều ông nghĩ như là "sự yếu kém của tiểu thuyết Anh ngữ thời hậu chiến." Dường như ở đâu đó vào năm 1945 đã có một lằn ranh giới hạn đặt ra ngoài vòng luật pháp mọi tìm tòi và khám phá về mặt nghệ thuật trong 50 năm sau đó. Một vài tên tuổi của nửa thế kỷ sau này tuy có nằm trong danh sách nhưng không thấm vào đâu so với đa số tác phẩm được chọn và chỉ tạo cho ông cảm tưởng "...một thế kỷ không đủ sức tạo ra nổi 100 tác phẩm lớn cho riêng một ngôn ngữ, dù là ngôn ngữ tràn lan khắp thế giới như Anh ngữ." Ông nghĩ 30 tác phẩm trong danh sách lựa chọn có thể được coi là lớn. Điều này dẫn đến một sự thật là "tiểu thuyết lớn không thật sự cần phải tạo ảnh hưởng đến những tiểu thuyết lớn khác. Thường thì cái lớn là sự tích tụ nhiều hơn là khai mở." Thí dụ như quyển Ulysses vẫn được nhiều người ngợi khen, không thể chối cãi đây là một tác phẩm lớn. Nhưng "Ulysses thực tế là sự thừa kế của một thế kỷ của ảnh hưởng văn chương: sáng tạo lớn của Joyce về giòng ý thức là kết quả hợp lý của sự phát triển trong lãnh vực này của Flaubert, của Hamsun, của Dostoevsky và của Chekhov. Ulysses hầu như không tạo ảnh hưởng nào khác trên tiểu thuyết Anh ngữ: Joyce và Woolf đã đồng thời khám phá ra giòng ý thức. Và mặc dù tác phẩm này có tác động lớn hơn ở Hoa Kỳ (Bellow, Pynchon và DeLillo chịu ảnh hưởng của Joyce), tiểu thuyết Hoa Kỳ có thể cũng không khác nếu Joyce không hiện hữu bởi vì không có tiểu thuyết gia Hoa Kỳ nào - có lẽ ngoại trừ Henry Roth - thực sự đưa giòng ý thức lên ngang hàng với Joyce." Ngày 20 tháng Bảy, 1998, Modern Library mở ra danh sách cho độc giả lựa chọn. Cuộc trưng cầu dân ý này chấm dứt vào ngày 20 tháng Mười, 1998. Mười tác phẩm đứng đầu trong danh sách 100 tác phẩm do độc giả lựa chọn là: 1. ATLAS SHRUGGED của Ayn Rand 2. THE FOUNTAINHEAD của Ayn Rand 3. BATTLEFIELD EARTH của L. Ron Hubbard 4. THE LORD OF THE RINGS của J.R.R. Tolkien 5. TO KILL A MOCKINGBIRD của Harper Lee 6. 1984 của George Orwell 7. ANTHEM của Ayn Rand 8. WE THE LIVING của Ayn Rand 9. MISSION EARTH của L. Ron Hubbard 10. FEAR của L. Ron Hubbard (1) Danh sách đã hạ Ulysses của James Joyce xuống hàng thứ mười một và đưa Ayn Rand lên hàng đầu. Một danh sách toàn Ayn Rand (thứ 1, 2, 7 và 8) có thể nói như vậy. Điều đáng ngạc nhiên là danh sách do Modern Library chọn lựa đã không có tác phẩm nào của tác giả này. Việc làm của Modern Library đã tạo ra một số phản ứng dây chuyền. Người ta đua nhau thiết lập danh sách của mình. Tạp chí The Hungry Mind Review đã đưa ra một danh sách hỗn hợp gồm cả tác phẩm giả tưởng lẫn phi giả tưởng. Mười tác phẩm đứng đầu trong tổng số 100 tác phẩm hay nhất của Mỹ (100 Best 20th-Century American Books of Fiction and Nonfiction) là: Henry Adams -- The Education of Henry Adams, 1918 James Agee and Walker Evans -- Let Us Now Praise Famous Men, 1941 Dorothy Allison -- Bastard out of Carolina, 1992 Rudolfo Anaya -- Bless Me Ultima, 1972 Sherwood Anderson -- Winesburg, Ohio, 1919 Maya Angelou -- I Know Why the Caged Bird Sings, 1970 Gloria Anzaldúa -- Borderlands/La Frontera: The New Mestiza, 1987 James Baldwin -- Go Tell It on the Mountain, 1953 James Baldwin -- The Price of the Ticket: Collected Nonfiction, 1985 Edward Ball -- Slaves in the Family, 1998 (2) Ban giám khảo lựa chọn ra danh sách này gồm có năm nhà văn Mary Moore Easter, Heid E. Erdrich, Bill Holm, David Mura, and George Rabasa được đặt dưới sự hướng dẫn của Bart Schneider, biên tập viên của The Hungry Mind Review và J. Otis Powell của The Loft Literary Center ở Minneapolis. Trong danh sách sơ khởi do Modern Library đưa ra gồm tổng cộng 404 quyển, chỉ có 76 quyển (tức 19%) do nhà văn nữ viết và chỉ có 8 tác phẩm lọt vào chung kết. Giới cầm bút nữ khá phiền hà về điều này. Trên website của Feminista, ban biên tập phê phán danh sách của Modern Library đã hoàn toàn bỏ quên các nhà văn nữ nổi tiếng như Margaret Atwood, Nadine Gordimer, Zola Neale Hurston, Harper Lee, Doris Lessing, Toni Morrison và Sylvia Plath. Họ đã đi đến quyết định tự chọn lọc và đưa ra danh sách 100 tác phẩm tiểu thuyết Anh ngữ lớn của phụ nữ của thế kỷ 20. Danh sách này sắp theo thứ tự ABC, không xếp hạng. Với tiêu chuẩn mỗi nhà văn, một tác phẩm, trong số này người ta có thể nhận diện: Cat's Eye của Margaret Atwood, The Good Earth của Pearl Buck, Possession của A. S. Byatt, July's People của Nadine Gordimer, Their Eyes were Watching God của Zora Neale Hurston, Fear of Flying của Erica Jong, Lucy của Jamaica Kincaid, To Kill a Mockingbird của Harper Lee, The Golden Notebook của Doris Lessing, The Group của Mary McCarthy, Gone With the Wind của Margaret Mitchell, Beloved của Toni Morrison, Lives of Girls and Women của Alice Munro, A Severed Head của Iris Murdoch, You Must Remember This của Joyce Carol Oates, The Bell Jar của Sylvia Plath, The Shipping News của E. Annie Proulx, The Fountainhead của Ayn Rand, The Volcano Lover của Susan Sontag, Three Lives của Gertrude Stein, The Joy Luck Club của Amy Tan, The Color Purple của Alice Walker, Stories của Eudora Welty, The Return of the Soldier của Rebecca West, Mrs. Dalloway của Virginia Woolf... (3) Ngày 21 tháng Bảy, Radcliffe Publishing Course đưa ra danh sách 100 quyển tiểu thuyết hay nhất của thế kỷ 20, theo yêu cầu của Modern Library. Radcliffe là chương trình học chuyên về ngành xuất bản. Học viên của chương trình này, theo Christoper Cerf, sẽ đóng vai trò lãnh đạo trong ngành kỹ nghệ xuất bản trong tương lai. Bởi thế tiếng nói của họ qua việc lựa chọn này có nhiều khả năng điều hướng ngành xuất bản của thế kỷ 21. Danh sách tổng kết của học viên Radcliffe dẫn đầu với 10 tác phẩm sau đây: 1. The Great Gatsby của F. Scott Fitzgerald 2. The Catcher in the Rye của J.D. Salinger 3. The Grapes of Wrath của John Steinbeck 4 To Kill a Mockingbird của Harper Lee 5. The Color Purple của Alice Walker 6. Ulysses của James Joyce 7. Beloved của Toni Morrison 8. The Lord of the Flies của William Golding 9. 1984 của George Orwell 10. The Sound and the Fury của William Faulkner (4) Hệ thống thư viện công Madison Public Library của tiểu bang Wisconsin, Hoa Kỳ, qua cuộc tranh luận sôi nổi trong giới truyền thông, cũng cảm nhận được cái nhu cầu cần làm sáng tỏ ra nội vụ, đã lập danh sách 100 quyển tiểu thuyết hay nhất của thế kỷ 20 thu thập ý kiến của độc giả qua việc trưng cầu ý kiến trên toàn hệ thống thư viện của tiểu bang. Việc làm đưa đến kết quả với 10 tác phẩm đứng đầu là: 1. To Kill a Mockingbird - Harper Lee (1960) 2. The Catcher in the Rye - J. D. Salinger (1951) 3. 1984 - George Orwell (1949) 4. The Color Purple - Alice Walker (1982) 5. The Great Gatsby - F. Scott Fitzgerald (1925) 6. On the Road - Jack Kerouac (1957) 7. Beloved - Toni Morrison (1987) 8. The Grapes of Wrath - John Steinbeck (1939) 9. Gone with the Wind - Margaret Mitchell (1936) 10. Brave New World - Aldous Huxley (1932) (5) & (6) Danh sách thứ hai của Modern Library Rút kinh nghiệm của danh sách trước, năm sau Modern Library làm ăn thận trọng hơn. Danh sách 100 tác phẩm phi giả tưởng (non-fiction) được chọn vòng đầu từ danh sách 900 tác phẩm do Modern Library đưa ra. Đợt đầu tiên lọc ra 300 tác phẩm và đợt thứ hai cắt xuống còn 100 tác phẩm. Trong lần này Modern Library mướn giáo sư về thống kê của Đại học Chicago, ông Albert Madansky giữ nhiệm vụ xếp hạng tác phẩm. Ban giám khảo được tăng cường thêm hai tác giả trẻ là Caleb Carr và Jon Krakauer; hai phụ nữ: nhà văn Carolyn See và giáo sư về tôn giáo của Đại học Princeton, bà Elaine Pagels; và một tác giả da đen Charles Johnson. Trong số các luật lệ được đưa ra ngay từ đầu có giới hạn chỉ dành riêng cho sách viết bằng Anh ngữ và mỗi tác giả chỉ được quyền có một tác phẩm trong danh sách. Một nguyên tắc khác là thành viên trong ban giám khảo không được quyền bỏ phiếu cho tác phẩm của mình nhưng dù sao đi nữa năm thành viên cũng có tác phẩm được chọn trong danh sách sau cùng là Shelby Foote, Stephen Jay Gould, Edmund Morris, Elaine Pagels và Arthur Schlesinger Jr. Kết quả là danh sách thứ hai với 10 tác phẩm dẫn đầu là: 1. THE EDUCATION OF HENRY ADAMS của Henry Adams 2. THE VARIETIES OF RELIGIOUS EXPERIENCE của William James 3. UP FROM SLAVERY của Booker T. Washington 4. A ROOM OF ONE'S OWN của Virginia Woolf 5. SILENT SPRING của Rachel Carson 6. SELECTED ESSAYS, 1917-1932 của T. S. Eliot 7. THE DOUBLE HELIX của James D. Watson 8. SPEAK, MEMORY của Vladimir Nabokov 9. THE AMERICAN LANGUAGE của H. L. Mencken 10. THE GENERAL THEORY OF EMPLOYMENT, INTEREST, AND MONEY của John Maynard Keynes Và cũng như lần trước, một danh sách do độc giả lựa chọn cũng được đưa ra, trong số này 10 tác phẩm dẫn đầu là: 1. THE VIRTUE OF SELFISHNESS của Ayn Rand 2. DIANETICS:THE MODERN SCIENCE OF MENTAL HEALTH của L. Ron Hubbard 3. OBJECTIVISM: THE PHILOSOPHY OF AYN RAND của Leonard Peikoff 4. 101 THINGS TO DO TIL THE REVOLUTION của Claire Wolfe 5. THE GOD OF THE MACHINE của Isabel Paterson 6. AYN RAND: A SENSE OF LIFE của Michael Paxton 7. THE ULTIMATE RESOURCE của Julian Simon 8. ECONOMICS IN ONE LESSON của Henry Hazlitt 9. SEND IN THE WACO KILLERS của Vin Suprynowicz 10. MORE GUNS, LESS CRIME của John R. Lott (7) So với danh sách tiểu thuyết, danh sách thứ hai của Modern Library có ít vấn đề hơn. Thomas Bender, giáo sư Đại học New York, tác giả của quyển New York Intellect, cho rằng "các giám khảo đã thành công" trong việc chọn lọc và đưa ra kết quả sau cùng này. Tuy nhiên, ông ghi nhận, trong danh sách hai quyển Golden Bough (thứ 90) của James George Frazer và The Significance of the Frontier in American History (thứ 12) của Frederick Jackson Turner là tác phẩm xuất bản cuối thế kỷ 19. Theo ông, các tác phẩm về khoa học xã hội đã không được quan tâm đúng mức. Chẳng hạn, ông nghĩ cần phải đưa vào danh sách quyển Interpretation of Cultures của Clifford Geertz, quyển Lonely Crowd của David Riesman, quyển Human Con***ion của Hannah Arendt và quyển Cultural Contradictions of Capitalism của Daniel Bell. Ông Morris Dickstein, giáo sư Anh ngữ của Queens College và City University of New York Graduate Center, tuy đồng ý với kết quả sau cùng nhưng vẫn nghĩ danh sách "hơi già và hơi đàn ông." Mọi chuyện coi như tạm êm sau đó ở Mỹ. Thế kỷ 21 đến với những lo âu khác hơn là sách vở và chữ nghĩa. Chuyện ở Pháp Bài viết của giáo sư thạc sĩ Marie-Gabrielle Slama trên WebEncyclo không phải là một xếp hạng văn chương theo kiểu Mỹ, cũng không phải chỉ dành riêng cho văn chương chữ Anh. Thế kỷ văn chương của Slama là một liệt kê và phân kỳ những khuynh hướng nổi bật về văn học trên toàn thế giới với gia vị của các món ăn tinh thần Pháp. Bài viết chứng tỏ cái phức tạp và khó khăn của việc làm này. Tính chất lớn rộng và toàn diện của đề tài khiến cho việc tổng hợp dễ tạo ấn tượng vấn đề được nhìn xoay quanh tâm điểm châu Ấu, theo ý nghĩa rộng của những gì được viết ra bằng ngôn ngữ châu Ấu, hay được dịch ra ngôn ngữ châu Ấu trên toàn thế giới. Trước hết thế kỷ 20 là thế kỷ toàn thắng của thể loại tiểu thuyết. Mở đầu và thống trị ngôn ngữ tiểu thuyết mới là Marcel Proust với tác phẩm đồ sộ bảy quyển À la recherche du temps perdu (1923-1927). Tác phẩm được coi là cuối cùng của tiểu thuyết cổ điển và đầu tiên của tiểu thuyết hiện đại. Bên cạnh và đồng thời với Proust, nhà văn Ái Nhĩ Lan James Joyce với tác phẩm làm mới chữ nghĩa cho thế kỷ 20 Ulysses (được viết trong khoảng thời gian 1914-1921 và được dịch ra tiếng Pháp năm 1922). Nhà văn Áo Robert Musil, được biết đến qua tác phẩm không hoàn tất L'homme sans qualités. Đó là tác phẩm được coi như rất gần với thế giới của Proust, khát khao với cái tuyệt đối, một phân tích lịch sử và xã hội của một thế giới suy thoái. Hai nhà văn khác có tầm quan trọng không kém của thập niên 30 có vũ trụ và kỹ thuật mô tả giống nhau, và cùng tìm kiếm chữ nghĩa tiểu thuyết mới là nhà văn Pháp Louis-Ferninad Céline và nhà văn Mỹ William Faulkner. Chủ nghĩa siêu thực là một trong những trào lưu văn chương thẩm mỹ lớn của thế kỷ. Sản sinh trong thời chiến cùng với tạp chí Littérature phát hành năm 1919 ở Pháp là các tên tuổi của André Breton, Louis Aragon và Phillippe Soupault rồi nhà thơ Paul Eluard gia nhập sau đó. Chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hư vô của Tristan Tzara và phong trào "dada" của ông này, chủ nghĩa siêu thực đã đặt lại mọi căn bản về chữ và nghĩa. Thời kỳ giữa hai thế chiến là một dấu mốc mới mang lại những lý do mới để sống và viết dù trong chiến đấu, trong cuộc chạy trốn thực thực tế và dã man hay buông trôi theo giòng tuyệt vọng. Nền văn chương tuyệt vọng có Gertrude Stein, nhà văn sáng tạo ra từ ngữ "thế hệ lạc loài," có Hemingway, Francis Scott Fitzgerald, Stefan Zweig. Một số nhà văn khác đã trực tiếp tham gia vào chính trị và thực sự dấn thân. Cái chết của nhà thơ, nhà thoại kịch Federico Garcia Lorca vào buổi đầu của chiến tranh Tây Ban Nha là hình ảnh tiêu biểu của hình thức dấn thân này. André Malraux, John Steinbeck, John Dos Passos là một trong nhiều hình ảnh khác. Thời hậu chiến, chủ nghĩa hiện sinh là từ ngữ thời thượng. Jean-Paul Sartre, Simone de Beauvoir là hai khuôn mặt tiêu biểu của hình thái hiện sinh pha trộn vừa triết học vừa văn chương này. Tuy không phải mọi người đều đồng ý Albert Camus đứng trong hàng ngũ hiện sinh, nhưng tác phẩm Etranger (1942) của ông chuyên chở một trong số những chủ đề của hiện sinh, đặc biệt về sự phi lý. Thời hậu chiến còn là mảnh đất sản sinh ra phong trào Tiểu Thuyết Mới, phong trào xuất hiện trùng hợp với "Đợt Sóng Mới" trong lãnh vực phim ảnh. Michel Butor, Alain Robbe-Grillet, Nathalie Sarraute... là một trong nhiều đại diện tiêu biểu của phong trào này. Trong một danh sách dài hơn còn có thể kể đến Claude Ollier, Robert Pinget, Jean Ricardou, Claude Simon, Marguerite Duras. Không khí mới của thổi qua lãnh vực kịch nghệ. Samuel Beckett, Ionesco, Bertolt Brecht, Jean Genet đã đóng vai trò tích cực trong việc làm mới kịch trường. Những năm 1950-1960 là thời kỳ phủ nhận và đặt lại vấn đề. Thời kỳ của thế giới đấu tranh thoát khỏi xích xiềng thực dân đã là mảnh đất phì nhiêu của văn chương. Làn sóng nổi loạn trong văn chương Mỹ đã càn quét những ràng buộc cũ. Allen Ginsberg, Jack Kerouac, William Burroughs khởi đầu cho khuynh hướng nổi loạn này. Henry Miller, Nabokov cũng xuất hiện cùng thời kỳ trong khi Ralph Ellison, James Baldwin bắt đầu tạo sự chú ý của người đọc đến số phận của người da đen trong xã hội "trắng" Hoa Kỳ. Thế kỷ 20 còn nổi bật lên hiện tượng "quốc tế hóa" tiểu thuyết. Mishima tuy được coi là chịu ảnh hưởng của tác giả ngoại quốc nhưng chắc chắn không ai phủ nhận cái gốc rễ của văn hóa Nhật trong tác phẩm của ông. Tương tự như thế trong trường hợp của Jorge Luis Borges và Julio Cortazar ở Á Căn Đình, của Salman Rushdie ở Ần Độ. Thời kỳ hậu chiến sẽ thiếu sót nếu không nhắc đến văn chương goulag. Boris Pasternak (Nobel 1958) và Aleksandr Solzhenitsyn (Nobel 1970) qua Doctor Zhivago và One Day in the Life of Ivan Denisovich, đã viết chung bản tuyên ngôn văn chương .....đòi trả lại tự do cho con người và như thế, giải phóng văn chương. Văn chương của thế kỷ 20 sẽ thiếu sót nếu không nhắc đến những sáng tác trong lãnh vực khoa học giả tưởng. Aldous Huxley, George Orwell đã dẫn đầu danh sách này. Kế tiếp phải kể đến Ray Bradbury, Isaac Asimov, Philip K. Dick, Franck Herbert. Văn chương của thế kỷ 20 sẽ thiếu sót nếu không nhắc đến tiểu thuyết trinh thám. Conan Doyle nổi tiếng với nhân vật Sherlock Holmes. Agatha Christie nổi tiếng ngay từ tác phẩm The Murder of Roger Ackroyd (1926). Danh sách các tác giả của tiểu thuyết loại này thật dài, có thể kể đến là Dashiell Hammett, Raymond Chandler, Georges Simenon, Léo Malet, Gaston Leroux, Ian Fleming... Một phần tư sau cùng của thế kỷ 20 còn phải được nhắc đến ba khuôn mặt lớn trong lãnh vực kịch nghệ là Heiner Muller, Edward Bond và Bernard-Marie Koltès. Kể từ thập niên 70 trở đi, theo Marie-Gabrielle Slama, văn chương gắn liền với "xã hội trình diễn" (société du spectacle). Nhà văn được truyền hình và báo chí nhắc đến như bất cứ một ca sĩ hay diễn viên màn ảnh nào khác. Trường hợp của Michel Houellebecq, Salman Rushdie là điển hình. Sách vở trở thành món hàng như mọi món hàng khác và các nhà xuất bản không đi tìm những gì khác hơn một "best-seller" Có thể như một số người đã cảnh báo, đây là về cái chết của văn chương hay chỉ là một biến hóa khác của văn chương trước khi bước vào ngưỡng cửa của thế kỷ 21? Chuyện Việt Nam Ông Edmund Morris, thành viên trong ban giám khảo của Modern Library, tác giả của The Rise of Theodore Roosevelt, tác phẩm được trao giải Pulitzer về Tiểu Sử và Tự Truyện của năm 1980, thú nhận nếu được yêu cầu ghi xuống 100 tác phẩm hay nhất của thế kỷ 20, ông chỉ có thể cung cấp một danh sách chừng 58 quyển. Trong đời, ông thú nhận, ông không đọc hết 100 tác phẩm "lớn" của thế kỷ mặc dù ông có thể đã đọc một số trong số này cả 100 lần. Nhưng qua nói chuyện với nhà văn A. S. Byatt, ông biết bà này đã đọc tất cả tác phẩm được viết ra kể từ quyển Filocolo của Boccaccio trở đi và bà là người sẽ cung cấp dễ dàng một danh sách tác phẩm như vậy. Ông nghĩ Shelby Foote cũng sẽ làm được điều này trong một danh sách có ít nhất 18 tác phẩm của William Faulkner. Nhà văn A. S. Byatt, người được nhìn nhận có khả năng nhất trong việc làm do Modern Library chủ xướng vì bà đọc rất nhiều sách và sẵn sàng tranh luận từng tác phẩm một nếu được đem lên bàn mổ. Bà thú nhận mình là người thích thiết lập danh sách. Đó là một phần của cách trí óc con người làm việc. "Bằng danh sách, chúng ta sắp xếp quá khứ và tương lai trong đầu. Đây là những gì tôi đã đọc và nhớ, đây là những biến cố trong đầu đã tạo ra tôi là tôi bây giờ. Cũng vậy, đây là những gì tôi cần phải biết và không biết. Đây là những gì tôi có ý định đọc, cho vui hay vì giáo dục. Đây là thứ tự về tầm quan trọng theo ý tôi. Danh sách không cứ chỉ là sách, chúng có thể là thành phố hay thực phẩm hay ngôn ngữ hay giống như danh sách lạ lùng của Borges về những vật thể không liên hệ gì với nhau, những quan niệm." Theo bà, "Danh sách về những tác phẩm lớn là chuyện của Mỹ nhiều hơn của châu Ấu. Văn hóa Mỹ được tôi luyện bằng những thảo luận về sự kế thừa của Mỹ từ mọi nền văn hóa khác và văn chương Mỹ vẫn đặt nặng về vấn đề căn cước của văn hóa Mỹ hơn là văn hóa Anh (hay Ấu châu khác)." Nhận diện ra mình giữa thế giới rộng lớn trong những giới hạn của nó, là nỗi ám ảnh không phải chỉ của người Mỹ. Thoát thai từ văn hóa thuộc địa, văn chương chữ quốc ngữ Việt Nam là một nỗ lực không ngừng xác định bản ngã văn hóa dân tộc. Nền văn chương đó vừa kịp trưởng thành đã bị xô đẩy vào chiến tranh. Hoàn cảnh đặc thù của Việt Nam sau thế chiến thứ hai và rõ rệt hơn sau năm 1954 đã đặt chúng ta trước sự phát triển riêng biệt của hai nền văn chương phát triển độc lập với nhau giữa hai miền đất nước. Hãy gọi đó là văn chương chiến tranh hay thời thế gì đó cũng được. Hoặc có thể từ một điểm nhìn khác, đặc biệt ở miền Nam do điều kiện phát triển tự do, cũng đã có văn chương ngoảnh mặt lại với chiến tranh và thời thế, cũng đã có văn chương, trong tuyệt vọng, đường cùng, tìm cách vượt thoát chiến tranh và thời thế. Và hoàn cảnh đặc thù của Việt Nam sau 1975 lại tách rời sự phát triển đó ra giữa hai nền văn chương: một trong nước và một ngoài đất nước. Chiến tranh dường như vẫn chưa chấm dứt sau năm 1975, trên mặt trận chữ nghĩa. Sự chạm trán và cọ xát văn chương giữa hai miền đất nước, (và một phần của hiện tượng này giữa trong và ngoài nước) trong một phần tư thế kỷ còn lại của thế kỷ 20, trong tư thế bị bắt buộc thống nhất về chính trị trong nước, một cách nào đó, đã khiến, trong một chừng mực nhất định, tạo điều kiện cho sự tiến gần với nhau hơn của văn chương trong mục tiêu giải phóng chữ nghĩa khỏi cái bóng ma chiến tranh quá khứ, trả lại tự do cho văn chương. Cuộc phiêu lưu của chữ nghĩa, ở đâu cũng vậy, là cuộc đấu tranh của trí nhớ chống lại lãng quên (mượn chữ của Milan Kundera). Chúng ta còn (nên) nhớ gì về nền văn chương chữ quốc ngữ của thế kỷ qua? Hãy thử, như A. S. Byatt, "sắp xếp quá khứ và tương lai" bằng cách thiết lập danh sách, khởi đầu, của 50 tác phẩm lớn của thế kỷ 20 của Việt Nam. Hãy bắt đầu bằng danh sách tác phẩm giả tưởng (fiction) đã xuất bản từ buổi đầu của chữ quốc ngữ cho đến cuối thế kỷ 20 (chấm dứt vào cuối tháng 12 của năm 2000)... nghe rơi bao lá vàng ngập giòng nước sông Seine mưa rơi trên phím đàn chừng nào cho tôi quên Được vnhl sửa chữa vào 12/06/2002 00:05