1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

1000 năm Thăng Long - Hà Nội

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi smartdragon, 27/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nhimxxu

    nhimxxu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2005
    Bài viết:
    1.814
    Đã được thích:
    0
    a ha, tiện thể hỏi luôn mọi ng có ai thấy cuốn sách nào về Hn hay giới thiệu cho tui nhé, trc h mới chỉ thấy thích 2 quyển tuỳ bút viết về HN của Băng Sơn ( ko nhớ rõ tên sách lém) là thấy thích nhất
  2. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Người ở Hà Nội. Tớ nói đây là những người ở Hà Nội thui nhá...hức, nhiều người chửi tục kinh dị . Hu hu, ra đường lơ mơ mà va chạm vào ai đó thì thôi rồi, con này con kia nghe phát ớn ( tớ chưa bao giờ bị nhưng tớ có nghe thấy nhiều)
    Nhưng cũng rất tốt bụng ... điển hình là một lần tớ đến chơi, vì tớ thích đi một mình. Chui vào khu phố bàn cờ và không biết đường ra, cô ấy dẫn theo đứa con nhỏ hướng dẫn tớ rất nhiệt tình khi tớ hỏi. Người Hà Nội hầu hết có giọng nói rất nhẹ, ấm và đương nhiên tớ thích nghe con trai nói hơn con gái (haha) vì con gái nhiều người giọng che ché che ché, giọng tớ thì hơi trầm, nghe nó cứ đối nghịch thế nào ý
    Cảnh Hà Nội có rất nhiều cái để nói. Nhất là đứng trên cầu Thăng Long hoặc Long Biên hoặc Chương Dương nhìn sông Hồng
  3. hero_abc

    hero_abc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Món ngon Hà Nội thì có nhiều. Có thưởng thức cả tháng cũng không hết. Mọi người cùng tham khảo tài liệu về món ngon Hà Nội nhé.
    Phong cách ẩm thực Hà Nội
    Hà Nội nổi tiếng về sành ăn, vì vậy, ca dao mới có câu: Bánh cuốn Thanh Trì, bánh gì (giầy) Quán Gánh - Bánh giầy làng Kẻ, bánh tẻ làng So - Bánh đúc làng Kẻ, bánh tẻ làng Diễn - Giò chèm, nem Vẽ - Dưa La, cà Láng; Nem Báng, tương Bần; Nước mắm Vạn Vân, cá rô đầm Sét - Cháo Dương, tương Sủi - Tương Nhật Tảo, Đào Nhật Tân... Ngay từ thế kỷ XIX, dân gian đã có câu "Ăn Bắc, mặc Kinh" (Bắc ở đây là Bắc Ninh, còn Kinh là Hà Nội). Các món ăn địa phương đặc biệt này do các hàng rong ở các vùng ngoại vi chế biến và mang vào bán ở Hà Nội.
    Trong cuốn Hà Nội băm sáu phố phường (1942), nhà văn Thạch Lam đã đề cập bánh cuốn, bún riêu, bún bung, bún ốc, bún chả, cốm vòng, bánh tôm và nhất là phở bằng tất cả những cảm nhận đặc biệt về vị ngon của từng món ăn. Thạch Lam đã thốt lên hai câu thơ khi ngửi thấy mùi bún chả: "Ngàn năm bảo vật đất Thăng Long, Bún chả là đây có phải không?" Đối với Thạch Lam, "Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon". Theo ông, phở ngon phải là phở "cổ điển", nấu bằng thịt bò,"nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn chứ không dai, chanh ớt với hành tây đủ cả", "rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm một ít cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ". Vào thời những năm 1940, phở đã rất phổ biến ở Hà Nội: "Đó là thứ quà ăn suốt ngày của tất cả các hạng người, nhất là công chức và thợ thuyền. Người ta ăn phở sáng, ăn phở trưa và ăn phở tối". Ngày nay, phở được xem như là món ăn thuần tuý Việt Nam, đúng hơn của Hà Nội hay miền Bắc (qua tên gọi phở Bắc).
    Thật ra, phở mơí có cách đây khoảng một thế kỷ: nó chưa được ghi trong tự điển của Huỳnh Tịnh Paulus Của (1895) và Genibrel (1898). Ngay cả cái tên "phở" cũng cũng chỉ là âm của chữ (phấn), đọc theo giọng Quảng Đông, trong tên của món ăn "ngưu nhục phấn" gồm thịt bò (ngưu nhục) và bánh phở (phấn). Từ đầu những năm 1940, bên cạnh phở bò còn có phở gà, nhưng theo Thạch Lam, "sự cải cách ấy hình như không được hoanh nghênh". Với cuộc di cư của đồng bào miền Bắc vào Nam sau Hiệp định Genève (1954), phở mới thực sự bắt đầu cuộc "Nam tiến", trở thành món ăn được ưa chuộng trong cả nước. Từ Nam chí Bắc, phần lớn các quán ăn hai bên đường thường mang bảng hiệu "cơm phở". Cũng phải nói thêm rằng, ở miền Nam và đặc biệt ở thành phố Hồ Chí Minh, món phở được biến đổi khá rõ nét: có thêm giá nhúång và các loại rau thơm như húng quế, mùi tàu..., nhưng lại thiếu hành hoa. Riêng ở Paris, một số hiệu còn chế ra món "phở đặc biệt", ngoài thịt tái và thịt chín, còn bỏ thêm vào bò viên, dạ lá sách.
    Trong cuốn Miếng ngon Hà Nội (viết trong khoảng từ 1952-1959), nhà văn Vũ Bằng đã không tiếc lời ca ngợi những món ăn như chả cá, tiết canh (lợn, vịt, chó...), thịt chó, bún thang, gỏi cá sống và rươi. Do sự đa dạng của cách nấu nướng cũng như của các loại gia vị được dùng (húng, lá mơ, giềng, sả, mẻ, mắm tôm...), các món thịt chó chừng mực nào đó được xem là biểu tượng của bếp núc miền Bắc, nhất là từ Đèo Ngang trở vào, thịt chó không mấy được ưa chuộng dù hơn 40 năm qua người miền Bắc vào lập nghiệp khá đông. Trước đây, món ăn chế biến bằng rươi (chả rươi, rươi hấp, rươi rang và nhất là mắm rươi) cũng góp phần không nhỏ trong việc tạo ra nét nghệ thuật độc đáo của nghệ thuật ăn uống miền Bắc. Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, rươi chỉ có nhiều ở các tỉnh duyên hải phía Bắc, từ Quảng Bình trở ra. Thế nhưng, hiện nay món rươi gần như biến mất ở Hà Nội.
    Từ năm 1954 đến cuối những năm 1980, mĩ vị pháp ở miền Bắc có phần suy thoái do hậu quả của chiến tranh, chính sách tập thể hoá. Khoảng mười năm trở lại đây, chính sách đổi mới đã nâng cao rõ rệt mức sống của nhân dân. Kết quả là cảnh quan ẩm thực của Việt Nam biến đổi nhiều. Ở Hà Nội và các thành phố lớn, bên cạnh món cơm "bình dân" chỉ bán những món ăn gia đình truyền thống như cá kho, đậu phụ rán, thịt lợn luộc... thì trong các nhà hàng sang trọng, thực khách thường yêu cầu những món ăn mang nét Trung Quốc như chim quay, cá chua ngọt, cua rang muối... thay vì các món ăn đặc biệt của Hà Nội xưa. Phong cách ẩm thực Hà Nội
    Hà Nội nổi tiếng về sành ăn, vì vậy, ca dao mới có câu: Bánh cuốn Thanh Trì, bánh gì (giầy) Quán Gánh - Bánh giầy làng Kẻ, bánh tẻ làng So - Bánh đúc làng Kẻ, bánh tẻ làng Diễn - Giò chèm, nem Vẽ - Dưa La, cà Láng; Nem Báng, tương Bần; Nước mắm Vạn Vân, cá rô đầm Sét - Cháo Dương, tương Sủi - Tương Nhật Tảo, Đào Nhật Tân... Ngay từ thế kỷ XIX, dân gian đã có câu "Ăn Bắc, mặc Kinh" (Bắc ở đây là Bắc Ninh, còn Kinh là Hà Nội). Các món ăn địa phương đặc biệt này do các hàng rong ở các vùng ngoại vi chế biến và mang vào bán ở Hà Nội.
    Trong cuốn Hà Nội băm sáu phố phường (1942), nhà văn Thạch Lam đã đề cập bánh cuốn, bún riêu, bún bung, bún ốc, bún chả, cốm vòng, bánh tôm và nhất là phở bằng tất cả những cảm nhận đặc biệt về vị ngon của từng món ăn. Thạch Lam đã thốt lên hai câu thơ khi ngửi thấy mùi bún chả: "Ngàn năm bảo vật đất Thăng Long, Bún chả là đây có phải không?" Đối với Thạch Lam, "Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon". Theo ông, phở ngon phải là phở "cổ điển", nấu bằng thịt bò,"nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn chứ không dai, chanh ớt với hành tây đủ cả", "rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm một ít cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ". Vào thời những năm 1940, phở đã rất phổ biến ở Hà Nội: "Đó là thứ quà ăn suốt ngày của tất cả các hạng người, nhất là công chức và thợ thuyền. Người ta ăn phở sáng, ăn phở trưa và ăn phở tối". Ngày nay, phở được xem như là món ăn thuần tuý Việt Nam, đúng hơn của Hà Nội hay miền Bắc (qua tên gọi phở Bắc).
    Thật ra, phở mơí có cách đây khoảng một thế kỷ: nó chưa được ghi trong tự điển của Huỳnh Tịnh Paulus Của (1895) và Genibrel (1898). Ngay cả cái tên "phở" cũng cũng chỉ là âm của chữ (phấn), đọc theo giọng Quảng Đông, trong tên của món ăn "ngưu nhục phấn" gồm thịt bò (ngưu nhục) và bánh phở (phấn). Từ đầu những năm 1940, bên cạnh phở bò còn có phở gà, nhưng theo Thạch Lam, "sự cải cách ấy hình như không được hoanh nghênh". Với cuộc di cư của đồng bào miền Bắc vào Nam sau Hiệp định Genève (1954), phở mới thực sự bắt đầu cuộc "Nam tiến", trở thành món ăn được ưa chuộng trong cả nước. Từ Nam chí Bắc, phần lớn các quán ăn hai bên đường thường mang bảng hiệu "cơm phở". Cũng phải nói thêm rằng, ở miền Nam và đặc biệt ở thành phố Hồ Chí Minh, món phở được biến đổi khá rõ nét: có thêm giá nhúång và các loại rau thơm như húng quế, mùi tàu..., nhưng lại thiếu hành hoa. Riêng ở Paris, một số hiệu còn chế ra món "phở đặc biệt", ngoài thịt tái và thịt chín, còn bỏ thêm vào bò viên, dạ lá sách.
    Trong cuốn Miếng ngon Hà Nội (viết trong khoảng từ 1952-1959), nhà văn Vũ Bằng đã không tiếc lời ca ngợi những món ăn như chả cá, tiết canh (lợn, vịt, chó...), thịt chó, bún thang, gỏi cá sống và rươi. Do sự đa dạng của cách nấu nướng cũng như của các loại gia vị được dùng (húng, lá mơ, giềng, sả, mẻ, mắm tôm...), các món thịt chó chừng mực nào đó được xem là biểu tượng của bếp núc miền Bắc, nhất là từ Đèo Ngang trở vào, thịt chó không mấy được ưa chuộng dù hơn 40 năm qua người miền Bắc vào lập nghiệp khá đông. Trước đây, món ăn chế biến bằng rươi (chả rươi, rươi hấp, rươi rang và nhất là mắm rươi) cũng góp phần không nhỏ trong việc tạo ra nét nghệ thuật độc đáo của nghệ thuật ăn uống miền Bắc. Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, rươi chỉ có nhiều ở các tỉnh duyên hải phía Bắc, từ Quảng Bình trở ra. Thế nhưng, hiện nay món rươi gần như biến mất ở Hà Nội.
    Từ năm 1954 đến cuối những năm 1980, mĩ vị pháp ở miền Bắc có phần suy thoái do hậu quả của chiến tranh, chính sách tập thể hoá. Khoảng mười năm trở lại đây, chính sách đổi mới đã nâng cao rõ rệt mức sống của nhân dân. Kết quả là cảnh quan ẩm thực của Việt Nam biến đổi nhiều. Ở Hà Nội và các thành phố lớn, bên cạnh món cơm "bình dân" chỉ bán những món ăn gia đình truyền thống như cá kho, đậu phụ rán, thịt lợn luộc... thì trong các nhà hàng sang trọng, thực khách thường yêu cầu những món ăn mang nét Trung Quốc như chim quay, cá chua ngọt, cua rang muối... thay vì các món ăn đặc biệt của Hà Nội xưa.
    Được hero_abc sửa chữa / chuyển vào 10:50 ngày 31/07/2006
  4. hero_abc

    hero_abc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Smart Dragon hẳn phải là người yêu Hà Nội lắm. Chỉ có những người yêu Hà Nội như bạn mới mong muốn tìm hiểu về "những nét đẹp Hà Nội" nhân dịp 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. Tôi hiểu và ủng hộ bạn.
  5. hero_abc

    hero_abc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội có nhiều con phố mang tên những ngành nghề truyền thống của chính những người dân sinh sống ở đây như phố Hàng Chĩnh, Hàng Mắm, Hàng Nón, Hàng Thùng, Hàng Khay, Hàng Mã, Hàng Khoai,... Là thủ đô, là một thành phố lớn của cả nước vậy mà Hà Nội lại có những con phố với những cái tên thật bình dị và gần gũi. Theo tôi, đây là một đặc trưng của Hà Nội, khác biệt với những thành phố khác trong cả nước.
    Nhân đây gửi cho mọi người tài liệu viết về nghìn năm Thăng Long Hà Nội cho mọi người cùng tham khảo.
    Nghìn năm Hà Nội
    02.03.2006 - 19:00


    Hà Nội có tên chính thức từ năm 1831, vậy là sắp tuổi hai trăm hay là còn mấy năm lẻ nữa thì chẵn tuổi nghìn? Đôi khi ta lại tự hỏi không gian và thời gian trong hồn ta xem Hà Nội có phải là đã có từ trước khi quan viên cai trị ngoại bang lập ra La Thành chăng, có thần Ngựa Trắng đi quanh mà yếm đất? Cũng có phải là hơn mười năm thế kỷ, từng có ngôi chùa Hộ Quốc từ thời Tiền Lý mà nay dáng dấp mông lung còn ẩn hiện trên sóng nước Hồ Tây ngôi chùa Trấn Quốc có bóng cây đề khởi hành từ đất Phật Thích Ca Ấn Độ, về chốn này toả bóng xum xuê...?
    Hà Nội đã thay đổi bấy lần tên gọi, nhưng hồn xưa, tình cũ, nét Văn hiến truyền đời thì chẳng đổi thay, chỉ có phát triển lên như cái vòng xoáy ốc, tưởng quay về chốn cũ, nhưng thực ra lại mở rộng vòng quay như tình yêu không hề đóng kín, cứ ngày một giao hoà và nghi ngút âm dương phát triển.
    Đã có bao nhiêu du khách nước ngoài đến Hà Nội để mang theo Hà Nội về nơi xa ấy suốt đời. Đã có bao nhiêu trái tim rộn ràng thương nhớ từ Lũng Cú đến Cà Mau hướng về Hà Nội, nơi đến một lần thì tương tư mãi mãi, nếu chưa đến thì thấp thỏm yêu chờ được một làn hoan hỉ giao duyên....
    Trên khắp đất nước ta ở đâu chẳng có những ao hồ, đầm phá, nhất là những chiếc ao cho lùm tre soi bóng, những đầm sen cho ngát lộng hương thơm.... nhưng ở đâu có hồ kỳ lạ đến mức thiêng liêng huyền thoại như Hồ Gươm, từng mang tên hồ Lục Thuỷ (nước xanh), hồ Tả Vọng và Hữu Vọng (hướng về Phủ Chúa từ bên trái và bên phải), hồ Thuỷ Quân (nơi thao diễn quân đội), hồ Hoàn Kiếm (trả lại gươm thiêng)...cho đến Thiên niên kỷ thứ III này, vẫn vòi voi cây bút viết lên trời xanh dòng thơ cảm khái nước non kinh thành, sau khi chấm vào nghiên mực đá có ba ?cậu ông trời? ghé vai gánh vác một niềm trường tồn bất tận hào khí Thăng Long...
    Chỉ là con hồ quen thuộc, chỉ là mây trắng bay qua và đậu lại, chỉ là sóng nước lăn tăn, đôi khi phẳng lì mặt gương cho cỏ cây soi bóng mà điểm trang như nàng tiểu thư ngượng ngùng soi tóc mượt mà gió liễu lại đôi khi nổi sóng bạc đầu kể về mình niềm thời gian ngưng đọng trong bão táp phong ba.... Hồ Trả Gươm gọi tắt là Hồ Gươm mà có nhà thơ Hy Lạp phải sững sờ như đứng trước giai nhân bằng câu thơ:
    ?Hồ gươm như một lẵng hoa giữa lòng thành phố?
    Cầu Thê Húc Hà Nội
    để ?Con tầu đưa tôi đi về phía trước?
    Nhưng ?Trái tim tôi đi ngược về phía đằng sau...? phía trước là đi về Hy Lạp, phía đằng sau chính là Hà Nội với Hồ Gươm, Hồ Tây với Hàng Đào đầy vải, Hàng Đường ngọt ngào, hàng Tiện đầy quân cờ, đầy đối chướng thêu rồng thêu phượng và tựu trung là có đến 80 phố mang chữ Hàng phía trước như câu ca dao cổ:
    Hà Nội băm sáu phố phường
    Hàng Gạo, Hàng Đường, Hàng Muối trắng tinh....
    Một vòng quanh Hồ Hoàn Kiếm chỉ hai cây số, còn vòng qua Hồ Tây có mấy làng trồng hoa và cây cảnh, mấy làng nuôi cá vàng và đánh cá đánh tôm, có hồng xiêm ngọt lừ, có cành đào đón tết, có chợ từng bán lưới (Võng Thị) vòng Hồ Tây ấy hơn 17 cây số cho ta đi trong gió lộng, trong mây bay, trong hương hoa, trong khói nướng chả thơm lừng món ngon, trong vị giòn tan con ốc hấp thuốc bắc, và trong thấp thoáng mơ hồ đã mịt mùng khuấy lấp là bóng đàn chim sâm cầm lông chân đen đỏ về tìm nơi bèo nổi mây chìm sóng bạc... Con trâu vàng không còn, con cáo trắng bặt tăm, những cung phi dệt ra lụa trắng ngàn năm vô định, nàng công chúa dạy dân trồng dâu dệt lụa, bà chúa Liễu Hạnh hiện ra từ vóc dáng tiên nương hoạ thơ cùng chàng trẻ tuổi trạng nguyên kỳ tài Phùng Khắc Khoan..... Tất cả và tất cả đang là một Hồ Tây có đường phố Lạc Long Quân và đường phố Âu Cơ chứng giám cháu con mở hội liên hồi....
    Không kể con sông Hồng, tên chính thức là sông Nhĩ (sông có dáng chiếc vành tai) đọc chệch ra là sông Nhị, rồi Hồng Hà (từng là sông Phú Lương), khúc cuối nguồn sông Thao.... dài như một tấm gương mê hoặc, như chiếc thắt lưng đỏ quấn quanh chiếc eo lưng cô gái Hà Thành (một ý thơ của thi sĩ phía cuối trời Nam).... Sông Hồng cũng từng là nỗi khát khao của người ?trăm họ? chả thế mà có chàng trai Quảng Ngãi lần đầu tiên gặp Hà Nội, bất kể lúc âý là đêm khuya và trời lạnh, cứ nhảy ào xuống lòng sông cho phù sa sông Hồng thấm vào da thịt để thoả nỗi ước mong. Đó là chàng trai Võ Năng Lạc sau này là một giáo sư tiến sĩ về lòng đất, nói cách khác là về địa chất...
    Ngoài sông Hồng uốn lượn mềm mại và ngang tàng ấy, Hà Nội còn bao nhiêu mặt nước để đắm say lòng người. Hồ Bẩy mẫu, Hồ Ba mẫu, hồ Thiền Quang, hồ Thủ Lệ, hồ đền Hai Bà Trưng, hồ Ngọc Khánh, hồ Linh Quang, hồ Văn trước Văn Miếu (nơi các nho sinh thầy giáo trước khi vào cửa Thánh phải ngắm mình vào đó mà sửa sang mũ áo cho chỉnh tề)...
    Đi liền với niềm yêu bồng bềnh sóng nước ấy thì Hà Nội cũng là thành phố xanh rờn suốt bốn mùa, suốt đời người, suốt tuổi tác bao thế hệ. Mái ngói cứ lô xô trong cảnh một Đỗ Huân, trong tranh một Bùi Xuân Phái, trong món ngon một Thạch Lam.... trong tách cà phê Lâm nghi ngút thơm lừng giữa phố Nguyễn Hữu Huân.... thì cây xanh là một phần mê hồn hoặc của thời gian sinh tồn trong từng lõi gỗ.
    Đường hoa sữa phố Nguyễn Du, đường Trần Hưng Đạo. Đường tán sấu biêng biếc tứ mùa Trần Phú, Phan Đình Phùng, Trần Hưng Đạo, đường sao đen lực lưỡng vững vàng Lò Đúc, đường chò nâu Hùng Vương, đường muồng hoa vàng như nắng đường Huỳnh Thúc Kháng, đường bằng lăng tím ngát Thợ Nhuộm.... Chỉ riêng quanh Bờ Hồ đã có hẳn một rừng cây, mọc mãi, mọc mãi thành kỷ niệm triệu hồn người trong lòng người, bất kể người ấy đang Hà Nội hay cuối phương trời hoặc dằng dặc nửa vòng trái đất tha phương. Thử xem kìa: Hai cây lộc vừng, một quằn quại vươn lên, một chín gốc quây quần. Bốn cây gỗ Tếch hiên ngang, bốn mươi cây liễu thả tóc vào chiều vi vút, hai cây hoa gạo quê xa, năm cây hoa vông chói đỏ đón hè sang, mười bẩy cây bàng thả thư đỏ đón mùa đông, mười một cây cọ lá xoè như trung du thoáng hiện, một cây sung trên dốc đá núi Đào Tai (hay Độc Tôn) cùng vô số cây hoa sưa (không phải là hoa sữa) nở trắng ngần băng tuyết hoa xuân, những cây nhội, trái ngựa, xà cừ, tre trúc và sấu cho bóng xanh, cho quả ngon cũng chen vai nhau hàng thế kỷ với con số ngàn....
    Xưa nay Hà Nội vẫn được coi là địa linh, là văn vật, là hào khí.... Nơi phía Bắc Hồ Gươm đang có đài phun nước, tên chính là quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, từng là bãi chặt đầu ngưòi. Quân Pháp mang người Việt Nam yêu nước ra đây chém rồi bêu đầu..... nhưng thời nào Hà Nội cũng có rất nhiều anh hùng yêu nước, có người đầu độc quân thù, có người lên máy chém, có người chết trong tù, có người hy sinh tại mặt trận tít tận phương Nam và nay trên khắp các mặt trận, từ mặt trận văn hóa tư tưởng đến kinh tế, xã hội.... bao nhiêu anh hùng có tên và khuyết tên, cứ như hoa xuân Ngọc Hà Hữu Tiệp, cứ như hoa xuân Ngọc Hà Hữu Tiệp, cứ như cành đào mơn mởn Nhật Tân, Quảng Bá, cứ như ông quan án Sát không chỉ xử án mà còn làm thơ và dựng Đài Nghiên Tháp Bút cho hậu thế muôn đời...
    Ta bước vào lịch sử phút giây sống với người xưa và ta lại về cuộc đời để sống cùng Hà Nội hiện tại. Những Bảo tàng lịch sử, Bảo tàng Cách mạng, Bảo tàng Quân đội, Bảo tàng Phụ nữ, Bảo tàng Chiến thắng B52, Bảo tàng Hồ Chí Minh.... hiện tại và lịch sử song trùng, đồng hành..... Có chiếc lờ chiếc đó để đơm con cá nơi hồ Hàng Đào trăm năm trước thì cũng có lá cờ đỏ sao vàng trên quảng trường Nhà hát lớn năm 1945 tháng Tám, nhân dân vùng lên đạp đổ ách gông cùm nô lệ.... và cũng có khói đen nghi ngút cho xăng Đức Giang cháy và xác pháo đài bay Mỹ rơi ngay vào ao làng, cạnh vườn trồng hoa của làng Ngọc Hà, như một chứng tích của tàn bạo chống lại nhân văn nhân bản....
    Hà Nội đi lên, không đao to búa lớn, không mất gốc, đứt rễ. Vẫn còn hàng xôi lúa làm bằng hạt ngô nếp bung nhừ, vẫn còn sợi bún Phú Đô, Tứ Kỳ trắng tinh đi kèm con ốc thành món bún ốc ít nơi có được ngon bằng.... vẫn còn những sợi rau muống luộc và cô hàng bán cơm nắm muối vừng, có con tôm đầu gạch đuôi trứng, có món nõn rau bí ngô xào tỏi, vẫn còn món phở nạm, phở gầu ngon nhất nước không món quà sáng nào sánh kịp....
    Hà Nội từng là quê hương của bao danh sĩ, thuyền quyên, tài tử, và cũng là quê hương của bao món ăn kỳ lạ xuất hiện từ những bàn tay kỳ tài, và quê hương của tấm áo dài ?Lơ Muya? tức áo dài ?Tân Thời? và nay là hồn Việt Nam, chỉ nói gọn là áo dài Việt Nam?....
    Nguyễn Trãi từng ?Góc Thành Nam lều một gian? suốt 10 năm bị giam lỏng ở Đông Quan này. Nguyễn Du viết ?Người gẩy đàn cầm trên đất Thăng Long?, Cao Bá Quát nhà ở phố Đình Ngang, Phạm Đình Hổ tự bảo rằng ?Nhà ta ở phường Hà Khẩu?... và bà Huyện Thanh Quan, bà Đoàn Thị Điểm, bà Hồ Xuân Hương cùng hàng nghìn dòng tên trên bia tiến sĩ, Hà Nội là cái nôi, cái tổ của nền văn hiến Việt Nam, của Kẻ chợ, Kinh Kỳ, của Hà Thành linh ứng....
    Hơn trăm năm phố thay cho một thời chỉ có băm sáu phố phường. Mấy cửa ô mờ tỏ những Ô Quan Chưởng, Đống Mác, Cầu Giấy, Cầu Diễn, Chợ Dừa, Yên Phụ.... của 24 cửa ô bao thời để lại, đâu phải chỉ có 5 cửa ô như lời một bài hát (5 cửa ô là 5 ngả quân ta vào tếp quản Hà Nội năm 1954 mà thôi)... Hà Nội đang rộng dài, đang nở hoa, đang lực lưỡng con thiên mã tung bờm trên đường thiên lý, nếu không nói là con rồng vùng vẫy với bao la, bao la trời đất và bao la lòng người.
  6. hero_abc

    hero_abc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Ngoài những món ngon và những phong cảnh đẹp của đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến còn phải kể đến những bài thơ, bài hát về Hà Nội nữa. Để chọn ra một bài hát hay nhất về Hà Nội thì thật là khó khăn. Bây giờ trong tôi đang vang lên câu hát "... dù có đi bốn phương trời lòng vẫn nhớ về Hà Nội...". Còn các bạn thì sao?
  7. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    Bác nào biết trang web nào giới thiệu tôngt quan về Hà Nội bảo iem với! xin cảm ơn!
  8. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    Thử tìm hiểu giá trị văn hoá ở Tháp Bút đền Ngọc Sơn (ST)

    Dòng thứ 16 và 17 của bài ký khắc trên bia đá, nguyên dựng ở Đình Trấn Ba Đền Ngọc Sơn, Hà Nội, có đoạn : Cố kỳ đổng vũ quy mô, danh vật thể thế, quan văn dĩ ý khởi, tắc diệc dị hồ tục chỉ sở vi hỹ, tạm dịch là: ?oNhìn ngắm quy mô miếu mạo, hình thế danh vật, xem văn chữ sẽ nẩy sinh ý tưởng, sẽ thấy thật khác với những gì người đời thường đã làm?. Qua đoạn văn này, người xưa có ý nhắc : Người đến thăm Ngọc Sơn hãy nhìn Tháp Bút, Đài Nghiên, Đình Trấn Ba, hãy suy ngẫm về những dòng chữ ?ođiểm xuyết? ở nơi này.
    Ngắm nhìn Tháp Bút thấy: tháp cao vút dưới chân tháp có miếu Sơn Thần và bia Năm Chữ (Thái sơn Thạch cảm đương) (...)

    Ở mặt bắc tầng 1, 2, 3 của Tháp Bút, đề 3 chữ (Tả Thanh Thiên) (...) tạm dịch là:

    - Viết giữa trời xanh

    - Viết giữa ban ngày

    Nếu hiểu 2 chữ (Thanh thiên) (...) là từ giản lược của thành ngữ: (Thanh thiên bạch nhật) (1) (...), thì ba chữ ?oTả thanh thiên: có nghĩa là:

    - Viết rõ ràng giữa thanh thiên bạch nhật.

    - Viết rõ ràng ngay trước mặt mọi người.

    Chữ Hán hàm xúc nhiều nghĩa, chữ (tả) (...) có tới 5 nghĩa: 1) Viết, vẽ, 2) Miêu tả, 3) Sao chép, 4) Đặt ra, 5) Lộ ra. Nhưng chữ Tả để ở Tháp Bút, theo chúng tôi chỉ nên lấy nghĩa: ?oViết?.

    Nhìn Đài Nghiên, thấy trên đỉnh có một nghiên đá mang dáng hình nửa quả đào, đăt ở nơi không cao, không ở dưới thấp. Nếu lên tận Đài Nghiên để quan sát sẽ nhận ra quanh thành nghiên đá có khắc bài minh, do Phương Đình Nguyễn Văn Siêu đề, khắc theo lối chữ lệ, rõ ràng, trang nghiêm, trong đó có đoạn (tạm dịch nghĩa): ?oHòn đá cái Nghiên này... không vuông, không tròn, không ở cao, cũng không ở dưới, nếu khéo sử dụng sẽ làm được nhiều việc? - Phương Đình Nguyễn Văn Siêu kể về hòn đá cái nghiên phải chăng mang ý ẩn dụ, như nhắc bảo: Nếu khéo biết dùng kẻ sĩ, loại người không góc cạnh, không tròn trịa, không ở cao - thấp thì làm được nhiều việc.

    Đọc bài ký trong bia đá, nguyên đặt ở Đình Trấn Ba, sẽ biết là người xưa xây Đình này với ngụ ý là: Cột chắn sóng văn (văn lan chỉ trụ) (...), như có ý nhắc bảo: Hãy chặn làn sóng văn hoá không lành mạnh từ nơi khác tràn vào. Với ý phải bảo vệ bản sắc văn hoá của Thăng Long, của đất nước.

    Thiết nghĩ nếu trích kể, giới thiệu kỹ về Tháp Bút, Đài Nghiên, Đình Trấn Ba, những dòng chữ điểm xuyết ở 3 công trình này, và ở các công trình phụ cận, sẽ có thể giúp chúng ta nhận ra những giá trị văn hoá vật thể và giá trị văn hoá phi vật thể từ những lời ký thác của người xưa ở đền Ngọc Sơn.

    Lần này chúng tôi xin tìm hiểu về Tháp Bút. Ở kiến trúc này, ngoài những điều nêu trên, còn phải kể đến bài minh viết bằng chữ Hán, khắc ở tầng 2 của Tháp, trên mặt nhìn về hướng...? với ý để người đến thăm Ngọc Sơn, khi vào ra đều có thể nhìn thấy bài minh này.

    Bài minh có nội dung sơ lược như sau: ?oTháp Bút 5 tầng. Tháp xây trên núi Độc Tôn, một ngọn núi đất đắp để kỷ niệm một cuộc dẹp yên ở núi Độc Tôn Phổ Yên Thái Nguyên. Tháp Bút biểu tượng văn vật. Núi đất biểu tượng võ công. Tháp nhờ núi mà được nâng cao. Núi nhờ tháp mà được lưu truyền. Văn vật và võ công dựa vào nhau mà cùng có giá trị, cùng lưu truyền, Núi và Tháp có thể sẽ bất hủ vì tự trong chúng có sự bất hủ?. Ý rằng: Hãy trọng cả văn và võ, đó là một yêu cầu ?ocần và đủ? để tạo nên những điều bất hủ.

    Ở cuối của bài minh là dòng chữ ?oTại Phương Đình-thức. Tự Đức ất Sửu thu khắc?. Nghĩa: Phương Đình Nguyễn Văn Siêu thuật kể, khắc vào mùa thu năm ất Sửu đời vua Tự Đức (1865). Ở thời xây Tháp Bút, tư tưởng trọng văn khinh võ là phổ biến. Nói trọng võ không phải đã lọt tai tất cả mọi người. Vì thế Nguyễn Văn Siêu phải nói bằng biểu tượng để tránh những lời bắt bẻ. Trước năm xây dựng Tháp Bút vài năm, Nguyễn Trường Tộ trong một biểu gửi triều đình nhà Nguyễn, đã công kích tệ trọng văn khinh võ. Theo ông văn ví như cái áo đẹp, võ được so với thức ăn tẩm bổ khí huyết. Người mà không tẩm bổ khí huyết thì chết, dẫu có áo tốt cũng vô dụng. Ý là nếu đất nước chỉ trọng văn, sao có thể giữ được nước.

    Năm 1863, khi đất nước bị thực dân Pháp chiếm 6 tỉnh Nam Kỳ, chúng đang lăm le đánh ra Bắc, khi triều đình nhà Nguyễn có phe chủ chiến, phe chủ hoà, đó là lúc Phương Đình Nguyễn Văn Siêu dựng Tháp Bút trên núi đất đắp, tạo một hình tượng văn vật xây trên nền võ công. Võ công nâng đỡ văn vật. Hình tượng này khẳng định vị thế quan trọng của võ bị, là việc làm đúng lúc, đã góp phần kích lệ những người làm nhiệm vụ chống giặc giữ nước, nhắc nhở mọi người tin vào truyền thống văn võ của dân tộc.

    Dưới chân tháp Bút dựng miếu Sơn Thần, trước miếu đề đôi câu đối:

    Cố điện (2) hồ sơn lưu vượng khí
    Tân từ hương hoả tiếp dư linh
    Nghĩa là:
    Cố đô núi hồ lưu vượng khí
    Đền mới hương đèn tiếp linh xưa.

    Người xưa dựng miếu Sơn Thần với ý tạo một biểu tượng cố đô đầy vượng khí, có ý nhắc người cầm bút viết sự thật về các vấn đề của đất nước, về truyền thống của cố đô Thăng Long.

    Ở chân Tháp Bút ngay phía dưới 3 chữ ?oTả thanh thiên? ... dựng bia Năm chữ (Thái sơn thạch cảm đương) (3)..., nghĩa: Người Cứng cỏi dám đảm đương. Lời trong bia có ý kích lệ người cầm bút phải là người cứng cỏi, dám viết sự thật đặt ra trước mặt mọi người.

    Như thế có thể nói: Tháp Bút, miếu Sơn Thần, bia Năm Chữ đã có mối quan hệ nối kết với nhau, cùng ký thác lời nói về trách nhiệm và tinh thần cần có ở người cầm bút. Phương Đình Nguyễn Văn Siêu lần lượt nhắc bảo:

    - Viết rõ ràng giữa thanh thiên bạch nhật.

    - Viết về những vấn đề của đất nước, về truyền thống của cố đô Thăng Long.

    - Phải là người cứng cỏi, dám viết rõ ràng trước mặt mọi người.

    Tháp Bút một kiến trúc, không cao, không to, không có những mảng khắc tinh xảo, kích cỡ vừa phải, có nét hao hao tháp đá ở một ngôi chùa cổ, nhưng được rất nhiều người biết đến, có lẽ vì trên tháp đề 3 chữ Tả Thanh Thiên (...).

    Tháp Bút nổi tiếng có lẽ còn vì gần bên có Đài Nghiên. Cả hai đều do Nguyễn Văn Siêu phác ý, tạo dáng, đề chữ, vì được tạo dựng ngay bên hồ Hoàn Kiếm, sát cạnh khu phố cổ, và vì là một kiến trúc đặc biệt của Hà Nội, được tạo dựng khi kinh đô của nước ta chuyển đặt tại Huế.

    Nếu khảo sát kỹ hoàn cảnh lịch sử và kinh tế khi tạo dựng Tháp Bút, nếu nhận rõ mối tương quan giữa Tháp Bút với Đài Nghiên, với Đình Trấn Ba, với Đền Ngọc Sơn; nếu nhận rõ ngữ nghĩa của các dòng chữ Hán đã điểm xuyết ở Ngọc Sơn, sẽ nhận ra lời ý ký thác của Nguyễn Văn Siêu.

    Lâu nay chúng ta chỉ nói đến diện mạo bên ngoài của Tháp Bút, đến văn dịch các dòng chữ ở Tháp, nhưng có câu chữ dịch không gần với nguyên tác. Vì thế chưa làm cho khách đến thăm đền Ngọc Sơn hiểu được Tháp Bút như là một sự khẳng định truyền thống văn hoá của cố đô Thăng Long.

    Trước mặt Tháp Bút, miếu Sơn Thần và bia Năm Chữ, tất cả có 25 chữ. Thế mà có 4 từ (8 chữ) không được dịch nghĩa gần với nguyên tác, nếu không nói là dịch sai:

    - ... (Tả thanh thiên)
    Đã dịch là: Viết lên nền trời xanh (a)

    (Cố điện hồ sơn lưu vượng khí
    Tân từ hương hoả tiếp dư linh

    Đã dịch là:
    Hồ núi kinh thành xưa (b) còn lưu khí thịnh
    Khói hương ngôi đền mới tiếp nối dấu thiêng
    - ..... (Thái sơn thạch cảm đương_

    Đã dịch là:
    Dám sánh ngang (c) đá núi Thái (d)

    Một vị khác dịch là: Đá Thái Sơn vô địch

    Và còn chú thích:

    ?oCác phiến đá ấy chỉ là những phiến đá bùa trấn yểm ma tà quỷ quái bảo hộ cho dân, bảo hộ cho một công trình kiến trúc mà thôi?.

    (Các đoạn văn dịch này đều trích từ tạp chí Hán Nôm số 1/1991 trang 71, số 4 (33)-1998, trang 56).

    Có lẽ nên có bảng giới thiệu ngắn gọn về Tháp Bút, về các chữ Hán ở Tháp Bút, miếu Sơn Thần, bia Năm Chữ, để người tham quan dễ dàng tìm hiểu về di tích này.

    Chữ Hán có mặt trong đời sống của người Việt từ hàng ngàn năm, hiện nay trong các di tích lịch sử của cả nước có nhiều câu đối, đại tự, bia ký ... cũng như ở khu đền Ngọc Sơn, bằng vào những dòng chữ Hán, người ngày nay có thể hiểu rõ hơn đời sống tinh thần của người xưa. Vì thế thiết nghĩ ở các di tích tiêu biểu, nên có bảng thuyết minh giới thiệu câu đối, đại tự, bia ký. Làm được như thế sẽ giúp cho người đến di tích hiểu được lịch sử của di tích, công tích của người xưa và truyền thống ở những di tích, nối truyền tới hôm nay.

    Ở đền Ngọc Sơn nên có bảng giới thiệu đôi nét về Phương Đình Nguyễn Văn Siêu và Lương Hiên Đặng Tá. Hai người có công đầu trong cuộc cải cách đền Ngọc Sơn, xây dựng Tháp Bút, Đài Nghiên, đình Trấn Ba... nối dòng bản sắc văn hoá cố đô Thăng Long.

    Qua các dòng chữ ghi lại ở các công trình Phương Đình Nguyễn Văn Siêu đã khéo nhắc mọi người xích lại gần nhau, nối tiếp truyền thống văn võ của đất nước.

    Tháp Bút như một lời chứng nhận độc đáo về một con người, ở hoàn cảnh nào cũng lo cho dân cho nước. Nguyễn Văn Siêu cáo quan ở tuổi trí tuệ xung mãn, trở về sống ở cố đô Thăng Long. Suốt những năm cuối đời, Cụ đã cùng một số sĩ phu tạo nên một cụm di tích tiêu biểu ở Hà Thành, phản ảnh trí tuệ chí thành của kẻ sĩ với cố đô Thăng Long.

    Trang kèm theo:
    Có lẽ viết như ở trên đã là đủ. Tôi viết thêm trang này muốn giải rõ ý kiến của mình:

    Sau khi đọc những dòng văn dịch, như trên tôi tự hỏi:

    Làm sao mà có thể viết lên nền trời xanh (4)

    (Điện) sao lại có nghĩa là kinh thành. Chữ ?oĐiện? bên trong có chữ (điền) kia mà.

    Ai sánh ngang? Cái gì sánh ngang ?oThái Sơn thạch cảm đương? mà dịch là ?oSánh ngang cùng đá núi Thái? là: dịch ngược. Thái Sơn thạch là chủ ngũ. Cảm đương là vị ngữ.

    Đá núi Thái, ý nói gì?
    Sao lại là: Đá Thái sơn vô địch?
    Sao lại là: Đá bùa yểm ma tà?

    Chữ ở Tháp Bút, miếu Sơn Thần và bia Năm Chữ do Phương Đình Nguyễn Văn Siêu đề. Văn chữ của Phương đình mà có nghĩa như thế sao?

    Trong gia phả của họ Nguyễn ở Kim Lũ, trang 24 do Phương đình Nguyễn Văn Siêu viết năm 1869 có đoạn tự thuật: Khi Định (tên tục của Nguyễn Văn Siêu) này đỗ Cử nhân bèn đem tất cả các sách Nhâm Môn, Độn Ất đốt hết, vì cho rằng các sách này không nên học (Nguyên văn.....)

    (Định) tức thành Cử nhân nãi tụ Nhâm Môn, Độn ất chư thư tập phần chi, viết thửu bất khả học).
    Qua đoạn văn tự thuật này của Nguyễn Văn Siêu ta có thể khẳng định trong văn của Nguyễn Văn Siêu, khi ở tuổi 71 không thể có ý yểm đảo.

    Được quocanh_uk sửa chữa / chuyển vào 00:28 ngày 05/08/2006
  9. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    Phụng thờ Thủy thần ở Linh Đàm (Hà Nội) (ST)

    Là một làng cổ trù phú thuộc phía Nam Hà Nội, Linh Đàm nằm ở điểm trung chuyển giữa vùng thấp xứ Đoài với điểm đầu xứ Sơn Nam nên có điều kiện hấp thu được những nét đặc trưng văn hoá trong cả hai vùng này. Một trong những đặc trưng nổi trội đó là tục thờ thuỷ thần, điểm tựa tâm linh quan trọng khi người Việt cổ dũng cảm tiến sâu xuống khai phá vùng châu thổ thấp.
    Đình Linh Đàm còn gọi là đền Hiển Khánh, vốn trước đây thuộc xã Hoàng Liệt, huyện Thanh Trì, nay do việc mở rộng địa giới nội thành, đình đã thuộc địa phận quận Hoàng Mai. Các cụ cao tuổi nơi đây cho rằng tên chữ Linh Đàm được xuất phát từ việc đình vốn là một ngôi đền chung của cả vùng, thờ vị thần linh thiêng nhất, trong khu vực đầm thiêng (Linh Đàm) xưa kia.
    Đình Linh Đàm tuy nay đã được đặt trên một gò đất và nơi đây đã mọc lên nhiều nhà cao tầng của khu đô thị mới, thì vẫn đọng lại trong hồi ức của nhân dân, chỉ mới cách đây ít năm, khu vực này còn là một vùng quanh năm ngập nước, trũng nhất so với mặt bằng các cửa ngõ của Hà Nội. Điều này càng khẳng định chắc chắn thêm vai trò ?oTối linh từ? của di tích vốn là ngôi đền cổ thờ thuỷ thần của cả một vùng ngập rộng lớn phía Nam Hà Nội thuộc hữu ngạn của hạ lưu sông Hồng. Càng về sau, do sự phát triển của kinh tế và dân số, các khu vực cư dân quanh đầm đã có sự chia tách nhất định, vị thần bảo trợ của mỗi làng cũng được lựa chọn theo những tiêu chí riêng. Đầm Linh Đàm vừa giữ vai trò thu hút và quy tụ dân 5 làng xung quanh, bởi tín ngưỡng chung, nhưng lại cũng là mốc ranh giới, đẩy xa và chia tách các làng về phương diện hành chính. Hội làng Linh Đàm mang nét tiêu biểu, vì đây là một địa bàn gốc phát tích huyền thoại về nhân vật trung tâm.
    Đình Linh Đàm thờ vị thần có tên chữ là Bảo Ninh. Tài liệu sớm nhất liên quan là cuốn ?oLĩnh Nam chích quái? của Vũ Quỳnh và Kiều Phú, thế kỷ XV, đã gọi địa danh nơi đây là chằm Lân Đàm và giải thích không giống với những gì chúng tôi nhận được qua điều tra điền dã. Sách chép rằng: ?oThần Lân Đàm chính là thần rồng vậy. Xưa thần thường hoá thành người để tìm thầy học đạo. Thầy học lấy làm lạ bèn tìm ra chỗ ở của thần, thấy thần náu trong chằm. Thày học thường tra hỏi, thần bèn nói thực rằng: năm nay trên Thiên đình ngừng việc làm mưa, thày học cố nài thần làm ra mưa. Thần bất đắc dĩ phải nghe lời.
    Sau trong chằm có biến động, thầy học tới thăm chằm thấy thần hút nước trong nghiên phun thành mưa mực để trừ hạn hán. Thượng đế cho là việc đã bị tiết lộ nên bắt tội thần. Thây thần nổi ở trên chằm, thày học thu về an táng, nhân dân đặt tên là Long Đàm, sau đổi thành Lân Đàm? (Lĩnh Nam chích quái).
    Trong một tài liệu muộn hơn của Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính (1572), người thầy của thủy thần đã được cụ thể hoá thành một danh nho mẫu mực là Chu Văn An. Thần tích vì thế mà cũng được ghi chép cụ thể và chi tiết hơn.
    Vào thời nhà Trần có danh nho tên là Chu Văn An thi đỗ Thái Học Sinh nhưng không ra làm quan, ông trở về quê hương mở trường dạy học ở xã Cung Hoàng, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Trong số học trò của thầy có một thư sinh rất chăm đến nghe thầy giảng nhưng không rõ tung tích. Thày cho trò lần tìm mới hay thư sinh đó học xong thường đi ra đám lau sậy bên bờ đầm Lân Đàm (nay là đền Gàn) thì mất tích. Chu Văn An biết đó là thuỷ thần.
    Thời ấy, phải năm đại hạn, dân tình đói khổ, Chu Văn An liền gọi chàng thư sinh là thủy thần đến bảo có cách gì cứu dân. Chàng thư sinh suy nghĩ trong chốc lát rồi lấy nghiên bút ra đổ nước mài mực và dùng bút thấm mực vẩy ra khắp bốn phương. Mực son vung lên trời thành sấm chớp. Mực đen vung lên trời thì mây đen kéo đến và mưa tầm tã, nước đen như mực. Sau một tuần mưa, chàng thư sinh từ trường vội đi về bờ đầm, bỗng trên trời có tiếng nổ lớn. Thày trò ra đầm được tin có một xác thuồng luồng nổi lên ở đầm. Chu Văn An cùng học trò và dân chúng trong vùng mai táng xác thuồng luồng. Nay mộ đức thánh Bảo Ninh vẫn còn ở đó.
    Sự biến đổi về thần tích trong nguồn gốc nhân vật được phụng thờ ở hội làng Linh Đàm đã đặt ra nhiều gợi ý về những lớp văn hoá sớm, có mặt tại vùng đất này trước khi có ảnh hưởng của Nho giáo qua chi tiết thuỷ thần quy thuận Chu Văn An. Thủy thần có nguồn gốc thuồng luồng hay rồng đều cho thấy lớp văn hoá sớm nhất của vùng này, chắc chắn có liên quan đến tục thờ rắn. Trong môi trường khi còn là một vùng đầm lầy của khu vực nằm trong vùng hạ châu thổ, sự tồn tại phong phú của loài rắn hẳn đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân. Việc phụng thờ rắn như một thuỷ thần là hiện tượng mang tính khu vực, rất điển hình, nó được gắn với giai đoạn người Việt cổ mới bắt đầu đánh dấu ?ohạ sơn? xuống vùng đồng bằng phù sa trẻ. Tại đây đã diễn ra sự hội lưu với một ?odòng chảy?, vốn được xem là tất yếu, khi mà đồng bằng đang còn trong những bước tiến chưa vững chắc: Dòng chảy của văn hoá biển với tục thờ cá. Miếu Gàn (hiện nằm sâu trong đồng hơn đình Linh Đàm), mà thần rồng cư ngụ ở bên rìa đầm lầy, thực chất được xác định là từ chữ Càn mà ra. Chữ Càn, ở rất nhiều nơi, đã được đặt trong tương quan với việc phụng thờ Càn Hải Đại Vương, và được chứng minh là có nguồn gốc từ tục thờ cúng cá, do sự biến âm của danh xưng Kan K?Tlan trong ngữ hệ Malayo khi giao lưu với văn hoá biển mà có (theo Trần Quốc Vượng). Miếu Gàn còn có tên gọi cũ là Xá Càn (Xá: Nơi ở; Càn: cá) tương ứng với vị trí mà thần rồng đi về cư ngụ.
    Lớp văn hoá thứ hai này chứng tỏ việc phụng thờ thủy thần ở chằm Long Đàm đã xuất hiện trong bối cảnh đầm lầy chuyển hoá thành đồng bằng, vẫn đang trong quá trình tiến mạnh về phía biển. Xét về phương diện lịch sử, yếu tố huyền thoại này có thể bổ sung cho những nhận định về quá trình khai khẩn lập làng, chinh phục đầm lầy ở nơi đây và suy ngẫm về nhiều nơi tương đồng khác. Chắc chắn vào trước thế kỷ XV, tức là trước khi huyền thoại được định văn trong ?oLĩnh Nam chích quái? thì công cuộc khai phá đồng bằng châu thổ chưa thể hoàn thiện. Dấu tích của biển vẫn còn in rất đậm trong một vùng đất mà nay đã nằm rất sâu trong đồng bằng.
    Trùm lên sự giao thoa của tục thờ rắn và cá lại là một lớp văn hoá muộn hơn khá nhiều. Chi tiết người học trò vẩy mực lên trời, làm thành mưa, đã phảng phất dáng dấp của pháp thuật Đạo giáo, nhưng vẫn còn khá gắn với nguyên gốc của tục thờ rắn. Hình ảnh rắn phun nước, chuyển hoá qua việc người học trò vẩy mực, được làm rõ hơn khi sang thế kỷ sau, chi tiết này đã được Nguyễn Bính chuyển sang việc dùng bút. Cây bút ghi nhận sự biểu hiện rõ hơn của Đạo giáo phù thuỷ trong biến thể của những công cụ hành đạo. Nó gợi cho người ta liên tưởng tới những tương đồng của ?ocây gậy Cà la xà lê truyền cho Man Nương để chống hạn, cây gậy đầu sanh đầu tử của Thái Bạch Kim Tinh cho Nguyễn Tuấn... cây gậy và nón là công cụ thần của Lý Thiết Quài dùng trong truyện Bát tiên quá hải...? (Nguyễn Duy Hinh, người Việt Nam với Đạo giáo, Nxb KHXH, Hà Nội 2003, tr. 394). Mặt khác, chính chi tiết này cùng với việc phân định hai màu mực và sự cụ thể hoá thầy đồ thành nhà Nho Chu Văn An lại khẳng định rõ hơn vai trò ảnh hưởng tới tín ngưỡng dân gian của các tôn giáo ngoại nhập. Màu đỏ trong ngũ hành tượng cho hành thiên nên vung lên trời thành chớp là nhất quán, tương tự, màu đen thuộc hành thuỷ nên phải vung rộng ra, mang đến những giọt mưa màu đen như mực cho cả một vùng. Thủy thần quy phục Nho giáo là bước tiến thuận chiều, làm tiền đề cho việc nhà vua ban sắc phong Thành hoàng làng chính thức vào thế kỷ XVI, phù hợp với việc hình thành thủy thần gần gũi là rắn/cá đã được hình tượng hoá rồi được đẩy thành biểu tượng Rồng mạnh mẽ hơn.
    Trước kia, theo các cụ cao tuổi, hội làng Linh Đàm diễn ra vào ngày 18 tháng Tám với quy mô rất lớn ở hàng tổng. Làng Linh Đàm xưa thuộc tổng Quang Liệt gồm bảy xã thôn: Quang Liệt (nay là Thanh Liệt), Bằng Liệt (nay là Bằng A và Bằng B), Pháp Vân, Tứ Kỳ (thuộc xã Hoàng Liệt). Linh Đường, Đại Từ (thuộc xã Linh Đường), Tựu Liệt. Các thôn trong tổng sau khi đã cử các bô lão cùng bàn bạc phân công nhau và viếng mộ đức Thánh trong ngày 16 (tương truyền là ngày hoá của thánh Bảo Ninh) và sẽ dẫn đầu đoàn rước kiệu cỗ của thôn mình đi từ đình làng tới miếu Gàn thuộc thôn Bằng Liệt làm đại lễ. Lễ chính chỉ diễn ra tại miếu Gàn, sau đó, các kiệu cỗ lại được rước về đình. Nghi thức tế ở miếu Gàn mang quy mô như vậy càng khẳng định vai trò và ý nghĩa của vị phúc thần nơi đây là đại diện cho nguồn nước, phù hợp với giải thích của các bậc bô lão về nguồn gốc vốn trước kia là đền hàng tổng của đình Linh Đàm.
    Sau Cách mạng Tháng tám, hội làng Linh Đàm đã thay đổi về cơ bản, do sự chia tách dần các khu vực quanh đầm thành những mốc địa chính cụ thể. Mỗi thôn đã đưa thêm vào thần điện của làng những vị thần khác để phối thờ. Hiện tượng này xét về bản chất cũng giống như việc không ngừng bồi tụ liên tiếp các lớp phù sa sông Hồng lên bề mặt châu thổ. Tục thờ thuỷ thần của Linh Đàm sau khi phân chia địa giới cũng được khoác thêm một lớp văn hoá mới.
    Làng Linh đàm đã không còn tổ chức hội vào tháng 8 mà vào ngày 9 và 10 tháng 2. Sự chuyển lễ này chúng tôi chưa tìm được lời giải đáp thoả đáng nhưng có thể xuất phát từ chính sự biến đổi về địa hình và mùa vụ sản xuất của vùng đất này.
    Sự chuyển lễ từ mùa thu sang mùa xuân được xem là một xu hướng phổ biến trong năm giai đoạn của lễ hội Việt Nam (Nguyễn Xuân Kính, Năm thời kỳ lễ hội của người Việt. Con người môi trường và văn hoá, Nxb KHXH, HN.2003 tr.96). Lễ hội chủ yếu được tổ chức vào mùa thu vốn được xem là có nguồn gốc từ thời xây dựng nền văn hoá Đông Sơn, do phù hợp với thời vụ sản xuất khi đó chủ yếu là lúa mùa. Hơn nữa, về mặt thời tiết, khí hậu, lúc này thường có trăng thanh gió mát, người ta có điều kiện để vui hội. Cũng trong thời gian này hay có bão lụt, vì vậy, con người mở hội vừa để vui chơi, vừa để cầu khấn thần linh (Nguyễn Xuân Kính, Sđd, tr.98). Sang những giai đoạn sau, do sự ảnh hưởng của lịch tiết phương Bắc với tục ăn tết Nguyên Đán, sự tăng vụ của sản xuất lúa chiêm, thời gian mở hội làng đã chuyển dần từ mùa thu sang mùa xuân. Căn cứ vào số lượng khá ít các lễ hội hiện nay còn lại được tổ chức vào mùa thu, chúng tôi sơ bộ cho rằng, tục thờ thuỷ thần của cư dân Linh Đàm có nguồn gốc từ khá sớm, gắn với vụ lúa mùa là vụ thu hoạch chủ đạo nơi đây. Trong điều kiện ngập nước của vùng hạ châu thổ cũng gắn nhiều với ngư nghiệp, vào những giai đoạn sớm của công cuộc khai phá châu thổ, quanh chằm Linh Đàm đã có những gò cao tự nhiên mà người dân nơi đây sớm biết tận dụng để lập làng và phát triển nông nghiệp. Vị thần nước vốn rất quan trọng với cư dân nông nghiệp đã được tạo dựng trên bối cảnh này.
    Khi công cuộc khai khẩn đầm lầy được mở rộng, nhiều khu vực quanh đầm đã được bồi tụ để có thể tách ra thành những điểm tụ cư mới. Sản xuất nông nghiệp vì thế cũng được mở rộng hơn. Các con sông nhánh tự nhiên do lũ sông Hồng tràn qua đã tạo nên một hệ thống tiêu nước quan trọng cho những cánh đồng trũng, vụ lúa chiêm được hình thành như một sự thích nghi trong bối cảnh gia tăng dân số mạnh mẽ trên địa bàn. Khi đầm lầy đã được tôn cao hơn, vụ lúa chiêm vốn được thực hiện chủ yếu vào mùa ít mưa, thì vai trò của yếu tố nước trở nên rất quan trọng. Vị thần chống hạn như thần Long Đàm đương nhiên càng được đề cao.
    Lễ hội của làng Linh Đàm trong ngày 9 và 10 tháng hai lại được tổ chức rất khác với truyền thống trước đó. Ngày mồng 9 chỉ là ngày chuẩn bị, nhưng một trong những chuẩn bị quan trọng nhất là trai đinh trong làng phải tát nước ở ao làng, chọn được cá to để hôm sau làm cỗ thờ.
    Từ sáng sớm ngày mồng 10, các cụ ông trong làng đã vào đình để làm một lễ riêng khấn cáo và xin phép thần linh. Lễ vật đơn giản, chỉ gồm hương, hoa quả, xôi và gà lễ như nghi thức nghinh cúng thông thường. Sau tuần hương, cụ từ cùng các vị chức sắc, bô lão có uy tín trong làng rước long ngai bài vị đức Thánh (vốn đặt ở vị trí chính giữa trong hậu cung) cùng một chiếc choé lớn ra đặt vào chiếc kiệu cống đã được đặt trịnh trọng ngay ngắn ở giữa sân đình. Bài vị bà chúa Trần Thị Ngọc Tể (người có công hiến ruộng lập đình) vốn được đặt ở gian bên trong hậu cung cũng được rước ra để vào kiệu thứ hai.
    Tương tự các đám rước khác, dẫn đầu đoàn rước là cờ hội ngũ sắc, đội cờ phướn rực rỡ hỗ trợ tháp tùng. Sau đội cờ là chiếc trống sấm (cỡ đại), dàn bát âm và một chiếc cồng lớn chỉ huy nhịp rước. Kiệu Thánh Ông và choé đi ngay sau cồng, do 18 trai niên chưa vợ đổi vai, kiệu Chúa Bà do 18 gái làng chưa chồng khiêng rước cùng tàn lọng tiếp sau. Dân làng và khách tham dự hội vừa nghiêm cẩn vừa náo nức kéo dài đoàn rước, từ xa, người ta có cảm giác như đang nhìn thấy một con rồng lớn mà hai cỗ kiệu nhô lên, giống như đầu rồng đang trườn quanh làng vậy. Đám rước khởi từ đình làng Linh Đàm qua Đại Từ xuống vực Tựu thuộc thôn Tựu Liệt, xã Tam Hiệp (chừng hơn 2km), nơi được coi là dấu tích mà đức Thánh bị trời phạt. Kiệu dừng. Choé được các cụ truyền tay nhau xuống bờ vực. Cụ từ đứng ở mép nước, dùng một vòng tròn đan bằng mây cỡ như miệng rổ quấn vải đỏ ném xuống, sau đó, dùng gáo đồng múc nước trong vòng tròn đổ vào choé. Choé lại được truyền ngược lên để đặt vào kiệu. Đoàn rước quay trở về đình, hoàn thánh giá vào cung. Choé được đặt trang trọng trong hậu cung, trước bàn thờ thánh, nước trong choé dùng để cúng quanh năm.
    Mâm cỗ cúng thần lúc này mới được bưng lên. Những con cá to đánh được trong ngày mồng 9 đều phải chặt bỏ đầu (vì liên quan đến chi tiết thần Long Đàm do tiết lộ thiên cơ đã bị trời phạt đánh mất đầu, chỉ còn thân xác hình thuồng luồng nổi lên trên vực Tựu), sau đó mới rán chín, nướng hoặc nấu với dấm rượu. Đây là nghi thức truyền thống đặc trưng của lễ hội Linh Đàm để tưởng nhớ vị thành hoàng làng có nguồn gốc thuỷ thần. Chiều ngày 10, ở sân đình thường diễn ra cuộc thi đánh cờ người, trên ao đình có trò bắt vịt, đặc biệt, ở đầm diễn ra cuộc tranh tài của hai giáp qua tục thi bơi thuyền rất ấn tượng. Trên cả một vùng sông nước rộng lớn, những tiếng chèo cạp nước, riếng reo vui cổ vũ làm rộn rã lòng người, như muốn lay động đến cả thuỷ cung, nhắc nhở thần về nhiệm vụ mang đến những cơn mưa cho con người trần thế. Trong thời khắc mà thiên nhiên và con người giao hoà ấy, người ta càng cảm nhận rõ nét hơn sự gắn bó mật thiết với yếu tố nước, nhằm mang lại phúc lộc cho con người.
    Đình Linh Đàm và Miếu Gàn tuy không còn ở sát ngay đê sông Hồng nhưng một khu đầm rộng với không gian mênh mông vẫn giữ cho lễ hội nơi đây nét đặc thù của vùng sông nước.

  10. smartdragon

    smartdragon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2006
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    THỜI KỲ TIỀN THĂNG LONG

    Các nhà khảo cổ đã tìm thấy ở xã Cổ Loa những viên đá cuội có dấu vết bàn tay con người ghè đẽo cùng loại với những hòn cuội tìm thấy từ Lào Cai đến Nghệ Tĩnh. Đó là những công cụ chặt, nạo của người nguyên thủy sống cuối thời đá cũ cách ngày nay từ 2 vạn năm. Đó là giai đoạn Sơn Vi.
    Nhưng rồi đến thời băng tan, biển tiến. Đợt biển tiến cuối cùng xảy ra cách nay 17 nghìn năm. Đất Hà Nội nếu không nằm trong biển thì cũng là mấp mé biển .Các động vật lùi vào lục địa. Con người cũng lùi lên miền chân núi. Như thế, vùng Hà Nội không có người ở gần như trong suốt thời đại đá mới, từ khoảng một vạn năm đến khoảng sáu bẩy nghìn năm cách ngày nay. Vào thời điểm này bắt đầu biển lùi. Hà Nội từ vùng biển thành vùng đầm lầy, rừng rậm. Các nhóm cư dân từ miền núi đổ về đây. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều di tích nối tiếp nhau, hình thành một chuỗi dày lịch sử liên tục từ đầu thời đại đồng đến đầu thời đại sắt trên chặng đường 20 thế kỷ trước Công nguyên. Theo thuật ngữ khảo cổ, Hà Nội có mặt ở cả bốn thời đại văn hóa: Phùng Nguyên (4000 - 3000 năm cách ngày nay), Đồng Đậu (3500 - 3000 năm cách ngày nay), Gò Mun (đầu thiên niên kỷ 1 trước Công nguyên) và Đông Sơn (giữa thiên niên ký 1 đến đầu Công nguyên).
    Người Hà Nội ngày ấy trồng trọt, chăn nuôi và chài lưới, chủ yếu là trồng lúa, rồi đậu và khoai lang, trồng cây ăn quả như: na, trám, trồng mía... chăn nuôi trâu, lợn, gà, dê, chó, đánh cá và săn bắn. Trong các di chỉ đã tìm thấy, có lưỡi cày, mai, liềm đều bằng đồng, có hạt na, hạt trám, có hạt gạo cháy và vỏ trấu, có rìu đá, rìu đông, dao và mũi tên đồng, có cả hòn chì lưới bằng đá và đất nung. Thời tiền sử đó ứng với thời đại các vua Hùng theo truyền thuyết. Vua Hùng là truyền thuyết nhưng Thục Phán chống Tần là hiện thực lịch sử. Khoảng năm 218 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng phái 50 vạn quân tiến đánh miền Bách Việt. Người Việt đứng đầu là Thục Phán dựa vào núi rừng tổ chức kháng chiến. Sau 10 năm bị thiệt hại nặng quân Tân phải rút. Thục Phán thay Vua Hùng dựng nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa (nay thuộc huyện Đông Anh, cách trung tâm Hà Nội 15 km về phía bắc) xây tòa thành ốc. Hà Nội với tòa thành đó bắt đầu đi vào lịch sử với tư cách một trung tâm chính trị - xã hội.
    Lên ngôi từ 208 trước Công nguyên, đến 179 trước Công nguyên, Thục Phán bị Triệu Đà, tướng nhà Hán, lừa lấy mất lẫy nỏ (một bí mật của kỹ thuật chế tạo cung nỏ) và bị diệt vong. Từ đáy, Âu Lạc sa vào ách thống trị của các triều đại phong kiến Trung Hoa (thời kỳ Bắc thuộc này đã kép dài tới ngàn năm), nước Âu Lạc thời Hán thuộc bị chia thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, Hà Nội thuộc quận Giao Chỉ, nhưng suốt năm thế kỷ đầu không thấy sử sách ghi tới. Mãi tới giữa thế kỷ V (454-456), Hà Nội được ghi là trung tâm huyện Tống Bình. Ít lâu sau huyện được nâng cấp thành quận. Quận Tống Bình gồm 3 huyện: Nghĩa Hoài,Tuy Ninh ở nam sông Hồng (Từ Liêm, Hoài Đức ngày nay), còn Xương Quốc ở bờ bắc (Đông Anh, Gia Lâm ngày nay). Quận trị là vùng nội thành hiện nay.
    Năm 544, Lý Bí khởi nghĩa, dựng thành ở cửa sông Tô đánh đuổi quân đô hộ nhà Lương, xưng đế, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân. Ông dựng chùa mở nước "Khai quốc" bên bờ sông Hồng (sau chuyển vào hồ Tây thành chùa Trấn Quốc). Cháu ông là Lý Phật Tử chuyển sang đóng đô ở Cổ Loa, tồn tại đến năm 602 mới bị nhà Tùy đánh bại.
    Nhà Đường (618-907) thay nhà Tùy đặt "đô hộ phủ". Đất Việt được gọi là "An Nam" với 12 châu, 50 huyện (năm 671). Trung tâm An Nam đô hộ phủ là Tống Bình. Vào khoảng giữa đời Đường, Tống Bình có tên mới là Đại La, do Cao Biền năm 866 đã đắp thành Đại La tại đây.
    Nhưng cõi Nam không an với bọn xâm lược. Khởi nghĩa Phùng Hưng (766-779) đã giải phóng Tống Bình. Khởi nghĩa Dương Thanh (819-820) cũng vậy. Ba cha con ông cháu Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo, Khúc Thừa Mỹ từ năm 905 đến 930 nổi lên đánh đuổi bọn quan lại phương Bắc nắm giữ chính quyền An Nam đô hộ phủ.
    Tới năm 938, Nam Hán sang xâm lăng. Ngô Quyền đã đánh bị chúng, xưng vương, định đô tại Cổ Loa. Sau một ngàn năm Cổ Loa lại trở thành kinh đô của nước Việt.

Chia sẻ trang này