1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

1000 năm Thăng Long - Hà Nội

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi smartdragon, 27/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hero_abc

    hero_abc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Quay trở lại chuyện các tuyến phố tên "Hàng" ở Hà Nội theo các tài liệu lịch sử thì Hà Nội có 53 phố và ngõ bắt đầu bằng chữ Hàng, nếu xếp theo a,b,c thì là Hàng Bạc, Hàng Bài, Hàng Bè, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Bột (ngõ), Hàng Buồm, Hàng Bún, Hàng Chai, Hàng Cháo, Hàng Chỉ (ngõ), Hàng Chiếu, Hàng Chĩnh, Hàng Chuối, Hàng Cỏ (ngõ), Hàng Cót, Hàng Da, Hàng Dầu, Hàng Đào, Hàng Đậu, Hàng Điếu, Hàng Đồng, Hàng Đường, Hàng Gà, Hàng Gai, Hàng Giày, Hàng Giấy, Hàng Hành, Hàng Hòm, Hàng Hương, Hàng Khay, Hàng Khoai, Hàng Lược, Hàng Mã, Hàng Mành, Hàng Mắm, Hàng Muối, Hàng Ngang, Hàng Nón, Hàng Phèn, Hàng Quạt, Hàng Rươi, Hàng Than, Hàng Thiếc, Hàng Thùng, Hàng Thịt (ngõ), Hàng Tre, Hàng Trống, Hàng Vải, Hàng Vôi. Nhưng trong thực tế lịch sử thì còn nhiều phố Hàng nữa. Có điều là đã bị thay thế dần cùng thời gian. Ví dụ ngày trước còn có Hàng Hài (nay là đoạn đầu Hàng Bông), Hàng Mụn (nay là Hàng Bút). Còn Hàng Bút vốn là đoạn cuối của phố Thuốc Bắc. Hàng Bừa và Hàng Cuốc (nay gộp lại là phố Lò Rèn), Hàng Tàn tức Hàng Lọng (nay là đoạn đầu phố Lê Duẩn), Hàng Bột (nay là phố Tôn Đức Thắng), Hàng Chè (nay là đoạn đầu phố Đinh Tiên Hoàng), phố Hàng Giò (đoạn đầu phố Bà Triệu), Hàng Kèn (đoạn phố Bà Triệu từ ngã năm Trần Hưng Đạo đến ngã năm Nguyễn Du), phố Hàng Đàn (nay là phố Hàng Quạt), phố Hàng Màn (nay là đoạn đầu phố Hàng Giày), phố Hàng Lam (đoạn đầu phố Hàng Ngang), phố Hàng Lờ (cuối Hàng Bông), phố Hàng Nâu (nay là Trần Nhật Duật), phố Hàng Tiện (nay là đoạn đầu Hàng Gai), phố Hàng Sơn (nay là Chả Cá), phố Hàng Đẫy (nay là đoạn đầu phố Nguyễn Thái Học), phố Hàng Mã dưới và phố Hàng Mây (nay gộp lại thành phố Mã Mây), phố Hàng Trứng (đoạn cuối phố Hàng Mắm), phố Hàng Gạo (phố Đồng Xuân), phố Hàng Thêu (nay là đoạn cuối Hàng Trống), phố Hàng Sắt (nay là đoạn đầu phố Thuốc Bắc)...
    Như vậy là có đến trên hai chục phố có tên bắt đầu bằng chữ Hàng, song nay đã đổi ra tên khác hoặc gộp vào thành một phố dài. Có một số phố vẫn giữ được mặt hàng truyền thống như Hàng Bạc còn đó với một số hiệu vàng, bạc mà xưa kia là nơi sản xuất vòng, xuyến, kiềng, vàng cho lớp người giàu sang. Hàng Khay vẫn còn một số thợ khảm trứ danh từ mảnh gỗ, vỏ trai mà tạo nên tác phẩm thực sự, óng ánh... Hàng Than nổi tiếng với món bánh cốm ngon lạ thường chỉ có Hà Nội mới có, gợi nhớ đến mùa cưới của người Hà Nội. Hàng Đào vẫn phấp phới màu sắc của quần áo nhắc nhở đến những phiên chợ tơ năm xưa. Hàng Trống cho đến ngày nay còn một số nhà có nghề làm trống cổ truyền, dựng tang trống, thuộc da, lên mặt trống đều bằng phương pháp thủ công. Hàng Mành vẫn làm mành. Hàng Thiếc làm thùng tôn, cắt kính. Hàng Mã vẫn bán đồ chơi Trung thu cho trẻ em... Bên cạnh đó, nhiều phố mang tên cũ nhưng không còn một ai làm nghề cũ như Hàng Gà, Hàng Cá, Hàng Gai, Hàng Bún, Hàng Cót, Hàng Bồ...
    Các phố được mang tên "Hàng" ở Hà Nội thì vô cùng giản dị và dễ giải thích vì sao phố đó lại được mang tên như vậy, ví dụ Hàng Bạc thì có mặt hàng vàng bạc, Hàng Bông thì có mặt hàng Bông, Hàng Giấy thì có mặt hàng giấy,... Cứ như vậy thì theo tôi có một tuyến phố lại cực kỳ bí ẩn và đã tốn khá nhiều công sức của các nhà Hà Nội học đó là phố Hàng Ngang. Phố Hàng Ngang thì có mặt hàng "Ngang" à??? Đã có một số cách giải thích cho cái tên Hàng Ngang đó là:
    + Tên phố Hàng Ngang vì ngày trước ở đầu phố được xây một cái cổng chắn ngang đường rất lớn và do phố này là nơi giáp ranh giữa hai phường của Hà Nội nên gọi là phố Hàng Ngang. Tuy nhiên trước đây ở phường nào, nơi nào mà chẳng xây dựng "cổng đình, cổng làng".
    + Ngang có nghĩa là tay ngang, tay trái, không chuyên. Tên gọi hàng Ngang ra đời là vì phố này bán nhiều mặt hàng mà không bán một mặt hàng chuyên biệt nào so với các phường hội khác ở đất kinh kỳ.
    Tuy có nhiều sự giải thích như vậy nhưng vẫn chưa có lời giải thích nào thực sự thuyết phục, được tất cả mọi người chấp nhận và trong nhiều tài liệu vẫn chỉ thấy ghi chép "Cái tên Hàng Ngang thì hiện nay chưa rõ nguồn gốc".
    Cuối cùng, tôi xin giới thiệu đôi nét về phố Hàng Ngang: Phố Hàng Ngang nằm trên đất phường cũ Diên Hưng. Thế kỷ 18 gọi là Hàng Lam, phố bán đồ tơ lụa màu xanh lam (cũng như Hàng Đào bán đồ tơ lụa màu hồng, cánh sen....); đến thế kỷ 19 có tên là phố Việt Đông, xưa là phố của những người Hoa Kiều Quảng Đông, cho nên đến thời Pháp thuộc dịch là Rue des Cntonnais. Phố dài 152m, nằm giữa Hàng Đào và Hàng Đường, thuộc quận Hoàn Kiếm. Phố Hàng Ngang có một số địa chỉ đáng chú ý như: nhà số 48 Hàng Ngang chính là nơi Bác Hồ đã viết tuyên ngôn độc lập và bây giờ trở thành nhà bảo tàng và một cửa hàng vẽ truyền thần cực đẹp và giống y như thật đã nổi tiếng khắp Hà Nội.
  2. sutubienbong

    sutubienbong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2006
    Bài viết:
    1.630
    Đã được thích:
    0

    Cứ mỗi đận heo may về, trăng trong gió mát, thần khí và tâm hồn con người ta bỗng nhẹ bẫng đi, hơi thở sâu hơn và cảm giác lâng lâng lạ lùng. Biết nói gì để đón chào mùa thu! Chỉ hiểu rõ một điều bức tranh thu Hà Nội sẽ hẫng hụt, trống vắng nếu thiếu đi một nhúm nếp xanh bọc trong lá sen quấn sợi rơm non. Ấy là món cốm đặc sản của Hà Nội đấy.
    Quanh ngoại thành bây giờ rất nhiều vùng có lúa nếp và có thể làm cốm nhưng vùng đất cốm nổi tiếng nhất từ trước đến nay chính gốc tại làng Vòng kia. Cách đây khoảng chục năm, làng Vòng vẫn còn ồn nhộn nhịp suốt mấy tháng vụ cốm, bây giờ tuy vãn lưu danh khắp xa gần nhưng hoạt động của làng chìm lỉm trong hệ thống giao thông đô thị ồn ào, sôi sục. Phần lớn diện tích làng đã bị thu hẹp lại và nở tung ra. Ngay trong làng Vòng vẫn dành vài vạt ruộng riêng thửa nếp nhưng không đủ nguyên liệu để làm cốm suốt cả mùa, các nhà thợ phải tìm đến các khu vực lân cận hoặc xa hơn thu gom lúa nếp non: Diễn, Mỗ, Canh, Mễ Trì, Đông Anh, Gia Lâm...mỗi nơi có thể cung cấp lượng nếp chế biến cốm khoảng một tuần cho nên phải xếp vùng lúa chín gối nhau lên lịch để thu hoạch đều đặn do kéo dài đến hết tháng chín âm lịch, khi gió mùa đông bắc chính thức mang mưa rét đến, lúc đó coi như mùa cốm chấm dứt.
    Cốm ngon hay kém chủ yếu phụ thuộc vào giống nếp. Tại mỗi mẻ cốm ra lò còn có cốm lá me, cốm rót, cốm mộc và cốm non thông thường. Cốm lá me là những mầm nếp mỏng dính như thể hoặc hơn lá me, bé tí bay ra trong khi đang sàng cốm sau đợt giã cuối. Loại cốm này số lượng bao giờ cũng ít và hiếm, nếu có chỉ dành cho gia chủ thưởng thức mà thôi. Loại ngon thứ nhì và nhiều hơn là cốm rót. Đây là những hạt nếp non sau khi giã đã tự vón vào với nhau thành từng hạt ngô, hạt đỗ. Mỗi mẻ chỉ được khoảng 2/10 khối lượng cốm rót, thậm chí ít hơn, đặc biệt đến cuối mùa thì càng hiếm. Nhưng cũng vì cái tiếng ngon lành nên nhiều người bán hàng làm giả cốm rót bằng cách pha nước vào cối giã cốm khiến cho nhiều hạt ướt sẽ quện vào nhau. Những ai sành cốm dễ dàng phát hiện đồ dỏm này bởi hạt cốm ngấm nước nở phình to, màu xanh nhợt nhạt, ăn bở bùng bục, nhai bã ra chứ không dai và ngọt. Cốm còn lại là trong cối giã là cốm đầu nia loại 1, loại 2 như ta vẫn thấy bán.
    Độ ngon ngọt thơm mềm và màu xanh tự nhiên của cốm phụ thuộc vào thời điểm đầu, giữa, cuối vụ. Đến cuối tháng, cốm mộc là nếp cuối mùa nên hạt to và cứng thường để rang thành cốm khô hay gia giảm, pha chế ăn tạm đợi mùa sau. Cốm mộc cũng phải có màu xanh của mạ già pha ánh vàng mới đúng nguyên chất, còn cốm đã bị hồ qua trông xanh tươi mát mắt nhưng chất lượng pha đắng chẳng còn vị cốm thật.
    Hiện tại, làng Vòng vẫn còn hai giống nếp ngon là nếp Nhe và Hoa vàng. Thời điểm nếp ngon nhất rơi vào quãng tháng chín âm lịch, lúc đó đã qua mùa trăng, mùa lễ, thực khách ít người biết để tìm vào làng mua cốm này.
    Những năm gần đây, cốm được bán gần như khắp chợ quanh năm vì người ta lấy cả gạo tẻ làm cốm, cũng đặt tên bóng bẩy là cốm tẻ. Cốm vòng ăn tươi thì ngon tuyệt còn mang đi xa cũng vẫn có thể đảm bảo mùi vị chất lượng trong vài ngày nếu như bọc kỹ bằng cả lá dáy và lá sen. Làng Vòng cũng đã chế biến thêm các loại cốm khô và bánh cốm phục vụ nhu cầu của khách hàng trong và ngoài Hà Nội. Riêng cốm tươi mua về ăn không hết, bạn có thể rang khô cùng cho những bữa tiệc mang hương vị riêng của cốm như: chè cốm, cốm xào, cốm đúc trứng. Giờ đã bắt đầu một mùa nếp mới, hương vị ngầy ngậy của cốm Vòng đang thoang thoảng ngọt ngào trong gió thu.
    Theo Hanoimoi


    Được sutubienbong sửa chữa / chuyển vào 13:27 ngày 14/09/2006
  3. linhsiu

    linhsiu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2006
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Ẩm thực Hà Nội:
    Phải khẳng định Hà Nội có nhiều đặc sản chỉ riêng Hà Nội mới có hương vị như: Cốm Vòn, Chả cá lá vọng, Bánh cuốn Thanh Trì...Nhưng SD lại phân vân một điều, khi nói chuyện với người bạn Nam Định về Phở Hà Nội, thì bạn ấy cho rằng Phở Hà Nội bắt nguồn từ Nam Định, và Phở Nam Định dường như đang lấn át. Còn khi mình gặp người bạn Hải Phòng nói về Bún Chả Hà Nội thư nhà văn Thạch Lam nói là "Báu vật người Hà Nội", thì bạn ấy bảo rằng Bún Chả Hải Phòng cung không kém, bạn cứ đến Hải Phòng thử mà xem.
    Các bạn có ý kiến gi????
    Trích từ bài của smartdragon viết lúc 09:28 ngày 27/07/2006:
    Phở - một nét văn hóa Việt
    Có giả thuyết cho rằng nguồn gốc của phở là ở miền Bắc, có thể là ở làng Vân Cù tỉnh Nam Định với dòng họ Cồ rồi lan truyền khắp miền Bắc và ?orộ? nhất là ở Hà Nội. Chỉ cần ra khỏi ngõ là gặp quán phở, to có, nhỏ có, có quán nằm ngoài lề đường, có quán thì nằm trong nhà...
    Một vài cái bàn con con. Trên bàn chỉ cần có cút rượu, lọ tỏi ngâm dấm và một thùng nước phở nấu bằng than đá là đã trở thành quán phở. Ở Sài Gòn, quán phở khá rộng rãi, ghế ngồi cao (dù cho bán phở theo gu Bắc hay Nam), còn phở Hà Nội thì quán phở gia đình chật, ghế ngồi thường thấp lè tè, người ngồi ăn thường phải ngồi san sát bên nhau...
    Không hẳn chỉ có những quán phở gia đình vô danh, Hà Nội cũng có những quán phở trứ danh mà tên tuổi đã đi vào ?olịch sử? ăn uống như phở cô Cử Lò Đúc, phở Thìn bờ hồ, phở Lê Văn Hưu, phở Bát Đàn... Quán phở nào cũng y chang như nhau. Tất cả đều có vẻ cũ kỹ, chật chội và huyên náo. Trong những quán phở ở Hà Nội, mọi người ngồi san sát vào nhau, múc gắp, húp hít hà, càu nhàu, gọi hàng phở inh ỏi.
    Vì vậy chăng mà không khí của những quán phở kiểu này có một không gian phở rất đặc trưng mà những quán phở sang trọng không thể có được. Ăn phở mà khẽ khàng quá, lịch sự quá và đôi lúc sạch sẽ quá như Tây thì khó tìm được không khí phở rồi. Bởi thoạt kỳ thủy, phở là một món ăn rất bình dân từ người bán cho đến người ăn.
    Trên phố Bát Đàn (HN), có 1 quán phở được coi là quán phở ?ocuối cùng còn sót lại của thời kỳ xếp hàng?. Khách hàng phải xếp hàng, tay cầm tô, tay cầm đũa tiến dần từng bước một đến người bán phở. Sau đó, họ nháo nhào đi tìm bàn, hoặc bưng tô đứng đợi cho ai đó ăn xong mà giành chỗ. Vừa ngồi xuống bàn là cố ăn cho xong vì biết đâu đó có ai đang bưng tô đứng đợi mình ăn cho xong để có chỗ ngồi... Và chỉ một bát mà thôi, nếu ai cần ăn thêm thì phải xếp hàng tiếp.
    Quán khó chịu thế đấy nhưng vẫn thấy xe con ngừng liên tục. Tài xế đi xếp hàng còn ngài giám đốc phải tự đi tìm bàn. Trong đội ngũ xếp hàng chờ ăn phở, ta có thể thấy anh công nhân đứng trước mặt nhà doanh nghiệp, rồi tới vị giáo sư sau đó là nhà văn, nhà báo, dân con phe... bình đẳng ra phết! Dân ?oSè - Gòng? ra Hà Nội ăn bát phở chơi cho biết chứ không ai thích ăn phở kiểu xếp hàng như vậy. Nhưng đối với một số người Hà Nội, có lẽ họ đã ?onghiện? cái không gian phở xếp hàng Bát Đàn này.
    Những người Hà Nội vào Sài Gòn sinh sống, công tác đều không quên được gu phở Bắc Hà Nội. Bởi vậy, hiện nay dọc các con phố lớn nhỏ, đường hẻm hay mặt tiền ở Sài Gòn có nhiều quán phở mang tên Bắc Hải, phở Hà Nội, phở chính gốc, phở gia truyền, phở Thìn... Những quán phở to nhỏ này đều ?ogia truyền? và không ai chịu nhường ai trong sự quảng cáo chính gốc phở này.
    Phở có mặt ở Sài Gòn theo bước chân của người miền Bắc. Dần dần, dân Sài Gòn cũng ?ohọc tập? và chế biến thành phở theo gu Sài Gòn. Phở Sài Gòn phải có tương đen, ớt cà, rau thơm và giá trụng. Tất nhiên còn có cả sự khác nhau về hương vị nữa. Vì phở không rau chưa chắc là nấu theo kiểu miền Bắc. Và bây giờ có nhiều quán phở Bắc vẫn phải kèm thêm rau thơm, giá trụng để nhân tâm tùy khẩu vị.
    (St)
  4. hero_abc

    hero_abc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội đã gần 1000 năm tuổi, với nhiều cảnh đẹp và nét đẹp văn hoá và chính vì vậy tôi thực sự cảm thấy bị Shock khi đọc bài báo dưới đây. Tôi post lại để mọi người cùng suy ngẫm, cùng nhìn vào những điểm yếu của HN.

    Chơi Hà Nội, nửa ngày là hết?
    14:25'' 28/09/2006 (GMT+7)
    (VietNamNet)- Thật là bối rối khi lắng nghe những lời thắc mắc của khách du lịch ngoại quốc đến thăm Hà Nội. Phải chăng chính cái sự "khó hiểu" mà họ đang thưởng thức mới là "đặc sản" Hà Nội?

    Những anh Tây ba lô dã chiến kiểu này chỉ coi Hà Nội là điểm trung chuyển trên chặng đường khám phá Việt Nam.
    Giả sử bạn là một khách du lịch ngoại quốc lần đầu tiên đến Việt Nam, ?onghe đồn? Hà Nội là trung tâm văn hoá, ẩm thực Hà Nội ngon lại ít béo, giá cả ở Hà Nội cũng rẻ v.v. Mang trong mình chút máu phiêu lưu, bạn tự xin visa, tự mua vé và mười mấy tiếng sau...
    Đó là những người vẫn được gọi là Tây balô (để phân biệt với mấy anh Tây "gỗ" ở khách sạn năm sao) - những khách du lịch chưa hẳn đã nghèo và dĩ nhiên là cũng không giàu, muốn tiết kiệm tiền để có thể lang thang trên dải đất hình chữ S được lâu nhất.
    "Ngay tại Bảo tàng Dân tộc học, tôi thấy khách du lịch luôn tìm đến nhờ một cuốn sách hướng dẫn nổi tiếng của nước ngoài viết, hiếm thấy ai cầm trên tay một tờ hướng dẫn do chúng ta in ra. Lẽ ra những người làm du lịch phải lấy đó làm xấu hổ!" (PGS Nguyễn Văn Huy- GĐ Bảo tàng Dân tộc học VN)

    Lang thang quanh khu phố cổ, ?oniềm tự hào? của người Hà Nội, dễ bắt gặp những Tây balô như thế, đi bộ trên khu phố bàn cờ với gương mặt ngơ ngác, tay xoay ngang xoay dọc tấm bản đồ, cố xác định cho đúng hướng trên những con phố nhỏ giống đúc nhau, chỉ trăm mét đã lại thay tên đổi họ. Hình như ai cũng cầm trên tay, hoặc lấp ló trong túi cuốn sách giới thiệu về Việt Nam. Toàn là sách ngoại của ?oLonely Planet? hay "Rough Guide", trong sách có đủ thông tin về giá phòng của từng khách sạn nhỏ tí, thậm chí cả tính cách của ông chủ khách sạn trên từng con phố cổ. Chẳng tìm đâu ra sách của Việt Nam xuất bản, hay nếu có thì chỉ có thể tìm mua ở những nơi kín đáo đến mức người Việt cũng khó mà tìm ra? Cũng có thể khách du lịch trong một lần lạc đường nào đó đã tìm thấy, đã xem nhưng không sử dụng được, vì sách của ta viết về du lịch của ta mà vẫn ít thông tin cần thiết hơn sách của họ. Chịu, chưa ai dám kết luật ?odứt khoát?. Chỉ biết một điều chắc chắn là trong thời buổi này, nếu chúng ta im tiếng như vậy thì sẽ có người lên tiếng "hộ", tất nhiên, vì quyền lợi của họ, chứ không phải chúng ta.
    Theo chân James ?" anh chàng tóc vàng, mắt xanh đến từ Houstons, Mỹ đi một vòng quanh Hồ Gươm. Đang là sinh viên nên James chọn cách đi bụi, tự mua sách và bản đồ để được thoải mái khám phá. Dự định ban đầu của James là thuê xe máy tự đi, nhưng đến nơi thì đầu hàng vô điều kiện vì ?ongười Việt lái xe tài quá, tôi không linh hoạt được như họ?. Phải mở ngoặc thêm những hành động mà cậu gọi lịch sự là linh hoạt kia, thực chất là phóng nhanh vượt ẩu, là qua đèn đỏ, là đánh võng, là dàn hàng ba vừa đi vừa tâm sự. Nói về ấn tượng Hà Nội sau 3 ngày lang thang, James không hề khách sáo: Hà Nội có nhiều hồ nước đẹp, nhiều dãy phố đẹp, nhiều di tích và thắng cảnh rất đẹp và cổ kính. Nhưng hình như người Hà Nội thích ?osống chung? với rác? Đi lại ở đây không tiện, tôi muốn đi xe buýt nhưng hình như không có xe đến? những nơi cần đến. Xe ôm thì giá cao (không lẽ xăng ở đây tới mấy đôla một lít?). Vậy nên tôi thường đi bộ, vừa đi vừa hỏi, cũng may Hà Nội rất nhỏ nhắn và xinh xắn". Càng nghe cậu nói lại càng thấy bối rối, đến đoạn ?ohình như người Việt Nam cũng tiêu tiền đôla, vì cái gì cũng 1$, 2$? thì tôi ngậm tăm, hết biết giải thích. Không lẽ lại bảo, người Việt sính ngoại nên thấy người ngoại thì phải dùng tiền ngoại cho? văn minh?
    Bối rối nhất là khi James than phiền không biết làm gì vào buổi tối? Tưởng cậu hỏi các quán cà phê hay quán bar thì? dễ ợt, nhưng James cắc cớ hơn khi muốn tìm hiểu văn hóa dân tộc của Việt Nam. Ái chà, yêu cầu không đơn giản chút nào. ?oMúa rối nước thì tôi xem rồi. Tôi muốn nghe thử ca trù, hay chèo, hay quan họ. Ở đâu có??. James hỏi tôi thì tôi biết hỏi ai? Nghe đâu cũng có vài câu lạc bộ ca trù, có một nhóm nghệ sĩ nhà hát chèo biểu diễn, hay một công ty du lịch mới ?oliều lĩnh? khai trương show diễn cổ truyền, nhưng gọi điện đến định giúp James thì nơi đang tạm ngừng biểu diễn, nơi chỉ một buổi cuối tuần, mà với khách du lịch thì làm gì có khái niệm tuần để mà đầu hay cuối? Hay tại tôi tìm chưa đúng chỗ? Sợ, không dám hỏi thêm James, lỡ cậu lại than phiền tiếp về chuyện ăn, chuyện ngủ hay những chuyện gì gì nữa thì chẳng biết đường đâu mà nói cho cậu hiểu. Phải chăng chính cái sự "khó hiểu" mà James đang thưởng thức mới là "đặc sản" Hà Nội?
    Eric và Vincent, hai thanh niên người Marseille (Pháp) đang lơ ngơ nơi phố cổ, cố dùng vốn tiếng Anh ít ỏi để hỏi những người Việt Nam cũng chủ yếu vừa nghe vừa đoán, miệng nói tay chỉ. Thì ra, họ hỏi đường đến Sinh Café hoặc Hanoi Toserco, vì ?onghe nói? đó là các doanh nghiệp uy tín. Nhưng đứng giữa 36 phố phường thì ?otiến thoái lưỡng nan? vì thấy cả chục văn phòng cùng tên, thậm chí cùng logo? ?oChẳng lẽ một công ty lại có quá nhiều văn phòng đại diện trên cùng một dãy phố?? Biết trả lời Eric thế nào nhỉ? Không lẽ lại bảo, chuyện đánh cắp thương hiệu là chuyện thường ngày ở Hà Nội, không chỉ trong du lịch mà cả với thịt chó, bún chả và lạc rang húng lìu. Nhưng riêng với du lịch thì tất cả nói chung cũng đều đổ về một mối làm tour cả, chỉ có điều khách mất nhiều khoản "môi giới" vô lý. Hỏi họ sao không đi theo bản đồ hay sách hướng dẫn thì được phân trần: ?oHình như bản đồ không đúng, chúng tôi mua hai cái thấy không giống nhau, mà đi mãi vẫn lạc. Sách hướng dẫn thì mang từ Pháp sang, còn ở đây tìm mua nhưng chưa có!?.

    Gina và Sophia ?" hai kiều nữ đến từ Madrid, thủ đô Tây Ba Nha ?" muốn ?onhờ? các văn phòng du lịch để tìm hiểu Hà Nội cho? kỹ. Hai cô vào hết văn phòng này đến văn phòng khác, lúc vào thì hào hứng, lúc ra có vẻ suy tư. Chẳng là, hai cô đã đi ?ocity tour?, giờ muốn tìm một tour khác độc đáo hơn mà? không có. Gina than thở: Chẳng lẽ ngày nào cũng đi chùa Trấn Quốc, Văn Miếu, bảo tàng Dân tộc học? Hôm qua thì đi vội đi vàng, chẳng đủ thời gian để cảm nhận từng nơi. Trong một ngày mà ?ophải? đi lăng Bác, chùa Một Cột, bảo tàng Hồ Chí Minh, chùa Trấn Quốc, chùa Quán Thánh, bảo tàng Dân tộc học, Văn Miếu, hồ Gươm thì chắc chắn phải là ?ocưỡi máy bay xem hoa?. Không hiểu về đến Madrid, xem lại ảnh, chúng tôi có nhớ gì không nữa?, Gina băn khoăn. Sophia ?oranh mãnh? hơn: ?oTôi đã mua một bộ postcard (bưu ảnh), về mở ra xem chắc sẽ nhớ?.
    Cùng Gina và Sophia vào văn phòng một công ty cũng có tiếng tăm ở Hà Nội, xem giới thiệu có vài lựa chọn tour làng nghề truyền thống và chùa chiền khá hấp dẫn (như một tour thăm làng gốm Bát Tràng, làng tranh Đông Hồ, làng mộc Đồng Kỵ, chùa Bút Tháp). Nhưng giới thiệu là một chuyện, còn ngỏ ý muốn đi thì câu trả lời là? không tổ chức vì ít khách. Đáp lại sự nhiệt tình, sẵn sàng trả thêm tiền của hai kiều nữ là một câu trả lời rất? hồn nhiên: ?oMấy làng nghề đó cũng không có gì đặc biệt đâu. Hà Nội xem một ngày là đủ rồi. Nếu các chị còn thời gian thì nên đi Hạ Long, di sản thế giới đấy?. Kiểu vừa giới thiệu vừa khéo léo đuổi khách ra khỏi Hà Nội thế này thật? miễn bình luận. Cố cười mà như mếu, đành khuyên hai cô tự đi thăm các đình chùa, các bảo tàng rất gần trung tâm thành phố, nhưng nào có yên, vì theo lời Gina thì ?obảo tàng ở Hà Nội đóng cửa sớm quá, lại nghỉ trưa. Chúng tôi chỉ sợ số đen đủi, đến toàn vào giờ đóng cửa thì chẳng xem được gì. Chúng tôi muốn dành ba ngày ở Hà Nội, nhưng kiểu này chắc lại đi Huế, Hội An sớm vậy?.
    Ngược với hai cô gái nỗ lực để ?obám? Hà Nội vài ngày, đôi tình nhân Paul và Maria tuy vừa từ Canada sang nhưng rất ?oquyết đoán?, đặt ngay tour đi Hạ Long rồi Sapa ngày hôm sau, chỉ dành nửa ngày cho Hà Nội.
    - Chỉ nửa ngày, liệu có đủ để thăm thú hết thủ đô của chúng tôi không?
    - Bạn tôi vừa trở về từ Việt Nam. Cậu ấy bảo chúng tôi ?oThăm Hà Nội, nửa ngày là hết?.
    Bây giờ thì tôi đã tin, trái đất quả thật hình tròn.
    Khánh Linh

  5. sutubienbong

    sutubienbong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2006
    Bài viết:
    1.630
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội 1000 năm luôn là niềm tự hào của người dân đất Việt. Việc chuẩn bị các công tác kỷ niệm đã rậm rịch từ chục năm nay. Vậy mà, cho đến thời điểm hiện tại, vẫn không có kịch bản phim nào đủ tiêu chuẩn để được tuyển chọn. Xem phim dã sử Trung Quốc trên truyền hình mà ngậm ngùi cho phim dã sử nước nhà. Biết bao giờ chúng ta mới có được một bộ phim hoành tráng về thủ đô Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội???
  6. smartdragon

    smartdragon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2006
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Co le chuyen muc nay khong phu hop voi Public Hanoi chang?
  7. hero_abc

    hero_abc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Hê hê hết bài, hết chủ đề về Hà Nội chăng?? Hay sắp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội mà cũng không tạo được cảm xúc nào??
  8. MAGICSTAR

    MAGICSTAR Public HN Moderator

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    2.394
    Đã được thích:
    23
    Tớ chẳng biết cái chuyên mục này nó có phù hợp với PublicHN không. Tớ chỉ vẫn thích lôi lại những cái cũ tớ cho là hay, chứ chẳng phải cố tạo nên một điểm nhấn 1000 năm. Nghe to tát quá.
    Nhấn làm gì khi Hà Nội vẫn chưa có một Bảo tàng Hà Nội đúng tầm? Nhấn làm gì khi hơn một tháng nữa là Hà Nội sẽ có nhiều cơ hội bùng nổ dân số và..."văn hoá". Kinh tế cứ cho là sẽ phát triển, nhưng còn giao thông, còn môi trường....còn cả tỉ thứ khác nữa. Tớ thấy chẳng cần nhấn đến những đưồng phố rất đẹp sẽ bị đào xới mỗi năm ít nhất 1 lần nữa. Đưồng lúc nào cũng đông ngưồi- và sẽ còn đông nữa- trong khi lấy đâu ra đưồng mà đi...
    Tóm lại là còn nhiều vấn đề. Tớ thà ngồi nghiên cứu hay mở rộng những cái cũ ( topic ý mà ) tớ thấy hay và cần hiểu- còn hơn đi hỏi ngưồi khác hết cái để nói về một Hà Nội nghìn năm rồi à? Bạn đã biết HN từng có những cái gì chưa???
  9. MAGICSTAR

    MAGICSTAR Public HN Moderator

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    2.394
    Đã được thích:
    23
    Tớ chẳng biết cái chuyên mục này nó có phù hợp với PublicHN không. Tớ chỉ vẫn thích lôi lại những cái cũ tớ cho là hay, chứ chẳng phải cố tạo nên một điểm nhấn 1000 năm. Nghe to tát quá.
    Nhấn làm gì khi Hà Nội vẫn chưa có một Bảo tàng Hà Nội đúng tầm? Nhấn làm gì khi hơn một tháng nữa là Hà Nội sẽ có nhiều cơ hội bùng nổ dân số và..."văn hoá". Kinh tế cứ cho là sẽ phát triển, nhưng còn giao thông, còn môi trường....còn cả tỉ thứ khác nữa. Tớ thấy chẳng cần nhấn đến những đưồng phố rất đẹp sẽ bị đào xới mỗi năm ít nhất 1 lần nữa. Đưồng lúc nào cũng đông ngưồi- và sẽ còn đông nữa- trong khi lấy đâu ra đưồng mà đi...
    Tóm lại là còn nhiều vấn đề. Tớ thà ngồi nghiên cứu hay mở rộng những cái cũ ( topic ý mà ) tớ thấy hay và cần hiểu- còn hơn đi hỏi ngưồi khác hết cái để nói về một Hà Nội nghìn năm rồi à? Bạn đã biết HN từng có những cái gì chưa???
  10. hero_abc

    hero_abc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Chắc chỉ có mỗi Magic là người HN gốc nhỉ??????

Chia sẻ trang này