1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

1000 năm Thăng Long - Hà Nội

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi smartdragon, 27/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MAGICSTAR

    MAGICSTAR Public HN Moderator

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    2.394
    Đã được thích:
    23
    Thế là Bảo tàng HN đã hoàn thành, và dip kỷ niệm HN 1000 năm, chúng ta có thể đẽn xem. Nhưng có lẽ chỉ xem những kỷ vật, hiện vật là chính , bởi vì đến 10-10, Bảo tàng HN không thể hoàn thiện trưng bày.Thôi xem được gì thì đành xem vậy.
    http://www.tienphong.vn/Van-Hoa/510876/Thanh-pho-ngan-nam-thue-nguoi-ke-chuyen-minh.html
  2. MAGICSTAR

    MAGICSTAR Public HN Moderator

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    2.394
    Đã được thích:
    23
    Các hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội tại thành phố Hà Nội
    (Từ ngày 1-10 đến 10-10-2010) (Ban hành kèm theo Chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội năm 2010 tại Quyết định số 795/QÐ-TTg ngày 10-6-2009 của ********* Chính phủ

    1. Chương trình Xiếc nghệ thuật đặc biệt chủ đề "Hà Nội - Thành phố vì hòa bình":

    Ðơn vị chủ trì: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thành phố Hà Nội.

    Ðịa điểm: Khu vực hồ Thiền Quang, Quảng trường Ðông Kinh Nghĩa Thục, rạp Xiếc quốc gia.

    2. Biểu diễn Nghệ thuật âm nhạc của các nghệ sĩ nổi tiếng Việt Nam:

    Ðơn vị chủ trì: Hội Âm nhạc Việt Nam.

    Ðịa điểm: Nhà hát Lớn.

    3. Biểu diễn điệu múa cổ Thăng Long - Hà Nội:

    Ðơn vị chủ trì: Thành phố Hà Nội.

    Ðịa điểm: Sân tượng đài Lý Thái Tổ, vườn hoa Lý Thái Tổ.

    4. Liên hoan nghệ thuật quốc tế chào mừng Thăng Long - Hà Nội nghìn năm:

    Với sự tham gia của các Ðoàn nghệ thuật Thủ đô một số nước và một số thành phố 1000 năm tuổi trên thế giới (dự kiến khoảng 29 đoàn).

    Ðơn vị chủ trì: Thành phố Hà Nội.

    Ðơn vị phối hợp: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

    Ðịa điểm: Trung tâm Hội nghị quốc gia - Mỹ Ðình.

    5. Trình diễn nhạc không lời chào mừng Thăng Long - Hà Nội nghìn năm của các dàn nhạc trong nước và quốc tế:

    Ðơn vị chủ trì: Học viện Âm nhạc quốc gia.

    Ðịa điểm: Nhà hát Lớn TP Hà Nội.

    6. Biểu diễn nghệ thuật, diễu hành của các Hoa hậu thế giới:

    Ðơn vị chủ trì: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; UBND tỉnh Khánh Hòa và thành phố Hà Nội.

    Ðịa điểm: Thành phố Hà Nội.

    7. Công bố và trao giải Báo chí quốc tế về 1000 năm Thăng Long - Hà Nội:

    Ðơn vị chủ trì: Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, thành phố Hà Nội.

    Ðịa điểm: Thành phố Hà Nội.

    8. Tổng kết và trao giải cuộc thi quốc tế tìm hiểu về Thăng Long - Hà Nội mang tên "Hà Nội - Ðiểm hẹn của bạn":

    Ðơn vị chủ trì: Thành phố Hà Nội.

    Ðơn vị phối hợp: Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.

    Ðịa điểm: Thành phố Hà Nội.

    9. Tổng kết cuộc thi tìm hiểu về Thăng Long - Hà Nội:

    Ðơn vị chủ trì: Thành phố Hà Nội.

    Ðơn vị phối hợp: Trung ương Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh; Bộ Giáo dục và Ðào tạo.

    Ðịa điểm: Thành phố Hà Nội.

    10. Triển lãm ảnh nghệ thuật Hà Nội:

    Ðơn vị chủ trì: Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

    Ðịa điểm: Nhà Thông tin Triển lãm - 93 Ðinh Tiên Hoàng, Nhà Thông tin Triển lãm thành phố - 45 Tràng Tiền.

    11. Triển lãm và liên hoan thư pháp Thăng Long - Hà Nội:

    Tham gia liên hoan là các nhà thư pháp của Hà Nội, Câu lạc bộ thư pháp Hà Nội và một số nhà thư pháp nổi tiếng của các tỉnh, thành phố khác.

    Ðơn vị chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Trung tâm Văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

    Ðịa điểm: Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội.

    12. Triển lãm "Nghề gốm Bát Tràng - cổ truyền và hiện đại", giới thiệu công trình nghệ thuật ghép gốm "Con đường gốm sứ":

    Ðơn vị chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Hội Gốm sứ Bát Tràng - Công ty trách nhiệm hữu hạn Nghệ thuật Tân Hà Nội.

    Ðịa điểm: Ðường Yên Phụ, làng gốm Bát Tràng - Hà Nội.

    13. Triển lãm: "Các trận đánh và chiến dịch nổi tiếng trong Lịch sử quân sự Việt Nam":

    Ðơn vị chủ trì: Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.

    Ðịa điểm: Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, Hà Nội.

    14. Triển lãm "Anh hùng dân tộc và danh nhân văn hóa Việt Nam":

    Ðơn vị chủ trì: Bảo tàng Cách mạng.

    Ðịa điểm: Bảo tàng Cách mạng, Hà Nội.

    15. Triển lãm "Những tấm lòng với Thăng Long - Hà Nội", trưng bày những sản phẩm của các cá nhân, tập thể dâng tặng Thủ đô nhân dịp kỷ niệm 1000 năm tuổi:

    Ðơn vị chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

    Ðịa điểm: Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô.

    16. Triển lãm Thăng Long - Hà Nội xưa (có kế hoạch riêng):

    Ðơn vị chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

    Ðịa điểm: Bảo tàng Hà Nội.

    17. Trình diễn áo dài truyền thống:

    Ðơn vị chủ trì: Thành phố Hà Nội.

    Ðịa điểm: Thành phố Hà Nội.

    18. Liên hoan ẩm thực Hà Thành:

    Ðơn vị chủ trì: Tổng công ty Du lịch Hà Nội.

    Ðịa điểm: Thành phố Hà Nội.

    19. Liên hoan thả diều ba miền: gồm các loại

    - Diều đồng quê, diều cách tân miền bắc.

    - Diều Cung đình Huế, diều Hội An.

    - Diều đồng quê, diều cách tân miền nam.

    Ðơn vị chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội.

    Ðịa điểm: Thành phố Hà Nội.

    20. Lễ ra mắt tủ sách "Thăng Long nghìn năm văn hiến":

    Ðơn vị chủ trì: Thành phố Hà Nội.

    Ðơn vị thực hiện: Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Nhà xuất bản Hà Nội.

    Ðịa điểm: Thành phố Hà Nội.

    21. Tổ chức nghiệm thu và công bố kết quả công trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước mã số KX.09 "Nghiên cứu phát huy điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và giá trị lịch sử - văn hóa 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, phục vụ phát triển toàn diện Thủ đô".

    Ðơn vị chủ trì: Ban chủ nhiệm Chương trình KX09, thành phố Hà Nội.

    Ðơn vị phối hợp: Bộ Khoa học và Công nghệ.

    Ðịa điểm: Thành phố Hà Nội.

    22. Khánh thành Bảo tàng Hà Nội:

    Ðơn vị chủ trì: Sở Xây dựng Hà Nội.

    Ðịa điểm: Ðường Phạm Hùng (Mỹ Ðình, Từ Liêm)

    23. Khánh thành Công viên Hòa Bình:

    Ðơn vị chủ trì: Sở Xây dựng Hà Nội.

    Ðịa điểm: Cổ Nhuế, Từ Liêm.

    24. Khánh thành tượng đài ****** - Bác Tôn:

    Ðơn vị chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội và thành phố ***********.

    Ðịa điểm: Ðảo Thống nhất trong Công viên Thống nhất.

    25. Khánh thành Nhà hát Công nhân Hà Nội:

    Ðơn vị chủ trì: Sở Xây dựng Hà Nội.

    Ðịa điểm: Nhà hát Công nhân Hà Nội (phố Tràng Tiền).

    26. Triển lãm công bố Quy hoạch tổng thể Thủ đô Hà Nội (Mở rộng):

    Ðơn vị chủ trì: Bộ Xây dựng.

    Ðịa điểm: Cung triển lãm Quy hoạch - Xây dựng (Mỹ Ðình, Từ Liêm).

    27. Khánh thành cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy:

    Ðơn vị chủ trì: Bộ Giao thông vận tải.

    Ðịa điểm: cầu Thanh Trì và cầu Vĩnh Tuy, Hà Nội.

    28. Khánh thành đường Láng - Hòa Lạc:

    Ðơn vị chủ trì: Bộ Xây dựng.

    Ðịa điểm: Ngã tư Phạm Hùng - Trần Duy Hưng.

    29. Lễ đặt phương tiện lưu giữ vật phẩm "Gửi tới mai sau":

    Ðơn vị chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội.

    Ðịa điểm: Trong khuôn viên Bảo tàng Hà Nội.

    30. Các quận, huyện, thị xã có kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội của cơ sở, địa phương trong mười ngày Ðại lễ.

    31. Các nhà văn hóa, sân khấu ngoài trời của các trung tâm lễ hội của 29 quận, huyện tổ chức liên tục các hoạt động trong mười ngày Ðại lễ.

    - Các nhà hát biểu diễn các chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long do các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp đã dàn dựng theo kế hoạch.

    - Cơ quan đầu mối chuẩn bị: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội.

    - Cơ quan phối hợp: các cục, vụ, viện trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội, UBND các quận, huyện, thị xã
  3. MAGICSTAR

    MAGICSTAR Public HN Moderator

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    2.394
    Đã được thích:
    23
    Chương trình các hoạt động 10 ngày đại lễ
    Ban tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội vừa công bố chi tiết các hoạt động chính trong 10 ngày đại lễ (từ 1/10 - 10/10).
    * Ngày 1/10/2010
    8h00: Khai mạc 10 ngày Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội tại Vườn hoa Lý Thái Tổ
    9h30: Biểu diễn nghệ thuật tại 5 sân khấu xung quanh hồ Hoàn Kiếm
    14h00: Triển lãm các tác phẩm Văn học - Nghệ thuật qua các thời kỳ tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam số 2 Hoa Lư, Hai Bà Trưng
    15h00: Triển lãm ảnh nghệ thuật Hà Nội tại Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm
    19h30: Khai mạc Triển lãm Thành tựu kinh tế - xã hội Việt Nam và Thăng Long – Hà Nội tại Trung tâm Hội chợ triển lãm Việt Nam, 138 Giảng Võ, Ba Đình
    19h30: Khai mạc Tuần lễ phim lịch sử, cách mạng tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia, 87 Láng Hạ, Đống Đa
    20h00: Cầu truyền hình Cả nước với Hà Nội trên Đài truyền hình Việt Nam, biểu diễn nghệ thuật đặc biệt, trình diễn áo dài xung quanh hồ Hoàn Kiếm
    20h00: Chương trình hòa nhạc Hội nhập Quốc tế - Niềm tin hướng tới tương lai do NSND Đặng Thái Sơn biểu diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội
    * Ngày 2/10/2010
    8h00: Khai mạc trưng bày hiện vật lịch sử 1000 năm Thăng Long – Hà Nội tại Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, số 9 Hoàng Diệu và 19 Nguyễn Tri Phương
    9h00: Lễ ra mắt Tủ sách “Thăng Long ngàn năm văn hiến” tại Thư viện Quốc gia, 31 Tràng Thi, Hoàn Kiếm
    14h00: Công bố kết quả công trình nghiên cứu khoa học tổng quan về Hà Nội tại Nhà hát lớn Hà Nội
    20h00: Biểu diễn các ca khúc chọn lọc mới chào mừng 1000 năm Thăng Long – Hà Nội tại sân khấu Vườn hoa đền Bà Kiệu, Hoàn Kiếm
    20h00: Khai mạc Liên hoan du lịch quốc tế Thăng Long – Hà Nội tại Thiên đường Bảo Sơn
    (http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/09/3BA20B1B/
    Chương trình lễ hội rồng diễn ra lúc 19h30 ngày 2/10 tại tiền sảnh khán đài B sân vận động quốc gia Mỹ Đình, vào cửa tự do.
    )
    * Ngày 3/10/2010
    7h00: Giải chạy truyền thống “Báo Hà Nội mới” xung quanh hồ Hoàn Kiếm
    Chung kết thi đấu bóng đá Quốc tế “Cúp Thăng Long – Hà Nội” tại Sân vận động Mỹ Đình
    20h00: Chương trình nghệ thuật “Thăng Long - Hà Nội thời đại **************” tại Sân vận động Hàng Đẫy
    * Ngày 4/10/2010
    8h30: Tổng kết và trao giải Cuộc thi tìm hiểu Thăng Long – Hà Nội nghìn năm Văn hiến và Anh hùng tại Nhà hát Lớn Hà Nội
    15h00: Triển lãm “Anh hùng dân tộc và danh nhân văn hóa Việt Nam” tại Bảo tàng Cách mạng, 25 Tông Đản, Hoàn Kiếm
    15h30: Triển lãm “Các trận đánh và chiến dịch nổi tiếng trong lịch sử quân sự Việt Nam” tại Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam, 28A Điện Biên Phủ, Ba Đình
    17h00: Triển lãm và Liên hoan Thư pháp Thăng Long - Hà Nội tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám
    20h00: Trao giải báo chí toàn quốc về 1000 năm Thăng Long – Hà Nội tại Trung tâm nghệ thuật Âu Cơ, 8 Huỳnh Thúc Kháng
    20h00: Biểu diễn các điệu múa cổ Thăng Long - Hà Nội tại Sân tượng đài Lý Thái Tổ
    * Ngày 5/10/2010
    9h00: Giới thiệu “Con đường gốm sứ ven sông Hồng” tại đường Yên Phụ
    14h00: Khai mạc Triển lãm “Nghề gốm Bát Tràng – cổ truyền và hiện đại” tại làng Bát Tràng
    14h00: Triển lãm “Những tấm lòng với Thăng Long - Hà Nội” tại Cung văn hóa Hữu Nghị
    20h00: Biểu diễn Âm nhạc của các nghệ sĩ nổi tiếng Việt Nam tại Nhà hát Lớn Hà Nội
    20h00: Chương trình ca nhạc tổng hợp “Hùng khí Thăng Long - Bài ca đất nước” tại Sân vận động Hàng Đẫy
    * Ngày 6/10/2010
    8h00: Liên hoan nghệ thuật Diều - Hà Nội 2010 tại Quảng trường Sân vận động Mỹ Đình
    8h00: Biểu diễn võ thuật cổ truyền Hào khí Thăng Long tại Nhà thi đấu thể thao Quần Ngựa, Ba Đình
    8h30: Khánh thành Bảo tàng Hà Nội tại đường Phạm Hùng, Từ Liêm
    14h00: Khánh thành Công viên Hòa Bình tại Xuân Đỉnh - Từ Liêm
    14h00: Khánh thành tượng đài ********* - Bác Tôn tại Công viên Thống Nhất
    14h00: Khai mạc triển lãm ảnh “Hà Nội xưa” tại Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng
    14h30: Khánh thành Nhà hát Kim Đồng tại 19 Hàng Bài, Hoàn Kiếm
    20h00: Khánh thành Nhà hát Công nhân Hà Nội tại 42 Tràng Tiền
    20h00: Khánh thành Nhà hát Đại Nam tại 89 Phố Huế
    20h00: Liên hoan ẩm thực Hà thành tại Công viên nước Hồ Tây
    * Ngày 7/10/2010
    8h00: Khai mạc Hội thảo quốc tế Phát triển bền vững Thủ đô Văn hiến, Anh hùng, Thành phố Vì Hòa bình tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, 11 Lê Hồng Phong, Ba Đình
    9h00: Tổng kết trao giải cuộc thi quốc tế tìm hiểu “Hà Nội - Điểm hẹn của bạn” tại Nhà hát Lớn
    20h00: Biểu diễn âm nhạc dân tộc tại Nhà hát Lớn
    * Ngày 8/10/2010
    7h00: Chương trình văn hóa nghệ thuật của Tuổi trẻ Thủ đô và cả nước xung quanh hồ Gươm, các địa điểm sân khấu ngoài trời toàn Thành phố
    20h00: Chương trình giao lưu Thăng Long – Hồn thiêng sông núi với sự tham gia của 1.000 Anh hùng và mẹ Việt Nam Anh hùng tại Trung tâm Hội nghị quốc gia
    20h00: Chương trình Lễ hội đường phố của tuổi trẻ Thủ đô và cả nước tại Quảng trường Ngân hàng Nhà nước, 49 Lý Thái Tổ
    * Ngày 9/10/2010
    8h00: Khánh thành cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy tại phía Nam cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy
    9h30: Khánh thành và gắn biển Đại lộ Thăng Long tại ngã tư Phạm Hùng - Trần Duy Hưng
    20h00: Biểu diễn của các đoàn nghệ thuật Quốc tế tại các sân khấu ngoài trời toàn thành phố
    * Ngày 10/10/2010
    8h00: Lễ mít-tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội tại ***************************
    20h00: Đêm hội Văn hóa nghệ thuật kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội tại Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình
    * Hoạt động tại các Quận, huyện, thị xã
    20h00 (từ 1/10 – 10/10) hoạt động của các đoàn nghệ thuật:
    245 buổi biểu diễn của các đoàn nghệ thuật trong nước
    38 buổi biểu diễn của các đoàn nghệ thuật nước ngoài
    Địa điểm: Tại các sân khấu ngoài trời, nhà hát, nhà văn hóa và trung tâm các quận, huyện, thị xã

    (VN Express)
  4. MAGICSTAR

    MAGICSTAR Public HN Moderator

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    2.394
    Đã được thích:
    23
    Những ngày vừa rồi, dù rất cố gắng nhưng không thể chen chân vào đến bảo tàng Hà nội. Nên đành để sau vậy.
    Thời gian mở cửa:
    Đến 10/1/2011
    Giờ mở cửa: Sáng: 8h30 đến 11h30

    Chiều: 14h đến 16h30
    ( trừ thứ 2, thứ 6 hàng tuần)
  5. MAGICSTAR

    MAGICSTAR Public HN Moderator

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    2.394
    Đã được thích:
    23
    Bảo tàng Hà Nội - Tranh cãi những công trình nghìn tỷ

    Tâm lý của du khách đến với Bảo tàng Hà Nội kỳ vọng bao nhiêu thì sau khi tham quan xong lại thất vọng bấy nhiêu vì những gì có trong phần ruột chưa xứng tầm với tên gọi của một công trình thế kỷ ngàn năm văn hiến. ​
    Ai cũng kỳ vọng rằng, Bảo tàng Hà Nội, một trong những công trình nghìn tỷ chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội khi khánh thành và đưa vào sử dụng sẽ xứng đáng với tính chất hoành tráng và thiêng liêng của một công trình văn hoá trên mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến.
    Thế nhưng, ngay sau khi công trình được đưa vào sử dụng, thiên hạ mới té ngửa một điều rằng, công trình Bảo tàng Hà Nội thực chất mới chỉ hoàn thành được ở giai đoạn 1, đó là xây dựng phần vỏ, và hiện tại đang loay hoay với việc thiét kế và trưng bày nội thất.
    Tâm lý của du khách đến với Bảo tàng Hà Nội kỳ vọng bao nhiêu thì sau khi tham quan xong lại thất vọng bấy nhiêu vì những gì có trong phần ruột chưa xứng tầm với tên gọi của một công trình thế kỷ ngàn năm văn hiến.
    Thực trạng hiện nay
    Chính vì sự tuyên truyền mạnh mẽ của giới truyền thông về sự cần thiết, ý nghĩa lớn lao của công trình này mà sau khi công trình chạy đua thời gian để ra mắt người dân trong dịp đại lễ vừa qua, thì bây giờ trở về tình trạng thực của nó. Sau đại lễ, Bảo tàng Hà Nội thưa thớt khách tham quan hơn. Các gian trưng bày, ở tầng 3 và tầng 4, chủ yếu do các đơn vị tư nhân bày các bộ sưu tập, nay đã rút đi gần hết. Để lại rất nhiều chỗ trống.
    [​IMG]
    Về phía bảo tàng, công việc vận chuyển cổ vật từ các điểm ký gửi đã yên vị dưới tầng hầm của địa điểm mới, và đang tiến hành phân loại sắp xếp. Các chuyên đề cũng đang trong quá trình triển khai, chưa kịp trưng bày.
    Theo khẳng định từ Ban Giám đốc của Bảo tàng Hà Nội thì sự trống trải đó chỉ là "tạm thời". Theo quan sát của phóng viên chúng tôi vào ngày 25 tháng 4, khu vực tầng 3 và tầng 4 của bảo tàng vẫn dang trong quá trình hoàn thiện. Ở tầng 4, phía Bảo tàng Hà Nội đang triển khai chủ đề cổ vật, đồ đạc đang ngổn ngang và không tránh khỏi tình trạng nhem nhuốc.
    Theo ông Đề, Phó Giám đốc Bảo tàng Hà Nội, trong tháng 5 năm 2011, bảo tàng đang triển khai 3 chuyên đề, "đồ cổ", và "làng nghề phố nghề" và Thủ đô Hà Nội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cũng theo ông Đề, thì đến tháng năm này, Bảo tàng Hà Nội mới hoàn thành thủ tục bàn giao từ phía đầu tư.
    Lý giải cho thực tế này, ông Đề nói: Bảo tàng hiện sở hữu hơn 60 ngàn cổ vật, và cổ vật có đủ để lấp kín cả 4 tầng. Nhưng đây là bảo tàng khảo cứu địa phương nên không chỉ giản đơn là cứ đưa cổ vật lên đó và trưng bày là xong. Mà đó là một câu chuyện kể dưới góc nhìn địa văn hóa, chính trị. Nó như một câu chuyện lịch sử kể về cha ông, đòi hỏi sự tập trung cao độ về trí tuệ, sức lực và thời gian của các nhà khoa học trong nước. Muốn như vậy thì phải có thời gian. Chứ không thể đốt cháy giai đoạn. Chỉ trong vòng hai năm, song song với quá trình xây dựng, Bảo tàng Hà Nội mới chỉ hoàn thành được đề cương kịch bản trưng bày chứ chưa thể triển khai các mô hình một cách hoàn thiện..
    Còn người dân và kể cả giới chuyên môn đặt kỳ vọng, phía trong cái "áo" to lớn, hiện đại và đàng hoàng đó, phải có một phần ruột tương xứng.
    Xây dựng bảo tàng là cần thiết…
    Phải thừa nhận rằng, dù Hà Nội đã có rất nhiều bảo tàng, nhưng vẫn rất cần một bảo tàng để xứng tầm với mảnh đất ngàn năm văn hiến, có chất lượng trưng bày ngang hàng với các bảo tàng trong khu vực và thế giới. Hà Nội đã phải chờ rất lâu mới có được một bảo tàng như hiện nay.
    Đó trước hết là một thành công như Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy khẳng định. Nhưng với số vốn đầu tư hơn 2.300 ngàn tỷ đồng, có rất nhiều ý kiến cho rằng đó là sự lãng phí đầu tư công trong thời buổi Nhà nước đang có những chính sách thắt chặt đầu tư công như hiện nay.
    Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Võ Hồng Phúc cũng cho rằng, Bảo tàng Hà Nội là một sự lãng phí đầu tư. Trong khi Hà Nội có rất nhiều vấn đề phải giải quyết, nhà ở cho người thu nhập thấp, hệ thống giao thông, nhưng công trình phục vụ nghệ thuật hàn lâm… Tuy nhiên, theo lý giải của một số nhà nghiên cứu thì mọi sự so sánh đều khập khiểng, khi những giá trị văn hóa phi vật thể không thể đo đếm bằng đồng tiền bát gạo.
    [​IMG]
    Phòng trưng bày đang trống.
    Việc xây dựng Bảo tàng Hà Nội thể hiện một tầm nhìn chiến lược của quốc gia. Nếu hôm nay chúng ta không làm, thì sau này còn gì để lại cho con cháu. Nhưng với số vốn đầu tư lên tới hơn 2.300 tỷ đồng, và chưa kể phát sinh, trong khi nền kinh tế đang suy thoái, là một con số giật mình. Cần thiết xây dựng một bảo tàng, nhưng liệu có cần thiết phải đầu tư một cái vỏ hoành tráng và tiêu tốn nhiều tiền của như vậy?
    Hơn thế, những bảo tàng lớn mang tầm cỡ khu vực và thế giới, là những công trình chiến lược, nằm trong kế hoạch dài hạn chứ không thể quyết định vội vàng, và chỉ nhằm phục vụ dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Chính tình trạng "chạy nước rút" này dẫn đến những hậu quả như hiện nay.
    Liệu có lãng phí?
    Theo ý kiến của Tiến sĩ Đặng Văn Bài, nguyên Cục trưởng Cục Di sản, sau đại lễ 1000 thăng Long, chúng ta còn lại gì, nếu không có Bảo tàng Hà Nội. Không có tiêu chí nào để nói rằng, việc xây dựng bảo tàng này là lãng phí. Còn theo ý kiến của Ban Giám đốc Bảo tàng Hà Nội, việc khẳng định Bảo tàng Hà Nội đã có những lãng phí về công năng sử dụng là chưa đúng, và chưa hiểu được sát sao công tác làm bảo tàng.
    Hiện nay, đề cương kịch bản của Bảo tàng Hà Nội đã được Cục Di sản phê duyệt, và ngày 27 tháng 4, Cục Di sản đã có cuộc họp duyệt thiết kế tổng thể trưng bày. Phải mất ít nhất hai đến ba năm nữa, thì Bảo tàng Hà Nội mới có thể đưa vào sử dụng như đúng với công năng của nó, về một bảo tàng hiện đại, với cách làm đương đại bằng những chất liệu mới mẻ. Việc xây dựng một bảo tàng và đưa vào hoạt động không phải là việc một sớm một chiều. Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh phải mất 20 năm, Bảo tàng Louvre của Pháp mất hàng trăm năm…
    Bảo tàng Hà Nội trong kế hoạch 3 năm, là một sự nỗ lực lớn. Về vấn đề này, có nhiều luồng ý kiến khác nhau. Phía người làm công tác tiếp nhận bảo tàng cho rằng, phải cần thời gian, để chuẩn bị. Tất nhiên lỗi không nằm ở những người quản lý bảo tàng. Vấn đề ở chỗ, chúng ta có kế hoạch xây dựng một công trình thế kỷ, mà lại thiếu một chiến lược, nên mọi sự cứ "dở dang". Điều đó phải nằm trong chiến lược phát triển dài hạn của Hà Nội trong sự phát triển chung của các thiết chế văn hóa, chứ không thể cứ làm ào ào, rồi tình trạng đến đâu khắc phục đến đó.
    Thực tế cho thấy, việc xây dựng Bảo tàng Hà Nội là cần thiết, nhưng vẫn lãng phí. Hội thảo về những vấn đề cấp bách của văn hóa trong thời gian qua cũng đề cập đến sự thiếu cân bằng của các thiết chế văn hóa. Cần lắm một sự nhất quán, đồng bộ và mang tầm chiến lược đối với các thiết chế văn hóa, để tránh tình trạng, vừa thiếu lại vừa thừa như hiện nay.



    Tiến sĩ, Phó Giáo sư Đặng Văn Bài, nguyên Cục trưởng Cục Di sản
    [​IMG]Thời gian qua có rất nhiều ý kiến tranh luận về vấn đề này, theo quan điểm của tôi, thời gian đầu khi khánh thành bảo tàng nhân dịp đại lễ 1000 năm, việc huy động các tổ chức cá nhân xã hội tham gia trưng bày hiện vật là một thành công đáng ghi nhận, thức tỉnh ý thức công dân của mỗi người dân. Còn hiện nay, chúng tôi đã duyệt thiết kế tổng thể trưng bày của Bảo tàng Hà Nội. Tôi chưa thấy một bảo tàng nào làm việc cẩn thận và chuyên nghiệp như họ. Và cũng chưa bao giờ, các chuyên gia nước ngoài làm việc trực tiếp sâu sát với giới chuyên môn trong nước như dự án này.
    Bảo tàng Hà Nội cũng đã rất nỗ lực và cố gắng sưu tầm thêm nhiều cổ vật, mời chuyên gia nước ngoài, với cách làm mới mẻ, hiện đại mà tôi đảm bảo, chưa một bảo tàng nào trong nước tiếp cận. Thời tiền sơ sử do giáo sư Hoàng Xuân Chinh, Viện phó Viện Khảo cổ học phụ trách, phần cổ và trung sử do Tiến sĩ Phạm Quốc Quân phụ trách… Phần khánh thành chỉ là kiến trúc của ngôi nhà, đó mới chỉ là giai đoạn một, còn phải có thời gian để hoàn thiện giai đoạn 2, về phần thiết kế mỹ thuật trưng bày.
    Theo tôi, chưa biết thế nào là lãng phí, so với bảo tàng nào, tôi nghĩ không có mặt bằng nào để so sánh. Chúng ta nên hoan nghênh để cổ vũ cho những người đang xả thân cho công việc chung, chứ không nên bàn lùi, phải ủng hộ và nuôi dưỡng ý thức sáng tạo của người khác, để làm đến cùng. Đó mới là những giá trị còn lại với lịch sử…
    Phó Giáo sư Nguyễn Văn Huy, ủy viên Hội đồng di sản Quốc gia, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học
    [​IMG]Tôi cho rằng việc xây dựng Bảo tàng Hà Nội là thành công nhưng vẫn lãng phí. Lãng phí của Bảo tàng Hà Nội là do đã không lên kế hoạch được sớm, đến sát Đại lễ mới quyết định về địa điểm. Thiết kế tòa nhà thì phải ép để xây dựng phần vỏ trong 2 năm, còn phần hiện vật và nội dung trưng bày lại không chuẩn bị kịp, do không có bộ máy mạnh có đủ năng lực để lo phần việc này. Giờ mới đang ở giai đoạn xây dựng đề cương cho phần nội dung, lại còn tiếp tục sưu tầm hiện vật... là quá chênh, quá lãng phí.
    Một sai lầm rất lớn của quá trình xây công trình Bảo tàng Hà Nội cũng như nhiều bảo tàng khác ở nước ta là có 2 bộ phận hoàn toàn tách biệt.Ban Quản lý xây dựng Bảo tàng Hà Nội lo toàn bộ việc xây dựng, kể cả việc trưng bày (dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Sở VH - TT - DL Hà Nội).
    Còn Bảo tàng Hà Nội, kể cả Giám đốc Bảo tàng cũng chỉ là người nhận "chìa khóa trao tay", không tham gia vào quá trình trực tiếp lập đề cương, tổ chức bộ máy trưng bày. Những người có chuyên môn lại không được làm công việc chuyên môn quan trọng nhất của bảo tàng.
    Họ chỉ chờ "chìa khóa trao tay" để quản lý và lo "giữ nhà" thôi thì làm sao có chất lượng được? Một lãng phí lớn nữa là để phục vụ phần trưng bày đồ cổ tạm thời cho kịp Đại lễ, người ta đã phải đóng rất nhiều tủ, tốn số tiền rất lớn, rồi đây chắc chắn sẽ phải bỏ hết, vì không thể phù hợp với trưng bày tương lai mà các nhà tư vấn New Zealand đang thực hiện.
    [​IMG]

    Khánh Hà – CSTC tuần số 56

Chia sẻ trang này