1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

101 Câu Chuyện Thiền (101 Zen Stories)

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi linhlong_vn, 14/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. arow

    arow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2006
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Muốn trở về với nội tâm, phải qua con đường chiêm niệm, trong sự lặng thinh.
    Nhân một chuyến công du, vị tổng trấn sở tại dừng chân đảnh lễ Minh Sư. Ông nói: "Thưa ngài, việc nước bề bộn không cho phép tôi có nhiều thì giờ luận bàn viển vông. Có thể nào ngài tóm gọn cho tôi cốt lõi của tôn giáo trong một hai câu?"
    Minh Sư trả lời: "Vì lợi ích của thượng quan, tôi xin tóm tắt điều cốt yếu đó trong hai chữ.
    - Tuyệt vời! Và hai chữ siêu việt đó là gì, thưa ngài?
    - Là "thinh lặng"!
    - Và thưa ngài, con đường nào dẫn tới đó?
    - Sự chiêm niệm.
    - Xin ngài cho phép tôi được hỏi chiêm niệm là gì?
    - Là thinh lặng."
  2. arow

    arow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2006
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Và thinh lặng đích thực là sự vắng bóng bản ngã.
    Đôi khi, từng đoàn khách hành hương ồn ào tuôn về tu viện, phá tan sự tĩnh mịch cố hữu.
    Điều đó khiến các đệ tử khó chịu, nhưng đối với Minh Sư thì không, vì ngài xem ra thoải mái lúc thanh vắng cũng như khi ồn ào.
    Các đệ tử phản đối. Ngài bảo họ: "Thinh lặng không phải là im tiếng động mà là vắng bóng bản ngã."
  3. dat_mel

    dat_mel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2005
    Bài viết:
    1.671
    Đã được thích:
    0
    Nhà cháu có nói lời nào không phải thì mong các bác bỏ qua và hôm sau nhà cháu sẽ tự xoá bài viết này.
    Nhà cháu cảm thấy về ý thì đúng như về lời thì không ổn. Đọc mà thấy tội nghiệp cho Đức Phật. Không hiểu ngài nói ra điều này khi nào? rồi bao lâu sau ai ghi lại mà đến bây giờ dịch ra tiếng Việt Nam nó lại thành vậy? Không hiểu những điều này ngài nói với ai trong hoàn cảnh nào? Đức Phật đâu có dùng TA nhiều đến thế.
  4. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    đat mel lây binh của tui rồi, thich bắt bẻ thế, ha ha ha, chai Ta này là tha nhân , là mọi người chứ không chi riêng ngài.
  5. arow

    arow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2006
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Geshé Ben, kẻ cắp
    Thời còn trẻ, Geshé Ben là một tăng sĩ khất thực tại Tây Tạng và kiên trì giữ giới luật Đại thừa. Ben sống vào thế kỉ 11 và là một người tu tập nghiêm túc cho đến ngày giác ngộ hoàn toàn.
    Theo truyền thống Tây Tạng, một ngày nọ, Ben được một gia đình mời thọ thực. Trong lúc cả gia đình đang dọn bàn cho chú tiểu tăng đang đói bụng thì Ben lại vào trong bếp. Bỗng nhiên, Ben khám phá ra chính bàn tay mình đang thò vào một bao bố đựng đầy trà thơm ngát. Hoảng sợ, Ben kêu to: ''''ăn trộm, ăn trộm?T và tự đánh vào bàn tay tham lam của mình. Cả gia đình chạy vào bếp:?Ttên ăn trộm đâu??T, người cha gầm lên và cầm sẵn cây gậy để bảo vệ cho gia đình. ?~Đây, đây?T, Geshé Ben đỏ mặt hổ thẹn nói ?Ttôi vừa tự bắt gặp chính mình đang lợi dụng lòng tốt của quý ngài?T. Sau đó Geshé Ben nguyện lớn rằng, sẽ tự chặt tay nếu còn tái phạm.
    Gia đình tín đồ nọ mỉm cười vui vẻ và khoát tay bỏ qua nhưng họ biết rằng vị đại sư nội tâm của chú tiểu tăng này đã lên tiếng và họ đang chứng kiến một biến cố quan trọng. Họ nghiêng mình kính cẩn trước người khất thực trẻ tuổi này như trước một vị Lat-ma cao cấp và cám ơn đã nhận được một sự biểu lộ khó quên của Trí huệ cao tột.
    Được arow sửa chữa / chuyển vào 23:25 ngày 25/11/2006
  6. arow

    arow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2006
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Geshé Ben và lương tâm
    Có lần Geshé Ben được mời thọ thực với các vị tăng sĩ cao cấp trong phái. Chủ nhà là các vị tu sĩ giàu có, sống trong các cung điện vùng Penyul, miền Nam Tây Tạng. Trong điện, họ trang hoàng phòng cầu nguyện một cách lộng lẫy và mời các vị tăng sĩ an toạ: các vị trưởng lão ngồi trên cao, các vị trẻ tuổi ngồi dưới thấp. Theo tuổi tác, Geshé Ben ngồi khoảng giữa và đợi thức ăn đem đến.
    Theo truyền thống Tây Tạng thì bát ăn và chén uống của các vị Lat-ma lúc nào cũng phải đầy, vì thức ăn được xem là phẩm vật cúng dường lên tâm giác ngộ, mà các vị Lạt-ma là hiện thân của tâm thức đó.
    Chủ nhà và những người hầu cận vừa bắt đầu dọn sữa cho các vị trưởng lão thì Geshé Ben bắt đầu nóng ruột. Chỉ nhìn qua Ben đã thấy bình sữa xem ra hơi nhỏ và đến phiên mình chắc đã cạn sạch.
    Vừa nghĩ đến đó, Geshé Ben tự nói to: "ôi tham lam". Ben xoay mặt không nhìn bát gỗ để trước mặt mình và im lặng trước cái nhìn khó hiểu của các bạn đồng tu. Sau đó, người ta đem thêm sữa vào và sắp sửa cho vào bát của Geshé Ben thì ông chận tay lại nói: "không cám ơn, ý nghĩ tham lam của tôi đã ăn hết phần của tôi rồi".
    Theo phương cách này, người tu hành quan sát nghiêm túc những ý nghĩ và cảm nhận chớm nảy sinh trong lòng mình và biến chúng thành những bước tiến bộ trên con đường đạo.
  7. arow

    arow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2006
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Phẩm vật cúng dường cao quý nhất
    Geshé Ben sống nhiều năm trong một hang động núi non ở Hi mã Lạp sơn. Bao nhiêu thế hệ các vị tu sĩ ngày trước đã từng sống ngay trong hang động đó và ngày nay còn lại một cánh cửa đá, một bàn thờ đá và một nơi nhóm lửa.
    Sau một thời gian dài chuyên tâm thiền định và độc cư, nhờ phép truyền tâm, Geshé Ben biết rằng một nhóm dân làng sắp mang lại thức ăn và phẩm vật cho mình và hy vọng ông sẽ ban phước lành. Mọi người Tây Tạng đều biết rằng, được một vị bồ tát hay tu sĩ đích thực độ trì sẽ mang lại sức mạnh to lớn.
    Geshé Ben bắt đầu lau chùi hang động sạch sẽ, sửa soạn các đồ đạc và bày biện bàn thờ, cố gắng làm tốt nhất trong điều kiện một nơi hẻo lánh của Hi mã lạp sơn. Sau đó, Geshé Ben ngắm nghiá một cách hài lòng.
    Chỉ chốc lát sau, ông bỗng thấy ý nghĩa những gì mình làm, tự nhủ ?~đồ ngốc nghếch?T. Sau đó ông ra ngoài cửa động hốt một nắm bụi và rác rưởi, ném lên bàn thờ vừa chùi dọn sạch sẽ.
    ''Ta sống ra sao thì cứ để mọi người thấy như vậy'', Ben nói ?~phẩm vật cúng dường đâu phải để lấy lòng mua chuộc ai, mà để dâng cúng Phật tính đang hiện tiền?T. Ben tự nhủ và nói tiếp: ''xong rồi, các bạn có thể đến đây!?T.
    Nhiều năm sau đó có một vị tăng đắc đạo từ Ấn Độ qua thăm Tây Tạng và nghe câu chuyện này. Trước mặt các vị Lat-ma cao cấp và các vị Tulku (dòng tái sinh các Lạt-ma),đạo sư Padampa Sanjay nói: ''hay, nắm bụi đó là phẩm vật cúng dường cao quí nhất từ xưa đến nay trong cả xứ này?. Geshé Ben đã cúng dường lên lên bàn thờ trong động tự ngã của chính mình.
  8. hoangtube_BG

    hoangtube_BG Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2006
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    các chuyện này hay đó, bác arrow post tiếp nhé !
    Các thiền sư làm những việc quá ư bình thường mà ta lại vô cùng khó làm. Các thiên sư ấy hành sự trong tỉnh thức, còn chúng ta đang ngủ say.
    Tôi cũng có mấy chuyện hay, khi nào rãnh rổi tôi type lại, vì ko còn lu trong máy, chỉ còn trong đầu thôi.
    Vote cho mỗi bác 5 sẹo !
  9. arow

    arow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2006
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    THIỀN CỦA PHẬT
    Đức Phật nói: "Ta coi các ngôi vị của các vua chúa và các nhà cầm quyền chỉ như những hạt bụi. Ta coi các kho tàng vàng bạc và châu ngọc như gạch và sỏi đá. Ta coi các xiêm y bằng lụa là đẹp đẽ nhất chỉ như giẻ rách. Ta nhìn thấy vô số thế giới của vũ trụ như những hạt trái cây nhỏ bé, và chiếc hồ lớn nhất ở Ấn Độ tựa như một giọt dầu trên bàn chân ta. Ta nhận thấy các giáo điều của thế gian đều như những cảnh hư ảo của các nhà ảo thuật. Ta suy nghiệm ra quan niệm tối cao của sự giải thoát như gấm thêu vàng trong một giấc mộng, và nhìn thánh đạo của các bậc đã giác ngộ như những bông hoa hiện ra trong mắt người ta. Ta thấy thiền định như một cột trụ của núi non, cõi Niết bàn như là một cơn ác mộng lúc ban ngày. Ta xem sự phán đoán về đúng và sai như vũ khúc uốn luợn của một con rồng, và sự tăng hay giảm của các lòng tin chỉ như vết tích sót lại của bốn mùa."
  10. arow

    arow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2006
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    KHÔNG VƯỚNG MẮC
    Kitano Gempo, tu viện trưởng của tu viện Eihei, được chín mươi hai tuổi khi ông qua đời vào năm 1933. Ông đã cố gắng giữ gìn suốt cuộc đời của ông để không bị vướng mắc vào một thứ gì cả. Khi còn là một kẻ khất thực lang thang ở vào tuổi hai mươi ông bất ngờ gặp gỡ một du khách hút thuốc lá. Vì cùng đi với nhau xuống một con đường núi, họ ngừng lại dưới một bóng cây để nghỉ. Du khách mời Kitano hút thuốc, ông nhận vì lúc đó ông đang rất đói bụng.
    "Hút thuốc thế này thật là thú vị," ông nhận xét. Người kia cho ông một ống điếu và thuốc lá dư rồi họ chia tay nhau.
    Kitano cảm nghĩ: "Những thứ thích thú như thế này có thể gây phiền nhiễu cho việc thiền định. Trước khi chuyện này đi quá trớn, ta nên ngưng lại ngay bây giờ." Rồi ông liền quẳng đồ hút thuốc đi.
    Khi ông được hai mươi ba tuổi, ông nghiên cứu Kinh Dịch, học thuyết sâu xa nhất về vũ trụ. Lúc đó là mùa đông và ông cần một ít quần áo dày. Ông viết thư cho thầy của ông ở cách xa hằng trăm dặm, nói cho thầy rõ về nhu cầu của ông, và đưa lá thư cho một du khách nhờ chuyển giao. Cả mùa đông hầu như sắp trôi qua mà chẳng thấy thư trả lời hay áo quần gửi tới. Do đó Kitano liền nhờ đến sự tiên đoán của Kinh Dịch, trong đó cũng dạy thuật bói toán, để xem bức thư của ông có bị thất lạc hay không. Ông thấy rằng quả đúng là thất lạc. Một bức thư do thầy ông gửi tới sau đó không thấy đề cập gì đến quần áo cả.
    "Nếu ta mà tiên đoán chính xác được mọi chuyện như vậy bằng Kinh Dịch, ta có thể sẽ lơ là việc thiền định của ta," Kitano nghĩ vậy. Do đó ông liền từ bỏ môn học kỳ diệu này và không bao giờ lại trông cậy vào những quyền lực của nó nữa.
    Khi ông được hai mươi tám tuổi, ông học lối viết thư họa và thi phú Trung Hoa. Ông trở thành điêu luyện trong những môn nghệ thuật này đến nỗi thầy ông còn phải ca ngợi ông. Kitano ngẫm nghĩ: "Nếu ta không ngừng ngay lúc này, thì ta sẽ thành một thi sĩ, mà không thành một thiền sư." Bởi thế ông chẳng bao giờ viết một bài thơ nào khác nữa.

Chia sẻ trang này