1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

101 Câu Chuyện Thiền (101 Zen Stories)

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi linhlong_vn, 14/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. arow

    arow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2006
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    BẠN THẬT SỰ
    Thời xưa ở Trung Hoa có hai người bạn, một người chơi đàn rất điêu luyện và một người nghe rất sành điệu.
    Khi một người đàn hay hát về núi non, người kia sẽ nói: "Tôi có thể nhìn thấy núi non ở trước mặt chúng ta."
    Khi một người đàn về nước, người nghe sẽ reo lên: "Đây là suối nước chảy!"
    Nhưng rồi người nghe bị bệnh và từ trần. Người bạn còn lại cắt đứt dây của cây đàn của mình và không bao giờ chơi đàn lại nữa. Kể từ thời đó, việc cắt đứt dây đàn luôn luôn là một biểu hiện của tình bạn thân thiết.
  2. 313230

    313230 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2005
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Thế nếu mình gặp một người đang đau đớn cùng cực, ví dụ bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối có nên giết người đó không?
  3. kundalini2

    kundalini2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    1.519
    Đã được thích:
    1
    Nhìn theo con mắt thiền gia thì họ đang phải trả nghiệp.
    Tuỳ mỗi người có cách nhìn khác nhau nên giúp họ hết đau đớn hay không.
    Cá nhân mình, mình thấy không nên can thiệp!
  4. arow

    arow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2006
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Thế tại sao 313230 đặt ra vấn đề nên giết họ hay không?
    Nếu bạn có ý tưởng giúp bệnh nhân UTGDC thoát khỏi cơn đau đớn bằng cách giết họ thì cũng có thể giúp được họ thoát khỏi cơn đau đớn lúc đó. Nhưng ngộ nhỡ họ đang phải trả nghiệp mà bạn lại can thiệp vào thì có phải làm lỡ mất cơ hội trả nghiệp của họ như bạn kundalini2 nói đó không.
  5. arow

    arow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2006
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Nghiệp cũ
    Ngày xưa tại Kashmir có một tu sỹ Phật giáo tên Mirathi. Nhờ tu tập thiền định lâu ngày, Mirathi có một số năng lực đặc biệt. Học trò của Mirathi kể là ông có thể đứng trên không và xuất hiện một lúc ở nhiều nơi khác nhau. Ông có tài đọc ý nghĩ của người khác, kể tiền kiếp của người ta ra hoặc đoán biết những gì sắp xảy ra.
    Mirathi kiên trì giữ qui định của tu sỹ Phật giáo là bất bạo động, ăn chay trường. Sau buổi trưa Mirathi không ăn bất cứ thứ gì nữa cho đến sang ngày hôm sau.
    Một ngày nọ Mirathi nhóm bếp trong túp lều của mình và đổ vào đó các loại đất đỏ, đất vàng để làm màu nhuộm áo. Vị tu sỹ già đang ngồi khuấy nồi nước thì có một đám nông dân đi qua, tìm hỏi một con bò chạy lạc.
    Một nông dân nhìn nồi nước và la lên: "bây có thấy mấy miếng thịt đỏ, thịt vàng này không. Tên già này đã bắt con bò làm thịt và đang nấu nồi xúp?.Các nông dân khác không cần hỏi dài dòng, chụp đầu Mirathi đang im lặng không nói lời nào và lôi cổ ông về làng.
    Vị liên trưởng trong làng kết tội Mirathi ngay đêm hôm đó, không cần biết đầu đuôi. Người tu sỹ bị xiềng hai chân, nhốt trong căn hầm tối tăm. Mặc dù học trò của Mirathi kêu oan nhưng người ta vẫn xem là có tội, vì ông không nói lời gì minh oan, rõ là một sự thú nhận.
    Vài ngày sau, một kẻ chăn trừu tìm được con bò bị thất lạc. Một đám đông ồn ào lập tức tới nhà niên trưởng đòi thả ngay Mirathi. Vị niên trưởng né tránh trách nhiệm, giao cho cấp dưới thi hành và cấp dưới cho rằng không phải trách nhiệm của mình rồi lại giao cho người thứ ba, thứ tư. Cứ thế mà không ai giải quyết cả.
    Mirathi cứ chịu cảnh tù ngục như thế, các đệ tử nộp đơn kiện đến nhà vua. Sáu tháng sau, một học trò mới gặp được nhà vua và trình bày sự tình, một người vô tội bị giam giữ vì không người nào thấy có trách nhiệm thả ra.
    Nhà vua hoảng sợ khi nghe câu chuyện, vì ông là người tin nơi luật Nhân-Quả mà người Ấn Độ gọi là ?oKarma?. Ông tưởng tượng một vị tu sỹ ngồi tù oan ức, thậm chí chết oan và các người có liên quan phải nhận lãnh hậu quả trăm lần. Vương quốc của ông chắc là phải chịu thiên tai bệnh tật. Ngay tức khắc vua ra lệnh thả vị tu sỹ và đưa về kinh đô.
    Mirathi gầy mòn chỉ còn bộ xương, được hai người học trò dìu tới trước mặt vua. Vua đã cho để sẵn ghế ngồi để tu sĩ không quì trước mặt mình. Vua hỏi: "Làm sao chúng ta có thể chuộc lại nỗi lầm này? Làm sao ta có thể xin Ngài tha thứ cho? Hay ta cho tất cả những người liên quan đều chịu lại hình phạt này?
    ?oKhông?, Mirathi đáp bằng giọng nói chắc chắn, ?oXin Ngài đừng trừng phạt ai cả. Tôi phải chịu trách nhiệm về cái Khổ của tôi và tôi vui lòng chịu đựng. Không ai trốn khỏi Nghiệp đuợc cả. Và như Ngài biết, Khổ chính là kết quả tất nhiên của những hành động sai trái?.
    Nhà vua ngạc nhiên hỏi:?Tại sao một tu sỹ cao thượng như Ngài mà còn chịu khổ??.
    Mirathi giải thích với quần thần rằng, trong một kiếp xa xưa, ông là một tên gây nhiều tội nghiệt. Đặc biệt có một lần ông ăn trộm một con bò. Bị dân làng đuổi theo, ông chạy vào sân của một ông già, để bò lại đó và trốn thoát. Ông già bị lên án và bị giam đói sáu ngày liền.
    ?oVô số đời sống đã trôi qua từ đó?, Mirathi nói, ?ovô số lần tái sinh đã để ta trả món nợ này. Nhưng chỉ đến đời này, ta mới lấy được vị trí của ông già nọ và để tự mình sống được cái cảm giác vô tội mà bị kết án thì như thế nào. Ác nghiệp của ta như thế đã xong và ta không có gì hơn là lòng biết ơn sâu xa đối với các người liên quan và không bao giờ có cảm giác hận thù ai?.
    Nói xong, Mirathi cúi đầu chào và trở lại khu rừng mà cách đó sáu tháng người ta đã bắt ông. Sau đó ông trở thành A-la-hán, là người đã vượt qua tác động của nghiệp và là người không phải thực hiện điều gì trên cõi đời này nữa.
  6. arow

    arow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2006
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    TỤNG KINH
    Một bác nông dân thỉnh một thầy tu phái Tendai tụng kinh cho vợ bác ta, bà ấy vừa qua đời. Sau khi kinh tụng đã xong, bác nông dân hỏi: "Thầy có nghĩ rằng vợ tôi sẽ được phước vì việc này không?"
    "Không những chỉ vợ bác, mà tất cả chúng sinh hữu tình đều được hưởng phước trong việc tụng kinh," thầy tu trả lời.
    "Nếu thầy nói mọi chúng sinh hữu tình đều được hưởng phước," bác nông dân nói, "vợ tôi có lẽ rất yếu đuối và những người khác sẽ dành mất phần của bà ấy, tranh phần phước mà bà ấy đáng lẽ được hưởng. Cho nên xin thầy làm ơn tụng kinh cho riêng bà ấy thôi."
    Thầy tu giải thích rằng mong ước của một người Phật tử là hồi hướng phước báu và công đức cho tất cả mọi chúng sinh.
    "Đó là một lời dạy cao quý," bác nông dân kết luận, "nhưng xin thầy hãy cho một ngoại lệ. Tôi có một tên hàng xóm, hắn thô lỗ và xấu ác với tôi. Chỉ xin thầy loại bỏ tên đó ra khỏi cái thành phần chúng sinh hữu tình kia thôi."
  7. spyxx7us

    spyxx7us Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Cứ cho là người sống có một tình yêu thương vô bờ với người bệnh, và không muốn người bệnh phải chết. Nhưng quả thật để người bệnh sống lại chính là tra tấn cả thể xác và tinh thần của họ.
    Vậy thì ý nghĩa sự sống ở đây là gì? Tại sao con người lại cứ phải duy trì những sự đau đớn, lừa dối lý trí như vậy?
    Giải thích như sau có hợp lý không: có lẽ sự đau đớn vất vả của người bệnh, người thân là lúc mà họ đang trả nghiệp? Và cả hai bên đều cần phải cảm thấy thoải mái về tư tưởng với hoàn cảnh.
    (Vẫn còn chút gì đó băn khoăn...)
    ------------------------------------------
    NGƯỜI ĐI TÌM TỰ DO
    VÀ TẬN CÙNG CỦA CHÂN LÝ
  8. kundalini2

    kundalini2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    1.519
    Đã được thích:
    1
    Tuỳ quan điểm thôi mà! Bản chất của sự sống là rất quý giá, quý giá từng phút một.
    Việc đứng trên quan điểm của mình mà nhìn người bệnh ,mình muốn cho họ hết đau đớn khi đã không còn cách nào chữa trị nữa. Nhưng liệu đó có là nhân bản không?
    Tại sao những người bị AIDS vẫn muốn sống? Dù sống rất khổ!
    Đơn giản vì trong sâu thẳm họ vẫn là những khát vọng được sống, được vươn lên dù mỗi người mỗi hoàn cảnh có cách coi vươn lên là thế nào.
    Sinh viên mới ra trường lại coi vươn lên là kiếm được một vị trí cao trong xã hội..
    Người sắp chết coi vươn lên là sự chiến thắng nỗi đau của thể xác..
    Việc giúp những người bệnh chia xẻ những cơn đau, động viên tinh thần cho họ, giúp họ vững tin vào cuộc sống còn quan trọng hơn nhiều giúp đỡ về vật chất đơn giản đưa họ ra đi. Sức mạnh về tinh thần có ý nghĩa lớn lao hơn rất rất nhiều, người ta sẵn sàng chịu những cơn đau vật vã hành hạ chỉ để biết rằng mọi người quanh mình vẫn luôn yêu quý mình, vẫn ở bên mình những lúc mình nguy kịch nhất. Lúc ấy đau đớn có là gì với cảm giác hạnh phúc bên người thân?
  9. dat_mel

    dat_mel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2005
    Bài viết:
    1.671
    Đã được thích:
    0

    Kun nói đúng đó.
    Đời sống là rất quan trọng. Nó quý từng giây từng phút. Thể xác có thể không hiểu nhưng linh hồn cần.
    Thầy nhà cháu dạy là món nhà cháu không giúp ai tắc thở dù trước chỉ 1 giây. Giúp họ đến giây phút cuối cùng. Mà biết đâu làm cho họ chết trước lại làm mất cơ hội được sống thêm của họ
    Nếu họ còn trách nhiệm thì biết đâu là lúc tưởng chết sẽ không chết.
  10. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi, bạn muốn giết người đó chỉ vì sụ băn khoăn của bạn thôi, tức là bạn không thể chịu được hình ảnh người đó đau đớn, có thể cầu xin bạn giết anh ta. Tức là khổ trong tâm thúc đẩy bạn hành động, bạn giết anh ta chỉ là diệt khổ (cho bạn) trên quả. Còn không giết anh ta là con đường diệt khổ (cho bạn) trên nguyên nhân.
    Theo quan điểm Phật giáo, giết người sẽ tạo ác nghiệp, nếu bạn muốn gánh lấy thì cứ việc
    Quan điểm Phật giáo là cứu mình trước hết, còn chúng sinh thì vô vàn, nếu thuận duyên thì cứu, nhưng đó không phải cứu cánh.
    Nếu luận cứ lấy lợi ích người khác làm trọng thì giết một người cứu muôn người, giết một mèo cứu vạn chuột, giết chúng sinh để hoá kiếp, thì còn đặt ra giới luật làm gì nữa?

Chia sẻ trang này