1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

101 điều bạn chưa biết về hà nội

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi choe04013000, 19/03/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. choe04013000

    choe04013000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2004
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    101 điều bạn chưa biết về hà nội

    Ðền Ngọc Sơn


    Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống dung hợp các luồng văn hóa từ bên ngoài; dù đó là văn hóa phương Tây hay phương Ðông, là văn hóa Trung Hoa hay văn hóa ấn Ðộ... Ðạo Cao Ðài ra đời tại Nam Bộ đầu thế kỷ 20 này là một minh chứng điển hình về tính dung hòa văn hóa của người Việt Nam.

    Trên đất kinh kỳ Thăng Long - Ðông Ðô - Hà Nội, nghìn năm văn hiến thì sự dung hợp về tôn giáo được thể hiện khá rõ nét tại đền Ngọc Sơn. Cùng với Hồ Gươm và Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn đã tạo nên một quần thể hoàn chỉnh, đẹp đẽ. Quần thể này đã trở thành một trong những biểu tượng đặc trưng nhất cho Hà Nội ngày nay.

    ự hỗn dung của Ðạo giáo, Ðạo Phật, Ðạo Nho (hay còn gọi: Tam giáo đồng nguyên), không chỉ ở hiện trạng bây giờ, mà nó còn được thể hiện trong lịch sử xây dựng đền Ngọc Sơn. Vào thời Trần và đầu thời Lê, đền được xây dựng để thờ các Tiên nữ dạo chơi trên hồ. Thời kỳ Vua Lê - Chúa Trịnh, đời Vĩnh Hựu (1735 - 1739), chúa Trịnh Giang cho xây cung Khánh Thụy trên đảo Ngọc. Ðời chúa Trịnh Doanh lại cho đắp một gò núi phía đông Hồ Gươm, gần đảo Ngọc gọi là núi Ðộc Tôn. Năm 1788, trước khi chạy đi cầu cứu quân xâm lược nhà Thanh, Lê Chiêu Thống đã cho lính đốt cháy phủ Chúa Trịnh và cung Khánh Thụy. Sang đầu thế kỷ 19, một ngôi chùa được xây dựng trên nền cũ của cung Khánh Thụy. Việc thờ Phật chỉ kéo dài được một thời gian thì chùa được đổi thành đền. Ðền chủ yếu thờ Văn Xương Ðế Quân - ngôi sao chủ việc văn chương, khoa cử (theo tín ngưỡng Ðạo giáo đương thời), và thờ Trần Hưng Ðạo. Năm 1864, danh nhân văn hóa Nguyễn Văn Siêu đứng ra chủ trì việc sửa sang toàn cảnh khu đền với diện mạo như ngày nay.

    ự dung hòa: Ðạo, Phật, Nho, không chỉ thể hiện ở việc thờ cúng mà nó còn biểu lộ đậm nét trong kiến trúc, xây dựng cho đến hệ thống các câu đối, hoành phi, vật bài trí ở đền Ngọc Sơn.

    Trước hết là sự thể hiện tinh thần Nho giáo một cách sâu sắc ở Tháp Bút và Ðài Nghiên. Khi tu sửa lại khu vực đền, Nguyễn Văn Siêu đã cho xây dựng một tháp đá trên gò núi Ðộc Tôn, trên đỉnh tháp là hình ngọn bút lông, trên thân tháp tạc ba chữ: Tả Thanh Thiên (viết lên trời xanh). Cạnh đó, Ðài Nghiên được đặt trên cửa cuốn. Ðài Nghiên được tạc bằng đá hình nửa quả đào có ba con ếch đội. Tháp Bút, Ðài Nghiên biểu trưng cho quan điểm trọng văn chương, anh tài của Nho giáo. Ðồng thời, nó cũng thể hiện tư tưởng của tầng lớp nho sĩ lúc bấy giờ, mà trước hết là Nguyễn Văn Siêu. Qua cửa cuốn là cầu Thê Húc dẫn đến Ðắc Nguyệt Lầu (lầu được trăng). Cả cầu Thê Húc lẫn Ðắc Nguyệt Lầu mang đậm mầu sắc Ðạo giáo. Hai bên (Tả - Hữu), có hai bức phù điêu hình Long Mã đang cõng Bát quái và Rùa Thần đang cõng một thanh kiếm. Trên các phù điêu có các câu: Long Mã Hà đồ (Long Mã cõng Hà đồ); Thần Quy lạc thư (Rùa Thần cõng Lạc Thư). Giữa Hà đồ và Bát quái còn có mối liên hệ trực tiếp, chứ giữa Lạc Thư và Kiếm Thần có quan hệ gì đây?

    Từ Hà đồ, Lạc Thư đến Ðắc Nguyệt Lầu, cầu Thê Húc (nơi đậu lại của ánh mặt trời ban mai), là sự thể hiện tư tưởng Triết học âm - Dương phương đông và tinh thần Ðạo giáo Thần Tiên. Tuy nhiên ngay ở Ðắc Nguyệt Lầu lại có sự thể hiện tư tưởng Phật giáo. Hai câu đối ở cửa (châu lâu), một vế mang tư tưởng Ðạo giáo: Trần Cảnh tiên châu hữu lộ thông (Cảnh Tiên ở cõi trần cũng có đường thông tới), vế kia thì lại mang tinh thần nhà Phật: Linh hồ Nhược Thủy tùy duyên độ (Hồ linh thiêng, nước Nhược Thủy theo duyên thì độ).

    Khu vực chính của đền Ngọc Sơn có ba phần: phía trước là Trấn Ba Ðình (đình chắn sóng); giữa là điện thờ chính, sau cùng là Hậu Cung. Ðiện thờ chính là nơi thờ Văn Xương Ðế Quân cùng chư vị Thần Tiên, ở đây mầu sắc Ðạo giáo rõ rệt. Phần Hậu Cung là nơi thờ trần Hưng Ðạo. Tuy nhiên, tượng Ðức Thánh Trần với bàn thờ ở giữa, còn một bên là bàn thờ Phật với tượng Quan Âm Bồ Tát và Thiện Tài Ðồng Tử, bên kia là bàn thờ Thần linh, sơn Thần, Thổ địa. Bức tường trước Hậu Cung thì lại có sự dung hòa giữa Ðạo giáo và Nho giáo, giữa hai chữ Trung - Nghĩa là hình Bát quái.

    Những sinh hoạt tín ngưỡng tại đền Ngọc Sơn cũng thể hiện sự hỗn dung Tam giáo một cách sâu sắc. Dù trước điện thờ Văn Xương Ðế Quân, bàn thờ Phật, hay bàn thờ Ðức Thánh Trần thì câu khấn đầu tiên sẽ là: "Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát" hoặc "Nam mô A di đà Phật". Tiếp đó là tụng kinh Phật, hoặc lời khấn mong Ðức Thành Trần phù hộ độ trì hay lời ước nguyện của bản thân. Những cụ già mặc áo nâu sồng tụng kinh, khấn vái; những người đến tham quan cũng hương hoa nguyện cầu; Những người đến lễ lạt thành tâm... Tất cả đều được người dân xử sự một cách tự nhiên, hòa thuận mà không phân biệt đâu là Phật, là Ðạo, là Nho. Tôn giáo nào, thần thánh nào đem đến niềm tin tốt đẹp vào cuộc sống thì đều được người Việt Nam thờ phụng. Ðó chính là tâm linh của người Việt Nam khi dung hòa các tín ngưỡng, tôn giáo.

    Ðền Ngọc Sơn vẫn đứng đó, Tháp Bút vẫn đang viết lên trời xanh, tất cả không chỉ là một quần thể đẹp đẽ giữa lòng Hà Nội, đó còn là thế giới tâm linh, khẩu khí của con người Việt Nam xưa và nay.


    Trần Lưu-Văn nghệ Trẻ



    Vì sao em vẫn mãi cứ yêu anh ..... dù biết trái tim luốn ghét anh , dù biết ai đó không thật lòng ... tại sao em khờ thế hỡi anh ????
     Trong con người tôi sống lẫn lộn ... người xấu kẻ tốt , rộng phượng lần rằn rết , thiên thần và ác quỷ ... nhưng bản tính " NGƯỜI " sẽ chiến thắng
     
     
     

Chia sẻ trang này