1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

101 giai thoại về phụ nữ Việt Nam

Chủ đề trong 'Văn học' bởi pittypat, 26/10/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. pittypat

    pittypat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2001
    Bài viết:
    2.803
    Đã được thích:
    0
    101 giai thoại về phụ nữ Việt Nam

    101 giai thoại về phụ nữ Việt Nam

    (tác giả Hoàng Khôi - Hoàng Đình Thi - Lưu Đức Hạnh)

    (Trích một vài giai thoại)

    VỪA SINH CON VỪA CỰ GIẶC

    Trưng Vương sắp sửa ra quân thì xảy ra một chuyện rắc rối. Một nữ tướng sụp lạy trước Bà đòi được nhận ấn tiên phong. Nữ tướng có ý trách Vua Bà đã không giao cho mình một việc vừa sức lực. Trưng Vương nhìn lại, đó là nữ tướng Phùng Thị Chính. Trưng Vương có phần ngạc nhiên về sự đòi hỏi kỳ lạ này vì Phùng Thị Chính đã đến tuần ở cữ. Sở dĩ bà không giao nhiệm vụ cho bà Chính cũng vì việc này. Ai lại cử một phụ nữ sắp sinh con ra trận?

    Song nữ tướng Phùng Thị Chính quyết đòi cho kỳ được. Bà viện mọi lý do và khăng khăng nói rằng mình chưa thể trở dạ vào khoảng này. Cuối cùng Vua Bà đành phải chiều lòng, phong cho Phùng Thị Chính chức Trưởng nội thị tướng quân, trực tiếp giao tranh với tướng giặc là Hồ Điển.

    Trận đánh đúng vào lúc gay go nhất thì Phùng Thị Chính trở dạ. Bà sinh con ngay giữa trận tiền và gói luôn đứa trẻ theo ngừoi. Công việc vừa xong, quân Hồ Điển cũng vừa tràn tới. Phùng Thị Chính lên ngựa xuất trận vừa đánh vừa phá vòng vây. Cuối cùng bà cùng quân tướng trở về căn cứ an tòan. Vừa xuống ngựa, bà mở ngay bọc vải, đứa trẻ mới sinh vẫn trong giấc ngủ êm đềm, bình thản.

    Khi Hai Bà Trưng thất thủ ở Mê Linh, Mã Viện đã đặt được ách đô hộ của nhà Hán lên đất nước ta, bà Phùng Thị Chính đành lui về vùng Tuấn Xuyên (thuộc huyện Ba Vì) sống ẩn dật với 6 người nữ binh tâm phúc.

    Cuộc sống vật chất tuy vất vả nhưng bà vẫn giữ được dung nhan đẹp đẽ, dịu dàng nên tướng giặc Hồ Điển luôn lăm le, muốn bắt ép bà phải làm vợ hắn. Biết khó có thể tránh khỏi nỗi nhục, bà đành tự kết thúc đời mình. Bà mất, những nữ binh của bà sau khi chôn cất đã gom tiền bạc để lập đền thờ. Để tránh sự lùng sục của bọn ngoại bang, họ tản mác, tìm nơi sinh sống.

    Người đời sau cảm thông với bà nên có thơ:

    Trung dữ quân hề, nghĩa dữ phu
    Khá xưng danh tiết lại thiên thu
    Phùng nương tuy tử danh như tại
    Từ miếu lưu truyền ngã quốc chu


    Dịch là:

    Trung với vua, vẹn nghĩa với chồng
    Tiếng thơm còn mãi với non sông
    Nàng Phùng tuy mất, danh còn đó
    Đền miếu lưu truyền với núi sông.



    I'll take the challenge!
  2. pittypat

    pittypat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2001
    Bài viết:
    2.803
    Đã được thích:
    0
    TÔI MUỐN CƯỠI CƠN GIÓ MẠNH...
    Triệu Thị Trinh người đất Cửu Chân (Thanh Hóa) cùng sống với anh trai là Triệu Quốc Đạt. Mười sáu tuổi, Triệu Thị Trinh đã nổi tiếng khắp vùng vì tài võ nghệ và đặc biệt là cái "tướng" lạ. Triệu Thị Trinh cao lớn, khỏe mạnh và có đôi vú rất dài.
    Triệu Quốc Đạt có một người vợ tên là Đinh Nữ Vĩ. Mụ này tính nết đanh đá, đối đãi với kẻ ăn người ở trong nhà rất hà khắc. Với em chồng, mụ cũng chẳng ưa gì nhưng bề ngòai mụ vẫn thơn thớt nói cười. Mụ muốn ghép Triệu Thị Trinh cho em trai mụ là Đinh Vạn Ủng làm nàng hầu. Ngày nào mụ cũng thủ thỉ với chồng nhờ dỗ dành để cô Trinh ưng thuận.
    Một hôm, Đinh Vạn Ủng tới chơi, thấy Triệu Thị Trinh bèn buông lời bỡn cợt. Trước đông đủ mọi người, Triệu Thị Trinh đã nói một câu làm ai nấy kinh ngạc:
    - Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá tràng kình ở bể đông để cứu dân ra khỏi vòng đắm đuối chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người.
    Đinh Vạn Ủng thẹn đỏ mặt, kiếm đường lủi mất. Từ đó không dám xáp mặt Triệu Thị Trinh nữa.
    Bấy giờ giực Ngô đang chiếm nước ta. Chúng hống hách đè nén nhân đân. Triệu Quốc Đạt đang âm thầm chuẩn bị lực lượng chống lại chúng. Vợ Triệu Quốc Đạt vì sợ liên lụy, lại thù Triệu Thị Trinh nên tìm cách báo cho quân Ngô bắt Triệu Thị Trinh. Bà Triệu biết tin, vô cùng căm giận, rút gươm chém chết Đinh Nữ Vĩ và hàng chục quân Ngô rồi rời bỏ nhà lên rừng. Ít bữa sau Triệu Quốc Đạt cũng tìm lên, hai anh em dựng cờ khởi nghĩa. Năm đó Triệu Thị Trinh vừa 19 tuổi.
    Mỗi khi ra quân, Bà Triệu thường đi guốc ngà, mặc áo giáp vàng, chít khăn vàng và cưỡi voi một ngà do bà thu phục được. Bà đánh trận rất hăng. Quân Ngô thấy bà đâu là khiếp vía. Chúng thường bảo nhau:
    Hòanh qua đương hổ dĩ
    Đối diện bà Vương nan

    Nghĩa là múa gươm chống cọp thì dễ, giáp mặt với Vua Bà thật khó. Nhưng nhân dân thì rất kính mến và cảm phục bà. Vì thế mà có câu ca dao rằng:
    Ru con con ngủ cho lành
    Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi
    Muốn coi lên núi mà coi
    Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng
    Túi gấm cho lẫn túi hồng
    Têm trầu mũi mác cho chồng đi quân.

    Khi Triệu Quốc Đạt tử trận, Bà Triệu được nghĩa quân cử làm chủ tướng tiếp tục cự nhau với giặc. Bà đã lập nên một cõi giang sơn riêng ở vùng Bồ Điền và liên tiếp đánh thắng nhiều tướng của giặc Ngô.
    Về sau, nhà Ngô cử tên tướng Lục Dận sang làm thứ sử để chống nhau với bà. Tên này được Đinh Vạn Ủng bày cho mưu kế là: từ tướng đến quân để thân thể lõa lồ và bố trí một trận đánh trực tiếp với Bà. Bà Triệu là người "ái khiết úy ô" (yêu cái trong sạch, sợ cái nhơ bẩn) nên không thể ra quân trước chiến thuật đê hèn ấy, bèn giao quân sĩ cho một số tướng tâm phúc rồi về chân núi Tùng Sơn, lập đàn minh thệ với đất trời nguyện "sinh vi tướng, tử vi thần" và rút gươm tự vẫn.
    @@@
    Bà Triệu là một nữ anh hùng trong lịch sử nước ta, phất cờ chống giặc Ngô và giữa thế kỷ IV. Nhắc đến chuyện Bà Triệu, nhân dân thường điểm xuyết theo những vần thơ. Xin trích theo đây một số câu mới sưu tầm được:
    Cửu Chân trăm trận gan hơn sắt
    Lục Dận nhiều phen mắt đã vàng

    Câu thơ hay vì đối chỉnh. Tác giả mượn chữ đồng âm để với nhau: Cửu Chân, Lục Dận, sắt, vàng...
    Lại có bài sau đây, có người cho rằng tác giả là Thủ khoa Nguyễn Đôn Dự viết:
    Phải đánh vì chưng giặc đến nhà
    Cờ đề chữ Triệu giục voi ta
    Giận nòi giống Việt về tay nó
    Cho tướng quân Ngô biết mặt bà
    Tam quốc nhân tài đây có một
    Nhị Trưng nữ chúa nữa là ba
    Còn trời còn đát còn non nước
    Còn chuyện anh hùng gái nước ta.

    Còn bài thơ của Quả Ngôn thì được công nhận là có ý mới hơn cả:
    Lọ vì thái ấp, lọ triều quan
    Chí hẹn non sông diệt bạo tàn
    Tuyết điểm Ngọc Hồ băng một tấm
    Trăng soi Mõ Thủy bóng nghìn gian
    Trừ Tô, Trưng chúa đeo khăn trắng
    Phạt Tống, Dương phi đổi áo vàng
    Trỏ nẻo Vạn Xuân ai kẻ biết
    Vú to, xiêm đẹp chuyện mơ màng.

    Câu đối về Bà Triệu cũng nhiều. Xin ghi một câu đối nôm không rõ của ai nhưng được truyền trên quê Bà Triệu:
    Trông bành voi, Ngô cũng lắc đầu, sợ uy Lệ Hải Bà Vương, những muốn bon chân về Bắc quốc.
    Ngồi yên ngựa, khách đi hòai cổ, tưởng sự Lạc Hồng nữ tướng, có chăng thẹn mặt đấng nam nhi.

    Câu đối đặc sắc ở cách đối tự nhiên: voi - ngựa; ngô - khách; đầu - cổ; chân - mặt; bắc - nam; phần nhiều là đối tiếng chứ không đối chữ như các nhà Nho trước hay quan tâm. Lối văn này trước kia rất được ưa chuộng.
    I'll take the challenge!

Chia sẻ trang này