1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

12 nguyên nhân ngăn cấm hôn nhân đồng tính

Chủ đề trong 'Hạnh phúc gia đình' bởi patmol, 06/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngaythu_8

    ngaythu_8 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/01/2006
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Đây có thể hiểu là một bài viết châm biếm, nhưng đồng thời nó cũng có thể hiểu được là một bài viết mang tính đả kích.
    Bài viết này thực sự cách viết rất khôn ngoan khi động chạm tới một vấn đề mang tính nhạy cảm như vậy .
    ...Tại sao chúng ta những người cùng quan điểm với nhau (Có cách nhìn khác về những người đồng tính và là một trong số ít những người dân Việt Nam ủng hộ hôn nhân đồng tính )
    Chúng ta ngồi đây lại tranh luận,mâu thuẫn chỉ vì chúng ta hiểu nghĩa bài viết theo những cách khác nhau
    Phải đoàn kết chứ nhỉ
  2. Leilani

    Leilani Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/01/2002
    Bài viết:
    506
    Đã được thích:
    0
    Thấy mình hiểu sai lệch ý chủ đề nên đã định lượn ko viết nữa. Đọc bài viết của bạn trên đây thấy có điều bất hợp lý nên đành phải mò vào viết vài câu vậy.
    Bạn viết không nhận mình hiểu sai là giấu dốt, vậy có phải ý bạn là "hiểu sai là dốt" phải không? Văn bản luật, hợp đồng kinh tế ... còn đầy chỗ gây hiểu nhầm, thế mới phải tranh cãi bàn bạc để cho ra cách nói chính xác nhất. Ngôn từ là cái người ta khéo tung hứng nhất nhưng cũng phải thận trọng với nó nhất, vì bút sa gà chết. Cái patmol viết không phải là cái tiêu chuẩn. Nếu đọc hết toàn bộ bài nhận xét ở trong topic này thì có thể hiểu thấy tỉ lệ hiểu sai/đúng có vẻ là 60/40 (tất nhiên trường hợp hiểu nhưng cười khẩy ko vào post bài thì ko tính rồi ). Và người ta hiểu thế nào thì phản ứng như thế thôi. Văn bản khiến người ta hiểu theo nhiều cách, sao không trách khả năng người viết kém, lại khẳng định người hiểu sai là dốt? Quốc hội làm luật, câu chữ chưa chính xác còn phải sửa, nhưng còn phải lắng nghe dân nói và sửa với thái độ cầu thị, chứ không phải (xin lỗi) chống tay vào sườn mà bĩu môi: À, đây viết thế đấy, rặt là một lũ gà, viết thế mà không hiểu, thế mà cứ nghĩ mình thông minh Đọc đoạn đầu, tôi nghĩ patmol là đàn ông, đọc bài post sau, tôi thấy XY có xu hướng chuyển thành XX (mà giữa XY và XX ... ôi không nói nữa, té đây )
  3. patmol

    patmol Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2005
    Bài viết:
    198
    Đã được thích:
    0
    @Leilani và TVP:
    Patmol không chỉ post topic này trong TTVN mà còn ở nhiều nơi khác nữa, cho các bạn link vào tham khảo nhé:
    http://board.truyentranh.com/index.php?showtopic=13470
    http://www.thegioithu3.com/forum/showthread.php?t=7780
    http://www.tinhyeutraiviet.com/forum/showthread.php?t=17310
    http://togashifc.com/index.php?showtopic=1777
    http://vnfiction.com/forums/index.php?showtopic=3144
    Trong số các web trên thì ngoại trừ truyentranh.com có những nhân vật bài xích đồng tính luyến ái ra thì hầu như ai đọc cũng hiểu. Chẳng ai hiểu sai cả. Mà theo Pat nhận xét thì, trong thegioithu3, 1 website đồng tính, thì số lượt người đọc nổi trội nhất, đến gần 130 lượt, chắc tại cái title khiêu khích quá, nhưng ai đọc xong cũng hiểu ra là bài này chỉ mang tính châm biếm thôi, nên đâu ai lên tiếng bình luận, phơi bày cái sự ngu của mình ra
    @TVP: Bạn nói tôi kiêu căng, khinh thường người khác. Tôi thì tôi đánh giá các bạn cao để rồi thất vọng. Còn bạn thì nghĩ lập luận người khác rác rưởi rồi từ chối tìm hiểu xem là người ta có dụng ý nào khác hay không, là bạn lười dùng đầu, hay bạn nghĩ người ta ngu nên không nghĩ người ta làm được gì khác điều bạn tưởng tượng? Vậy ai kiêu căng hơn ai?
    Lần sau nếu không rõ, bạn có thể pm hỏi tác giả, hoặc đọc thêm lần nữa, hoặc hỏi người nào hiểu, chứ đừng phản ứng dài dòng vô ích như thế nữa.
    @Leilani: Cái lập luận XX và XY của bạn, bạn còn cái nào lạc đề và mang tính đả kích cá nhân hơn nữa không?
  4. ngaythu_8

    ngaythu_8 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/01/2006
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Mình có một cô bạn ,hai đứa chơi thân với nhau ,cô bạn đó rất quý mình ( quý một cách đặc biệt ) hơi khác với những tình cảm của bạn thân .
    Mọi người khẳng định khi nhìn vào những việc cô ấy làm cho mình và kết luận cô ấy là người đồng tính .
    Mình lại không nghĩ như vậy .
    Chỉ đơn giản là các mối quan hệ đã quá đóng khung và hạn hẹp .Nên cách nhìn của cô ấy với mình mới đặc biệt đến như thế.
    Đây là một căn bệnh nếu để lâu ngày sẽ rất khó chữa và họ sẽ bị mắc bệnh hoang tưởng tỉnh cảm lẫn lộn .( mà người khác nhìn vào cũng có thể nghĩ họ là người đồng tính)
    Đến giờ sau khi mình rủ cô ấy tham gia các câu lạc bộ , hoà nhập vào cuộc sống xã hội , kết thêm nhiều người bạn mới cô ấy không còn như trước nữa, đã là người phụ nữ thực sự
    Nhìn cô ấy ngày nay không ai có thể nghĩ là ngày xưa cô ấy còn từng ao ước giá gì cô ấy là con trai sẽ lấy mình làm vợ
    Có rất nhiều người nhẫm lẫn bản thân mình như thế ..đến 60% trong giới đồng tính ấy nhỉ ?????
    Những người này nên chữa trị hay để họ lấy nhau
    Với những người mắc căn bệnh này có lẽ bài viết 12 Nguyên nhân ngăn cấm Hôn nhân đồng tính có lẽ lại đúng đấy , không có tính châm biếm chút nào .
    Còn những con người thực sự mà số phận chẳng được vuông tròn .
    Chúng ra nên thương họ ,đừng đả kích họ
  5. Leilani

    Leilani Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/01/2002
    Bài viết:
    506
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn patmol,
    Thông thường trên ttvn tôi không thích tranh luận quá 3 lần 1 vấn đề. Khi tôi nhận thấy mình đã hiểu sai ý định của chủ topic, tôi không định viết gì thêm, vì xét cho cùng tôi và bạn đứng cùng 1 phía trong 1 cuộc tranh luận, sẽ chẳng còn lại gì để phản đối. Nhưng sẽ là khiếm nhã nếu tôi không trả lời vì bạn gọi đích danh tôi, và sẽ tốt hơn nếu tôi nói với bạn suy nghĩ thực sự của tôi về bạn.
    1. Do bạn có đưa link vài diễn đàn bạn gửi cùng bài viết này, tôi có vào tham khảo để hiểu rõ hơn. Đây là kết quả tôi có được:
    http://board.truyentranh.com/index.php?showtopic=13470 Gần như toàn bộ những người đầu tiên đọc đều phản ánh là khó hiểu, và họ đi tìm ngữ nghĩa của bài viết trước khi hiểu được nó là "châm biếm". Chỉ cho đến khi bạn patmol-thunhoibong vào giải thích thì các nhận xét mới đi theo 1 hướng mới.
    http://www.tinhyeutraiviet.com/forum/showthread.php?t=17310 2 người reply và cười cùng với patmol
    http://togashifc.com/index.php?showtopic=1777 chưa có bài viết của thành viên khác
    http://vnfiction.com/forums/index.php?showtopic=3144 chưa có bài viết của thành viên khác
    http://www.thegioithu3.com/forum/showthread.php?t=7780 chưa có bài viết của thành viên khác
    Trên đây là cái bạn patmol gọi là ngoại trừ truyentranh.com có những nhân vật bài xích đồng tính luyến ái ra thì hầu như ai đọc cũng hiểu.
    a. Theo thiển ý của tôi, có lẽ chỉ trong www.tinhyeutraiviet.com người ta quen nói về vấn đề này nên đã có sự quen thuộc nhất định với vấn đề patmol đặt ra nên dễ dàng hiểu và hưởng ứng. Còn ở các diễn đàn khác điều đầu tiên người ta nghĩ đến là chủ topic muốn nói cái gì, và vì có thể nghĩ chưa ra nên người ta tốt nhất không gõ phím Reply
    b. Bạn có thể kể một câu chuyện cười cho rất nhiều người nghe, nhưng không thể mong chờ tất cả mọi người cùng thấy câu chuyện buồn cười. Có thể người ta không thể hiểu được câu chuyện, có thể người ta hiểu nhưng không thấy buồn cười, có thể phông văn hoá trong câu chuyện bạn kể không phù hợp với suy nghĩ của người ta, thậm chí nguyên nhân có thể vì bạn kể quá buồn tẻ . Series phim Friends rất được ưa thích ở Mỹ, nhưng đợt vừa rồi trình chiếu ở VN thì không nhận được sự hưởng ứng mong đợi. Đơn giản là vì cách cười của người VN không như người Mỹ, người VN chưa chắc thấy buồn cười với cách hài hước của người Mỹ, bởi vì cuộc sống của VN khác hẳn cuộc sống ở Mỹ. Nếu tôi lắp câu nói sau của bạn vào trường hợp này: "nhưng ai đọc xong cũng hiểu ra là bài này chỉ mang tính châm biếm thôi, nên đâu ai lên tiếng bình luận, phơi bày cái sự ngu của mình ra", thì có thể quy kết những người VN không thấy phim Friends hài hước là "n..." ư?
    Rốt cuộc, cho dù trong 10 người có 9 người hiểu bài viết của bạn, bạn cũng chưa đủ điều kiện để đánh giá nhận thức của 1 người còn lại, nữa là dùng một chữ "n...". Những bài trước tôi chỉ không thích phong cách viết của bạn, nhưng đến post này tôi cũng thấy là bạn đi quá giới hạn rồi.
    2. Bạn nói tôi viết về XX và XY là lạc đề. Tôi không thấy như thế. Chủ đề bạn đưa ra về những người không phải XX và không phải XY, còn tôi thì nói về XX, XY và ở giữa XX và XY, vậy tôi bám quá sát chủ đề đấy chứ?
    3. Bạn cho rằng tôi đả kích cá nhân. Tôi không cho như thế. Bạn không thể hiện giới tính của mình trong diễn đàn, bắt buộc tôi phải đoán bạn qua phong cách viết, mà phong cách của bạn thay đổi thì cảm giác của tôi cũng thay đổi theo. Và tôi chỉ nói cảm giác của tôi thôi. Tôi đả kích bạn ở điểm nào?
    4. Sau khi đọc bài viết trên đây của bạn, tôi có đặt thêm ra 1 câu hỏi. Bạn vào diễn đàn, tạo 1 chủ đề, thả vào đó 1 bài viết không đầu không cuối và ra đi. Box Hạnh phúc gia đình là một box rất nghiêm túc và thường để thành viên tranh luận các vấn đề nghiêm túc. Thành viên tạo chủ đề thường đưa ra vấn đề, luận điểm, kết luận ---> điều cần thảo luận. Bạn vào đưa 1 bài viết lửng lơ như vậy với động cơ gì? Nhìn lại tiêu đề bạn tạo: Lượm lặt trên internet và dịch bởi Patmol, ngẫm lại cái cách bạn trả lời các thành viên khác, nghĩ lại việc bạn post bài viết ở hết diễn đàn này đến diễn đàn khác, tôi thấy bạn có vẻ thích chứng tỏ mình hơn là bày tỏ một quan điểm. Ngoài ra ở trong trang truyentranh đã dẫn, bạn có viết: "Thì đơn giản thôi, tại bài ngắn quá nên cũng lười giải thích thêm, với cái này chủ yếu mục đích giải trí, không nghiêm túc lắm đâu *đang chuẩn bị dịch 1 cái dài 10 trang A4*". Tôi nghĩ chẳng qua bạn đang thích "show off", và bạn không tôn trọng cộng đồng trong diễn đàn này lắm. Vậy thì bạn cũng không nên mạnh mồm như thế mới phải.
    Vài điều mang tính xây dựng và rất khách quan gửi tới bạn. Nếu nó có làm bạn tự ái tôi cũng không muốn nói khác đi. Tôi ít khi nói câu gì để ai mất lòng, nhưng sự thực tôi không coi trọng bạn lắm. Chúc vui vẻ
  6. TVP

    TVP Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/01/2003
    Bài viết:
    1.167
    Đã được thích:
    180
    Thực ra cũng chả trách chú patmol được
    VB pháp luật còn có nhiều cái thối inh sai bét ,phải mất cả mấy năm mới chỉnh sửa được :)
    Nhưng bất cứ văn bản nào cũng vậy ,nó phải minh bạch rõ ràng và dễ hiểu VN mình ko có nhiều người được ăn học cao như chú đâu ?
    Chú sống sướng quen rồi chắc chẳng ko biết cái cảnh con trâu đi trước cái cày đi sau đâu nhỉ Ăn còn chẳng đủ bày đặt chơi chữ ,nực cười
    Nhớ khi xưa cải cách ruồng đất ,.. khoán 10 ,.. chú có biết rằng chỉ sai 1 chữ thôi Thì nhân dân đã kiện cáo chém giết nhau rồi không ?
    Chú lấy ra cái minh chứng chú gửi cái bài của chú đi nhiều forum để làm gì ? Để chứng minh gì đây ?
    Nhưng bài viết gửi ở forum khác đã bị hiểu sai rồi Chú còn vẫn thích ạp dụng khi gửi lại nó ở forum này Chẳng hiểu chú là loại gì nữa
    Anh chán chú lắm rồi
    Thức lâu mới biết đêm dài
    Chú nên sống lâu hơn chút nữa để thấy trời cao đất rộng
    Gửi mấy chú tát nước theo mưa : Shut up
    Chửi các chú lại nghĩ đến cái văn hoá cộng đồng làng xã VN :
    Một đêm thanh vắng ,một thằng ku đi chơi về khuya .Bỗng nghe tiếng hô hoán " Trộm ,trộm ,..tiếng người chửi ,tiếng chó ,.tiếng dao kéo "
    Anh ta chưa kịp định thần cũng chạy ,.. thì gặp ngay đám người đang hớt hải chạy tới Không thanh minh 1 câu,đám người kia lao vào đánh chém tên trộm ,..Chết lăn ra đó ,trách ai kiện ai ? Mấy chú tát nước cần thận đó
    Chú được ăn được học ,thì cố gắng giúp người khác ngu hơn mình nhận thức cao lên Chứ chú đừng có cóp chép được mấy cái nhận định rơm rác ,rồi về mà dạy người khác cách châm biếm hay chơi chữ nhé

    Leilani : bạn nhiệt tình lắm ,..vô từng trang để coi xem phản ứng của những người mới đọc thế nào để phản biện ,.. nhớ khi xưa tôi cũng như bạn đó
    Nhưng giờ cảm thấy chán roài ,.
    Chúc vui
  7. tomochut

    tomochut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2006
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0
    Chán đến nỗi viết xong xóa hết
    Cãi nhau vớ vẩn quá, chả giải quyết vấn đề gì, toàn những đả kích cá nhân được ngụy trang bởi nhiều lý lẽ nghe có vẻ hay ho to tát song lại thiếu tính thuyết phục... vì vẫn lộ ra bản chất là đả kích cá nhân Stop đi cho rùi
  8. patmol

    patmol Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2005
    Bài viết:
    198
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý về điểm này với tomochut.
    @Leilani: Tuy chưa đọc hết bài của bạn + TVP (lười + thấy nó đã quá nhảm), nhưng để nói điều này cho bạn nghe nhé, chuyện thuận miệng nói ra "dịch 1 bài 10 trang" là tại trong truyentranh.com có rất nhiều người biết Patmol, và họ biết patmol sốt sắng thế nào trong vấn đề dịch thuật cũng như những thứ liên quan đến đề tài đồng tính, 10 trang chẳng nghĩa lí gì cả để mà tôi khoe.
    @TVP & Leilani: Tôi thích quẳng nhiều thứ vào diễn đàn rồi bỏ đi đấy!
    Quẳng thêm 1 thứ nữa nhá!
  9. patmol

    patmol Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2005
    Bài viết:
    198
    Đã được thích:
    0
    Homophobia
    [Hội chứng ghê sợ xu hướng đồng tính luyến ái
    Tất cả chúng ta đều đang phải trả giá (1992)

    Tác giả: Warren J. Blumenfeld-Cambridge, Massuchusetts

    Dịch và sưu tầm ảnh: Patmol Black- Vũ Huy Lân
    [​IMG]

    Lời mở đầu

    Thường nghe, giữa phen hoạn nạn, ắt sẽ gặp chuyện may mắn xuất hiện ("Trong cái xui có cái hên"), đó cũng là kinh nghiệm tôi từng trải. Trong chuyến đi du lịch một mình xuyên qua Scandinavia vào một kì nghỉ hè, tôi đột nhiên bị mất đi khả năng thị giác ở cả hai mắt. Khi tới Đan Mạch, tôi đến bệnh viện khám, và sau nhiều đợt kiểm tra, một nhà vật lí trị liệu bảo với tôi rằng tôi cần phải mổ mắt gấp, và tôi nhập viện tại bệnh viện cộng đồng ở Copenhagen.
    Ngày hôm sau, em gái tôi, Susan, đáp chuyến bay tới Copenhagen ở với tôi suốt gần hai tháng.
    Mùa hè ấy, trên vùng đất phía bắc xa xôi, cùng với nỗi sợ hãi sẽ vĩnh viễn mất đi thị giác, tôi nằm trên chiếc giường bệnh chật chội, thương nhớ bạn bè cùng người thân ở quê nhà. Nhưng với Susan bên cạnh hết ngày này qua ngày khác, chia sẻ với tôi tình yêu thương, lòng dũng cảm cũng như óc khôi hài của cô ấy (và nhất là món bánh Đan Mạch khoái khẩu), một điều quý giá đã xảy ra. Giữa những tiếng chuông ngân vang từ một nhà thờ cách đấy không xa, Susan và tôi lần đầu tiên có cơ hội tìm hiểu về nhau.
    Dù cùng chung sống dưới một mái nhà hơn mười bảy năm, nhưng giữa chúng tôi luôn tồn tại một sự căng thẳng thầm lặng, một bức tường vô hình ngăn cách chúng tôi ra xa nhau. Xê xích nhau đúng mười tám tháng tuổi, từ nhỏ tới lớn, chúng tôi theo học cùng trường, có cùng các nhóm bạn học. Vào những năm đầu đời, chúng tôi chơi với nhau khá thân. Chúng tôi có chung vài người bạn, và thường có thời gian chơi đùa cùng nhau mỗi ngày. Sự thân thiện ấy, tuy nhiên, cũng chóng kết thúc.
    Kể từ khi tôi lên bảy hay tám, tôi dần dà trở thành mục tiêu chọc ghẹo và hành hung của những người bạn cùng trang lứa, vì họ cho rằng tôi là một người khác thường. Những tên gọi miệt thị như pêđê, con gái, ẻo lả, bóng, được nhắm vào tôi như những trái banh đỏ mà đám trẻ ném vô nhau trên sân trường. Liên tục nhiều năm, tình hình ngày một tồi tệ hơn. Tôi cố tránh mặt mấy đứa trẻ khác, càng lúc càng tự cô lập mình. Susan và tôi xa cách từ dạo ấy. Chỉ vào đầu những năm hai mươi tuổi, khoảng thời gian tôi đi Đan Mạch, chúng tôi mới lại một lần nữa phát hiện ra nhau, cùng san sẻ những những chuyện riêng tư trong cuộc sống.
    Khi còn học cao đẳng, tôi phải gánh chịu nhiều áp lực gây ra bởi chứng Ghê sự người đồng tính (homophobia), vì tôi là một người đồng tính nam, nhưng tận cho đến lúc nhập viện, tôi đã không biết được nó cũng ảnh hưởng Susan biết chừng nào khi lớn lên với tư cách là cô em gái dị tính luyến ái (hetero***ual) của tôi. Thông minh, quyến rũ, dễ tính, dường như, ít ra thì dưới mắt nhìn của tôi, cô có khá nhiều bạn và dễ dàng hội nhập. Tuy nhiên, tại Đan Mạch, cô thừa nhận với tôi rằng, suốt những năm còn đi học, cô không ngừng bị bè bạn trêu chọc về thằng anh pêđê. Cô còn nhớ có lần bị mấy đứa con trai lớn tuổi hơn cười cợt, hỏi xem liệu cô có giống như anh trai mình không. Khi chứng kiến cảnh những đứa học sinh khác ăn hiếp tôi, áp lực từ đám bạn, kèm với sự lo lắng sẽ trở thành một mục tiêu chòng ghẹo, đã buộc cô phải giữ khoảng cách với tôi bằng cách tiếp lời cho những tiếng chửi rủa. Tôi đã cảm thấy mình như bị phản bội và căm phẫn cô vì chuyện này.
    Khoảng thời gian ở cùng nhau trong căn phòng bệnh đã cho chúng tôi cơ hội cần thiết để nhận dạng được các khúc mắt trong quá khứ. Qua nước mắt, những câu xin lỗi, sự điên tiết vì được nuôi dưỡng trong một môi trường gò bó, và hối hận vì đã mất đi nhiều thời gian đáng quý, chúng tôi bắt đầu tiến trình hàn gắn tình cảm. Rốt cuộc, sau chuyến nghỉ hè, thị giác không phải là thứ duy nhất được trao trả lại cho tôi.
    Công cuộc nghiên cứu này đại diện cho sự phát triển của hạt giống ý tưởng nảy mầm trong tâm trí tôi từ khi ở Đan Mạch. Nó xuay quanh một vấn đề chủ chốt: trong chính nội bộ của một sự áp bức, các thành viên thuộc nhóm mục tiêu (thường được gọi với cái tên "nhóm thiểu số") bị áp bức, trong khi ở một mức độ nào đó, thành viên thuộc nhóm đối lập cũng bị tổn hại. Dẫu mức ảnh hưởng có thay đổi tuỳ thuộc vào từng nhóm xác định, cuối cùng thì, tất cả cũng đều phải trả giá.
    Hầu hết mỗi người chúng ta trong cùng một lúc có thể thuộc vào nhiều nhóm khác nhau, ví dụ như, dựa trên tính cách cùng sức khỏe cá nhân, dựa trên năng lực cùng giá trị tầng lớp, dựa trên cả đặc điểm văn hóa, chủng tộc và tôn giáo. Chúng ta có thể ở trong nhóm mục tiêu, gánh chịu đàn áp, và nhóm nổi trội với tương đối nhiều quyền lực và tiếng tốt hơn. Bằng cách khảo sát các ích lợi cũng như bất lợi nhận được, ta sẽ có thể đồng cảm được với các cá thể khác với chúng ta và từ đó tạo được cầu nối liên kết.
    Quyển sách này, vì thế, thật sự viết về tình đoàn kết: giữ gìn và hỗ trợ cho các mối quan hệ đang hiện hữu đồng thời cũng góp phần gầy dựng nên các sự đồng minh mới mà trước đây chưa từng tồn tại- mà đặc biệt là liên kết giữa les, đồng tính nam, lưỡng tính luyến ái, những người chuyển đổi giới tính, và dị tính luyến ái.

    [​IMG]
    Nhóm thiểu số về giới tính chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi homophobia như thế nào?
    Nhóm giới tính thiểu số- les, đồng tính nam, lưỡng tính luyến ái và chuyển giới- nằm trong số các nhóm bị ghét bỏ nhiều nhất tại Mỹ hiện nay. Lạ lùng thay, khi mà tình yêu của sự giống nhau ( đồng tính trong đồng tính luyến ái- homo trong homo***uality) khiến người ta khác biệt, trong khi tình yêu của sự khác biệt (dị tính trong dị tính luyến ái- hetero trong hetero***uality) lại khiến người ta giống nhau.
    Đã có không ít bài viết về việc homophobia trong xã hội phương Tây nhằm vào các giới tính thiểu số, từ các quan điểm tiêu cực về các nhóm này (không hoặc có thể được biểu hiện trực tiếp ra bên ngoài) cho đến sự cách ly, từ chối các quyền công dân, quyền được luật pháp bảo vệ, và trong một số trường hợp, là bạo lực công khai. Lối suy nghĩ tiêu cực đi vào trong nội bộ các nhóm này thường gây nên thiệt hại tinh thần cũng như ảnh hưởng đến quá trình phát triển về mặt tình cảm.
    Homophobia hoạt động dựa trên bốn cấp độ tuy khác nhưng liên hệ chặt chẽ với nhau: cá nhân, giữa các cá thể, theo thể chế và cả cộng đồng, xã hội.
    Mức độ cá nhân: ám chỉ quan điểm của một cá thể (thành kiến), rằng những người thuộc giới tính thiểu số đáng được thương hại vì là những người kém may mắn, không thể nào kiểm soát được ham muốn bản thân, rằng tâm lí họ không ổn định, cơ chế gen di truyền có sai sót, số phận trớ trêu, rằng sự hiện diện của họ trái khoé với quy luật tự nhiên, rằng họ có tư tưởng bệnh hoạn, bị lây nhiễm lối sống suy đồi, kinh tởm- nói đơn giản, rằng họ thấp kém hơn người dị tính luyến ái.
    Giữa các cá thể: được biểu hiện khi một quan điểm cá nhân lệch lạc, hay một thành kiến, ảnh hưởng lên quan hệ giữa các cá thể, từ đó chuyển thành kiến sang một dạng năng động khác: sự kì thị. Ví dụ về Homophobia giữa các cá thể là việc đặt tên gọi hay "các câu chuyện hài hước" được kể nhằm nhục mạ hay làm giảm giá trị những người (hay nhóm người) thuộc giới tính thiểu số; sự xâm phạm bằng lời lẽ cũng như hành động, đe doạ và hơn nữa là các dạng bạo lực cực đoan; sự không tương trợ hay tẩy chay, bỏ rơi, xua đuổi từ bạn bè, đồng nghiệp và gia đình; việc chủ nhà từ chối cho thuê nhà, chủ cửa hiệu từ chối phục vụ, và những người chủ mướn người dựa trên cơ sở xu hướng giới tính. Và danh sách ấy vẫn còn dài.
    [​IMG]
    Hàng chữ trên tường: Chúc mừng, bạn không phải là gay​
    Theo một bài điều tra bởi Lực lượng gay và lesbian quốc gia, 90% những người được phỏng vấn thừa nhận bị kì thị, 33% từng bị đe doạ bằng vũ lực: "Hơn 1/5 số nam giới, và gần 1/10 số nữ giới kể lại là đã bị ''''đấm, đá, hay đập'''' và cùng một lượng ấy người bị cảnh sát áp bức. Khoảng 1/10 nam giới và 1/20 nữ giới từng là nạn nhân của những cuộc tấn công có vũ trang. Hầu hết những người từng trải còn bảo các sự cố trên không ngừng tái diễn rất nhiều lần". Chừng 1/3 số người tham gia bị đả kích bằng ngôn từ, trong khi hơn 1/15 bị hành hạ thể xác bởi thành viên của chính gia đình mình.
    Các bản báo cáo về những vụ hành hung les, gay, bi, và người chuyển giới mỗi năm mỗi tăng kể từ khi Lực lượng gay và lesbian quốc gia tiến hành theo dõi, mà số lượng đó cũng chỉ là chóp đầu của tảng băng trôi. Và đương nhiên, chúng không chỉ tập trung ở một số địa phận nhất định; ngược lại, chúng dàn trải theo diện rộng trên toàn bộ đất nước.
    Homophobia theo cấp độ thể chế: ám chỉ phương thức các cơ quan chính phủ, thương mại, giáo dục, tôn giáo kì thị một cách có hệ thống dựa trên xu hướng giới tính. Đôi lúc luật pháp, lệ làng hay quy định lại tiếp sức cho sự kì thị này. Rất ít các cơ quan chức năng ban hành luật ủng hộ giới tính thiểu số, còn lại thì rất nhiều những cơ quan khác tìm cách chống lại không chỉ những người thuộc thành phần thiểu số này mà cả những người tình nguyện giúp đỡ họ.
    Lấy ví dụ giả sử đề luật "Briggs" vào cuối thập kỉ 70 được thông qua, toàn bộ các giáo viên giảng dạy tại California, những người ủng hộ quyền lợi cho giới gay, les và bi sẽ bị mất việc, cho dù họ có thuộc giới tính thiểu số hay không. Quân đội Mỹ trước giờ vẫn giữ nguyên điều lệ bài trừ gay, les và bi ra khỏi đội ngũ. Các giới tính thiểu số cũng không được hưởng những quyền đi kèm với hôn nhân, bao gồm quyền lợi phu thê và trợ cấp cho con cái. Các hành động mang xu hướng đồng tính bị xem là phạm pháp trong một số các tiểu bang. Và mặc dù vài đô thị và tiểu bang nới rộng thêm phạm vi bảo vệ trong các lĩnh vực xã hội như công ăn việc làm, nhà ở, bảo hiểm, tín dụng và giao thông công cộng, nhưng sự tiến bộ vẫn chưa được áp dụng trên cơ chế quốc gia.
    Trước năm 1973, đồng tính luyến ái vẫn bị coi là một biểu hiện rối loạn bất thường. Rất thường xuyên, nhiều người bị buộc phải nhập viện, trải qua nhiều tiến trình "hoàn lương" nguy hiểm, nhục nhã, và cả phẫu thuật não nhằm thay đổi định hướng ******** của mình. Các tình nhân đồng giới và bạn bè thường bị từ chối cho vào những khu vực cấp cứu đặc biệt do nội quy bệnh viện chỉ cho phép người thân theo huyết thống hay vợ/chồng hợp pháp viếng thăm.
    Ngày nay, dù đã có rất nhiều nhà nghiên cứu, tâm lí học, bác sĩ y khoa mang tư tưởng rất tiến bộ về thực tiễn của đồng tính luyến ái và lưỡng tính luyến ái, tiếc thay, vẫn còn vài trường hợp cứng nhắc với quan điểm tiêu cực của mình trong chuyện này, và những quan điểm lệch lạc đó lại được biểu hiện thông qua cách đối xử với bệnh nhân.
    Homophobia trên cả cộng đồng (hay xã hội): muốn nói đến những quy tắc cư xử trong xã hội, dù không được công khai trên văn bản hay được quy định thành luật pháp nhưng vẫn luôn tồn tại trong nội bộ cộng đồng nhằm hỗ trợ cho sự áp bức các giới tính thiểu số và được thể hiện trong việc cố gắng bài trừ hình ảnh les, gay, bi và người chuyển giới trên các phương tiện truyền thông, bằng không thì cũng đưa lên các định kiến tiêu cực. Nhà thần học James S. Tinney (1983) đưa ra bảy thể thức có thể của homophobia trên phương diện cộng đồng:
    1, 2. Buộc giới tính thiểu số phải giữ im lặng, cách ly với mọi hình thức văn hoá. Hai thể thức đầu này liên hệ rất gần gũi với nhau. Dù không viết ra trên bề mặt giấy tờ, hầu hết các xã hội thường âm thầm ngăn cấm việc một số lượng lớn các thành viên thuộc một thiểu số nhất định tụ tập tại một nơi nào đó (ví dụ như quán bar hay các trung tâm hoạt động xã hội), khước từ quyền được tổ chức hội họp, không cho phép họ tiếp xúc với nhiều phương tiện vật chất, ngăn ngừa sự hiện diện của họ ở trường học, và cấm triệt để những cuộc thảo luận mang tính thẳng thắn, thành thật và cởi mở liên quan đến quyền lợi những nhóm này.
    Trong những xã hội tồn tại homophobia, vẫn luôn có nhiều cố gắng sửa đổi lịch sử về tình yêu đồng giới thông qua chế độ kiểm duyệt, xoá bỏ, giấu giếm sự thật, và cố tình thay đổi các đại từ nhân xưng ám chỉ giới tính- khiến cho việc thiết lập thông tin chính xác cực kỳ khó khăn. Chính vì vậy, rất nhiều thành phần của giới tính thiểu số lớn lên không hề biết được những gương mẫu đi trước hay hiện tại.
    3. Một định kiến xã hội thường thấy, là người ta luôn là "dị tính luyến ái" cho đến khi "bị chính thức kết tội". Giải nghĩa: một người từ nhỏ cho tới khi chính thức công khai (hay bị phát hiên) xu hướng đồng tính luyến ái, thì người đó được thừa nhận là "dị tính luyến ái"- loại trừ khả năng người ấy có xu hướng ******** khác.
    4. Một dạng nữa của homophobia xảy ra khi một người đồng tính được bảo là họ không nên định nghĩa mình theo xu hướng ******** hay giới tính, hay khi họ bị chê trách là "lộ liễu" qua việc thể hiện các hành động âu yếm yêu đương giữa chốn đông người, những hành động mà các cặp bồ bịch "dị tính luyến ái" làm như chuyện thường ngày. Qua đó gửi tới họ bức thông điệp, rằng có gì đó sai trái trong quan hệ giữa họ, xúi giục họ phải sống lén lút và che đậy.
    5. Tạo ra những nơi tụ tập riêng biệt (ví dụ: phố người gay- gay town). Những cá thể hội nhập vào những nơi chốn như thế này để tránh khỏi xu hướng ghê sợ đồng tính của thế giới bên ngoài.
    6. Khuyến cáo chống lại việc các nhóm thiểu số tự đặt tên cho nhóm mình. Trứơc nay, các tên gọi kì thị, lăng nhục thường được nhắm vào những nhóm mục tiêu. Hiện tại, nhóm thiểu số giới tính đã chọn lấy các danh từ định nghĩa (như gay hay lesbian) nhằm miêu tả phương diện cuộc sống cũng như tình ái của mình một cách rõ ràng hơn, biến các danh từ thù địch thành những công cụ hữu ích cho cộng đồng.
    7. Những hình tượng tiêu cực: Việc tạo ra các đặc tính gộp chung- "quơ đũa cả nắm"- cho từng nhóm ngoài mục đích khống chế ra còn cản trở việc các cá nhân muốn tìm hiểu sâu hơn, khả dĩ dẫn đến nhiều sự thay đổi tích cực trong xã hội (Ví dụ: gay thường được xem là luôn khao khát ********, hình dạng bề ngoài cũng những người đồng tính thường như thế nào, hay "nguyên nhân có thể" gây ra ham muốn xác thịt của họ)
    Ngoài 4 thể thức homophobia trên của Tinney, nhà tâm lí học Dorothy Riddle (1985) đã đưa ý kiến rằng các khái niệm về khoan dung chấp nhận cũng nên được kể đến: khoan dung, bỏ qua, vì nó có thể, trên thực tế, được sử dụng như chiếc mặt nạ che giấu nỗi ghê sợ hay căm phẫn (một người bỏ qua, tha thứ cho việc đứa trẻ khóc ầm ĩ trên máy bay, nhưng đồng thời trong lòng cũng mong cho nó ngừng khóc hoặc biến đi nơi khác), còn chấp nhận thì bởi vì người ta hời hợt cho rằng chắc hẳn phải có một cái gì đó trong đồng tình luyến ái cần và nên được chấp nhận.
    Còn tiếp ...
    Kì sau: Homophobia làm tổn hại đến tất cả mọi người như thế nào?
    Được patmol sửa chữa / chuyển vào 00:42 ngày 09/11/2006
  10. patmol

    patmol Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2005
    Bài viết:
    198
    Đã được thích:
    0
    Homophobia làm tổn hại đến tất cả mọi người như thế nào
    Một điều không thể phủ nhận là homophobia, cũng tương tự như các dạng kì thị khác, được dùng như một loại công cụ phục vụ cho nhóm chiếm ưu thế, bằng cách thiết lập và duy trì quyền lực khống chế toàn bộ những ai thuộc nhóm giới tính thiểu số.
    + Homophobia kiềm giữ, xiềng xích tất cả mọi người vào những gương mẫu giới tính cứng nhắc, từ đó làm cản trở khả năng sáng tạo và tự biểu đạt. Suốt quá trình sát nhập vào xã hội, con người bị buộc phải tuân theo những quy định nghiêm khắc về vai trò xã hội dựa trên đặc điểm giới tính của mình. Những thiếu niên lớn lên với vẻ bề ngoài yếu đuối, bất chấp định hướng giới tính của chúng có là gay hay straight (dị tính luyến ái), sẽ dễ dàng trở thành mục tiêu bị bạn bè đồng trang lứa trêu chọc. Hoặc cả nam giới (straight) khi quyết định theo đuổi các con đường sự nghiệp "hơi khác thường" (thợ hớt tóc, thầy dạy nhảy,...) thường gánh chịu sự dèm pha từ dư luận chung quanh.
    +Với homophobia, người dị tính luyến ái nào muốn gìn giữ địa vị ưu thế của mình buộc phải đối xử bất công, tệ hại với những người khác, thực thi những hành động phi nhân tính, trái với nguyên tắc bản thân.

    [​IMG]
    Từ trên tường mang ý nghĩa thù địch, tẩy chay DTLA​
    Frederick Douglass miêu tả cái mà ông gọi là "hiệu quả gây mất tính người" của chế độ nô lệ, không ảnh hưởng riêng gì tầng lớp nô bộc, mà còn với những người da trắng bị nó làm lũng đoạn nhân tính. Cũng dựa trên học thuyết đó, Phillip Brian Harper bàn luận sâu thêm về nhận định của Douglass và nhấn mạnh tính tương đương, sự giống nhau giữa chế độ nô lệ và homophobia.
    +Homophobia ngăn cản con người thiết lập các mối quan hệ gần gũi, thân thiết với các cá thể đồng giới tính.
    Khi còn trẻ, người ta rất dễ tạo các kết nối mật thiết với bạn đồng giới. Tuy nhiên, cho đến khi đạt đến một độ tuổi nhất định nào đó (thường thì vào thời kì dậy thì), người lớn động viên thiếu niên giữ khoảng cách với những người bạn này, thông qua việc ám chỉ rằng nếu không làm thế, giới tính của họ sẽ bị đưa vào vòng nghi vấn. Điều này đồng nghĩa với- đặc biệt là ở phái nam- không còn được ngủ qua đêm tại nhà bạn, không còn chia sẻ cho nhau những bí mật riêng tư, không còn tiếp xúc nhiều với nhau như trước. Dĩ nhiên, hoàn cảnh ấy dẫn đến việc họ bị mất dần khả năng tiếp cận về mặt tình cảm với bạn đồng giới như hồi nhỏ.
    +Homophobia loại trừ giao tiếp giữa cá nhân với một lượng dân số không nhỏ, và nhất là, giới hạn quan hệ giữa các thành viên gia đình.
    Dù có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, các hộ gia đình vẫn sẽ tiếp tục sản sinh ra những thế hệ gay, les, bi và chuyển giới. Phe cánh tả từng lớn tiếng biện luận, rằng đồng tính luyến ái đang đe doạ tính ổn định của khuôn mẫu gia đình "hạt nhân". Trên thực tế lại chẳng phải vậy, chính homophobia mới là thủ phạm tạo nên bức tường ngăn cách giữa các thành viên gia đình, nới lỏng sợi dây kết nối họ lại với nhau. Con cái, vì sợ phản ứng tiêu cực từ các bậc cha mẹ, giấu nhẹm thông tin quan trọng về cuộc sống mình. Phụ huynh, thường không muốn nghe về gì định hướng giới tính của con cái, chẳng bao giờ hoàn toàn hiểu được tâm lí con trẻ. Ngay cả khi hai bên, cha mẹ và con cái, sống dưới cùng một mái nhà, hết bí mật này tới bí mật khác thay phiên nhau chồng chất, tạo nên sự xa lạ dần dà sẽ là "giọt nước làm tràn ly".
    Người thuộc nhóm thiểu số giới tính thường sống trong "cái tủ" tâm lí (chỗ ẩn núp) trước khi thừa nhận xu hướng ******** với người khác. Đến lúc họ "thổ lộ", lại tới phiên gia đình cùng bạn bè chui vào "cái tủ" của riêng họ, do bởi quan niệm kì thị từ bản thân hoặc từ môi trường. Họ che đậy sự thật không cho bè bạn hoặc làng xóm biết được, thận trọng không để tăm tiếng "bệnh hoạn, bất bình thường" của con cháu bị lọt ra bên ngoài. Thỉnh thoảng, nếu "cây kim bị lòi ra", chính họ cũng trở thành mục tiêu bị tấn công. Trường hợp nào cũng thế, sự mất mát tình thân là rất lớn.
    +Homophobia là nguyên nhân dẫn đến quan hệ ******** quá sớm, từ đó làm gia tăng khả năng trẻ dưới vị thành niên mang thai cộng thêm sự lan truyền của các căn bệnh lây nhiễm qua đường ******** (STDs). Các bạn trẻ, thuộc mọi thành phần giới tính, thường chịu áp lực, muốn chứng tỏ với người khác rằng mình cực kỳ "dị tính luyến ái" và "bình thường".

    [​IMG]
    +Hậu quả từ homophobia -phối hợp với ***phobia (hội chứng sợ hãi và ghê tởm tình dục)- là sự triệt tiêu các buổi hội thảo về lối sống và vấn đề ******** của nhóm giới tính thiểu số như một phần của giáo dục giới tính tại trường học, khiến học sinh mất đi cơ hội tiếp xúc với những nguồn thông tin tối quan trọng. Sự thiếu thông tin như thế có thể giết chết con người trong kỉ nguyên AIDS hiện nay.
    Vài nhà lãnh đạo cộng đồng và tôn giáo, những người mang chức sách giáo dục đào tạo, cùng các bậc cha mẹ cổ hũ vẫn luôn gắng hết sức bít bưng mọi thông tin thành thật và không thiên vị về đồng tính luyến ái và lưỡng tính luyến ái- hay nói chung là về giới tính- đến với giới trẻ. Học sinh, bất chấp thuộc vào nhóm giới tính nào, cần các thông tin này để đưa ra quyết định đúng đắn cho hành động ******** của bản thân. Không có nó, họ bị đẩy vào nguy cơ mang thai ngoài ý muốn, lây nhiễm STDs và HIV.
    +Homophobia có thể được sử dụng để hạ nhục, tước đi tiếng nói, và, đôi lúc, hãm hại những người bị người khác tưởng lầm hay tin chắc là gay, les, hoặc bi nhưng thật ra lại là dị tính luyến ái.
    Từ khoảng hai thiên niên kỉ nay, ở phương Tây, các bộ luật và điều lệ chống lại giới đồng tính đã được ban hành bởi giới nhà thờ cũng như nhà cầm quyền, tuyên bố các lệnh trừng phạt từ nực cười cho đến bản án tử cho "bị cáo". Những điều luật trên đã được dùng để lên án sự ngược đãi đối với những người bị phát hiện hay bị đồn là dính líu tới ******** đồng giới. Thế nhưng, chuyện thật sự bị quên lãng hoặc bỏ sót chính là việc các luật này khi thoảng được sử dụng bởi các cá thể và cá chính phủ nhằm thủ tiêu bộ phận chống đối, cho dù họ có thật sự quan hệ ******** đồng giới hay không.

    [​IMG]
    Thượng đế ghét lũ gay​
    Luật chống quan hệ ******** qua hậu môn vẫn còn được giữ nguyên trên sách luật của nhiều tiểu bang. Mặc dù được lập nên chủ yếu với mục đích đàn áp những người đồng tính luyến ái, đã không ít lần chúng được dùng để kết tội các cặp dị tính luyến ái. Gần đây nhất, một tổ chức bảo vệ quyền lợi cho gay, les, bi và người chuyển giới, đã đứng ra biện hộ cho một người đàn ông dị tính luyến ái, độc thân ở tuổi hai mươi sáu, sinh sống ở thành phố New York với một bạn phòng đồng giới, bị xem như gay và từ chối quyền bảo hiểm.
    +Homophobia ngăn không cho người dị tính luyến ái chấp nhận quà tặng hay quyền lợi từ phía giới tính thiểu số: các quan điểm, tầm nhìn về khoa học, tâm linh, đóng góp nghệ thuật, văn hoá, tôn giáo, đời sống gia đình, tóm lại là về mọi mặt xã hội.
    +Homophobia gây hại tới khả năng nhìn nhận tính đa dạng trong xã hội, tạo nên một môi trường không an toàn cho tất cả mọi người vì mỗi một con người là một cá thể với những nét đặc điểm riêng biệt, không ai giống ai.
    +Homophobia phân tán các nguồn năng lượng, tiềm năng ra khỏi những việc làm mang tính xây dựng hơn. Amanda Udis- Kessler lập luận rằng với nhiều vấn đề đang lan tràn khắp hành tinh, làm giảm đi chất lượng cuộc sống của các công dân trên trái đất vào lúc này, homophobia đánh lạc hướng sự chú ý của chúng ta, khiến chúng ta không tập trung vào những nguyên nhân đích thực gây ra các vấn đề trên, mà lại vào những vật thế thân khác.

    [​IMG]
    Tại sao lại phải nghiên cứu đề tài này?
    Theo tôi, những câu hỏi liên quan đến việc mỗi người chúng ta cùng chịu ảnh hưởng bởi homophobia- nói một cách tổng quá hơn là bất kì mọi sự áp bức nào- khá thú vị và quan trọng. Trong quá trình thực hiện cuốn sách, tôi nhận được nhiều lời ủng hộ từ phía bạn bè và những người quen biết thuộc mọi thành phần giới tính. Cũng nên thừa nhận, rằng một vài người tôi được dịp nói chuyện với, đã không tiếp nhận nó niềm nở như dự kiến. Lý lẽ của họ có thể đựơc tóm gọn lại bằng "Tại sao lại lãng phí thời gian, công sức phân tích vì sao homophobia tổn hại giới dị tính luyến ái? Để họ tự nhận thức lấy! Ngoài ra, những kẻ dị tính luyến ái đấu tranh vì quyền lợi người đồng tính chỉ muốn được nổi tiếng và có thêm nhiều quyền lợi ưu tiên".
    Những mối quan tâm đó mang tính gượng ép, bó buộc và khả dĩ có thể hiểu được, nhưng tôi tin rằng qua việc khám phá ra ảnh hưởng từ homophobia lên mọi tầng lớp xã hội sẽ giúp chúng ta khuyên giảm bớt- xét theo mặt lâu dài không chừng sẽ chấm dứt được- sự áp bức theo nhiều cấp độ. Bằng cách nào? Sau khi đã dẫn giải mặt tiêu cực của chế độ áp bức, kì thị đối với cả hai phía, chúng ta khoanh vùng trọng điểm rằng công cuộc đấu tranh chống lại nó tuỳ thuộc vào ý muốn cá nhân mỗi con người. Đường lối này là cần thiết nhằm khuyến khích các thành viên thuộc nhóm thống trị đang phân vân không biết liệu có nên phòng chống homophobia hay không. Hơn nữa, nó cũng ủng hộ những người đã và đang hoạt động giành lại quyền lợi công bằng cho giới gay, les, bi và chuyển giới- đồng thời cũng giúp nhóm ưu thế bớt đi lối suy nghĩ, hành động cực đoan.

    Kết luận:

    Phương hướng của bản nghiên cứu này là cảnh báo với người đọc rằng tất cả chúng ta đều được sinh ra trong một sự ô nhiễm với tên gọi homophobia (một trong số nhiều dạng đàn áp khác), và nó đang rơi xuống đầu chúng ta như mưa axít. Với vài người thì tinh thần bị tổn hại đến tận cốt lõi, những người khác thì bị sây xát ngoài mặt, nhưng không một ai thoát khỏi nó. Nhưng lỗi lầm không phải do chúng ta. Chúng ta không tài nào kiểm soát được cơ chế hình thành sự ô nhiễm này, càng không cố tình hướng mọi nguy hại về hướng mình. Mặt khác, toàn bộ chúng ta đều mang trên người trách nhiệm, cũng như cơ hội, cùng chung vai sát cánh bên nhau dựng nên thành luỹ ngăn ngừa hậu quả của nó, và đồng thời cũng tìm cách làm trong sách môi trường mình đang sống. Một khi các giải pháp chống ô nhiễm cần thiết đã được hoàn tất, ta sẽ lại được hô hấp một cách dễ dàng, dễ chịu hơn.

    [​IMG]
    Tác giả: Warren J. Blumenfeld - Cambridge, Massuchusetts
    Người dịch và sưu tầm ảnh: Patmol Black
    *Bài viết đã đựơc rút gọn, cắt bớt vài chỗ dẫn chứng cho đỡ rối rắm và dễ hiểu hơn, đồng thời, trình độ ngoại ngữ của Patmol rất khiêm tốn, nên đừng bắt bẽ gì về lĩnh vực này. Xin cảm ơn.

Chia sẻ trang này