1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

140 vấn đề liên quan đến kinh nguyệt phụ nữ

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi binhnguyengiatrang, 07/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    92. Chứng căng thẳng trước kỳ kinh nguyệt có thường thấy ở phụ nữ không?
    Từ thế kỷ 16 đã có những ghi chép về các hiệu tượng khó chịu xuất hiện trước kỳ kinh nguyệt. Đến năm 1931, hiện tượng này được gội là "chứng căng thẳng trước kỳ kinh nguyệt".
    Theo một số điều tra, khoảng 90% phụ nữ có triệu chứng khó chịu trước kỳ kinh nguyệt. Trong đó, 30-40% có biểu hiện rõ ràng, cần phải điều trị; 3%-12% ở mức nghiêm trọng. Một nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy, do chứng căng thẳng trước kỳ kinh nguyệt, trên 10% phụ nữ không thể đảm nhiệm được công việc thường ngày trong một hoặc vài ngày trước kỳ kinh.
    Như vậy, chứng căng thẳng trước kỳ kinh nguyệt là tương đối phổ biến ở phụ nữ, đa số ở mức nhẹ, không đủ để gây chú ý quan tâm ở chị em. Tỷ lệ người bị bệnh nặng là thiểu số.
    Chứng căng thẳng trước kỳ kinh nguyệt thường phát sinh vào lứa tuổi sinh đẻ (chủ yếu sau tuổi 30). Ở một số người, bệnh có xu hướng tăng nặng theo tuổi tác. Tùy theo hoàn cảnh cuộc sống và gánh nặng tinh thần, mức độ nặng nhẹ của bệnh trong các tháng cũng khác nhau. Một số nhà khoa học đã quan sát chứng căng thẳng trước kỳ kinh nguyệt của hai chị em gái song sinh hoặc của con gái và mẹ đẻ. Họ nhận thấy, khả năng phát bệnh có liên quan đến nhân tố di truyền.
    Quan hệ giữa chứng căng thẳng trước kỳ kinh nguyệt với các phương diện như chủng tộc, văn hóa, sinh đẻ, hôn nhân, nghề nghiệp, giáo dục và tình hình kinh tế xã hội còn chưa được xác định rõ ràng.

  2. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    93. Chứng căng thẳng trước kỳ kinh nguyệt có biểu hiện gì?
    Biểu hiện lâm sàng của chứng căng thẳng trước kỳ kinh nguyệt rất đa dạng. Triệu chứng thường thấy có thể quy vào mấy phương diện sau:
    - Thể chất: Biểu hiện thường thấy nhất là cương ngực, đau đầu vú, đau đầu, chướng bụng, phù nước, mệt mỏi, toàn thân cảm thấy nặng nề; thay đổi thói quen đại tiện; nổi mụn trứng cá.
    - Tâm lý tinh thần: Nôn nóng, sốt ruột, dễ mệt mỏi; dễ bị kích động, nổi cáu; hoang mang, căng thẳng, vui buồn thất thường; u uất hoặc lo lắng bất an, thậm chí nghĩ đến tự sát.
    - Hành vi: Thích cãi cọ, thích sống độc thân; tư tưởng không tập trung; không muốn làm việc nhà và việc xã hội; chán ghét cuộc sống, không muốn giao tiếp.
    - Biểu hiện khác: Thay đổi thói quen ăn uống như thích ăn đồ ngọt; thay đổi tính dục. Có người còn có triệu chứng giống như phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh: bốc hỏa, toát mồ hôi, tim đập mạnh và loạn nhịp, mất ngủ.
    Các triệu chứng kể trên xuất hiện theo quy luật trước kỳ kinh nguyệt. Thời gian xuất hiện và hình thức biểu hiện có mấy loại sau:
    - Triệu chứng xuất hiện khoảng một tuần trước kỳ kinh nguyệt. Tùy mức độ nặng, nhẹ, đến ngày đầu tiên của kỳ kinh, triệu chứng sẽ giảm rõ hoặc hết hẳn.
    - Triệu chứng xuất hiện khi vừa rụng trứng, tùy mức độ nặng nhẹ mà có thể kéo dài đến ngày kinh nguyệt.
    - Giữa kỳ kinh nguyệt (tức thời kỳ rụng trứng), có 1-2 ngày khó chịu, sau 3-4 ngày triệu chứng lại hết. Khoảng một tuần trước kỳ kinh nguyệt, triệu chứng lại bắt đầu xuất hiện và có xu hướng nặng hơn; sau khi có kinh nguyệt thì triệu chứng này hết hẳn.
    - Triệu chứng xuất hiện 2 tuần trước kỳ kinh nguyệt, mức độ ngày càng nặng và kéo dài đến khi sạch kinh.
    Được binhnguyengiatrang sửa chữa / chuyển vào 16:21 ngày 07/02/2007
  3. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    94. Vì sao lại sinh ra chứng căng thẳng trước kỳ kinh nguyệt?
    Triệu chứng của chứng căng thẳng trước kỳ kinh nguyệt rất đa dạng, khó có thể dùng lý luận y học để giải thích. Vì vậy, giả thiết y học về chứng bệnh này còn chưa thống nhất. Nhưng có rất nhiều nghiên cứu cho rằng, chứng căng thẳng trước kỳ kinh nguyệt có thể do yếu tố nội tiết và yếu tố tâm lý tạo thành.
    Oestrogen, progestagen (tiết ra trong kỳ kinh nguyệt) thay đổi có tính chu kỳ. Trong các thời điểm khác nhau thì tỷ lệ của hai chất đó cũng khác nhau. Quan điểm truyền thống cho rằng, chứng căng thẳng trước kỳ kinh nguyệt xảy ra do trong thời gian này, lượng progestagen không đủ, lượng oestrogen lại quá nhiều; hoặc tỷ lệ oestrogen/progestagen không đều. Vì progestagen có tác dụng trấn tĩnh hệ thống thần kinh trung tâm, nên việc progestagen không đủ sẽ làm xuất hiện chứng lo lắng, bồn chồn... Progestagen còn có tác dụng thúc đẩy sự bài tiết nước muối, vì vậy khi thiếu progestagen, cơ thể sẽ xuất hiện phù thũng. Có ý kiến cho rằng, lượng oestrogen không đủ có liên quan đến chứng căng thẳng trước kỳ kinh nguyệt. Oestrogen có thể tiêu giải một số triệu chứng u uất, đau đầu. Chứng căng thẳng trước kỳ kinh nguyệt có một số biểu hiện giống khi mãn kinh.
    Các nghiên cứu tâm lý học cho rằng, chứng căng thẳng trước kỳ kinh nguyệt có liên quan đến nhân tố tâm lý. Biểu hiện lâm sàng cho thấy người gặp càng nhiều trở ngại về tâm lý thì bệnh càng nặng.
    Còn rất nhiều giả thuyết khác về chứng căng thẳng trước kỳ kinh nguyệt. Có báo cáo còn cho rằng chứng này liên quan đến hoóc môn tuyến giáp trạng, lượng đường trong máu, vitamin B6, prostaglandin.
  4. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    95. Chẩn đoán căng thẳng trước kỳ kinh nguyệt như thế nào?
    Do nguyên nhân gây bệnh, việc kiểm tra hóa nghiệm để làm tiêu chí chẩn đoán chưa được rõ ràng, nên rất khó chẩn đoán chứng bệnh này. Căn cứ vào đặc điểm phát bệnh, có thể đưa ra mấy loại chẩn đoán cơ bản sau:
    - Chứng căng thẳng trước kỳ kinh nguyệt phát sinh trong chu kỳ kinh nguyệt có rụng trứng.
    - Triệu chứng xuất hiện trước khi xuất hiện kinh nguyệt.
    - Nên loại trừ các nguyên nhân tâm lý khác.
    - Nên loại trừ ảnh hưởng của thuốc và các loại bệnh khác.
    Trường hợp người bệnh bị chứng này đã lâu, nên ghi chép tường tận trong 2-3 tháng, đo nhiệt độ cơ thể, ghi đặc trưng và thời gian xuất hiện của chứng bệnh, để xác định có rụng trứng hay không, thời gian xuất hiện có phải trước kỳ kinh không. Việc ghi chép tỷ mỷ có thể giải trừ những yếu tố tinh thần khác.
    Kiểm tra thể chất cũng rất quan trọng đối với việc chẩn đoán, giúp loại trừ các bệnh lý khác như bệnh về tuyến vú và các bệnh phụ khoa khác. Kiểm tra thể chất còn phát hiện sự khác thường về tâm lý, tinh thần và các chứng bệnh mạn tính khác như phù thũng, mệt mỏi, hoặc phản ứng sau khi dùng một số loại thuốc.
    Mấy năm gần đây, có đề xuất về chứng bệnh gọi là "chứng lo lắng trước kỳ kinh nguyệt" mà biểu hiện của nó giống như chứng căng thẳng trước kỳ kinh nguyệt: lo lắng, sốt ruột, dễ cáu giận...
  5. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    96. Điều trị chứng căng thẳng trước kỳ kinh nguyệt như thế nào?
    Đại đa số phụ nữ trước kỳ kinh nguyệt đều có những triệu chứng khó chịu ở mức độ khác nhau. Người bị nhẹ nhìn chung không nên dùng thuốc điều trị đặc biệt, nên nghỉ ngơi thích hợp hoặc điều tiết hợp lý giữa sinh hoạt và công việc. Đối với người bệnh nặng có thể phối hợp uống thuốc trị liệu.
    Triệu chứng của chứng căng thẳng trước kỳ kinh nguyệt rất đa dạng, bệnh nhân cũng khó xác định. Vì vậy, việc trị bệnh này không thể chỉ dựa vào một loại thuốc hoặc một loại phương pháp. Dưới đây xin giới thiệu mấy phương pháp bệnh thường dùng:
    - Ức chế rụng trứng: Triệu chứng này chỉ phát sinh ở phụ nữ có rụng trứng. Vì vậy, có thể thông qua việc ứng chế rụng trứng để trị bệnh. Phương pháp thường dùng là uống thuốc tránh thai, sau khi uống triệu chứng sẽ giảm. Nhưng sau khi uống thuốc tránh thai, ở một số phụ nữ xuất hiện các phản ứng như buồn nôn, đau đầu, cương cứng vú, dễ bị nhầm là triệu chứng tăng lên.
    - Điều trị progestagen: Một trong những nguyên nhân phát sinh bệnh là lượng progestagen trước kỳ kinh nguyệt không đủ. Vì vậy, có thể dùng phương pháp bổ sung chất đó. Có nghiên cứu cho rằng, phương pháp này có hiệu suất 80%. Phương pháp điều trị cụ thể nên theo chỉ dẫn của bác sĩ.
    - Giải toả tâm lý: Thuốc tễ làm ổn định thần kinh trung ương, có thể giảm bớt căng thẳng thần kinh, giảm chứng lo lắng, bồn chồn, bất an. Đối với người bị ức chế cao độ, có thể dùng thuốc tạo sự hưng phấn thần kinh. Liều dùng nên theo chỉ định của bác sĩ.
    - Các loại thuốc khác nhau: Vitamin B6, E, A, canxi đều có tác dụng trấn tính, thư giãn tinh thần. Ngoài ra, nên uống loại thuốc lợi tiểu, trừ mệt mỏi, thuốc trị bệnh đau đầu...
  6. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    97. Có thể dùng thuốc bắc để điều trị chứng căng thẳng trước kỳ kinh nguyệt không?

    Đông y cho rằng chứng căng thẳng trước kỳ kinh nguyệt xuất hiện do khí chất không tốt, âm hư, gan vượng, kinh mạch không thông, tâm thần suy yếu. Để điều trị chứng bệnh này, có thể dùng các bài thuốc trị lý như sau:
    1. Bổ gan, hoạt huyết điều kinh: Tán tất cả và gia giảm các vị sau: Tử hồ, đương quy, bạch truật, bạch thược, phục linh, uất kim, thanh bì, qua lâu mỗi thứ 9 g. Nếu bị đau đầu thì thêm bạch chỉ, xuyên khung, hương phụ mỗi thứ 9 g, cam thảo 6 g. Nếu phù thũng cho thêm trạch tả 9 g, xa tiền tử 9 g.
    2. Kiện gan, ôn dương, lợi tiểu: Đương sâm, bạch truật, phục linh, ba kích nhục mỗi thứ 9 g, ý nhân 12 g, sắc lấy nước uống.
    3. Đường dương, bình gan: Câu khởi tử 12 g, đan bì 6 gam, cúc hoa, sinh địa, bạch thược, thịt táo tàu, sơn du nhục mỗi thứ 9 gam (Sơn du nhục: phần thịt của quả sơn du), hàu sống 30 g.
    Tất cả các vị trên tán thành viên tễ, uống 14 ngày trước khi có kinh, mỗi ngày hai lần, uống đến ngày đầu của chu kỳ kinh thì ngừng.
  7. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    98. Vì sao những phụ nữ có kinh không đều lại khó có thai?
    Tế bào trứng đã chín chỉ khi gặp tinh trùng trong ống dẫn trứng mới có thể thụ thai, dần dần phát triển thành thai nhi. Vì vậy điều kiện tiên quyết của việc sinh con là:
    - Tế bào trứng trong buồng trứng đến kỳ phải chín.
    - Tinh hoàn của nam phải sinh ra các tinh trùng có thể hoạt động, tức là sau khi phóng vào âm đạo của phụ nữ nó phải thụ tinh được với trứng.
    - Ống dẫn trứng phải thông suốt.
    - Nội mạc tử cung bình thường.
    Kinh nguyệt không đều chứng tỏ trở ngại công năng buồng trứng ở thời kỳ nguyên phát hoặc đã kéo dài, hoặc có dị thường nội mạc tử cung. Trở ngại công năng buồng trứng thường thấy là trở ngại của phát dục bào trứng hoặc trứng chín, trứng không rụng hoặc rụng ít. Những biểu hiện tiên quyết kể trên dẫn đến khó có thai.
  8. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    99. Phụ nữ vô sinh cần phải tiến hành kiểm tra, điều trị như thế nào?
    Đôi vợ chồng sau khi kết hôn, nếu sinh hoạt ******** bình thường, không dùng các biện pháp tránh thai mà qua thời gian dài vẫn chưa mang thai thì có thể coi là vô sinh. Vậy thời gian đó cụ thể là bao lâu? Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, phụ nữ có sức sinh đẻ bình thường, không dùng các biện pháp tránh thai, tỷ lệ mang thai trong vòng một năm là 85%, trong vòng hai năm là 93%. Vì vậy, định nghĩa về chứng vô sinh lấy hai năm là hợp lý nhất. Nhưng ngoài xử lý lâm sàng, có thể căn cứ vào tuổi của phụ nữ, thời hạn kết hôn mà có tính linh hoạt.
    Nguyên nhân gây vô sinh rất phức tạp, liên quan đến cả phía chồng, vợ. Phía người vợ có thể là những trở ngại về trứng rụng, tắc ống dẫn trứng, công năng thụ thai kém, niêm dịch cổ tử cung khác thường, lạc nội mạc tử cung. Bác sĩ cần ít nhất là 1-2 tháng để làm kiểm tra, xét nghiệm đối với cả vợ, chồng, rồi mới có thể đưa ra ý kiến chẩn đoán bước đầu. Trường hợp này người bệnh phải kiên trì, nhẫn nại.
    Ngoài ra, việc kiểm tra phụ khoa cần tiến hành trong thời gian nhất định của kỳ kinh nguyệt, nhìn chung đều phải ước định trước. Bác sĩ đề ra một số điều cần chú ý, yêu cầu người bệnh phối hợp chấp hành, giải thích rõ cho bệnh nhân. Việc điều trị vô sinh cần căn cứ vào nguyên nhân chính gây bệnh. Ví dụ: Nếu do trở ngại trong việc rụng trứng thì nên dùng thuốc thúc đẩy khả năng rụng trứng; tắc ống dẫn trứng thì có thể phẫu thuật. Gần đây, người ra đã sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo.
    Nếu vô sinh do phía chồng gây nên thì phải căn cứ vào mức độ khác nhau mà tiến hành xử lý, có thể lấy tinh dịch của chồng thông qua xử lý y học, sau đó thụ tinh nhân tạo.
  9. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    100. Thế nào là thời kỳ tiền mãn kinh?
    Phụ nữ sau tuổi bốn mươi là bước vào giai đoạn quá độ giữa thời kỳ sinh nở và không sinh nở nữa, gọi là thời kỳ tiền mãn kinh. Mãn kinh là sự kiện quan trọng xuất hiện trong khoảng thời gian này, nó có nghĩa là chấm dứt kinh nguyệt và khả năng sinh con của phụ nữ. Nhìn chung, sau khi kinh nguyệt dừng khoảng một năm mới có thể xác định là mãn kinh.
    Quá trình mãn kinh dần được hoàn thành trong thời gian khoảng bốn năm, khoảng thời gian này gọi là thời kỳ quá độ của mãn kinh. Kinh nguyệt từ quy luật chuyển thành bất quy luật như chu kỳ dài hoặc ngắn hơn bình thường, kinh nguyệt ra quá ít hoặc quá nhiều. Đó là tiêu chí bắt đầu thời kỳ quá độ của mãn kinh. Rất ít phụ nữ bỏ qua thời kỳ này mà đột nhiên mãn kinh. Trong thời kỳ quá độ này, công năng rụng trứng dần suy thoái, noãn bào trong buồng trứng đã hết, hoặc nếu còn thì không thể phát dục hoặc tiết ra progestagen, nội mạc tử cung không phát triển dày lên nữa, kinh nguyệt không ra. Nếu kéo dài liên tục trên một năm thì gọi là mãn kinh.
    Năm 1994, Tổ chức Y tế Thế giới đã mở hội nghị "Tiến triển nghiên cứu về mãn kinh trong thập niên 90". Hội nghị đề xuất định nghĩa mới về thời kỳ mãn kinh: Phụ nữ sau tuổi bốn mươi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng lâm sàng như kinh nguyệt không theo quy luật, nồng độ hoóc môn trong kinh nguyệt có những thay đổi. Thời kỳ này kéo dài trong vòng một năm sau khi kinh nguyệt ngừng, gọi là thời kỳ mãn kinh.
    Sau khi mãn kinh, ngực và cơ quan sinh dục dần dần thay đổi, bé đi và nhăn lại, các bộ phận khác trong cơ thể cũng dần bị suy thoái, lão hóa, giai đoạn này gọi là giai đoạn sau mãn kinh. Thông thường phụ nữ 60-65 tuổi mới bước vào tuổi già.
  10. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    101. Vì sao trong những năm gần đây, việc giữ gìn sức khỏe thời kỳ tiền mãn kinh lại được coi trọng?
    Tiền mãn kinh là một giai đoạn phát triển trong cuộc đời người phụ nữ. Nửa đầu thế kỷ 20, tuổi thọ bình quân của phụ nữ chỉ khoảng năm mươi tuổi, khi đó đại đa số phụ nữ sau khi kết thúc tuổi sinh đẻ không lâu đã bị qua đời. Một trong những nguyên nhân chính là do chị em chưa ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe thời kỳ tiền mãn kinh.
    Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, tình hình dinh dưỡng và điều kiện sinh hoạt cũng được cải thiện. Tiến bộ y học đã kéo dài tuổi thọ bình quân của loài người trên toàn thế giới. Vào thập kỷ 80, tuổi thọ bình quân của phụ nữ Trung Quốc là 71 tuổi, ở các nước phát triển là 75-80 tuổi. Năm 1900, số người trên 65 tuổi ở Mỹ chỉ chiếm 4% tổng số nhân khẩu, dự tính đến năm 2030 sẽ tăng lên 17%, trong đó khoảng 60% là phụ nữ. Tuổi mãn kinh bình quân của phụ nữ trên thế giới là 50 tuổi; sau khi mãn kinh phụ nữ sống tiếp 20-30 năm. Thời gian này ước chiếm khoảng 1/3-2/5 tuổi đời của phụ nữ.
    Sau khi mãn kinh, một số công năng sinh lý dần bị suy yếu, một số bệnh tật cũng dần xuất hiện như: chứng loãng xương, phù thũng, phong thấp, cảm mạo... Khi đó, họ là đối tượng tiêu phí chủ yếu của kinh phí bảo hiểm y tế xã hội. Ví dụ: Năm 1985 ở Áo, phụ nữ trên tuổi 65 chỉ chiếm 7,8% dân số, nhưng chi tiêu hết 28% kinh phí bảo hiểm y tế, trong đó 40% dùng cho nằm viện. Vì vậy, việc bảo vệ sức khỏe của phụ nữ sau khi mãn kinh có ý nghĩa xã hội và ý nghĩa kinh tế rất quan trọng.
    Ngoài ra, phụ nữ vào thời kỳ này còn có trách nhiệm lịch sử đối với gia đình và xã hội, phát huy tác dụng chuyển tiếp của hai thế hệ. Đối với không ít người, đây là thời kỳ đỉnh cao của sự nghiệp. Vì vậy, việc giữ gìn tốt sức khỏe thời kỳ mãn kinh khiến chị em có điều kiện tích lũy kinh nghiệm xã hội, giúp kinh nghiệm sống và làm việc thêm phong phú; tránh, giảm nhẹ hoặc kéo chậm lại những phiền nhiễu do bệnh tật gây ra, dự phòng khả năng phát bệnh. Nhờ đó, chị em có sức khỏe tốt, phát huy sự thông minh, tài cán trên cương vị công tác, tiếp tục cống hiến cho xã hội và gia đình.
    Hai mươi năm trở lại đây, do y học phát triển, từ góc độ sinh học, thần kinh học, người ta có thể nhận biết sự thay đổi sinh lý của công năng phân tiết trong cơ quan sinh dục thời kỳ thanh xuân, thời kỳ mãn kinh, từ đó nhận thức rõ các biểu hiện lâm sàng và nguyên nhân gây một số bệnh ở tuổi già. Việc vận dụng tri thức khoa học và thành tựu dược học hiện đại để kéo dài tuổi trẻ của phụ nữ, đẩy lùi tuổi mãn kinh và quá trình lão hóa (vốn sản sinh ra những ảnh hưởng không tốt) đang nhận được sự quan tâm rộng rãi của y học toàn thế giới. Đây là tin vui đối với chị em.

Chia sẻ trang này