1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

15 hành động vi phạm bản quyền cần tránh

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi quanghvneu, 13/09/2016.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. quanghvneu

    quanghvneu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2015
    Bài viết:
    140
    Đã được thích:
    1
    Trong bối cảnh phát triển ngày nay, ngoài việc đăng ký bảo hộ thương hiệu ra doanh nghiệp cũng cần chú ý đến vấn đề vi phạm bản quyền tác giả, bởi ngoài việc nắm được các nguyên tắc cơ bản ra doanh nghiệp cần biết khi nào đối thủ ăn cắp bản quyền và điều chỉnh hành vi của mình để không vi phạm bản quyền của đơn vị khác. Vậy vi phạm bản quyền là gì, xoay quanh việc vi phạm bản quyền có những ý chính nào.

    [​IMG]

    Vi phạm bản quyền là gì?

    Để dễ phân biệt hơn, chúng ta phân tích xem những hành động như thế nào được xem là vi phạm bản quyền. Qua nhiều năm kinh nghiệm trong nghề tư vấn luật sở hữu trí tuệ, công ty Luật Hoàng Phi đã chia thành 15 hành vi vi phạm bản quyền tác giả chính đó là:

    1. Giả mạo tác giả: Đây là hành động không thể dung túng được kể cả bất kì nơi đâu hay bất kì lúc nào, một hành động xấu cần phải loại bỏ ngay.

    2. Sửa chữa hay cắt xén tác phẩm dưới mọi hình thức hoặc có khả năng làm ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của tác giả. Nhân đây tôi xin lấy một ví dụ cho mọi người phân tích: Gần đây rộ lên tin đồn Sơn Tùng MTP đạo nhạc We are dont talk any more, có một mẫu Chúng ta không thuộc về nhau gửi cho người viết ra tác phẩm We are dont talk any more và đã được nhận định là sao chép nhạc của tác phẩm này. Vậy theo anh chị đây có phải là hành động vi phạm bản quyền.

    3. Hành động chiếm đoạt quyền tác giả ở các tác phẩm khoa học, văn học và nghệ thuật.

    4. Công bố hay phân phối tác phẩm của tác giả hay đồng tác giả mà chưa được sự cho phép của tác giả hay đồng tác giả đó.

    5. Có hành vi sao chép tác phẩm mà chưa có sự đồng ý của tác giả tác phẩm đó.

    6. Làm tác phẩm phái sinh mà chưa được sự cho phép của tác giả tác phẩm đó.

    [​IMG]

    7. Cho thuê tác phẩm mà không trả chi phí, thù lao, nhuận bút cho tác giả tác phẩm đó.

    8. Sử dụng trái phép tác phẩm mà không có sự cho phép hoặc trả tiền nhuận bút, thù lao cho tác giả tác phẩm đó.

    9. Sao chép, nhân bản tác phẩm và công bố chúng bằng các phương tiện truyền thông tới khán giả mà không có sự cho phép của tác giả.

    10. Cố tình phá rồi, vô hiệu hoặc hủy bỏ các cài đặt nhắm bảo vệ tác phẩm của mình của tác giả.

    11. Xuất bản tác phẩm của tác giả mà chưa được sự cho phép.

    12. Hành động cố tình xóa bỏ, thay đổi thông tin bản quyền tác phẩm dưới hình thức điện tử.

    13. Biến đổi, lắp ráp, sản xuất, phân phối, xuất khẩu, nhập khẩu, cho thuê hoặc bán thiết bị khi biết hhay có cơ sở để biết thiết bị đó để vô hiệu những biện pháp kỹ thuật do do tác giả thực hiện để bảo vệ bản quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

    14. Nhập khẩu, xuất khẩu và phân phối bản sao của tác phẩm khi không được phép của tác giả tác phẩm đó.

    15. Giả mạo chữ ký của tác giả để làm và bán tác phẩm của tác giả đó.

    Trên đây là 15 hành vi vi phạm bản quyền tác giả mà doanh nghiệp tuyệt đối nên tránh hoặc nên biết để chống lại việc vi phạm bản quyền của đối thủ. Nếu bạn cần được tư vấn thêm bạn có thể liên hệ với công ty Luật Hoàng Phi. Xin chân thành cảm ơn!

    Có thể bạn quan tâm:

    > Cách đăng ký bảo hộ logo cho doanh nghiệp

    > Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam

Chia sẻ trang này