1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

1975 Họ đã sống như thế - Nguyễn Trí Huân

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi vm_v2005, 09/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vm_v2005

    vm_v2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2005
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    1975 Họ đã sống như thế - Nguyễn Trí Huân

    Xin lỗi thieu_iot nha tại vì cuốn sách "1975 HỌ ĐÃ SỐNG NHƯ THẾ" là cuốn sách cổ và hiếm (xb năm 1985 nxb Quân Đội) nên mình chỉ mượn được có vài ngày à! cho nên mình phải gấp rút chia sẽ cho các bác cùng biết. Mình đành phải post tiếp thôi. mong thieu_iot thông cảm.
  2. vm_v2005

    vm_v2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2005
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    NHẬT KÝ CUẢ MỘT SĨ QUAN NGỤY BỊ GIẾT TRƯỚC
    TỔNG TIẾN CÔNG MÙA XUÂN 1975(TIẾP)
    Nàng thi đỗ chỉ trong kỳ thi thứ hai, năm cự bị ban triết ở Văn khoa. Nhưng đến cuối năm ấy nàng đã xuất ngoại học về baó chí. Tin đó làm ta ngớ ngẩn và buổi chiều nhận được tin, ta cảm thấy thành phố hiu hắt, buồn bã như một đám tang. Hình như sau này nàng lấy chồng ở ngoại quốc. Không biết nàng có về nước không ta cũng không rõ. Đúng ra, nàng không để lại dấu vết sâu đậm trong tâm hồn ta, nhưng có lẽ suốt đời, ta vẫn lhông quên đôi mắt nàng buồn phiền và mơ mộng. Ta viết về nàng như một kỷ niệm đẹp nhất trong thời gian còn là sinh viên, những ngaỳ cắm đầu vào sách vở trong thư viện.
    Du Tự.
    Ta đã để mất tuổi trẻ trong cuộc sống phi lý này. Một đôi khi ý nghĩ đó làm ta nổi giận đến điên cuồng. Quân đội ngày nay đã mất hết ý nghĩa của nó. Ta tìm kiếm mãi mà không thấy đuểm nào khả dĩ có thể nương tựa vào để sống được. Ngày còn bé, ta đọc tiểu thuyết toàn thấy những hình ảnh quyến rũ của đời sống nhà binh. Thực ra, các nhà văn chỉ là những kẻ giàu tưởng tượng.
    Bây giờ ta thấy gì. Một đống sự phi lý, méo mó trong cái tập thể ung thối đó. Các cấp chỉ huy chỉ còn là những thương gia chuyên môn, cũng như quân đội đã biến thành một bộ máy thương mại khổng lồ. Những người trẻ tuổi bị dồn vào thế cùng, bị kìm hãm trong cái lý luận đang biến thành một thứ uy quyền bảo vệ những cá nhân tội lỗi. Một thời gian sau khi mệt mỏi, họ lại rơi vào tình trạng những ông đàn anh. Tất cả bị đồng hóa một cách tự nhiên. Mỗi sĩ quan cấp tá, cho lính vay ăn lời, chứa chấp lính ma, thậm chí lấy cả tiền ăn của lính mặc cho họ kêu rêu, trong khi bề ngoài vẫn giữ vẻ nghiêm trang, đứng đắn. Đó là hình ảnh tiêu biểu cho quần đội đấy! Thật ra, điều này đã là một sự kiện xảy ra từ những năm về trước, nhưng bây giờ ta mới thấy tận mắt. Những ngày có phái đoàn thanh tra đến là ngày ta chứng kiến biết bao màn hài kịch, chẳng biết phải nên khóc hay nên cười. Quân đội đã cho ta những bài học chua chát của kiếp sống làm người như thế.
    Nhưng quân đội chỉ là một lãnh vực, một khía cạnh của nhà nước. Hiên giờ những lý tưởng cổ điển được thay bằng những lý tưởng cá nhân đến mức triệt để. Có lẽ là đến lúc người ta thay đổi mọi quan niệm.
    Trở về ư ? Ý nghĩ này chợt đến với ta một cách tuyệt vọng, như nó đã từng đến ta hơn một năm nay. Ta biết về đâu bây giờ ? Đời sống cứ tiếp tục trôi nổi, như trên một đại dương. Chiến tranh chẳng có gì báo hiệu sắp chấm dứt, dù mệt mỏi đến ngã quỵ. Sự đi đứng, nói năng dường như chỉ theo ý chí. Tất cả như trong một đám sương mù. Ta suy nghĩ. Cái gì đã thay đổi ta cũng không xác định rõ. Nhưng một điều gì đó khiết buồn bã xa xôi. Hình như một lần nữa có cái gì đó đã đổ vỡ.
    Thật lạ lùng, chỉ sống thôi mà khó khăn đến thế. Chúng ta quay cuồng như một cơn lốc, có lẽ đến khi nhắm mắt mới được yên ổn chăng? Bây giờ thì hết rồi. Ta khó có thể lấy lại được những niềm vui hồn nhiên khi mỗi giờ, mỗi phút đi qua lại vẽ trên da mặt ta những vết nhăn dà cỗi. Chỉ có tuổi trẻ là đáng kể. Về sau chúng ta sống chỉ là thừa. Hầu như mọi người đều sống trong những chiếc áo bằng giấy mà không biết. Ngay chính ta, có lẽ cũng điên dại vì bám víu vào một cái gì giả trá.
    Du Tự.
    Ngày mồng 3 tháng 7 năm 1972, ngày đánh dấu một khúc quang trong đời ta, và những bạn hữu đồng lứa. Nhiều người sẽ không quên ngaỳ này. Ta muốn ghi chép lại đây những ngày ấy vì đột nhiên ta nhớ lại cái cảm giác đau đớn của mình lúc bắt dầu bước chân vào quân ngũ. Hai năm trôi qua thật mau lẹ, so với ngày ấy ta không ngờ mình đã thay đổi quá nhiều.
    Bây giờ hầu như ta buông xuôi chấp nhận số phận là như thế. Còn thằng Quyền, không hiểu lúc này nó còn ám ảnn bởi ý nghĩ tự bắn vào tay hay mình không ? Nghĩ đến nó ta cảm thấy bùi ngùi không ít. Ngày đó thằng nào cũng xanh xao trước bao nhiêu nỗi phiền muộn của tuổi trẻ. Nhất là cái thằng Quyền, caí thằng Raskolnila đáng ghét đó. Có lẽ nó phát khóc lên được nếu biết rằng ta đang viết mấy chữ: "Quán cà phê nhỏ ở góc đường trong mùa mưa". Nó say mê trời mưa một cách bệnh họan. Thuở bé nó vẫ đi dầm mưa ở ngòai đường như một thằng khùng.và từ ấy bặt tin luôn đến bây giờ.
    Ngaỳ, mồng 3 tháng 7 , những sinh viên các phân khoa đại học trên toàn quốc không đủ điều kiện hoãn dịch học vấn theo những tiêu chuẩn mới cuả Bộ quốc phòng đưa ra, phải trình diện ở trung tâm tuyển mộ nơi điạ phương mình cư ngụ. Lệnh động viên ban ra như một tiếng sét giữa nổ giữa đám đông nam sinh viên mỗi ngày tụ tập tại sân trường nghe ngóng tình hình.
    Ta còn nhớ rõ buổi trưa xách túi đến nạm giấy tời trong một khu vườn rộng gần đường lộ đối diện với quận trấn. Lúc bước chân vào một căn phòng làm lý lịch đầy mạng nhện, ta có cảm giác bước vào một phiên tòa chờ người ta đến thẩm vấn. Ba giờ chiều, tất cả đều bị lùa ra xe. dọc theo thành xe căng những biểu ngữ bằng vải đỏ, người đọc thấy những hàng chữ: "Sinh viên tình nguyện ra đi giết thù". Và những câu có nghĩa đại khái như thế. Có ngững tiếng chửi thề. Nhiều người cười gằn. Ai cũng bồn chồn lo âu và băn khoăn về số phận của mình trong những ngày sắp đến. Đếm ấy, ta và thằng Quyền nằm hút thuốc đến gần sáng, trong người mệt lả vì sự khởi động ban ngày. Có lẻ nó đau đớn hơn ta vì nó suy nghĩ nhiều quá. Sau mấy tháng ở quân trường, mỗi đứa ở mỗi nơi và ta không thể hiểu được nó còn sống hay đã chết.
  3. vm_v2005

    vm_v2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2005
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Du Tự.
    Đất gì lạ thật, ta đang theo học bỗng dưng người ta gọi đi như thể lùa những con vịt vào chuồng. Thế rồi tốt nghiệp sĩ quan, rồi phải lện mặt chỉ huy như một người có lỳ tưởng phục vụ quốc gia không bằng. Nhiều lần ta muốn nói với mọi người như thế ; nhưng xét cho cùng, đó là một ý tưởng trẻ con, cũng như mọi sự đều có tính chất trẻ con trong quân đội. Từ việc ông trung tá viết bưu thiếp trừ tiền lương của ngững người đi phép trễ đến các sĩ quan trẻ tuổi, mỗi khi tụ họp với nhau lại đem cái "tôi" của mình khoe ầm lên lến đến độ va chạm côm cốp vì chẳng ai nhường nhịn ai cả . Ta biết trong đám người ba hoa, khoác lác đó, nhiều người đã tìm cách giảm lon đến một thời hạn nào đấy để được giải ngũ với trường một sĩ quan vô kỉ luật theo nghị định mới nhất của bộ quốc phòng . Nhưng điều này đầy bất trắc về ý định giải ngũ bằng cách ấy có thể coi là ngây thơ, dại dột. Tại đơn vị, ta đã chứng kiến hai sĩ quan bị thuyên chuyển đến mặt trận quân khu 2, đó là cách trừng phạt của cấp trên đối với những người được ghép vào tội vô kỷ luật. Ta ngạc nhiên rất nhiều trước quyết định trên, và ta biết hai người đó rất tời trong việc chỉ huy tác chiến. Tuy nhiên, nếu kể ra mọi trườn ghợp khác, có khi phải viết hết một tập cáo trạng. Kỷ luật trong quân đội, nếu thi hành một cách đứng đắn sẽ hóa ra méo mó. Đó là điều bật cười nhất. Xét cho cùng, chính ta cũng méo mó vì nhìn những người quân nhân theo khai cạnh khác hơn môi trường của nó.
    Đã ngót một tháng, cả tiểu đòan 34 phải nằm bẹp một chỗ. Ai nấy đều ngạc nhiên vì chưa thấy dấu hiệu nào chứng tỏ Cộng sản sẽ tái chiếm ngọn đồi này như họ đã từng làm ở nơi khác ngay sau khi vị trí của nó bị tràn ngập.
    Từ ngày về đây, đơn vị đã mất ngót chục người, trong đó có hai người chết, một người là thằng tân binh ngơ ngác người Huế. Một buổi chiều sâm sẩm tối, trong khi nó lúi húi trên sườn đối đểm kiểm sóat mìn cơ động thì quân du kích nấp dứơi hầm bắn một phát. Viên đạn xuyên qua tim trổ tra đằng lưng. Nó chỉ kêu được hai tiếng thất thanh rồi chết, xác nó lăn long lóc dưới sườn đồi, bên cạnh những vòng kẽm gai phòng thủ. Phải khó nhọc lắm mới kéo được xác nó lên. Buổi tối hôm đó, cái xác được gói vào tấm "pon cho" cột dưới một thanh ngang làm cáng để di tản qua bên kia con lộ. Còn người chết thứ hai là một trường hợp để ta có thể tin vào số phận, mặc dù thuyết định mệnh rất khó chứng minh bằng suy luận diễn dịch. Đó là một sĩ quan khá thâm niên, có khuôn mặt dữ tợn và cặp mắt lúc nào cũng trợn trừng như đe dọa. Lính tráng sợ hắn như sợ cọp và không mấy ai ưa hắn. Người ta kể hắn rất tàn nhẫn, một thời kỳ đã bị dân chúng vùng Tam Quan lên án vì những hành động tàn ác như đánh đập một bà cụ, cướp giật đồ của những người qua đường... Hắn nghiện hút xách và rất khóai màu mè bên ngòai, nhất là hay trổ tài diễn thuyết, mặc dù những thuyết cũ rích trong quân đội được nhai đi nhai lại. Ví dụ: lính ở nhà có cha mẹ, đến đây có cấp chỉ huy. Hay: quân đội phải thế này thế nọ... Đại khái tòan những câu hắn nghe lỏm trên đài phát thanh hay đọc trên báo chí. Mọi người trong đơn vị đều gọi hắn là anh Hai, kể cả các hạ sĩ quan có cấp bậc cao hơn.
    Một buổi chiều, sau khi đi chơi ngòai phố Bồng Sơn về, ta nghe trong hệ thống truyền tin nội bộ bỗng xôn xao hẳn lên. Tiếng quát tháo, chửi rủa xen lẫn những tiếng nói đứt quãng, vội vã. Hắn chết một cách phi lý vì táy máy ngịch trái mìn hắn thấy trên đường lộ, làm một người khác bị thương vào tay và đã ngất xỉu. Hai mắt hắn nát ra, bám đầy cát. Thế vẫn chưa hết, chiếc ca-ra-bu trên chở quan tài hắn về hậu cứ lại gặp tai nạn, nắp quan tài bật tung. Nhiều quân nhân vừa sĩ quan lẫn tân binh bị thiệt mạng. Những quan tài khác bể nát. Nghe tin ta có cảm nghĩ hư linh hồn hắn vì lý do nào đó phẫn nộ ghê gớm và đã gây nên cảnh khủng khiếp trên.
    Những người bị thương phần nhiều do giẫm phải chất nổ của phía bên kia gài lại. Sự di tản thương binh ở đây rất khó khăn. Người ta phải dùng cáng khiên mấy trái đồi mơi lên bộ chỉ huy tiểu đòan, hoẳc tới đường lộ tìm xe cứu thương đi bệnh viện. Nhửng người bị thương nhẹ rất hớn hở trong lòng, dù đau đớn bên ngòai vì họ không còn bị cái chết đe dọa, và họ sẽ được về thăm gia đình, điều mà ai cũng mơ ước. Bệnh viện, về phép, giải ngũ, đó là ba cõi tiên đường của những người lính tác chiến.
  4. vm_v2005

    vm_v2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2005
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Tháng bảy.
    Du Tự.
    Thế là hai tháng ròng ta chịu đựng ngọn đồi Du Tự. Tháng vứa qua có một nguồn tin, di nhiên vô căn cứ làm mọi người lo âu, nhất là trong thời gian nhiều vị trí biên phòng bị tràn ngập, nhiều nnơi mất liên lạc. Có thể nguồn tin ấy là sự thật vì bao giờ Cộng sản không tìm những kế họach để tiêu diệt kẻ thù của họ ? Nguồn tin cho rằng họ sẽ nuốt Bồng Sơn, Tam Quan bằng cách đánh chặn hai đầu, một ở Sa Hùynh giáp ranh quân khu I, một ở ngay đèo Phủ Cũ. Như thế, các liên đòan biệt động sẽ bị vây ở giữa và không có đường rút lui vì hai bên đều là núi non trùng điệp hoặc giáp biển. Lúc đó chỉ còn phương cách duy nhất là tử thủ để chờ giải tỏa. Nhưng điều quan trọng vẫn là vấn đề tiếp tế lương thực, sự vận chuyển bằng trực thăng gặp trở ngại. Đó, đại khái những điều người ta thường bàn tán và lo âu. Nhất là vào thời kỳ khắp nơi trên tòan quốc đều sôi động bởi những trận đánh lớn.
    Thực phầm tiếp tế mỗi ngày một tồi tệ, không ngày nào ta không nghe tiếng than phiền, chửi rủa mặc dù họ biết sự phẫn nộ của mình cũng chẳng đến đâu. "Rồi có ngày đến lượt nó chết, cái thằng mập như heo đó. Tháng này nó lấy tiền của lính cho vay lời hết, còn đâu mua đồ ăn, đồ uống hco mình nữa". Đồ heo quay! Trời đất thức ăn năm ngày mà mới hai ngày chỉ còn muối không"... Ở đây, "nó" chỉ p6ng trung tá tiểu đòan trưởng. Dĩ nhiên bài diễn văn rút gọn ta viết ở trên đã được sửa chữa đến mức lịch sự tối đa để có thể nghe mà không chướng tai. Các sĩ quan trong tiểu đòan cũng nổi giận, nhưng họ chẳng biết phải làm gì, hoặc họ biết là vô ích, hoặc họ cũng được hưởng tí quyền lợi nào đó nên nhắm mắt làm ngơ."Chơi hắn không được, sẽ bị hắn quật lại đến khổ thôi. Kệ cha nó". "Ông ấy được cái hiền lành, không giống ông trước dữ dằn như cọp đánh đập từ quan đến lính". Đó thường là những câu tự an ủi và biện minh cho thái độ thụ động, nhút nhát của mình. Nhưng, về một phía nào đó, ông ta tỏ ra hiền lành thật. có lần ông ta tuyên bố: "Tao lo cho chúng mày từ miếng ăn, nước uống chảng bao giờ tao đụng đến tiền của chúng mày cả. Nếu có gì bất mãn cứ gặp riêng tao, để tao giải quyết, đừng có đăng báo". (Ông ta đã bị mất chức một lần khi nằm một tiểu đòan biên phòng, vì báo chí đối lặp chính phủ tố cáo hành động nhủng lạm của ông). Không hiểu ông ta l2m cách nào mà khẩu phần ăn năm ngày của người lính chỉ gồm một khúc cá tươi, mất con khô, một miếng mỡ bằng hai đốt ngón tay và vài lát măng. Chưa kể đôi khi thức ăn còn hôi thối nữa. thật ra, ta không muốn viết về ông ta, vì đó là một câu chuyện dài, một hồ sơ cáo trạng.
  5. vm_v2005

    vm_v2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2005
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Du Tự.
    buổi chiều, đến bữa ăn, những người lính nấu mật nồi cháo lớn. màu trắng thếch trông nhạt nhẽo đến độ ai cũng ngao ngán không muốn nuốt. lại đến dịp được nghe tiếng nguyền rủa, chửi bới. Đã hai hôm nay, mọi người phải ăn cơm với "mắm quẹt". "muối quẹt". đó là danh từ người lính dùng để gọi một thứ ăn đơn sơ nhất, nghĩa là muối chưng trộn với tiêu họăc ớt. trời đã nóng bức, tưởng muốn rang khô tất cả mọi người lên. vậy mà còn phải ăn uống kham khổ, thiếu chất tươi thế này, ai nấy đều gầy rộc ra một cách rõ rệt. mọi người vừa giễu cợt vừa muống cơm quết nhẹ lên nồi muối chưng, đọan cho vào miệng nhai uể ỏai. Giá nằm gần dân còn kiếm chác được chút thức ăn như đào khoai đào mì hoặc hái những đọt lang, bắt vài con gà, con heo về xẻ thịt. dĩ nhiên việc này có tính chất phi pháp nhưng mọi người đều cho là rất hợp tình, hợp lý. Ngay cá sĩ quan cấp trên cũng khôn ai nghĩ đến chuyện ngăn cấm.
    Du Tự
    chiến tranh bây giờ là sự đọ sức giữ sức mạnh quân sự vừa bao hàm vấn đề chính trị. sự thiếu sót quan trọng của quân đội miền nam là đặt sai tầm mức cứu cách của những thành phần. có thế nói quân đội không có chính trị viên. Các cán bộ thụ huấn các khóa chiến tranh chính tri khi được gửi về đơn vị tác chiến đã là gì? Họ sẽ trực thuộc vào cấp chỉ huy ở đơn vị đảm nhận và chỉ phụ trách những công việc thuộc về lễ nghi, thủ tục, văn nghệ vớ vẩn. những khuết điểm cố hữu đã tạo thành những định kiến và người ta kh6ng nghĩ rằng, sự phối hợp giữa quân sự và chính trị là cần thiết trên phương diện chiến thuật, chiến lược. người ta không nghĩ rằng, sự phối hợp ở hạ tầng cũng quan trọng như ở cấp trung ương.
    Có thể nói hiện giờ quân đội miền nam chỉ dùng sức mạnh của vũ khí, quân số chống với một quân đội dùng sức mạnh cảua quân sự kết hợp với chính trị. có dịp ta phải sưu tầm tài liệu tìm hiểu xem vai trò của người chính trịn viên trong quân đội miền bắc như thế nào trên phương diện quân sự. hịên tại , nếu muốn có sự cải tạo, điều cần thiết là đặt lại vai trò người chính trị viên trong quân đội. Có thể, sự cải tạo đó sẽ làm đảo lộn mọi cơ cấu, hệ thống hiện hữu.
    buổi trưa, ở ngòai giếng nước về, ta nhìn thấy mấy người lao công đào binh đầu húi trọc, mình trần, đang năng nề vác ống sạc nước lên đỉnh đồi. Ta để ý một thằng người mập mạp, có gương mặt tròn và phị, đôi mắt lé xệch và cái miệng hơi méo hình như lúc nào cũng cười cợt một cách chế giễu. hồi ở Công tum, lúc tiểu đòan 2 tiến vào đánh làng Ngô Trang, ta có gặp những người lao công, thật tiều tụy, rách rưới đến trần truồng. họ phải đi vào rừng đốn cây, đào hầm hố giữa cơn mưa dơ bẩn trên cao nguyên đất đỏ. họ ăn uống như một bầy heo được người ta cho ăn để làm thịt. ở trong một tình trạng cơ cực ngòai tác chiến, không ai có lòng thương hại được. mọi người đã chai lì. Hơn nữa ở đây còn có một khía cạnh tâm lý. Ta nghĩ rằng giá bây giờ, một người đó bị treo ngược lên, bị đánh đập tàn nhẫn, có lẽ mọi người sẽ đổ xô lại chăm chú nhìn, một phần vì tính hiếu kỳ, nhưng có lẽ một cách vô thức. họ sẽ mong cường độ sự tàn nhẫn gia tăng lên cực độ, khi người bị đánh máu me đầy người và tắt thở. Có phải đó là bản năng thú vật còn lưu lại nơi con người hay không? Bản năng của một con gà nhảy lên mổ vào đồng bọn bị thương. Ta chợt nhớ một đọan văn của dostoievsky cũng mô tả sự kiện này dưới hình thức một con ngựa bị mọi người đánh đập đến khi khụy xuống trước tiếng hò reo điên cuồng của mọi người.
    Điều đáng kể là hai sự kiện này cách xa nhau gần hai thế kỷ.
    Du tự
    người ta thường nhắc dến chuyện giết chóc, phá họai của ngững người lính tác chiến, nhất là những binh chủng đồ hoa như nhảy dù, biệt động và thành kiến của người dân không phải là không có lý do. Tuy nhiên, để được công bình người ta phải hiểu thấu cái hòan cảnh, môi trường trong đó người lính phải sinh sống và sự thúc đẩy đưa dến những hành đông phi pháp của họ.
    ta còn nhớ một lần, hồi cuối năm ngóai, sau cuộc hành quân thanh lọc mấy xã vùng bắc tam quan, buổi chiều ta vừa ở ngòai phố về chợt bắt gặp một thằng lính có khuôn mặt trẻ con, khờ khạo, đang lén lút làm một việc gì đó ở một nơi khuất nẻo trong vườn. cũng tình cờ mà ta đi qua lối này. Thấy ta, nó hốt hỏang thọc tay vào túi, vẻ mặt lúng túng hiện rõ trên nét mặt. ta nghi, liền đứng lại hỏi: "Mày bỏ cái gì vô túi quần đó?". "Dạ thưa thiếu úy, không có gì đâu ạ!"nó đáp lý nhí và định lảng đi nơi khác. "có cái gì thì bỏ ra" - ta quát. Nó sững lại, mặt xám ngoét và cứ đứng như trời trồng, dường nhưng lhông thể nhúc nhắc nổi. Khi ta thọc tay vào túi quần mặt nó méo xệch. Trong túi có một vật gì đó giá lạnh. Ta rút tay ra và kinh hòang và thấy đó là ngón tay của một người phụ nữ. ngón tay vấy máu, tím bầm như quả me héo. một chiếc khuyên nạm ngọc kẹt ở giữa. nó đang loai hoai tháo chiếc khuyên nạm ngọc ấy.
  6. vm_v2005

    vm_v2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2005
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    du tự
    ngày 14 tháng 7. Hôm nay lính phải cắm trại trăm phần trăm, ngày bầu cử hội đồng đô tỉnh, thị htì phải. Ta nghe nói nhiều tóan địa phương quân đã được tăng cường giữ an ninh cho thùng phiếu. ở đây chẳng có ai rỗi hơi đâu mà ngĩ đến chuyện vớ vẩn đó. mỗi lần mở ra-đi-ô ta đều nghe lõm bõm vài đọan nói chuyện nhàm chán của mấy ông ứng cử viên, đại khái:"Chắc chắn đồng bào đã quen và ớn những lời hứa hẹn, những sự phô trương thành tích...." rồi sau đó "riêng tôi...".
    năm ngóai vào khỏang thàng 8, trong thời gian còn thụ huấn ở Dục Mỹ, hình như cũng có 1 lần bầu cử tri đó mà quân đội cũng được phát thẻ cử tri đi bầu. thẻ cử tri được gom góp lại giao cho một hạ sĩ quan, người này có niệm vụ đi bầu thay cho anh em binh sĩ. buổi chiều hôm đó trở về, viên hạ sĩ quan thường vụ to béo và giễu cợt kể lại câu chuyện bầu cử khiến ai cũng phì cười:"ông đại úy chiến tranh chính trị liên đòan mà! ổng đứng gần chỗ thùng phiếu, giơ tay ra hiệu cho mọi người chú ý rồi nói to giữa đám cử tri quân đội: "ê bầu cho liên danh số 1 nghe. nếu không, cả tiểu đòan đẩy tới vùng 2 đó!". Ai cũng bầu mẹ liên danh số 1 cho xong. Mình không bầu no cũng đắc cử mà!".
    mỗi ngày ta một thêm cô đơn và thèm muốn cô đơn vì mọi người, mọi vật đối với ta đều mang đầy sắc thái gỉa trá. Đã bao lần ta có ý định tự sát một cách sôi nổi, nhưng đồn thời nước mắt lại chảy ra giàn gịụa trên hai gò má. Ta hiểu rằng, ta còn yêu cuộc đời này ghê gớm. vào những ngày phiền muộn, ta chỉ còn cách trốn khỏi căn cứ tìm sự khỏa lấp trong rượu mạnh và nhà chứa. hồi còn sinh viên, nhà chứa làm ta kinh tởm vì sự giả trá thú vật của nó. Nhưng xét cho cùng, cả nước cũng trở thành một nhà chứa khổng lồ, đẻ ra những quái thai mang bệnh lậu từ máu. Ta biết đi đâu bây giờ? chạy sang phòng tuyến bên kia chắc ta không thể nào chỉu nổi. điều lạ lùng là cái ý nghĩ ghê sợ chỉ thóang qua đó lại mạnh mẽ và hấp dẫn đến nõôi ta không cưỡng lại được.
    tuy nhiên đó chỉ là một ý tưởng trẻ con. người ta sinh ra chỉ có hai con đường, một là phấn đấu để cùng cho một sự hơp lý, hai là chấp nhận và sẵng sàng làm nô lệ cho một sự phi lý đó.
    du tự
    ý niệm quốc gia? tại sao người ta cứ vịn mãi vào cái điều dối trá ấy, trong khi chẳng ai thực lòng suy tư về nó. sống trong điều kiện dả dối mà ai cũng chịu đựng được thì lạ thật. đôi ta nghĩ đến trường hợp xóa bỏ hẳn quốc gia và lúc đó mọi vấn đề chính trị phức tạp sẽ không còn tồn tại. vì sao cứ sinh ra đời rồi bám vào lý tưởng mình là công dân nước này hay nước khác để gây hấn nhau ? ta không muốn nhức đầu về vấn đề lảm nhảm này. hiện giờ ta đang câm súng chống tại kẻ thù, những người mang cùng tên là người công dân Việt Nam.
    du tự
    trên con dường ra Lại Khánh, về phía bên trái cánh đồng còn thấy hai nhiến xa bị cháy nát. những chiếc bánh răng cưa cong queo nằm vùi dưới lớp bùn khô. đó là những chiếc M48 bị trái "bắp chuối" đốt cháy trong trận đánh vào năm 1972. lúc đó có lẽ ta đang ngồi đọc sách trong thư viện. vào năm đó, Cộng sản đã chiếm quận Hoài Ân này và khu vực Du Tự tràn ngập bao nhiêu xác chết. theo lời người ta thuật lại, những người lính bộ thuộc sư đoàn 22, khi căn cứ bị tràn ngập, đã vội vã rút lui theo đường này và bị đánh chặn tại chiếc cầu trên sông Kim Sơn, về phía tây bắc. những người chết trong đó có nhiều sĩ quan cấp tá và cấp úy. xác chết bị chó gặm tha đi lung tung, từ cánh tay, bàn chân, rồi tới những cái đầu lâu. tiếp đến là những trân đánh giải toả của chiến đoàn đặc nhiệm số 4.bao nhiêu máu đã đổ trên vùng đất khô cằn và nghèo đói này. nghĩ đến điều này, ta không tránh khỏi nỗi niềm x1cu động và lo sợ cho số phận của chính mình.
    du tự
    thực tại làm ta đau đớn đên tuyệt vọng. những lúc đó, ta chỉ còn biết quay về quá khứ, với những kỷ niệm hồi thơ bé mặc dù kỷ niệm đó đã bị sự lo âu thường trực về những trân đập vỡ nát như một tấm kiếng xe trúg đạn.
    ta còn nhớ một buổi trưa mùa hè, trước ngày đi thi để chuẩn bị cho bước vào đại học, ta thằng Quyền hẹn nhau ở quán cà phê ông Đạt. những cơn gió từ đâu chợt nổi lên, bụi trên lối đi thúc vào khu xóm, rồi mây chùng xuống trên nóc các nhà cao nhưng trời vẫn sáng tươi qua chòm mây xám. một cơn mưa bất thần đổ xuống trên mặt lộ. ta chợt cảm thấy một sự thay đổi bất ngờ, y như một tia chớp là ta xúc động mãnh liệt. đó là cái cảm giác khi ta thấy một khu vườn, các bông hoa đang ngủ chợt ngóc đầu dậy nở rộ lên một lượt, phát ta những tia sáng đủ màu rực rỡ. thằng Quyền cũng thốt lên một tiếng hân hoan. Ta đã nói mê trời mưa hơn mê gái. nghĩ đến nó, ta không khỏi bùi ngùi. một người bạn viết thư cho ta nói nó đã chết trong một trân đánh vô dụng ở miền cao nguyên. nó không chịu thi hành mệnh lệnh trong lúc tac chiến và viên thiếu tá, tiểu đoàn trưởng đã dùng tiểu liên bắn vào đầu nó.
    ta đã khóc khi nhập được này. cả một thế hệ chúng ta đang bị chiến tranh hủy hoại, đang thối rữa trong cái guồng máy khổng lồ không sao cứu vã được.
    mấy bữa nay, sức khoẻ ta suy gảim rõ rệt. buổi sáng trở dậy, ta thấy dău nhói ở sống lưng và hai bên sườn. những đốt xương dường như bị gãy gập từng đoạn. mọi thứ nơi đây đều là ta chán nản, từ những mẩu chuyện nhạt phèo đến các bữa ăn kham khổ. A, đời sống hiện tại đã làm đảo lộn mọi giá trị và bản chất con người đagn bị uốn nắn một cách hung hãn. có lúc ta đau lònh nhận ra mình không sống được tuổi trẻ. có thể nói, ta đã sống qua tuổi trẻ như ăn phải một thứ trái cây đắng.
    lúc này ta muốn nằm ngủ vùi như một con vật để tránh những suy nghĩ, những băn khoăn vô ích luôn đè ép ta như một khối nặn. tình trạng còn kéo dài đến bao giờ? nếu ở đây lâu, chắc ta sẽ phát điên lên mất. chờ đợi. vẫn còn phải chờ đợi mà không hy vọng gì được. có lẽ điều tốt hơn là đừng chờ đợi. trí não ta như một sợi dây kim loại rạn nứt sau một sức căng quá độ.%
    ------------+U+------------
    N
    Anh ta chết trước ngày những trận đánh dồn dập xảy ra quang khu vực Du Tự không lâu. Một viên đạn từ đỉnh đồi đãn xuyên qua lưng và trổ ra đằng ngực khi không hiểu vì lý do gì, anh ta vừa hét lên những tiếng kihn hoàng vừa chạy lao xuống chân đồi.
    Những chiến sĩ thuộc trung đoàn 141 bộ binh đã cẩn thận chôn anh ta ở phía sau phòng tuyến của họ cạnh bờ sông Kim Sơn. Nhưng chỏ được vài hôm. một quả trọng pháo 155 ly lại quật anh ta lên. Lần này, toàn thân anh ta rách nát, xương thịt đang thối rữa văng cùng khắp trênmảnh ruộng.
    Trong số hành trang mà anh ta mang theo khi chạy trốn, người ta chỉ thấy có, một cuốn nhật lý viết bằng thứ chữ tròn trịa, ẻo lả như con gái. " Thật kinh khủng khi người ta vẫn phải sống mà không tìm thấy một ý nghĩa nào cả". Một chiến sỉ nhận xét sau khi cẩn thận đặt tập nhật ký lên trốc một hòm đạn. "Hình như anh ta đã phát điên lên vì chính những lời lẽ của mình". Một chiến sĩ khác nói.
    Tại các cán bộ binh vận sư đòan, đồng chí chủ nhiệm chính trị có nói về tập nhật ký này:"Nó cho ta thấy sự tan rã toàn bộ của quân đội ngụy, chính quyền ngụy!". Đồng chí nhấn mạnh :"chúng ta phải làm cho anh em chiến sĩ thấy rõ sự hơn hẳn về sức mạnh của họ, về lý tưởng cuộc chiến đấu mà họ đang sẵn sàng đi vào trận cuối".
  7. vm_v2005

    vm_v2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2005
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Phần nhật ký (thật 100%)này chỉ là phần mở đầu của cuốn tiểu thuyết như đã nêu trên. Khi tui đọc cuốn sách này thật sự là nó có một sức hút mãnh liệt. phần truyện nó nói tới tình hình của quân ta khi vây ngọn đồi Du Tự gần con sông Kim Sơn, (hình như tôi nhớ không lầm là địa danh này thuộc tỉnh Quảng Ngãi). Khi đọc cuốn sách đôi khi tôi đã bật khóc vì lòng chiến đấu dũng của những chiến sĩ quân GPDT MN Việt Nam. Về chiến lược, chiến thuật BCH quân ta hồi đó.
  8. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
    Hay lắm bạn ạ, 5 sao cổ vũ bạn póst tiếp nào.
  9. vm_v2005

    vm_v2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2005
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Tác giả Nguyễn Trí Huân
    HƯỚNG THỨ YẾU CHIẾN DỊCH
    CHƯƠNG MỘT
    I
    Sư đoàn ủy họp phiên cuối, xác định lại phương án vào giữa đêm, trong một căn hầm chật chội. Vách hầm cò giữ nguyên những dấu xẻng đào đã cũ. từ các đám rễ cây bị chặt đứt, những dấu rễ non, trắng như đầu những ngọn sáp lại đâm ra với một dáng vẻ dè dặt. Một bọc trứng trấu treo im lặng ở một góc hầm. Không khí còn phảng phất mùi thuốc bom, mùi nhựa cây và mùi đất đồi bị cày xới sau cuộc oanh tạc bất ngờ của hai tốp A37 khi sáng.
    Sư đoàn trưởng ngồi đối diện với cửa hầm. Anh là một người gầy gò, đầu húi cao, ống tay áo cũng xắn cao quá khuỷu để lộ đôi cánh tay trần rám đen, khẳng khiu. Trên gương mặt xương xẩu của như đậu vào hai đốm sáng linh hoạt và mệt mỏi. Khi đồng chí cán bộ tác chiến trải trải lên mặt bàn tấm bản đồ chiến dịch dày đặc ký hiệu hỏa lực, khuôn mặt ấy lập tức trở lên sôi nổi, tưởng có thể thức để tranh cãi cho đến sáng.
    Ngồi vây quanh tấm bản đồ, ngoài chính ủy sư đoàn Mai Phương còn có chính uỷ của ba sư đoàn bộ binh, trung đoàn trưởng pháo, tham mưu trưởng và các chủ nhiệm chính trị, hậu cần.
    Sư đoàn trưởng nói ngắn, gọn. Anh báo cáo trước đảng ủy về sự thay đổi vị trí đứng của các trung đoàn địch, về chỉ thị mới nhất bộ tư lệnh quân khu, quyết định rút ngắn thời gian chuẩn bị của sư đoàn. Như vậy ngày "N" sẽ sớm hơn phương án cũ hai ngày và nội nhật đêm 28 tháng 3 các trung đoàn, trừ tiểu đoàn 3 trung đoàn 2, phai đưa toàn bộ đội hình vào rừng trước năm giờ sáng. Các vị trí chốt ở điểm cao Du Tự, Núi Chéo, Hố Dạ, 174 sẽ bàn giao cho các lực lượng tỉnh đội. "Chúng ta phải tìm mọi cách kéo kỳ được trung đoàn 40 ngụy vào khu vực này". Sưđoàn trưởng nói, giọng anh thoáng một vẻ giễu cợt khi nhắc đến các tiểu đoàn biệt động đang được điều đến cấp tốc xugn quanh điểm cao 174, vì chúng ngờ ta sẽ mở một đợt phản công lớn ở khu vực ấy.
    Sau đó, đảng ủy nghe trung đoàn trưởng hỏa lực, một người có vần trán rộng, hằn những đường gân xanh, trình bày về phương án pháo 105 ly lên điểm cao bắn th8ảng xuống các căn cứ địch. Anh nói, nếu đưa một khẩu 105 ly lên cao bắn trực tiếp, hiệu suất tăng gấp bốn năm lần và lực uy hiếm sẽ rất lớn...
    Có tiếng nổ xa và rền của trọng pháo địch, tiếng con sông Kim Sơn đổ ào ào khi băng qua một bãi sỏi dưới chân đồi. Trung đoàn trưởng pháo nói chậm, rành rẽ. Mọi người ngồi nghe chăm chú, mỗi lúc một ngạc nhiên, đôi người không giấu được vẽ sửng sốt:
    - Thế ý kiến của ban chỉ huy trung đoàn ra sao?-Sư đoàn trưởng sốt ruột hỏi.
    - Báo cáo, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ sáng kíên trên và đã chuẩn bị một phương án tỉ mỉ. Cái khó còn lại là đường đưa pháo lên điểm cao. Vâng, khó nhất là đường. Thời gian lại quá ngắn như vậy. Thêm nữa đạn trong kho còn rất ít.
    Trung đoàn trưởng pháo tiếp tục nói, chậm rãi, tay lật tấm bản đồ trên mặt bàn. Những đường gân xanh trên trán hằn rõ, giật khe khẽ khi anh cúi xuống. Mấy sợi tóc bạc bên thái dương đâm ra tua tủa, óng ánh dưới ngọn sáp. Đến đây, hội nghị phân ra hai trạng thái rõ rệt, một nửa biểu lộ sự dồng tình, nhìn trung đoàn trưởng pháo với cặp mắt khích lệ, một nửa lắc đầu cho rằng đây là phương án phiêu lưu, thiếu thực tế.
    - Các anh còn tất cả bao nhiêu đạn?-Sư đoàn trưởng quay sang hỏi chủ nhiệm hậu cần.
    - Báo cáo, một ngàn viên cơ động và ba trăm viên dự trữ.
    - Vậy thì cái khó đâu phải là đạn?-Cặp lông mày rậm và sắc của sư đoàn trưởng hơi cau lại - Sau pha đầu chúng ta sẽ có dư đạn pháo vì ở khu vực sắp tác chiến, mật độ trận địa pháo của địch khá dày. Điều quan trọng là chiến thuật. Từ lúc anh Cầu trao qua mấy điện thọai, tôi cứ nghĩ tại sao chúng ta không tìm ra phương án này ngay từ những chíên dịch trước. Theo tôi, Đảng ủy nên bàn kỹ và phải quyết tâm thực hiện cho được, dù phương án cũ có phải thay đổi. Ai là người đầu tiên đề xuất ý kiến đó ?- Sư đoàn trưởng hỏi.
    - Báo cáo, tiểu đoàn trưởng Phác.
    Mọi người ngẩn lên nhìn trugn đoàn trưởng pháo và đền nhận thấy có điều gì cần giải thích thêm, liên quan đên việc bắn thẳng, nhưnh vì e dài nên trugn đoàn trưởng pháo không nói.
    Sư đoàn trưởng im lặng, tư lự gõ đầu bút chì lên tập tài liệu. Chính ủy Mai Phương đưa mắt nhìn những đường gân mật mạp trên trán trugn đoàn trưởng pháo, cái nhìn như muốn bảo:"Khó thì phải trình bày bằng cách khắc phục đi chớ, anh bạn". Ông mỉm cười, tháo bỏ cặp kính lão để lộ đôi mắt ướt, lờ đờ nhưng hiền hậu.
    - Anh Cầu vừa nói tới cái khó về đường. Giờ ta thử làm một con tính-ông nói với giọng khiêm nhường-theo anh Cầu ta sẽ đưa hai khẩu 105 ly lên dãy Ông Bình và hòn Ba Xuyên, phải không ạ? dãy Ông Bình chưa gấp lắm. Khu vực đó mình nổ súng đợt hai, nghĩa là sau hai ba ngày. Còn hòn Ba Xuyên thì tôi biết. Không dốc nhưng gai góc, lại ngồi ngay trước mũi thằng địch. Thời gian chỉ có hạn. Muốn nở đường, đưa được pháo lên phải có năm trăm dân công làm trong bốn ngày. Ban ngày mình không làm đuợc, địch ở ngay bên nách. chỉ có thể làm ban đêm. Như vậy mất ba mươi hai tiếng rồi. Phải bù thêm ba trăm dân công vào đấy. Năm trăm thì được, chớ tám trăm thì khó lắm...
    Giữa lúc đó, trưởng ban chinh sát xuất hiện ngoài cửa hầm. Anh đưa mắt nhìn mọi ngườ. Mái tóc quăn hơi rối trên gương mặt phờ phạc.
    - Bao cáo dư đoàn trưởng, d3 để mất 174 rồi!
    Cánh tay sư đoàn trưởng vừa giơ lên chợt tơi thõng xuống bàn. Bất giác, trong cùng một lúc, mọi người tới con đường tiếp liệu chủ yếu chạy dưới chân điểm cao 174 và đều quay sang nhìn Thức, chính ủy trung đoàn 2 bộ binh, một người thấp, vai rộng mái tóc luôn xõa xuống che lấp một nửa vầng trán như cái dấu hỏi. Thức vẫn ngồi yên, tay đặt ngay ngắn trên bàn, gương mặt điềm tĩnh như không hề có cái tin choáng váng ấy. Điều này hình như làm cho mọi người hơi khó chịu.
    - Tại sao mất?-Tiếng sư đoàn trưởng.
    - Báo cáo địch dùng chiến thuật đặc công bò lên không được chúng huy động pháo bắn liên tục từ chập tối đến giờ. Anh em thương vong gần hết. Một số bỏ chạy.
    - Anh hỏi giúp tôi lúc này anh Mạc đang ở đâu. Hỏi xong báo cáo ngay, tôi đợi-Giọng sư đoàn trưởng hấp tấp, cặp mắt sắc sảo nhìn lướt trên tấm bảo đồ và dừng lại ở điểm cao vừa bị mất.
    - Báo cáo, đồng chí Mạc ở ngay dưới chân đồi. Pháo địch vẫn bắn chặn. Hầu hết thương binh và tử sĩ không đưa xuống được.
    Sư đoàn trưởng vội vã đứng dậy.
    - Như thế nghĩa là thằng trung đoàn 40 cũng đã dồn quân vào cái lỗ hổng đó . Nhưng nếu các cậu ấy giữ được vài ngày nữa...
    Nói xong sư đoàn trưởng lách qua dãy ghế, bước nhanh ra ngoài, lưng nah hơi khom xuống để đầu khỏi cộc vào nắp hầm. Sau đó, cuộc họp vẫn tiếp tục dưới sự chủ tọa của bí thư đảng ủy Mai Phương nhưng không khí đã khác hẳn.
  10. vm_v2005

    vm_v2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2005
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    II
    Ba người ngồi nép vào nhau trong căn hầm sụt lở giữa đỉnh đồi. Thỉnh thoảng một mảng trời méo mó lại lộ ra sau màn khói đạn dày đặc. Giặc dùng thủ đoạn bắn pháo chụp và pháo khoan xen kẽ. Cứ một khoan - ba chụp. Những quả pháo khoan xoáy sâu vào lòng đất, nổ đánh bụp một tiếng như muốn hất mọi người hết lên khỏi hầm. Vách hầm chuyển động, giãn nở như một quả bóng. Hơi ép từ bốn phía ập vào đầu, vào ngực. Máu vọt từ lỗ mũi, từ miệng. Những quả pháo chụp nổ ngay trên đỉnh đầu như một tiếng sét, mảnh kim khí bay vèo vèo. Tiếng pháo cứ thúc mãi vào màng tai nhức nhói. Chúng ó bắn pháo khoan, buộc người ngồi dưới hầm phải trồi lên, đoạn dùng pháo chụp để quét. Ba người đã chịu đựng như vậy suốt bốn giờ. Sau lưng họ, một người nằm, chân thò ra phía cửa hầm, đầu đã bị đất nóc hầm phủ kín, đôi bàn chân to lên một cách kỳ dị."Phải nhanh chóng vọt ra khỏi căn hầm này". Cả ba người cùng nghĩ nhưng không ai nói ra ý nghĩ ấy. Họ mỗi lúc một nép thêm vào nhau vì trốc hầm, sau mỗi loạt pháo lại thu hẹp bớt và cái mảng trời mờ nhạt, đáng ghét đầy khói đạn cứ loan...(rách)...ra, thăm thẳm trên đỉnh đầu.
    Lúc 12 giờ, một người bỗng đổ vật xuống...(rách)...tay bám rất chặt vào người bên cạnh t...(rách)...mở ra lặng lẽ. Người thứ hai vội lao ra ngòai nh...(rách)...cũng nằm xuống ngay vì một quả pháo chụp nổ...(rách)...mé cửa. Người thứ ba cẩn thận bò ra kéo anh ta ...(rách)...Sờ lên người anh chỉ thấy máu và mảnh đạn ...(rách)...địch vẫn bắn 1 khoan 3 chụp xen kẽ.Không biết những hầm bên cạnh còn hay mất. Mẹ nó, dư đạn ...(rách)...sao mà bắn dữ như chó sủa ?Mình phải thận trọnghơn mới được. Người thứ ba tự nhủ. Sống thì...(rách)...chết thì ở lại với thằng Khải, thằng Du, thằng Hâ...(rách)...Hôm qua thằng Du còn bảo:"Hoà bình, về quê em sẽ cho anh ăn thịt gà rừng. Ăn xong, nghe tiếng n...(rách)...gáy te te trong bụng!". Thằng Hải cười hô hố, hàm răng vẫn cứ chực nhảy ra khỏi miệng:"Tao sẽ gả con Thà cho mày, Trung ạ!-Nó bảo -Con bé em tao hắn nói năng có nghệ thuật lắm!".
    Pháo địch vẫn bắn, một khoan ba chụp xen kẽ. Anh chiến sĩ tên là Trung bình tĩnh bò ra ngoài. Nó bắn mặc nó, bắn chưa chắc đã trúng, trúng chưa chắc đã chết. Bất giác anh mỉm cười khi nhớ đến một câu nói cửa miệng của anh em chiến sĩ mỗi lần vượt qua một toạ độ bắn pháo của địch, Đến một cửa hầm anh gọi:"Đức ơi, còn đứa nào không?". Khộng nghe tiếng trả lời. Rờ tay chỉ thấy mềm mềm, ướt ướt. Lại bò sang hầm khác. Hầm trống không. Chúng nó bỏ chạy rồi. Đồ hèn! Máu dồn lên mặt bỏng rát. Lại bò. Ở công sự chính diện còn hai người nhưng một đã chết. Họ lục cục sửa hầm chuẩn bị đạn. Chúng nó vẫn bắn xen kẽ một khoan ba chụp.
    Đột nhiên pháo ngừng hẳn. Chúng ó sắp lên rồi...(rách)...có nghe thấy tiếng sột soạt, nhè nhẹ không?...(rách)...bị đi. Giá cứ yên tĩnh mãi thế này thì thích ...(rách)...nhỉ!Vừa hôm qua thằng Du nó bảo...(rách)..., cầm thêm mấy quả mỏ vịt. Xong chưa ?để nó vào thật gần hãy bắn. Đừng run. Một, hai ...đếm đến mười thì bắn nhé...ba, năm, sáu, bảy...
    Súng nổ. Ngọn đồi đang im lặng chợt sôi động hẳn lê. Bọn giặc bị hất nhào trở xuống nhưng chúng lại bò lên ngay, mông cứ ngoáy ngoáy dưới đỉnh đèn dù nom rất tức cười."Đông quá, rút thôi! mình không giữ nổi đâu"."Ngồi xuống!"-Trung quát khẽ.
    Lựu đạn nổ địch núp sau những mô đá. Bất thần chúng ào lên từ bốn phía."Chạy đi!". Anh chiến sĩ ngồi bên cạnh Trung vùng dậy, lao xuống sườn đồi, kéo bọn địch về phía mình. Một luồng đạn dài, đỏ rực đuổi theo đẩy anh ta ngã sấp. Trung nghiến răng bóp cò, vừa thương vừa giận. Một thằng ngã lăn lộn ngay trước mặt Trung, máu đổ ra trên mặt nó đen ngòm. Một thằng khác xông tới đã ôm bụng ngồi bệt xuống, miệng rú lên một tiếng ngắn, Hết đạn. Trung đứng bật dậy, cao lớn và bình tĩnh anh trở báng súng đập vào đầu một thằng cởi trần, nung núc thịt, đoạn quăng súng xuống chân đồi, đứng yên. Chúng nó đổ xô lại. Một quả lựu đạn nổ trên bàn tay Trung. Nhiều tiếng giặc kêu thét lên cùng một lúc. Những bóng đen ngã vật, lổm ngổm như cua bò. Lát sau, bọn giặc lại tràn lên. Chúng nó trút đạn xối xả lên người Trung. Anh nằm trên mặt đồi, miệng như còn mỉm một nụ cười chế giễu.

Chia sẻ trang này