1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

200 năm thăng trầm trong lịch sử quan hệ Việt-Mỹ.

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi netwalker, 19/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    200 năm thăng trầm trong lịch sử quan hệ Việt-Mỹ.

    200 năm thăng trầm trong lịch sử quan hệ Việt-Mỹ ​



    Lời mở đầu:

    Từ lâu rồi tôi để ý có rất ít bài báo viết về mối quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ, có thể do nhiều yếu tố tế nhị cũng như các nguyên tắc bảo mật khác, kể từ khi quan hệ hai nước Việt Nam- Hoa Kỳ được bình thường, mới có một số bài báo viết về mối quan hệ đặc biệt này nhưng cũng rất sơ lược và ngắn gọn. Tôi đã đi tìm hiểu và thu thập được một số tài tiệu, gần đây thông tin trong lĩnh vực này cũng được mở rộng, một số văn bản mật được công bố, cho phép tôi có điều kiện viết một bài đầy đủ hơn về mối quan hệ này hơn những nhà nghiên cứu trước. Tôi nghĩ rằng đây cũng là một chủ đề thú vị cho bạn nào có dự định làm luận án nghiên cứu trong lĩnh vực chính trị hoặc ngoại giao. Tôi sẽ nêu danh sách các tài liệu tham khảo ở cuối bài viết này hy vọng rằng sẽ giúp ích cho bạn nào có nhu cầu đi sâu tìm hiểu hơn.

    Việt Nam và Mỹ có một mối quan hệ đặc biệt. Một mối quan hệ của hai đất nước nằm ở hai nửa khác nhau của địa cầu, với khoảng cách nửa vòng trái đất. Hai đất nước xa cách như vậy mà đã đi vào một cuộc chiến gây không biết bao nhiêu đau thương mất mát cho cả hai dân tộc. Đã không biết bao nhiêu người Việt Nam nằm xuống để bảo vệ đất nước. Cuộc chiến Việt Nam đã hằn sâu trong lịch sử nước Mỹ hơn bất kỳ cuộc chiến tranh nào kể từ thời Nội chiến.

    Mặc dù, cả hai quốc gia đã có nhiều cố gắng quan hệ bang giao trong lịch sử nhưng do hoàn cảnh lịch sử thế giới, hai đất nước đã không đạt được thoả thuận quan hệ hữu nghị nào. Hai đất nước đã bị bánh xe lịch sử cuốn vào vòng quay của nó với những chiến tranh, chết chóc, bom đạn, tiền của và lòng thù hận.

    ( còn tiếp)


    [​IMG] & to vote for me





    Được netwalker sửa chữa / chuyển vào 02:26 ngày 18/07/2003
  2. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Quan hệ Việt Nam và Mỹ qua những thăng trầm lịch sử
    Thật vậy, ngay từ tháng 7 năm 1787 (mười một năm sau khi Mỹ lập quốc), ông Thomas Jefferson, tác giả của bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ (mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã có trích dẫn một đoạn để mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam), lúc đó mới là Công sứ Hoa Kỳ ở Paris (sau này là tổng thống Mỹ), đã chú ý đến 6 giống lúa ở Việt Nam (Đàng Trong), " trắng đẹp, ăn ngon và năng suất cao " (1) . Ông đã gặp hoàng tử Cảnh (được Bá Đa Lộc đưa qua Pháp) trong một lần gặp phái bộ Pigneau de Béhaine ở cung điệnVersailles vào năm 1788. Hoàng tử Cảnh hứa sẽ gửi những mẫu lúa của Việt Nam cho Mỹ nhưng việc không thành. Đây có lẽ là cuộc tiếp xúc Việt ?"Mỹ đầu tiên. ( Phần lớn các tài liệu và bài báo, tôi đọc từ trước đến nay chỉ nói đến cuộc tiếp xúc của giơi thương nhân vào thời Minh Mạng.)
    Ba mươi năm sau vào tháng 1 năm 1819, John White có lẽ là thương gia Mỹ đầu tiên đặt quan hệ buôn bán với Việt Nam, mua một ít lụa, đường và một thuyền gạo... nhưng trên đường về " chẳng may gạo bị mọt và các loại sâu bọ ngũ cốc ăn hỏng cả " (2) .
    Vào đầu năm Minh Mạng thứ 13 (1832), phái bộ Mỹ do Edmund Roberts dẫn đầu đến Đà Nẵng, mang theo quốc thư của tổng thống Andrew Jackson đề nghị ký thương ước (bản thảo gồm 8 điều, dài hai trang viết tay (3) , ngắn hơn hiệp định thương mại 150 trang đánh máy ký kết 169 năm sau vào năm 2001). Những cố gắng chủ động bang giao của chính phủ Mỹ không thành vì những lý do bất đồng văn hóa, sự cẩn thần đề phòng của Nhà Nguyễn và các hoàn cảnh khác quan khác như một số hành động của các thương lái Pháp, Anh đã làm mất lòng tin của Nhà Nguyễn vào ?odị chủng Phương Tây?. Thuyền của Roberts lại bị dạt vào vùng duyên hải tỉnh Phú Yên , ?onhà vua hay tin liền cử quan Viên ngoại là Nguyễn Tri Phương tới nơi cập vận?. Sử còn ghi Minh Mạng "dụ cho các quan Nội các" rằng :
    " Chúng nó từ xa tìm tới, bản ý là cung thuận. Triều đình ta với tinh thần mềm dẻo quí mến người phương xa, không tiếc gì mà không dung nạp họ. Tuy nhiên, họ mới tới lần đầu ; các chi tiết lễ nghi về ngoại giao thông hiếu chưa được am tường ; có thể sai quan Thương Bạc viết tư văn thông báo cho nước họ biết, nếu muốn thông thương mậu dịch với nước ta, ta cũng không cự tuyệt, nhưng phải tuân theo những hiến định đã có từ trước tới nay. Từ nay nếu có thương thuyền tới, thì cho phép được ghé vào cửa Đà Nẵng, Trà Sơn Úc, bỏ neo tại đó, chứ không được tự ý lên bộ. Đó là ý cảnh giác phòng gian nằm trong chính sách ngoại giao mềm dẻo của ta vậy " (4) .
    Sau hơn một tháng gặp phái đoàn Nguyễn Tri Phương & Lý Văn Phúc nhưng không thu được kết quả gì, Roberts nản chí nhổ neo(5), và được tiếp đón linh đình ở triều đình Vọng Các (Bangkok). Một điều đáng tiếc cho cả hai đất nước bởi vì nguyên nhân sự thất bại lần này hoàn toàn không xuất phát từ một chính sách bế quan toả cảng của nhà Nguyễn. Ngược lại, ở thời điểm đó, Minh Mệnh cũng đã có chính sách "mở cửa" và "hội nhập quốc tế" theo kiểu ông, sẵn sàng thông thương.
    Một trong những sự kiện khác, trong lịch sử Việt Nam không có ghi, đó là sự kiện năm 1845. Đây có lẽ là cuộc chiến đầu tiên giữa Việt Nam và Mỹ nhưng Nhà Nguyên thời đó hoàn toàn không hay biết và nghĩ đó là quân Pháp. Đúng vậy, người Mỹ không phải bắt đầu cuộc chiến tranh Việt Nam chính thức vào những năm 1960 mà đã tham chiến ở Việt Nam từ những năm của thập kỷ 1940 và có lẽ sớm nhất là vào năm 1845. ( Phần lớn các sách báo nói đến sự tham chiến của Mỹ ở Việt nam là sau khi người Pháp rút đi)
    Năm 1845, quan lại triều đình Nhà Nguyễn đã bắt giữ một nhà truyền đạo người Pháp ở Da Nang vì vi phạm luật pháp triều đình. Viên tư lệnh của hạm đội Mỹ "Old Ironsides" (the U.S.S. Constitution) đã hỗ trợ cho Pháp gây sức ép với triều đình Huế để đòi lại tựu do cho vị mục sư. Viên tư lệnh Jack Percival với biệt danh ?o Jack Điên Khùng? đã nã đại bác vào Đà Nẵng, giết hại hơn 30 chục người dân, làm bị thương vô số dân thường khác, sau đó bắt giữ một số quan lại địa phương rồi yêu cầu đánh đổi con tin lấy vị mục sư cơ đốc giáo. Người Việt Nam không lấy gì làm sửng sốt, bối rối, thản nhiên từ chối yêu sách và kiên nhẫn chờ đợi. ?oJack Điên Khùng? nản chí đành thả con tin, nhổ neo, giương buồm ra khơi quên mất chuyện vị mục sư vẫn đang trong tay người Việt. Một trăm ba mươi năm về sau (1975), người Mỹ cũng một lần nữa mêt mọi vì cuộc chiến sa lầy không nhúc nhích ở Việt Nam và lại rút ra khỏi Việt nam. Có điều lần này, cuộc chiến không phải chỉ giết hại hơn 30 con người mà hàng triệu con người cả hai bên bờ chiến tuyến. Lần này, Mỹ không phải để lại một vị mục sư mà là hàng chục nghìn thanh niên Mỹ đã nằm xuống mảnh đất xa lạ Việt nam, cách quê hương họ nửa vòng trái đất vì những lý tưởng của nhà cầm quyền.
    Vì những lẽ ở trên mà mặc dù chính phủ Mỹ đã có những nỗ lực, những cố gắng bang giao suốt từ năm 1832 cho đến năm 1850 nhưng quan hệ Việt-Mỹ vẫn là một chuỗi dài những cơ hội bỏ lỡ, những ngộ nhận, sai lầm...
    (còn tiếp)
    Được netwalker sửa chữa / chuyển vào 07:14 ngày 19/06/2003
  3. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Đến năm 1852, Pháp xâm lược Việt Nam biến Việt Nam thành thuộc địa, mọi bang giao của Việt Nam với thế giới bên ngoài đều thông qua Pháp.
    1873 : Bùi Viện sang Mỹ cầu viện.
    1919 tại Versailles : thay mặt Nhóm người An Nam yêu nước, Nguyễn Ái Quốc trao Yêu sách 8 điểm cho phái đoàn của tổng thống Wilson... "Quyền dân tộc tự quyết " do tổng thống Mỹ đề xướng sau Thế chiến thứ nhất dường như chỉ để quét sạch ảnh hưởng của đế chế Tây Ban Nha ở Châu Mỹ Latinh, dọn chỗ cho ảnh hưởng Hoa Kỳ.
    Năm 1941, Nhật tấn công Trân Châu Cảng làm cho tổng thống Roosevelt có những thay đổi về chính sách của Mỹ ở Đông Dương. Các thành viên của lực lượng OSS (Office Of Strategic Services - tiền thân của CIA) được điều động đi Đông Dương, Trung Quốc cũng như các vùng khác của châu Á nhằm chuẩn bị cho kế hoạch phản công lại Nhật, ném bom, đánh phá, đổ bộ xuống các vùng bị Nhật chiếm đóng như Midways, Philipines. Các thành viên của OSS nhìn nhận Việt Nam như là đồng minh. Họ đã có nhiều cuộc gặp gỡ với *********. Bản thân lãnh tụ Hồ Chí Minh đã gặp gỡ và đón tiếp Thiếu tá Patti của OSS và đồng nhất các kế hoạch đánh phá Nhật. Hợp tác cả trong nam ngoài bắc, phía Nam có Trung Tá Peter Dewey và George Wickes của OSS liên lạc với các cán bộ ********* và các nhà ái quốc khác.
    Theo như thỏa thuận giữa OSS và *********, Hoa Kỳ thả vũ khí và khí tài xuống các vùng do ********* kiểm soát, đổi lại ********* sẽ giúp đỡ, bảo vệ và che chở các phi công Mỹ hoặc quân nhân Mỹ thoát khỏi sự kiểm soát của quân đội Nhật. Các chuyên viên Mỹ cũng giúp đỡ, trang bị, và huấn luyện cho lự lượng du kích non trẻ của *********.
    Năm 1945, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập bởi lãnh tụ Hồ Chí Minh. Máy bay Mỹ đã bay trên bầu trời Hà Nội, qua quảng trường Ba Đình vào cái ngày lịch sử 2/9/1945 như là một sự cổ vũ, một tinh thần khích lệ, một sự ủng hộ cho nền độc lập của dân tộc Việt Nam. Bản tuyên ngôn độc lập của Việt nam cũng có nhiều đoạn giống với tuyên ngôn độc lập Mỹ năm 1776 như: ?oTất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng ???? Mọi người đều có quyền được sống tự do và mưu cầu hạnh phúc.
    Việc giao hảo khá tốt đẹp giữa ********* và phái bộ OSS từ cuối năm 1944 đến cuối năm 1945, cũng cần phải nhấn mạnh, là kết quả cuộc vận động tài tình của lãnh tụ Hồ Chí Minh và tư tưởng khá thức thời cũng như tinh thần bất tuân thượng lệnh của những người Mỹ như Thomas, Patti... (về sau, nhất là trong thời McCarthy, họ đã phải trả giá khá đắt). Điều này giải thích tại sao, những điện văn của chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà gửi chính phủ Hoa Kỳ năm 1945, 1946... đã được cất kỹ dưới đáy tủ ở Washington...
    Hồ Chí Minh đã yêu cầu Hoa Kỳ tôn trọng nền độc lập của Việt Nam với những điều khoản đã nêu ở trong hiến chương Đại Tây Dương ( Atlantic Charter) và hiến chương Liên Hiệp Quốc về quyền tự quyết. Tuy nhiên, vào cuối Thế chiến II, Hoa Kỳ chuyển hướng chiến lược, đánh thẳng vào Nhật, thì chính Roosevelt trước khi chết (chứ không phải Truman như nhiều người tưởng (6) đã chấp nhận đề nghị của Bộ ngoại giao Mỹ và thủ tướng Anh Churchill, để Pháp trở lại Đông Dương. Lúc này, chính sách đối ngoại của Hoa kỳ chuyển từ mục đích giải phóng các quốc gia bị xâm lấn sang chính sách chống cộng thời kỳ hậu chiến mà sau này trở thành Chiến tranh Lạnh. Ngay tại Pháp, nơi những người cộng sản Pháp đứng lên chống lại chủ nghĩa Phát xít nhưng không được Mỹ ủng hộ mà chỉ ủng hộ tướng Charles de Gaulle và lực lượng chống cộng của ông ta để giải phóng nước Pháp. Chủ trương của De Gaulle sẽ mang lại vinh quang cho nước Pháp và đòi lại tất cả các thuộc địa Pháp cũ. Mối quan hệ Việt ?" Mỹ như bông hoa chưa nở đã tàn. Tổng thống Truman từ chối tất cả các thư và công điện của Hồ Chí Minh và ngược lại bắt đầu viện trợ quân sự cho lực lượng của Pháp ở Đông Dương.
    Khi thiếu tướng quân đồng minh, Douglas D. Gracey, chỉ huy trưởng lực lượng Anh đến tước vũ khí và giải trừ quân đội Nhật tại Việt Nam, nghi ngờ Dewey ?ođi đêm? với ********* và yêu cầu Dewey rời khỏi Việt Nam.
    Ngày 26 tháng 9 năm 1945, Peter Dewey, chỉ huy hoạt động của OSS tại Việt Nam lên đường ra sân bay rời khỏi Sài gòn đã rơi vào ổ phục kích của *********, người Việt Nam tưởng nhầm là lính Pháp và đã bắn chết Peter Dewey. Peter Dewey chính là người Mỹ đầu tiên bỏ mạng tại Việt Nam và mang quân hàm trung tá. ( Hiện nay, phần lớn các tài liệu vẫn nói người Mỹ đầu tiên tử trận ở chiến trường Việt Nam là ngày 8 thágn 7 năm 1959 khi ********* tấn công Biên Hòa)
    (còn tiếp)
  4. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Năm 1946 là năm sinh của William Jefferson Clinton (người mà năm mươi năm sau sẽ đóng vai trò quan trọng trong quan hệ Việt ?" Mỹ)
    Một năm sau đó với sự vận động của đại sứ Mỹ tại Pháp, Bullitt, Hoa Kỳ quyết định viện trợ cho quân đội viễn chinh Pháp. 1947 cũng là năm chiến tranh lạnh thực sự bắt đầu ở châu Âu. Nhà nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đi theo đường lối xã hội chủ nghĩa ra đời. Hoa Kỳ điên đảo vì để "mất đại lục Trung Hoa" vào tay cộng sản.
    1950 Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ. Thế là cuộc chiến tranh giải phóng Việt Nam từ đó bị kẹt trong thế cờ quốc tế, với sự đụng đầu giữa hai phe. Việt Nam lại được Liên Xo và Trugn Quốc quảng bá là ?ongọn cờ tiên phong? của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á hay nhìn nhận từ phía người Mỹ là đầu tàu của chủ nghĩa cộng sản đang lan tràn xuống phía Nam. Nỗi ám ảnh của lý thuyết Domino (nếu Đông Dương mất, cả Đông Nam và Tây Nam Á Châu sẽ mất) làm ?oEisenhower không thể đứng yên nhìn những thất bại quân sự của Pháp ở Đông Dương. Đối với Eisenhower, Đông Dương không thuộc riêng của Pháp. Đông Dương là của thế giới tự do?. Từ chỗ không biết Việt Nam ở chỗ nào trên bản đồ, giới cầm quyền Mỹ đã đi từ ngộ nhận này đến ngộ nhận khác, đem tiềm lực khổng lồ chống lại ý chí độc lập, tự do của cả một dân tộc, mà cứ tưởng có thể ngăn chặn sự bành trướng của "đế quốc Nga-Hoa"... Lịch sử chuỗi dài sai lầm ấy, ông Robert S. McNamara đã thành khẩn "nhìn lại" trong cuốn In Retrospect, tưởng cũng không cần nói thêm...
    1954, Người Việt Nam đập tan cứ điểm ?obất khả chiến bại? Điện Biên Phủ ( như người Pháp vẫn huyênh hoang) với chiến thắng vang dội, tạo uy tín trên chính trường quốc tế, buộc Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán tại Geneva.
    Hiệp Định Geneva là một thí dụ về trường hợp vận mệnh của các quốc gia nhỏ nằm trong tay những cường quốc lớn, và bị buộc phải làm theo ý của họ. Hiệp định Geneva là một thất bại về phương diện luân lý của công pháp quốc tế, một triết lý chính trị mà ngoại trưởng Dulles tôn sùng. (Ngoại trưởng Mỹ John F. Dulles là một người chống cộng điên cuồng và có tiếng nói giá trị trong chính phủ Hoa Kỳ, em trai ông Allen Dulles là giám đốc CIA). Ngay trong năm 1954, Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Council) đã gửi huấn lệnh "Thẩm Định Lại Đường Lối của Hoa Kỳ ở Viễn Đông" (NSC 5429) cho bộ ngoại giao với nhiệm vụ giúp Diệm nới rộng thế lực chính trị và hoạt động phá hoại chính phủ của ********* ở miền Bắc cùng các nhóm đi theo đường lối của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Dương.
    Hiệp định Geneva khai sinh hai nước nam, bắc Việt Nam từ hai người bảo trợ có hai ý thức hệ chính trị khác nhaụ Trong một hoàn cảnh bất khả kháng đó, mỗi quốc gia phải hiện hữu theo cái mô hình đang có, không phải vì họ muốn mà tại vì họ phải. Cả hai đều phải theo một guồng máy chính trị của hệ thống bảo trợ, là hai lá bài của hai phe XHCN và TBCN.
    Được Milou sửa vào 21:32 ngày 19/06/2003
  5. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    1954​
    ( 1954 là một năm có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử Việt Nam và mối quan hệ Việt -Mỹ vì vậy tôi sẽ đi sâu vào một số wụ kiện xảy ra vào thời điểm này)
    ( phần tiếp)
    Năm 1954, là một năm bận rộn đối với người Mỹ với rất nhiều chương trình chia rẽ và phá hoại Việt Nam.
    Trong bản Ước Lượng Tình Báo Quốc Gia (National Intelligence Estimate) đầu tiên về Việt Nam của CIA, tương lai miền nam trong vài năm sắp đến không được khả quan lắm. CIA tiên đoán miền nam sẽ có nhiều khó khăn về chính trị, quân sự và hành chánh. Nội bộ miền Nam Việt Nam không ổn định với nhiều phe phái, đặc biệt là phe thân Pháp sẽ có thể gây nhiều sóng gió với Diệm vì Pháp không có vẻ ủng hộ Diệm. Và nếu cuộc bầu cử thống nhất hai miền được tổ chức như thời gian đã định (20 tháng 7/1955), chính phủ Hồ Chí Minh chắc chắn sẽ giành chiến thắng.
    Vào giữa tháng 10 năm 54, Hoa Kỳ có một kế hoạch để củng cố chánh quyền miền nam và để giành hẳn Việt Nam Cộng Hòa khỏi tay người Pháp. "Điện Biên Phủ là một tai họa cho Pháp nhưng là một dịp may cho Hoa Kỳ." Ngoại trưởng Dulles đã một lần thổ lộ.
    Gần ba tuần sau khi hội nghị Geneva hoàn tất, ngày 12 tháng 8 Hội Đồng An Ninh Quốc Gia dưới quyền chủ tọa của Dulles chấp thuận huấn lệnh NSC 5412 ("Huấn Lệnh Của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia về các hoạt động bí mật"). Huấn lệnh cho phép các cơ quan liên hệ dùng mọi khả năng để hoạt động bí mật gây chia rẽ trong khối Cộng Sản, phá hoại chính quyền miền Bắc bằng mọi cách, và xâm nhập tình báo vào đất của đối phương. Đây chỉ là huấn lệnh đầu tiên của nhiều huấn lệnh mà Dulles và em là Allen, giám đốc cơ quan tình báo CIA, cho phép đại diện Hoa Kỳ tại các địa phương hoạt động bí mật phá hoại Cộng Sản.
  6. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Sự kiện Di cư năm 1954
    Ở ngoài Bắc, lợi dụng điều khoản của Hiệp Định Geneva cho phép dân hai miền đi lại tự do trong 300 ngày, toán SMM của Mỹ đem người gài vào cơ cấu chính quyền mà sắp được giao lại cho VNDCCH (Bắc Việt). Họ chuyên chở vũ khí giấu ở hai bờ sông Hồng để chờ thời cơ tạo một cơ sở tiếp liệu, trú ẩn cho biệt kích xâm nhập miền Bắc trong tương lai. Họ phá những nguồn tiếp liệu hay máy móc kỹ nghệ bằng cách pha đường vào dầu, xăng hay nguyên liệụ Đồng thời, toán SMM chơi trò tâm lý chiến, phản tuyên truyền về những dự định tương lai của Hoa Kỳ và Cộng Sản (Mỹ sẽ dội bom miền bắc, ********* sẽ tạo ra một chánh quyền vô sản lệ thuộc vào Trung Cộng, v.v.) nhằm vào mục đích dọa người dân miền Bắc để họ di cư vào nam nhiều hơn. Ở miền Nam, nhân viên của SMM trà trộn vào các nhóm kháng chiến sắp tập kết ra Bắc, tung tin khuyên họ nên đem theo nhiều áo ấm vì họ sẽ bị đưa qua Tàu làm lao công. Sự tương phản về số người di cư vào nam và tập kết ra bắc (880 ngàn so với 120 ngàn) cho thấy Mỹ đã nỗ lực tuyên truyền chống phá Miền Bắc như thế nào.
    Hãy vote cho tôi nếu bạn thấy rằng bài viết của tôi đáng đọc! Cám ơn nhiều!
  7. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Pháp bán Việt Nam cho Mỹ
    Đại Sứ Mỹ Collins đến Việt Nam vào đầu tháng 11 năm 1954. Đầu tiên, ông bay lên Đà Lạt họp với tướng Ely để tìm một sự cộng tác giữa ba quân đội Mỹ- Pháp và Việt Nam Cộng hòa. Không đầy một tháng sau, Collins đạt được một số thỏa thuận với người Pháp: quân đội Nam Việt Nam sẽ tự trị bắt đầu từ tháng 7 năm 1955, quân đội Mỹ sẽ thay Pháp đảm nhận chương trình huấn luyện quân đội, và quân đội Pháp sẽ bắt đầu rút khỏi Việt Nam vào đầu năm 1956. Để đổi lấy sự ưng thuận, Mỹ sẽ viện trợ cho Pháp 100 triệu trong niên khóa 1955 (Pháp đòi 330 triệu mỹ kim). Người Pháp không thể nào nói không với những đề nghị của Mỹ. Họ không còn gì nữa để thương lượng. Biết Mỹ đang ép, nhưng Pháp cần tiền và sự ủng hộ của Mỹ để tiếp tục chính sách thuộc địa của họ ở Bắc Phi (Pháp đang cố giữ thuộc địa ở Algeria).
    Đầu năm 1956, Tổng Thống Diệm yêu cầu Pháp rút hết 35,000 quân còn lạị Ngày 26 tháng 4, lá cờ Pháp ở Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn Viễn Chinh Pháp được hạ xuống lần cuốị Từ lúc đoàn quân viễn chinh Pháp đánh chiếm Đà Nẵng vào tháng 7 năm 1858 cho đến khi rời Việt Nam năm 1956, đế quốc Pháp đã cai trị Việt Nam được 97 năm 9 tháng.
    Hãy vote cho tôi nếu bạn thấy rằng bài viết của tôi đáng đọc! Cám ơn nhiều!
  8. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Mỹ cố tình phá hoại hiệp đinh Geneva
    Ngày 17 tháng 5, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia trong huấn lệnh NSC-5519, đề nghị chính phủ VNCH chuẩn bị cho cuộc trưng cầu dân ý tháng 7 năm 1956 nếu muốn nhưng cũng rất khôn khéo khi đề nghị VNCH phản ứng như thế nào trong trường hợp thua bầu cử: Việt Nam sẽ không chấp nhận một thể chế mới nếu thể chế này có đa số đại diện của Cộng Sản. Trong mọi hoàn cảnh, tốt nhất là nên giữ hai chính phủ ở hai miền riêng biệt như trường hợp Đại Hàn-Bắc Triều Tiên hoặc Đông Đức-Tây Đức.
    Vài tuần sau, không hiểu vì lý do nào, trong một buổi họp tiếp theo vào ngày 9 tháng 6, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia quyết định không cho Việt Nam tổ chức cuộc trưng cầu dân ý hay tổng tuyển cử. Ngày 19 tháng 7, Phạm Văn Đồng gởi Diệm một lá thư yêu cầu Nam Việt Nam cử đại diện để thực hiện cuộc trưng cầu dân ý. Thay vì trả lời lá thư của Phạm Văn Đồng, chính phủ VNCH tuyên bố không có trách nhiệm về Hiệp Định Geneva, và sẽ không thương lượng với miền Bắc nếu đảng Cộng Sản còn lãnh đạo chính phủ. Với lời tuyên bố đó, chuyện bầu cử để thống nhất đất nước kể như là bỏ. Vài tháng sau, Bộ Ngoại Giao Anh trơ trẽn thông báo cho Nga biết Việt Nam Cộng Hòa không phải theo những điều khoản nào của hiệp định.
    Hãy vote cho tôi nếu bạn thấy rằng bài viết của tôi đáng đọc! Cám ơn nhiều!
  9. thosan

    thosan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    em được góp 1chút

    Quan hệ kinh tế và ngoại giao giữa Mỹ và Việt Nam về cơ bản vẫn bị băng giá trong hơn một thập kỷ kể từ sau chiến thắng hoàn toàn vào năm 1975 ở miền Nam Việt Nam. Trong một thập kỷ qua, Washington và Hà Nội đã tăng cường bình thường hóa quan hệ. Tuy nhiên, tiến triển cải thiện mối quan hệ diễn ra khá chậm chạp do những cuộc tranh cãi về vấn đề cải thiện quan hệ vẫn tiếp tục diễn ra ở cả Mỹ và Việt Nam. Quốc hội đóng vai quan trọng trong quá trình bình thường hóa quan hệ.
    Quan hệ song phương đã có bước tiến lớn vào tháng 2/1994 khi Tổng thống Clinton tuyên bố chấm dứt lệnh cấm vận thương mại kéo dài 19 năm đối với Việt Nam. Năm sau đó, Mỹ và Việt Nam đã giải quyết xong những vấn đề về ngoại giao và tài sản tư nhân và mở văn phòng liên lạc ở Washington và Hà Nội. Tháng 4/1997, Thượng viện đã phê chuẩn việc bổ nhiệm đại sứ và vị đại sứ này đã nhận chức vụ tại Hà Nội. Tháng 3/1998, Tổng thống Clinton miễn áp dụng tu chính án của đạo luật Jackson-Vanik, qua đó tạo thuận lợi cho Công ty Ðầu tư Tư nhân Hải ngoại (Overseas Private Investment Corporation - OPIC) và Ngân hàng Xuất-Nhập khẩu hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của Mỹ tại Việt Nam.
    Ngày 13/6/2000, Mỹ và Việt Nam tiếp tục quá trình bình thường hóa quan hệ bằng việc ký kết Hiệp định Thương mại Song phương (Bilateral Trade Agreement - BTA) có ý nghĩa vô cùng quan trọng, hiệp định này đã được Quốc hội thông qua và Tổng thống Bush ký ban hành năm 2001. Ngay sau đó, Việt Nam đã phê chuẩn hiệp định này. Theo BTA, Mỹ trao cho Việt Nam quy chế quan hệ thương mại bình thường. Ðổi lại, Hà Nội đồng ý thực hiện một loạt các biện pháp tự do hóa thương mại và cải cách theo định hướng thị trường.
    Mỗi bước đi trong quá trình cải thiện quan hệ song phương đều gây ra những tranh cãi, mặc dù là những cuộc tranh cãi nhỏ.
    Những lực lượng ủng hộ bình thường hóa quan hệ gồm có các Nghị sĩ Quốc hội và những người thuộc các cơ quan khác, phản ánh mối quan tâm lớn của giới kinh doanh Mỹ đối với nền kinh tế đang chuyển đổi của Việt Nam và các lợi ích chiến lược của Mỹ trong việc hợp tác với các bạn bè và đồng minh của mình nhằm thúc đẩy sự ổn định và phát triển thông qua sự hội nhập đầy đủ hơn của Việt Nam vào trật tự Ðông Á hiện nay.
    Ở Việt Nam, những chia rẽ diễn ra trong quá trình cải cách đất nước đã làm đau đầu các nhà lãnh đạo Việt Nam trong những năm gần đây. Những nhà cải cách trong chính phủ Việt Nam muốn có quan hệ chặt chẽ hơn với Mỹ, đặc biệt là trong quan hệ kinh tế.
    Hello,anh sờ tí sao em không đồng ý!!!! (Lionel Richie)
    Được thosan sửa chữa / chuyển vào 07:29 ngày 21/06/2003
  10. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn,
    Đáng lẽ tôi còn viết phần quan hệ Việt -Mỹ kể từ sau sự kiện 30/4/1975 nhưng vì bận bịu cho nên chưa thể viết được.
    Việt Nam có rất nhiều cố gắng nối lại quan hệ và bình thường hoá với Hoa Kỳ nhưng vì nhiều lý do cho nên mãi đến năm 1994 tình hình mới phát triển theo chiều hướng tốt đẹp.
    Tôi sẽ post lên đây một số tài liệu tôi đã đọc và nguồn tin cũng như link để đọc các tài liệu mà cách đây không lâu là tuyệt mật của chính phủ Hoa Kỳ về thời kỳ chiến tranh Việt Nam, mới được mở khoá và đưa ra công chúng.
    Nếu các bạn tìm thấy gì hay hãy post lên cho mọi người xem.
    Một số tài liệu tham khảo
    (1) The Papers of Thomas Jefferson, Princeton, N.J. : Princeton University Press, 1958, vol 12-13-14.
    (2) Robert Hopkins Miller, The United States and Vietnam 1787-1941, National Defense University Press, Washington DC, 1990.
    (3) Edmund Roberts, Embassy to the Eastern Courts of Cochin China, Siam and Muscat... during the Years 1832-3-4, New York : Harper & Brothers, 1837, dẫn theo (2).
    (4) Quốc sử quán triều Nguyễn, Minh Mệnh chính yếu, tập III, nhà xuất bản Thuận Hoá, 1994.
    (5) theo "Voyage en Cochinchine - Chuyến đi Đàng Trong" của John White
    (6) Sách Minh Mệnh chính yếu
    (7) Vietnam brother enemy - the war after the war, của Nayan Chanda, một phóng viên thường trú của tạp chí Kinh Tế Viễn Đông ( FEER) tại Việt Nam. Đây là một quyển sách khá hay và có nói đến các cố gắng và nỗ lực bình thường hoá quan hệ Việt Mỹ sau chiến tranh.
    (8) Bài viết của Phong Quang nhân chuyến đi của Bill Clinton đến Việt Nam năm 2000
    (9) Chính sách ngoại giao và các văn bản ngoại giao, công văn liên bộ, điện thư liên lạc giữa các đại sứ Mỹ ở Sài Gòn và các đời tổng thống Mỹ có thể tìm ở đây. Foreign Relations of the United States
    (10) Web site của US Department of State - Background on Vietnam
    Ngoài ra, còn có một số tài liệu khác nữa nhưng do đọc lâu rồi và không ghi lại cho nên tôi không nhớ đầy đủ được tên sách, tác giả và nhà xuất bản.
    Chúc các bạn vui!
    Hãy nhấn vào đây [​IMG]và vote cho tôi
    Được netwalker sửa chữa / chuyển vào 02:25 ngày 18/07/2003

Chia sẻ trang này