1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

200 năm thăng trầm trong lịch sử quan hệ Việt-Mỹ.

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi netwalker, 19/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. HoaiBach_83

    HoaiBach_83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2003
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Các bác viết vậy là hay lắm rồi. Mình là nhược quốc bị mấy ông lớn đem ra banh xé cũng không có gì lạ. Quan trọng là nên theo ông nào. Theo ông Tàu là kẻ thù của tổ tiên thì ... đoãn quá, mà đến khi ổng đem xơi tái mình hồi nào hông ngờ ấy. Theo ông Sam thì ổng biết điều hơn, có lợi lắm chứ ... Mất hơn nửa thế kỷ bây giờ theo ổng cũng không sao, tiếc thay ngày trước mà theo ổng thì ngon lành biết mấy.
  2. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam không nên "theo" ông nào cả bởi vì nếu làm "chư hầu" của bất kỳ anh lớn nào cũng có ngày bị anh "bán đứng", "đem con bỏ chợ" hoặc dùng làm "quân tốt " trên bàn cờ thế giới.
    Một dân tộc khôn ngoan là một dân tộc biết cân bằng các thế lực và đối trọng các thế lực này, không làm mất lòng ai và cũng không để ai xâu xé. Luôn luôn làm cho họ có cảm tưởng không thể đánh mất quyền lợi ở cái mảnh đất con con hình chữ S nhưng quan trọng và chiến lược này để mà ung dung phát triển kinh tế, và dần dần sẽ vững mạnh , có khả năng trang bị, nâng cấp quốc phòng và tự bảo vệ mình.
     
  3. HoaiBach_83

    HoaiBach_83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2003
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Bác lại nói hay nữa rồi. Không theo anh nào mà cân bằng các anh, để các anh xé 2 như thời 1954 chứ gì? Vậy coi như cân bằng các anh rồi đấy. Cân bằng các anh thời đó trả giá đắt thật, 3 triệu sinh mạng. Nhưng làm sao cân bằng các anh thời nay? Nói như bác thì ta láu cá và "ba trợn" thật. Thôi chúng mình vào hốc núi đào khoai vậy!
    Được HoaiBach_83 sửa chữa / chuyển vào 04:47 ngày 30/08/2003
  4. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam và Hoa Kỳ ký thỏa thuận nghiên cứu về bom mìn còn sót lại sau chiến tranh.​
    25 Feb 2004, 14:54 UTC


    Các thông tấn xã AP, AFP và Reuters cho hay gần 30 năm sau khi cuộc chiến tranh Việt Nam chấm dứt, Hoa Kỳ và Việt Nam hôm thứ Tư đã ký kết với nhau một thỏa thuận lịch sử để thực hiện một cuộc nghiên cứu đầu tiên trên khắp nước về bom mìn và đạn dược chưa nổ tại một quốc gia mà cho tới giờ này những bom mìn xưa cũ hàng tuần vẫn gây ra thương vong cho nhiều nạn nhân.
    Thỏa thuận giữa tổ chức cựu chiến binh Hoa Kỳ từng tham chiến tại Việt Nam có tên là "The Vietnam Veterans Of America Foundation" và Bộ Quốc phòng Việt Nam là dấu hiệu mới mẻ nhất cho thấy mối quan hệ giữa hai nước đang nồng ấm trở lại kể từ sau ngày cuộc chiến tranh kết thúc.
    Trong buổi lễ ký kết diễn ra tại Hànội, ông Bobby Muller, chủ tịch hội cựu chiến binh Hoa Kỳ, và là người đứng ra thương thuyết với phía Việt Nam về dự án này, tuyên bố rằng Việt Nam bất hạnh hơn các nước khác ở chỗ đã lãnh nhiều bom đạn nhất trong lịch sử, và một sự kiện không thể chối cãi được rằng chính Hoa Kỳ đã thả những trái bom này. Theo ông, chính phủ Hoa Kỳ cảm thấy có trách nhiệm lớn lao là phải giúp Việt Nam giải quyết việc dọn sạch những bom mìn và đạn dược chưa nổ này.
    Kể từ khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975, đã có khoảng 38 ngàn người thiệt mạng và chừng 100 ngàn người bị thương vì bom mìn và đạn dược chưa nổ .
    Giai đoạn đầu của dự án kéo dài 3 năm, tốn kém khoảng 6 triệu đôla được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tài trợ, sẽ khởi sự tháng tới tại các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình và Hà Tĩnh ở trung bộ Việt Nam, là những vùng được gài nhiều mìn và lãnh nhiều bom đạn nhất, nằm sát khu phi quân sự trước kia. Người ta tin là hiện còn khoảng 800 ngàn tấn bom mìn và đạn dược chưa nổ nằm rải rác trên khắp nước.
    Sau đó một cơ sở dữ liệu về các nạn nhân sẽ được thiết lập cùng với việc thực hiện hoạ đồ về những địa điểm bom mìn còn sót lại sau thời chiến. Phía Việt Nam sẽ cung cấp nhân viên tìm kiếm trong khi các cựu chiến binh Mỹ giúp công việc huấn luyện, cung cấp vật dụng, phân tích dữ liệu và yểm trợ hành chánh.
    Theo Trung Tá Vũ Ngọc Điềm, người điều hành dự án phía Trung Tâm Kỹ Thuật Bom Mìn của Việt Nam, người ta uớc tính là 21% diện tích đất đai của Việt Nam vẫn còn chứa bom mìn và đạn dược chưa nổ, và sự kiện này gây cản trở cho công tác xây cất nhà cửa, công việc làm ăn buôn bán, mở mang hạ tầng cơ sở và những sáng kiến phát triển khác. Giai đoạn nhì của dự án sẽ bao trùm 61 tỉnh còn lại của Việt Nam, và kéo dài trong 2 năm.
    Tổ chức cựu chiến binh Hoa Kỳ và Bộ Quốc phòng Việt Nam đã ký hiệp định vừa kể sau 3 năm thương thảo. Sau khi trao đổi những cái bắt tay, quà lưu niệm và nâng ly rượu với những câu chúc tụng, ông Bobby Muller và Tướng Nguyễn Huy Hiệu của Bộ Quốc phòng Việt Nam đã chuyện trò với nhau về cuộc chiến trước kia trong một căn phòng trưng bày đầy súng cối, mìn bẫy và bom đạn đã được tháo ngòi.
    Những tấm hình treo trên tường mang hình ảnh những em nhỏ bị què chân cụt tay vì bom mìn và hình ảnh nhân viên đang tháo gỡ mìn. Ông Muller và tướng Hiệu cùng bị thương tại Quảng Trị trong gần như cùng một thời gian của cuộc chiến. Tướng Hiệu vẫn còn mang những mảnh đạn trong ngực, còn ông Muller phải ngồi xe lăn vì một phát đạn vào xương sống đã làm ông không còn sử dụng đôi chân được nữa.
    Bản thỏa thuận ký kết hôm thứ Tư là một tiến bộ tiêu biểu khác nữa mà hai nước đã thực hiện trong thời gian gần đây. Mùa Thu năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Phạm Văn Trà của Việt Nam thực hiện chuyến đi lịch sử tới Washington, nơi ông gặp Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Donald Rumsfeld. Sau đó ít lâu, một chiến hạm của hải quân Hoa Kỳ lần đầu tiên ghé thăm Thành Phố Hồ Chí Minh kể từ ngày cuộc chiến kết thúc.
    ( VOA)
  5. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Nhóm nghị sĩ vì quan hệ Mỹ - Việt: Cột mốc mới trong quan hệ Mỹ - Việt ​

    Vừa qua, nhân chuyến thăm Mỹ của đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam, tại Hạ viện Mỹ đã ra mắt Nhóm nghị sĩ vì quan hệ Mỹ - Việt. Phóng viên Thanh Niên đã tìm hiểu về sự kiện này qua Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sĩ Dũng khi ông vừa từ Mỹ trở về.
    - Xin ông cho biết đôi nét về Nhóm nghị sĩ vì quan hệ Mỹ- Việt?
    - Nhóm nghị sĩ vì quan hệ Mỹ - Việt do hai hạ nghị sĩ Rob Simmons (đảng Cộng hòa) và Lane Evans (đảng Dân chủ) làm đồng chủ tịch. Nhóm là một diễn đàn để hai bên thảo luận về nhiều vấn đề trong quan hệ song phương mà hai bên cùng quan tâm.
    - Ý nghĩa việc ra đời của nhóm là gì, thưa ông?
    - Đây là một sự kiện quan trọng trong quan hệ hai nước. Quốc hội Mỹ, như chúng ta biết, thực chất là một cơ quan ?ora lệnh?, vì rốt cục thì ngành hành pháp Mỹ không thể tự quyết định được nếu không có Quốc hội. Đặc biệt, Quốc hội là cơ quan nắm ?ohầu bao? của nước Mỹ trong từng khoản chi tiêu, dù nhỏ nhất. Việc ra đời một nhóm nghị sĩ có thiện cảm với Việt Nam trong lòng Quốc hội Mỹ là hết sức quan trọng. Nói đến vận động hành lang ở Mỹ thì chủ yếu là vận động hành lang Quốc hội, việc chúng ta có một nhóm nghị sĩ thân thiện có nghĩa là chúng ta đã có một kênh, một ?ocửa ngõ? chính thức vào Quốc hội Mỹ; và chưa bao giờ cửa ngõ này lại mở rộng như vậy.
    - Dư luận Mỹ phản ứng như thế nào về sự kiện này?
    - Đoàn chúng tôi đi đến đâu cũng nhận được sự chúc mừng của các quan chức chính quyền, doanh nghiệp, giới trí thức Mỹ, các cựu binh có thiện cảm với Việt Nam. Họ cho rằng đây là một cái mốc quan trọng trong bước phát triển quan hệ hai nước. Bản thân chủ tịch nhóm, hạ nghị sĩ Simmons, sau khi đến Việt Nam, đã thay đổi nhận thức và thấy rằng cần tham gia tích cực vào quá trình phát triển quan hệ hai nước, ông là người rất có thiện cảm với chúng ta.
    - Đây là một nhóm chủ yếu tập trung ở Hạ viện?
    - Đúng. Nhưng trước đây chúng ta không có nhiều mối quan hệ ở Hạ viện, mà chủ yếu là ở Thượng viện, nơi có nhiều thượng nghị sĩ là cựu chiến binh có thiện cảm với chúng ta, kể cả ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ hiện nay - thượng nghị sĩ John Kerry. Hạ viện cũng chính là nơi xuất phát nhiều nhất các dự luật, nghị quyết sai lệch về chúng ta. Do đặc thù của nền chính trị Mỹ cơ quan này là nơi phản ứng một cách nhanh nhạy với các sự kiện, vấn đề và cả dư luận. Chính vì vậy việc tạo ra nhóm các nghị sĩ có thiện cảm với chúng ta tại đây là điều hết sức quan trọng.
    - Nhóm có những kế hoạch gì cụ thể sắp tới?
    - Trước mắt, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Tâm Chiến sẽ có cuộc gặp với hai đồng chủ tịch mỗi tháng hai lần để trao đổi về tình hình hoạt động của nhóm. Hai bên sẽ thường xuyên tổ chức các chuyến thăm của các nghị sĩ và trao đổi ý kiến trên một số vấn đề quan tâm, đặc biệt phía chúng ta sẽ có cơ hội để trình bày một số vấn đề lâu nay chúng ta chưa có dịp tiếp cận và trình bày trước diễn đàn Quốc hội Mỹ. Quốc hội chúng ta cũng đang nghiên cứu để có một nhân viên phụ trách quan hệ với Quốc hội Mỹ tại Washington.
    - Xin cảm ơn ông!
    Xuân Danh
    (thực hiện)

    http://www.thanhnien.com.vn/TinTuc/XaHoi/2004/5/6/16144/
  6. login_123

    login_123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2003
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0

    Các nhà hoạt động và sinh viên cho biết họ sẽ phản đối việc một đại học ở Hoa kỳ dự tính sẽ treo cờ CHXHCN Việt Nam trong các buổi lễ tốt nghiệp.
    Trường California State University ở thành phố Fullerton cho biết họ dự tính sẽ cho treo cờ của CHXHCN Việt Nam và 79 nước khác trong buổi lễ tốt nghiệp được tổ chức trong tháng này để vinh danh đất nước quê hương của các sinh viên.
    Tuy nhiên một số sinh viên và các nhà hoạt động Việt Nam cho biết việc nhà trường treo cờ CHXHCN Việt Nam là thiếu đạo đức và yêu cầu nhà trường cho treo cờ của nước Việt Nam cộng hòa trước kia bên cạnh là cờ của nước Việt Nam bây giờ trong lễ tốt nghiệp.
    Nhật báo Los Angeles loan tin một số sinh viên có thể sẽ bỏ không tham dự lễ tốt nghiệp nếu cờ của miền nam trước kia không được treo trong dịp này.
    u?c netwalker s?a vo 18:26 ngy 08/05/2004
  7. pimlowee

    pimlowee Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2003
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Thật nực cười cho các "nhà hoạt động và sinh viên Việt Nam", họ còn nuôi ảo tưởng về bóng ma trong quá khứ đến bao giờ? Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Để có được sự thống nhất ấy, hàng triệu người Việt đã ngã xuống, hàng triệu gia đình đã mất đi người thân, đã rơi vào cảnh ly tán đau thương. Vậy mà ngày nay, vẫn còn có những kẻ muốn đem chút sức tàn nhằm kích động gây chia rẽ, thù hằn, bất ổn cho đồng bào Việt Nam, cho đất nước Việt Nam mà họ vốn đã không còn coi là quê hương. Để hơn 3 triệu người Việt không ngã xuống oan uổng, những người Việt yêu nước thực sự phải luôn tranh đấu và cống hiến cho một nước Việt thống nhất, độc lập, tự chủ, tự cường. Dân tộc Việt không bao giờ chấp nhận làm nô lệ, không cam chịu làm bù nhìn cho kẻ khác sai khiến.
    Nhân đây cũng có vài lời với Hoai Bach. Dân Việt lẽ nào lại chịu theo ai đó, để cho người ta sai khiến ư? Ngày xưa khi nước ta còn dưới ách đô hộ của thực dân đế quốc, lực chưa đủ thì phải dựa vào người khác, tranh thủ sự hỗ trợ của quốc tế để tiến hành giải phóng dân tộc. Ngày nay, khi đã độc lập rồi, thống nhất rồi, vận hội cũng có, lẽ nào lại cam tâm theo đuôi một nước lớn nào đó, chịu cho người ta sai khiến, tự bỏ đi nền độc lập tự chủ mà hàng triệu người Việt đã phải hi sinh xương máu mới có được? Như thế là có tội với dân tộc, với tổ tiên, với vong linh những người đã khuất. Có thể dựa vào nước lớn để phát triển, nhưng nhất thiết không lệ thuộc vào ai. Theo chú Sam ư? Chú Sam tốt và biết điều vậy sao? Bạn nghĩ sao nếu bây giờ ta là một chư hầu của Mỹ, và Mỹ ép chúng ta đưa quân đến Iraq như Hàn, Nhật, Thái, Phi... phải làm. Bạn có thấy đau xót không nếu nghe tin ở nơi đó lại có một đồng bào của bạn chết để bảo vệ lợi ích của Mỹ, được ngụy trang một cách thô thiển dưới chiêu bài "chống khủng bố". 3 triệu sinh mạng đã phải hi sinh để có một nền độc lập muôn đời cho nước Việt, tuy tổn thất to lớn nhưng đó là những sự hi sinh có ý nghĩa, thực sự đáng giá. Những cái chết để bảo vệ quyền lợi của nước khác (như Mỹ ở Iraq) dù chủ một vài mạng cũng là lãng nhách.
    Hãy ghi nhớ những lời sau của lãnh tụ Hồ Chí Minh: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng chân lý đó không bao giờ thay đổi".
    Hay "Chủ nghĩa nào mà làm cho đất nước Việt Nam được độc lập, dân tộc Việt Nam được ấm no hạnh phúc thì tôi theo"
    Đó chính là tư tưởng của một người Việt vĩ đại và thật lòng yêu nước.

Chia sẻ trang này