1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

2009 ??" Năm Thiên văn Quốc tế.

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi spaceweek, 17/05/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. spaceweek

    spaceweek Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    2009 ?" Năm Thiên văn Quốc tế.

    Chào các bạn,


    Chắc đa số các bạn yêu thiên văn trong diễn đàn này đều đã biết thông tin : Năm 2009 - được LHQ chọn là năm Quốc tế về Thiên văn ?" và UNESCO là đơn vị tổ chức chính thức

    Tôi muốn gửi tới tất cả các bạn thư ngỏ của Bà Yolanda Berenguer, đã từng sang Việt Nam năm 2005 để tổ chức Hội thảo Giáo dục vũ trụ ở Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh.

    Qua đây, tôi cũng rất mong muốn chúng ta, những người yêu thích Thiên văn, cho dù ở bất kỳ địa phương nào, thuộc VACA, HAAC hay V-SAP, sẽ cùng nhau trao đổi, nghiên cứu, giao lưu.. tổ chức các hoạt động vì sở thích của chúng ta, và vì năm Thiên văn Quốc tế 2009.

    Thân,



    Thư của bà Yolanda Berenguer

    Các bạn thân mến,

    Tôi rất vui mừng được thông báo với các bạn rằng, trong cuộc họp lần thứ 62 của Đại hội đồng Liên hiệp quốc (ngày 20/12/2007) đã tuyên bố - Năm 2009 sẽ là năm quốc tế về Thiên văn, và uỷ nhiệm cho UNESCO sẽ là đơn vị tổ chức cho tất cả các hoạt động của năm Quốc tế về Thiên văn trên thế giới.
    Mục tiêu của năm quốc tế thiên văn (IYA) là tăng cường sự quan tâm trên toàn thế giới và đặc biệt là giới trẻ, quan tâm đến thiên văn như một phần của giáo dục khoa học trong nhà trường. Nâng cao nhận thức về mối liên hệ giữa thiên văn và các lĩnh vực khác như văn hoá và lịch sử, đề cao các giá trị của thiên văn học và mối liên hệ của nó với cuộc sống.
    Tăng cường sự chia xẻ về kiến thức thiên văn giữa các quốc gia, thiết lập hợp tác, trao đổi giữa các chuyên gia nghiên cứu thiên văn cũng như những người yêu thiên văn nghiệp dư, các trung tâm nghiên cứu khoa học, các giảng viên và học sinh trên toàn thế giới?

    Tôi rất mong đợi sẽ được trao đổi và làm việc cùng các bạn để đạt được những mục tiêu nêu trên.

    Thân mến,
    Yolanda Berenguer


    Công báo của UNESCO. Số 2008-1.


    UNESCO Press Release No. 2008-1

    UNESCO designated lead agency for the
    International Year of Astronomy 2009

    Paris ngày 3/1/2008 - Bốn trăm năm trước đây, lần đầu tiên, Galileo đã ngắm nhìn các vì sao trên bầu trời bằng kính thiên văn. Để kỷ niệm cho lần đầu tiên sử dụng sáng chế tiên phong này, Liên hiệp quốc tuyên bố: năm 2009 là năm Quốc tế về thiên văn (IYA 2009) và giao cho UNESCO là nhà tổ chức chính của sự kiện này. Liên hiệp hội thiên văn quốc tế sẽ là đơn vị thực hiện.

    Năm Quốc tế về thiên văn 2009 sẽ đánh dấu tầm quan trọng của thiên văn và sự đóng góp của ngành khoa học này đối với xã hội và văn hoá, sẽ đề cao tính khoa học và các phương pháp. Thiên văn học không chỉ đại diện cho năng lực sáng tạo của loài người trên thế giới trong suốt các thiên niên kỷ, mà còn là khởi nguồn của những sáng tạo, tìm tòi khoa học và các phát minh sáng chế được áp dụng trực tiếp vào đời sống của con người.

    Với chủ đề ?oVũ trụ sự khám phá của các bạn? (The Universe, yours to discover), năm Quốc tế về thiên văn sẽ nhằm khuyến khích sự quan tâm trên toàn thế giới, đặc biệt là các bạn trẻ về Thiên văn học và khoa học nói chung.

    Khích lệ năng lực tìm tòi, khám phá và chia xẻ những kiến thức cơ bản về vũ trụ và hành tinh của chúng ta, IYA-2009 sẽ tạo ra một sự khởi đầu cho hợp tác quốc tế bỏ qua tất cả những rào cản về tuổi tác, giới tính, chủng tộc, vị trí địa lý, không gian và thời gian?

    Cho tới nay, đã có 99 quốc gia và 14 tổ chức quyết định đóng góp và tham gia vào kỷ niệm năm Quốc tế về thiên văn - một mạng lưới rộng lớn chưa từng có. kết nối các nhà nghiên cứu, tuyên truyền và giáo dục về thiên văn trên thế giới.

    Với sự hợp tác chặt chẽ cùng với tổ chức Thiên văn quốc tế (IAU), trung tâm di sản thế giới của UNESCO sẽ theo đuổi ý tưởng ?oThiên văn và Di sản thế giới? được đưa ra vào năm 2003 nhằm đề cao mối liên hệ mật thiết giữa văn hoá và thiên văn.

    Chương trình Giáo dục Vũ trụ của UNESCO (SEP) thường xuyên tổ chức các hội thảo giáo dục vũ trụ cho học sinh và giáo viên tại bậc trung học ở các nước đang phát triển trong khuôn khổ hợp tác với Bộ Giáo dục Đào tạo và Bộ Khoa học Công nghệ của quốc gia đó (trong đó có Việt Nam - hội thảo vào tháng 3/ 2005). Chương trình SEP cũng đã trao tăng một số kính thiên văn cho các trường phổ thông nhờ tài trợ của Công ty thiết bị Meade và các tổ chức hàng không vũ trụ trên thế giới trong chương trình ?oPermission to Dream?.





    ****

    Tìm hiểu thêm thông tin về thiên văn và Di sản thế giới tại Website
    http://whc.unesco.org/en/activities/19

    Tìm hiểu them thông tin về Năm Thiên văn quốc tế 2009 tại Website:
    http://www.astronomy2009.org/

    Địa chỉ liên lạc:

    UNESCO Space Education Programme: Yolanda Berenguer; Tel: +33-1-45684171; E-mail: y.berenguer@unesco.org

    IAU Press Officer/Secretary of IAU IYA2009 Executive Committee Working Group: Lars Lindberg Christensen; Tel: +49-89-32-00-63-06; Cellular: +49-173-3872-621; E-mail: lars@eso.org

  2. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Về kế hoạch của Việt Nam cho năm thiên văn quốc tế, mình có trao đổi với các thầy ở Hội Thiên Văn, thì được biết kế hoạch đang chờ nhà nước duyệt và sẽ làm lớn để tạo một cú hích cho thiên văn Việt Nam giống như sự kiện nhật thực 2009.
    -----------------------------------------------------------------------
  3. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    HAAC cũng nhận được email của tổ chức Astronomers Without Borders "Những Nhà Thiên Văn Không Biên Giới" tổ chức lãnh đạo các chương trình quảng bá và các project cộng đồng cho năm thiên văn 2009. Các CLB của Việt Nam có thể xin gia nhập mạng lưới các CLB nghiệp dư để cùng thực hiện các kế hoạch toàn cầu cho năm thiên văn 2009 .
    ----
    Trích email
    From: Manoj Pai IYA2009
    To: hcmc.astroclub@gmail.com
    Cc: Mike Simmons
    Sent: Friday, April 25, 2008 9:26 AM
    Subject: Astronomers Without Borders - VIetnam
    Hello Tuan Nguyen Anh
    I got your email id from the World Space Week site and am happy to learn that you happen to be the coordinator of your country. I also note that you are the representative of the Hochiminh City Amateur Astronomy Club (HAAC).
    I would like to introduce you to a new worldwide astronomy organization -- Astronomers Without Borders -- and invite you to join us. Astronomers Without Borders is building a global network based on our common interest in astronomy. The boundaries we place between us vanish when we look skyward. Despite differences in viewpoints, beliefs or biases, we share the same view of the Universe. Whoever, whatever or wherever we are, we all see the same sky.
    We invite your organization to become an Affiliate of Astronomers Without Borders. The Affiliate network is the core of the Astronomers Without Borders community and our projects. Our goal is to have 1000 Affiliates by the end of 2009. The Community Center on our web site has a searchable database where Affiliates and others can find clubs or other organizations that are nearby, or have similar interests despite being half-way around the world.
    There are no dues or anything asked of Affiliates. Rather, Astronomers Without Borders is meant to aid others and bring groups together. Updates and announcements about our progress and activities are sent to Affilates on a regular basis. Affilites can use the forums and galleries to connect with others, and can take part in Astronomers Without Borders projects.
    The year 2009 will provide many new opportunities for all astronomy organizations. The International Year of Astronomy 2009 is being organized by the IAU and UNESCO to raise the awareness of the importance of astronomy with the public worldwide. All astronomy-related organizations will have a role to play in this unprecedented effort and Astronomers Without Borders has an important leadership role in the programs that will most involve amateur astronomers.
    The response to Astronomers Without Borders so far has shown that it is an idea whose time is now. I hope you''''ll join us. Visit our web site at www.astronomerswithoutborders.org and learn what we do what we have planned. Visit the Affiliate page for a sampling of current Affiliates, or search the database for Affiliates in certain countries that share your interests. We''''ve recently redesigned the web site and new features are being added regularly.
    To join as an affiliate, you can also go directly to this page
    http://www.astronomerswithoutborders...arch&Itemid=52
    Please write to Mike Simmons, with any questions or comments you may have.
    Mike Simmons
    President, Astronomers Without Borders
    26500 West Agoura Road, Suite 102-618
    Calabasas, CA 91302
    USA
    Phone: +01 818 597-0223
    www.astronomerswithoutborders.org
    mikes@astronomerswithoutborders.org
    ------------------------
    Lược dịch
    Tôi muốn giới thiệu với anh một tổ chức thiên văn toàn cầu mới - Tổ chức Nhà thiên văn không biên giới - và muốn mời các bạn tham gia với chúng tôi. "Nhà thiên văn không biên giới" đang xây dựng một mạng lưới toàn cầu với những người có chung một tình yêu thiên văn học. Biên giới ngăn cách giữa chúng ta như mất đi khi chúng ta cùng nhìn chung một bầu trời. Mặc dù ở các khác nhau về địa điểm, đức tin hay chính kiến, nhưng chúng ta cùng chia sẻ một cái nhìn như nhau với vũ trụ. Bất cứ ai, bất cứ điều gì, bất cứ nơi nào, chúng ta đều có chung một bầu trời.
    Chúng tôi xin mời CLB các trở thành Hội Viên (Affiliate) của tổ chức "Nhà thiên văn không biên giới". Mạng lưới các hội viên sẽ là hạt nhân của công đồng Astronomers Without Borders (AWB) và trong các dự án thực hiện của chúng tôi. Mục tiêu của chúng tôi là đạt được con số 1000 hội viên đến cuối năm 2009.
    Trung tâm thông tin trên website của chúng tôi nơi có thể tra cứu dữ liệu để tìm ra các hội viên và có thể tìm ra các CLB cũng như các tổ chức gần với nhau, hoặc có cùng chung các sở thích bất chấp khoảng cách cả nửa vòng Trái Đất đi chăng nữa .
    Sẽ không có hội phí hay bất kì đòi hỏi nào để trở thành hội viên. Ý nghĩa của AWB là giúp đỡ lẫn nhau và liên kết các nhóm với nhau. Các cập nhật và thông báo của tổ chức về sự tiến triển cũng như các hoạt động sẽ được gửi đến các hội viên theo định kỳ. Các hội viên có thể dùng các diễn đàn các trang ảnh (galleries) để kết nối với nhau, và có thể tham gia các dự án của AWB
    Năm 2009 sẽ mang đến rất nhiều cơ hội mới cho tất cả các tổ chức thiên văn. Năm Thiên Văn Quốc Tế 2009 sẽ được tổ chức bởi Hiệp Hội Thiên Văn Quốc Tế (IAU) và UNESSCO để nâng cao tầm nhận thức về thiên văn học trên cả thế giới. Tất cả các tổ chức thiên văn có liên hệ với nhau sẽ đóng một vai trò trong nỗ lực chưa từng có này, và AWB lẽ là tổ chức lãnh đạo quan trọng trong các chương trình bao gồm các nhà thiên văn nghiệp dư trên thế giới.
    Trách nhiệm của AWB sẽ còn nhiều hơn thế nữa. Tôi hi vọng các bạn sẽ tham gia cùng với chúng tôi. Hãy vào trang web www.astronomerswithoutborders.org để biết những việc và các kế hoạch thực hiện của chúng tôi....
    ....
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 08:22 ngày 19/05/2008
  4. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Như vậy là một kế hoạch lớn cho IYA2009 như đã mong đợi cho Việt Nam đến lúc này đã không có (hoặc không phổ biến). Đã bước sang năm 2009 rồi, chắc hẳn từng CLB thiên văn đã có kế hoạch riêng để chào mừng năm thiên văn quốc tế.
    Riêng tôi rất mong muốn sẽ có một chương trình lớn cấp quốc gia, và đã từng liên hệ, trông đợi hi vọng nhưng rồi...
    Có lẽ chúng ta phải tự chủ động thôi. Khó có thể thực hiện được các chương trình lớn vì khả năng giới hạn nhưng có lẽ phải làm những gì đó để năm 2009 thật sự là năm thiên văn.
    Ngoài các chương trình riêng của HAAC tôi có thể đề nghị một số chương trình có thể thực hiện với qui mô toàn quốc và mong muốn anh em cùng đề nghị thêm:
    - Mở rộng thực nghiệm do bán kính trái đất. Đặc biệt hiện nay thực nghiệm này đã mang tính quốc tế khi chúng ta sẽ tham gia đo cùng rất nhiều nhóm ở các nước khác.
    (Các thực nghiêm thiên văn khác có thể thực hiện mang tính cộng đồng.)

    - Dự án 100 kính thiên văn giá rẻ, HAAC đã đặt hàng sơ bộ. Sẽ cố gắng tìm được nguồn kinh phí, để lấy số kính này và có thể được nhiều hơn nữa. (Cái này có thể bế tắc vì vướng thủ tục, giấy tờ ...)
    - Tổ chức đêm thiên văn: các CLB các nhóm thiên văn đồng loạt quan sát trong đêm và chia sẻ với nhau qua điện thoại di động...
  5. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    100 giờ cho Thiên Văn Học, cuộc marathon quan sát thiên văn
    Nếu bạn có kính thiên văn, hãy đánh dấu đỏ các ngày đầu tháng 4 từ 2 đến 5/4/2009 để tham gia sự kiện marathon quan sát thiên văn chưa từng có từ truớc đến nay.
    Chuỗi sự kiện quan sát thiên văn liên hoàn là sự kết nối của khắp các nơi trên trái đất. 24 giờ theo vòng quay của Trái Đất, khi Mặt Trời vừa lặn xuống, các CLB thiên văn, các nhóm... hoặc bất kì ai có kính thiên văn sẽ tổ chức các sự kiện quan sát dành cho cộng đồng giúp cho mọi nguời như gần với bầu trời hơn.
    Đây là một sự kiện thiên văn cộng đồng tổ chức trong năm Thiên Văn Thế Giới 2009, góp phần nâng tầm hiểu biết của mọi nguời về thiên văn học, kỷ niệm 400 năm nhà thiên văn vĩ đại, Galieo sử dụng kính thiên văn khám phá bầu trời.
    ---
    Việt Nam chưa có nhóm nào đăng ký tham gia.
    Các bạn có thể tham gia đăng ký sự kiện của mình tại trang web
    http://100hoursofastronomy.org/
    Hoặc nếu không rành tiếng Anh thì có thể đăng ký tại đây để mình đăng ký giúp.
    Sau khi tổ chức quan sát cho cộng đồng của mình các bạn có thể gửi hình ảnh, tường thuật để chia sẻ với bạn bè thế giới.
    HAAC sẽ tổ chức tại tp.HCM và chi nhánh của nhóm tại Pleiku cũng sẽ tổ chức
  6. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Ngày 4/4 này nếu không có gì trục trặc về thời tiết. HAAC sẽ tổ chức quan sát tại trường Lê Hồng Phong. Đặc biệt đây là buổi quan sát với số lượng rất đông vì là dịp các bạn học sinh từ các tỉnh thành từ miền trung đổ vào nam tham dự kì thi Olympic 30/4 tại trường.
    Đây là dịp quảng bá thiên văn hết sức tốt mà không dễ gì có được.
    Hi vọng các CLB thiên văn bạn cũng tham gia vào cuộc quan sát marathon này.
    Vừa qua HAAC nhận được lời mời của trường Lê Hồng Phong cũng đã tổ chức một buổi quan sát thiên văn cho các em ở đây.
    Bài tường thuật trên báo tuổi trẻ
    Đêm ngoại khóa với trăng sao
    TT - Gần 20g, nhìn bầu trời toàn một màu đen, không một vì sao, thầy Nguyễn Thành Tương, thỉnh giảng môn vật lý và thiên văn Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM), kiên quyết: ?oVẫn tiến hành?.
    Đúng như lời thầy nói, một lát sau, những ngôi sao lần lượt xuất hiện trên bầu trời bên cạnh mặt trăng tròn vành vạnh. Đèn sân Lam Sơn vụt tắt, một màu đen phủ xuống và bài giảng bắt đầu: ?oBa ngôi sao thẳng hàng này nằm trong chòm sao Orion, vì thế còn được gọi là thắt lưng của Orion. Từ thắt lưng Orion kéo thẳng xuống tay trái có một sao sáng xanh là sao Sirius trong chòm Đại Khuyển, kéo về tay phải là sao Aldebaran màu đỏ cam trong chòm sao Taurus (Kim Ngưu). Từ thắt lưng Orion đổ lên là hướng bắc, xuống phía dưới là hướng nam, bên tay trái là hướng đông, tay phải là hướng tây??.
    Đó là phần hướng dẫn xem sao của chị Loan (CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM) với đèn laser màu xanh thẳm nổi bật trong màn đêm. Tay chị cầm đèn hướng đến ngôi sao nào trên bầu trời đều kéo theo những tiếng reo hò: ?oỒ, à, đã quá?? của các học trò lớp 10, 11, 12 chuyên lý.
    Sau phần hướng dẫn đầy sinh động, bạn nào cũng phấn khích, nháo nhào bật đèn pin lên, từng nhóm cặm cụi tìm vị trí các sao trong bản đồ rồi đối chiếu trên bầu trời. Xuân Đào (lớp 11) chỉ tay lên bầu trời nhanh nhảu: ?oĐó là Sirius - sao sáng nhất, còn đây là các sao tập hợp thành hình tam giác đều, lục giác đều? Học lý thuyết chỉ thấy mô tả nên hơi khô khan. Đến khi thấy tận mắt mới thấy đẹp và thích thú?. Thầy Tương bật mí: ?oXác định được chòm sao Orion là điều căn bản để ta có thể xác định được vị trí các ngôi sao và phương hướng?.
    Các anh chị trong CLB vừa chỉnh máy vừa trả lời các câu hỏi của học trò: ?oLàm sao phân biệt được ngôi sao và các hành tinh, sao ngôi sao này chỉ có một đốm sáng?...?. Bài học ?ohỏi-đáp? thực tế đã khiến các bạn khám phá bài học về thiên văn qua những trò chơi bổ ích. Sau khi quan sát bằng kính thiên văn, Thanh Hằng (lớp 11) tỏ vẻ tiếc nuối: ?oTrăng hôm nay tròn quá nên không nhìn thấy miệng hố ở trên đấy?.
    Trong các trò chơi, HS được chia ra thành nhóm để trao đổi với nhau qua các câu hỏi vui và thực hành chỉnh máy. Thầy Tương cười bảo: ?oLúc trước chúng tôi có tổ chức cho các em đi thực địa. Thực địa thì thuận lợi cho việc quan sát bầu trời nhưng không thể quan sát kỹ các ngôi sao vì thiết bị cồng kềnh khó mang theo. Tuần rồi cũng dự định làm nhưng mưa tầm tã cả đêm nên phải hoãn lại?. Giờ ngoại khóa của môn thiên văn kéo dài đến tận 22g nhưng xem ra bạn nào cũng hớn hở trước những gì mình từng nhìn mà chưa ?othấy?.
    Buổi ngoại khóa thiên văn với việc khám phá bản đồ sao di động? đã làm học trò mê mẩn. Nhìn học trò hào hứng trong đêm, thầy Tương không giấu niềm vui: ?oHọc quan trọng nhất là thực hành. Phải tự mình làm, tự mình chạm tay vào thì mới có niềm yêu thích môn học?.
    ANH THẢO

    Ảnh buổi quan sát:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  7. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
    CLB Thiên Văn Nghiệp Dư TP.HCM (HAAC)
    Tổ Vật Lý Trường Chuyên Lê Hồng Phong
    ĐÊM THIÊN VĂN 4/4/2009
    Tham gia chương trình ?o100 hours of astronomy? tổ chức bởi
    Hiệp Hội Thiên Văn Thế Giới (IAU)
    [​IMG]
    Năm 2009 được Hiệp hội thiên văn thế giới (IAU) và UNESCO chọn là năm thiên văn thế giới để kỷ niệm 400 năm nhà bác học Galieo sử dụng kính thiên văn khám phá bầu trời. Trang web của IYA2009 http://www.astronomy2009.org
    Một trong những hoạt động trong năm 2009 sẽ được IAU tổ chức là chương trình "100 giờ cho thiên văn học" (100 hours of Astronomy) kéo dài từ ngày 02/04/2000 f 05/04/2009.
    "Nếu bạn có kính thiên văn, hãy đánh dấu đỏ các ngày đầu tháng 4 từ 2 đến 5/4/2009 để tham gia sự kiện marathon quan sát thiên văn chưa từng có từ truớc đến nay?. Đó là lời giới thiệu trên website của IAU đăng trên trang web http://www.100hoursofastronomy.org
    Sự kiện quan sát thiên văn này là sự kết nối của khắp các nơi trên trái đất. 24 giờ theo vòng quay của Trái Đất, khi Mặt Trời vừa lặn xuống, các CLB thiên văn, các nhóm... hoặc bất kì ai có kính thiên văn sẽ tổ chức các sự kiện quan sát dành cho cộng đồng giúp cho mọi nguời như gần với bầu trời hơn.
    Đây là một sự kiện thiên văn cộng đồng tổ chức trong năm Thiên Văn Thế Giới 2009, góp phần nâng tầm hiểu biết của mọi nguời về thiên văn học, kỷ niệm 400 năm nhà thiên văn vĩ đại, Galieo sử dụng kính thiên văn khám phá bầu trời."
    Sau khi tổ chức quan sát, các nhóm sẽ gửi hình ảnh về cho IAU và những hình ảnh này sẽ được đăng lên website của chương trình để chia sẻ với bạn bè khắp nơi trên thế giới.
    Cùng với cả thế giới vào tối thứ 7, 4/4/2009, CLB Thiên văn nghiệp dư phối hợp cùng Tổ Vật Lý PTTH Lê Hồng Phong sẽ tổ chức Đêm Thiên Văn:
    Thời gian: Từ 19h00 ?" 22h00 Thứ bảy ngày 04/04/2009
    Địa điểm: Hội trường Trường PTTH Chuyên Lê Hồng Phong, Số 235 Nguyễn Văn Cừ Q5, TP.HCM
    Mục đích: Giới thiệu về Năm thiên văn 2009 đến nhiều bạn trẻ yêu thích thiên văn và giúp các bạn học sinh, sinh viên tiếp cận với bầu trời hơn.
    Thành phần tham dự: Vào của tự do
    ? Trường Lê Hồng Phong: Thầy cô và học sinh trường Lê Hồng Phong
    ? Các thầy cô và các bạn học sinh các trường PTTH các tỉnh thành đang tham gia kỳ thi Olympic 30/4.
    ? Các thành viên của CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM
    ? Những người yêu thích thiên văn và muốn quan sát bầu trời
    Số lượng người tham gia dự kiến từ 250 đến 300 người.
    Chương trình Đêm Thiên Văn
    Phần 1: Giới thiệu năm thiên văn 2009 và kiến thức về bầu trời sao
    - Từ 19h00 ?" 19h30: Giới thiệu năm thiên văn 2009 và chương trình ?o100 hours of Astronomy?
    - Từ 19h30 ?" 20h00: Giới thiệu về bầu trời đêm, các chòm sao và những vật thể sẽ quan sát bằng kính thiên văn
    Phần 2: Quan sát bầu trời với kính thiên văn
    Nội dung quan sát sẽ diễn ra tại sân bóng Lam Sơn của trường Lê Hồng Phong. Có thể vào cổng Số 252 Trần Bình Trọng, Q5
    Từ 20h00 ?" 21h45: Quan sát thiên văn với các nhóm:
    f Nhóm kính thiên văn quan sát mặt trăng
    f Nhóm kính thiên văn quan sát Sao Thổ
    f Nhóm kính thiên văn quan sát tự do
    f Nhóm hướng dẫn quan sát các sao và chòm sao với đèn laser, bản đồ sao
    - Từ 21h45 - 22h00: Kết thúc chương trình quan sát
    Mọi chi tiết xin liên hệ:
    Trưởng Ban Tổ Chức: Huỳnh Phương Loan ĐT: 0983506239
    Phó Ban Tổ Chức: Nguyễn Anh Tuấn ĐT: 0989071359
    ------------------------
    Các bạn tham gia tổ chức đến địa điểm trước 5h chiều thứ 7
  8. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
  9. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Đêm thiên văn vừa được tổ chức tối hôm qua tại TP.HCM
    http://vietnamnet.vn/khoahoc/2009/04/840229/
    ----------------
    TP.HCM: ?oĐêm thiên văn? thu hút hàng trăm học sinh
    18:16'' 05/04/2009 (GMT+7)
    - Ngày 4/4, Câu lạc bộ Thiên văn nghiệp dư TP.HCM (HAAC) đã tiến hành tổ chức ?oĐêm thiên văn? tại Trường chuyên Lê Hồng Phong. ?oĐêm thiên văn? đã thu hút hàng trăm học sinh tham dự...
    Chương trình ?oĐêm thiên văn? được HAAC phối hợp với Tổ vật lý Trường chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM đã quy tụ được hàng trăm các bạn học sinh yêu thích thiên văn tới tham dự.
    ?oNăm thiên văn quốc tế 2009? là sáng kiến của Hội Thiên văn quốc tế (IAU) và Tổ chức Văn hóa, Giáo dục và Khoa học LHQ (UNESCO), được Italia, quê hương của Galilei ủng hộ cùng hơn 99 quốc gia và 14 tổ chức tham gia. Mục tiêu của sáng kiến này là thúc đẩy hơn nữa sự quan tâm cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ, với hoạt động quan sát và khám phá bầu trời.
    IAU tuyên bố, ?oNăm thiên văn quốc tế 2009? sẽ nêu bật sự hợp tác quốc tế vì các mục tiêu hòa bình, đó là nghiên cứu về vũ trụ sơ khai và khám phá những di sản chung nhằm gắn kết tất cả mọi người trên hành tinh...
    Tại ?oĐêm thiên văn" nói trên, các bạn học sinh, sinh viên yêu thích thiên văn trường chuyên Lê Hồng Phong đã được các thành viên của HAAC giới thiệu về chương trình 100 giờ thiên văn.
    Trong phần giới thiệu về bầu trời đêm, các thành viên HAAC đã giới thiệu về bầu trời đêm với các chòm sao như: chòm sao Bắc đẩu- chòm sao Gấu lớn, chòm sao Thợ săn, chòm sao Thiên nga-Thập tự phương Bắc, chòm sao Crux- Thập tự phương Nam để các bạn học sinh tiện quan sát, theo dõi.
    Phần quan sát bầu trời bằng kính thiên văn với các nhóm quan sát mặt trăng, sao Thổ được các bạn học sinh Trường chuyên Lê Hồng Phong hào hứng hơn cả.
    ?oĐây là lần đầu tiền em được dùng kính thiên văn để quan sát mặt trăng. Em chưa bao giờ được nhìn thấy hình ảnh mặt trăng rõ nét như thế này. Thậm chí, em còn nhìn thấy núi và rất nhiều miệng hố thiên thạch trên mặt trăng? - bạn Tuấn, học sinh Trường chuyên Lê Hồng Phong hào hứng nói.
    Còn bạn Mai (Trường chuyên Lê Hồng Phong) lại cho biết, ngoài việc nhìn thấy rất nhiều miệng hố thiên thạch trên mặt trăng, Mai còn quan sát được vành xung quanh sao Thổ và các chòm sao một cách rõ nét.
    Dưới đây là một số hình ảnh tại ?oĐêm thiên văn? diễn ra tại sân bóng Lam Sơn, Trường chuyên Lê Hồng Phong vào tối 4/4.
    ----------
    Ảnh trên vietnamnet ẹ quá, mình sẽ post các hình do CLB chụp.
  10. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Ảnh về cuộc marathon quan sát thiên văn ở khắp nơi trên thế giới trong đó có Việt nam đang được cập nhật tại
    http://www.100hoursofastronomy.org/photo-galleries
    Một số ảnh Đêm Thiên Văn do HAAC và Trường Chuyên Lê Hồng Phong cùng tổ chức tại TP.HCM
    Giới thiệu về IYA2009 và 100 AH trong hội trường với sự tham gia của gần 200 bạn trẻ từ trường LHP, các tỉnh miền trung và nam đang dự kỳ thi 30/4 và các thành viên của HAAC
    [​IMG]
    Quan sát mặt trăng qua webcam
    [​IMG]
    Hướng dẫn các chòm sao với đèn laser
    [​IMG]
    Ảnh quan sát với gần 20 kính thiên văn các loại đặc biệt là các kính tự chế với thông số cao và cả bộ phận bám mục tiêu cũng tự chế.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Ảnh này chụp thật đẹp
    [​IMG]
    [​IMG]
    Những người tham gia tổ chức đêm thiên văn.
    [​IMG]
    Ttvnol lấy mất quá nhiều thời gian của tôi trong việc resize ảnh
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 18:38 ngày 06/04/2009

Chia sẻ trang này