1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

220V vs. 110V

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi 7604, 08/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Tối qua nằm ngủ tự nhiên nghe thấy hai người cải nhau lý do dùng 220v với 110v. Giựt mình lên mạng xem thì hầu hết các tài liệu đều không thống nhất chủ yếu dựa vào ý kiến người viết. Không biết tại VN mình dựa vào cái gì để chọn 220V các bạn có cao kiến gì không?
    ============================
  2. kehanhhuong

    kehanhhuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    Nếu em nhớ không nhầm thì VN trước đây dùng điện 110V. Hồi em còn nhỏ, khoảng năm 84-85(không nhớ chính xác), có một đợt đổi cấp điện áp mạng hạ áp lên 220V. Các nhà đều phải thay biến thế, đồ dùng điện. Các biến thế cũ nếu nhà nào còn vẫn có đầu ra 110 V.
    Còn 220 vs. 110 thì chắc không nói cái nào hơn cái nào đuợc. Hiện nay vẫn tồn tại cả hai loại đấy thôi. Châu Âu dùng điện 220, Bắc Mỹ và Nhật dùng điện 110 (100?). Em nghĩ thế này
    - Điện 220V: Ăn dòng ít, tổn hao điện áp trong mạng hạ áp thấp. Nhưng nhược điểm là không an toàn
    - Điện 110V: đặc điểm ngược lại, cần dòng nhiều hơn, vì vậy tổn hao điện áp trong mạng nhiều. Bù lại, ít nguy hiểm cho người hơn
  3. opentdoors

    opentdoors Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2004
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    0
    Ưu nhược điểm của 110 và 220 V thì bác Ke_hanh_huong nói là tương đối dầy đủ rồi.
    Theo mình nghĩ thì chọn loại nào là theo chính sách công nghiệp hoá của Nhà nước. Một khi đất nước xây dựng nền công nghiệp hoá theo chuẩn của châu Âu, xác định các chủng loại thiết bị xuất xứ từ châu Âu, thì tốt nhất chúng ta xây dựng 1 cơ sở hạ tầng phù hợp.
    Một số quốc gia khác vẫn dùng song song cả hai loại hay chỉ 110, theo mình là do họ có 1 nền công nghiệp mạnh và có bề dày, thay đổi tốn kém hơn là xây dựng // 1hệ thống 220 bên cạnh, và họ đủ khả năng khắc phục các yếu điểm của loại 110
  4. Htthanh

    Htthanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/05/2001
    Bài viết:
    730
    Đã được thích:
    0
    EM thì nghĩ là thằng nào giàu, có nhiều diều kiện về kinh tế thì dùng 110 vì nó an toàn, giật khó chết, nhưng tiêu hao trên dây dẫn lớn do dòng tăng gấp đôi, còn 220 thì giật dễ chết nhưng tiêu hao dòng trên dây dẫn thấp.
  5. opentdoors

    opentdoors Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2004
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    0
    Em nè, em nghèo chết mẹ mà vẫn phải xài 110 cho cái ampli Onkyo của em.
  6. Htthanh

    Htthanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/05/2001
    Bài viết:
    730
    Đã được thích:
    0
    Ấy thế đấy bác ạ.
    Em cũng phải dùng 110 cho toàn bộ cái hệ nghe nhìn của em, ở ta dùng 110V là thể hiện cái nghèo tàn mạt bác ạ
  7. bianconeri194

    bianconeri194 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/03/2003
    Bài viết:
    1.455
    Đã được thích:
    1
    Hóa ra 2 bác cũng xài 110 à, em mua cái TV 220V nhưng hạ cái biến thế xuống 110 qua 1 cục cách ly nữa cho cả âm ly và tivi, cho nó bảo đảm í mà
  8. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Có lẽ nói ra thì sẽ có người cảm thấy khó tin khi đọc được một số tài liệu cho rằng 220V "Dường Như" an toàn hơn 110V. Trong công việc tôi đã gặp nhiều bất ngờ, vì vậy tôi không vội vàng kết luận mà tiếp tục nghe họ lý giải thì nó cũng có cái lý của nó.
    - Trên lý thuyết thì dòng 220V sẽ tạo ra cường độ lớn hơn khi đi qua cùng một điện trở so với dòng 100V. Từ đó dẫn đến một suy nghĩ sai lầm rằng dòng 220V nguy hiểm hơn đối với con người so với dòng 110V; vì cả hai dòng 110V hay 220V đều có khả năng chết người như nhau. Cái lý thuyết sai lầm đó ăn sâu vào người thợ cũng như người sử dụng họ dể dàng thờ ơ khi làm việc hay tiếp xúc với dòng 110V và tai nạn chết người lại xảy ra nhiều hơn ở nơi sử dụng dòng 110V chứ không phải dòng 220V. Ngược lại, khi cường độ của dòng 220V đi qua người là 2x thì hầu như hiếm khi xảy ra trường hợp cơ thể con người có một giá trị thật nào để 1x không gây chết người. Cái may mắn đó gần như chỉ có ông trời mang đến....Các bạn có thể đồng ý hoặc không đồng ý về hai con số 220 và 110 nhưng đừng để cái ý tưởng "ít nguy hiểm hơn" của dòng 110V tạo ra những sai lầm đáng tiết với cá nhân mình và những người xung quanh.
    - Tôi không hiểu rõ lắm về nghĩa "ăn dòng ít" nhưng các bạn đều nghĩ rằng mạng hạ áp ít tổn hao hao hơn khi dùng dòng 220V. Để truyền tải đi xa chúng ta cần nâng điện áp lên cao để giảm hao hụt và tiết kiệm dây dẫn nhưng đó là trên mạng cao thế và trung thế với những khoảng cách tính bằng Km. Khi bước vào mạng tiêu dùng với khoảng cách tính trên mét về hệ thống luôn chẻ nhỏ thì liệu sự chênh lệch các hệ số đó giữa 220V và 110V còn thật sự chính xác không? Có thể có nhưng trong hoàn cảnh này và cũng có thể là không trên những hoàn cảnh khác. Mạng hạ áp chịu ảnh hưởng mạnh bởi những thiết bị tiêu thụ hơn là thiết bị cung cấp, vậy lúc này sự hao tốn do dòng điện hay thiết bị điện và phương pháp cung cấp điện là đáng kể?
    - Cái thứ 3 mà các bạn đề cập đến là kinh tế. Đây có lẽ là một yếu tố quan trọng vì nếu ta dùng dòng 110 thì chắc rằng tiền điện hàng tháng của mỗi nhà với cùng nhu cầu sẽ ít hơn. Ở đây thì đúng là "thằng Giàu" mới có điều kiện chuyển đổi nếu như thật sự dòng 220 và dòng 110 có cùng tính năng. Tuy nhiên nếu tiền điện hàng tháng của dân giảm xuống thì ngành điện VN "HIỆN TẠI" sẽ ra sao?
    - Cuối cùng là chuẩn. Đây là một trong những thứ quyết định mà hình như ngoài câu trả lời là nền tảng của ta dựa theo châu Âu và kỷ thuật của ta cũng gần với Liên Xô và đông Âu thì việc chọn lựa là đương nhiên. Nhưng nếu như phone đang từ GSM chuyển sang CDMA dù gặp nhiều khó khăn về tốn kém thì cũng có nghĩa là việc chuyển đổi không phải không thể xảy ra ở những nghành khác.
    Tôi nói với các bạn đây là câu chuyện tôi nghe trong giấc ngủ. Thật vậy, làm việc ở Mỹ hầu như về đến nhà cũng chẳng có giấc ngủ yêu. Có những lúc tạm quên được công việc thì những ước mơ thời còn đi học, những câu chuyện thời còn đá banh, thậm chí những câu chuyện trên vtv4, vnexpress luôn hiện ra. Chúng ta luôn nói đến nào là lượng điện tiêu thụ của VN sẽ tăng lên gấp rưỡi, gấp đôi trong 10, 20 năm tới nào là xây dựng điện nguyên tử, thủy điện, tiết kiệm điện....cái nào cũng đòi hỏi chấp nhận rủi ro, hy sinh, và tiền bạc nhưng câu hỏi ngốc nghếch nhất là thay đổi hệ thống điện tại sao không được đặt ra? Hay vì chúng ta đã quá quen với những gì chúng ta được học, được dạy và đang làm, đã có mà cho đó là con đường duy nhất phải đi? Không có một con đường nào không phải trả giá, chưa chắc con đường nào luôn rẻ hơn và tốt hơn trong mọi trường hợp mọi thời gian.
    À mà quên, có lẽ chỉ khi nào tôi được làm thủ tướng như trong ttvnol này cho phép thì mới có quyền chất vấn bộ trưởng bộ công nghiệp và thay đổi hướng đi. Có một vấn đề quan trọng mà tôi muốn hỏi các bạn là nếu như dòng 220V đột nhiên trở thành 110V thì những biện pháp nào để tạm thời không ảnh hưởng đến những nhu cầu tiêu dùng và so với thay mới toàn bộ thiết bị hay một số nhỏ thì thời gian lấy lại so với tiền điện giảm xuống sẽ có thể cân bằng trong bao lâu? Đây có phải là một cơ hội tạo ra hàng ngàn công việc cho chúng ta không? Đây có phải là cơ hội cho sự sáng tạo không? Đây có phải là cơ hội cho chúng ta học hỏi, phát huy và tiến bộ không?
    Và cuối cùng của ngày hôm nay là chúng ta sử dụng 50hz nếu chuyển thành 60hz thì sao? Nó ảnh hưởng gì đến thay đổi cơ cấu hệ thống 220V và 110V không? Câu trả lời này gần như không có trên mạng, cho nên tôi hy vọng sẽ tiếp thu được những điều thú vị.
    =====================
  9. kehanhhuong

    kehanhhuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    Đoạn này thì đồng ý với bác 7604. Khác nhau về sự nguy hiểm không rõ rệt lắm, xét cả về nguy hiểm gây ra do dòng điện đi qua người, và về nguy cơ gây hỏng cách điện, dẫn đến chạm chập.
    Đoạn này thì em không hiểu bác định nói gì, nhất là chỗ bôi vàng. Chỉ là vấn đề ngôn ngữ thôi, không có ý chê bai gì cả. Bác có thể giải thích lại được không, bằng tiếng Anh cũng được.
    Không có chuyện này đâu bác ạ. Bác làm IT nhiều quên bớt mất kiến thức cơ bản rồi
    Thay đổi này là không thể thực hiện được. Nếu làm vậy người ta phải thay đổi toàn bộ các máy phát trong hệ thống điện. Chưa kể chi phí phát sinh cho việc thay thế các thiêt bị dùng điện không tương thích. Kỹ thuật hiện nay cho phép kết nối mạng điện 50 Hz và 60 Hz qua đường dây 1 chiều HDVC. Việc đặt vấn đề đổi tần số cho lưới điện hiện tại theo em là hoàn toàn không có cơ sở.
    Được kehanhhuong sửa chữa / chuyển vào 05:22 ngày 09/06/2004
  10. TuansanPhaply

    TuansanPhaply Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2004
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    110 V hay 220 V xoay chiều cũng đều có thể gây chết người cả, tùy ở phước đức ông bà thôi ... Nhưng mà hồi bé, em thấy mấy anh thợ điện dùng ngón tay trỏ và ngón cái cầm vào cả hai sợi 1 lượt ( Tất nhiên là chân có cách đất ) ....em thì chưa dám thử kiểu này dù là đã bị cả 220, 110 giựt khá nhiều !
    Ở bắc Mỹ, ông nhà đèn bắt buộc phải đưa vào nhà klhách hàng 1 lượt 4 sợi dây gồm : 2 sợi nóng, mỗi sợi 115 V, 1 sợi neutral, 1 sợi ground . Các xứ lạnh thì tối thiểu đường vào phải là 100 A cho mỗi nhà, thường thì 200 A . ( Đó mới là điện dân dụng )
    Những thiết bị gia dụng tiêu thụ dưới 1500 W như : Máy sấy tóc, nồi cơm điện, tủ lạnh ampli ...sẽ dùng nguồn 115 V tức là 1 dây nóng, 1 dây neutral . Nguồn điện 115 V này phải qua breaker 15 A, wire size 14 ...; không được dùng 1 nguồn chung cho tất cả mọi thứ rồi gắn vào 1 breaker lớn ...Đây là quy định bắt buộc .
    Sưởi điện ( trừ sưởi điện xách tay ) , bếp điện, máy lạnh trung tâm được dùng bằng 2 sợi nóng và 1 dây ground để có 230 V ....các loại cắm điện phải có hình thức hoàn toàn khác với 115 V để phân biệt cho khỏi cắm nhầm ... nguồn 230 V này không hạn chế cường độ, ( sưởi trung tâm cho 1 cái nhà nhiều khi ngốn 120 A -230 V ) dễ dàng .
    Âu châu và các nước Á châu dùng nguồn 220 V không phải là để an toàn hơn mà có lẽ để tiết kiệm được tiền chạy dây điện trong nhà ( cường độ càng cao đòi hỏi tiết diện của dây phải to hơn ===> đắt hơn ) .

Chia sẻ trang này