1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

220V vs. 110V

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi 7604, 08/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. opentdoors

    opentdoors Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2004
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    0
    Em chỉ dám mạo muội có mấy ý:
    Có 2 cách truyền tải điện: dòng hoặc áp (còn cách khác nữa thì em không rõ), hệ thống 220 truyền tải bằng áp do đó truyền tải xa hơn, ít bị tiêu tán công suất trên đường dây.
    110 , 220, thậm chí em thấy cả 440 là phụ thuộc vào các nhà máy điện, phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng và nhiều cái nữa. Nên em nghĩ ba cái vụ dây nhợ không phải là yếu tố quyết định.
    Dòng lớn(1000A) nhưng áp nhỏ (<100V)không gây chết người được ( cái này em thử hoài), lý do tải cơ thể người bé, nhưng áp lớn (220-380) mà dòng nhỏ thì vẫn đứt. Tuy nhiên điện qua người lúc nào cũng nguy hiểm do có thể gây phân cực trong máu (cái này là em tự suy ra).
    Với 1 mức điện áp, thì dòng tăng hay giảm là phụ thuộc tải công suất ( công thức lớp 12 ấy mà), dây dẫn cũng tạo ra 1 tải, do đó tiết diện dây phụ thuộc vào dòng ( đúng hơn là phụ thuộc theo tải).
  2. Quen_mang_kinh

    Quen_mang_kinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    542
    Đã được thích:
    1
    220V truyền trong mạng hạ thế ít tiêu tán công suất trên dây hơn 110V là điều không cần bàn.
    Theo tài liệu an toàn điện thì áp an toàn là dưới 50V AC. DC có thể lớn hơn.
    Các thiết bị điện tử thường dùng bộ hạ áp và chỉnh lưu vì vậy nếu dùng 110V thì tiêu tán sẽ nhỏ hơn (lợi cho người dùng).
    Theo em thì 220V lợi cho người cung cấp hơn còn 110V lợi cho người dùng hơn (Xét về góc độ kinh tế).
  3. lehoaithanh

    lehoaithanh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    27/02/2002
    Bài viết:
    750
    Đã được thích:
    1
    hình như ở mỹ đụng cả hai dây thì mới giật do dây trung hoà của nó không nối đất như ở vn.
    Vn ta mà có điều kiện cũng chơi 2 dây thì 1000v cũng không giật
  4. kehanhhuong

    kehanhhuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    Bác hóa ra ngây thơ vê? điện quá. Nhi?n thấy điện cứ câ?n thận cho em. 99% điện giật không đi tư? dây lư?a qua ngươ?i sang dây trung ho?a hay đất gi? ca?, ma? phóng sang các vật dâfn điện khác, hay gặp nhất la? xuống đất nếu chân không cách điện tốt. Tha?m nhất la? điện chạy tư? tay na?y qua tay kia, con đươ?ng đó đi qua tim bác ợ
  5. Audiophile

    Audiophile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2003
    Bài viết:
    738
    Đã được thích:
    1
    Tôi có 3 ý kiến
    1- : Về thực tiễn điện ở Bắc Mỹ, các bạn có thể tham vấn anh Tuansanphaply, một chuyên gia về điện và có rất nhiều kinh nghiệm thực tế về điện ở xứ đó.
    2- Về lý thuyết, bạn kehanhhuong đã có nhưng luận giải khá rõ
    3- Ở VN, không bao giờ thay đổi U từ 220 xuống 110, tần số từ 50Hz lên 60 Hz.
    Còn tại sao lại 100-110-120-127-200-220-230-240V tất cả là do vấn đề lịch sử là chính. Việt nam theo Nga Ngố thì phải thế thôi.
    Điện giựt ắt là phải chết!
    Cẩn trọng là tiêu chuẩn hàng đầu của ngưòi làm nghề điện

  6. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Hãng tôi tuần rồi vừa "off" toàn bộ IT gồm 2700 người cuối cùng. Ở đây tôi chỉ muốn hỏi, dựa vào lý do gì mà bạn cho rằng mạng hạ áp 110V luôn hao tốn hơn 220V? sự hao tốn ở đây dựa trên nguyên lý nào? tính trên % mất trên đường dây hay tính cả các phản dòng ảo từ những thiết bị tiêu thụ điện? mà quan trọng hơn hết là hao tốn trên cái nhìn của nhà cung cấp hay hao tốn trên phương diện người tiêu dùng hay hao tốn dù bất cứ trên phương diện nào?
    Nếu tôi không lầm thì bạn muốn dùng công thức cơ bản P=VI và cho rằng khi P được quyết định bởi nhà sản xuất thì dù V hay I có thay đổi cũng sẽ không thay đổi P. Vấn đề này tôi chưa nói đến vì những thiết bị 220V khi cấm vào 110V có thể chạy được không và chạy chạy như thế nào hay phải cần làm sao cho nó chạy lại là vấn đề khác. Đó là điều tôi hỏi bên dưới mà cũng là trò chơi khi tôi còn học cấp hai tại VN mà tôi từng trải qua. Ở đây tôi muốn nói đến cùng "nhu cầu" không có nghĩa sử dụng năng lượng như nhau nhưng vẫn có thể tạo ra hiệu ứng phục vụ như nhau. Tôi nhớ ngày xưa hễ bóng đèn tròn là cứ phải 100W, 80W nhưng hiện tại tôi thấy chỉ cần 40W, 30W vẫn cho độ sáng như nhau. Thậm chí hơn 30 bóng đèn trong nhà tôi đèn chỉ là 7W. Tất nhiên tôi không thích đèn vàng như người Mỹ nên tôi chỉ dùng đèn trắng như màu đèn neon thôi. Định luật Ohm luôn đúng nhưng trong đó R một đại lượng liên quan đến vật thể và cường độ dòng diện là cái mà ta thật sự cảm nhận được trên đường dây vì nó có khả năng sinh nhiệt, tạo ra sự cháy, phân hóa cũng như chuyển đổi. Riêng Voltage và Watt là hai đại lương lệ thuộc để điều chỉnh và hình tượng hóa hơn là bản chất của nó. Thật ra nếu bạn lên google để tìm hiểu về khác biệt giữa 220V với 110V thì một trong những lời giải thích là giảm phân nữa năng lượng cần thiết cho một vấn đề, tuy rằng không đúng trong mọi trường hợp.
    Trong kỷ thuật thì gần như không có gì không thể thực hiện mà chỉ có phải trả giá ra sao để đạt được điều đó mà thôi. Lấy 110V ra khỏi máy 220V hoàn toàn đơn giản. Hơn nữa ta không cần phải thay toàn bộ mà chỉ cần tiến ở những khu vực mới và ở những nơi có nhu cầu nảy sinh về điện....và thay thế dần. Nói chung thì có hàng trăm cách để làm vì ta cũng từng sử dụng mạng 110V. Tốn kém thì không thể tránh khỏi nhưng không cần ào ạt và chắc rằng không tốn bằng việc tạo ra nguồn điện gấp đôi và hệ thống mạng lớn đủ để truyền tải nguồn điện mới đó. Cái khác biệt chỉ là ta đã quen kêu gọi dân góp vốn để xây dựng mới, phát triển thêm mà quên rằng ta có thể cải tiến từ những cái có sẳn. Tất nhiên điều này hơi thiệt cho ngành điện. Chủ yếu là điện gia dụng của ta chưa đủ phát triển và ta cũng không có những nhà sản xuất đầu tư vào nghiên cứu việc tiêu thụ điện nên ta chỉ có một hướng phát triển. Còn việc thay đổi tầng số, thật ra cũng không cần thiết cho lắm nếu như không có gì trở ngại.
    Bạn đang đi học thì nên mạnh dạn tin rằng mình có thể làm nên những cái mà hôm qua mình không làm được. Những nguyên lý mà chúng ta học không phải để giới hạn khả năng làm việc của chúng ta ngày mài mà là cái mức ta phải vượt qua ở ngày mai. Cái chính là nếu ta làm được điều đó thì điều gì sẽ xảy ra. Không nhất thiết phải sáng tạo ra những cái gì mới thì mới mang lại lợi ích cho XH mà nhìn lại những cái cũ bằng một cái nhìn mới để rồi ứng dụng kỷ thuật mới mà gặp hái những kết quả mới cũng vẫn có ích như nhau. Ý nghĩ đôi lúc điên rồ, khờ dại nhưng lại mang lại kết quả không ngờ. Chính vì điều đó nên chúng ta cần thảo luận.
    ==========================
  7. planets

    planets Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Cậu lehoaithanh này siêu thật sờ điện 1000v cũng không biết sợ là gì! May mà cậu chưa thử nghiệm.
    Cứ có chênh lệch điện áp giữa 2 điểm trên người là điện sẽ truyền qua. Dòng lớn truyền qua người thì sẽ nguy hiểm tính mạng. Người ta có một điện trở nhất định. Điện áp mà càng lớn thì dòng càng lớn. Cái đó vật lý phổ thông thôi.
    Các vật liệu cách điện cũng chỉ cách điện đến giới hạn điện áp nhất định thôi. Thế nên chớ có thấy mình được cách điện mà sờ vào điện cao thế.
    Về 110v và 220v em nhất trí rằng đó là do lịch sử để lại. Hiện nay MỸ sài 120v, Nhật thì 100v còn ngày xưa ở VN 110v. Các lý do về tiết kiệm điện là không đáng kể.
  8. kehanhhuong

    kehanhhuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay là ngày gì không biết. Post từ sáng đến giờ 5-6 bài. Nghỉ thôi, và cũng suy nghĩ một chút, hẹn tối nay hầu chuyện các bác tiếp,
    Được kehanhhuong sửa chữa / chuyển vào 12:00 ngày 09/06/2004
  9. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Tôi không rõ cái gì gọi là tải dòng hay tải áp nhưng cái mà chúng ta tải từ nơi này đến nơi khác trên lưới điện là năng lượng điện. Điện áp chỉ là độ chênh lệch giữa hai điểm không hề duy chuyển mà chỉ có sự duy chuyển chuyển của điện tử tạo ra dòng điện. Cùng một lượng điện sản xuất ra khi dùng điện áp cao để truyền tải sẽ có khả năng giảm được tiết diện dây dẫn và nhiệt lượng tiêu thụ sẽ giảm và năng lượng hao tốn sẽ ít đi. Nhưng đó là trên lý thuyết. Điện áp cao bao nhiêu còn tuỳ thuộc vào khoảng cách an toàn trên đường truyền tải. Vì ở nước ta sản xuất, truyền tải và phân phối là một nên lý do kinh tế khi nâng điện thế lên đã không được nhắc đến vì chúng ta vốn sử dụng các đường truyền cũ và cừ tiếp tục thế mà làm. Tôi nhớ không lầm thì tăng điện thế lên gấp đôi thì có khả giảm dây dẫn đến 3 lần, tăng lên gấp 3 thì tiết kiệm được 9!!! lần (có công thức để tính, quên rồi). Bạn cứ tính đường truyềng vài ngàn km thì hiệu ứng sẽ ra sao? Hơn nữa khoảng cách giữa các trụ điện sẽ ra sao khi dây nhẹ hơn? Nếu truyền tải do ngành truyền tải quyết định thì việc hao tốn năng lượng gần như là con số không đối với họ. Như dù có tính chung thì hao tốn trên đường dây là điều luôn có thể chấp nhận nhưng kinh tế và kỷ thuật truyền tải ảnh hưởng rất lớn khi quyết định địên áp. Tất nhiên họ là người người quyết định truyền tải ra sao chứ không phải do nhà cung cấp hay bên phân phối vì nhiệm vụ của bên bán chỉ đến cái cổng rào của nhà máy và nhiệm vụ bên bán là ở sau cái cầu dao hạ thế hay trung thế.
    Tuy nhiên ở đây chúng ta nói đến mạng hạ thế và 110V hay 220V không thể nào chênh lệch bao nhiêu mà chỉ vì lý do kỷ thuật như một bạn nào đó đã nhắc đến. Chúng ta dễ ổn định lưới 220V trong hoàn cảnh điện trồi sụt ngày xưa.
    Bình điện xe hơi chỉ 12V nhưng khi đề cường độ lên đến trên dưới 1000A. Nếu sơ xuất nó có thể gây nổ và cháy nám cả sắt. Thường thì dây dẫn trung thế chỉ đặt chỉ số an toàn ở 500A - 712A. Relay sẽ ngắt khi dòng vượt qua ngưỡng này vì dây dẫn hoàn toàn có thể bị cháy hoặc những thiết bị bảo vệ. Một điều nữa là dòng điện luôn tìm đường có trở thấp nhất (tất nhiên là cơ trở kháng của người khá lớn) để về ground, và lý do dẫn đến chết người là do điện chạy ngay tim làm ngưng hoạt động. Tuy rằng chưa có cơ sở nào cho thấy điện phân cực máu hay không nhưng bạn nên cẩn thận vì những "thử hoài" của bạn có thể mang đến sự đáng tiếc.
    Riêng về P=VI thì tôi đã trả lời bài trước.
    ================
  10. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Đây chính là vấn đề mà tôi muốn nói đến. Nếu nhìn xa hơi tại sao chúng ta không giảm lượng điện tiêu dùng khi vẫn đảm bảo nhu cầu mà lại phải xây góp vốn xây dựng thêm để giá điện cứ mãi tăng mà không hề giảm? Nên nhớ rằng nhu cầu sử dụng điện trong 10-20 năm tới là gấp đôi có nghĩa là ta cần gấp đôi lượng điện hiện tại và gần mọi thứ phải gấp đôi...mọi con số khổng lồ sẽ đè nặng lên vai người tiêu dùng và đất nước VN.
    ============

Chia sẻ trang này