1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

220V vs. 110V

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi 7604, 08/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Dây trung tính vẫn nối đất nhưng nhiệm vụ chính của nó là bảo đảm an toàn cho thiết bị hơn là an toàn cho người. Điều này hơi khó phân biệt. Khi vào nhà thì thì sẽ có 3 dây đỏ, trắng, đen hoặc đỏ,xanh, đen mà trong đó đen luôn là dây nối đất chạy khắp nhà nhằm bảo đảm an toàn. Nếu không có các màu dây cố định việc sửa dây âm tường không biết đâu mà lần.
    Trên lý thuyết thì dây nối đất sẽ dẫn điện về báo relay ngắt mạch trước khi dòng điện kịp đi qua bạn, nhưng thực tế không dám thử. Nhưng ở tại VN tôi cũng từng nối điện mà không cắt cầu dao.
    ===================
  2. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Tôi còn nhớ các thợ điện khi mới vào nghề ở TXU khi làm việc mà một tay không bỏ túi quần sẽ bị xếp khẻ tay. Cái lý do là điện đi từ tay-tim-tay rồi vào túi quần thì không thể nào tròn mạch thì làm gì có dòng điện? Chính vì vậy bao tay cách điện tuy gây khó khăn trong công việc nhưng rất cần thiết khi tiếp xúc với điện.
    =======================
  3. opentdoors

    opentdoors Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2004
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    0
    Em không thành thạo cái tính vĩ mô trong ý bác lắm nhưng em mạo muội góp ý thế này:
    Dây điện bản thân nó cũng là 1 tải tiêu hao (giả sử nó là điện trở thuần), do đó dây càng dài thì công suất tiêu hao càng lớn. Với P=const thì U giảm thì I phải tăng đúng không bác, I tăng thì tiết diện dây cũng phải thay đổi sao cho phù hợp (mà cái thay đổi này có xu hướng tốn tiền thêm).
    Mà đầu tư vào mấy cái dự án tốn tiền này thì tầm cỡ em với bác cũng chưa là cái đinh rỉ gì trong hệ thống điện này. Bằng chứng thì bác đọc báo khắc biết.
    Mà P ở đây là tổng tất cả các công suất các tải phía người dùng mà hệ thống này sẽ cung cấp , do nhà đầu tư khảo sát và nghiên cứu.
    Nhà cung cấp đưa ra P max và U, bác mua 5 hay 10 cái tủ lạnh hay cái mấy cái PC cũng chả liên quan gì đến nhà cung cấp, do công suất đó quá bé so với P mà nhà cung cấp đã tính toán.
    Bác xài nhiều thì công suất theo giờ, dòng tiêu thụ theo giờ nhiều và bác trả tiền nhiều thôi.
    Chạy được chứ sao không, nó chạy như thế nào và bao lâu mới quan trọng, ngoại trừ thiết bị bác có mạch cấm hay mạch chỉ định. Nó không chạy thì em chạy.
    Bóng đèn 80w,100W hay...nhưng 80% chuyển thành năng lượng nhiệt, 20% cho quang. Nếu dây Wolfram tốt thì năng lượng nhiệt giảm bớt.
    Ngày nay thì có loại bóng tiết kiệm, sử dụng led nên chỉ 7W ( bác thông cảm, cái này em còn mù mờ)
    Ánh sáng vàng thì tốt hơn ánh sáng trắng, cái này thì bác nghiên cứu thêm định luật Young.
    Cái này thì em bó tay.
    Cái này thì em phải học thêm ngành Quản trị KD kiến trúc thượng tầng công nghiệp (không biết VN đã có chưa nữa?)mới nói chuyện được với bác.
    Em học qua ĐH rồi nhưng riêng vấn đề này em vẫn phải đọc lại Vật lý lớp 12.
  4. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Mạng điện bắc Mỹ là mạng điện có thể nói đồ sộ nhất thế giới. Trong đó Texas có thể nói là một hệ thống riêng biệt với hai hệ thống đông/tây còn lại của nước Mỹ. Với sản lượng khoảng 73 ngàn MW/năm trong đó 19% dùng để bảo đảm an toàn (Tôi viết theo trí nhớ nên có thể xê dịch một chút nghe.) Trong đó TXU chiếm khoảng 19-22 ngàn MW/năm mà chính yếu nhất là hãng điện nguyên tử Comanche Peak tại GlenRose, TX với vốn đầu tư 11 tỷ. Điều khiển hoạt động lưới điện toàn tiểu bang bên dưới ERCOT còn PUC thì điều khiển giá cả và lo về mặt xã hội. Cơ cấu ngành điện thay đổi bởi SB7 (senate bill 7) tạo ra 4 khu vực, Gen-Trans-Dis-Con mà trong đó Trans vẫn Regulated.
    Người Việt mình thì cũng khá đông trong nghành năng lượng ở đây, chỉ với cái tên Tuansanphaply tôi nghĩ rằng khó mà tìm thấy anh ta.
    Những gì không xảy ra ngày hôm nay chưa chắc sẽ mãi mãi không xảy ra đó là điều tôi tin.
    =================
  5. Quen_mang_kinh

    Quen_mang_kinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    542
    Đã được thích:
    1
    Nói một hồi thì túm lại:
    220V với 110V mỗi cái có một cái tốt riêng, cái dở riêng ai đang dùng cái gì thì dùng cái đấy chẳng đổi làm gì cho mệt.
  6. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Dây điện bản thân nó cũng là 1 tải tiêu hao (giả sử nó là điện trở thuần), do đó dây càng dài thì công suất tiêu hao càng lớn. Với P=const thì U giảm thì I phải tăng đúng không bác, I tăng thì tiết diện dây cũng phải thay đổi sao cho phù hợp (mà cái thay đổi này có xu hướng tốn tiền thêm).
    .....
    Mà P ở đây là tổng tất cả các công suất các tải phía người dùng mà hệ thống này sẽ cung cấp , do nhà đầu tư khảo sát và nghiên cứu.
    .....
    Ngày nay thì có loại bóng tiết kiệm, sử dụng led nên chỉ 7W ( bác thông cảm, cái này em còn mù mờ)
    .....
    Ánh sáng vàng thì tốt hơn ánh sáng trắng, cái này thì bác nghiên cứu thêm định luật Young.
    [/quote]
    Định luật Young cho rằng ánh sáng vàng đúng là có ghi trong sách và tất cả học sinh gần như đều biết nhưng cho tôi hỏi nhà bạn sử dụng đèn "trắng" hay "vàng" ? ở đây chỉ nói đến ánh sáng và những gì xảy ra trong cuộc sống. Bạn đi khắp thành phố xem nhà các giáo sư, tiến sĩ, giáo viên, kỷ sư sử dụng đèn màu gì? hay là tất cả đều điếc không sợ súng? Loại đèn 7W mà tôi đang sử dụng là loại đèn soắn, cho ánh sáng trắng và cùng độ sáng với bóng huỳnh quang chứ không phải những cái led.
    Khả năng cung cấp điện từ các nhà máy là con số xác định và nó có giới hạn trong khoảng hoạt động. Không cần biết là ai nghiên cứu ra sao khi XH phát triển thì như cầu phát sinh và tổng công xuất đòi hỏi của XH sẽ tăng theo đó. Chênh lệch giữa cung và cầu tạo ra yếu tố thị trường. P=const chỉ xảy ra trong thời gian và điều kiện nhất định chứ nó không =const so với nhu cầu của toàn XH. Cái mà chúng ta phải trả thực chất là bao nhiêu current đã bị hút vào nhà qua cái đồng chính trên lượng thời gian sử dụng. 220V chỉ là hệ số mà các thiết bị hoạt động bị chỉ định; nhưng nếu ta có thể thay đổi hệ số đó thì nhu cầu XH vẫn có thể không đổi mà P lại giảm.
    ============
  7. kehanhhuong

    kehanhhuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    Có cảm tưởng như bác 7604 muốn nhân chuyện 110-220 để bàn về các vấn đề lớn hơn, tầm vĩ mô của hệ thống cung cấp điện Việt nam. Thiết nghĩ cũng là một chủ đề rất hay. Nhưng ôm nhiều vấn đề quá lại làm cho bài viết không thoát ý. Đơn cử như vấn đề chọn điện áp 110 hay 220 với vấn đề dùng thiết bị tiêu thụ ít điện là hai bài toán khác hẳn nhau. Hay nói cách khác, sự liên quan giữa chúng không đủ để lấy cái này biện minh cho sự cần thiết của cái kia. Em nghĩ ta nên làm rõ từng vấn đề, trước khi có những thảo luận rộng hơn.
    1. Về mặt kỹ thuật của điện áp 110-220V
    - Tổn thất trong mạng CCĐ gồm hai thành phần là tổn thất điện áp dV và tổn thất công suất dP. Với một dòng điện I, và điện trở dây dẫn là R (để ý rằng dây cấp điện mạng hạ áp chủ yếu là thuần trở), thì ta có: dP = I2.R; dV = I.R. Đối với mạng điện 220V, do điện áp cao gấp đôi, nên với cùng một lượng công suất truyển tải trên dây, dòng điện trên dây 220 chỉ bằng một nửa dòng trên dây 110V. Điều này đồng nghĩa với việc trong lưới 220V, tổn thất công suất giảm 4 lấn, tổn thất điện áp giảm hai lần nếu tính theo V, (tính theo % điện áp của mạng thì cũng giảm 4 lần)
    Tổn thất công suất là cái mà các công ty điện không thu được tiền, vì thế đối với người cung cấp, điện áp cao có lẽ là một lợi thế. Lưu ý là lượng tiền mất đi do tổn thất là rất đáng kể đối với người cung cấp, và luôn được tính đến trong các phân tích kinh tế của bất kỳ dự án cấp điện nào. Một yếu tố nữa là khoảng cách cấp điện. Trên lý thuyết, điện áp càng thấp thì phạm vi cấp điện càng gần. Vì thế, nếu sử dụng điện áp 110 V để cung cấp sẽ làm tăng số lượng các biến áp hạ áp, cũng là một yếu tố cần tính đến khi đầu tư. Ở VN hiện nay, ngay cả đối với mạng 220V, cũng có rất nhiều nhà không có được điện áp đủ 220V, mà thường xuyên bị thấp(do khoảng cách cấp điện xa), do vậy, chuyển xuống 110V sẽ làm cho mọi thứ tồi tệ hơn.
    2 - Về giảm năng lượng tiêu thụ
    Trong box này đã có hơn 1 bài bàn về các thiết bị tiêu thụ điện có hiệu năng cao, chủ yếu là các bóng đèn. Người ta tính ra là năng lượng cho chiếu sáng lên đến cỡ 30% tiêu thụ điện ở các khu dân cư (con số của Mỹ, ở VN chắc ít hơn). Hiện nay các nước phát triển, đứng trước nguy cơ thiếu hụt năng lượng, đang tìm nhiều cách để giảm tiêu thụ điện, trong đó thay thế hệ thống chiếu sáng là một cách. Việt nam cũng rất nên làm, và làm sớm, bởi vì chi phí cho hệ thống đèn điện khá lớn.
    Em chỉ muốn nhắc lại với bác 7604 là chuyện thay thế chiếu sáng hay thiết bị dùng điện ở đây không liên quan nhiều đến điện áp của mạng điện. Ở các mạng 220V người ta sẽ sản xuất bóng đèn 220V hiêu suất cao, và tương tự ở lưới 110V cũng thế.
    3 - Về an toàn
    Ta đồng ý với nhau là 110V an toàn hơn 220V, nhất là đối với người sử dụng. Đối với các thợ điện, điều này không có ý nghĩa lớn lắm. Bằng các thiết bị an toàn, phương pháp đẳng thế, người công nhân điện có thể thi công nóng đường dây 138kV. Ở Vn ta, phần nhiều có thói quen điếc không sợ súng, nghĩ đơn giản điện không khép mạch thì không sao, hay điện DC ít nguy hiểm hơn. Với nhận thức như thế, và xét đến yếu tố kinh tế khi thay đổi điện áp 220 xuống 110, thì không chỉ công ty cấp điện, mà ngay cả người dân cũng không mặn mà gì.
    Vâng, không có gì không thể thực hiện được, nếu người ta thấy rõ là 110V hơn 220V. Bác có chứng minh được không, ngoài yếu tố an toàn ra? Ở thời đại chúng ta, không có những kết luận chỉ dựa trên các phân tích định tính, như chúng ta vẫn đang làm ở đây. Phần lớn đều phải có tính toán định lượng với các con số cụ thể. Dù sao thì cũng là một bài toán rất lớn vì thay đổi điện áp ảnh hưởng đến quá nhiều thứ, và trong một thời gian dài.
  8. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Increase of Voltage:
    The transformer is used in the transmission and distribtion of power to reduce the conductor size in line construction... As the cross-section or size of the line conductors is determized by the amount of current it will carry, it may be smaller in size if the current is decreased. it has been found that the size of the conductor necessary for transmitting a given amount of the power upon the square of the voltage, that is, if the voltage between transmission line is doubled, a conductor only one-fourth as large is necessary to transmit the same power over the same distance with the same line loss. If the voltage is increased three times, the size of the line conductor is only one-ninth.
    In the transmission of electrical power the function of the transformer is to raise or "step up" the voltage at the generator to a much higher value, thus reducing the size of the transmission conductor. It is obvious that the installation and mantenance cost will be less for the smaller conductor.
    ----------------
    Khi ở VN tôi cũng được dạy rằng nâng hiệu điện thế lên để truyền tải nhằm giảm hao tốn năng lượng. Nhưng tác giả đoạn văn trên lại không chú trọng đến điều đó mà lại cho rằng nó không thay đổi (same line loss). Tuy nhiên thay đổi size của dây dẫn không chỉ giảm rất nhiều tiền đầu tư mà còn giảm cả chi phí bảo hành và thay thế.
    ===========================
  9. lehoaithanh

    lehoaithanh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    27/02/2002
    Bài viết:
    750
    Đã được thích:
    1
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Bác hóa ra ngây thơ vê? điện quá. Nhi?n thấy điện cứ câ?n thận cho em. 99% điện giật không đi tư? dây lư?a qua ngươ?i sang dây trung ho?a hay đất gi? ca?, ma? phóng sang các vật dâfn điện khác, hay gặp nhất la? xuống đất nếu chân không cách điện tốt. Tha?m nhất la? điện chạy tư? tay na?y qua tay kia, con đươ?ng đó đi qua tim bác ợ[/QUOTE]
    gởi bác kẻ hành hương!
    vậy theo bác nó đi xuống đất rồi đi đâu nữa?
    các máy phát điện ở nhà máy đều là máy phát điện 3 pha gồm 3 cuộn dây tức là có tất cả 6 đầu dây.Trong đó lấy mỗi cuộn 1 dây nối chung lại gọi là dây trung hoà và 3 dây còn lại là 3 dây pha .Muốn giật thì phải có dòng điện chạy qua người .Có 2 con đường: chạy từ dây pha này sang dây pha khác và từ 1 dây pha về dây trung hoà. Ở vn ,dây trung hoà được chôn xuống đất.Do vậy bác nắm tay vào dây pha thì dòng điện chạy từ dây pha qua người bác xuống đất để tạo thành 1chu kì kín.Không có chuyện dòng điện chạy ra từ cực dương rồi "đi về nơi xa" đâu.Bởi vậy nói sao là con chim nó đậu cả hai chân lên dây cao thế mà chả biết giật là chi!Lâu lâu xui xui,lúc đập cánh lên.Nó quên nên để 1 cánh chạm 1 dây còn chân vẫn còn chạm 1 dây --->nổ bình điện
    Được lehoaithanh sửa chữa / chuyển vào 22:14 ngày 09/06/2004
  10. opentdoors

    opentdoors Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2004
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này