1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

220V vs. 110V

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi 7604, 08/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kehanhhuong

    kehanhhuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    Cái vụ chạm tay vào hai dây một lượt khó tin quá, chắc là lúc còn bé, bác nhớ không chính xác.
    Nói thêm về cái vụ dây rơi vào xe. Dây 500kV bình thường đã làm ion hoá không khí xung quanh, đi dưới trạm biến áp 500kV lúc nào cũng thấy tiếng xè xè. Sơn cách điện của xe không là gì cả một khi đã chạm trực tiếp. Bọn em hồi đến trạm 500 kV đã làm thử, một đứa giơ tay lên trời hướng về phía dây điện cao áp, đứa khác sờ vào tay còn lại đã thấy tê tê.
    Nếu bánh xe được cách điện tốt và không có phóng điện thì có lẽ sẽ không có chuyện gì, vì ta ở trong môi trường đẳng thế. Nếu có phóng điện, mà ở cấp 500kV sẽ rất khủng khiếp. Điện áp sét cũng chỉ ở cỡ 900kV đến hơn 1MV. Em được nghe qua lời một trưởng ca ở nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, một lần do thao tác nhầm máy cắt đầu cực, hồ quang sinh ra làm bốc hơi luôn vỏ kim loại của tủ thao tác đặt ở phía dưới.
    Về câu ngắt nguồn 500kV của bác phaply, thì từ trên 1kV người ta đã phải dùng các máy cắt được điều khiển từ xa rồi, trong các máy cắt bao giờ cũng có bộ phận dập hồ quang. Không lẽ bác nghĩ người ta dùng sào cách điện để tách hai tiếp điểm
  2. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Ngày nhỏ ở VN nghèo thấy mẹ làm gì có giầy cao su? chân thì trên thang cây, chân còn lại thì đạp lên tường mà nối dây điện trên trần nhà thôi. Nếu không phải nối dây mà tự nhiên dùng 2 ngón tay chạm vào 2 dây trần thì đúng là ở không quá rồi.
    Mỗi tháng tôi vẫn trả tiền điện nên biết rõ trên đó ghi cái gì. Watt chỉ là bài toán nhân của hai số liệu có thể đo trên đường dây. Sao lại có 2 đường dây 220V và 110V được? 110V là do 1 pha và trung tính còn 220 là do hai dây pha. Chỉ có vậy thì làm sao không thể tính ? Bạn làm điện ở Bắc Mỹ thì chắc biết rằng sắp tới đây tiền điện sẽ không còn tính trên MW mà là MVA. Lúc đó thì tiền điện được tính bằng MW và cả MVAR có phải cả 2 đều mang bản chất của cường độ? Đùa thôi, dân truyền tải nói chuyện bằng Amp; tuy nhiên không chỉ các điện kế mà tôi có cả một database hiện đang lưu trữ trên 3 năm giữ liệu về cường độ dòng điện của các nhà máy, điểm truyền tải, khu vực tiêu thụ trung bình mỗi 5 giây một lần của hơn nửa tiểu bang Texas.
    Nếu bạn nói ở VN thì tôi đồng ý là NEC chẳng là cái đinh gì nhưng tại Mỹ NEC - National Electric Code là tiêu chuẩn bắt buộc mà bất cứ những gì thuộc về điện dân dụng đều phải chấp hành. Tại mỗi thành phố, có thể sẽ có khác nhau một chút nhưng NEC là tiêu chuẩn để city tuân thủ và lập ra điều lệ của mình. Những đối tượng không lệ thuộc NEC như các power plant, truyền tải, moble station, substation...thì sẽ phải theo chuẩn của NESC - National Electric Safty Code.
    Về câu chuyện mà tôi kể không biết bạn muốn lấy gì để khẳng định khi dân truyền tải làm việc với 345kv và 138Kv? Cách đây 2 năm tôi hay theo một ông thầy đi thuê trực thăng kéo dây dựng đường truyền, hay fixwing kiểm tra, chụp hình và quay phim đường truyền cũng như có người giới thiệu chương trình dùng trực thăng rửa các mối điện cao thế chứ chưa từng thấy trực thăng ngắt điện. SCADA chỉ được hình thành vào khoảng giữa những năm 80 nên trước đó tại Mỹ vẫn phải có người trực tại các trạm điện và mở điện bằng tay. Hiện tại vẫn có trường hợp dispatcher vẫn phải đóng cắt điện bằng tay. Đúng là không dễ dàng gì vì âm thanh của nó đáng sợ. Chính vì vậy mà phòng điều khiển luôn phải nắm giữ thông tin tại mọi thời điểm nơi nào có nhân viên làm việc, nếu không có thể dẫn đến điều không may.
    Cuối cùng thì các nông trại trước đây đã từng dùng 408V.
  3. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Tôi ít khi ra ngoài nhưng các switchyard và substation 345kV cũng có ghé qua vài lần. Tôi nghĩ rằng hệ thống của ta cần cải thiện khi có thể cảm nhận được điện một cách rõ ràng và nguy hiểm như vậy. Tôi không chỉ đi dưới đường dây mà thường sờ vào máy biến thế để xem các số liệu trên máy biến thế cũng như máy ngắt điện. Có lần còn trốn ra sau máy thế để đái chứ ngoài đó làm gì có nhà cầu.
    ==================
  4. TuansanPhaply

    TuansanPhaply Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2004
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Anh lại làm em phì cười .
    Em ở bên này thấm thóat đã 24 năm rồi, đi Mỹ khá nhiều lần, bên Mỹ còn rất nhiều nhà có cái đồng hồ điện chỉ có 60 A thôi ...
    Cái Code của Nec này chắc chỉ dùng cho mấy nhà mới xây vì gía điện của Mỹ đắt bằng từ 3-4 lần bên em, thường thì họ chỉ dám dùng gaz để sưởi hay nấu ăn chứ không dùng điện đâu ( Trừ các nhà mới có gắn heat-pump )
    Còn anh bảo tính tiền điện dựa vào KVA hay KW thì đúng là anh nói chuyện huê` vốn mất rồi, chắc anh cũng hiểu KVA ( Kilo volt ampere ) thì cũng là Kilo watt . chứ không phải như anh viết trong bài trước : Thực tế ta không trả tiền điện trên KW mà ta trả tiền cho cái cường độ dòng điện mà ta đã dùng khi nó được tải vào nhà.
    Vụ trực thăng kéo dây em đã bảo là chỉ nghe nói mà, ít khi em viết mơ hồ lắm anh ạ , cái gì chắc ăn thì mới dám nói chắc, thí dụ như vụ tính tiền dựa vào KW đó mà ...
    Em cũng chưa được thấy thiết bị gia dụng nào dùng điện 408 V ở Mỹ cả, chắc là tại em chưa đi hết, thôi thì anh kể cho vài món dùng điện này xem thử . ( Em không nói các máy công nghiệp đâu đấy )
    To anh Kehanhhuong : Nếu chỉ nắm 1 sợi thì nói làm gì nữa ! rõ ràng là anh thợ điện dí 2 đầu ngón tay cái và trỏ vào hai cọc điện 220 V thì em mới khiếp và nhớ ... mà lúc đó em không nhỏ đâu, có bằng trưởng xưởng Vo tuyến điện rồi .
    Được tuansanphaply sửa chữa / chuyển vào 09:36 ngày 11/06/2004
  5. kehanhhuong

    kehanhhuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    Các bác ra trường lâu rồi, kiến thức cơ bản không còn nhớ nhiều. Để em nói thế này:
    - Tiền điện có thể tính theo hai cách: theo kWh (kilowatt hour)hoặc theo kVAh. Thứ nguyên của hai cái này đều là Joule, tức là năng lượng. Tả trả tiền cho năng lượng mà ta đã mua của công ty điện.
    Nếu trả bằng kWh (hay MWh), ta trả tiền cho năng lượng ta thực sự được sử dụng (có ích),
    Cách thứ hai, nếu trả theo kVAh, hay MVAh. Đại lượng này không những biểu thị năng lượng tiêu thụ, mà liên quan đến cả biên độ dòng điện chạy vào nhà. Như ta đã biết, dòng điện cao gây sụt áp lớn và tổn thất công suất lớn, và đến một chừng mực nào đó công ty điện phải khắc phục. Với cách trả theo MVAh, ta bị "phạt" hay phải trả thêm khi tiêu thụ dòng điện lớn. Nhắc lại là với cùng một công suất hữu ích, dòng điện tiêu thụ có thể khác nhau tuỳ vào hệ số công suất (power factor).
    to tuansanphaply: Anh ở bên đó đến 24 năm, gần bằng tuổi em rồi, đừng gọi em bằng anh
  6. TuansanPhaply

    TuansanPhaply Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2004
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Thì trên cái mạng ảo này cứ xưng em cho nó trẻ lại càng vui chứ sao, coi như gọi anh là anh và xưng em thay cho con mình ý mà vì thằng cháu nội em cũng đã học lớp 1 rồi . ; Cái này em học kiểu ngòai Bắc mình .
  7. lehoaithanh

    lehoaithanh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    27/02/2002
    Bài viết:
    750
    Đã được thích:
    1
    gởi nvl! tui mà quote lại thì hao tài nguyên diễn đàn! Khi con chim đậu 2 chân lên 1 dây thì có thể nói là điện áp đặt lên 2 chân là 0 vôn ->không có dòng diện chạy từ chân này qua chân kia --> nên nó không bị giật.
    giả sử ,dây trung hoà không chôn xuống đất thì đứng dưới đất bác đụng dây nóng sẽ không giật.Hình như ý bác nói lúc này thì giật vì bác cho điện áp của nền nhà thấp nhất .Tui không cho khái niệm đất trong cơ học đồng nghĩa với đất trong điện .Chúng chỉ đồng nhất vì ta so sánh trong cơ học đất là nơi có thế năng bằng 0 ,còn trong điện thì đất là nơi có điện thế bằng 0.
    Tui không hiểu ý bác lắm
  8. lehoaithanh

    lehoaithanh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    27/02/2002
    Bài viết:
    750
    Đã được thích:
    1
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ: Về giải thích của KHH tôi thấy chưa thuyết phục ở chỗ chú LHT bảo là dây trung tính của hệ thống không nối đất (cái này tôi không biết thật hay không), [/QUOTE] bà già đau khổ nói nghe cứ làm sao ấy nhỉ? tui đọc lại bài của tui rồi!
    Được lehoaithanh sửa chữa / chuyển vào 14:07 ngày 11/06/2004
  9. lehoaithanh

    lehoaithanh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    27/02/2002
    Bài viết:
    750
    Đã được thích:
    1
    tui thì không hiểu điện áp bước lắm!
    dòng điện qua con chim sẽ bằng điện áp giữa 2 chân chia cho điện trở của con chim .Mà điện áp đó = dòng chạy trên dây mà con chim đậu * điện trở của đoạn dây đó! Nhưng điện trở của 1 đoạn dây cao thế là rất nhỏ ---> điện áp giữa 2 chân 2 con chim rất nhỏ ---> dòng qua con chim cũng rất nhỏ ---> tụi nó hôn hít nhau còn âu yếm nhau nữa chứ.Tui nghĩ để điện áp của 2 điểm trên 1đường đây cao thế đủ giật thì có lẽ tui nằm lên đoạn dây cao thế luôn và tui là người cao nhất trái đất khoảng 1km! không biết bao nhiêu đây đủ chưa?
    Được lehoaithanh sửa chữa / chuyển vào 14:16 ngày 11/06/2004
  10. ba_gia_dau_kho

    ba_gia_dau_kho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Bận sau chú đọc kỹ hết tất cả các bài rồi trả lời 1 thể nhé. Tuổi chú là còn bộp chộp lắm đấy. Về kiến thức thì chắc chắn còn rất nhiều nhiều cái chú chưa học tới mà để thảo luận "ngang ngửa" với mọi người trên này thì không phải là cứ vừa mới đọc ở đâu đó hôm qua mà đủ đâu. Một vấn đề, mỗi quyển sách chỉ trình bày được 1 khía cạnh từ góc nhìn chủ quan của người viết. Đến người đọc nó thì còn tuỳ trình độ mà hiểu đến đâu trong số những gì người ta viết ra nhá!!!

Chia sẻ trang này