1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

23 tuổi và chưa yêu bao giờ

Chủ đề trong 'Tâm sự' bởi UNA_MALDINISTA, 29/09/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. UNA_MALDINISTA

    UNA_MALDINISTA Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    2.632
    Đã được thích:
    0
    Năm 2007: Việt Nam không cần sự kiện lớn
    01:22'' 31/12/2006 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Nhân dịp cuối năm, Giáo sư David Dapice của trường Đại học Tufts và là Kinh tế trưởng của Chương trình Việt Nam tại Đại học Harvard đã dành cho VietNamNet cuộc trao đổi về các sự kiện kinh tế quan trọng năm 2006 và nhận định về năm 2007.
    Soạn: HA 997399 gửi đến 996 để nhận ảnh này
    Mọi người đều nói năm 2006 là năm sôi động nhất của Việt Nam với nhiều sự kiện quan trọng. GS đã có hàng chục năm nghiên cứu và theo dõi tình hình Việt Nam, ông có nhận định gì về việc này?
    - Theo tôi, gia nhập WTO đương nhiên là sự kiện lớn nhất năm 2006. Bởi vì, không chỉ là lãnh đạo Việt Nam đã có quyết định quan trọng, mà là tín hiệu gửi đến các nhà đầu tư: cải cách sẽ tiếp tục, các luật lệ của Việt Nam sẽ đi theo hướng chung ở hầu hết các nước.
    Liệu có thể nói năm 2006 là sôi động nhất kể từ thời điểm bắt đầu đổi mới cách đây 20 năm?
    - Hiển nhiên năm 2006 là một năm hết sức sôi động. Đăng ký vốn FDI đạt 10 tỉ USD, gia nhập WTO, thị trường chứng khoán tăng 170%... đều là những điều rất đáng ghi nhận, cho thấy Việt Nam đang là một đối tượng ?onghiêm túc?. Việc Intel và Canon vào Việt Nam cho thấy các ?ođại gia? đang đầu tư dài hạn vào đây.
    Một số sự kiện khác, như tổ chức hội nghị APEC, kiểm soát cúm gia cầm (tuy mới bùng phát lại nhưng vẫn phải ghi nhận Việt Nam làm rất tốt), tăng trưởng du lịch? Tất cả cho thấy Việt Nam không còn là ?ocá biệt? mà đã gia nhập vào dòng chuyển động của thế giới. Dòng chảy của vốn và nhân lực tăng lên, đồng thời những kỳ vọng cũng cao hơn.
    Cải cách kinh tế ở Việt Nam năm 2006 tăng tốc hay giảm tốc? Lý do thay đổi tốc độ cải cách là gì: Đại hội Đảng lần thứ 10, cam kết gia nhập WTO, chống tham nhũng??
    - Cải cách nhanh hơn hay chậm hơn? Tôi nghĩ những chuẩn bị và những cam kết cho cải cách tương lai có mạnh hơn các năm trước, nhưng thực tế cải cách thì không mạnh hơn. Những thay đổi về thuế không đáng lạc quan, luật đầu tư mới lẽ ra đã có thể tốt hơn. Hệ thống tài chính bắt đầu mở cửa, nhưng quá thận trọng. Những vụ như PMU18 đã được kiểm soát, nhưng không chắc những bài học được rút ra và vận dụng như thế nào. Giá đất vẫn quá cao và quy trình cấp đất vẫn là vấn đề, mặc dù ngày nay các những hiện tượng bê bối đã được đề cập, không bị lảng tránh như trước. Nếu những cam kết được thực hiện, rất có thể cải cách sẽ tăng tốc trong 1-2 năm tới.
    Thị trường chứng khoán
    VietNamNet đang khảo sát ý kiến bạn đọc về những sự kiện kinh tế quan trọng nhất trong năm 2006. Hầu hết các ý kiến tập trung vào sự kiện gia nhập WTO và bùng nổ của thị trường chứng khoán. Chỉ số VN-Index đầu năm chỉ khoảng 300, đến tháng 6 vọt lên 640, tháng 7 tụt xuống 420, rồi tháng 12 lại vọt lên 810. Những biến động đó có thể hiện điều gì của nền kinh tế, hay chủ yếu do đầu cơ và chạy theo phong trào?
    - Sự bùng nổ của thị trường chứng khoán hấp dẫn thật, nhưng trong đầu tư có câu nói ?ocây không mọc lơ lửng giữa trời?. Nếu các nhà đầu tư bỏ qua những điều căn bản và chỉ mua theo phong trào (họ nghĩ là giá chứng khoán sẽ tăng và họ sẽ bán được cho ai đó với giá cao hơn), khả năng một sự thoái trào sẽ lớn hơn.
    Ống có biết là một số cổ phiếu ở Việt Nam có chỉ số P/E lên đến 100.
    - Những cổ phiếu chỉ làm ra lợi nhuận 1USD nhưng lại có giá 100USD, lợi nhuận sẽ phải tăng RẤT nhanh. Công ty GE có lợi nhuận 15USD nhưng giá chỉ là 100USD, trong khi lợi nhuận của họ liên tục tăng 10% mỗi năm. Tôi tin là một số công ty của Việt Nam có thể tăng lợi nhuận 20-30% trong 5-10 năm, nhưng tiếp theo đó là gì?
    Một cổ phiếu có lợi nhuận 1USD, sau 10 năm liên tục tăng với tốc độ 25%, lợi nhuận sẽ là 9USD, nhưng giá lúc đó sẽ là bao nhiêu? Mua bán theo phong trào có thể kéo dài một giai đoạn, nhưng thông thường không lâu và giá sẽ phải xuống, có khi xuống rất nhanh. Ở Nhật Bản, bình quân một cổ phiếu hiện nay bán không đến một nửa giá ở cao điểm cách đây 16 năm.
    Viện trợ phát triển (ODA)
    Vốn ODA cam kết vào Việt Nam vẫn tăng liên tục và năm 2006 đạt tới kỷ lục 4,45 tỉ USD. Khi nào thì vốn ODA sẽ giảm (hoặc nên giảm)? Cách đây vài năm Thái Lan đã nói ?okhông? với viện trợ. Khi nào sẽ đến lượt Việt Nam nói như vậy?
    - Vốn ODA là câu chuyện khác. Điều hấp dẫn nhất là lãi suất thấp, chỉ 0,5-1%. Nhưng đó là lãi suất cho các nước nghèo. Khoảng năm 2010, Việt Nam sẽ trở thành nước thu nhập trung bình và sẽ nhận vốn ODA với lãi suất gần với giá thị trường trên thế giới.
    Một số người lo ngại vốn ODA tăng sẽ làm hiệu quả giảm, do sử dụng tiền thoải mái hơn?
    - Hiệu quả của vốn ODA còn tùy thuộc dự án. Nhưng một điều thường bị quên: giả định tất cả vốn vay đổ vào các dự án ?otốt?, lượng vốn "không phải ODA" sẽ được giải phóng để chảy vào các dự án không tốt.
    Ví dụ, trong dự án ODA của Ngân hàng Phát triển Châu Á để nâng cấp đường sắt từ Hà Nội đi Trung Quốc, chỉ tốn 0,2 triệu USD cho 1 km, mặc dù phải qua rất nhiều cầu, đường, và tín hiệu? Trong khi đó, dự án đường sắt từ Hà Nội đi Vinh tốn hơn 30 triệu USD cho 1 km. Ngay cả tính đến các chi phí cho đầu máy và toa xe, vấn đề chính không phải là ODA mà là hiệu quả tổng thể của đầu tư nhà nước.
    Với lượng vốn ODA cao, chỉ số nợ trên GDP của Việt Nam đã đến khoảng 30%, tuy chưa vượt qua ngưỡng giới hạn, nhưng có nói lên điều gì?
    - Theo tôi, còn có nhiều điều rất cần phải quan tâm hơn là tỉ lệ nợ trên GDP. Ngay cả khi rất cả các chi phí được lý giải, một số khoản đầu tư không đáng đầu tư ngay. Một ví dụ là sau khi sân bay Tân Sơn Nhất đã được mở rộng, phải đến năm 2020 mới cần đến sân bay Long Thành ở Đồng Nai. Nếu chúng ta xây dựng một công trình quá tốn kém hoặc không cần sử dụng nhiều, nợ sẽ là gánh nặng nghiêm trọng.
    Gia nhập WTO
    Ông có cho là việc Việt Nam gia nhập WTO gặp phải những điều kiện khó khăn, do các thành viên có kinh nghiệm với Trung Quốc: không dễ dàng thực hiện những điều cam kết. Vì vậy họ đòi hỏi cụ thể hơn đối với Việt Nam?
    - Việt Nam phải đối mặt với các điều kiện khó khăn của WTO, khó hơn các quốc gia đi trước. Nhưng đây là xu hướng chung, không phải ngoại lệ của Việt Nam. Tuy nhiên, tôi nghĩ có thể Việt Nam bị đối xử nghiêm ngặt hơn, với những điểm tương đồng giữa Việt Nam và Trung Quốc, với những kinh nghiệm trong việc Trung Quốc thực hiện các cam kết. Ngoài ra, trong đàm phán thì Trung Quốc vẫn có thế mạnh hơn.
    Tuy nhiên, tôi tin là các thống kê thương mại chưa thể hiện hết sự mở cửa và khả năng cạnh tranh của Việt Nam. Phải xét thêm cả số lượng buôn lậu, và cũng phải xét đến qui mô và vị trí địa lý của Việt Nam.
    Ông nghĩ gì về những nhóm ở Việt Nam sẽ bị thiệt thòi khi gia nhập WTO? Tình thế của họ có phải là nghiêm trọng như một số tổ chức đã cảnh báo?
    - Tôi cho là thỏa thuận WTO không phải là một gánh nặng, mặc dù Việt Nam sẽ phải có những điều chỉnh. Tổ chức Oxfam đã đúng khi nhận định qui trình ?okhông công bằng?, nhưng tôi nghĩ họ sai về kết quả của qui trình. Việt Nam sẽ hưởng lợi rất nhiều từ việc gia nhập WTO, chúng ta đã thấy ngay từ con số FDI. Với mục tiêu đạt 10 tỉ USD cho năm 2007, thì Việt Nam đã thu hút được 20 tỉ USD trong hai năm! Nếu chỉ cần một nửa hay 2/3 số đó được thực hiện, cũng sẽ trực tiếp tạo ra ít nhất 1 triệu việc làm, và gián tiếp tạo ra nhiều triệu việc làm khác. Ngay cả những nhóm người bị thiệt vì WTO cũng có nhiều cơ hội tốt, nếu Việt Nam đưa ra những chương trình đào tạo và tạo điều kiện di chuyển dễ dàng (làm cho nhà cửa ở đô thị có giá vừa phải, có trường học gần cho trẻ em?). Nghĩa là Việt Nam sẽ sớm phải đánh thuế đất và thuế bất động sản, vừa để có ngân sách cho dịch vụ đô thị, vừa để hạn chế đầu cơ bất động sản.
    Đầu tư của Mỹ vào Việt Nam
    Con số đầu tư của Mỹ vào Việt Nam (kể cả những đầu tư của Mỹ thông qua nước thứ ba) vẫn thấp đầu tư của Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc, Nhật? Đã có nhiều kỳ vọng vào đầu tư Mỹ, sau lần bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1995, rồi sau lần ký kết hiệp định thương mại song phương năm 2000, nhưng đến nay vẫn chưa thấy sự bùng nổ thật sự?
    - FDI đến từ nhiều nước, đó là lợi thế. Trong khiêu vũ, có nhiều người muốn khiêu vũ cùng bạn vẫn tốt hơn. Sau Intel và Canon, Việt Nam sẽ có thêm nhiều đầu tư từ Mỹ và Nhật. Có nhiều công ty đa quốc gia của Mỹ đầu tư vào Việt Nam, nhưng thống kê vẫn tính là đầu tư của Singapore hay nước khác. Nếu tính tận gốc, con số đầu tư từ Mỹ sẽ cao hơn nhiều so với con số chính thức.
    Ông nghĩ là sau các sự kiện gia nhập WTO và quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR), các nhà đầu tư chưa vào thì họ còn chờ thêm gì nữa?
    - Về tổng thể, tôi không lo ngại nhiều về công việc marketing so với các công việc như hạ tầng cơ sở, hệ thống pháp lý và giáo dục. Nếu cải thiện những điểm này, sẽ có rất nhiều nhà đầu tư tìm đến Việt Nam.
    GS nghĩ gì về sự kiện lớn nhất của năm 2007? Chắc không cần nói đến những điều ?othông thường? như tốc độ tăng GDP cao, lượng vốn FDI cao?
    - Sự kiện lớn nhất năm 2007? Có thể đó là mở cửa hệ thống ngân hàng, luật thuế mới, hay đột phá về vốn FDI. Tôi hy vọng đó không phải là sự kiện cúm gia cầm. Nhưng thực ra, Việt Nam đang tiến đến thời điểm không cần một hai sự kiện lớn, mà cần hàng loạt cải thiện. Đó là luật pháp, giáo dục, nhà đất, tài chính, thuế, và quản lý công. Chỉ cần làm tốt những điểm đó, Việt Nam sẽ đạt tăng trưởng nhanh và có chất lượng, giảm nghèo và bền vững. Một quốc gia hiện đại cần mang lại lợi ích cho người dân của mình. Thu nhập chắc chắn vẫn tăng nhanh, vì thế mức thu nhập không quan trọng bằng chất lượng của quá trình tăng trưởng.
    - Xin cảm ơn Giáo sư.
    Bùi Văn (thực hiện)
  2. UNA_MALDINISTA

    UNA_MALDINISTA Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    2.632
    Đã được thích:
    0

    Đường dây nóng: hotnews@vasc.com.vn Tel HN: (04) 7722729 / 84 - 913564657 HCM: (08) 9104887 / 84 - 913882742


    ENGLISH | Toa? soạn va? trị sự Ti?m kiếm:

    TRANG NHẤT
    Bay lên Việt Nam
    Sư?a mi?nh đê? bay lên
    Ngươ?i sớm cất cánh
    Sáng tạo vi? bay lên VN
    APEC 2006
    Mới nóng
    Bên lê?
    Thông điệp tư? Việt Nam
    Ha?nh tri?nh APEC
    Chính trị
    Đối nội
    Đối ngoại
    Thơ?i sự quốc hội
    Chống tham nhufng
    Xaf hội
    Đơ?i sống
    Pháp luật
    Đô thị
    Lao động
    Kinh tế
    Chính sách
    Doanh nhân
    Ta?i chính
    Kinh doanh
    Thị trươ?ng
    Việc la?m
    Thế giới
    Quốc tế
    Tin tức
    Thế giới đó đây
    Bi?nh luận quốc tế
    Hô? sơ
    Văn hoá
    Tin tức
    Chuyên đê?
    Tác Phâ?m
    Nhạc Việt
    Thơ?i trang NetMode
    Gia?i trí
    Thê? thao
    CNTT - Viêfn thông
    Xa lộ thông tin
    Thế giới số
    Viêfn thông
    Sa?n phâ?m - Dịch vụ
    Tiện ích
    Tri Thức mới
    Autonet
    Khoa học - Sức khoe?
    Trong nước
    Quốc tế
    Sức kho?e
    Môi trươ?ng
    Xu hướng
    Vấn đê?
    Giáo dục
    Tuyê?n sinh
    Du học
    Chuyện gia?ng đươ?ng
    Vấn đê? & Dư luận
    Phóng sự - Ký sự
    Phóng sự
    Ký sự nhân vật
    Ba?i hay báo bạn
    Lafnh đạo trong ky? nguyên mới
    Tin Tức ONLINE
    Văn ba?n pháp luật
    Tuyê?n dụng
    Sự Kiện
    Nhưfng sứ gia? Lạc Hô?ng
    Đối thoại
    Blog Việt
    Truyện Online
    Nhận định
    Thư Ha? Nội
    DIÊfN ĐA?N
    CU?NG LA?M BÁO VỚI VNN
    Ý kiến & Dư luận
    Ho?i - Đáp
    Viết theo thư bạn đọc
    Chia se?
    Ti?m ngươ?i thân
    Ba?n tro?n trực tuyến
    VietNamNet TRỰC TUYẾN
    Sắc ma?u VNN
    Doanh nghiệp - Sa?n phâ?m
    Xem VietNamNet TV
    Thế giới A?nh
    CHUYÊN SAN
    Netmode
    Ngươ?i viêfn xứ
    CÂU LẠC BỘ


    Lễ tây, Tết tây: hội nhập thế nào?
    08:18'' 22/12/2006 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Trước đây, Giáng sinh là ngày lễ trọng của giáo dân Công giáo, Tin lành. Người ngoại hình như chỉ đi xem cho biết. Mấy năm gần đây, Noel đã gõ cửa nhiều gia đình thành phố. Trẻ con ngoại đạo đêm Giáng sinh cũng thức ngóng cửa đợi ông già Noel đến.
    Soạn: HA 989951 gửi đến 996 để nhận ảnh này
    Noel trên thành phố Hồ Chí Minh.

    Hình ảnh Chúa Hài đồng, máng cỏ, hang đá, ngôi sao Giáng sinh và những lời ca ?oMừng Chúa ra đời? - ấn tượng của Mùa Giáng sinh đã có ở Việt Nam hơn một trăm mấy mươi năm. Nhưng, một thời gian rất dài, hầu như NOEL chỉ là ngày Lễ của riêng người có đạo.

    Tết tây cũng vậy, khi các giáo sĩ phương tây, những người lính viễn chinh, những công nhân viên chức Pháp đến nước ta thì cùng với âm lịch, ta sử dụng dương lịch và tất nhiên ta có thêm cái Tết tây, thậm chí có cả ?oQuốc khánh tây? 14/7. Nhưng, hình như những ngày lễ, ngày tết ấy chỉ có ý nghĩa với một công đồng rất nhỏ.

    Gần đây, trong những năm Đổi mới, với chính sách đối ngoại rộng mở, với sự phát triển kinh tế văn hoá trong tiến trình hội nhập, lễ tây, tết tây đang ngày càng trở nên có ý nghĩa đối với đông đảo người dân Việt Nam.

    Sách báo, phim ảnh, truyền hình đã đưa thế giới gần lại với chúng ta. Các cô bé, cậu bé Việt Nam giờ đây trong giấc mơ có ông Bụt và cả ông già Tuyết. Đêm Giáng sinh các cháu sẽ đợi chờ giây phút thiêng liêng mà ông già Noel mặc áo đỏ râu dài sẽ gõ cửa nhà mình để tặng quà và ân cần dạy bảo.

    Hà Nội 7 năm qua, vào dịp này, ông già Noel không cỡi tuần lộc mà cỡi DREAM II,VIVA, WAVE... luồn lách khắp phố. Các cửa hàng quà Giáng sinh cho trẻ em và người lớn thi nhau chào mời. Thị trường Noel đã hình thành và mỗi năm một phát triển. Chắc chắn những gì mà Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc đã có thì Việt Nam cũng sẽ có. Bởi cái ?obánh thị trường mua sắm NOEL? mỗi mùa tới mấy trăm tỷ USD, không ai lại không muốn kích cầu?

    Như vậy, dân Việt sẽ không còn đi xem NOEL. Dù có đạo hay không có đạo đều thực sự là người trong cuộc với tinh thần mừng Giáng sinh là vui mừng, nhớ đến những người thân yêu bằng những cánh thiệp gửi chúc mừng hay món quà nhỏ trao tặng.

    Noel đến, rồi Lễ Phục sinh cũng sẽ đến! Phục sinh cũng được xem là một trong những ngày lễ trọng nhất diễn ra vào tháng Ba hoặc tháng Tư để tưởng niệm sự kiện Chúa Giêsu từ cõi chết sống lại. Mấy năm nay, đã xuất hiện các hôp trứng màu Phục sinh ở thị trường Việt Nam?

    So với Lễ có tính chất tôn giáo, thì những Lễ hội mang tính xã hội phù hợp với tuổi trẻ có tốc độ hội nhập rất mạnh. Rõ nhất là ngày Lễ Tình yêu Valentine. Không cần biết đến giáo sĩ Valentine đã chống lại Đại đế La Mã Claudius như thế nào, người già, tuổi trẻ thấy có một ngày được chọn làm không gian tình cảm thì nhiệt tình thể hiện. Thị trường Valentine trên mạng, trên phố và trong từng gia đình tuổi trẻ Việt Nam chắc chắn không thua nước nào.

    Cũng như vậy, Ngày của Mẹ, (Chủ nhật thứ 2 của tháng Năm) Ngày của Cha (Chủ nhật thứ 3 của tháng 6) cũng đã đến với nhiều gia đình Việt Nam?

    Có điều hình như tất cả đều đang tự phát, người nọ thấy người kia làm thì làm theo. Lễ hội của các dân tộc được chắt lọc qua thời gian hàng trăm năm chắc chắn hầu như chỉ giúp người ta hướng thiện để cho đời đẹp lên. Nhưng khi nhập vào nước ta hình như đang có vấn đề lấn cấn?

    Xin hãy bắt đầu từ Ngày của Mẹ. Một ngày thiêng liêng, hầu như người Việt ai cũng nhớ đến hai chữ BÁO ÂN, sự tích Mục Kiền Liên đã làm cho ngày rằm tháng bảy trở thành ngày báo ân Mẹ. Rồi mấy chục năm qua, ngày 8/3, ngày quốc tế Phụ nữ ở nước ta cũng được đưa lên mức mà nhiều nước phương tây còn chưa làm được, tiếp đó lại còn ngày thành lập Hội LHPNVN cũng trở thành ngày thiêng liêng của các bà, các mẹ. Vậy nếu có thêm Ngày của Mẹ thì sao đây?

    Hình như ngày của mẹ cũng giống với ngày các cháu. Tự xa xưa ta đã có ngày rằm Trung thu cho các cháu, đến khi có ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 ta lại coi đây là một ngày TẾT của thiếu nhi. Giờ đây hội nhập, trên ti vi ông già Noel phát quà cho trẻ con nước này nước nọ? chẳng lẽ con cháu chúng ta chỉ đứng nhìn? Và cũng không thể nói, ai có tiền thì ?othuê? ông già NOEL mang quà đến. Nếu vậy các cháu lang thang cơ nhỡ, các cháu trong các làng SOS sẽ nghĩ gì?

    Vậy là, chuyện hội nhập lễ tết không chỉ đơn thuần là chuyện cá nhân, chuyện của mỗi một gia đình, nó cũng không chỉ là chuyện vui chơi giải trí, mà lễ hội biểu thị trình độ văn hoá, nền tảng kinh tế của cả một công đồng. Cho nên không thể mạnh ai nấy làm...

    Xới lên vấn đề này, Diễn đàn VietNamNet mong rằng sẽ được đón nhận những cảm xúc, những suy nghĩ của các bạn về những cái hay cái đẹp trong lễ tết hội nhập để bổ sung cho những gì mà chúng ta chưa có. Mặt khác, chúng ta cần tiếp thu như thế nào để đảm bảo sự hài hoà giữa những gì đất nước, dân tộc ta đã sẵn có và hỗ trợ nhau cho ngày càng đẹp lên?

    Từ lễ tết đến lễ hội đang đần dần xuất hiện khắp nơi ở nước ta, hội nhập thế nào đây để không lấn át bản sắc dân tộc mà cùng góp phần nâng lên đôi cánh Việt Nam?
  3. ke_du_ca

    ke_du_ca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2004
    Bài viết:
    829
    Đã được thích:
    0
    Tuổi Tuất
    Người tuổi Tuất giao thiệp rộng và công bằng. Họ cũng là người có thể tin cậy. Khi phải tranh đấu cho lẽ phải hoặc có ai đó cần sự giúp đỡ hỗ trợ, họ luôn sẵn lòng có mặt. Người tuổi Tuất hợp tác tốt với những ai họ thích, và có thể ngoảnh mặt làm ngơ trước những người họ không thích. Nếu bị chọc giận, họ dễ nổi cáu, nhưng lại không thù dai. Họ có thể chấp nhận, nhưng không thực sự sung sướng khi được mọi người chú ý tới. Trong tình huống khó khăn, họ luôn giữ được sự tỉnh táo và khơi dậy niềm tin ở những người xung quanh. Sở thích sống lặng lẽ của họ có thể gây ấn tượng buồn chán với người khác.
    ^^! Bây giờ mới biết là mình như thế này.
    Sống lặng lẽ cũng là một sở thích sao?
  4. UNA_MALDINISTA

    UNA_MALDINISTA Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    2.632
    Đã được thích:
    0
    Mệt!
  5. UNA_MALDINISTA

    UNA_MALDINISTA Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    2.632
    Đã được thích:
    0
    Có vẻ đúng Ít nhất là với tớ
  6. UNA_MALDINISTA

    UNA_MALDINISTA Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    2.632
    Đã được thích:
    0
    Tâm sự của 1 người xa lạ, nhưng khá đồng cảm
    Hôm nay là 30 rồi, chỉ còn một ngày nữa là bước qua năm mới. Thời gian trôi nhanh thật, không chờ đợi ai cả.
    Nhớ ngày này năm trước mình làm gì nhỉ. Một chai vang cưa đôi với con bé Malay cùng flat sau khi đi làm về. Một chút buồn thoang thoảng. Một chút xúc cảm nhen lên khi Tom Hanks hôn Meg Ryan trong đoạn cuối "Sleepless in Seattle".
    Năm nay thì sao nhỉ, ngồi một mình trong phòng ngồi đợi món canh dưa chua cá lóc chín và viết vài dòng. Mình có em chứ. Mình có một, không vài tình yêu lớn, nhưng sao giờ đây mình không cảm nhận được điều đó. Con người có đôi lúc ích kỉ, có đôi lúc luẩn quẩn nhất là khi cô đơn. Cô đơn thì dễ, chỉ cần đi đâu đó, rúc vào xó xỉnh nào đó một mình, nhưng đối diện với sự cô đơn thì rất khó, ít ra là lúc này.
    Đôi lúc em có bảo với mình rằng đừng lo cho em nhiều quá nhưng có lẽ em chưa hiểu mình. Nếu mình chưa từng ở bên em, chưa từng ôm lấy thân hình bé nhỏ của em mỗi khi em sốt, chưa từng nghe ngực em hay bị đau, chưa từng biết em hay bị mệt và chóng mặt, thì chắc rằng em sẽ không nói với mình như vậy. Muốn không lo cho em cũng không được. Mình chỉ sợ một ngày nào đó mình dững dưng với những điều này thôi. Đừng bắt anh không lo cho em nữa em nhé. Anh sẽ luôn làm như vậy đơn giản bởi một điều là anh yêu em.
    Nhưng anh xin lỗi, những ngày này không có em bên cạnh nên anh đành tìm chút an ủi nơi những người bạn gái khác vậy. Chỉ là tâm sự về cuộc sống, về nhân tình thế thái, để vơi bớt đi nỗi cô đơn những lúc không có em vậy.
  7. ke_du_ca

    ke_du_ca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2004
    Bài viết:
    829
    Đã được thích:
    0
    Ờ, ngồi ngẫm lại, có vẻ như cũng đúng, ko chỉ là với ấy.
  8. UNA_MALDINISTA

    UNA_MALDINISTA Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    2.632
    Đã được thích:
    0
    Hì, sắp đến pót thứ 100 để chuyển topic rùi. Mình cũng vớ vẩn thật đấy
  9. ke_du_ca

    ke_du_ca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2004
    Bài viết:
    829
    Đã được thích:
    0
    Được lo lắng cho người khác và được người khác lo lắng, điều gì khiến bạn hạnh phúc hơn. Hay chúng là hai mặt của một vấn đề. Hay chúng là tất yếu cho sự tồn tại của một tâm hồn, để không thể nói điều gì là hơn hay kém.
    Em lang thang qua đời ta, mong manh và yếu ớt. Yếu ớt như thuỷ tinh mỏng dễ vỡ, mong manh như ý thơ chập chờn chưa kịp nên câu. Khơi gợi nơi tâm hồn tàn tật của thằng con trai một khát khao muốn được lo lắng cho một người nào đó. Ta nhìn em đi qua, vẫn cô đơn dù ở giữa đời.
  10. UNA_MALDINISTA

    UNA_MALDINISTA Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    2.632
    Đã được thích:
    0
    Có khi bước trên đường hun hút
    Em tự hỏi mình ta đang đi về đâu
    Thời điểm cuối năm bao giờ cũng là lúc để ta nhìn lại mình trong một năm qua. Ta đã bắt đầu năm mới như thế nào? Ta đã làm được những gì? Ta chưa làm được những gì? Và ta sẽ fải làm những gì trong năm mới đến?
    Nhìn lại năm 2006, năm tuổi, Una thấy điều duy nhất mà mình có thể hài lòng là đã tận mắt chứng kiến Italia lên ngôi vô địch WC2006 tại Đức sau 24 năm chờ đợi Ai đó có thể nói là buồn cười, nhưng sự kiện ấy thực sự có ý nghĩa với mình nhiều đến nồi, fút giây Cannavaro nâng cao chiếc cúp vô địch mình ko thể cười nổi, mà rưng rưng chỉ muốn khóc Xúc động quá, sau bao nhiêu thời gian chờ đợi hy vọng thất vọng rồi mình cũng được trở thành tifosa của đội bóng vô địch World Cup 2006. Ko ai có thể cười cợt rằng Italia chỉ đẹp trai mà chẳng làm nên tích sự gì. Các chàng trai mang sắc áo thiên thanh cuối cùng cũng đã chứng tỏ được bản lĩnh, và tất nhiên ko thể kể đến việc số fận quyết định mỉm cười với Italia sau 24 năm. Thật là một kết cục có hậu
    Còn về cá nhân, năm 2006 mình đã chuyển công việc tới một nơi mà có nhiều cơ hội cho mình khẳng định năng lực bản thân với một nhiệm vụ khá mới mẻ, chuyên nghiệp và ổn định. Năm 2006 mình chưa làm được nhiều lắm, nhưng thời gian còn dài để mình nỗ lực và fấn đấu. Hy vọng tất cả mọi người đều ghi nhận sự nỗ lực đó của mình.
    Chuyện tình cảm, lĩnh vực khó nói nhất Năm 2006 là năm mình gặp một cơ số người, và cũng đã rơi vào một số trạngt hái ngưòi ta gọi là "yêu". Không đi đến đâu nên trong những ngày cuối năm mình lại trở lại vạch xuất fát Ko quá buồn ko quá vui cũng ko quá thất vọng mặc dù ko nhiều hy vọng. Tương lai chờ đón fía trước sẽ có nhiều điều bất ngờ, và chẳng thể nói trước được một điều gì.
    Năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến. Chỉ đơn giản chúc mọi người vạn sự như ý và đương nhiên ko thể thiếu những giai điệu ngọt ngào của ABBA
    HAPPY NEW YEAR

Chia sẻ trang này