1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

25t có học piano được ko?

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi nikken, 08/07/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. thuychangmi

    thuychangmi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0

    Mình cũng 25 tuổi, rất mê piano nhưng cũng không có điều kiện! Bây giờ mình mới sắm được một cái organ. Mình thì chẳng đủ tiền để mua piano rồi!
    Bây giờ mình muốn học piano trên organ liệu có được không vậy? Mình chỉ cần chơi được mấy bản cổ điển mà mình thích là được! Nhạc lý cũng không quan trọng lắm!
    Mình muốn hỏi nếu bạn dạy thì học phí thì bao nhiêu?Mình hơi nghèo! nhưng thích piano!(làm thế nào được)
    Mình sống tại Hà Nội!
    Mong hồi âm!
  2. nikken

    nikken Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2004
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    Rất cám ơn anh CoDep và mọi người đã cho biết những điều thiết thực như vậy, làm tôi thêm quyết tâm. Không biết anh CoDep có còn thu nhận đệ tử không vậy? hay anh có nữ đệ tử nào trẻ đẹp cũng được?
  3. onggiadaukho6569

    onggiadaukho6569 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2006
    Bài viết:
    2.182
    Đã được thích:
    0
    Thực ra học Piano trên Organ cũng chẳng không có vấn đề gì đâu. Tôi đã dạy rất nhiều học sinh chơi Piano trên organ (tất nhiên là do điều kiện không có Piano thôi). Nhưng khi thực tế ngồi vào Piano vài buổi là lại đâu vào đó hết. Đó là khi ngón tay đã quen với độ nặng của bàn phím Piano và việc sử dụng Pedal thành thạo hơn thì các em biểu diễn rất tốt.
    Vào hè này thì Nhà thiếu nhi Hoàn Kiếm (nơi tôi đang dạy) đông học sinh quá, họ không nhận thêm nữa. Nhưng nếu muốn bạn có thể đến học tại nhà tôi các buổi tối.
  4. onggiadaukho6569

    onggiadaukho6569 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2006
    Bài viết:
    2.182
    Đã được thích:
    0
    Quên mất, tôi cũng chỉ còn rảnh tối T2 thôi. Học phí ở NTN thì 50.000 đ/tháng. Ở nhà riêng thì 40.000 đ/buổi (sách, đặc biệt là Style, voice, songs midi dùng cho Organ thầy cung cấp miễn phí)
  5. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Piano là đàn dễ tập nhất trong các loại đàn .
    Bạn nào chứng minh được điều ngược lại ? Thử xem sao ?
    Tập 3 giờ mỗi ngày trong suốt 3 năm, so sánh với
    học tập trong trường nhạc chuyên nghiệp 4 năm,
    số giờ nào nhiều hơn?
    Tôi đang có học sinh, năm thứ 3 trở xuống, nữ trẻ và đẹp
    thì có, nhưng chưa đến tuổi cần biết bạn trai. Các cháu
    có sức học Piano trung bình so với tuổi, tức là có chỗ hơn
    tôi ngày xưa. Sau năm thứ 3, có lẽ các cháu phải tìm thày
    giáo khác, vì tay đàn của tôi không quá được trình độ này .
    Tôi chỉ có 3 học sinh, vì dạy Piano là nghề tay trái, không có
    thời gian nhận thêm học sinh. Nếu bạn ở Hartford, Connecticut
    thì có thể học hàm thụ không mất tiền.
  6. nikken

    nikken Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2004
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn.
    Trước hết, cho phép tui gởi đến bạn lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất. Sau đó, tui muốn nói rằng, tui rất ngưỡng mộ bạn. Tui ngưỡng mộ bạn cả về tài năng cùng với khả năng chính tả của bạn. Ôiiii, thật tuyệt vời.
    Và bây giờ, xin phép bạn cho tui được đặt vài câu hỏi.
    Với kinh nghiệm đầy mình, bạn có thể cho tui biết đã từng có ai học (hoặc lecture) piano trực tuyến không vậy? Thú thật là tui hơi ngạc nhiên, nhưng có lẽ, với kiến thức nông cạn của mình nên một chuyện hay đến vậy mà tui chưa được sở thị.
    Với khả năng của bạn, phương pháp bạn dùng hẳn là phải vô cùng sáng tạo và đặc sắc. Do đó, tui bỗng thấy mình thật quá may mắn vì có khả năng là tui sẽ được trui rèn bằng phương pháp này. oh, điều này lại càng làm tui ngạc nhiên. Chẳng lẽ, tui lại xứng đáng vậy sao? Có lẽ bạn đã thấy ở tui một điều gì đó chăng?
    Đến đây, tui thấy cũng nên giới thiệu đôi chút về mình. Hiện tui cũng sắp trở thành nhà khoa học (pre-scientist) chuyên ngành economic (tháng 3 năm sau tôi mới graduate). Tui cũng có một bussiness khá phù hợp với ngành học của mình. Đó là tui chơi chứng khoán. Từ đây, nó nảy sinh ra một vấn đề thế này.
    Bạn có nói rằng, sau một năm, tui có thể mua lại của bạn một số tài liệu quý hiếm. Mỗi tài liệu quý hiếm như vậy có giá là $2000. Oiiiiiiiiiiii, thật quá rẻ. Ở đây, tôi thấy khó mà đồng ý với bạn. Tài sản nghệ thuật không thể được định ở mức giá như vậy. Những tinh túy đó đáng giá cả gia tài. Tui sẵn sàng đánh đổi tất cả để có được những của quý hiếm đó. Bạn làm tui khá uất ức đấy. Nhắc lại, tui sẵn sàng bán tất cả gia tài của mình để có được những của quý hiếm đó. Do vậy, cần phải nói chút ít về "gia tài" của tui.
    Bạn thân mến.
    Gia tài hiện nay của tui khá đồ sộ, có điều đơn vị tính không phải bằng đô la Mỹ, không phải bằng Mac Đức hay bảng Anh, cũng không thể là vàng hay kim cương mà là kí lô. Cụ thể đó là, một máy vi tính Pentium 3 ước tính vào khoảng 10 kí lô, một tủ quần áo (đúng hơn là mớ giẻ lau nhà) cũng cỡ 20 kí lô, một tủ sách khoảng 100 kí lô mà tui xem như là vô giá. Tuy nhiên thứ tinh túy nhất trong cái đống tài sản của tui chỉ nặng có vài gram, đó là một giấy chứng nhận tui có một tài khoản đặt tại ngân hàng ACB chi nhánh Tp Hồ Chí Minh.
    Như tui đã giới thiệu ban đầu, tui chơi chứng khoán. Số chứng khoán hiện tại trong tài khoản của tui nếu bán hết ra cũng có thể mua một vài tài liệu quý hiếm của bạn. Chắc chắn rằng sau khi được trui rèn bằng phương pháp lecture đặc sắc của bạn, tui sẽ bán hết "đống gia tài" của tôi để mua những tài liệu quý hiếm đó (dưới góc nhìn của một economist, tui xem đây là một khoản đầu tư béo bở). Nhưng
    Nước chảy hoa trôi, thời gian như vó ngựa câu
    Ông xanh kia buồn ngủ.
    Do đó, cái mớ chứng khoán của tui trong ngân hàng có nguy cơ tự nhiên biến thành mớ giấy lộn. Dù hết sức buồn lòng nhưng nếu điều đó xảy ra, lúc đó buộc lòng tui phải thú nhận với bạn rằng, tui không thể nào mua những tài liệu quý hiếm của bạn được.
    Oiiii, lạy chúa, thật quá bi kịch. Tui không thể tưởng tượng được tiếp là sẽ có chuyện gì xảy ra sau đó bạn ạ. Với tài năng và kinh nghiệm của mình, không biết bạn có thể cho tui biết được chuyện gì sẽ xảy ra tiếp không? Không biết âm nhạc với những "phép màu" của nó có thể mang đến giải pháp nào trong trường hợp này không?
    Rất mong hồi âm của bạn.
    P/S: tui cũng đã add nick bạn. hypocricy_e@yahoo.com
  7. onggiadaukho6569

    onggiadaukho6569 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2006
    Bài viết:
    2.182
    Đã được thích:
    0

    Tôi thấy cái mồm của bạn cũng khó ngửi lắm..... giống mùi....
    Đề nghị admin xoá bài nếu thấy tôi nói quá lời nhé. Nhưng nghe cái giọng đấy không chịu được.
  8. Sis

    Sis Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    375
    Đã được thích:
    0
    Học 3 năm piano = sv ĐH4 piano??
    Cái nè nghe buồn cười lắm bác ơi..... Tôi cho bác dạy cả 5 năm cũng ko nổi đâu chứ đừng nói 3 năm. Bác biết sv ĐH 4 piano phải học bao nhiêu năm tất cả ko? 7 năm sơ cấp, 4 năm trung cấp và 4 năm ĐH, tính đến khi học ĐH 4 là đã qua 14 năm học piano. Mà đến đươc ĐH4 thì toàn người khá giỏi cả, vì dốt thì đã bị loại hết từ các năm trước rồi bác ạ. Ai học piano 3 năm = thế thì Liszt sống lại cũng gọi = sư phụ !
    Tiếp, hình như có bài nào nói SV âm nhạc VN... gì gì đó. Nghe thật củ chuối quá. Thích bác cứ vào đây bàn luận về mọi vấn đề về âm nhạc nhé. Cứ ở xa xôi đâu mà nổ to thế kẻo lại bị gọi là thùng rỗng kêu to. Chuyện này lam tôi nhớ lại trang yeuamnhac cũng có 1 "chị" vào phỉ báng SV Viêt Nam nhưng xem ra trình độ cũng chả = ai nên được vài bài là yếu lý tịt ngòi. zZZ
  9. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Bác sis nói đúng đấy ạ trừ phi là thiên tài như Mozart chẳng hạn, chứ chẳng ai có thể đạt được trình độ như Đại học 4 năm sau 3 năm tập luyện, kể cả trong suốt 3 năm đó chỉ có ăn, uống, ngủ và tập đàn miệt mài. Trình độ piano không chỉ phụ thuộc vào số giờ tập luyện, mà hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào năng khiếu, khả năng cảm thụ, trình độ đánh giá, phân tích âm nhạc, am hiểu về lịch sử âm nhạc của từng bản nhạc mình làm cho vang lên... (trong nhạc viện các học sinh được học những môn đó song song với học chơi nhạc cụ) và chỉ có thể trở nên thuần thục hơn với THỜI GIAN tối thiểu là: nếu học từ nhỏ: 7 năm sơ cấp - chắt lọc; 4 năm Trung cấp - chắt lọc; còn lại bao nhiêu người vào được Đại học 4 năm? Vậy là trung bình mất 15 năm rèn luyện cho một đứa trẻ trở thành một pianist. Còn với người trưởng thành, tuy trí não và khả năng cảm nhận phát triển hơn trẻ nhỏ, nhưng lại bị một nhược điểm của...tuổi già là bàn tay và các khớp xương đã cứng cáp, khó uốn nắn hơn, và một đặc điểm nữa mà các học sinh lớn tuổi (có khi lớn hơn cả Lys) thường lôi ra biện hộ mỗi khi bị Lys mắng là không thuộc bài : thưa cô, tại bọn em lớn mất rồi, tay đã cứng, trong đầu có nhiều chuyện cần suy nghĩ tính toán cho nên khó học hơn là bọn trẻ con trong đầu chả có gì Thế đấy!
    Cho nên, chơi piano dễ mà cũng khó, nhanh mà cũng chậm ở chỗ: nếu chỉ đơn thuần làm các nốt nhạc vang lên, thì tập miệt mài trong vòng 3 năm cũng có thể chơi những bài ở trình độ đại học được đấy, nhưng làm sao để bản nhạc đó đi vào lòng nguời thì... như đã nói dài dòng ở trên ạ
    Em xin hết (lâu lắm mới ló mặt vào box, nói dài quá )
  10. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    À quên, có thể trong này nhiều thứ khó ngửi thật, nhưng tui chắc là tất cả đều đồng ý thứ khó ngửi nhất là những kẻ SÍNH NGOẠI, MẤT GỐC như "bạng" VNTF. Tôi cũng là sinh viên Nhạc viện đi Tây về đây, cũng khó ngửi lắm, nhưng so sánh với VNTF thì chỉ như một chậu nước mưa với con sông Tô Lịch.
    Mà thôi, ví von thế chắc gì những kẻ mất gốc hiểu được

Chia sẻ trang này