1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

27/7 - Ngày thương binh, liệt sỹ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi newinvestor2, 27/07/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguoicamlaividai

    nguoicamlaividai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2011
    Bài viết:
    5.196
    Đã được thích:
    8.425
  2. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    [YOUTUBE]ANz91P78ces[/YOUTUBE]
  3. hungdao101

    hungdao101 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/01/2008
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG]
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    [​IMG]
    [​IMG]
  4. mrhungdo

    mrhungdo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2011
    Bài viết:
    1.121
    Đã được thích:
    22
    the dead nay never die!!! những liệt sỹ đã ngã xuống là những người bất tử!!!!
  5. nguoicamlaividai

    nguoicamlaividai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2011
    Bài viết:
    5.196
    Đã được thích:
    8.425

    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/07/nghia-trang-do-o-truong-sa/

    'Nghĩa trang đỏ' ở Trường Sa

    Hàng trăm người đứng trên boong tàu, mắt ngấn lệ nghe lại câu chuyện những chiến sĩ hải quân đã lấy máu mình nhuộm đỏ cờ Tổ quốc, bảo vệ Trường Sa. Những cành hoa thả xuống "Nghĩa trang đỏ" giữa biển khơi.
    > Ký ức về đồng đội ngã xuống ở Trường Sa


    [​IMG]Hàng năm, Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam tổ chức nhiều chuyến tàu đưa đại biểu, chiến sĩ ra thăm và làm việc ở quần đảo Trường Sa. Ngày cuối của mỗi hành trình, các thành viên trong đoàn lại tập trung trên boong tàu, dự lễ tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh bảo vệ Trường Sa.[​IMG]Với những chiến sĩ Hải quân tàu HQ 960, mỗi chuyến đưa đoàn ra Trường Sa là một lần dự lễ tưởng niệm, nhưng lần nào các anh cũng dâng trào cảm xúc khi nghĩ đến những đồng đội mãi mãi nằm lại dưới biển sâu.[​IMG]Chính ủy Quân chủng Hải quân Trần Thanh Huyền đọc tên từng cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ biển đảo quê hương. Mắt ai cũng rớm lệ khi nghe lại câu chuyện hải quân Việt Nam bảo vệ cụm đảo Gạc Ma - Len Đao - Cô Lin.[​IMG]Cả trăm người cùng hướng về vòng hoa, lễ vật thả xuống biển, trong niềm xúc động nghẹn ngào.[​IMG]Những con sóng dập dìu sẽ đưa hoa vào lòng biển khơi, nơi những liệt sĩ hải quân cũng đang hòa mình trong biển.[​IMG]Những người tham dự buổi tượng niệm gửi những cánh hoa cho các liệt sĩ ở "Nghĩa trang đỏ" - nơi không có một nấm mộ, bia.[​IMG]Những tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam đang hoạt động ở gần nơi tổ chức lễ tưởng niệm cũng dừng mọi hoạt động, ra boong tàu làm lễ.
    Hoàng Thùy
  6. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    CHO NGƯỜI NẰM XUỐNG(27/7)

    [​IMG]
    Nghĩa tình sâu nặng người ơi !
    Một thời bom đạn, một thời...có nhau



    [​IMG]
    Bóng cờ ***g lộng trên đầu
    Đạp ba thước đất vùi sâu bạn về !
  7. duyvu1920

    duyvu1920 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Bài viết:
    6.469
    Đã được thích:
    2.971
    Ngày bữa nay nhà em vừa được tặng 1 bếp gas và gas dùng miễn phí :))
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Ngày bữa nay nhà em vừa được tặng 1 bếp gas và gas dùng miễn phí :))
  8. H0nVjet

    H0nVjet Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2010
    Bài viết:
    598
    Đã được thích:
    1
    Xin được tri ân những người con đã hi sinh vì Tổ Quốc Việt Nam thân yêu. Tất cả các Bác, các Cô, các Anh, các Chị...là những người hùng của dân tộc Việt Nam @};-@};-@};-@};-@};-

    Bắt đầu tuyên truyền về cuộc chiến năm 79 chăng?

    Tưởng niệm Vị Xuyên

    "Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên có 1.706 ngôi mộ, trong đó chỉ có 8 ngôi mộ là của các liệt sĩ chống Pháp và chống Mỹ, còn lại 1.698 ngôi mộ là của các liệt sĩ hy sinh để bảo vệ chủ quyền quốc gia ngay trên mặt trận Vị Xuyên từ năm 1984 tới 1991. Khi phía Trung Quốc chủ động chọn Vị Xuyên là địa điểm tấn công chính trong một chiến dịch xâm lăng cục bộ vào Hà Giang năm 1984, một trận chiến khốc liệt đã xảy ra tại Vị Xuyên vào ngày 12.7.1984. Quân Trung Quốc từ những đỉnh cao mà họ chiếm lĩnh trước đó nã pháo cấp tập suốt trong 8 giờ đồng hồ liền, hủy diệt tới từng mét vuông đất Vị Xuyên, trước khi tung những “trung đoàn sơn cước” - lính đặc biệt tinh nhuệ của họ tràn ngập các trận địa của bộ đội Việt Nam, dùng chất nổ đánh thẳng vào các hầm hào bảo vệ biên giới của bộ đội ta. "
  9. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    27-7, viếng người hy sinh vì Trường SaJul 27, '12 1:38 PM
    for everyone
    Tượng đài Tưởng niệm quân nhân Liên Xô, Nga, Việt Nam hy sinh vì hòa bình, ổn định khu vực (Tượng đài Cam Ranh) ở cạnh Cảng Hàng không Quốc tế Cam Ranh, được khánh thành thàng 12-2009. Khu vực tượng đài ngày càng đẹp hơn, xanh mát hơn với nhiều cây do các đơn vị, cá nhân trồng lưu niệm
    [​IMG]
    Sáng 27-7, vợ chồng cụ Võ Ta - Phan Thị Đay cùng vợ chồng con trai út từ xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa vào viếng Tượng đài Cam Ranh, thỏa nguyện ước đã lâu. Con trai hai cụ - liệt sĩ Võ Đình Tuấn đã hy sinh ngày 14-3-1988 khi bảo vệ đảo Gạc Ma, quần đảo Trường Sa. Ở bia ghi tên các liệt sĩ tại Tượng đài Cam Ranh, tên anh Tuấn ở vị trí thứ 103.
    [​IMG]
    Trong khi cụ ông dò tìm tên con trai, cụ bà cứ ngồi trước bia, thẫn thờ, gần như bất động
    [​IMG]
    Sáng sớm, khi ra đón gia đình cụ Võ Ta, đã thấy ở trước bàn thờ nhà cụ hai gói quà của Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân và của HĐND, UBND thị xã Ninh Hòa. Tại Tượng đài Cam Ranh, lại gặp Đại tá, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Tư lệnh Vùng 4 Hải quân Phạm Hoài Nam đến viếng.
    [​IMG]
    Trung tá Nguyễn Văn Tuấn, cựu cán bộ Phòng Chính trị Vùng 4 Hải quân đang trông coi Tượng đài Cam Ranh, niềm nở thăm hỏi vợ chồng cụ Võ Ta. Anh Tuấn kể, ngày 26 tháng Giêng vừa qua, một ngày trước ngày giỗ 64 Anh hùng, Liệt sĩ hy sinh ngày 14-3-1988 ở khu vực các đảo Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin, anh trai của liệt sĩ Phan Văn Sự và một phụ nữ từ phường Hòa Cường, Đà Nẵng vào viếng Tượng đài Cam Ranh. Người phụ nữ khóc suốt buổi viếng. Anh trai liệt sĩ Phan Văn Sự cho biết, chị là người yêu của anh Sự, vẫn ở vậy từ 1988 cho đến nay...

    Những người lính đã hy sinh cuộc sống của mình vì Trường Sa, vì Tố quốc, các anh vẫn luôn trong tim những người đang sống trên dải đất hình Rồng!
    [​IMG]
  10. HSD2010

    HSD2010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2012
    Bài viết:
    1.734
    Đã được thích:
    4
    Những thương binh trở về từ chiên tranh biên giơí 1979

    Cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc bắt đầu từ năm 1979 và mãi đến 1989 mới thực sự kết thúc đi qua đã lâu. Nhưng ở quê cũ của tôi-một vùng nông thôn ngoại thành Hà Nội xưa- nay đã thành phố, phường (phường Việt Hưng-quận Long Biên), những dấu vết, nỗi đau của cuộc chiến ấy vẫn luôn được thấy, ở đâu đó, trên những bước đi khập khễnh, những đôi nạng gỗ…của những người thương binh trở về từ vùng biên giới Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng…

    Khi chiến tranh biên giới nổ ra, tôi còn quá nhỏ, mới 5 tuổi, chưa hiểu được những gì diễn ra. Mãi cho đến những năm 1983-1984, tôi mới bắt đầu hiểu lờ mờ thế nào là chiến tranh khi tận mắt đã thấy, hàng ngày, hàng đoàn tàu, hàng đoàn xe nối nhau chở pháo, xe tăng…rầm rập theo đường sắt, đường bộ từ Hải Phòng, qua cầu Chui, ngược lên phía Bắc; máy bay chiến đấu, máy báy phản lực luyện tập, đuổi nhau gầm rít đinh tai, nhức óc suốt ngày từ sân bay quân sự Gia Lâm-cách nhà chỉ 5-700 m. Lúc đó, thanh niên cả thủ đô và vùng ngoại thành Hà Nội được gọi lính để đi huấn luyện, chiến đấu trên các mặt trận: Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn rất nhiều. Xã tôi cũng thế, thanh niên được động viên, nô nức đi tòng quân. Cứ mỗi đợt như vậy, chúng tôi ai có người nhà đi lính, cũng được đi theo đưa tiễn tại khu vực xã Cổ Bi, cách đó 3-4 km. Rất bùi ngùi, bịn rịn. Nhưng, 1-2 năm sau, có khi chỉ 5-6 tháng, đã thấy, có những ông anh trẻ trung, vui vẻ trong làng khi ra đi phấn khởi thế nào, bây giờ đã trở về đầy tủi buồn trên cáng hoặc đôi nạng gỗ…

    Cho đến ngày hôm nay, nhiều người thương binh mà tôi còn biết, còn nhớ tên từ thời đó vẫn còn sống trong làng (nay gọi là tổ 3-tổ 4 của Phường Việt Hưng-Long Biên). Cuộc sống của họ cũng đã thay đổi rất nhiều theo quá trình đô thị hóa. Nhưng, ký ức chiến tranh, đối với những người không may mắn trong cuộc chiến ấy, dường như vẫn chưa mấy phai mờ. Cách nhà cũ của tôi không xa, là nhà anh Lương Văn Liên, thương binh hạng 2/4, bị mất hơn nửa bàn chân trong trận đánh chiếm lại cao điểm 300 gần khu vực cửa khẩu Thanh Thủy-Hà Giang vào tháng 6.1984- nơi cũng được mệnh danh là một “cối xay thịt” bởi quân 2 bên nướng vào đây, chết, bị thương rất nhiều . Điểm cao này bị một đơn vị quân đội Trung Quốc chiếm giữ nhiều ngày và bị đơn vị của anh Liên (thuộc trung đoàn 141 tăng cường cho sư đoàn 356 tại Hà Giang) đánh bật ra trong vòng chưa đến nửa ngày.

    Hồi tưởng lại trận đánh này, anh Liên nói: “Trước trận này, đơn vị chúng tôi đóng quân ở Tràng Định-Lạng Sơn, sau tăng cường sang cho mặt trận ở khu vực Thanh Thủy-Hà Giang. Lúc chiếm lại cao điểm 300, hầu như không tổn thất mấy về người nhưng sau đó, bên Trung Quốc dập pháo trở lại rất mạnh. Tôi bị trúng một mảnh đạn pháo, ngất đi. Tỉnh dậy vẫn còn trên núi, còn chưa kịp được bông băng đầy đủ. Ngớt trận pháo, tôi được đưa về tuyến dưới đề điều trị”. Liên bị thương khá nặng, anh không chỉ mất nửa bàn chân mà cả cơ thể, bị dính mảnh đạn rất nhiều, phải qua phẫu thuật, điều trị nhiều lần, có lúc tưởng chết. Mấy năm sau, anh mới lành bệnh và được xuất ngũ, bố trí làm công nhân ở Xưởng may Thương binh 875 gần nhà. Hơn 10 năm trước, xưởng may cũng bị thua lỗ, phá sản, anh về nhà, giúp vợ đi mua lợn, mổ thịt, bán ở chợ trong làng.

    Cũng gần nhà anh Liên, có một người khác mà tôi cũng đã quen biết khi còn nhỏ-anh Âu Văn Lừng, thương binh hạng ¾. Anh Lừng đi lính năm 1984 thuộc trung đoàn 567, sư đoàn 322 đóng quân tại Cao Bằng sau cũng tăng cường sang mặt trận Hà Giang. Anh bị thương khá nặng trong trận đánh diễn ra ngày 31.5.1985, chiếm lại đỉnh 6B. Cũng giống như trường hợp anh Liên, anh Lừng nói: “Thực ra đánh thì rất nhanh, chúng tôi ém quân từ 5 giờ sáng, có lực lượng đặc nhiệm hỗ trợ nên chỉ chưa đầy 1 tiếng lấy lại được. Nhưng kiểu như bên kia họ cú vì đợt đó, mình chiếm lại hầu hết các điểm cao nên hàng tuần sau, đạn pháo bắn rất nhiều; bắn dày đặc từ Thanh Thủy đến Yên Minh. Chỗ tôi đóng quân cũng bị bắn phá ác liệt, nên cả mấy tháng, nép trong khe đá tránh đạn, người ngợm bẩn thiut, tóc không cắt được trông ai cũng như thổ phỉ. Nhiều tuần cơm chẳng có mà ăn, toàn ăn đồ hộp hoặc vớ được cái gì ăn cái đó”. Lừng cũng bị mảnh đạn pháo làm hư hại cả 2 mắt, đến nay chỉ còn nhìn thấy lờ mờ và bị găm nhiều mảnh vào phần mềm. Sau khi được đưa xuống tuyến dưới điều trị một thời gian, năm 1986, anh được phục viên về làng.

    Cho đến nay, cũng như anh Liên, anh Lừng có một cuộc sống khá bình dị: thầu một ao cá nhỏ, giúp việc cho vợ đi chợ làng. Hai người có một cô con gái còn nhỏ, sống trong một căn nhà cấp 4. Hàng tháng lĩnh trợ cấp thương binh khoảng 1,5 triệu đồng/tháng. Những ngày như 27.7 này, có thêm độ 1,2 triệu đồng và quà cáp khác do thành phố, lãnh đạo quận, phường…trao tặng. Kém may mắn hơn anh Liên, anh Lừng, anh Âu Xuân Long, thương binh bậc 4 bị dính đạn ngay trong trận đánh đầu tiên do phía Trung Quốc đơn phương tấn công vào thị xã Lạng Sơn tháng 2.1979. Không may nữa là anh bị bắt làm tù binh, đưa sang bên kia biên giới và sau này được trao trả lại cho phía Việt Nam. Hôm qua (26.7), khi tôi đến thăm, anh không có nhà. Vợ anh cho biết, hàng ngày, anh vẫn đi làm thêm về xây dựng cho nhà này, nhà kia nhưng càng về già, nhất là những hôm trái nắng, trở giời, anh trở lên rất khó tính do những mảnh đạn còn trong đầu gây nhức, buốt.

    Một người cậu của tôi-Âu Xuân Tuyến cũng bị thương khá nặng trong một trận đánh ở mặt trận Vị Xuyên-Hà Giang năm 1985. Cậu tôi mất mấy ngón tay trái nhưng tệ hại hơn là bị sức ép quá mạnh và nhiều mảnh đạn pháo găm vào người gây nhiều di chứng sau này. Hơn 10 năm trước, nhờ ai đó mai mối, cậu tôi lấy vợ nhưng chỉ đúng một ngày sau, cô vợ mới cưới đã bỏ cậu tôi đi mất vì chỉ qua đêm tân hôn, cô này nhận ra người chồng của mình rất không bình thường. Vâng, quê cũ của tôi như vậy đó. Có rất nhiều thanh niên đã lên đường nhập ngũ, tham gia bảo vệ tổ quốc thời chiến tranh biên giới phía Bắc. Một số người đã nằm lại, có người không tìm thấy xác ở các mặt trận Hà Giang, Lạng Sơn

    Nhưng cũng có nhiều người trở về với những vết thương khó lành, những vết thương còn gây đau đớn, tiếp tục cuộc sống nghèo, bình dị từ đó đến nay. Họ vẫn được sống dựa một phần vào tiền trợ cấp của nhà nước tùy theo mức độ thương tật, vẫn được thăm hỏi, trao quà, động viên vào ngày lễ, tết, ngày 27.7 và rất ít phàn nàn. Nhưng điều khiến tôi cảm động ở những người anh thương binh sống ở làng, xóm mình ngày xưa mà mới đây gặp lại là dường như, thái độ của họ với đội quân bên kia chiến tuyến, bên kia biên giới phía Bắc, vẫn không thay đổi. Những người thương binh ấy cho biết, hàng ngày vẫn đọc báo, nghe đài, biết chuyện Trung Quốc vẫn chiếm đóng Hoàng Sa, một phần Trường Sa, vẫn bắt bớ nhiều ngư dân Việt Nam ra biển, vẫn ngang ngược đe dọa sử dụng vũ lực, lấn chiếm biển, đảo Việt Nam…Bày tỏ sự phẫn nộ với các hành vi ấy, nhà nước cần phải làm nhiều hơn là chỉ lên tiếng phản đối yếu ớt các hành vi vi phạm chủ quyền-bởi như thế, nó chỉ khiến quốc gia bên kia biên giới tiếp tục lấn lướt, âm mưu chiếm đoạt nốt biển, đảo của Việt Nam mà thôi.


    Mạnh Quân

Chia sẻ trang này