1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

271081

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi doigiobuiTT, 06/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    Mai Quốc Ấn, ông còn nhớ cái đêm mấy thằng ôm nhau ngủ, chiếu mong chăn thiếu, gió lùa bốn phía, đữa nào cũng đòi nằm giữa...??? Hôm nay lục lại trong máy, thấy còn bài này, riêng tặng cho ông:
    NHẬT KÍ ĐÊM
    Đêm tràn ra nuốt chửng thành phố vào cái miệng khổng lồ của nỗi buồn
    Chàng hoàng tử vùng dậy tôn vinh truyền thống giết người của nàng Tấm hiền ngoan trong cổ tích
    Con cú mèo treo ngược bảng quảng cáo về son phấn, nước hoa
    Đêm ?" con thằn lằn ?" rít khói cùng ta?
    Đêm tràn qua bên kia quả đất
    Rủ theo hàng triệu linh hồn oan khiên
    Núp mình trong ổ văn minh
    Dưới những cơn sóng thần chết tiệt.
    Nhìn: Chúa ở trên trời dự tiệc
    Nhìn: Phật ở trên trời dự tiệc
    Nhìn: Ta cùng đêm ghi nhật kí bầy người?
    Đêm lẻn vào cuộc đời
    [Lũ] già trẻ nhân gian cựa quậy tìm linh hồn trong ngút ngàn giả thật
    Gào mớm đời sau sự kế nhiệm sum vầy.
    Nhật kí đêm chập chùng
    Nơi thành phố vắng tiếng thở?
  2. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    [tứ tuyệt cho chị...]
    Một hôm trời bỗng rét oà
    Áo run xống vải vỡ ra thành lời
    Làng đêm vỡ tiếng à ơi
    Nhà ai vỡ một giọng côi thì thầm.
  3. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    Một bài thơ có thể được làm ra từ những chất liệu thông dụng trong nhà. Nó chỉ đứng vẻn vẹn trên một trang giấy vậy mà có thể choán đầy một thế giới và nằm gọn trong một trái tim.
    Lawrence Ferlinghetti

    [CẢM NHẬN]
    Mỗi sớm mai thức dậy
    tôi bước qua vài khái niệm,
    những khái niệm choán đầy cuộc người, đóng vai trò như hơi thở.
    Cúi nhìn khuôn mặt cô bé làng chơi,
    trong tư thế chú chó con đang ngủ,
    khuôn mặt bừng tái nơi nụ hôn tôi để lại đêm qua?
    Ngoài vườn,
    cụm lan trà vẫn còn chưa tỉnh,
    co ro ôm những giọt sương ở đậu,
    màn đêm thu dần bản danh sách đăng kí tạm trú muôn loài.
    Tôi học phép dưỡng sinh treo ngược của cú mèo,
    nhìn suỗi vết bầm nơi đầu gối ngoan cố,
    cả cười cuộc chinh phục gối chăn.
    Thơ mọc tự do,
    phủ kín cánh đồng tầm hoan,
    rụng xuống mùa màng muôn triệu ca từ không thi pháp.
    Bỏ mặc gối chăn,
    tôi bước ra đồng,
    hân hoan bội thu kí tự,
    thả lỏng đam mê phía mặt trời.
  4. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    Tặng Vũ Tuấn Anh:
    (Không viết được thơ, viết văn vậy, chịu khó đọc bác nhé! )
    _________________
    Nó nghẹo cổ thở phì phò như một con heo cái sau cơn vượt cạn. Ai bắt nó phải khổ sở thế này kia chứ. Nhớ có lần nó tuyên ngôn rõ ràng trong kịch bản phim rằng, nghệ thuật cần phải đói trong cơn say viên mãn, tựa như kiểu một con heo cái trong mùa động đực thèm canxium, gặm miệng kháo vữa vôi trên các cột chuồng làm bằng xi măng, mới đẻ ra được những thiên tác tuyệt diệu. Nghệ thuật không được lẩy ra sau bận dúm dó nơi cửa bụng một con đĩ, thì chí ít nó cũng phải làm căng lại những nếp nhăn sa lệch, vuốt thẳng lại những tì vết oằn khúc trên thớ thịt và trương mãn độ phì nhiêu của làn da. Làm được điều đó nó mới xứng đáng với chính cái tên của nó. Việc gắn tên cho khái niệm nghệ thuật trước giờ đã là một sự áp đặt khổ sai cho ý nghĩa nội hàm, tôn vinh nghệ thuật trong việc xét nó với những mối quan hệ, càng thấy sự trơ trẽn không tưởng tượng được. Chèo chống cho khái niệm đi đúng con đường bản chất của nó, giống như việc dịch đít một con đò sang sông, không thể không chúi mũi vào bờ trước khi tiến sang bờ kia được.
    Tôi mỉm cười, nụ cười xỏ lá hệt như kiểu nó cười với tôi.
  5. luonnoiloiyeu

    luonnoiloiyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2006
    Bài viết:
    1.138
    Đã được thích:
    0
    Quan_Di_Ngo viết RA82NG:
    ]Mai Quốc Ấn, ông còn nhớ cái đêm mấy thằng ôm nhau ngủ, chiếu mong chăn thiếu, gió lùa bốn phía, đữa nào cũng đòi nằm giữa...??? Hôm nay lục lại trong máy, thấy còn bài này, riêng tặng cho ông:
    NHẬT KÍ ĐÊM
    Đêm tràn ra nuốt chửng thành phố vào cái miệng khổng lồ của nỗi buồn
    Chàng hoàng tử vùng dậy tôn vinh truyền thống giết người của nàng Tấm hiền ngoan trong cổ tích
    Con cú mèo treo ngược bảng quảng cáo về son phấn, nước hoa
    Đêm ?" con thằn lằn ?" rít khói cùng ta?
    Đêm tràn qua bên kia quả đất
    Rủ theo hàng triệu linh hồn oan khiên
    Núp mình trong ổ văn minh
    Dưới những cơn sóng thần chết tiệt.
    Nhìn: Chúa ở trên trời dự tiệc
    Nhìn: Phật ở trên trời dự tiệc
    Nhìn: Ta cùng đêm ghi nhật kí bầy người?
    Đêm lẻn vào cuộc đời
    [Lũ] già trẻ nhân gian cựa quậy tìm linh hồn trong ngút ngàn giả thật
    Gào mớm đời sau sự kế nhiệm sum vầy.
    Nhật kí đêm chập chùng
    Nơi thành phố vắng tiếng thở?
    ....................................................................................
    NHỚ! Tặng lại 1 bài nè, hihì. Tối nay xỉn!
    TẠP BÚT NGÀY- thơ
    Sorry Sir! "Lịch sử được ghi bằng văn bản của kẻ chiến thắng."
    Tôi nhắc lại lời ai đó với thầy tôi
    Khi thầy hỏi: "Hãy suy luận vì sao tự do có lúc không biết cười?"
    Từ Alerxander Đại đế bị gay đến Napoleon bách chiến lùn mã tử
    Từ Vạn Lý Trường Thành của Tần Thủy Hoàng ngày xưa mong tìm thuốc trường sinh
    Đến bên kia Đại Tây Dương gây giờ là G.Bush to mồm tự do dân chủ
    Ai cũng nghĩ rằng mình là đúng nhất
    Kể cả khi cú tiết
    (như kiểu Hugo Chavez bảo có "tay trong" ở Lầu Năm Góc
    hay Napoleon thua trắng tay ván bạc Waterloo...)
    Tôi ghét phải nghe thiên hạ chỉ trỏ, cười nói, nhận xét, đánh giá, mỉa mai,... một cách hàm hồ
    Dĩ nhiên, kho họ chưa biết rõ
    Tôi càng không thích phải biết những câu sáo ngôn rỗng ngữ
    Dĩ nhiên, người ta tưởng tôi vui
    Và thầy tôi gật gù- cười
    Lịch sử có thể đổi dời
    Lịch sử cũng không bao giờ không còn bí mật
    Những ai đánh giá mình được nhiều hơn mất sẽ là chứng nhân lịch sử tuyệt vời
    Tôi cũng gật gù- cười
    (Nhưng phần cuối e rằng tôi không nhận)
    Trong những lát cắt mỏng nhất và nhỏ nhất của thân phận
    Lịch sử biết nằm im
    Và những dòng tạp nham hôm nay tôi viết biết đi tìm
    Nó sẽ tìm một số người hỏi tội
    (Tiếc là tôi không phải thiên tài ngôn từ lộng chói
    Nên nó vẫn nằm đây để cho bạn tôi và một số người xem...)
  6. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    Ừ, đời nó thế, biết thế quái nào ngày mai là ấm hay rét.
    Mày ngủ đi, say rồi thì cứ ngủ, tao cũng sắp say rồi, đợi thằng Quốc qua, uống thêm với nó vài li rồi tao cũng ngủ. Cảm ơn mày đã cho tao cảm giác có bạn. Xưa, à quên, trước đây tao cũng nhiều bạn phết, nhưng rồi hoặc là tao làm mất họ, hoặc là họ làm mất tao. Đến bây giờ thì...bạn chỉ vừa để hết rượu, hóa ra cũng vừa.
    Nhìn mày ngu ngu trong cái điệu bộ nửa say nửa tỉnh tao nhớ Tuấn Anh và cái Giang quá, giá như bây giờ có họ ở đây thì vui thêm biết mấy. Vợ tao nhắn tin chúc ngủ ngon rồi nè, cái thằng Quốc sao vẫn chưa đến, thằng ********, tao say đến nơi rồi, phù..........
  7. luonnoiloiyeu

    luonnoiloiyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2006
    Bài viết:
    1.138
    Đã được thích:
    0
    Hahahahahahaha, ừ, cạn ly, hết chai!
    Mặc kệ ai nghĩ gì, nghĩ thế nào. Ở đời, cái ******** nhất là cái áp đặt suy nghĩ lên người khác, bắt người khác nằm trong bàn tay điều khiển của mình hay giành lấy sự ảnh hưởng. Tôi không thích điều đó!
    Các cô gái đi qua đời ông (stop rồi, ít ra là trên giấy tờ, hờ hờ) và đời tôi (mong là stop ngay bây giờ) hy vọng sẽ hiểu được sự khốn khổ khốn nạn của chúng ta ngoài những lúc tưởng chừng là vui vẻ....
    Hôm nay dứt khoát phải say!
  8. upyours

    upyours Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2006
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Bọn nhà thơ này cũng thác loạn đấy.
  9. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    T.
    (Kính tặng Cha, có lẽ hôm nay con say, và vì lẽ đó, con muốn post những dòng này, như muốn cùng cha về lại miền Tây, khóc mê mải cho những tháng năm loi đời quên mất những điều rất thật...)
    Tôi ra hành lang nhìn về phía cầu chữ Y. Sài Sòn đêm nhìn từ cao xuống giống một thung lũng hoa đăng. Quá lâu rồi tôi mới có một đêm thế này. Đêm của tử vi, của các vì tinh tú trên trời chụm đầu vào nhau. Đêm của sủng ái giấc mơ lấp liếm, trôi bên những cột đèn cao áp rụng cháy. Đêm cho tôi tạm trú một linh hồn cô độc. Đêm không mang hình thù sự-huỷ-diệt như người ta vẫn tưởng, mà chứa muôn triệu vóc dáng khai-sinh. Đêm thỏa hiệp với nội ngã, chì chiết, cấu xé mọi ngõ ngách tư duy. Đêm bao dung chứa chấp tất cả khổ đau và hạnh phúc. Đêm là tấm bình phong che chắn vĩ đại nhất, cho hàng tỉ những câu chuyện có thể và không thể ở trên đời.
    Từ lầu 11 nhìn xuống đường Trần Hưng Đạo, góc giao nhau với đường Trần Bình Trọng, khu mộ Trương Vĩnh Kí mờ khuất sau rặng bạch đàn. Chẳng biết tự bao giờ, tụi **** đêm tụ tập ở đây đi khách đông như muỗi miền Tây Nam bộ. Trời chưa tối hẳn đã thấy các ả ngoe nguẩy ra đứng đường vẫy khách. Dân xe ôm đặt tên cho khu phố chung quanh khu vực này là ?oPhố vẫy?. Lấy động thái của tụi bán chôn nuôi miệng đặt tên cho khu phố, nghe rất hấp dẫn và đầy tính quảng cáo cho nghề mại dâm không chuyên nghiệp. Việc đặt tên ấy có một hàm nghĩa rất sâu xa, không phải dân ăn đêm thì khó biết được, đó là, ngụ ý đưa nghề mại dâm trở nên chuyên nghiệp và có hệ thống như ở Thái Lan hay một số nước phát triển.
    Đĩ ở đây có đủ các loại hàng: Hàng cao cấp, hàng trí thức, hàng nghệ sĩ, hàng bình dân, hàng đứng đường?Các tay chủ kê cho bọn hàng đứng đường làm mặt tiền khu phố vẫy, các loại hàng còn lại được gói gém một cách cẩn thận trong những vỏ bọc sang trọng. Việc làm đó, không chỉ dễ dàng qua mặt các cấp quản lí nhà nước mà còn vẽ cho tầng lớp gái điếm một diện mạo đáng trân quý.
    Chưa có nơi nào gái điếm được đẽo gọt một cách kĩ lưỡng như ở nơi này. Các nàng xuất thân chủ yếu từ miền Tây Nam bộ, có độ tuổi từ mười bốn đến ba nhăm và cứ như lời các nàng nói thì chưa một ai đã có chồng. Một trăm phần trăm các nàng có những hoàn cảnh na ná như nhau, thí dụ như, nhà nghèo, không được ăn học, lớn lên bị tình phụ, chán đời bỏ lên Sài Gòn kiếm sống, và cuối cùng là làm đĩ. Khi các nàng lỏng mình vào giới mèo hoang, rũ bỏ tấm áo chân quê, khoác lên mình bộ xiêm y thừa trên thiếu dưới, cũng là lúc các nàng dự mình vào cuộc chơi số phận. Phải nói rằng, nghệ thuật đong đưa và ******** của các nàng bây giờ, nàng Kiều ngày xưa phải thưa bằng sư phụ. Các nàng có số đo cụ thể ba vòng trên dưới, được đào tạo ******** bài bản, có hệ thống. Nàng Kiều xưa chỉ đẹp mơ hồ trong sự so sánh chuẩn thước, vây vấy lạch đào nguyên khép mở để buông thỏng thiên hương. Công nghệ phẩm màu dự vào cuộc trang điểm nhan sắc, làm biến đổi và hoàn thiện hóa vẻ bề ngoài tầng lớp đĩ thời hiện đại, không chê vào đâu được. Sức lan tỏa ghê gớm của công nghệ phẩm màu còn tích cực a dua cho cuộc cách mạng trần truồng: kĩ thuật yêu đương dần thay thế trái tim người, những giá trị đạo đức trở nên sa xỉ trong quan niệm, chủ nghĩa hiện sinh đồng lõa cho sự bao biện buông thả. Nơi đây và trong quả tim của các nàng, máu không còn ý nghĩa. Ý nghĩa duy nhất ghì chụm vào một câu nói: ?oHãy chơi đi! Chơi cho liễu chán hoa chê, cho lăn lóc đá cho mê mẩn đời.*? Đó là tuyên ngôn bất khả bác bỏ trong bất kì hình thức cú thoại nào.
    Tôi sống trong từ trường gái điếm.
    Cuộc sống mờ nhạt của tôi lọt thỏm trong hấp lực gọi mời của các nàng. Tôi không có sức để chèo chống cho ý nghĩ về một tình yêu hay một cái gì đó tương tự thế. Tôi chỉ đủ sức để ******** xong rồi trả tiền. Cũng có nhiều buổi sáng thức dậy trong oặt oẹ, tôi mơ hồ nhận ra chỗ nằm của con điếm tối qua cuồng lạc với tôi đã bỏ đi, chính là khoảng trống lớn nhất lòng tôi. Gái điếm dạy cho tôi ít nhiều về phương cách ứng xử. Đầu óc tôi không còn bị đánh tráo những khái niệm về tình yêu, nhờ sự sòng phẳng mà bọn bảo kê đã dạy tôi, qua một vài lần chúng tống vào mặt tôi những cú đấm như trời giáng. Trong vòng tay của đĩ, tôi đánh lừa được mình trong nỗi nhớ về em. Nói đúng hơn, tôi nhớ nhiều hơn về những xác chết và quên nhiều hơn về một mối tình cay nghiệt. Nhưng, cũng như việc đốt một các xác thành tro, chỉ là chuyển hóa một dạng vật chất biết cựa quậy sang một dạng vật chất có thể đem bón ruộng, tôi không thể giết được hình ảnh của em. Em và cái mùa-tình-bất-khả ấy cứ trét vào đầu tôi một lớp vữa tình nhầy nhụa. Em thánh hóa tất cả những nhan sắc viên mãn, khiến tôi bất lực trước cám dỗ. Gục mặt trên vú một con đĩ vẫn thèm tình và lạnh. Luồng lạnh tử khí len lỏi dọc cột sống, chui từ ********* lên não bộ, quấn lấy các tế bào cảm giác, rồi oà vào sống mũi cay xé như nấc. Em hiển nhiên trở thành một miền-ảo-giác trước bất kì một con đĩ nào tôi kéo lên giường.
    Cũng đã bốn năm tôi chưa trở lại Kiên Giang, mảnh đất buồn như huyền thoại, nơi mẹ sinh em trong một đêm bà đỡ quên không thắt ruột đói cào. Em vĩnh viễn thuộc về mảnh đất này cùng mối tình tôi trao tặng cho em. Những mảng lục bình trôi trên dòng Kinh Mười Bốn và những liếp trúc bao quanh ấp Cạnh Đền Một, sẽ vĩnh viễn cất giữ ước mơ làm dâu đất Bắc của em. Em chết trong một ngày dân huyện Vĩnh Phong xổ được vô số cá bông lau từ các dòng kinh như cám đặc. Việc em chết trong một ngày trùng như thế, đối với dân ở đây chẳng có một liên tưởng nào hết. Họ có cách hiểu của họ về cá. Cá từ đâu theo con nước về các dòng kinh, họ đều có thể lí giải bằng kinh nghiệm của nghề sống chung với lũ. Tôi thì cứ tin những đàn cá ấy rủ nhau kéo về để truy điệu em, người con gái hóa thân của nước.
    Tôi luôn nghĩ đó là định mệnh và định mệnh là một cái gì đó chẳng cần phải hiểu! Tôi không muốn hiểu và thực sự thì chẳng thể hiểu được nó. Nó đã giằng em ra khỏi vòng tay tôi như một tên trấn lột không chuyên nghiệp, khiến tôi bực mình và khinh tởm. Với tôi, định mệnh giống như một con điếm loại đứng đường, rẻ tiền và trơ mặt. Nơi hai phần tối-sáng giằng nhau trong mỗi con người, con đĩ định mệnh luôn mồi chài bản năng nghiêng lệch về phía bất-kiểm-soát của lí trí, nhưng nó không hề sòng phẳng bằng những con điếm nơi phố vẫy. Chẳng có thằng đàn ông nào thủ dâm với định mệnh của mình, thà ăn bánh trả tiền còn hơn cò cưa số phận. Vì thế, tôi chọn nghề thiêu xác người để kiếm cơm ăn. Đạo đức của việc hỏa thiêu đồng loại nằm trong tro bụi, hiện diện ở ngọn lửa mạnh hơn thần chết. Việc giúp cho một người trở về với nguồn gốc của họ, tôi luôn nghĩ, là việc vĩ đại hơn tất cả việc làm của những quan lại ngồi nhầm ghế. Dĩ nhiên thì những quan lại ngồi nhầm ghế này xuất hiện ở phố vẫy nhiều hơn hết thảy. Bọn gái điếm cũng thừa nhận rằng, chưa bao giờ đi khách với một tay làm thuê phổ thông nào cả, mà chỉ đi với những vị có chức, có tiền. Tiền là một định mệnh của những kẻ bị hoa mắt trước nó. Sức mạnh của tiền lớn hơn sức mạnh của ngọn lửa thiêu người rất nhiều lần, không ai đo cụ thể được cường độ của nó. Nó trùm lên mọi khuôn phép, trùm lên mọi giá trị, trùm lên mọi sự thật?
    Tôi sống trong từ trường của tiền.
    Tiền chắp vá cho tôi những kĩ năng uốn lưỡi trước bao nhiêu khuôn xúc, hoán vị sự đỏ mặt bằng gam màu lạnh như nước của con gái trong cơn động cỡn. Sống giữa từ trường của tiền, con người được hoan ca bài thơ bất niêm được viết trong lúc khổ sai tình. Tiền là bức tranh thuỷ mặc, đẹp cóng hơn bất kì một sự thật nào. Tiền gỡ những nếp nhăn trên khuôn mặt người già xếp xuống bàn tay người trẻ. Tiền là ngọn gió ngọt ngào hơn bát cháo ngô mùa giáp hạt, bòn rút thần kinh và nước dãi của những bần nông chưa ra khỏi luỹ tre làng. Tiền dạy cho tôi biết hai chữ vô ngôn. Tiền cuốn tôi vào vòng xoáy của cơn bão người nơi thế kỉ hiện sinh gào thét.
    Tiền hiện diện trong cuộc đời tôi với ý nghĩa của cuộc đào tẩu quá khứ, bất niệm tương lai. Ma lực kinh hoàng của tiền chèo con thuyền mùa xuân của cha tôi qua hai bờ thế kỉ vẫn chòng chành súng đạn, chòng chành áo cơm và chòng chành cả những ăn năn. Cha tôi là một người lính đặc công, thuộc tiểu đoàn đặc công Sông Hương, quân khu IX, Cần Thơ. Ông được đào tạo để hiểu rằng, sự chết mang hình hài sự sống. Nếu cần chết cho một lí tưởng mang ý nghĩa của điều kiện cần và đủ, để sự sống được khai sinh, thì rất sẵn sàng đánh đổi. Ba mươi năm sau ngày ông thôi cầm súng, chỉa vào đầu những người bên kia chiến tuyến, lí tưởng ấy được vận động sang một trường nghĩa khác. Ở trường nghĩa của sự vận động này, tiền là sợi dây nối móc những quan hệ xuyên không gian, xuyên thời gian. Lúc này, tiền hiện diện ở những cái bắt tay và trong chữ kí của những bản hợp đồng kinh tế. Và ở đây, tiền như một bài thơ, với định nghĩa của Lawrence Ferlinghetti: ?oMột bài thơ có thể được làm ra từ những chất liệu thông dụng trong nhà. Nó chỉ đứng vẻn vẹn trên một trang giấy vậy mà có thể choán đầy một thế giới và nằm gọn trong một trái tim.? Tiền cũng choán đầy một thế giới và nằm gọn trong nhiều trái tim với sự bất-khả-kháng.
    Bạn có thể chuốc cho tôi nốc cạn một chai Re?Tmy, để tôi say mèm như chết, nhưng bạn không thể xóa được những gì tôi đã thấy trong chuyến đi cùng cha tôi trở lại chiến trường xưa: Xã Thuận Hưng, huyện Long Mỹ, tỉnh Cần Thơ. Đây là một xã mà không có bất kì loại cây nào được xem là cổ thụ, bởi trong những năm kháng chiến chống Mỹ, các loại bom và pháo của Nguỵ đã dội cho toàn bộ cây cối nát tươm như cám. Sau những trận đánh, cây cối và thịt người có chung một dạng thể: Nhầy nhầy, gấp khúc, loang lỗ, bầm dập, tả tơi, hỗn độn, be bét, ủ rủ, phờ phạc, tang tóc?Máu và nước mắt không còn đủ để chảy. Chỉ còn tên của dòng kinh Xẻo Rán là mang mãi mối hờn cây cỏ. Dòng kinh được đặt tên để nhắc nhớ về một tội ác man mọi kinh tởm của giặc, những tên ác ôn trong vùng chiến lược. Chúng cắt tai của những người theo cộng sản, xâu thành từng chuỗi đeo vào ngực, xem đó là những bông mai chúng tự gắn cho mình. Chúng mổ bụng, moi tim gan cộng sản rán xào uống rượu. Cái tên Xẻo Rán mỗi lần nhắc đến khiến người ta muốn buông chèo, ói mửa ra dòng kinh đổ về sông Hậu.
    Giờ đây, cái tên ấy chỉ là hóa thạch của ngôn từ. Những điều vừa kể hoàn toàn xa lạ với tôi. Tôi được sinh ra trong ổ rơm không có mùi thuốc súng, chỉ có đọt rau má rau bần vắt sữa xanh xao. Tôi theo cha về đây để thăm lại những người đã từng đùm bọc, che dấu và chia máu với cha suốt một thời đánh giặc. Nhưng những gì tôi thấy, tôi nghe, tôi tham dự, đều là những cái được xâu trong sợi dây cáp có tên là tiền. Mảnh đất này giải phóng đã ba mươi năm có lẻ, nhưng vẫn chẳng thiếu người không biết chữ. Nhà nào cũng treo cái bảng màu xanh có dòng chữ gia đình văn hoá, nhưng có nhà còn treo ngược. Gia đình Nội, người nhận cha tôi làm nghĩa tử, cũng có một cái biển xanh như thế. Nội có sáu người con. Cô Hai lấy chồng là một thiếu úy địa phương quân đặc ước, một quân hàm mà quân đội Việt Nam cộng hòa dành cho những sĩ quan chưa có bằng tú tài. Chồng cô sau khi đi học cải tạo trở về làm nghề thợ mộc. Chú Tư thì hi sinh bên chiến trường C, không lấy được xác, Nội tôi làm mộ phong sau vườn, lấy ngày 22 tháng 12 làm ngày cúng giỗ. Cô Út lấy chồng người Tây Ninh, theo đạo Cao Đài. Chú Sáu thất học ở nhà chăn vịt, chưa lấy vợ. Chỉ có hai vợ chồng chú Ba và chú Năm hiện ở cùng xã với Nội. Nhà nước tặng nhà tình nghĩa cho Nội trên nền nhà xưa đã từng đào hầm nuôi cộng sản, vợ chồng chú Ba lừa ông bà nội đi vùng kinh tế mới ở Đồng Tháp Mười để cướp nhà, còn giữ luôn sổ lương. Chú Năm lấy được vợ là dân gốc Sài Gòn, chạy giặc hồi 1968 xuống Cần Thơ lánh nạn. Bên gia đình vợ chú, có người anh thứ hai định cư ở Mỹ, hằng tháng gửi đô la về nuôi cả nhà. Vợ chồng chú thừa tiền gửi ngân hàng Cái Răng, nhưng chưa bao giờ mua một mâm trái cây cúng anh trai. Có khi giỗ chú Tư, nếu Nội không cho người qua nhà gọi, chú cũng chẳng thèm sang dự giỗ. Hôm cha con tôi vào thăm Nội, các cô chú đều có mặt. Nhưng đến khi mỗi người nhận một cân bột sắn dây là quà của mẹ tôi gửi, thì chú Năm và chú Ba bỏ về lúc nào không biết. Nghe đâu khi cầm cân bột sắn dây về nửa đường, chú Ba quẳng xuống dòng kinh Xẻo Rán, chửi thề: ?oĐù mẹ! Nghĩa tử nghĩa tiếc *** gì. Làm quan cấp Cục mà hỏng có tiền dựng cho Ông Già cái lều, còn mò vào thăm với nom.? Cha tôi cũng nghe được câu chửi ấy. Cha tôi chỉ im lặng nhìn Nội. Nội tôi im lặng nhìn hình chú Tư trên bàn thờ, tấm hình chụp cả thân chú Tư đang nhìn cò súng.
  10. luonnoiloiyeu

    luonnoiloiyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2006
    Bài viết:
    1.138
    Đã được thích:
    0
    ĐÊM QUA
    đêm qua
    ai gieo vần trắc trở câu thơ
    rượu cạn chai mắt mờ con chữ
    gom đống tiền lẻ trả taxi tạm đủ
    đón bạn qua một trận nhớ
    ngày xưa...
    căn phòng ấm hơi nhớ chẳng đẩy đưa
    mùa đi qua mắt hằn lên
    cay đắng
    đêm rất vắng
    ẩn ức về lẳng lặng
    xát muối lên vết thương chưa kịp khô
    tôi nhìn xung quanh cảm nhận mơ hồ
    những vệt bầm cuộc đời sau áo gấm
    tôi cạn chén thấy giọt rơi âm ấm
    ngôn từ rơi
    đồng vọng
    gió xua mơ
    trong chập chờn lửa đốt cháy vần thơ
    tôi thấy ai đếm đau lòng phơi trải
    giấc mơ chùng trong bóng đêm nhẫn nại

Chia sẻ trang này