1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

271081

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi doigiobuiTT, 06/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    Dạ, dây thun, em viết theo âm miền Nam nên thành dây thung.
    Nói chung là một loại dây nằm trong cạp quần, có thể nó ngắn, có thể nó dài (Âm Tàu đọc là: Khớ ỉ xeo, khớ ỉ ta)
  2. luonnoiloiyeu

    luonnoiloiyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2006
    Bài viết:
    1.138
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn! Hoa nè!
    Tại tớ không thông minh lắm nên phải gạt cái tự ti, tự ái đi mà hỏi bạn Quản cho đỡ ngu hơn, hihì.
    Lần nữa cảm ơn nhé! Bia nè! Mồi nè! Thuốc lá nè!
  3. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    K.
    Khu chung cư tôi đang ở, chưa bao giờ mặt trời thèm ngó mặt vào, tôi mong mọi người đừng bao giờ vu khống nó có bình minh mỗi sáng, hay một cái gì tương tự thế. Tôi ở lầu 11, lầu trên cùng. Trước năm 1975, chung cư này là nơi ở của sĩ quan nguỵ quân Sài Gòn, nay là khu tập thể của những hộ gia đình chính sách. Khoảng mươi năm trước, những hộ ở trên lầu cao còn được đi thang máy, chứ bây giờ thì thang máy đã được tháo ra, thay vào đó là đường ống dẫn rác. Rác được gom lại cho vào túi ni lông, quẳng vào những cửa sổ làm bằng sắt gắn trên mỗi khúc quẹo cầu thang bộ, bên cạnh thang máy cũ. Chung cư có sáu lô, mỗi lô mười một tầng. Tôi ở tầng trên cùng của lô thứ ba, nằm giữa hai cầu thang máy. Điều đó có nghĩa, giờ đây nhà tôi và tất cả mọi gia đình nằm trong lô thứ ba của chung cư sẽ là cái cọc cắm giữa hai đường ống dẫn rác hiện đại vào loại nhất ở Sài Gòn nếu như bạn đi trực thăng và nhìn xuống từ độ cao khoảng hai trăm mét.
    Đó là một lời nhận xét sặc mùi nghề nghiệp của thằng bạn tôi, làm nghề viết kịch. Nó tá túc tại nhà tôi đã được hai năm. Cứ nhìn vào thu nhập của nó kiếm được nhờ những kịch bản phim truyền hình, thì phải cần chín trăm tám mươi mốt năm nữa nó mới có nhà riêng. Nhiều lúc tôi muốn tống khứ nó ra ngoài đường, mặc xác nó với cái nghề của nó. Nhưng cứ thiếu nó vài ngày, tôi không biết phải đấm vào cái gì mỗi khi cần xả streess. Nó không chỉ là bạn mà còn là mẹ tôi mỗi khi tôi say rượu. Không những là mẹ mà còn là vợ hoặc chồng tôi những đêm hết tiền, nhưng cơn thèm tình trỗi dậy. Vì vậy tôi không thế tống nó ra ngoài đường lúc này, nhưng tôi biết cũng sẽ chẳng thể đợi được đến lúc nó tậu được nhà.
    Ở với nó riết rồi tôi cũng đâm ra thinh thích văn chương. Chẳng đêm nào nó không bắt các bậc đại văn hào, đại thi hào đội mồ thức dậy khi nó lôi tác phẩm của họ ra gào thét, sướt mướt, tiu nghỉu vọng kính? bằng cái miệng so le hai hàng tiền đạo, khuyết chân trụ cột, vì có lần vô tình chạm lòng tự ái anh chàng diễn viên đóng thế. Trái với sự buồn cười của những ai đối diện mỗi lần tiếp xúc với nó, tôi thấy hàm răng so le ấy rất hợp với khuôn mặt ba chìm bảy nỗi chín nhấp nhô của nó. Tôi hay bày tỏ sự chân thành của mình bằng cách nói với nó rằng, nếu nó không may mắn bị đấm gãy một cái răng, thì cái mặt nó chẳng khác nào các kịch bản nó viết gửi các hãng phim mì ăn liền vậy. Nó luôn đón nhận những lời chân thành đó của tôi bằng một nụ cười khả ái, đôi lúc gần như giả tạo. Có một điều tôi cảm thấy ghét nó vì nó không biết uống rượu. Làm một thằng nghệ sĩ mà không biết uống rượu thì có khác đếch gì một lão già tum hủm nằm bên một đứa gái giữa độ thừa xuân. Nó thú thực là thích uống rượu, nhưng vì huyết áp cao nên không thể đưa vào máu lượng C2H5OH nhiều được. Tôi ví nó như lão già nằm cạnh đứa gái thừa xuân, nó hẩy cho tôi một-nụ-cười, tiên sư nó, cái nụ cười đến là giả tạo! Tôi muốn đập nó một cái đập yêu nhưng lại thấy việc làm đó quả là xa xỉ.
    Tối hôm qua, chẳng biết thiên địa lộn lèo thế nào, nó đi uống rượu say be bét. Việc bất thường này xem ra nghiêm trọng. Tôi biết sớm muộn gì tôi cũng phải gánh cái hiệp còn lại sau khi nó tỉnh. Nó đi uống rượu một mình, không rủ tôi, lại còn phịa ra lí do là nó thất tình. Cái thằng chết rỗng, tôi vẫn gọi nó thế, nó làm quái gì có đứa gái nào yêu mà vỗ ngực xưng được thất tình kia chứ! Gần hai năm ở với nhau, chưa bao giờ tôi thấy nó dám kì kèo trả giá trước mặt một ả đứng đường, huống hồ gì đủ can đảm ngỏ lời với đứa gái nào, khiến nó phải uống rượu một mình, rồi thất thểu bò về ôm lấy cổ tôi ngủ như ********, áp cái miệng như bệ cầu chưa dội nước bảy ngày vào mặt tôi.
    Tôi muốn oẹ mấy lần và thức luôn đến sáng. Tôi thức để canh nó, sợ nửa đêm nó lên cơn tăng xông, còn kịp nhét vào mồm nó viên thuốc màu vàng vàng. Tự dưng tôi thấy mình nhân đạo. Hình như tôi cũng biết thương người, biết chia sẻ với người, biết nhận ra rằng bất cứ một ai đó làm điều gì, cũng có một lí do. Tôi hiểu điều đó nhờ việc tôi không thấy giận nó. Tôi thương nó trong cái bộ dạng chết dở sống dở này. Bao lâu nay, nó vẫn chửi tôi là đồ không có trái tim, không biết rung động trước con người, trước tình cảm của con người với nhau, vì tôi chẳng bao giờ tin vào điều đó cả. Nhưng hôm nay, thức để ngồi canh cho nó ngủ, tôi thấy mình bị oan trong lời nó chửi.
    Tôi làm nghề hoả táng đã quá lâu, thiêu bao nhiêu xác người thành tro, chứng kiến bao nhiêu cảnh tượng chung quanh những cái xác chết cứng đờ hoặc mềm nhũn. Con người chân thành khóc nhau cũng có, giả tạo sụt sùi cũng có, hí húi chĩa mũi tranh phần xót đồng loại cũng có. Nói chung là đủ cả. Tôi thấy giữa con người với con người chủ yếu là bổn phận và trách nhiệm. Cái gọi là tình yêu, tình thương, hoặc một thứ tình chết tiệt nào đó, chỉ đóng vai trò nho nhỏ giữa những con người với nhau thôi. Đôi khi, người ta cũng gắn cho nhau những cái bảng hiệu, những tấm pa nô, viết trên đó hai chữ tình yêu, để đánh lừa nhau cho nhọc nhằn trong cuộc sống thường ngày ngắn lại. Nếu có một ai đó yêu mến thật sự một ai kia, thì chắc gì cái tình yêu ấy nó cứ thế, đẹp liên tục như khúc ca dao trong cuộc người dài ngắn được! Tình yêu ấy rồi cũng được đặt lên trên một cái cân so nặng nhẹ, cũng được xếp gần nhau với một tình yêu khác để xét thấp cao. Chỉ khi kết thúc cuộc người trong cái nhà thiêu xác, hay yên phận nằm xuống một nơi lạnh lẽo tối tăm nào đó, con người mới được nói thật với nhau bằng ngôn ngữ của bụi tro, thứ ngôn ngữ của vi diệu âm thanh vĩnh hằng, ngôn ngữ ấy trong cuộc người không bao giờ có được.
    Thật không ngờ đêm nay tôi có thể thức để làm cái việc canh cho nó ngủ và miên man suy nghĩ. Suy nghĩ với tôi trước giờ cũng là điều xa xỉ. Cuộc sống lâu nay quanh quẩn bên những xác chết, khiến tôi quên đi cái não của mình. Buồn thì đi vào nhà xác, mở những cái xác chưa thiêu ra nhìn. Có khi trò chuyện với họ. Tôi thường hỏi họ những câu hỏi rất ngô nghê như, chết có sướng không? Các người sau khi chết có đến được cái cõi nào đó không? Tôi cũng thường gửi họ một vài lời nhắn nhủ: Nếu như có một cái cõi nào đó họ sẽ đến, xin thông tin lại cho tôi, bằng bất cứ một hình thức nào. Nhưng cái con số 619 người tôi đã tự tay đẩy họ vào dòng lửa điện, tiễn họ đi, không ai trả lời tôi. Duy nhất một nhúm tro không đầy một nắm, phải cộng cả tro chân nhang mới đầy một cái lọ con, họ để lại cho người thân của họ. Họ chẳng để lại một thứ gì cho tôi, ngoài một cái vạch trong sổ ghi chép, tượng trưng cho một-con-người. Cứ thế, tôi quên đi mình cũng có cái não để nghĩ. Hoá ra, việc ngồi nghĩ cũng có ý nghĩa tựa thưa thốt với những người chết. Không cần phải trả lời, thích nghĩ gì cứ việc nói ra với chính mình, bằng thứ âm thanh vi diệu nội ngã ghi nhận được.
    Thực lòng, tôi biết mình là một giá trị có nghĩa, đã từng tồn tại trong lòng một số người trong quá khứ. Có thể vì làm công việc thiêu người, tôi đã xem giá trị của mình, hay của bất kì ai nằm trên ngọn lửa chỉ là tro bụi.
    Nhớ có lần tôi thiêu một bà già theo đạo ki-tô, người nhà bà ấy vây chung quanh sụt sịt xót thương. Họ vừa khóc vừa giải thích rằng, đáng ra bà ấy còn có thể sống thêm vài năm nữa. Trăm sự chỉ tại bà ấy thương con thương cháu, không chịu ngậm miếng sâm quý báu của đứa con trai, vượt biên bỏ xứ từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Bà thà chịu chết. Sự ấy hiển nhiên trong thánh ý Đức Chúa Lời. Tôi nhớ mãi đoạn thánh ca trong phúc âm lễ cầu hồn, do ca đoàn giáo phận xứ Trà Cổ hát: ?oĐời sống con người chóng qua như cỏ, như bông hoa nở trên cánh đồng, một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi, nơi nó mọc cũng không còn mang vết tích??. Đứng phía sau tấm liếp ngăn những thân nhân người quá cố, tôi lờ mờ hiểu được cuộc người là một giá trị, chí ít giá trị ấy tương xứng với cuộc trở về nơi được sinh ra. Dầu rằng, trên con đường của sự-trở-về, đầy ắp sương mù bủa vây từng chiếc lá muốn rụng-rơi đúng chỗ. Sớm muộn nó cũng được thánh hoá thành tuổi tên găm vào đất mẹ. Con đường ấy là con đường bất-khả-tri trong sự xét nó với thời gian tồn tại một-đời-người.
    Tôi không phải nhà văn, càng không phải một nhà viết kịch bản phim như bạn tôi, chỉ đơn giản là nhân viên làm nghề thiêu xác chết. Tất cả với tôi được tính bằng ki-lô-gam. Khi nhập xác vào đây, nhà văn, nhà chính trị, nhà khoa học hay một kẻ ăn mày, đều phải đưa lên bàn cân. Giá trị họ bấy giờ được đo bằng tổng số năng lượng tiêu hao trong lúc hỏa thiêu, giá trị ấy phải hiện nguyên hình bằng con số trên mặt đồng tiền, trong đó, có phần lương trả cho tôi. Họ từ đâu đến? Tôi không quan tâm! Vì sao họ đến? Tôi không cần phải biết! Thứ tôi quan tâm là nhờ có họ, tôi có một-việc-để-làm.
  4. luonnoiloiyeu

    luonnoiloiyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2006
    Bài viết:
    1.138
    Đã được thích:
    0
    Kiểu này thì không cần làm tướng, không cần về hưu vẫn một năm xuất bản dăm ba cái hồi ký được đấy bạn Quản thân mến ạ!
    Mịa, tài thế, chả bù với mình làm quả truyện ngắn có gần 10.000 mà sử đi sửa lại 4 tháng chửa xong...
  5. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    Điều đó minh chứng một lí thuyết khoa học về y học rằng: Bán cầu não trái của con người là nơi chứa đựng cả nỗi vui và niềm buồn. Dù ở thái cực nào, bán cầu trái cũng là nơi khởi định. Vì thế, niềm vui hay nỗi buồn, tám phần mười do con người tự đeo gông vào cổ. Thực chất, dù buồn hay vui, sự tác động của nó lên cảm giác cũng có chung một hình thức, khiến con người bị lệ thuộc, bị đánh lừa bởi cảm giác của mình.
    Hồi tôi còn nhỏ, sống với gia đình ngoài Bắc, tôi luôn bị những cảm giác đánh lừa, tựa kiểu đánh bạn với máu trong chuyện cùng bố tôi đi đốn tre gai vậy. Môfi lâ?n đi đốn tay tre vê? la?m bơ? ra?o, cha tôi vư?a chặt tay tre vư?a nói, hiếm có loại cây na?o ?ođoa?n kết? với nhau đến thế. Nhưfng cánh tay tre không da?i lắm nhưng thật nhặt mắt, tua tu?a nhưfng gai la? gai. Chúng túm tụm lại với nhau, che cho nhưfng măng non mọc yếu ớt, vọt bắn lên trơ?i. Nhi?n điệu dạng nhưfng búp măng mới mọc, ve? vênh váo ra tro?. Thực chất, chính chúng la? bộ phận có nguy cơ bị tiêu diệt nhiê?u hơn ca?. Na?o con ngươ?i lăm le xơi tái chúng, khi chúng vư?a đội đất lên mơ? một mắt tháo láo. Na?o gió bafo hắt hu?i các anh chị chúng, nga? nghiêng quệt xước va?o chúng khi co?n chưa đứng vưfng. Ấy thế ma?, chă?ng bao lâu, chúng trươ?ng tha?nh nhưfng cây tre bánh te? kho?e mạnh, có sức de?o dai vô địch. Có gâ?n trọn một tuô?i thơ trâ?y xước bên cọc bơ? ra?o tre lá, tôi chă?ng co?n sợ chúng. Mặc du? môfi khi thoáng nhi?n chúng, vâfn có ca?m giác ru?ng ru?ng. Ca?m giác ấy hi?nh tha?nh, tô?n tại đeo bám trong trí nafo tôi, đánh lừa tôi, bơ?i nhưfng gi? loài tre gai găm va?o đất. Đó la? cụm rêf có sự liên kết đáng kinh hoàng trong tất ca? các lọai rêf cây vinh dự có mặt trên trái đất na?y. Chúng ôm ghi? va?o nhau, so le xoắn kép. Tạo ra tư?ng cụm, cắm rêf nọc va?o đất sâu hút chất dinh dươfng. Muốn lấy chúng lên kho?i mặt đất, ngươ?i nông phu pha?i du?ng đến búa chim hai lươfi. Một lươfi du?ng đa?o khoét đất xen kef nhưfng liên kết cu?a rễ, một lươfi chặt đứt nhưfng liên kết ấy. Một bụi tre tâ?m vư?a, cufng tốn va?i nga?y công đối với một nông phu la?nh nghê?, mới có thê? tra? lại đất trống cho vươ?n. Một phâ?n sáu cuộc đơ?i cha tôi va? nom nư?a số thơ?i gian tôi được sống ngoài Bắc, la?m cái việc vư?a mới kê?.
    Tôi lớn lên cùng thứ gai góc óc ấy trong tư duy và cảm giác. Mọi thứ trở nên quen thuộc, không có gì được xem là chát chúa xa lạ với tôi. Tôi thích thỏa hiệp với mình, nhưng luôn giơ đầu ra cho cuộc đời đập búa. Bên trong mỗi thỏa hiệp ấy là sự cào bằng tất cả. Từ nơi tôi cào bằng tất cả ấy, giúp tôi không muốn nhớ một điều gì, càng không muốn nghĩ đến điều gì cả. Tôi chọn nghề thiêu xác người ngẫu nhiên như một sắp đặt trớ trêu có tinh toán. Nó hợp với tôi. Nó cho tôi sống. Chỉ có ánh lửa mỗi lúc loé lên, liếm vào những xác người nằm thẳng đuột không vùng vẫy là khiến tôi thỏa mãn, khiến tôi phủ đầy cặp mắt ráo hoảnh.
    Tôi thích lửa. Sở thích ấy có từ hồi tôi còn nhỏ, sau lần nghe mẹ kể sử thi Tây Nguyên. Cho đến một ngày, tôi được nhờ áp tải tro cốt một người dân tộc Êđê, từ Sài Gòn lên Đắklắc. Tôi đã dạo qua khắp các tỉnh Tây Nguyên, đến từng buôn làng, đi qua các ghềnh, hồ, sông, suối, ngồi uống rượu cần và nghe Khan bên bếp lửa. Tôi truy hoan trong thế giới tự do của lửa. Thế giới lửa đầy tự do chứa muôn ngàn cơn khát. Tôi nhận ra con người đã cố vùng vẫy thoát ly định mệnh, từ chối những điều giàng buộc trong cuộc sống. Con người ở đây thuộc về lửa. Lửa là linh hồn của họ. Lửa cho họ những giấc mơ nằm ngoài Kinh dịch. Những định nghĩa về thế giới văn minh không thuộc về họ, nói đúng hơn, họ mặc nhiên cho những định nghĩa ấy có thực hay không. Tôi được chìm đắm lửa. Lửa được chìm đắm tôi. Nhập giao điên loạn giữa rừng và đàn bà. Từ phút ấy, lửa tồn tại trong tôi như một chỉnh thể của cát bụi. Lửa, người bạn tri kỉ duy nhất bên cạnh những xác chết vây quanh tôi hằng ngày. Tôi đồng loã, đĩ thõa với lửa trong những giấc mơ. Khi nhìn xác người cháy đến giọt lửa cuối cùng, tôi thòm thèm tiếc. Không vì cái xác người ấy đã thành tro, mà vì cái xác người ấy không đủ để nuôi dù chỉ một luồng sinh, một dòng lửa nhỏ.
    Thằng bạn khốn kiếp của tôi vẫn nồng nặc mùi rượu trong giấc ngủ vùi như chết. Không biết tối qua nó đã uống hết bao nhiêu rượu của nhà hàng, trong khả năng không bị tống ra đường do thiếu tiền chi trả. Nó thích được ngồi vào những cái bàn ăn sang trọng trong các nhà hàng có ông chủ là người nước ngoài. Không uống rượu bia, chỉ đơn giản là gọi món, chén căng bụng, thỏng lưng lên xô pha hình quả trứng ôm gọn lấy cái cột sống dài thườn, cong gập. Miệng nhả những vệt khói xì gà xanh biếc. Nó thích tự thưởng cho mình như thế sau những lần lĩnh tiền nhuận bút. Dĩ nhiên, cơ số thức ăn chất lượng cao nó gọi ra thưởng thức tỉ lệ nghịch với số lần nó đặt chân vào nhà hàng. Nó sẽ gọi món cơm chiên kiểu Ý, làm từ chín trăm hạt gạo. Gạo được chọn từ những vùng đất trồng lúa nước nổi tiếng trên thế giới. Mỗi vùng một vài trăm hạt, trộn vào nhau, đem rưới nước luộc gà tam hoàng làm ướt gạo, để ráo, rồi mới thổi thành cơm. Khi gạo đã chuyển dần thành cơm với tỉ lệ khoảng bảy nhăm phần trăm cơm trong gạo, thì nhấc nồi xuống đất để im năm phút. Độ nóng cộng hưởng từ chín trăm hạt gạo sẽ giúp chúng biến thành cơm, không cần nhiệt bên ngoài tác động. Lúc này, người đầu bếp xốc chúng ra, rải đều lên một cái khay bầu dục, làm bằng thuỷ tinh màu xanh nước biển. Dùng hơi lạnh làm nguội cơm, không dùng quạt gió, vì dùng quạt gió sẽ làm nguội cơm nhanh, tăng độ bốc hơi vitamin trong cơm mới chín. Chờ cơm vừa nguội, cách thử độ nguội của cơm là dùng mu bàn tay áp vào mặt khay đựng cơm, nếu ấm như tay còn lại để vào trong ngực, tức là đạt yêu cầu. Những hạt cơm lúc này sẽ thon hơn khi mới được xới ra. Chúng sẽ được lăn với các hạt thịt đã qua chế biến, tẩm đều lòng đỏ trứng gà đánh tan vào từng hạt. Đợi chừng năm phút, khi những hạt cơm đã định vị, xen kẽ trong lòng đỏ trứng, người đầu bếp nhẹ nhàng đưa cả khay cơm lên bếp ga bật sẵn. Lúc này, lòng đỏ trứng sẽ nhanh chóng khô xốp và ôm lấy từng hạt cơm. Chúng được bưng ra khỏi bếp. Một dụng cụ giống chiếc bồ cào mi ni, gỡ cơm ra từ lòng đĩa và tiếp tục để nguội lần hai. Chảo sử dụng cho việc chiên cơm lúc này mới được dùng trong việc chiên cơm kiếu Ý. Chảo phải là loại chảo không dính, sản xuất theo công nghệ đỉnh cao của Nhật Bản. Sau khi chảo đã nóng bởi nấc lửa ổn định của bếp ga, người đầu bết cho dầu chiên vào chảo. Nếu như chảo rửa không sạch, thì sẽ vang lên thứ âm thanh xèo xèo của nước lã hoặc tạp chất lẫn vào. Chiên cơm kiểu Ý đạt tiêu chuẩn phải không có tiếng kêu xèo xèo ấy. Dầu chiên nóng đều sục tăm li ti từ lòng chảo lên, nếu người đầu bếp cắm cây đũa nấu ăn vào. Khi đó, từ từ cho những hạt cơm đã nguội với lớp thịt chế biến cùng lòng đỏ trứng bao quanh vào chảo. Đến đây mới là công đoạn để người nghệ sĩ nấu ăn trổ tài thao tác. Người đầu bếp không được dùng đũa hay vật dụng nào khác để đảo cơm, mà dùng tay lót giẻ cầm lấy chảo hắt-tung cơm trong chảo lên không khí, rồi hứng lấy chúng ở tư thế đã được lật âm dương. Lửa theo những hạt dầu nhỏ cháy bùng trên mặt chảo, nhìn như một ánh hỏa châu vụt lên rồi tắt ngúm trong thành cổ Quảng Trị những năm 1972 vậy. Đến đây, công đoạn chiên cơm tạm xem như hoàn tất. Phần còn lại là nghệ thuật trang trí cho đĩa cơm có những hình thù theo yêu cầu của khách. Cơm chiên kiểu Ý thường được ăn kèm với rau xà lách son kẹp thịt bò ốp lết. Giá trung bình ở Sài Gòn du di từ tám trăm đến một triệu đồng tiền Việt cho một suất. Ở Hồng Kông khoảng chín mươi đô la, ở Italia hay Pháp thì rẻ hơn một vài sen.
    Với thằng bạn chết rỗng của tôi, nó sẵn sàng đổi ngay hai kịch bản phim viết trong ba tháng để ăn một lần như thế. Không biết chiều qua nó có bán non kịch bản phim nào để nhậu không nữa. Cái truyền thống bán kịch bản non xuất phát từ đời cha của nó ngoài quê. Nó thường kể với tôi, ngày trước ở quê nó mỗi bận ngày ba tháng tám, là những bận lao đao khốn đốn. Nó là người Thanh Hoá. Gia đình nó thuộc một xã nằm ven sông Chu, phía hữu ngạn, đoạn bên dưới công trình thuỷ điện Cửa Đạt đang xây dựng chừng sáu ki-lô-mét về phía nam. Nó bảo, những khi gia đình cần tiền để lo một việc gì đó, không biết xoay sở đâu ra. Nhìn khắp nhà chẳng có vật gì có thể đem cầm cố. Mọi người đều nhìn ra ruộng. Nhưng lúa ở ruộng đang thì con gái, đành phải bán non cho một nhà nào đó có tiền với giá vô cùng rẻ mạt. Giá bán một sào Bắc bộ, chỉ tương đương một phần ba giá trị số lúa thu được khi đến thời vụ thu hoạch. Còn phải cộng thêm công chăm sóc thửa ruộng đã bán ấy, cho đến khi lúa chín. Do vậy, việc bán lúa non gần như là cho không. Tuy nhiên, theo nó nói thì không thể khác được.
    Nó gửi lại làng quê yêu dấu tất tần tật những gì đẹp đẽ, chỉ đem vào Sài Gòn cái truyền thống bán non bất cứ một cái gì có thể quy được ra tiền. Ngoài những kịch bản phim mì ăn liền ra, thì mọi thứ của nó cũng giống như gia đình nó năm nào trong bận ngày ba tháng tám. Tôi luôn sùng kính việc nó tôn giữ tinh thần chôn nhau cắt rốn. Với nó, quê hương cũng là ruột thịt bên cạnh gia đình. Quê nó thì đẹp vô cùng. Nó rất tự hào về mảnh đất quê Thanh đã sản sinh ra mấy đời vua. Có sông Mã, sông Chu chảy nghiêng trời lịch sử. Có những binh đoàn từng làm cho Hàm Rồng mãi mãi lưu danh. Có những thi sĩ cầm ngang ngọn giáo vẽ lên trời sắc nhọn những bài thơ lửa, rồi có biết bao danh lam thắng cảnh cùng với những đặc sản. Ai đã từng đi qua và dừng chân đất ấy cũng đều tấm tắc ngợi khen. Đã có lần nó kể về lá thư bố nó viết gửi vào, hồi nó học năm thứ hai đại học. Trong thư, bố nó dặn như một lời chỉ thị: ?oNếu anh không làm được điều gì tôn vinh truyền thống tổ tiên và dòng tộc, thì anh cũng không được làm bất cứ điều gì hoen ố đi truyền thống đó!?. Nó xem những lời thư ấy như một tôn chỉ để phấn đấu học tập, rèn luyện nhân cách và đạo đức sống...
    Ra trường, không tiền xin việc, không họ hàng thân thích nơi mảnh đất phù hoa. Nó tự bươn trải bằng chính trí khôn làng xã và đào khoét triệt để những gì nhặt được từ giảng đường, từ những người bạn tưng tửng như tôi. Cái con người làng xã trong nó bị hẩy ra khỏi cộng đồng, bởi một lời chỉ thị mang hàm ý vì danh dự. Không những không cảm thấy đau khổ, mà trái lại, nó cho đó là một vinh dự thật lớn lao. Nó chấp nhận tất cả, nhưng không hề cam chịu hoàn cảnh. Ngày nó mới về ở với tôi, cũng như nó, tôi luôn trong tình trạng đồng xấp nuôi đồng ngửa, được bữa sáng chẳng biết bữa chiều. Tôi là thằng sĩ diện. Sĩ diện quá ư sáo rỗng. Còn nó, chấp nhận làm bất cứ một việc gì để có thể tồn tại, miễn là không phải việc xấu. Khi đêm buông xuống mái phố vắng hơi thở gấp, nó vác bao tải cặm cụi đi lượm ve chai trên từng con phố nhỏ. Nhặt nhạnh mọi thứ có thể chuyển đổi ra tiền. Nó đã làm được cái việc mà hàng tá đứa ở quê vác tổ tiên lên thị thành không làm được. Để lại làng quê niềm xấu hổ, để lại trong lòng những hồng tia mạch huyết xả lăn trên khuôn mặt, mỗi khi tự ái. Sẵn sàng xem bất cứ một lao động chân chính nào, cũng đều vinh quang. Một phần sức mạnh được tiếp bởi những dòng thư bố nó viết gửi vào hằng tháng. Một phần thực tế khác, nó phải làm để tồn tại trước khi có thể xem là được sống. Nó bỏ qua tất cả những thuận nghịch trong ánh mắt bạn bè, cứ như nó làm được cái việc không chịu trách nhiệm với suy nghĩ của người khác vậy.
    Tôi đưa mắt nhìn khuôn mặt nó núp sau mớ tóc bờm xờm, cỗi cằn hầm hố trong một bố trí tương đối hợp lí. Nếu như khuôn mặt ấy được chăm sóc kĩ lưỡng một chút, thêm thắt vài ba điểm nhấn, bằng cách nhét vào bên mép phải một điếu xì gà, chắc chắn nó sẽ là một đứa điển trai vướng mùi trác táng. Dĩ nhiên, nó sẽ tự tin hơn khi đứng trước bất cứ một đứa gái nào. Cứ nghĩ đến cảnh hôm nó đi chơi đĩ ở khu phố người Hoa, tôi không thể nhịn được cười. Ai đời đi chơi đĩ mà rụt rè hơn cả việc đứng trước hàng trăm đại biểu dự đại hội mĩ thuật vậy. Nó phải kéo ả đứng đường vào trong góc tối của lùm cây trứng cá, để kì kèo giá cả. Chẳng biết nó làm ăn thế nào, chỉ biết với số tiền nó phải bỏ ra, với tôi, sẽ có cả năm đứa gái quê lên thị thành bán trôn nuôi miệng. Khốn khổ khi xong việc, vừa kéo khóa quần vừa nhìn xuống thằng lỏi một cách ngưỡng mộ, nó đĩ mồm hát đổng một câu nhạc Trịnh: ?oĐàn bò vào thành phố??. Tôi mắng nó và đính chính: ?oChỉ có một con bò chui ra từ gốc cây trứng cá mà thôi!?. Nó nhoẻn cười, nụ cười đến xỏ lá.
  6. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    N.
    Nếu người vào đây để tìm kiếm cho mình sự thỏa mãn trong câu chuyện của tôi, xin người hãy vì quỹ thời gian quý báu của người mà quay trở lại. Nếu người vì tò mò, muốn cùng tôi đi dọc đại lộ tư tưởng nhân gian, xin vì sự sang trọng của người mà đi hướng khác. Nơi đây, không có sự sặc sỡ của những cánh đồng hương hoa ngào ngạt sắc màu, không có miên cảnh mãn xuân mãn phúc. Nơi đây chỉ có sự thinh lặng: Thinh lặng đãi ngôn, thinh lặng nói cười, thinh lặng thốt thưa, và thinh lặng cả sự tri giao tư tưởng.
    Nếu người vào đây để ủi an kẻ độc thoại với mình, xin người vì sự đại bi của người mà ban huệ ân nơi khác. Nếu người vào đây để sẻ chia như suy nghĩ của người về một nơi để cần chia sẻ, xin hãy vì điều người có mà làm giàu cho thế gian, hơn vì chia sớt nơi này. Đây là nơi của những Cỗ Quan Tài - Điểm đến của mọi thốt thưa đã nhọc nhằn bởi sự lăn không định mệnh.
    Nhưng, nếu như người vẫn vì sự cho phép của người một lần thỏa thê ý nguyện, tôi sẽ kể cho người nghe câu chuyện của những Cỗ Quan Tài, nơi đóng băng hàng triệu âm ba dội về từ tiền kiếp, nơi khép kín những giấc mộng được mất thắng thua trong hư hao kiếp đời.
    Nhiều năm và cũng nhiều những lần thưa bẩm, câu chuyện này vì thế mà cũng có phần trơn tru như gương mặt của người mang nó. Đó là khuôn mặt tẩm liệm bằng sự mặc cả tình người, pha trộn với bụi thời gian. Khuôn mặt ấy hơn một lần bằm dập, hơn một lần giương ra cho thế gian làm đe nện búa, và nó vẫn còn giữ vẹn những vết sẹo, dẫu tự liếm khô bằng cái lưỡi ngỡ đã bị đóng băng trong hơ hoảng.
    Cuộc sống thời đại công nghệ số cuốn con người vào những vòng xoáy toan tính và lăn xả vào nhau như cơn bão khẩn giật. Người ta quy ra tiền tất cả những gì có thể, và lẽ dĩ nhiên thì biên độ giá cả chung quanh cái trục giá trị những thứ có thể quy ra tiền luôn chẳng giống nhau. Thế mới có chuyện để cười. Cười thì không bao giờ đủ và chẳng bao giờ có thể lấp được những cái hố chứa nỗi đau trầm ẩn. Tuy nhiên, nỗi đau cũng là một phạm trù dễ đánh lừa những ai hay ngộ nhận. Đôi khi, việc có thể không xứng đáng làm nên một vết xước tâm cảm, con người vẫn tự cho mình cái quyền vơ lấy nó để làm nên một sự đau đớn cho mình. Có người ru ngủ mình bằng tiếng ru vô ngôn, vọng ra từ giếng sầu mang mang nào đó. Lại có người cố đấm nắm tay vào cánh cửa cuộc người, nắm đấm vỡ mà cửa người vẫn im ỉm đóng. Khen cho sự an bài. Cứ nhìn vào những ô cửa sổ của từng chung cư trong thành phố mỗi lúc đêm khuya, có mấy ai không thèm một chốn gục đầu vào gối chăn êm để ngủ. Nhưng bên trong từng khung cửa, có hàng tá chuyện vui buồn, có hàng tá những điều khiến người ta không còn dám mơ về một miền êm ấm. Họng súng của đồng tiền và những giá trị đạo đức xuống cấp lạnh lùng chỉa vào bất kì một cái đầu khôn ngoan nào, đương nhiên, cây đời không vì thế mà kém đi phần xanh tươi giả tạo như nó vốn có.
  7. nhutran

    nhutran Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    777
    Đã được thích:
    0
    Còn thời cưỡi ngựa bắn cung
    Hết thời xuống ngựa lượm thun bắn ruồi.
    Đâu là dị bản nhỉ?
    Dây thun ở đây là cọng thun để buộc đồ, cột tóc. Con nít rất thích vì có thể sử dụng trong rất nhiều trò chơi: chơi búng thun ăn thun, chơi tạt lon ăn thun, chơi búng mì (nhét cuống lá mì đã ngắt khúc 5cm vào cọng thun, bắn đau thấu trời), con gái có thể xâu thun lại thành một sợi dây dài thật dài để chơi nhảy dây.
    Thun này mới dùng để bắn ruồi được anh Tuấn ợ.
  8. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
  9. luonnoiloiyeu

    luonnoiloiyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2006
    Bài viết:
    1.138
    Đã được thích:
    0
    Quan_Di_Ngo viết rằng:
    Nếu người vào đây để tìm kiếm cho mình sự thỏa mãn trong câu chuyện của tôi, xin người hãy vì quỹ thời gian quý báu của người mà quay trở lại. Nếu người vì tò mò, muốn cùng tôi đi dọc đại lộ tư tưởng nhân gian, xin vì sự sang trọng của người mà đi hướng khác. Nơi đây, không có sự sặc sỡ của những cánh đồng hương hoa ngào ngạt sắc màu, không có miên cảnh mãn xuân mãn phúc. Nơi đây chỉ có sự thinh lặng: Thinh lặng đãi ngôn, thinh lặng nói cười, thinh lặng thốt thưa, và thinh lặng cả sự tri giao tư tưởng.
    ....................................
    Hiểu! Ngay cả 2 phần mà mình nhắc bạn Quản nhớ khi chúng ta còn chưa say, chưa phải mượn rượu tiếp lời.
    .....................................
    Nếu người vào đây để ủi an kẻ độc thoại với mình, xin người vì sự đại bi của người mà ban huệ ân nơi khác. Nếu người vào đây để sẻ chia như suy nghĩ của người về một nơi để cần chia sẻ, xin hãy vì điều người có mà làm giàu cho thế gian, hơn vì chia sớt nơi này. Đây là nơi của những Cỗ Quan Tài - Điểm đến của mọi thốt thưa đã nhọc nhằn bởi sự lăn không định mệnh.
    .......................................
    Cũng định đi chỗ khác nhưng chưa hiểu sự "lăn không" của bạn Quản nói đến có phải là "lăng không" hay không. Bạn mà lăn thì mình sẽ lăng đấy, nhưng nghe chừng là ngược lại. Yêu cầu bạn Quản nhắn tin in ít thôi!
    ...........................................
    Nhưng, nếu như người vẫn vì sự cho phép của người một lần thỏa thê ý nguyện, tôi sẽ kể cho người nghe câu chuyện của những Cỗ Quan Tài, nơi đóng băng hàng triệu âm ba dội về từ tiền kiếp, nơi khép kín những giấc mộng được mất thắng thua trong hư hao kiếp đời.
    Nhiều năm và cũng nhiều những lần thưa bẩm, câu chuyện này vì thế mà cũng có phần trơn tru như gương mặt của người mang nó. Đó là khuôn mặt tẩm liệm bằng sự mặc cả tình người, pha trộn với bụi thời gian. Khuôn mặt ấy hơn một lần bằm dập, hơn một lần giương ra cho thế gian làm đe nện búa, và nó vẫn còn giữ vẹn những vết sẹo, dẫu tự liếm khô bằng cái lưỡi ngỡ đã bị đóng băng trong hơ hoảng.
    ...........................................
    Cái nà không thể phủ nhận! May mà mình chưa bao giờ yêu cầu hay thích thú nếu bạn Quản bẩm thưa.... Hìhì, bạn đem tính giai cấp vào khiến mình thấy nhớ Mác quá!
    ..............................................
    Cuộc sống thời đại công nghệ số cuốn con người vào những vòng xoáy toan tính và lăn xả vào nhau như cơn bão khẩn giật. Người ta quy ra tiền tất cả những gì có thể, và lẽ dĩ nhiên thì biên độ giá cả chung quanh cái trục giá trị những thứ có thể quy ra tiền luôn chẳng giống nhau. Thế mới có chuyện để cười. Cười thì không bao giờ đủ và chẳng bao giờ có thể lấp được những cái hố chứa nỗi đau trầm ẩn. Tuy nhiên, nỗi đau cũng là một phạm trù dễ đánh lừa những ai hay ngộ nhận. Đôi khi, việc có thể không xứng đáng làm nên một vết xước tâm cảm, con người vẫn tự cho mình cái quyền vơ lấy nó để làm nên một sự đau đớn cho mình. Có người ru ngủ mình bằng tiếng ru vô ngôn, vọng ra từ giếng sầu mang mang nào đó. Lại có người cố đấm nắm tay vào cánh cửa cuộc người, nắm đấm vỡ mà cửa người vẫn im ỉm đóng. Khen cho sự an bài. Cứ nhìn vào những ô cửa sổ của từng chung cư trong thành phố mỗi lúc đêm khuya, có mấy ai không thèm một chốn gục đầu vào gối chăn êm để ngủ. Nhưng bên trong từng khung cửa, có hàng tá chuyện vui buồn, có hàng tá những điều khiến người ta không còn dám mơ về một miền êm ấm. Họng súng của đồng tiền và những giá trị đạo đức xuống cấp lạnh lùng chỉa vào bất kì một cái đầu khôn ngoan nào, đương nhiên, cây đời không vì thế mà kém đi phần xanh tươi giả tạo như nó vốn có.
    ................................................
    Bạn Quản tìm hy vọng
    Thực như từng mong manh?
    @: Khì, mình say triền miên nhưng bảo mình bất tỉnh thì chưa đúng, bạn Quản thân mến! Viết cái này, mình say..... Nhưng chẳng hiểu sao mình vẫn chưa bất tỉnh?!
  10. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    [S.82]
    Tiếng chuông nhà thờ đã rền trong lớp sương muối chưa kịp tan ra với những tia nắng đầu tiên bám trên giàn bông giấy. Phía sau khu nhà Chúa, hắn ngồi cúi gập cái đầu xuống ngực, nhìn thoáng qua thì cứ tưởng như hắn đang ngủ gật. Nhưng không, hắn đang sám hối.
    Hắn ngỡ đã có thể quên tất cả. Hắn ngỡ nước Thánh có thể gội rửa được tất cả. Nhưng Chúa ngôi ba* cũng hình như lừa hắn, trêu ngươi hắn và làm mất lòng tin trong hắn nhiều nhất. Hắn chỉ còn tin vào một thứ giáo lí duy nhất mà khi học dự tòng, các cha đã giảng cho hắn nghe rất nhiều lần: "Ngày tận thế, chúa sẽ phán xét kẻ sống và người chết!".
    Vầng trăng cuối tháng nhỏ thón và cong cớn như một chiếc hái tử thần, đang cắt từng màn sương một kịp chui ra nhường chỗ cho nắng tháng mười. Hắn nhớ. Một nỗi nhớ bầm tái nhưng rất tông đồ và thánh thiện. Cũng nơi này, vầng trăng ấy và tiếng chuông kia, đều là chứng nhân cho nụ hôn đầu của hắn và em. Cái cảm giác run tê trước em trong đêm hôm ấy khác hoàn toàn với cảm giác run sợ trước Đức Cha trong lễ rửa tội. Hắn thấy mình thật hơn bao giờ hết. Chúa thánh thần cũng thật. Và em thật hơn cả những di ngôn của Chúa trong phúc âm Tân Ước nó đang cầm trên tay. Hắn chỉ ước lúc ấy hắn được uống li máu Chúa ban cho con cháu của người trong giao ước vĩnh cửu. Nhưng máu Chúa thì chắc gì đã đủ và đến lượt hắn được uống. Hắn nghĩ thế và hắn uống trăng, uống em, uống cả những tiếng chuông đang rền trong đầu hắn bằng giai điệu "Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng!".
    Em là một trong những nữ ca đoàn trẻ tuổi nhất với giọng hát trong veo như con chim Boong''Kle mùa gọi tình. Đôi mắt em lúc nào cũng mở to và đen nháy như mắt búp bê vậy. Cái đôi mắt khiến hắn không khôn được trong tình yêu, và bắt hắn trở thành người có tội. Hắn không nghĩ Satăng lại phái em đến trong dụ dỗ tất cả những gì không phải là bóng Chúa. Hắn yêu em bằng tình yêu của thằng đàn ông trong cách ứng xử của một thằng con trai mới lớn. Tức hắn cho phép hắn được thả lỏng mọi giới hạn trong trái tim và khoanh vùng trong bộ óc, để một lúc nào đó, hắn giật mình biết rằng hắn còn có Chúa. Tuy nhiên, điều hắn không thể chấp nhận được, nói đúng hơn là hắn ghen với Chúa hay chính xác là ghen với mộc nhân Chúa đang chịu đóng đanh trên thập giá. Chúa đã giành lấy em của hắn bằng một thứ niềm tin xa xỉ, khi em nói một cách chua xót với hắn rằng, em thuộc về Chúa...
    _____________
    Người ta kéo xác em của hắn ngược sông Cầu Chày trên một mảng bè kết vội bằng nứa tươi chặt ở đồi Làng Giềng. Phải mất gần ba ngày hai đêm dân làng mới tìm được xác em, do mắc kẹt bởi lưỡi câu già làng chài Vạn Hà săn cá lớn. Trên tay em còn cầm rất chặt một cụm rễ cây dại, có lẽ em chỉ kịp túm lấy khi cơn lũ quét đột dưng xuất hiện do lở đất ở đập Cầu Nha...
    Cái xóm nhỏ của hắn chả năm nào không có người bị chết đuối, biết thế, nhưng sao lại là em? Sao không phải hắn? Hắn gào lên ôm chầm lấy cỗ quan tài. Phải cần đến mấy thanh niên mới kéo hắn ra để Cha cố làm lễ cầu hồn cho em. Hắn không tin cha cố nữa, hắn cũng không tin Chúa nữa. Nếu nói em là người của Chúa, sao Chúa lại để em phải ra đi khổ sở thế này. Chúa toàn năng có thiếu gì cách để đem em về với Người trên nước thiên đàng. Hắn rú lên một tiếng rồi ngất xỉu.
    Về làng sau tám năm ngồi tù vì tội phá hoại tài sản XHCN, đó mới chỉ là cái tội do luật pháp trừng trị. Nhưng cái tội đốt nhà Chúa thì vĩnh viễn hắn không được một ai trong cái xứ đạo này ân xá. Hắn đã châm lửa bằng chính cây thánh giá gỗ và đốt nhà của Chúa trong đêm em của hắn về trời. Hắn muốn tự thiêu cùng với Chúa để trả thù và được hạnh ngộ với em trong tội lỗi hắn đã phải chịu đựng. Nhưng rốt cuộc hắn vẫn sống, sống như một sự trớ trêu và gói trọn cái giá phải trả cho một kẻ tội đồ...
    Bây giờ thì hắn không còn đủ sứ để điều khiển ngay cả cái đầu của hắn. Cái đầu của hắn nặng như ai đó đặt cả cái thùng phi xăng lên trên vây. Và tai hắn cứ ung ung oang oang một tiếng kêu chạy vòng tròn giống như ngày trong tù bọn đại ca xử hắn vậy. Hắn cố để nghe cho rõ một lần nữa hồi chuông chầu buổi sáng, và trong cái hi vọng len lỏi từ dòng khí yếu ớt thốc ra từ trong ngực, hắn vẫn muốn nghe thêm dù chỉ một lần giọng hát của em từ trong ca đoàn vẳng ra với màn sương muối trắng lốp trong vườn...

Chia sẻ trang này