1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

30/4 : Chuyện những người tháo chạy

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi TraitimdungcamHP, 25/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TraitimdungcamHP

    TraitimdungcamHP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    30/4 : Chuyện những người tháo chạy

    Có quyến sách hay gửi các bác tham khảo để hiểu thêm hơn về chuyện của những người bên kia trong những ngày hấp hối của chế độ VNCH
    -------------------------------------------

    PHẦN I : CUỘC DI TẢN
    CỬA TƯ HIỀN KÊU CỨU
    -------------------------------------------------------------------
    Chiến sự miền Nam sôi động hẳn từ đầu năm 1975.
    An lộc mất, Buôn Ma Thuột thất thủ và ngày 19 tháng 3 năm 1975, Quảng Trị mất, hàng ngàn lính nguỵ và dân tháo chạy về phía Nam, dân cố đô ngơ ngác lo âu. Rồi không bao lâu, lại hàng ngàn lính nguỵ và dân Huế cũng theo làn sóng tháo chạy ấy, tìm ngả thoát thân; nhưng đường về Đà Nẵng : quốc lộ 1 đã bị chia cắt. Người ta tràn ra cửa Thuận An dùng ghe tầu tẩu thoát, Ngày 20 tháng 3 năm 1975, cái cửa biển bé nhỏ này của Huế tràn ngập người, chen nhau lên những chiếc tàu chở hàng của hải quân nguỵ được lệnh tháo lui. Rồi các ngày 21 và 22, người ta thuê mua thuyền lớn, ghe nhỏ của các lái buôn nhổ sào bơi đi. Cơn sốt hoảng sợ lên cao độ khi Thuận An sạch tàu thuyền, hàng vạn người bươn bả chạy bộ theo bờ biển, những người này cố đến đèo Hải Vân, thoát qua bên kia, vào Đà Nẵng. Họ tin là Đà Nẵng bình yên.
    Những người dân cả đời bị bưng bít sự thật và bị chiến tranh tâm lý của Mỹ-nguỵ lừa bịp, đe doạ, họ tự giải quyết cuộc sống từng ngày và họ đang đếm từng ngày sống ấy trên đoạn đường đầy nỗi gian khổ, lo âu. Bọn quan lính của những đơn vị bị đánh tan tác ở Quàng Trị và phía Bắc Thừa Thiên tự động rã ngũ, nhập vào kéo theo hỗn loạn nhếch nhác. 70 cây số đi trong suốt 2 ngày đêm trên mé nước, bươn suối, leo ghềnh, đã bỏ lại dọc đường hàng ngàn ngươì.
    Bão táp di tản ở miền Trung bắt đầu ngay từ trưa ngày 24 tháng 3 năm 1975. Các bước chân tháo chạy dẫn dài trên con đường hàng ngàn cây số không chỉ còn là gian khổ nữa, mà đầy ắp máu và nước mắt.
    Chiều xuống, trên cửa Tư Hiền, cách phía Nam Huế vài mươi cây số, tiếng ầm ì của thần chết lan trong không gian : một chiếc L19 bay dật dờ quần đảo liếc ngó đám người ngồi bó gối trong bóng lá trở nên xanh thằm và phóng về Đà Nẵng bức điện kêu cứu :
    " Bằng mọi giá - Liên đoàn 10 công binh chiến đấu, đưa vượt sông 5000 người. Tại cửa biển Tư Hiển. Báo cáo khẩn ".
    Trung uý truyền tin Hoàng Văn Thái đua cho đại tá liên đoàn trưởng điện tín trên và cho biết hàng ngàn dân di tản từ Huế chạy vào đang bị kẹt ở bờ Bắc Tư Hiển, yêu cầu phương tiện qua sông.
    Công việc cứu nạn này không thuộc nhiệm vụ công binh, nhưng công binh biết bắc các loại cầu và có đủ phương tiện để làm việc đó, nên khi nhận được bức điện, lão đại tá liên đoàn trưởng cho gọi tập hợp và kêu gọi " xung phong ". Lúc này là thời điểm phải tranh thủ vào Nam, nên lão đại tá đã dùng hết lời lẽ vận động mà trước sau chỉ có 3 người bước ra khỏi hàng, tự nguyện xung phong ngược ra phía Bắc. Đó không phải là những người vì " nhiệm vụ quên mình ", nhưng là những người thương yêu gia đình đang bị kẹt. Quê ở Quảng Trị, Thừa Thiên, họ biết trong đoàn di tản đó có thân nhân gia đình họ, nên họ liều chết trở ra, nếu có phải chết thì cùng chết với gia đình. Tôi ngồi xổm trên sân cùng với đội lính bốc vác, chuẩn bị đưa họ lên trực thăng về chết nơi quê cha đất tổ. Tôi nhẩm lại lai lichj của " ba nmón lễ vật " mà người ta sắp đem " hiến thần chiến tranh".
    - Trung sỹ nhất Lê Nẩm, sinh tại làng An Lỗ, tỉnh Thừa Thiên, một tay thợ máy giỏi, vào lính 8 năm, 1 vợ 3 con đang ở Truồi ( Thừa Thiên).
    - Hạ sĩ Trần Tu, quê ở Hải Lăng, Quang Trị, một tay ráp cầu nổi tiếng nhiều kinh nghiệm, vào lính 8 năm, 1 vợ 4 con đã di tản vào Huế từ đầu năm 75.
    - Binh nhất Tôn Thất Hải,21 tuổi, trước kia là " lính kiểng", cha công chức sộp bị chính quyền quốc gia sa thải vì ăn hối lộ không kỹ, con bị đày vào chiến đấu ở đây. Chưa vợ con, nhớ cha hay khóc.
    - Ông thầy ơi ( Ở Liên đoàn, lính hay gọi tôi là ông thầy vì cảm tình và thân thiện). Giọng Nẩm hối tiếc - cả đời tôi chẳng một lần giúp được vợ con, mảnh ruộng mờ vườn, vợ tôi còng lưng nuôi con. Tôi cũng mong chiến tranh không còn nữa đặng mà cày cấy nuôi già. Bây giờ chiến tranh sắp dứt, thì lại chỉ còn cách dắt cả nhà về âm phủ chịu tội với ông bà tổ tiên.
    - Nói vậy chớ chắc gì chết - Hạ sĩ Trần Tu lại hy vọng hơn. Đào ngũ 2 lần không thoát, lần này dịp may hiếm có, thoát cả nhà được rồi thì cái tên Tu coi như mất tích, mà Tu giả thì cùng vợ con rút vào chân núi làm ăn. Tui đây chẳng còn thèm thuốc lá thơm, rượu Mỹ nữa.
    Binh nhất Hải thì chẳng một lời, đứng làm thinh hít hít vào không khí, mắt lóe lên một ý đồ gì đó.
    Trung sĩ Nẩm nói một lần chót, dứt dạc :
    - Thôi, ông thầy yên tâm, mỗi người một số, cứ theo số mạng mà hành động. Ông thầy cũng nên cố gắng tìm cách xuôi Nam. Cứ thử liều một lần, thoát 5 vòng kẽm gai, ông thầy sẽ gặp những người thân yêu của ông thầy.
    Nghe Nẩm khuyên mình yên tâm, nhưng tôi không thấy yên tâm chút nào cho hokj. Công tác khó khăn quá, đưa vượt sông những 5000 người với 3 chiêc thuyền và 3 người lính. Không sỹ quan chỉ huy như rắn không đầu. CÒn bản thân mình, thoát à, 5 lớp kẽm gai phong thủ đơn vị thì đầy mìn, điểm gác nhiều như mắc cửi. Giá như thoát được, thì đường vào Nam đã cắt rồi, cắt ngang Quảng Ngãi. Xứ lạ quê người, thoát làm sao được với cái lệnh " đào ngũ bắn bỏ "
    Nhìn những người lính sắp đi vào chỗ chết, muốn tỏ một cử chỉ thân ái tình người, tôi đã gây sự bất ngờ với 3 người lính :
    - Tôi sẽ theo trực thăng, tiễn các anh đến nơi.
    Nói được câu đó, tôi yên tâm thực sự khi trái khói hiệu trong tay được giựt tung lên trời, nổ "bốp" đón tiếng "xạch xạch" của "con voi" ( Máy bay lên thẳng loại lớn2 cánh quạt, chuyên chở hàng nặng )
    " Con voi" lao nhanh về phía đèo Hải Vân, mang 3 đội thuyền cùng tôi và lão đại tá ra cửa Tư Hiền. Lã ta cũng đi. Lão muốn tận mắt chứng kiến việc làm có được một cái báo cáo tâng công với cấp trên : đã đưa đến nơi phương tiện chuyển người di tản qua sông và như vậy không thể không cho lão thêm 1 cái bông mai trên bâu áo.
    Lão đại tá ngôì đó, cạnh phi hành đoàn, im lặng trong đôi kính trắng, mặt nung núc thịt cứng lại như sắt và thở dồn. Tôi ngồi giữa " bụng voi " cùng đội thuyền, cũng im lặng : nhưng miệng mỉm cười và không lấy làm ngạc nhiên với nụ cười trên môi mấy ngươì kính đáp trả lời tôi.
    Bên dưới, mây phủ trắng xoá. Chiếc trực thăng luồn lách giữa các đỉnh núi tránh gió cuốn. Khí klạnh tê người, tất cả co ro trong bộ đồ trận trang bị đầy đủ áo giáp, áo phuy rô, trừ lão đại tá, không ai trang bị vũ khí : lính công binh chuẩn bị cho công tác cấp cứu thuỷ nạn chứ không chuẩn bị để chiến đấu.
    Chúng tôi đã thấy bờ biển Lăng Cô, và đã qua khổi đèo Hải Vân. Lúc này, " con voi" đổi hướng bay và ra biển. Các đội thuyền bắt đầu chuẩn bị đổ quân : 15 phút trực thăng bay, điểm đến kia rồi !
    " Con voi" lấy điểm đáp chĩnh xác, sát gần cửa sông Tư Hiển. Nhưng nó không bay về phía đó, mà đâm thẳng ra vùng biển khơi và từ đó đỏ vào thật nhanh. Nó cũng biết tìm cách tránh né đạn của Quân Bắc Việt.
    Tốc độ chiếc trực thăng tăng gấp, tất cả người và vật dụng trang bị trượt lui trên sàn về phía đuôi "con voi". Phụ lái của phi hành đoàn đứng dậy qua về phía sau ra hiệu, đèn tín hiệu đỏ bật sáng. Tôi chồm về phía các anh lính, bấu chặt, siết mạnh cánh tay từng người từ biệt với nghĩa vĩnh biệt. " Con voi" đáp sát bãi biển, bụng nó mở ra, tất cả cùng thấy cát trắng chạy nhanh ngược lại. Thế là từng món một : thuyền và phuy xăng được quăng nhanh xuống, rồi đến Nẩm, Tu và Hải, từng người một cùng nhảy bừa vào bãi cát. Tôi đứng cạnh lỗ trống, vỗ vai từng người, ra hiệu nhảy. Đột nhiên đầu trực thăng chếch lên, nó đổi hướng bay xiên vào bầu trời, tôi mất thăng bằng chụp nhanh vào sợi dây cáp treo ở cửa bụng trực thăng nhưng người thì đã lọt ra ngoài, treo lơ lững giữa không trung. Gió giật liên hồi. Tôi cố bám vào sợi cáp, mắt nhìn về phía lão đại tá. Lúc này lão đã đứng lên, loạng choạng giữa thân trực thăng, nhìn tôi ngần ngừ khhong quyết định gì, mặt sắt của lão vẫn lạnh tanh. Tôi không đủ sức trưòn người lên, và chẳng còn chịu đước sức nặng của tấm thân đang bạt gió. Tôi bất lực, nghẹn ngoà buông tay, độ cao trực thăng cách bãi biển trên 30 mét. Tiếng gầm rít của con voi" đột nhiên im bặt và bên tai tôi nghe đạn pháo nổ dòn. Hình ảnh sau cùng tôi còn thấy ở chiếc trực thăng là cái nỗ hổng nơi bụng của nó đóng lại.
  2. TraitimdungcamHP

    TraitimdungcamHP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Khi chiếc trực thăng về đến bản doanh của Liên đoàn thì trên sân đã tụ tập đông đảo lính và sỹ quan. Mọi người muốn biết kết quả cuộc đổ quân, vì trưóc đó điện tín từ "con voi" báo về : " Tình hình bãi biển Tư Hiền đang bị địch uy hiếp ! Đổ quân sẽ gặp khó khăn !".
    Ngay sau đó, lão đại tá cho lệnh triệu tập tất cả sỹ quan trong Liên đoàn tới họp. Trong buổi họp, có hỗ trợ bằng bia 333 ướp lạnh, lão trình bày tách bạch tình hình bại trận cay đắng của quân đội cộng hoà từ hồi dầu năm nay : mất Tây Nguyên, mất gần hết vùng I chiến thuật ''''''''....
    Sau khi nối hết hiện tại đen tối, lão lại nói sang triển vọng ngày mai. Đố là Liên đoàn 10 Công binh của lão sẽ thi hành diệu kế " điêuh hổ ly sơn", sau đó sẽ chặt phá hết cầu cống, để chia cắt quân Bắc Việt ra mà tiêu diệt. Rồi, từ những điểm nhỏ còn lại như Ái Tử, An Lỗ, đèo Hải Vân, Hoà Khánh, Đà Nẵng, THường Đức, Đại Lộc v.v... nằm trong vùng Cộng quân vừa chiếm, sẽ đánh bung ra, đẩy lùi cộng quân từng bước, giành lấy thắng lợi. Sau cùng, bông mai vàng sẽ đậu thêm trên từng bâu áo các sĩ quan của Liên dôàn, điều ấy không phải nói thêm cũng biết, lão kết luận như vậy.
    Có điều lão không nói là kế hoạch ấy do lão thảo, đem duyệt và phân công. Còn lão thì nằm nhà, không phảo rụng lông chân. Nếu vạn nhất nào, thì bông mai trắng thêm trên bâu áo lão chắc chắn sẽ nhiều hơn của bất cứ sĩ quan nào vào sinh ra tử bao nhiêu lần cho kế hoạch.
    Khi sắp tan bữa tiệc mừng trước " chiến thắng", lão đại tá đột nhiên đứng dậy, vẻ nghiêm trọng :
    - Tôi xin báo với anh em, một cử chỉ anh hùng của người đã dám đi trước anh em. Thiếu uý Hoà. Anh thiếu uý kiến trúc sư của chúng ta, đã hy sinh.
    Rồi gioịng lão đại tá như tự oán trách mình :
    - Hoà là người mà tôi có nhiều cảm tình nhiều. Anh là trí thức, yêu nghề. Chính anh đã đem lại vinh dự cho liên đoàn chúng ta bằng những tác phẩm xây dựng táo bạo của anh ở khắp vùng I. Nhưng trong tham chiến anh còn non nớt quá. Cũng chính vì thế mà anh phảo bỏ mình. Hoà là người thông minh hơn thẩy trong các anh, anh ta đã thấy trước những điều tôi nói lên hôm nay mà vẫn dấn thân tới. Tiếc thật ! tiếc thật! Nếu anh giỏi chiến đấu như chúng ta, thì qua chiến dịch tại Tư Hiền anh sẽ được vinh thăng đại uý ngay. Anh chưa nhận được vinh quang lại nhận vào giữa tim viên đạn thù, anh té từ trực thăng xuống biển.
    Lão đại tá dùng xác chết của tôi để kích thích sự thèm muốn mau lên non của bộn đã giỏ nghề đánh đấm. Lão tỏ ra công bằng :
    - Chúng ta sẽ làm lễ truy điệu anh Hoà, gửi giấy báo tử, vinh thăng trung uý, cấp tiền cho gia đình anh. Phòng nhất làm gấp việc này vào ngày mai.
    Một biến cố nhỏ xảy ra vào phút đầu tiên của ngày 26/3/1975. Qua nửa đêm, 1 bức điện dược đánh về Liên đoàn " Đoàn người di tản đã qua cử Tư Hiền và buộc ngừng lại tại cửa Sấm - xin yểm trợ thuyền đợt 2 ". Khi trunng uý trưởng ban truyền tin đem tờ điện đến lão đại tá, thì lão lẳng lặng xếp tư bỏ vào túi áo, lão bận lên kế hoạch hành quân của riêng lão.
    Trong khoảng nửa tiếng đồng hồ, 3 mật điện từ cửa Sấm được đánh về liên tục., nhưng trung uý Thái không còn muốn báo cáo với lão đại tá nữa, vì như thế vô ích. Thái ở lì dưới hầm truyền tin buồn rười rượi. Cái bạn chết của bạn anh, những ngườ lính cầu nổi thật là vô ích và oan uổng. Còn đoàn người qua được cửa Tư Hiền nhưng lại bị chặn lại tại cửa Sấm, tuy không rộng, chỉ non 20 mét nhưng đây lại là nơi giòng thác lũ đổ xuống từ núi ra biển. Gần cửa Sấm, bên này là núi cao hiểm trở mà đoàn di tản đã đến, mọi người chắc núp cả dưới ghềnh, và nếu cộng quân mở một cuộc bao vâycó thể bắt hoặc giết không còn con đỏ. Còn bên kia là bãi cát trải dài bao quanh cái đầm rộng xa xa, nếu đoàn người có vượt qua, thì chỉ cần 2 họng đại liên sẽ quét sạch, vì không có một tảng đá nhỏ nào để có thể che chở nổi một người .
    BIỂN MÁU TRÊN CỬA SÔNG
    Cửa phòng truyền tin bật tung ra, nắng sớm tràn vào, tôi bước tới chỗ Thái đang nằm ngủ. Thiếu úy Hòa bằng xương bằng thịt, và theo sau tôi là một số sĩ quan trẻ của Liên đoàn. Tôi ngồi xuống, đưa tay vỗ vỗ vào người Thái. Thái ú ớ rồi mở bừng mắt ra, cặp mắt trân trối nhìn xoáy vào tôi, anh ngồi chồm dậy. Như chưa tin ở mẳt mình , anh chộp vai tôi, lắc lấy lắc để, miệng kêu toáng :
    - Hòa ! Cụ đây sao ? Tôi đã thật tỉnh chưa ? Hay tôi cũng đã chết rồi nên gặp cụ đây ? Thấy tôi mỉm cười, Thái yên trong lòng.
    - - Suốt cả đêm tôi mơ thấy cụ , cụ về bên tôi, triết lý quá cỡ. Tôi tưởng cụ đã ?o ngồi lên bàn thờ ?orồi chưa!
    Tôi cười mỉa mai :
    - Ai cũng tưởng thế. Ở đây họ đã làm giấy báo tử cho tôi.
    Trong đám sĩ quan đi thep có người hỏi :
    - Thật kỳ dị, người báo chết thì còn sống, trong khi những người lính cầu nổi báo đã chết rồi mà lại im re, dường như không muốn cho lãnh tiền tử hay sao ấy
    Thái kêu lên với tôi :
    - Tử trận cả rồi à ?
    Tôi buồn, gật nhj đầu :
    - Đúng, họ đã chết không một lời trối trăng.
    Tất cả đều ngó xuống ........
    Thái nóng nẩy, nài nỉ :
    - Hòa ! Đâu cụ thuật lại xem, họ chết oan uổng như thế nào ?
    Tôi làm thinh ...
    Mấy người sĩ quan cũng nói theo
    - Đâu, thiếu úy Hòa kể xem nào !
    Họ bám theo tôi từ nãy đến giờ cũng vì muốn nghe chuyện.
    Tôi lắc lắc đầu :
    - Tôi chờ báo cáo với đại tá trước đã. Kể lại với mọi người trước khi báo cáo với xếp, e không tiện chút nào, phải qua hệ thống quân gia chớ. Lỡ ra, dại mồm dại miệng lúc này không tốt.
    Thái như không bằng lòng về thái độ của tôi :
    - Thôi, tôi xin cụ, quanh đây toàn là bạn thân cả. Bạn có nói gì thì cũng là những điều tâm sự của riêng với bạn bè cả. Cả đêm thấy cụ chết, giờ đây biết cụ vẫn sống, sống chết thế nào mà cụ cũng giấu bạn bè sao ?
    Tôi cười cười :
    - Thôi, ông trung uýe ơi, tôi sẽ kể ngay, mà đã kể thì tôi chi tiết ngọn nghành. Tánh tôi là thế, các bạn có nghe ...
    Quay sang đám sĩ quan, tôi nói tiếp :
    - ... Nếu phòng 5 có mời thì ráng chụi đó nghe ..
    Mọi người gật đầu. Họ muốn nghe vì những điều lão đại tá nói trong buổi họp trưa hôm qua dường như chưa đúng sự thật.
    Thái cũng nghĩ như vậy. Anh thấy cần để tôi thuật lại cuộc di tản tại Tư Hiền để cho mọi người đánh giá đúng mức hiện tượng và bản chất chiến tranh lúc này. Qua đó, họ có thể tránh được lầm lẫn khi quyết định hành động trong những ngày sắp tới.
    Tôi bắt đầu kể :
    - .. Tôi nằm ngửa ra nhìn Nẩm , Nẩm xoay ngang người nhìn tôi. Tu và Hải ngoảnh thấp đầu nhìn 2 người. Tôi mỉm cười, so vai. Nẩm thở nhè nhẹ lắc đầu. Tu và Hải có vẻ nhớn nhác. Tôi vẫn mỉm cười, Nẩm bật cười thành tiếng, Tu và Hải càng nhớn nhác. Tôi đưa tay đẩy Nẩm nằm ngửa ra, ra hiệu cho Tu và Hải nằm ngửa và chúng tôi nhìn mây trời .
    Non sông mình đẹp thật, tôi nhìn kỹ để thấy hết vẻ đẹp của thiên nhiên. Gió nhẹ và tiếng sóng biển rì rào êm ả làm tôi chợt nhận ra tiếng súng đã im từ hồi nào. Tôi quay nhìn 3 người lính.
    Hải, Tu nằm tại chỗ. Nẩm theo tôi. Hai đứa chạy nhanh về phía mảng khói đã lan rộng gần cả cây số từ bìa rừng.
    Đạn đại liên 12,7 tuôn xối xã từ đồi xuống chận đầu đám người đông hơn kiến cỏ, đang tháo chạy thục mạng về phía rừng thông bên bãi biển. Cảnh hỗn loạn, người dầy xéo lên người, xô đẩy tranh nhau sống. Cát mịn trắng phau dưới chân họ trụt nhanh níu kéo họ lại. Nhưng đoàn người gần như quên hẳn cát mà chỉ thấy rừng thông.
    Bỗng một đoàn người đón tiếp chúng tôitừ xa bằng những cặp mắt hỏi han lo lắng. Họ xem chúng tôi vừa như là ân nhân, vừa như không biết có tin cậy được không ! Tránh làn đạn đang đuổi, chúng tôi tiếp tục làm một đường xuyên thẳng vào đoàn người để cố thoát vào rừng thông. Đoàn người ngạc nhiên ngần ngừ rồi khựng laị, một số trở gót quay lui theo chúng tôi và kéo cả đám đông cùng chạy về phía đoàn. Họ chạy như cái máy và không tin cả vào chính mình.
    Đến sát rừng, chúng tôi dừng lại , xung quanh trùng điệp người.
    Còn thở hổn hển, tôi hét to lên :
    - Cho tôi gặp người có thẩm quyền cao nhất ở đây !
    Trong đám đông chen ra 2 quân nhân, đều có quân hàm thiếu tá. Tôi đứng nghiêm đưa tay chào, và nhận ra quân hàm nhàu nát mới được gắn lại trên bâu áo họ.
    Họ khoát tay :
    - Thôi thiếu úy ?" Một người nói ?" Chúng ta không còn cần thiết và không đủ thời gian làm như vậy. Tôi, sư đoàn 1.
    - Tôi quân vận ?" Người kia nói.
    Tôi hỏi tiếp :
    - Còn ai nữa không ?
    - Rồi sẽ còn nữa. Thiếu tá sư đoàn 1 gấp rút đặt luôn vấn đề : Sẽ có thêm người chỉ huy, nhưng trong khi chờ họ tìm lại được tinh thần trách nhiệm và lòng nhân đạo, chúng ta tiến hành ngay đi.
    Tôi gấp rút phác kế hoạch mà gần như là chỉ thị, đoàn người im lặng như tờ :
    - Có 3 thuyền, một thuyền chỉ chở tối đa 70 người lớn nhỏ. Một chuyến 210 người. Vậy nhờ thiếu tá phân từng nhóm 210 người, có một người chỉ huy nhóm giùm cho.
    Tiếng ồn ào bỗng nổi lên, trước nhỏ sau to, rồi trở nên huyên náo. Tôi hiểu ngay và hét to lên :
    - Yên lặng, tuyệt đối yên lặng ! TẤT CẢ ĐƯỢC ĐƯA QUA SÔNG! TẤT CẢ ! THUYỀN SẼ ĐẾN THÊM !
    Tất cả mọi người lại im lặng :
    - Các thiếu tá ?" Tôi tiếp tục nói ?" Cứ mỗi cái thủ hiệu, 210 người sẽ ra ; 20 người khỏe mạnh chạy đầu, dặn sẽ làm theo lệnh tôi. Chạy thật nhanh khi mũi thuyền từ bờ bên kia quay lại. Chúng tôi đi đây !
    Tôi và Nẩm chạy quay về cửa biển. Tôi miên man suy nghĩ theo bước chân dồn dập, về những chi tiết kỹ thuật và tình huống xảy ra khi vượt sông. Tôi nhìn sang Nẩm. Lúc đó, chúng tôi trở nên thân thiết với nhau hơn.
    Chúng tôi cùng xông ra một lượt, Nẩm, Tu , Hải, mỗi người phụ trách chỉnh lại một thuyền. Cả 3 lao vào trong thuyền, tới ngay phía đuôi máy. Tôi hướng về phía rừng thông ra thủ hiệu. Từ nơi đó, một nhóm người bươn bả chạy ra.
    Khi nhóm người còn cách chúng tôi khoảng 500 mét thì một loạt đạn 12,7 lia trước mặt, cản bước chân họ. Họ khựng lại trong mấy giây rồi cứ vụt chạy tràn tới. Tiếng đại liên nổ dòn, đạn vãi ra bắn tung cát; nhưng hình như lúc nào đạn cũng cắm vào cát trước bước chân của nhóm người.
    Tôi đưa tay chỉ chiếc xuồng gần mé nước nhất, hét lên khi những người trước tiên đến sát tôi :
    - Các anh đi đầu mang thuyền kia xuống !
    Trong nháy mắt, thuyền được gần 20 người nhấc bổng lên, mang theo cả người lính cẩu nổi điều khiển thuyền bên trong; và khi thuyền vừa thả xuống nước, thì thuyền đã chất đầy người và tách bến luôn.
    Tôi hướng về phía rừng thông, ra liền 2 cái thủ hiệu, 2 nhóm nữa chạy ra. Và tôi quay lại, quan sát chiếc thuyền đã băng băng rẽ nước qua bờ bên kia. Thoáng chốc, xa xa thuyền cặp gần mé nước, người trên thuyền nhảy vội xuống, nước ngang tới đầu gối, họ rướn người ào ạt chạy vào bờ thật nhanh, họ phóng càn chạy dọc trên bãi biển.
    Mũi thuyền quay lại, hướng về bờ bên này. Tôi lại ra thủ hiệu và từ rừng thông một nhóm người nữa chạy ra, trong khi 2 nhóm trước đã tới. Tôi lại hét lên :
    - Thả 2 thuyền xuống nước !
    Thế là ít giây sau, 2 thuyền đã đầy người và lướt đi.
    Tình hình đã ổn nhiều, trên bãi bên này, đã thấy có nhiều người khỏe mạnh; chưa vội đi, ở lại giúp chúng tôi điều động các thuyền; châm thêm xăng, bồng bế người già trẻ con .. Và bờ bên kia, trước khi bỏ đi, nhiều người còn đưa tay vẫy vẫy .
    Từ xa, binh nhất Hải chạy đến ôm choàng lấy tôi, mắt đẫm nước, gật gật đầu ?o Em đã gặp cha em ?o
    Rồi bất ngờ buông hẳn tôi ra, Hải chạy đi. Tôi thấy anh chạy đến chiếc thuyền anh đang vận hành, lên thuyền và xả máy. Chiếc thuyền ấy đầy ắp người, rẽ nước đâm mũi vào bờ bên kia và không quay lại nữa.
    Chỉ còn thuyền của Nẩm và Tu trên con nước.
    Mỗi thuyền đến giờ này đã chuyển được 7 chuyến. Phần ba đoàn người đã qua sông. Còn lại đây gần 3000 người sắp từng toán nối nhau bên bãi Tư Hiền. Lúc bấy giờ quang cảnh chỉ còn là cuộc qua đò khổng lồ nhưng bình thường, người ta không cảm thấy có chiến tranh đang đe dọa.
    Sẽ yên xuôi biết mấy nếu ở trên bầu trời không xuất hiện 4 chiếc F5. Sau này, tôi mới biết những chiếc F5 ấy do ?o con voi ?o báo tới.
    Bốn cái bóng trắng chói chang lao đến vùn vụt, càng lúc càng thấp xuống. Trộn lẫn với tiếng rít của động cơ, tiếng âm vang khô khốc ?o khục khục ?o của đại liên đã bắt đầu nhằm thẳng đầu máy bay; cây trên đồi gãy đổ. Một số tiếng khạc khạc của rocket chói tai, tiếp liền theo đó trên nửa lưng đồi nổ ầm ầm, khói bốc đen. Đến lúc này, người ta mới biết là đồi xanh kia không phải vắng bóng khi đạn 12,7 không còn phát ra, vì tại nơi đó tiếng súng phòng không đã bắt đầu nhịp ?o đùng đùng ?o ..
    Quang cảnh cửa Tư Hiền đột ngột thay đổi hẳn. Tôi tưởng chừng như tôi đang xây dựng tòa cao ốc thì 4 chiếc xe cẩu đến giúp sức lại kéo gẫy những cây cột cái. Tôi bịt tai lại, mắt nhắm nghiền. Chờ đợi sự sụp đổ hoàn toàn công trình mồ hôi nước mắt của chúng tôi.
  3. TraitimdungcamHP

    TraitimdungcamHP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Chiếc thuyền của Tu ở bên kia bờ vừa trở mũi. Nhóm người từ thuyền tất tả chạy lên. Họ chạy gấp rút, và bỗng súng ở đâu từ tay một số lớn người đang chạy chĩa thẳng vào gộp đa chân đồi nhả đạn. Liền lập tức có tiếng súng bắn trả lại từ phia đó.
    Bên này bờ, thuyền Nẩm tiến ra gấp rút. Động tác của mọi người được nhân nhanh lên theo tiếng rocket, tiếng bom của mấy chiếc phản lực, và cuống cuồng lo sợ theo tiếng đạn phòng không và đạn 12,7 từ phía đồi. Cạnh bên tôi, 2 khẩu đại liên 30 cũng khạc đạn lên đồi do một nhóm người mặc rằn ti bắn.
    Tôi không dám nhìn cảnh tượng đó, mà dõi theo Nẩm ra phía sông. Nhưng kìa, thuyền anh ta đã tắt máy, khựng lại, người trên thuyền hốt hoảng. Nẩm gào to :
    - Ngồi im ! Ngồi im, để tôi giựt máy lai !
    Nẩm ra sức giựt máy, nhưng vô hiệu. Chiếc thuyền theo gió trở mũi quay ra biển. Mọi người trên thuyền hốt hoảng đứng cả dậy. Chiếc thuyền tròng trành, rồi lắc mạnh và ụp luôn. Nó lật úp đám người xuống nước, mũi thuyền chổng lên , lại chìm xuống nước; nhưng chẳng thấy ai trồi lên, tất cả đã chìm nghỉm. Bỗng một người đã nỏi lên, còn sống, cố sức bơi chĩa xéo vào bờ ... Người duy nhất sống sót bơi vào bờ, tay ôm một em bé khoảng 4 tuổi ốm trơ xương. Đó là Nẩm
    Trong khi đó, số người chưa qua sông còn tại cửa biển, phân nửa chạy nhốn nháo hoặc nằm úp sấp, kêu gào thảm thiết. Một vài người ôm lấy thi hài người thân, một vài người kéo thi hài lết trên cát, trong khi mấy thằng quần áo rằn ri mím miệng , trợn mắt bắn điên cuồng. Phân nửa khác đã trở lại bìa rừng, ngồi bẹp trên cát nhìn ra biển. Số người này đã an phận, không dám nghĩ tới chuyện qua sông nữa, họ đang đợi cái gì tới sau đó, dù nó tới như thế nào cũng được.
    Thuyền Tu đưa được thêm một chuyến nữa qua sông. Khi thuyền trở mũi, Tu cho kéo thuyền của Hải bỏ bãi bên kia. Bây giờ còn một mình, anh vẫn làm tận tâm.
    Trên bãi cát bờ bên này, thằng bé suýt chết đuối ban nãy đang ngồi đào hố cát xây những lâu đài. Không gian hỗn loạn đối với nó vẫn thanh bình, nó chơi hết sức tự nhiên như quên hẳn tai họa vừa xảy ra với nó lúc nãy. Nó cũng không biết rằng bên cạnh nó là người mẹ đau khổ trong cảnh lạc chồng lạc con, gương mặt lo âu hoảng sợ. Tay bà nắm chân thằng bé , mắt nhìn qua bờ bên kia sông, miệng rên rỉ :
    - Ông đi thoát rồi .. ông đi mất rồi bỏ mẹ con tôi ! ... ông sẽ không còn thấy được mặt tôi ... không thấy được thăng con trai út duy nhất của ông !...ông sẽ khổ mãi với bầy con gái ông mang theo !...
    Nẩm quơ lấy thằng nhỏ đang mải miết chơi, dắt tay người đàn bà lao xuống bãi sông, lúc Tu dắt thuyền về tới. Thế là 2 chiếc thuyền cùng hoạt động. Thuyền Nẩm tách bờ ra trước một cách mau lẹ, tôi ngó theo còn thấy bà mẹ lạy sau lưng anh như tế sao, để đáp ơn anh đã giúp bà và con bà cùng được lên thuyền. Tu chậm hơn vì đang xảy a một cuộc dằng kéo : đám rằn ri ôm súng máy, súng cối, đòi lên thuyền đang chật ních người. Tu phản đối và tắt máy.
    Nãy giờ bọn rằn ri đơn phương nổ súng bắn vào đồi, và đã im lặng từ lúc 4 chiếc máy bay hết đạn bom bỏ đi. Chúng bắn chán vì chẳng có tiếng súng bắn trả. Dường như quân giải phóng không thèm chấp những đến họng súng bắn vu vơ. Mất hào hứng, chúng ôm súng bỏ đi và đòi được qua sông trước. Một thằng nạt Tu :
    - Ê , đ.m .. mầy để các ông xuống thuyền chở ? Đừng giỡn với cọp 3 đầu rằn nghe ? ( Một đơn vị của biệt động quân )
    - Không có giỡn gì cả ! Các anh buông thuyền ra cho chạy, thuyền đầy rồi.
    - Đầy thì đuổi xuống bớt cho các ông lên ! Thằng đó không chịu buông. Một thằng khác lý luận võ biền :
    - Nầy, ông bạn nẫu, ông bạn nên nhớ phải còn cần tụi này nghe. Để tụi này qua sông trước đánh mở đường. Đường còn lắm chông gai đấy ông bạn nẫu ạ!
    Không chịu nổi những lời mất dạy ngu xuẩn ấy, tôi bước ra phía trước ngó thẳng vào đám rằn ri :
    - Không cần các anh, hoàn toàn không cần- Các anh đã làm được gì ? Súng còn nổ thì cuộc di tản không yên ?" Hãy nghĩ đến dân ! ?" Hạ sĩ Tu cho thuyền nổ máy, 16/33
    Chiếc thuyền rú theo bất thình lình giật lùi rồi nhào mạnh tới, đám rằn ri bật ngửa buông tay, thuyền lao ra khỏi bãi. Chúng lồm cồm đứng dậy khỏi nước, các họng súng giơ lên, đám rằn ri định thanh toán chiếc thuyền. Nhưng có tiếng hét :
    - Buông súng xuống !
    Thiếu tá sư đoàn 1 và những người lính dùng súng buộc chúng đầu hàng. Chúng bị kéo lên bờ và bị cô lập.
    Có tiếng la giữa thuyền Tu làm mọi người quay ra sông. Hai thằng rằn ri lẻn lên thuyền lúc nào không hay, đang đứng chĩa trung liên vào Tu và ra lệnh :
    - Tên công binh quay thuyền trở lại bờ !
    Chúng định thực hiên âm mưu, dùng dân làm mộc quay thuyền trở lại để giải vây cho đồng bọn kẹt lại và cướp thuyền tẩu thoát. Dân chúng trên thuyền cũng biết. Chúng tôi ở đây cũng hiểu và lo lắng. Đột nhiên một tiếng súng khô khan phát ra rồi một tiếng nổ tiếp liền theo, 2 thằng rằn ri trúng đạn. Tôi thấy chúng khựng lại, người đu đưa theo sức nặng của cây trung liên. Một báng súng trường quơ lên định đập ngang, tung 2 cái thây người xuống sông. Một thằng rằn ri gượng lại và một tràng trung liên thật ngắn phát ra. Có mấy tiếng hét lên. Hạ sĩ Trần Tu, ngồi gần máy phía sau thuyền bật ngửa nằm vát ngang trên be thuyền. Ngay lúc đó thuyền xoay tròn, nghiêng hẳn về phía sau, lật chổng ngược mũi lên, đổ đám người đang hốt hoảng xuống biển. Tới lúc này, Tu vẫn chưa gặp lại vợ con, anh muốn từ giã cuộc đời lính, định vào chân núi sống với gia đình của anh; nhưng chậm mất rổi.
    Thuyền Nẩm vừa đến bờ, một cuộc đánh cướp diễn ra. Những người bên này bờ thấy nỗi tuyệt vọng có cơ sắp đến, nên ai cũng muốn tranh đi trước. Mọi người đổ xô xuống giành giật đánh đá nhau, và sơ hở đến nỗi không ai còn nhớ đến đám rằn ri. Thừa cơ, đám này chồm lên dùng trung liên cầm tay mở đường. Tính khí ?o anh hùng ?o của những ?othiên thần mũ đỏ ?o ,? mũ xanh ?o, những con người của những đơn vị : cọp vằn, hùm xám, trâu điên .. Trước mắt họ người ngã như rạ. Bằng sức mạnh của vũ lực, chúng cướp được thuyền dễ dàng. Nhưng thuyền không người lái và máy đã tắt, chúng đâm ra luống cuống và ngồi im trên thuyền, gườm súng vào đám đông. Thời gian trôi thật chậm và nặng nề.
    Tôi đứng lẫn vào đám đông. Từ phía sau, có người nào nắm lấy tay tôi và siết mạnh. Tôi quay lại và thấy Nẩm. Nẩm đưa ngón tay lên ?o suỵt ?o rồi chỉ về phía thuyền. Hai người nào đó rẽ đám đông đưa tay lên trên đầu, đi thật chậm đến sát bên đám rằn ri nói lí nhí gì đó và được bọn chúng cho lên thuyền.
    - Hai thằng đó là hải quân ?" Giọng ai đó thì tháo gần bên tôi. Tôi nghĩ thầm ?~ Thế là hết ?o, trong khi thuyền nổ máy, mũi thuyền chồm lên lao vút ra, mang theo 10 tên cướp cạn, súng vẫn chĩa lên bờ ; hàng ngàn cặp mắt nhìn theo, niềm hy vọng tan biến.
    ?o Nỗi tiếc nuối ?o lớn nhất đời của mọi người đang rẽ nước lao nhanh về bờ bên kia và chồm hẳn lên bờ cát. Mười cái bóng nhảy lên bờ và đồng loạt tám cái bóng có súng ?o rẹt rẹt rẹt ?o vào 2 cái bóng tay không; rồi 8 cái bóng ngửa cổ lên trời ; tiếng cười man dại vang trên mặt nước, vọng sang đến bờ bên này. Bọn rằn ri không chỉ ác độc giết chết 2 tên lính hải quân đưa đường cho chúng, mà còn tàn nhẫn phá hủy phương tiện qua sông của hàng mấy ngàn người dân chạy trốn. Nhưng lòng căm thù bọn chúng được trả thật đậm. Ngay khi chúng chạy nhanh về phía trước cho đến lúc gần như còn là những chấm đen thì tự dưng bãi cát bốc lên cháy. Những người bên này bờ nghe hàng loạt tiếng nổ. Khi im tiếng súng thì cúng không thấy cái chấm đen nào đứng nữa. Tôi nhìn lên trời, khoảng 2 giờ chiều ngày 25-3, ?o đồi núi? đã thanh toán đám rằn ri không còn một đứa.
  4. TraitimdungcamHP

    TraitimdungcamHP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Giờ đây, tiếng súng đã im và cửa sông vắng lặng. Bãi cát phẳng phiu và rừng thông vi vu gió thổi. Nhưng nỗi khiếp sợ vẫn còn đó, lẩn trốn trong đám lá và đe dọa trên đồi, còn thần chết vẫn ngự trị ngoài cửa biển.
    Chiều đã gần tắt nắng, cửa Tư Hiền trở nên thê lương, ảm đạm. Trong bóng hoàng hôn, tất cả màu xanh bắt đầu đặc quánh, nhuộm đục, màu trắng đã trở nên tím,; tiếng reo vi vu của gió và sóng biển đổi sang tiếng rít reo và ì ầm. Bãi Tư Hiền lặng tanh với xác chết ngổn ngang.
    Tôi ngồi đó với Nẩm. Gần bên chúng tôi có hai thiếu tá chỉ huy và tám cấp úy bận đồ xanh *** ngựa. Cả đám đã ngồi tán gẫu mấy tiếng đồng hồ rồi. Tất cả chúng tôi cùng thống nhất ý kiến đưa ra kết luận :
    - Để chuyển 5000 người qua sông mà chỉ gửi 3 đội thuyền máy là việc làm lấy có. Đúng là 5000 sinh mạng ?o sống chết mặc bây ?o !
    - Quân giải phóng dường như chỉ cố ý ngăn cản cuộc vượt sông chứ không truy nã đoàn người.
    - Việc gửi đến 4 chiếc F5 là một kế hoạch hành quân phối hợp xuẩn ngốc nếu không muốn nói thêm là ?ođổ dầu thêm lửa ?o làm gãy đổ hoàn toàn cuộc vượt sông.
    - Đã có mầm mống nổi loạn trong quân ngũ và thấy rõ bản chất dã man của những người mặc bộ đồ rằn ri.
    Trong khi chờ đợi quân Bắc Việt đến bắt, chúng tôi ôn lại và kể cho nhau nghe về quá khứ của mình. Chúng tôi mải mê kể và nghe cho đến khi phát hiện có người thứ mười ba trong đám. Đây là một cụ già râu tóc bạc như tiên. Ông cụ thấy chúng tôi nhìn sửng sổt, ông cười, nhẹ nhàng đứng dậy, nói với chúng tôi lời của ông tiên.
    - Các con muốn ngồi đây nghe nhau kể chuyện hay theo già qua bên kia sông ?
    Ngón tay ông cụ chỉ về phía bờ, một chiếc thuyền to buồng mái cặp mé nước.
    Chúng tôi ngồi yên trên thuyền, ông cụ chèo đàng lái. Cặp mái dầm bơi nhẹ nhàng, thuyền lướt êm êm, bập bềnh. Con nước lúc ban trưa sôi réo bùng nổ cùng mấy chiếc thuyền máy, thì bây giờ lại mơn man vỗ về chiếc thuyền trèo tay.
    Nẩm ngồi dựa vào vai tôi, bằng một giọng kinh nghiệm chiến trường, anh thì thào :
    - Thay áo đi ông thầy, áo ông ướt chưa khô hẳn. Nẩm đưa tay vào tay tôi chiếc áo. Tôi cầm lấy và biết không phải là áo mà là chiếc phao cá nhân mặc liền vào người. Tôi hiểu ngay Nẩm muốn tôi làm một điều gì có lợi cho tình thế nguy nào có thể xảy ra, mà anh đã nắm được dữ kiện. Tôi thực hiện ý đồ của Nẩm ngay : cởi áo, mặc phao, mặc áo ra ngoài, rồi ngồi lặng thinh. Thuyền cách bờ khoảng 50 mét.
    Chân Nẩm lại đụng vào chân tôi. Tôi nhìn xuống, chân Nẩm đã tháo giày vớ. Tôi lại lẳng lặng làm theo. Thuyền cách bờ khoảng 30 mét.
    Một ngón tay vung ra chỉ vào bờ, mọi cặp mắt nhìn theo. Ở chân núi cách bờ 200 mét, mấy bóng người chạy xuống.
    - Các con ơi, già đem các con đến gặp sự sung sướng. Ông già cười khà, khơi tay chèo. Ông nói với ai đây ? Với chúng tôi, những người mặc đồ *** ngựa mang giày đinh, ngồi trên ghe; hay những người đội nón tai bèo mang dép râu, ở chân núi ? Tôi chợt nghĩ ông muốn nói với cả hai đám con, anh em một nhà.
    Một họng súng không biết nghĩ như thế, đưa lên giữa ghe, nhằm thẳng ông già khi mắt ông đưa vào bãi cát đang có mấy người chạy trên đó tiến ra phía bờ. Lúc ông qua lại nhìn vào ghe, thì ?o Đoàng ?o . Tôi nghe rất rõ giọng nhỏ từ tốn của ông cụ, hỏi chứ không oán trách thù hận.
    - Sao bắn già ?
    Và chiếc áo cánh trắng vàng huyếch của người đẹp như ông tiên trước kia nhuộm thấm máu hồng trên ngực. Ông già bước lùi một bước và rớt sau lái, nước bắn lên. Thuyền cách bờ 20 mét, đáy ông 50 phân; bóng trên cát cách bờ 10 mét, lún trong cát 10 phân. Khoảng cách 30 mét, hai ?o đám con ?o ông già chạy bổ chúi vào nhau, bước chân có lúng túng chậm một chút, nhưng tay cầm súng nhanh hơn. Họ gặp nhau trong tiếng súng nổ và tiếng thét đau thương. Tôi nhìn thấy rõ họ, những người giả phóng quân, đưa súng ra trước, nhưng ngập ngừng muốn nói điều gì, trong khi phía chúng tôi, có kẻ nhanh hơn nổ súng trước.Họ bốn anh giải phóng quân đều ngã xuống. Sau đó, chúng tôi mười hai, còn lại bốn. Chúng tôi đã tổn thất gấp đôi, có lẽ vì hoảng sợ. Hai người còn đứng vững trên bãi cát co giò chạy dọc theo bãi.
    Lúc đó, tôi và Nẩm ngâm mình trong nước, núp nhìn từ sau chiếc ghe; mặc nhiên, chúng tôi là khán giả chứng kiến được đoạn phim thời sự mang tính trung thực bậc nhất của cuộc chiến. Nẩm khều tôi, chúng tôi lặn đi theo mé nước, bên tai hình như còn nghe tiếng rên của ông lão chèo thuyền đã bị viên đạn đầu tiên của phía chúng tôi bắn.
    Khoảng 5 phút sau, tôi thấy có 2 bóng nón tai bèo nặng nhọc trỗi dậy và đứng hẳn lên trong tư thế nghiêng ngả. Sau cùng thì 2 bóng ấy tựa vào nhau lê bước về phía chân núi, nơi họ chạy xuống lúc thuyền sắp cập bờ. Mãi khi 2 bóng ấy khuất hẳn vào bóng đêm núi rừng, thì tiếng biển reo làm tôi sực tỉnh : tôi trôi quá xa ra sát cửa biển rồi ! Tôi nhìn quanh quất tìm Nẩm, anh trôi dạt đâu mất lúc náo không biết. Tôi lo lắng vô cùng. Nẩm đã chìm mất rồi sao ? Và tôi thì đang đi vào chỗ chết ? Nước cuốn xoáy dữ dội, tôi cố vùng vẫy, cưỡng lại con nước để tấp vào bờ. Cuối cùng, chân tay tôi chạm vào cát. Đến khi hơi thở điều hòa, tôi cũng chưa muốn ngồi dậy nữa.
    Bỗng từ hướng dọc theo bãi biển, một bóng đen chạy lom khom rụt rè đi về phía tôi.
    - Ông thầy ? Giọng của Nẩm người bạn chân tình và chí cốt của tôi.
    Tôi khẽ đáp lời và Nẩm khom choàng lên người tôi.
    - Ông thầy ?
    Tôi chận ngang :
    - Nẩm cứ gọi tôi là anh.
    Nói thế, lòng tôi ấm hẳn. Người dân An Lỗ này, tốt lòng tốt bụng, nghèo mà tình nghĩa. Suốt ngày hôm ấy, tôi mới hiểu được tất cả cuộc đời anh. Anh sống đẩy đưa theo hoàn cảnh, nhưng anh tận tụy, hết lòng cứ thoát những người dân vô tội.
    Tôi gượng dậy và quyết định theo anh :
    - Đi thôi, Nẩm ...
    Nẩm chạy trước, tôi chạy sau theo nhịp sóng bạc đầu của biển. Nền cát chắc và bước chân vững hơn. Chẳng ai nói với ai một lời, trước mắt tôi cảnh vật lần lượt bày ra khiến tôi lúc nào cũng có cảm giác mình chạy tràn vào mũi súng để đón nhận hàng loạt đạn. Chúng tôi vẫn phải chạy dài. Nẩm và tôi trao nhau những câu ngắn :
    - Anh có thuộc vùng này không Nẩm ?
    - Không
    Bước chân lại đều đều ...
    - Cứ như vậy đến đèo Hải Vân ? Tôi lại hỏi
    - Sẽ gặp ghềnh đá.
    - Qua được không ?
    - Khó ! Khó lắm !
    Hơi thở chúng tôi đã dồn dập ?
    - Hải Vân xa không ? Đến Nẩm hỏi.
    - Bốn chục cây số. Tôi khẳng định và sực nhớ ra. Thôi chết, còn 1 cửa sông !
    - Cửa Sấm ?
    - Đúng, cửa Sấm !
    Tự dưng bước chân cả 2 chúng tôi lơi ra, chậm dần rồi khựng lại
    Nỗi tuyệt vọng lại đến. Chúng tôi ngồi quỵ hẳn xuống. Tôi như chết lặng. Đất như tuột hẳn xuống vực sâu xa thẳm. Trước mắt tôi, những cái thây trôi, có 2 cái ôm cứng vào nhau thì được dồi lên cao tận sát mặt tôi.
    Có lẽ đó là xác của người đàn bà và đứa con nhỏ mà tôi đã thấy Nẩm 2 lần cứu ở cửa Tư Hiền. Đứa bé chết đuối hụt giờ đây đã đỏ ruột và trên mặt bà mẹ đã lầy nhầy máu đen.
    Nẩm giật ngược tay tôi, co chân phóng đi.
    Người tôi như ai đó nhấc lên thả xuống. Tôi chạy như điên cuồng, tai ù lên, không một âm thanh nào qua lọt.
  5. TraitimdungcamHP

    TraitimdungcamHP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Tác giả của thiên ký sự này là Kim Lĩnh, nguyên là một sĩ quan trong Liên Đoàn công binh số 10 của quân VNCH tại Đà Nẵng.Truyện do NXB TP HCM phát hành năm 1987.
    .............................................................................................
  6. TraitimdungcamHP

    TraitimdungcamHP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Chúng tôi đến ghềnh đá xô ra cửa biển gần Cửa Sấm vào lúc nửa đêm. Lúc mới đến gần đó, tôi và Nẩm lại một phen giật mình. Từ xa, chúng tôi thấy nhiều đốm đỏ lập lòe trong các hốc đá, làm chúng tôi phải nằm trên cát dò xét gần nửa giờ. Sau cùng, không chịu đựng được nữa, Nẩm rủ tôi :
    - Anh Hòa ni, tôi chẳng phân biệt được đằng tê là bạn hay thù, những đóm đỏ kia là đóm thuốc lá đỏ, có thể là những người chạy trước, mà cũng có thể của bọn giải phóng. Thôi, cứ tiến đại vào, hoặc nhập bọn, hoặc bị bắt, hai lối, lối nào cũng chết.
    Tôi cũng tin như vậy, dù có bị bắt cũng gần như được thoát chết. Thế là hai anh em mạnh dạn nhằm phía các hốc đá tiến thẳng vào. Hóa ra, toàn là những người vượt cửa Tư Hiền, gần 2000 người, đầy nhóc. Họ ẩn vào đây, thấy an tâm; trên đầu, đá gie ra che chở, sau lưng là đá dựng, trước mặt ghềnh đá chắn che. Bên kia là các ghềnh, gần nửa cây số, là Cửa Sấm. Không qua đựoc, ở đây yên ổn hơn, gần 2000 con người cứ như thể, họ ngồi đây từ chiều.
    Tôi và Nẩm tìm một hốc đá ém sát nước, thả dài người trên phiến đá phẳng, nghe gân cốt giãn ra. Nẩm thật là hồn nhiên, giấc ngủ đến liền với anh. Anh thật can đảm. Anh sống một ngày giữa hiểm nguy trong phong cách thật bình thường nghĩ ngắn gọn và hành động mau mắn một cách hết sức lý tình. Thế rồi đến lúc cần ngủ, anh ngủ ngay, và giấc ngủ nghìn thu của anh xảy ra liền sau giấc ngủ lấy sức ấy, không kịp để anh mở được mắt lấy một giây ?
    Trăng lên cao mãi, tỏa ánh sáng bàng bạc vào không gian, chiếu vào nước, rọi vào ghềnh, xuyên vào hốc đá, phủ trùm lên những bộ mặt hốc hác lo âu, trải trên những quần áo xốc xếch, lem luốc, đem đến cho trí não con người một chút ánh sáng để nghĩ suy. Trong đêm đen, người lính trận, phó mặc cái đen tối cuộc sống của mình trong hốc đá. Nhưng ánh trăng làm họ thức tỉnh. Mọi người lại lục tục đứng lên tiến dần về Cửa Sấm.
    Ghềnh đá cheo leo, thời gian thì trôi mãi, đoàn người không dừng lại, họ chấp nhận đi. Cứ một người nhớm bước là kích thích người kế bên khởi động đôi chân; phút chốc đoàn người nối đuôi theo ghềnh đá. Lớp trước vừa khuất sau đoạn ghềnh, là lớp sau tiến đến thế chân vào chỗ đó. Thấy mọi người kéo nhau đi, tôi cũng nôn nao muốn bước, ao ước sao mình được thoát qua bên kia đèo Hải Vân để tin rằng mình còn sống. Mấy lần muốn đánh thức Nẩm, nhưng thấy bạn ngủ say, tôi lại thôi. Cho đến khi người quanh tôi đã thưa thớt, tôi mới nhất định kêu Nẩm dậy. Tôi vỗ vỗ vào vai anh, vỗ nhẹ rồi vỗ mạnh; nhưng anh vẫn không nhúc nhích; Tôi bấu vai anh lắc mạnh mấy cái, anh vẫn nằm im; tôi lại đè tay lên ngực anh lay dữ, anh đã cứng đơ tự bao giờ.
    Tôi bịn rịn đứng lên nhập vào đoàn người, chỉ còn một mình tôi. Đoàn người sợ sệt, tay bám cứng vaò kề đá rong rêu, chân dò dẫm trên những hốc đá trơn trượt, kẻ xuống thấp, người lên cao, dán chặt người vào đá. Khung cảnh như trên bảng nỉ dựng đứng cô giáo dán hình ảnh cho học trò xem, chỉ thiếu khóe léo một tí, hình sẽ rơi xuống đất; ở đây con người sẽ mất hút vào nước hay vỡ ra trên đá.
    Một em bé gái 13,14 tuổi, mặc độc một chiếc quần cọc tả tơi, lưng đeo bị vải cồm cộm, đang tìm cách vượt qua tôi. Tôi đứng lại, ép sát người vào đá. Em leo trèo một cách chắc chắn và tự tin, có lẽ em sống quen thuộc trong khung cảnh hàng ngày cạy hến, mò nghêu. Nhưng lúc đó, tôi thấy em bị trượt tay rơi xuống như trong mơ, nằm ngửa vắt ngang trên mỏm đá cách khoảng phía dưới chân tôi chừng 3 mét. Dưới trăng sáng, cặp mắt em nhìn tôi trừng trừng, khoảng mình trần của em tuôn máu và được sóng nước phủ nhẹ nhàng rửa đi từng đợt. Một anh còn trẻ cạnh tôi ngừng di chuyển, bám vào đá ngó xuống nhìn thây em bé gái, rồi thản nhiên anh tìm cách vượt tôi. Cái chết của em bé không làm anh mảy may hoảng sợ hay xúc động. Anh tỏ ra nhanh nhẹn khỏe mạnh, cũng bằng lối vượt của em bé gái, anh trèo qua phía trên đầu tôi rồi lần xuống. Tôi chưa kịp la lên, anh đã đứng đúng vào chỗ bắt đầu rơi của cô bé gái. Anh trượt và rơi nhanh hơn em gái đã rơi. Tôi nhìn theo chỉ kịp thấy anh rơi đúng vào xác em bé gái, thân anh đẩy xác em, cả hai tuôn nhanh xuống lòng nước sâu mất hút chẳng còn lại dấu vết. Cái miệng của biển đớp 2 cái thây như con thằn lằn đớp muỗi thật gọn. Tôi nhìn mà như không thấy gì và cũng không kịp sợ hãi. Khi nhìn thấy có hai người chế y như một cách, thì cảm giác sợ hãi dường như qua mau. Tôi giật mình, mình đã biết thản nhiên nhìn cái chết rồi sao ? Có lẽ vì cái chết vụt đến nhanh quá và không để lại tàn tích nào, việc xảy ra như không hề xảy ra.
    Nhưng từ lúc đó, thận trọng là đức tính lớn nhất đối với tôi. Lần theo vách đá mà đi, tôi lại như một nhà địa chất, chăm chú tìm tòi rờ mó, mân mê, lắc lắc tùng mảng, từng viên đá một. Có một vài người nào đó không thèm để ý lời dặn dò tỉ mỉ của đá, thì nó như tỏ ra tiếc thương chào vĩnh biệt họ.
    Ở Cửa Sấm, núi nhô ra sát biển, nhưng không có ghềnh mà chỉ có rẻo cát viền quanh bờ biển. Chân núi không có nhiều hốc mà có ít khoảng bọng khổng llò, trong mỗi bọng, năm bảy trăm con người ngồi, đứng, nằm, uể oải nhìn biển rồi nhìn sông. Khoảng giữa hai bọng lớn nhất, một con đường mòn màu đục, chạy dài từ trên núi xuống.
    Dòng sông chảy xiết và con đường mòn đục nhập nhờ kia là hai mối hiểm nguy. Một của bà hà bá bày ra dẫn dụ vào Nam, buộc người ta đi sâu vào biển, một do thổ địa dẫn dụ lên trên núi cao kia gặp tận mặt thù, lúc đầu người ta nghĩ vậy. Nhưng sau đó, hai con đường của hai mối hiểm nguy được người ta chọn một, đoang người tới đây sẽ tách đôi.
    Khoảng 3 giờ sáng, những người lên núi vừa dứt là những người vượt Của Sấm đã sẵn sàng. Một cái lệnh nào đó cho góp dây, ai có thừng, hãy mang đến ban chỉ huy. Thêm một cái lệnh nữa, ai lội khỏe đến trình diện. Tôi đang mơ tưởng đến một chiếc Boeing 747 hạ cánh ở phi trường, tôi ra đó, lên máy bay, thẳng xuôi bay về Nam; tại Sài Gòn, tôi gặp lại gia đình. Đấy, có những cái bình thường, người ta được hưởng thật dễ dàng, vậy mà có lúc lại trở thành mơ tưởng viễn vông. Chiếc Boeing không còn là phương tiện cần thiết nhất lúc này mà chính là sợi dây thừng. Tôi đứng lên và đi về phái cuộc vượt Cửa Sấm được tổ chức.
    Đến nơi, tôi bất ngờ gặp quang cảnh rộn rịp nhung không phức tạp, trật tự và im lặng. Bốn sợi dây thừng đã được căng ngang sông; các đầu dây bên này được quấn chắc chắn nhiều vòng vào nhiều nhánh đá; còn bờ bên kia, các đầu dây được hàng chuỗi dài người bám chặt. Tôi thầm khen sự sắp xếp tài tình của toán người chỉ huy mới mà tôi cũng chẳng rõ là ai trong đám họ.
    Khi tôi quyết định vượt sông, tôi đến gần một đoạn thừng. Một người nào đó vỗ vai tôi : ?o Anh lần qua bên kia nhớ thế chỗ giữa dây cho một người khác nhá, anh khỏe đấy?.
    Khoảng sông rộng 20 mét, thoáng chốc hai bàn tay tôi đã đỏ hết. Tôi lên bờ và một người đứng chỉ huy trước đầu dây chỉ vào một người đang giữ dây, bảo tôi :
    - Anh thế vào chỗ này.
    Tôi vào thế xong, giữ dây và trong khoảng thời gian thật ngắn có người đến thay cho tôi nhập đoàn người vừa qua sông rảo bước. Tôi tiến lên phía đầu đoàn người, đi mãi đến khi trước mắt đã thấy hiện lên dãy đèo Hải Vân sừng sững. Phía xa xa về cồn cát, tôi nhận ra một dáng đi quen thuộc, tôi chạy đến gần, hóa ra đó là thiếu tá sư đoàn I.
    - Tôi lại gặp anh. Tôi nói
    - Á !- Anh thiếu tá sư đoàn I mừng mừng trả lời.
    - Tôi tưởng anh nán lại tham chiến ở Tư Hiền mà bỏ mạng rồi chớ.
    Tôi hiểu ngay, khi nổ súng với 4 người giải phóng ở cửa Tư Hiền thì trong 2 người bỏ chạy có thiếu tá này. Anh cũng chủ trương lẩn tránh giết nhau như tôi.
    Tôi hỏi :
    - Thiếu tá trong đám chỉ huy vượt Cửa Sấm ?
    - Không ! Những người khác.
    - Họ tài thật.
    - Tài thật, nhưng hình như là ?
    Thiếu tá sư đoàn I bỏ lửng câu nói, nhưng tôi cũng hiểu anh muốn nói gì nên tôi đồng ý :
    - Tôi cũng nghĩ thế. Hình như họ là ?
    - Có thể lắm, có thể là họ lắm. Đó là mọtt việc giúp đỡ có thể xảy ra như khi họ băng bó vết thương cho lính của ta bại trận, và ở đây, chúng ta không còn gì để họ phải giết bỏ vô ích.
    Tôi và thiếu tá lại tiếp tục lầm lũi bước nhanh.
    Một dãy dài giăng ngang từ mé biển vào tuốt tận đầm lầy, tạo bằng những hình thù như nhiều cây cột to lớn đứng san sát nhau im lìm. Trên đầu là đỉnh tròn nửua quả cầu ánh thép loang loáng, cột buông thả tòng tenh hai sợi dây. Hai bên hông có hai hình ống trụ khuỳnh ra phía trên, bên dưới quắp lại, gắp chặt thanh thép lạnh như khẩu súng. Phia dưới là 2 ống trụ đứng dạng ra. Đến gần, căng đồng tử ra nhìn, đúng là dãy lính đang dàn ngang cản đường. Một tiếng thét kềm giữa răng :
    - Đứng lại !
    Chúng tôi nhận ra toán lính biệt kích lính thủy đánh bộ được lệnh ra đón chúng tôi. Những vị ?o anh hùng uy nghi lẫm liệt ?o này đến bảo vệ đoàn người đã thoát bao hiểm nguy giờ đây đã đến sát đích yên lành.
    Thế mà sau lưng tôi, vẫn còn nghe một giọng run run ;
    - Cầu trời, cho bọn này đừng mó vào súng mà rồi chết oan uổng chúng tôi nữa.
    Sau đó chúng tôi vượt qua bọn họ, thiếu tá sư đoàn I bỏ lại câu nguyền đanh ác :
    - Đồ quỷ sứ !
    Rồi anh lặp lại :
    - Đồ quỷ sứ,đã thoát được chúng nó !
    Tôi phân vân cùng anh :
    - Anh nói ai thế ?
    Liếc nhìn tôi, thiếu tá sư đoàn I không e ngại trả lời :
    - Lũ quỷ chỉ trực trờ bắn giết, cung lũ với lũ quỷ người, lính công binh của anh đấy. Chúng nó mà có mặt tại Cửa Sấm thì dòng sông và bãi cát sẽ đầy thây người, thì việc làm nhân đạo tại đây sẽ được chúng thay bằng một cuộc tàn sát.
    Tiến thêm mấy bước, anh còn hậm hực :
    - Chúng giết người, mong sao chúng sẽ đền tội cả, chúng vẫn còn mang ý muốn bắn giết, chúng sẽ bị bắn giết cả lũ ?
    Lúc chúng tôi đến đèo Hải Vân thì trời đã nắng gắt. 5000 người di tản còn lại chưa đến 1000 bị đưa vào trại tập trung xét giấy tờ hỏi cung, gạn lọc đưa lên xe trả về Đà Nẵng! Dĩ nhiên, tôi cũng không thoát ở lại được.
  7. SSX

    SSX Guest

    Hê hê!!!! Hay đấy.
    AndrewTran and DoctorHuy khoái chuyện này lắm đây.
  8. sebastianofrey

    sebastianofrey Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    642
    Đã được thích:
    0
    7UP
    Hay đấy, bác post tiếp đi.
    THANKS A LOT
  9. TraitimdungcamHP

    TraitimdungcamHP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    NỔI LOẠN TẠI ĐÀ NẴNG ?" TAN RÃ
    Đến lúc này, lão đại tá mới yên tâm bước đi, lão về thẳng phòng làm việc của mình, gót giầy cao cổ dậm vang để tỏ ta đây vẫn vững vàng, lão cố gắng bình tĩnh.
    Bước vào phòng, đóng cửa đánh rầm sau lưng, lão bước nhanh vào ghế, gieo mình vào đó nặng trịch, để nguyên mũ trên đầu thở hổn hển. Lão mập quá nên hơi thở luôn luôn hổn hển làm lão nặng ngực. Lão nhìn nên trần, trợn mắt.
    Tiếng đế giầy đập ?obung? lên làm lão đại tá giật mình và tiếp liền theo đó, lão giật thót người vì tiếng hô dõng dạc :
    - Chào đại tá !
    Rồi lão nghẹn ngang, mặt tái xanh nhìn người quân nhân vừa chào lão đứng trước mặt, giọng lão trở thành thều thào, nói đứt đoạn :
    - Thiếu .. úy .. Hòa ?" Anh đi đâu đó ?
    Với chủ đích trả đũa có pha chút ác ý, tôi đáp luôn :
    - Thưa, đến gặp đại tá. Tôi báo cáo ?o Tổn thất toàn bộ ?o
    Lão đại tá bước mấy bước gấp rút về phía tôi, bàn tay hộ pháp chộp lấy cổ áo tôi giật giật. Bộ mặt bị dồn máu tím bầm, hơi thở của lão khò khè.
    Tôi kín đáo quan sát gương mặt lão : cặp mắt mở trừng trừng nhưng thất thần, tôi biết lão đã quên mất những chuyện đã xảy ra. Lão mất trí nên quên phứt độ thuyền. Đôi môi lão run run. Mặt lão cứ ngớ ra như người dại. Tôi chợt thấy tội nghiệp một lão già. Tôi đổi thái độ, kể lại vắn tắt cho lão nghe vắn tắt sự việc bằng lời lẽ bình thường.
    - Thưa đại tá, càng mở mặt trận, tổn thất sinh mạng sẽ càng cao, tội ác sẽ càng đầy. Những người vô tội sẽ là nạn nhân trước hết ?
    Tôi bước ra khỏi phòng, và luôn luôn tin tưởng rằng hễ là con người thì thế nào cũng có một lúc nào đó đức nhân hậu cũng thức tỉnh. Nhưng về lão này, tôi băn khoăn nghĩ : không hiểu tính bạo tàn của lão sẽ chồm đến mức nào là cực điểm. Một tên chém thuê giết mướn từ gần 30 năm nay, làm sao thay đổi được thói quen hung ác của hắn ?
    Từ lúc ấy, lão đại tá quay về nhà riêng và ở lỳ trong đó. Nhà lão nằm sát bãi biển, tại khoảng giữa đất Liên đoàn, cách bộ chỉ huy nơi lão làm việc chừng 200 mét.Nhà được rào giậu bằng kẽm gai, xung quanh nhà có đất rộng ?Mấy lúc sau này, lão có đặt lính canh phòng. Sự vô ra nhà lão phải có lệnh của lão, không phải ai muốn đến cũng được.
    27-03-1975, một ngày trôi qua thật chậm trong sự tê liệt của Liên đoàn, sáng không chào cờ, chiều không hạ cờ. Đại đội công vụ không tập hợp, không chỉ thị, không người lính nào làm việc. Phòng quản lý quân vụ vắng hoe. Các đại đội biệt lập không mở cửa. Thật lạ kỳ, mấy ngày hôm trước còn hăm hở, ngày hôm sau bỗng eo sèo. VỊ liên đoàn trưởng bế môn im lìm và Liên đoàn đìu hiu, kế hoạch hành quân của lão đại tá lúc này có lẽ bị lão xé nát. Tại sao như thế ? Tôi và Thái trầm ngâm ngồi nơi bàn trong câu lạc bộ ngó bâng quơ ra biển. Cá ngày hôm qua, chúng tôi ngồi đây, sáng hôm nay, chúng tôi cũng lại ngồ đây, rảnh rỗi một cách kỳ lạ. Phòng điện báo, trung úy Thái không thèm để ý, cửa phòng chiến dịch, nơi làm việc của tôi, tôi cũng chẳng buồn tra khóa.
    Một chiếc xe gíp chạy ào từ cổng vào sân Liên đoàn, không ghé lại bộ chỉ huy, mà đánh một vòng quanh chân cột cờ, rồi chạy thẳng vào hướng nhà lão đại tá. Thái và tôi cùng bước ra trước cửa câu lạc bộ đứng nhìn.
    Từ trên xe, một sỹ quan hai hoa mai trắng bước xuống, nón sắt, áo giáp dính đầy bụi đường, hàm râu chổi xuể quen thuộc trên mặt ông ta làm chúng tôi nhận ra ngay.
    - Tay trung tá liên đoàn phó ?" Tôi kêu lên.
    - Ấy ấy , thế có chuyện rồi ! Thái chặc lưỡi như đoán biết một điều gì.
    Tên liên đoàn phó này đến công tác tại Liên đoàn gần hai năm nay mà nghề nghiệp chuyên môn thì chẳng có gì. Chưa hề nghe ai nói hắn ta có công trận nào thuộc ngành công binh cả. Làm liên đoàn phó nhưng hắn chỉ được phân công đối ngoại, thay vì đối nội theo chức năng phó của hắn, và thường làm công tác phối hợp với các đơn vị khác, đi đây đi dó mãi. Đây là cách mà lão đại tá làm cho hắn lưu vong để khỏi bận tâm canh chừng hắn. Nghe nói, hắn đã vận động thế nào trở lại Bộ tổng tham mưu để đến đây, một là chuẩn bị thay thế lão đaị tá nắm Liên đoàn, hai là tạo cơ hội vơ vét các kho hàng công binh. Cho nên, ngoài mặt hắn là người giúp đỡ cho lão đại tá. Nhưng kỳ thực bên trong, thì hai tay này kình chống và chờ ăn thịt nhau. Từ hôm Tết đến nay, lão trung tá râu chổi xể này vào Quảng Ngãi, gọi là phối hợp hành quân với trung đoàn nào đó của sư đoàn 3 bộ binh.
    Hôm nay, đột nhiên tay này về Liên đoàn mà chẳng báo trước, tất là có chuyện. Nhất là nhìn vào cách ăn mặc của hắn, xốc xếch và bụi bặm; trái với thói quen của hắn, là tay chải chuốt từ đế giày lên đầu ngọn tóc.
    Vừa bước qua khỏi cổng rào nhà lão đại tá, tay trung tá liên đoàn phó xăm xăm băng qua vườn hoa đi thẳng vào cửa lớn. Cửa chưa kịp mở hẳn, hắn đã ào vào bên trong, lão già trung sĩ tay chân nhà lão đại tá há hốc miệng nhìn theo.
    Trên xe tay liên đoàn phó, ở băng sau còn có mấy người ngồi, cũng nón sắt áo giáp; nhưng ở xa, chúng tôi cũng chẳng biết là ai. Thái tựa vào cửa câu lạc bộ, tay vuốt cằm, hất hất về phía nhà lão đại tá.
    - Hai thằng đó, dám có choảng nhau trong đó lắm, bộ điệu cái thằng trung tá coi hầm hầm quá
    - Choảng thì không đâu! Tôi cãi lại ?" Trợn mắt phùng miệng chửi nhau thì có; hoặc giả cùng quơ tay múa chân.
    Thái cười cười :
    - Anh em nhà nó, lâu ngày gặp nhau, nhiều khi 2 đứa muónn thủ vai 2 nhân vật trong tiểu thuyết ôm nhau mừng mừng tủi tủi; mà ôm không sát được vì thằng trung tá thì thủ thân bằng áo giáp, còn lão đại tá thì thủ thế bắng súng lục giắt lưng.
    Hai anh em lững thững băng ngang qua sân Liên đoàn về khu ở các sĩ quan, cũng gần nhà lão đại tá. Khi đi ngang qua chiếc xe gip, tôi mới chợt nhận ra các bạn mình : Tân, Nhật cùng theo liên đoàn phó về đây. Hai bạn này cùng khóa công binh với tôi và cũng cùng bị đổi ra đây, cùng mang lon thiếu úy. Tân là kỹ sư công chánh, ngang tuổi tôi, còn Nhật thì nhỏ hơn gần mười tuổi, đang học dở đại học kiến trúc. Hiện nay, Tân , Nhật đang công tác tại tiểu đoàn 103CB, tiền trạm của Liên đoàn phó tại Quàng Ngãi.
    Gặp các bạn cũ, lại là người trong Nam ra cả, tôi mừng lắm
    - Chào các thiếu úy tiểu đoàn 103.
    Mắt Tân, Nhật ánh lên vẻ mừng. Tân giễu cợt
    - Dạ kính chào thiếu úy chỉ huy Liên đoàn.
    Chợt nhìn thấy Thái, Tân nhảy phóc ra khỏi xe, đứng nghiêm, gồng người đến lắc lư cái thân cao lòng khòng, lễ mễ cả tràng :
    - Dạ, không dám,dạ kính chào ngài trung úy lịnh của em ( Từ Thái đến các sĩ qian toàn những công vụ lịnh, nên họ gọi đùa như vậy)
    Thái phì cừoi :
    - Cái ông này, không khi nào có được tác phong quân kỷ.
    Anh lại đến vỗ vai Tân :
    - Ốm hoài hử ? Chắc chẳng chịu ăn, nhớ nhà miết chứ gì ?
    - Dạ, đúng, nhớ vợ.
    Nhật cũng chui ra khỏi xe nói chen :
    - Anh ta nhớ bỏ ăn, bỏ ngủ, lúc này càng nhớ gắt.
    Chẳng ai đánh mà Tân khai thật :
    - Anh Thái ơi, nhớ chết mồ, đường về Nam đã bị cắt rồi, khóe rồi kẻ ở bên này, người bên kia.
    Thái sửng ra :
    - Nói sao Tân ? Cắt là thế nào ? Từ hồi nào vậy ?
    - 4 giờ sáng nay, 27-03-1975, quân Bắc Việt làm chủ hoàn toàn phía Quảng Ngãi. Từ đây họ sẽ chia 2 cánh, một tiến chiếm Tam Kỳ, một giả phóng Quảng Ngãi.
    Tôi chen vào :
    - Bạn nói sao có vẻ ghê gớm thế, đây chắc chỉ là một toán nhỏ nào đó đánh sập một vài cái cầu, và ruồng bắt vài thằng xã tề gì đó thôi chứ ?
    - Không, lần này họ đánh chính quy, đánh quyết định bằng cả mấy sư đoàn đó.
    Thái và tôi ngẩn người ra. Nhất là Thái, chỉ huy truyền tin mà cũng chưa được biết tin này. Thật ra, cả mấy ngày nay anh có làm việc đâu.
    Nhật có vẻ nắm vững tin tức, cho biết :
    - Thật đấy ! Chẳng bao lâu, hết Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Bình định, thì rồi tới Nha Trang, Đà Nẵng. Còn miệt ngoài, Quảng Trị đến Huế rồi Đà Nẵng. Nghe đâu đã có tin lần này quân Bắc Việt sẽ giành lại thêm phần đất từ Bến Hải đến đèo Cả.
    Tân gật đầu, cả tin :
    - Như thế thì đáng lo quá, ly biệt gia đình đến nơi rồi anh Thái ạ.
    Quay sang tôi :
    - Tưởng đâu bạ đã ?ocót? mất rồi, ai ngờ còn đây. Bạn thì muốn đi lúc nào mà chẳng được.
    Tôi nghe trong lòng tê tái, thế mà tôi có biết gì đâu.
    Đột nhiên Thái rủ:
    - Thôi, miễn nói đến đánh đấm nữa. Bây giờ mời tất cả các bạn về phòng mình uống lai rai chơi, mình đang nhạt cái miệng quá.
    Rồi không chờ ai, Thái nghiêng người dòm vào xe dặn dò người tài xế, chờ khi nào liên đoàn phó ra, bóp kèn hiệu cho Tân và Nhật, tiện thể Thái rủ cả trung sĩ Bình, cận vệ của liên đoàn phó nhập bọn. Năm người đi thằng vào khu nhà sĩ quan.
    Phòng Thái ở nằm gần nhà liên đoàn trưởng nhất. Khi nào cũng vậy, sĩ quan truyền tin được bố trí chỗ làm cả chỗ ở, đều gần chỉ huy trưởng. Phòng anh mở cửa số ngó thẳng qua nhà lão đại tá, để bên kia gọi là anh có thể nghe được liền. Nhưng lần này vào phòng, Thái không mở hết cửa, mà chỉ lừa cửa qua bên, để hở một kẽ nhỏ; dường như anh muốn quan sát bên kia và không muốn bên kia biết bên này có người.
    Thái đẩy ghế mừoi các bạn ngồi, kéo từ hộc bàn chai Henessi. Gu của Thái là Jonnie Walker nhưng đãi khách thì là loại rượu này; có bao nhiêu tiền anh mua rượu chứ không tiêu xài vào thứ nào khác. Thái rót rượu ra 5 ly nhỏ, mời ?o100%?, tất cả uống cạn, rồi anh lại rót đầy vào các ly. Thái chờ cho tất cả nóng nảy, anh giở lại câu chuyện :
    - Thế, liên đoàn phó gặp xếp là việc khi nãy nói ?
    Nhật đáp gọn :
    - Đúng!
    Thái không nói gì thêm. Mọi người cũng trầm ngâm, ai nấy đều thấy là tình thế hệ trọng. Thái uống thêm ly rượu rót sẵn, đứng dậy, rồi đi đếm bước trong phòng. Quanh quẩn một lúc, anh đến cửa số, khoát màn nhìn ra ngoài. Anh nhìn một lúc lâu, quay vào, nói với các bạn :
    - Bên nhà đại tá chắc có chuyện gì. Thấy ông già trung sĩ đang đứng rình ngoài vách.
    Đối với Tân và Nhật là những người không thân lắm, nên Thái không biểu lộ thẳng tình cảm, không gọi thằng ?o già? hay ?lão?.
    Tôi cũng đoán như thế từ lúc liên đoàn phó đến và tiếp lời bạn :
    - Chắc chắn có chuyện lớn. Có gì đâu, Bắc Việt sắp lấy Quảng Ngãi, nên trung tá đến yêu cầu rút ông về Liên đoàn;nhưng đại tá thì cứ lệnh tử thủ, thế là dằng co chứ gì.
    Tân nhăn mặt :
    - Không chỉ rút về Liên đoàn, xếp còn muốn vọt thẳng Sài GÒn nữa kia.
    Rồi anh cằn nhằn :
    - Không biết mấy ông ở đây sao mà bình tĩnh quá ! Đạn nổ ầm ầm cả đêm, dân chúng chạy loạn xị ra thành phố. Quảng Ngãi đông nghịt, cảnh nguy nan rõ rệt quá rồi. Mấy ông ra đường mà xem, dân còn kéo nhau ra tận Tam Kỳ, có người còn kéo thẳng về Đà Nẵng nữa. Lần này chắc tôi ra Đà Nẵng kiếm máy bay dông luôn rồi ra sao thì ra.
    Tân nói ra câu này làm tôi nghĩ ngợi dữ. Đó là ý bỏ đi, ý đào ngũ. Tân nói phải quá, còn gì nữa đâu mà lo tù, lo tội, sợ bị đánh giết. Nhật nói chắc là đúng : cắt đôi miền Nam nên trốn quách cho xong.
    - Anh Thái, mình trong hũ nút, thật là chẳng biết gì ráo, không khéo rồi nhổ giò không kịp, kiểu như Tư Hiền ớn quá. Chắc là phải đi thôi !
    Thái lẩm bẩm :
    - Đi thì nhanh thôi; nhưng các bạn ở Sài Gòn, các bạn đi; còn tôi, nhà cửa, vợ con ở Đà Nẵng, tôi có nên đi không ?
    Rồi Thái nõi chậm và chắc :
    - Nhưng mà chúng ta cần phải trả lời cho rõ các câu sau đây :
    Thứ nhất, mấy lần Quảng Trị, Phước Long bị đánh nát ra, thế mà sau cùng có mất đi luôn không ? Liệu lần náy thấy Quảng Ngãim Thừa Thiên bị chiếm, ta có nên cho là sẽ mất luôn không ?
    Thứ hai, bỏ đi là coi như đào ngũ, nhất là đào ngũ trong lúc tình hình chiến tranh nghiêm trọng, lỡ ra sau này chưa có gì, nghĩa là Đà Nẵng còn nguyên, thì hỏi chúng ta trốn đi đâu ?
    Thứ ba, nếu bỏ đi, chúng ta đi bằng cách gì ? Tôi nói cho các bạn biết, tình hình thế này thì muốn mua vé máy bay, dân hay quân gì cũng phải có sự vụ lệnh. Ai cấp ? Đi xe đò à ? Quảng Ngãi đấy ! Đường biển à ? Có ai quen với tàu buôn không ?
    Thứ tư, cho là đi được đi, mọi thứ êm xuôi đi, đến nơi đến chốn đàng hoàng đi, thì cái thân trốn lính sẽ không làm ăn gì được, để nuôi thân và nuôi vợ con. Tui mình là cái thứ kỹ sư, kỹ sãi, buôn gánh bán bưng chẳng được.
  10. TraitimdungcamHP

    TraitimdungcamHP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Tân bồn chồn quá nhịn không được, nói ngay :
    - Anh Thái, thôi đừng nói nữa ! Anh hỏi câu nào cũng cứng họng hết. Anh làm cho rối beng đầu óc lên. Tôi nói là tôi đi, đi thế nào cũng được rồi ra sao thì ra. Anh dậm chân
    - Chẳng lẽ ngồi đâu chịu chết à ?
    - Chết thì chưa chết đâu ?- Tôi dịu giọng- Tính cho kỹ chớ Tân. Đúng là tình thế khó khăn đó, nhưng chúng ta bình tĩnh gỡ rối đi.
    Nhật chen lời giúp ý, anh chậm rãi :
    - Nói thế chứ cũng rõ, lần naỳ tình thế khác trước xa, Bắc Việt đã có chiến dịch quét sạch, giải phóng suốt liền cả dãy. Ở đây đánh, bên kia hội nghị Paris đang tiến tới hiệp định lấy đèo Cả làm ranh đấy. Trước sau gì, cả quân đội ở đây cũng bỏ đi thì làm sao gọu ta là đào ngũ. Nếu tính đi thì đi cho sớm.
    Trung sĩ Bình vẫn uống rượu tì tì nãy giờ, coi bộ cũng ngà ngà chen vào câu chuyện.
    - Xin báo cáo các xếp, chút nữa em đi liền đây. Em còn chờ trung tá em, cho ít bạc vụn làm lộ phí. Ông anh của em đã dẫn gia đình nội ngoại, vợ con, em út cả lũ, tuốt ra Tam Kỳ đón tàu rồi; đàn em ?o bắt địa? xếp kha khá, để làm vốn; hẹn em gấp gấp lấy được tiền rồi chuồn về Tam Kỳ ngay
    Nói xong hắn vênh vênh :
    - Trung tá em cũng đóng ?otut xuyt ?o cho xem ( tức thì)
    Thái dò :
    - Trung tá cũng định bỏ đây à ?
    - Bỏ ! Thưa xếp, bỏ ngay, bỏ gấp. Tảng sáng tinh mơ, trung tá em đã đá em dậy, bảo em theo. Trung tá em chửi, chửi thề liên tục, tánh ổng vậy, vui chửi thề, buồn cũng chửi thề, nên hồi sáng em cũng chẳng biết là ông vui hay buồn.
    - Cái thằng khỉ - Tân bực mình ?" Vắn tắt thôi quỉ !
    Thái thì vỗ về :
    - Kệ, để anh ta nói. Nhanh vào vấn đề đi, em và trung tá em đi bằng cách nào ?
    Trung sĩ Bình ưỡn ngực hãnh diện tuôn từng lời mạnh :
    - Máy bay phản lực ! số một ! Trung tá em quen lớn bên không quân.
    - Chừng nào đi ! Thái hỏi tiếp luôn.
    - Chắc là sau một giờ. Như chợt nhớ ra điều gì, Bình hoảng hốt :
    - Chết mẹ tui rồi ! Tự dưng khai hết !
    Hắn bực lên. Mùi rượu nồng nặc
    Tôi đứng dậy, đến nhìn qua khe cửa. Tôi giật mình. Tay trung tá đang đứng chống nạnh giữa sân nhà lão đại tá nhìn ngay vào cửa sổ chỗ tôi đang đứng, mặt hằm hằm trong bộ đồ trận dữ dằn. Lão đại tá mặc pijama đứng phía sau. Bộ mặt thịt chảy dài vẻ rầu rĩ. Lão nói gì đó với tay râu, tay này đứng nghe bất động, lão trung sĩ già ngấp nghé nhìn đằng xa. Tôi quay vào ngã người trên giường Thái, mắt nhìn lên cánh quạt trần đang quay nhè nhẹ. Trong phòng ai nấy ngồi yên.
    Bin bin. Tiếng còi xe đột ngột.
    - Chết mẹ ! Trung tá em ! Bình kêu lên cũng đột ngột , đứng bật dậy chạy ra khỏi phòng.
    Nhật và Tân cùng đứng lên, quơ lấy nón sắt ôm vào nách, nghiêm trang chào Thái và tôi, quay ra. Thái hỏi chặn sau lưng 2 người:
    - Các anh tính sao ?
    Quay lại Tân hỏi :
    - Tôi đi.
    Còn Nhật nhún vai. Cả 2 quaỳ quả bỏ đi.
    Thái lại bách bộ quanh phòng. Tiếng giày gõ nhẹ hòa điệu với tiếng quạt trần. Đi mấy vòng, anh lại ngồi bên cạnh, vỗ nhẹ vào lưng tôi :
    - Tôi phải chạy ra nhà. Đã một tuần cấm quân tôi không về, anh có theo không, sẵn đi tìm hiểu tình hình luôn.
    Tôi lắc đầu nhè nhẹ. Thái ngồi một lúc, đứng dậy.
    - Thôi, tôi đi một chút, anh cứ ở đây chơi. Nói xong, Thái mở tủ lấy nón đội lên, lấy thêm một chai rượu đem đến đặt lên bàn :
    - Ở nhà, cứ tự nhiên.
    Anh bước ra khỏi phòng, với tay khép cửa lại, tiếng giầy nhỏ dần cuối hành lang. Tiếng chiếc gip rú ga.
    Còn lại một mình. Tôi nghĩ ngợi mông lung. Tôi cũng không nghĩ đến đường về. Lúc nào thấy mịt mùng trong ý nghĩ, tôi thường lơ đi. Những vấn đề Thái nêu ra, tôi cũng chẳng biết giải quyết ra sao. Bất chợt tôi nhớ đến một người quen thân ở Hãng hàng không dân sự Đà Nẵng. Nhưng trễ rồi, Thái đã đi xa mà tôi thì không có xe. Tôi nhìn cánh quạt quay tròn, trong óc tôi hiện lên hình ảnh một khu rừng rày đặc, đoàn người nối nhau đi. Bất chợt tôi thấy gương mặt những người quen thuộc thân thích : những người của gia đình tôi.
    Ngoài bãi biển Liên đoàn, hai quả pháo bắn từ phía đèo Hải Vân nổ oành oàn, những gương mặt ấy chợt lóe sáng. Nhưng rượu ngấm, hai mí mắt tôi từ từ khép lại.
    Khoảng 4 giờ chiều, tên liên đoàn phó trở về; nhưng lần này vắng bóng trung sỹ Bình. Vừa đến Liên đòan, Tân và Nhật đến phòng Thái, tự mở cửa bước vào. Tôi đang hí hoáy mở đồ hộp. Nghe tiếng động, tôi giật mình ngẩng lên:
    - Sao vậy ?
    Tân và Nhật chẳng nói chẳng rằng, bực dọc cởi bỏ nón sắt, áo giáp, quăng lên sàn, ngồi phịch vào ghế thở hổn hển. Tôi đặt hộp thịt đã khui sẵn lên bàn :
    - Chuyện thế nào ?
    Thấy hai bạn vẫn im lặng, tôi lại hỏi tiếp :
    - Chắc là kẹt hết rồi chứ gì ? Trung tá đâu ?
    Tân trả lời nhát gừng :
    - Nhà vãng lai, tối ?ova? rủ đến nhậu, còn bây giờ rút lui.
    - Ăn gì chưa ? Thấy 2 bạn gật đầu, tôi lấy bánh mì khô, kéo ghế mời :
    - Ăn cho vui. Tôi cũng chậm rãi bắt đầu ăn.
    - Hôm qua đến hôm nay, chỉ có lương khô ?" Tôi nói.
    - Nhà bếp đóng cửa, câu lạc bộ bỏ trống, chằng ai nấu gì cả, mấy gia đình khu gia binh đang kêu trời, giá chợ lên vùn vụt, chỉ toàn ăn rau; tội nghiệp có mấy nhà mua gạo ngày, bây giờ phải ăn khoai. Mình may mắn còn một ít lương khô, nhưng cũng chỉ đủ ăn trong vài ngày.
    - Có tiền ra Đà Nẵng ăn. Tân nói vẻ bực bội. Chỉ phải trả 1000 đồng một tô phở thôi. Mẹ tổ, có dịp là móc họng người ta, ba cái tên buôn bán.
    Tôi cười :
    - Mấy ông có làm tô nào chưa ? Từ sáng đên giờ làm được thứ gì rồi ?
    Tân vẫn còn hậm hực :
    - Làm cái gì đâu. Cứ ngồi sau xe chạy quầng quầng, cái tên râu quắm ghé đủ thứ trại, mà cứ từ trại nào ra là hắn lắc đâu, hỏi gì cũng chẳng nói, cái bộ râu cứ quặm quặm.
    Nhớ đến trung sĩ Bình, tôi hỏi :
    - Cái tay tà lọt của trung tá em đâu ? Về Tam Kỳ rồi chắc ? Hắn có bợ được đồng nào không ?
    - Bị bỏ rơi rồi. Lúc vào quân đoàn, lão râu gạt ?othằng con? đứng chờ ngoài trạm gác, bảo là việc cơ mật không cho hạ sĩ quan vào, thế rồi lúc ra, lão râu bảo cho xe chạy ngả sau.
    - Tại sao vậy ?
    - Ai biết.
    Tôi nghĩ mà thấy chua cay cho cái đời quân nhân là như vậy, hết cần là bỏ, thậm chí còn bắn bỏ nữa là khác. Tôi thù ghét cái loại khi cần thì vuốt ve khen tặng hết cần thì làm ngơ đẩy đi. Tôi cho đó là sự phản bội và điếm đàng.
    - Mà này ?" Tôi hỏi ?" Các anh trở lại Liên đoàn làm gì ?
    - Ai biết đâu cái lão râu! Giọng Tân vẫn còn bực.
    Nhật thì phân tích :
    - Thật ra bọn mình đâu có muốn phải bám theo đít xếp, cũng mấy lần muốn leo xuống xe bỏ đi nhưng cái học của chúng ta là cái học để chịu sai phái, và những ngày ở lính, họ còn luyện cho chúng ta biết luôn luôn làm theo lệnh. Do đó, khi muốn buông bỏ họ ra thì chúng ta mới thấy mình chẳng còn tự chủ nữa.
    Tôi suy ngẫm, cũng thấy mình lâm vào tình trạng đó.
    - Chúng mình tính chuyện đi đi. Nhất định phải đi sớm.
    Sực nhớ Thái, Tân hỏi :
    - Ờ, mà ông chủ nhà đâu rồi ?
    - Anh ấy về nhà ?" Tôi đáp ?" Ngay sau lúc các anh đi, anh ấy tự lái gip, nói là về ngay, thế mà chiều rồi vẫn chưa thấy anh ấy về.
    - Chà, không biết anh có đi thoát không cơ chứ ?
    - Sao vậy ? Tôi lo lắng hỏi.
    Quân cảnh rải dài theo quốc lộ I, trang bị thế tác chiến, không sự vụ lệnh, miễn qua. Đường sá vắng teo, vượt ẩu không thoát đâu. Bọn chúng đã được lệnh nổ súng. Nếu không có lão râu, chưa chắc chúng tôi ra tới Đà Nẵng.
    Nhật bàn góp :
    - Muốn đi, thiều gì đường ?
    Tôi ghé vào nhà hạ sĩ Thành, thợ điện trong Liên đoàn, dân Đà Nẵng. Thành và vợ con đang ăn cơm, cả nhà quây quần trên tấm phản. Thấy tôi, Thành mừng :
    - A! Thầy Hòa, ăn tối chưa ? Tiện ngồi ăn bậy ít chén, mấy bữa nay chắc thầy chẳng ăn cơm.
    Vợ con Thành chộn rộn nhường chỗ, tôi ngồi ghé vào nhưng từ chối không ăn. Nồi cơm nhỏ xíu, gạo độn nhiều khoai tây. Bà vợ vồn vã, thật tình :
    - Cũng chả có gì mà mời thiếu úy, chợ búa mắc quá trời, đi tới đi lui cũng khó quá, ra chợ phải đi bộ.
    Thành nói :
    - Sống trong này hết nổi, họ bỏ đi muốn hết. Vắng quá ông thầy hỉ ?
    - Ừ, vắng thiệt. Tôi muốn hỏi thêm, nhưng lại nghĩ còn có nguyên do nào nữa lớn hơn.
    Thành có hơi e dè :
    - Chắc ông thầy biết rõ hơn ?
    Vợ Thành nghĩ là người Nam với nhau dễ thông cảm nên hỏi tiếp theo chồng :
    - Nghe nói bên mình thua rồi, quân Bắc Việt sắp vô phải hôn ? Họ nghe đồn như vậy, nên họ lánh xa trại. Phần lớn có bà con ngoài Đà Nẵng nên họ kéo nhau ra ngoài ấy, sợ ở đây đụng thì toi mạng cả nhà, nội một trái pháo cũng chết dịch.
    Tôi gật đầu, đưa tay ve vuốt mấy đứa nhỏ. Thành bạo dạn thêm lời :
    - Chuyện ông trung tá liên đoàn phó chạy về đây, thiên hạ còn ớn dữ. Ổng mà chạy thì ai còn dám ở. Nhất là cả tiểu đoàn 101 vào đến nơi lại dông tuốt, thấy đủ ghê.
    Vậy là chuyện bỏ đi đã phổ biến, thế này thì chưa bị đánh cũng tan rã. Nơi đây đã vậy, chỗ khác cũng vậy thôi
    - Không cần thấy bóng dáng cộng quân, đã hè nhau bỏ chạy tan tác cả ! Tôi thốt lên thành từng tiếng.
    Sống trong sự bưng bít về tin tức và lừa bịp về chính trị, tôi không sao lý giải được những hiện tượng đang xảy ra trước mắt. Cũng như tôi, vợ chồng Thành nhìn nhau ...

Chia sẻ trang này