1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

30/4 : Chuyện những người tháo chạy

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi TraitimdungcamHP, 25/10/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nvhungntg

    nvhungntg Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/10/2005
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    0
    Em không dám chắc chắn 100% nhưng theo em biết sân bay Đồng Hới thì chỉ cho trực thăng lên xuống thui, con Mig thì ..... Còn một chi tiết nữa nếu các bác quan tâm, đó là quãng đó ông già em là thợ máy, chuyên về động cơ phản lực Mig 21. Ông già em kể là lúc đó E921 đã có lệnh điều động một số thợ máy và các nhân viên nhân viên kỹ thuật (???) vào Nam chiến đấu như bộ binh, nhưng chưa kịp đi thì đã giải phóng rùi. Còn về vụ tiếp quản các sân bay thì đầu tháng 5 mới đưa các thợ máy, nhân viên kỹ thuật vào nam tiếp quản các sân bay để lại. Tuy nhiên cũng có trường hợp được tiếp quản sớm như trường hợp sân bay Phan Rang, căn cứ xuất kích của A37 đi đánh Tân Sơn Nhất.
  2. TraitimdungcamHP

    TraitimdungcamHP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Tiếng máy bay cạ sát ngọn cây, nổ nhỏ, nổ lớn và tan xác. Ánh hồng lập lòe ở mãi xa trong rừng.
    - Một thằng « giặc » tiến nữa, nhưng thằng này còn nguyên, đại liên nó vãi ra người ta mới hay biết và nhìn thấy nó đang lạng cánh dọc đường, từ đàng xa, trước mặt tôi đâm tới. Chen với tiếng phòng không, có tiếng rocket và bom.
    Sáu trái rocket từng đôi một cắm xuống mặt đường.
    ẦM ! ẦM ! ẦM ! ẦM ! ẦM ! ẦM !!! Lửa bừng sáng lên.
    Lập tức súng nổi. Bức tranh đẹp không thể vẽ cho đạt được. Màu sắc ! Con đường có ánh sáng, sáng rực từ chỗ có rocket nổ và cháy sáng bừng xunng quanh đoàn người và rừng cây cả mấy trăm thước, sáng loe lóe ở xa hơn nửa cây số và sáng lờ nhờ ở đây, chỗ bọn tôi ngồi. Đoàn xe di động từ chậm đến nhanh rồi lao đi vùn vụt. Trên xe, súng tua tủa, chĩa lên trời phát sáng chớp lóe. Không cần phải nhắm con quỉ đang bay xả đại liên, chỉ cần đan lưới đạn đón nó. Cả một đoạn đường dài ồn ào đủ loại tiếng động, muôn ngàn tiếng động trong cả một vùng không gian rộng lớn.
    Chiếc F5 vượt qua xe Ngàn và sau lưng tôi có mấy tiếng hét dựng, có người đã trúng đạn đại liên, và khi vượt xa gần cây số, thằng giặc cho rơi hai quả bom.
    ẦM ẦM !! Vang dội. Lửa lại cháy bùng lên cháy luôn cả cây rừng, nhưng chiếc F5 đã bốc khói, lạng cánh bay lên xoay tròn theo trục thẳng, khuất trên tàng cây.
    Lửa trước, lửa sau , chỗ xe Ngàn lúc này sáng như ban ngày, chiếc xe lao đi thật nhanh về đám lửa phía trước đang lụi dần.
    - Đâu mất rồi ! Tôi thấy Thái chỉ tay về trước mặt. Nãy giờ tôi không nhìn về phía trước dù xe đang tiến tới, cảnh tượng ấy kích động con người. Ở đây không chỉ riêng có phía trước, bây giờ tôi mới thấy trên đường chỉ còn mười mấy xe, còn toàn bộ gần một cây số trước đống lửa, đường vắng hoe. Chiếc xe đầu tiên vừa rẽ trái.
    - Đi Bình Tuy ! Anh lính trên nóc xe nói chắc ăn.
    - Đoàn di tản đứt đôi ? Thái hỏi dồn.
    - Trong kế hoạch. Anh lính nói gọn ?" Không thể tẩu thoát bằng đoàn dài lê thê.
    Thái và tôi ngồi im. Xe quẹo trái, cảnh trước mặt vụt thay đổi, tối om. Mọi thứ tiếng động cũng lại không còn, con người giống như trong mơ vừa tỉnh giấc, không kịp nhận mình ở đâu. Cảnh toàn động chuyển sang cảnh toàn tĩnh, con người như rơi hẫng trong không gian bập bềnh giữa không khí. Bỗng tôi nghe buồn nôn, nói với Thái :
    - Muốn mứa quá anh Thái !
    Thái cũng ngồi làm thinh, chợt anh vung tay bấu thành xe, quay ngang đầu. Thái đã ói thốc ói tháo. Tôi níu lấy anh, nhưng anh lại như chồm bổng ra ngoài. Có phải do lúc chiều chở xe đi, anh đã ăn nhiều quá ? Thái ói làm tôi cũng bị nôn ruột quá mức, tôi không dám nhìn Thái, ngoặc nhìn ra sau xe, nhưng mọi người cũng đang nhoai đầu ra xe ói lấy ói để. Lúc đó, người bị thương do đại liên máy bay, nơi bụng có một đường băng vải khoanh tròn cả lưng, cũng chực ói. Mới nôn vài cái, máu ở vết thương ra nhiều quá làm anh nấc lên rồi chết. Tôi không nhìn được là ai trong bóng tối và cũng không bao giờ được biết anh là ai.
    Một lúc sau, Thái ngồi lên lấy áo chùi miệng, anh hết ói nhưng ruột cứ nôn nôn từng hồi :
    - Cao su cháy khó chịu quá ! Thái định giải thích là rừng cao su bị cháy mùi khó chịu nên phải buồn nôn. Nhưng anh lính cãi lại :
    - « Bom mửa ». Ngưng một chút , anh tiếp ?" Mấy người trong xe ở chỗ bom nổ không chết miểng, chết lửa, cũng chết vì mửa ; mửa hoài, mửa miết, chừng nào chết mới hết mửa. Mình ở xa mà còn vậy thì biết đó.
    Đoàn xe lao vun vút, chạy biến trong đêm. Nó như hoảng sợ. Chưa bao giờ nó thấy hết bản chấy người Mỹ thông qua các loại vũ khí giết người của nó, như lúc này.
    Đêm khuya, gió mát, con đường hẹp bốn mét uốn lượn theo bìa rừng. Một bên rừng, một bên đồng bằng với chồi cao lùm thấp, bóng đen lan man dai dẳng nối dài suốt đường. Nguy cơ lần nào qua đi, cũng tưởng như dai dứt. Vì những người di tản lúc ấy vẫn chưa thấy rằng họ là đích nhắm của tên đồ tể đầu sỏ đang ở tại Phủ đầu rồng. Gặp khó khăn mới thấy sức chịu đựng của con người bền bỉ đáng ngạc nhiên, người ta có thể săn một ngày bằng cả trăm năm dồn lại, và nếu cần cũng có thể sinh trăm năm cho có một ngày : đám di tản như đã sống cả thế kỷ trong có 10 ngày vừa qua. Dồn dập cớ sự liên tiếp tới, người ta đối phó thản nhiên tiếp tục sống, thản nhiên ở đây có nghĩa là cứ sống đến đâu hay đó, chết thôi. Vì họ như bị mắc kẹt trong chiếc rọ, đấu tranh để sống, nhưng không thể nghĩ đến ngày mai.
    Bên phải con đường gò đống ngổn ngang, nghĩa đại bày ra ở đó. Thái nằm trên nóc xe, tôi giữ cho anh ngủ một giấc, bây giờ anh đã khỏe ra, hết buồn nôn, ngồi lên.
    - Tới đâu rồi Hòa ? Thái hỏi, đầu cũng còn lơ mơ.
    - CHắc sắp đến thị xã rồi, thấy có nghĩa địa ?" tôi trả lời rồi phân vân tiếp ?" Không biết đến Bình Tuy chúng ta sẽ làm gì. Nó như cái bán đảo xa cách quốc lộ I nhiều quá. Thật là tiếc vô cùng, ra khỏi rừng lá thì chỉ còn trên 100 cây số là tới Sài Gòn. Thế mà bây giờ ta lại đi xa Sài Gòn hơn rồi đó.
    - Thật cũng chẳng còn trông mong gì đường thủy. Thái ngáp dài mệt mỏi tiếp lời tôi ?" Từ Bình Tuy qua Long Hải, Vũng Tàu chỉ cách có dãy núi Bình Giã đâm ra biển thôi, nhưng mà tôi thì hết hy vọng cái nẻo thuyền bè, biết bao nhiêu lần ra bãi, có lần nào được gì đâu ?
    - Không đi tàu thuyền gì hết. Trở ra lại Hàm Tân. Anh lính ngồi kế bên tôi vụt gọi tới ?" Nghĩa là đánh một vòng, thay vì 20 cây số đường rừng lá thì thành trên 150 cây số đường rừng từ ngã ba Bình Tuy đến Bình Tuy, rồi từ Bình Tuy ra Hàm Tân mà theo quốc lộ I về.
    Tôi ngao ngán. Một thước đường là một thước hiểm nguy, kéo dài thêm cả trăm cây số thì hiểm nguy quá nhiều. Tôi quay nói với Thái :
    - Gần sát đến nơi rồi, con đường dài đã qua hết mà còn vòng vèo chi nữa. Chết thì chết quách cho xong, chứ cứ lấy hơi lên ngày này qua ngày khác hòai cho khổ quá vậy !
    - Ê cụ ! Thái lay bạn ?" Cụ làm cái gì mà yếm thế quá vậy, chực chết như con gà sắp đem cắt tiết vậy ?
    Nghĩa địa với mả mồ dày đặc bên đường làm tôi chán ngán cuộc sống vô cùng, chán đến thẫn thờ :
    - Chết là khỏe nhất, chẳng còn gì sướng bằng nằm yên dưới lòng đất, cuộc sống dập bầm, sau mấy tấm mộ bia kia kìa, bộ cái xác chết nằm úp lum khum để rình xem gì ở cuộc sống đó hả ? - Ủa !
    Tôi bỗng nhảy xổm. Ở xa xa trong nghĩa địa có người rình núp thật. Anh không thể ngồi lý luận suông về yếm thế hay yêu đời, cuộc sống là hiện thực , anh thét khẽ :
    - Hai thằng !
    Thái và hai anh lính giật mình, nhìn theo ngón tay tôi chỉ của tôi. Một anh lính chốc ngược cây M.70 lên gài 4 trái đạn vàng bằng cườm tay vaog.
    BỐC ! BỐC ! HÙ Ụ P ! HÙ Ụ P !
    Hai phát nổ nhỏ trong súng, đạn bay đi. Xe vẫn đang chạy nhanh.
    CÀNH ! CÀ À NH !
    Hai phát nổ tung đất gần điểm nhắm của cây súng phóng lựu. Từ chỗ đó, đúng là hai thằng phóng ra quăng mìnhg qua các gò nông khác.
    BỐC ! BỐC ! HÙ Ụ P ! HÙ Ụ P ! ?" CÀNH ?" CÀNH !!
    Đất lại vung vãi. Lần này sai. Vì đến 4 thằng băng băng rời đi nơi khác. Đoàn xe vẫn chạy nhưng đã có chao động. Ngàn từ trong cabin xe chồm qua cửa xe ló đầu nên quát :
    - Trong xe nằm xuống ! Mấy ông trên nóc xe xuống luôn !
    Thái lựa thế nhảy vào thùng xe. Hai anh lính káhc và tôi lồm cồm toan nhảy theo trong lúc Ngàn vẫn nửa trong nửa ngoài cửa cabin xe thì có tiếng :
    HÀ À À OOO .. Nghe như một tiếng thở khào không nghe được tiếng nổ. Lửa cháy phà sáng rực, chiếc xe đâm sầm vào bìa rừng chết máy và kẹt trong bụi lùm cạnh hàng cây sao dày đặc.
    Một trái B40 từ nghĩa địa bắn qua trúng vào cửa xe chỗ tay lái, cháy đỏ cả mảng và lảng suốt phần dưới thùng xe, xăng bốc cháy. Trên nóc xe, tôi và hai anh lính văng bổng xuống đất.
    Súng nổ vang dậy trời.
    Thái nghe nóng bên mình, anh lồm cồm ngồi dậy, lửa đang cháy và mọi người hò hét, leo nhảy bồng bế thây nhau xuống. Anh nhảy vội xuống đứng ngó dáo dác tìm tôi, chợt thấy Ngàn lòng thòng chồm đung đưa nửa người ở cửa xe. Thái vội mở cửa lôi Ngàn xuống để nằm dài trên cỏ, chồm vào cabin lôi vội vợ Ngàn theo ra, định lôi cả hạ sĩ tài xế nhưng anh này đang ồng ộc máu tươi giữa mặt.
    Thái luống cuống chạy ngược lại chỗ xe bị bắn cháy lối 50 thước. Trong khi đoàn xe đã dừng lại và lính của sư đoàn quân di tản đang dàn hàng ngang băng qua lộ, tràn xuống nghĩa địa , mở cuộc truy kích.
    - Tụi vằn bông đó ! Giết không còn một thằng !
    - Xung phong !
    Trước khi quăng cây B40 bỏ chạy theo đồng bọn, hai thằng quần áo bó chẽn vẫn vác lên chĩa mũi vài đoàn xe.
    PẰNG ! CÀNH - ẦM ! Một quả B40 nữa bắn vào một xe khác.
    PHÙ ÙNG ! TẠCH ..TẠCH .. TẠCH !
    Súng giao tranh nổ dồn, nhưng Thái không để ý, anh chạy xồng xộc kiếm tôi « Thôi rồi, trên đường kìa, xe cán dẹp mất rồi »
    - Hòa ! Hòa ! Hòa ơi !
    Anh bươn bả chạy tới.
    « Ủa ! Không ! Anh lính ngồi với mình, tội nghiệp quá » Anh lẩm bẩm « Tối , tối quá »
    Kìa ! Thái la toáng lên rồi lại lẩm bẩm « Cái áo thun trắng ». Anh lại bươn bả chạy vào đám chồi, vừa chạy vừa lẩm bẩm « Nằm trong chồi, té trên chồi ». Thái lại hét : Hòa ! Hòa ! Hòa ơi !
    Giọng Thái nhỏ đi, gần như thì thào :
    - Hòa ! Hòa ! Chết rồi, thôi chết rồi
    Hơn một giờ sau, mọi việc ở đây cũng xong. Đoàn xe di tản lại tiếp tục lên đường, im lặng, buồn não nề. Trên xe của Ngàn đã chết tại chỗ gần 10 người, còn lại phân nửa bị thương, bị bỏng đau đớn. Xe thứ hai, tổn thương tương tự. Bọn vằn bông bị truy kích giết tại chỗ 20 tên, còn lại tẩu thoát mất dạng.
    Thái rầu rĩ, ngồi ôm bạn trong lòng. Tôi còn thở, hơi thở nặng nhọc, mê man và mặt thì nóng bừng bừng. Tôi không bị miểng, bị bỏng, chỉ bị hơi nóng tạt vào và té văng xuống ; lại may mắn rơi đúng trên một lùm cây, nên không bị gãy xương hay chảy máu.
    Đoàn xe đi một đoạn chừng năm cây số thì gặp thêm một tai nạn giống như thế nữa, nhưng tổn thất cao hơn. Sáu xe bị bắn nằm lại đó, dấu tích bị bắn hạ cũng do B40. Từ đó về sau không việc gì, đoàn xe đến Bình Tuy và 2 giờ sáng ngày 5-4-1975.
  3. phuongnam72

    phuongnam72 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Up ủng hộ bác TraitimdungcamHP nào!
  4. cuibapketui

    cuibapketui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/08/2007
    Bài viết:
    1.017
    Đã được thích:
    1
    Hết chưa vậy bác Trái Tim Dũng Cảm?
  5. TraitimdungcamHP

    TraitimdungcamHP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    PHẢI NHẬN CHO ĐƯỢC MẶT KẺ THÙ
    Năm giờ sáng Thái đã thức dậy. Anh vươn vai lên cho thật tỉnh sau một cơn mệt mỏi và ngủ thiếp đi được mấy tiếng. Nhờ gió biển thổi vào lúc tang tảng sáng giúp anh thêm sảng khoái. Như chợt nhớ sực ra không gian và sự việc, anh chồm lên chõng tre, thấy tôi còn đắp mền đang nằm ngủ. Không còn vẻ mê man như khi mới xảy ra tai nạn. Thái lại bình tĩnh , thả người xuống sàn. Nhìn mái phibrô, anh miên man nghĩ ngợi, ruột rối tơ vò. Trong lòng anh có một cái gút mấy ngày nay anh chưa dám nhìn thẳng vào nó. Đó là việc vợ con anh vào Nam. Giờ này thật thanh vắng, yên lặng, dù quanh anh gần cả trăm người nằm đó anh cảm thấy như mình không có liên hệ chút nào với họ. Anh dành mọi suy nghĩ về gia đình. Anh nhớ bữa trưa hôm đó, từ Liên đoàn ra Đà nẵng thấy thành phố đã có mầm mống nổi loạn. Anh trở về nhà, thì cả nhà đang lo đứng lo ngồi.
    Vừa thấy anh bước vào nhà, vợ anh đang ngồi ngóng trông, bỗng đứng dậy khóc òa. Nàng ta thì cứ thế, luôn khóc, nhưng lần này khóc đến tội nghệp, nét mặt đầy lo sợ hoang mang. Anh vừa ngồi vào ghế salon là nàng đã sà vào. Mọi lần thì nàng không dám thế, vì nàng và bốn con đang ở chung với cha mẹ chồng, một gia đình phong kiến nặng nề. Hôm nay rõ ràng là nàng không còn kiêng dè, giữ ý tứ gì nữa :
    - Mình ! Vô Nam ngay đi mình !
    Thái thương vợ, anh lấy nàng làm vợ từ khi vào Bình Dương học lớp công binh rồi ra trường là mang nàng ra đây. Suốt trong 11 năm, sinh được 4 con, nhưng anh chỉ đưa mấy mẹ con về quê ngoại được vỏn vẹn có 2 lần. Có một lần cũng lâu rồi, nàng thống khổ quá trong ách phong kiến của gia đình chồng, nên ẵm 2 đứa con về bên mẹ ruột ở nửa năm. Nhưng cô gái miền Nam chân phương đó không thể cắn răng xa chồng lâu hơn nữa, nên lại ẵm con trở ra Đà Nẵng.
    Mấy lần chuộng người vợ hoềm hậu đến yếu đuối đó, Thái đã làm đơn xin đổi công tác vào Nam nhưng không được, và người vợ luôn phải ẩn nhẫn trong nhà về đủ mặt đứng đi ăn ngồi cười nói. Khi Đà Nẵng rã rời trong những ngày sụp đổ, người đàn bà này quyết định dứt khoát trở về quê hương.
    Trong nước mắt tuôn traò ràn rụa, nàng nói với anh nhỏ nhẹ nhưng quyết liệt :
    - Vĩnh viễn vô Nam, vĩnh viễn xa rời nơi đây mình à !
    Thái cũng đã nghĩ như thế. Mà còn gì nữa đâu, không biết còn mấy ngày nữa thì nơi đây chắc chi đã giữ được.
    - Được thôi, anh sẽ về ở luôn bên em trong đó.
    Anh còn nhớ rõ gương mặt người mẹ bồng con vẫn còn rất thơ ngây hân hoan mừng rỡ.
    Thái tự căm giận cho mình quá ngu xuẩn, đã quá mù mời, đã vô trách nhiệm khi gởi toàn bộ gia đình cho người cậu mang đi gìum, còn anh thì vì công vụ phải trở vào trại. Hai vợ chồng từ biệt lần ấy không dám hôn nhau trong nàh, và các con thì anh chưa chia tay.
    Từ lúc bước lên cảng Cam Ranh, anh mơ hồ về thời gian giữa lúc buổi chiều vợ con anh ra phi trường và sáng hôm sau, bọn anh đến phi trường đang bị bao vây chống chế. Tụi đầu sỏ ác ôn của quân đội đã lừa gạt anh xa gia đình như thế.
    Bây giờ càng lúc càng đi vô sâu về phía Nam, cảm giác lo sợ cuống cuồng trong lòng Thái càng lên cao. Mấy lần anh muốn trở lại Đà Nẵng nhưng cứ ngại vợ con đã xuôi Nam được rồi. Nhưng nếu anh đến Sài Gòn mà vợ con còn kẹt ở Đà Nẵng thì ... là sao hả ? Thái thở dài, nói lẩm bẩm « Bữa sáng rời Đà Nẵng thì xe cộ chạy qua nhà, cửa đóng then cài rõ ràng, nhưng đã chắc gì mẹ con em đã đi thoát ? »
    Tiếng rên khe khẽ của tôi, làm Thái bị cắt dòng suy tưởng. Anh chồm lên, thấy tôi xoay nghiêng được, anh mừng quá gọi rối rít :
    - Hòa, cụ, cụ ơi ! Cụ tỉnh lại luôn đi, chắc cụ mệt quá mà ngủ đó thôi. Thái chụp vai tôi lay lay.
    - Sáng rồi, ngày mới bắt đầu. Tai qua nạn khỏi rồi cụ ạ.
    Tôi không mở nổi mắt ra, con mắt đau đớn như bị đấm mạnh và cay xè như xát bằng muối ớt, thêm nóng cả vùng mắt như bị hắt nước sôi. Tôi đã tỉnh lâu rồi, nhưng mệt quá lại ngủ thiếp. Khi nghe Thái gọi, sợ bạn lo ngại, tôi cố gắng mở mắt nhưng vẫn không mở được. Dường như ánh sáng làm cho mắt buốt hơn nên vừa hé ra, tôi phaỉ nhắm nghiền mắt lại.
    - Sao, nghe có bị gì không ? Thái đon đả.
    Tôi cựa mình nằm ngửa ra lắc đầu
    - Không sao ! Chỉ hơi mỏi mệt và đau ở mắt.
    - Sao, có mù chưa ? Tôi nghe Thái cười nên cũng cười theo.
    - Chưa ,nhưng cũng gần mù.
    - Không sao đâu, mặt chưa bị bỏng, vì nóng và lửa B40 sáng quá chói một mắt thế thôi, lần lần rồi khỏi. Tôi nghe Thái kề bên. Nghe nhắc lại B40, tôi hỏi bạn vì nhớ lại hình ảnh mấy thằng chạy ra sau bia với bộ đồ trận bó chẽn :
    - - Tụi nào làm vậy ?
    - Tụi vằn sóng biển ?" Không biết ở đâu lại xuất hiện bọn này ?
    Tôi bực mình nói toáng, quên cả đau con mắt :
    - Cũng cái trò vu khống trắng trợn, may là mình thấy chúng nếu không từ đâu đó, chúng bắn B40 tồi lần mất thì người ta lại bảo ********* bắn thôi.
    Thái nói giọng căm ghét .
    - Thấy gì, giết ngay tại trận 19 thằng vằn bông sóng biển. Bắt được một thằng cũng vằn, tính dẫn theo để dọc đường cho thiên hạ biết cái trò bẩn tiện của chúng ; nhưng có tay nào đó có người thân chết vì chúng, nên đem ra chưa tới xe là mần thịt rồi. Bên ta bị hai xe, nhiều người chết oan ức.
    Tôi nghe nói tới người chết, nên nhớ đến chiếc xe của Ngàn. Trên xe ấy chắc có tổn thương lớn, nhưng thương tâm quá tôi chẳng dám hỏi chỉ nằm im nghe Thái kể.
    - Sau đó, xe đi được một đoạn 5 cây số thì thấy có 6 xe cũng bị bắn như ta. Tôi chắc tụi nó phục kích đám này trước rồi đi ngược lại phục ta đó, do chúng gấp gáp di chuyển mà lộ hình bị bạn phát giác. Cũng may, không thì đoàn mình còn phải hao to nữa.
    - Đây là đâu vậy anh Thái ? Tôi hỏi vì biết mình đang nằm trên chiếc giường tre kê sát vách.
    - Bình Tuy, sát gần bãi, cách bãi chừng 2 cây số.
    - Đây là đâu vậy anh Thái ? Tôi muốn hỏi nơi tôi đang nằm.
    - Trại kho lương thực, một phòng kho. Xung quanh ta còn nhiều người đang nằm, những người còn khỏe mạnh.
    - Còn những người thương vong ? Tôi lo lắng hỏi.
    - Tất cả đều được thân nhân mang đến đây. Bị thuơng nặng được đưa vào nhà thương, người chết được chôn cất.
    Tôi cảm thấy yên lòng, trở mình nghiêng : nước mắt tự nhiên chảy ra.
    - Thôi đừng bi lụy ! Thái gắt với tôi ?" Như đàn bà ấy, 10 ngày nay cả chục ngàn người chết rồi, cái chết bây giờ bình thường quá, cụ không chết cụ còn nằm đó, tôi chưa chết tôi còn ngồi đây, không sống thì chết, có gì là lạ đâu.
    Thái nói cứng như thế với tôi để tôi thêm sức chịu đựng, chứ anh thì cũng nghe nghẹn nơi cổ và cay mắt. Nước mắt anh cũng chực trào. Người ta, nếu khóc được ngay từ đầu đau khổ thì sau đó đau khổ kéo dài làm người ta không khóc được, nhưng cứ phải chịu đựng maĩ đau khổ thì lúc nào đí người ta cũng phải khóc thôi.
    CHừng như không chịu nổi uẩn ức chứa trong lòng. Tôi thét hỏi :
    - Ngàn đâu rồi ?
    Thái sững sờ, đành nói :
    - Chết rồi, vợ anh đưa anh ra nghĩa địa từ khuya.
    Không gian im lặng. Nhưng tiếng thét của tôi làm mọi người choàng dậy. Thái bùi ngùi nhắc lại cái chết của Ngàn.
    - Ngàn chết vì lo cho những người anh mang theo. Anh đã hoàn thành trách nhiệm đối với họ. Nếu anh thủ thân ngồi yên trong cabin, có thể anh không việc gì nhưng vì chồm ra ngoài, khi xe bị đạn giật dập ngang người anh váo khung xe. Lúc đầu bị thương nặng, trên đường về Bình Tuy, anh còn dặn dò vợ mọi thứ, gởi lời thăm hỏi các con rồi anh mới chết. Nói đến đây Thái xúc động vì lúc chia tay vợ, chính anh cũng không gặp con. Tôi cũng thấy Ngàn là một người tốt, nhưng trước sau tôi vẫn không thấy một dấu hiệu nào ở Ngàn tỏ ra có sự chuyển biến trong nhận thức. Rồi con người thuận tình cảm của tôi bỗng thấy như tiếc rẻ một cái gì, tôi chép miệng, nói lẩn thẩn :
    - Thôi, Ngàn nằm xuống là yên hẳn, anh cũng chẳng còn tốt hay xấu nữa. Người ta hy vọng ở người sống hơn, nếu còn sửa đỏ được gì thì người sống vẫn có ích trong sự đóng góp chung để xây dựng. Còn lại ai là người yếu đuối bệnh hoạn nhất ?
    Thái ngẩn người nhìn tôi rồi lại quan sát khắp xung quanh, miệng lẩm bẩm vừa đủ cho tôi nghe :
    - Già, già , em bé, người bịnh ..à..à. già quá, già yếu .. không có .. em bé .. em .. bé, đứa nào cũng chạy chơi, à à mà này ai nằm co ro kia, ai khóc tỉ tê kế bên kia. Rồi ! Hiểu rồi !
    Thái nói lớn lên với tôi :
    - Đưa đây ! Và anh nhận cái mền lên trong tay tôi ôm đi. Một chốc sau, anh trở lại , vỗ chân tôi :
    - Cừ đấy ! Cô ta cần hơn anh nhiều, sốt cấp tính nguy lắm, chồng vừa chết cháy, vợ đem chôn chồng nhiễm sương. Đói, khổ, gian nguy, tang tóc, cô ta sốt, đòi chết, người chị năn nỏ, nhưng mà năn nỉ sống làm gì khi không có một viên thuốc. Thuốc thì có, mà mua bằng vàng .. thế là ..
    - Thế là thế nào, tôi lại cười mắt còn nhắm ?" Thế là tượng Phật vàng đã về đúng chỗ.
  6. TraitimdungcamHP

    TraitimdungcamHP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Thái cười, anh giữ mãi cái tượng Phật vàng đến ngày hôm nay mới có dịp sử dụng :
    - Đúng là đức Phật độ trì chúng sinh.
    - Cô ta đâu ? Tôi chợt hỏi
    - Nằm ở góc nền nhà đằng kia. Cụ còn đi được, còn cô ta thì nằm bẹp.
    - Phiền anh khiêng dùm.
    - Chà chà, đòi phải khiêng thương bệnh binh cấp 4 hả cụ ?
    - Không phải khiêng thương binh mà là chõng tre.
    Thái ngẩn người, rồi cười lên ha hả. Mọi người đang rầu rĩ, thấy anh này cười quay lại nhìhn oán ghét và xoi mói. Họ thấy một người mù đang chậm chạp sờ soạng leo xuống chõng tre đứng dựa vào tường, còn cái anh dễ ghét đó lại gồng sức vác cái chõng tre đi về góc phòng để xuống, ẵm người thiều phụ nhẹ nhàng để lên kéo mền. Đến lúc đó nụ cười được điểm lên mấy cái môi ẩn nhẫn đủ vẻ của họ.
    Thái đưa tôi ra ngồi dựa hành lang đón gió biển. Nơi đây là trạm khu lương thực của Bình Tuy, gạo từ miền Tây hoặc từ Sài Gòn chuyển ra được bọn hạm gạo chứa ở đây, để con buôn đến mua và chở đi khắp nơi trong tỉnh và một số tỉnh khác. Mấy hôm rày có động, hạm không dám chuyển gạo đến và con buôn vét sạch tẩu tán mất. Do đó chỗ này chẳng còn ai cần canh chừng gác xách, đoàn quân di tản chiếm lấy để dân di tản trú ngụ. Chính quyền ở đây cũng có tới dò xét nhưng thấy họ trật tự và không phá phách nên chúng cũng chẳng bịa được lý do gì để đến. Khu nhà rất lớn xây cất bằng vật liệu nhẹ hình chữ T gồm có đến 3000 mét vuông diện tích sử dụng chia ra nhiều phòng tạm trú cho con buôn và kho hàng. Hiện nay thì có đến gần 4000 dân di tản ở đây. Một số phòng dành cho lính sư đoàn di tản và một số phòng dành cho sĩ quan chỉ huy đoàn này. Một con đương trải nhựa từ đường mé biển cách xa một cây số dẫn đến vào cổng trại xủa kho, còn tứ bề là cát với cây dương, bạch đàn. Xa xa về phía trái chừng 2 cây số là khu chợ và nhà ở, phía phải là đường lên đỉnh lác đác xóm dân chài. Mé bên kia đường ven biển, dõi mắt qua được hàng lá dương và dừa, người ta thấy thấp thoáng có biển là vịnh để thuyền có cầu đá bao quanh bảo vệ và kiểm soát. Còn lại là núi.
    Tôi hỏi lại về kế hoạch di chuyển tiếp tục
    - Chờ sao ? Tôi nôn nóng vì câu trả lời của Thái
    - Phải chờ ! Thái nhấn mạnh vì anh đã biết kế hoạch của họ - Họ sẽ cho một số xe đoàn quân di tản đi trước xem xét tình hình đường ngã ba Hàm Tân rồi về Xuân Lộc, đến Saì Gòn. Họ chia ra di chuyển từng chặng. Chặng Hàm Tân yên ổn thì đoàn di tản sẽ được đưa đến trong khi họ dò xét tiếp chặng Xuân Lộc, nếu được, đến đi luôn. Có hai khả năng phải tránh : một là bị đánh úp, hai là bọn Sài Gòn chận lại phá vở dân và gom lính. Tính làm sao cho dân và lính đều về tới nhà, khỏi vào trại tập trung.
    Nghe Thái nói thế, tôi nguội lại và cũng lấy làm lạ cho cái khả năng thứ hai. Chạy chết lên chết xuống rồi vào bẫy lính thì còn gì nữa. Nếu hai khả năng này xảy ra thì sao, tôi lại hỏi Thái
    - Kế hoạch đối phó anh Thái ?
    - Dọ thám tình hình để tránh bị đánh úp. Còn bị chặn gom thì kế hoạch tấn công xuất kỳ bất ý làm tan rã nút chặn và đoàn người di tản loãng ra tản mát mọi nẻo làm chúng khó truy lùng.
    - Được quá ! Tôi hoan hỉ - Thế thì chừng nào bắt đầu !
    - Có lẽ đã bắt đầu rồi. Họ âm thầm làm việc này, trong khi họ tung ra nguồn tin cho chính quyền ở đây là đoàn di tản sẽ ngóng đợi Sài Gòn tìm biện pháp giải quyết ổn thỏa. Một mặt giải quyết người chết và người bị thương. Chết thì chôn trước từ khuya, bị thương thì băng bó, tiếp máu, giả phẫu rồi thân nhân đưa vào Sài Gòn.
    - Nhưng tiền đâu làm việc này ? Tôi hỏi đến yếu tố huyết mạch.
    - Tiền thì thân nhân bỏ ra, kêu gọi lòng môi hở răng lạnh. Bệnh viện thì trưng thu thuốc men, bác sĩ quân y thì chúng ta có nhiều và họ đã xắn tay áo, nên cũng chẳng tốn bao nhiêu.
    - Hay quá ! Tôi kêu lên sung sướng ?" Thế là an toàn.
    - Chưa đâu ! Thái làm tôi sửng sốt ?" Chưa lấy gì làm chắc cả. Bọn Sài Gòn ghê gớm lắm, tên đầu sỏ, tên trùm của mấy thằng ngoài này, nó mà chơi thì phải biết. Cụ không thấy sao, nếu ở rừng lá không gặp may có phòng không của quân Bắc Việt thì Sài Gòn đã đốt cháy rừng thiêu sống, ai mà chạy ra được thì lọt vào tay tụi vằn tóm hết. Ghê lắm đó nghe cụ, giết thì không còn con đỏ đó nghe. Thay chân Mỹ, chúng tàn sát không thua gì Mỹ đâu.
    Thấy mặt tôi buồn, Thái không nói nữa.
    - Không có di tản gì cả ! Đồ bịp bợm đê hèn ! Bọn thâm hiểm dã man ! Đồ bóc lột ăn thịt người ! Tôi chửi váng lên, mắt vẫn nhắm nghiền, mí mắt run giật ..
    - Hòa ! Thái chợt kêu lớn làm tôi khựng lại, thở hổn hển. Thái biết tính tôi. Ở Liên đoàn, tôi thường bị cầm tù, bị đày, cúp lương cúp phgép , do tôi hay nói thẳng những sai trái của thằng xếp và mấy thằng trên xếp. Cũng vì lúc đó tôi chưa thấy rõ căn nguyên những điều sai trái đó. Bây giờ hai mắt không mở ra nổi, tôi lại có cảm giác mình thấy được mọi sự rõ hơn nên nói càng mạnh.
    Chợt có tiếng đánh « Bốp » khô khan. Trong đám bu quanh , có thằng té soài ra trên hành lanhg, khẩu súng ngắn văng ra. Mọi người lao xao chưa kịp hiểu gì, thì một trung úy, tay cầm súng ngắn, cúi xuống lượm khẩu súng dưới đất lên, quắc mắt nhìn về một phía hét lên :
    - Tước súng tụi nó ! Đám người lao xao và có mấy anh lính đẩy bốn thằng và bị khám lấy súng.
    Anh trung úy quay nói với Thái :
    - Bạn anh đang bị thương, anh hãy đưa vào nghỉ đi, chúng tôi đã có cấp giường cho anh ấy. Không nên đứng, mắt sẽ nhức và lâu hồi phục được, nên nằm thì tốt hơn.
    Rồi anh ta nói với mọi người :
    - Bà con thấy đó, mọi người đều thấy và đều biết ; nhưng cần nhất ở đây là yên lặng. Chúng nó chờ có cơ hội là sẽ gây ra xô xát hòng tạo cớ cho có chính quyền địa phương nhúng tay vào, để chúng giải quyết theo cách của chúng.
    Mọi người lác đác bỏ đi. Khi nãy có người hỏi thăm con mắt của tôi, bị tôi hét lên nên lặng thinh. Người đó là chị của thiếu phụ sốt cấp tình, bây giờ biết ra sự việc, chị xót xa nói với tôi :
    - Ồ, hóa ra anh bị thương mắt. Thôi để trả giường lại cho anh, ai ngờ bạn anh nhẫn tâm như thế, đuổi anh ra để lấy giường cho người khác. Vậy mà anh không giận sao được ?
    Tôi không chịu được cười , lắc đầu, bụng nghĩ « Bài diễn văn của mình hay quá mà người đàn bà này chẳng hiểu được chút nào ! mà chị ta cũng chẳng quan tâm gì cả ».
    Hai anh em dắt nhau đi loanh quanh trong trại lương thực một lúc rồi ra sân cát đến ngồi dựa bên gốc cây dương, đã lại nghe giọng chị đàn bà khi nãy nói với Thái :
    - Thuốc nhỏ mắt đây, anh nhỏ cho bạn anh đi cho mau lành, còn cái này anh cầm lấy
    - Cái gì vậy ? Tiền đâu vậy nè ? Nghe giọng Thái ngạc nhiên.
    - Mua thuốc cho em tui còn dư đó, trả lại anh.
    - Thôi cất lấy ! Lộn xộn ! Thái làm bộ nạt để khỏi kèn cựa với chị đàn bà, rồi anh hỏi thêm ?o
    - Phải thuốc nhỏ mắt không đây, nhỏ vô lành hay đui luôn.
    - Không lành thì cũng bớt đau chứ sao lại đui được.
    Thái làm bộ không dám nhận chai thuốc :
    - Thôi, chị nhỏ đi, có gì chị chịu trách nhiệm
    Không nghe nói lời nào nữa, chỉ thấy có hơi thở và mấy ngón tay chạm vào mắt tôi. Tôi hiểu và ráng hé mắt ra nhưng rát quá lại nhắm nghiền lại. Tôi bối rối :
    - Tôi vừa hé ra, chị nhỏ liền nghe không ! Rát quá. Nói xong tôi lại ráng hẻ mắt ra lần nữa, một giọt nước lớn rơi đúng vào kẽ mi, tôi bật ngửa ngay trên cát, nhức thấu lên óc. Tôi biết đây là loại ?oNirtat bạc?, một loại thuốc nhỏ mắt rất hay.
    - Chị lên bệnh viện mua thuốc, qua chợ mua đồ ăn thấy người ta sinh hoạt ra sao ?
    - Đâu có sinh hoạt gì ? Họ bàn tán về đám tụi mình.
    - Họ bàn sao ?
    - Họ nói tụi mình chạy giặc chớ làm sao.
    - Chị sợ không ?
    - Sợ cũng không được ! Trời kêu ai nấy dạ . Con em tui, hai đứa con vừa mới chết, chồng bị chết cháy luôn. Bây giờ nó lại sốt, mới tội!
    - Bớt không chị ?
    - Có thuốc của anh cho, tượng Phật, chắc bớt.
    - Chị có thấy gian khổ không ?
    - Đẻ ra, ông bà nói là đời khổ rồi mà ..Tôi nghe giọng người hộ lý của anh thổn thức :
    - Tụi tôi chỉ có 2 chị em mà con em khổ quá .. Nó sợ Saì Gòn mà bỏ trốn đã 15 năm .. Chịu lấy một thằng ngu dốt vào sống nghèo nàn trong chân núi .. Nhưng sau đó thì gia đình nó đầm ấm hạnh phúc quá. Thằng chồng đem cái thân trâu ra làm mà cũng đỡ cái ăn cái mặc cho mẹ con nó .. đến độ nó mê cái chân núi mà không thèm đi đâu cả .. Vậy mà ở trong Sài Gòn cũng không buông tha, tụi nó ra đây bắn giết ăn cướp ! .. Nhà cửa con em tôi có gì mà cướp .. Tụi nó không phải con người mà !
    Hầu như không còn nghe câu chuyện qua lời người đàn bà kể nữa. Cái cảnh chết chóc, hãm hiếp đối với tôi lúc này đã quá ?oquen thuộc đến nhàm chán? rồi : nhưng tôi cố suy lại tâm trạng tình cảm con người đứng trước cái chết.
    Nỗi đau thương tràn ngập lòng tôi, nghe ngượng cho thái độ khi được nhỏ mắt.
    - Bây giờ chị làm ở đâu ?
    - Làm ở xưởng dệt Vinatexco
    Tôi trầm ngâm. Đây có thể là ước mơ của chị, một cô thợ dệt, chị sẽ đẹp biết mấy nếu gương mặt ấy được đội cái nón trắng theu huy hiệu cái máy dệt với chữ V là đồng phục của công nhân hãng dệt. Nhưng cuộc đời một công nhân, chị làm sao kham được gánh gia đình. Chị em chị không ai có nghề gì cả.
    Thấy tôi làm thinh, chị tưởng tôi ngờ vực. Gương mặt chị trắng bệch ra, mặc cảm bị khinh rẻ làm chị hoảng sợ ..
  7. TraitimdungcamHP

    TraitimdungcamHP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    KHÍ GIỚI CỦA KẺ THÙ KHÔNG CHỈ LÀ SÚNG ĐẠN
    Đoàn người phải ngồi chờ con nước ngay từ bây giờ, giữa buổi trưa nóng cháy trên bãi cát, dưới mái thấp phiboro, khi mà mí nước còn tận tuốt ngoài xa biển khơi.
    Chuyện đi đường bộ coi như hoàn toàn vô vọng. Người ta quay ra chuẩn bị cho cuộc vượt biển, nắm bắt mau chóng tình hình, cho giữ tất cả ghe thuyền còn ở lại Bình Tuy. Nói là ?ogiữ? có khi quá, nhưng là mua tất cả số ghe thuyền và trả đủ tiền, trả thật hậu, dằng co ngã giá cả mấy tiếng đồng hồ mới mua xong với cái giá cắt cổ ; chủ các phương tiện đó bắt buộc phải mua đứt chứ không chịu cho mướn, ghe 10 người 2 lạng, ghe dưới 60 người 10 lạng, thuyền dưới 100 người 13 lạng, thuyền dưới 200 người 16 lạng, trên 200 người 18,20, 24 lạng. Sư đoàn quân di tản chỉ được dùng quyền hạn bắt phải bán thuyền, còn giá cả thì phải thương lượng và người đi thuyền phải đậu chung tiền. Dân di tản thì khổ với dân thuyền chài, còn bọn này thì bị bọn xã tề ở đây giựt dây chhia chác đủ mọi thứ tiền. Tiền trả chủ ghe, tập đoàn ghe ; tiền đóng thuế bến hàng năm, lúc này phải đóng luôn dù chỉ sử dụng bến có một ngày; tiền bồi thường 30% hàng hóa thiếu ghe di chuyển bị ối đọng hư hao; 2 tháng tiền lương cho phu ghe bị thất nghiệp; một quỹ tiền lợi tức cho chủ ghe .. Sau cùng thì thời buổi chiến tranh mà, phải nhân hai nhân ba do đồng tiền mất giá; mà bạc giấy lúc này vô giá trị, phải đổi thành vàng mà vàng thì đang lên giá, do đó mà .. mà .. đủ kiểu. Đến lúc dân di tản chung đủ, thì tiền vàng bạc giấy gì cũng quơ bỏ túi được hết, mà chỉ bỏ vào túi của một người :?ông chủ?.
    Xong việc mua ghe thuyền lại phải lo đến tài công, là người lái phương tiện. Tài công lại hết sức gay go, vì đây là con người, đúng hơn là mạng người, lý do sóng gió biển khơi, tai nạn giặc giã, ra đi đâu chắc có ngày trở về (dù chỉ khoảng 100 cây số đường biển thôi) .. do đó mà ?omạng? tìa công cao lắm, nhưng giá vẫn chưa bằng ghe. Tài giá 10 lượng vì cần nhiều phụ tài, mỗi người 2 lạng; tài trẻ có sức thì 14, 15 lượng; tài giỏi có kinh nghiệm thì thêm 4 lượng. Và phải chịu những điều kiện sau : phần lớn tài công đều nói ra đi là đi luôn không trở về, do đó phải đem gia đình theo, dọn đồ tế nhuyễn theo luôn. Thế là dân di tản lại phải chung thêm vào phần tiền mướn taì công giỏi một số nữa để mướn phụ tài và nhường bớt chỗ trên ghe. Nhưng thật ra thì tài công, vì phải ?ođóng thuế đặc biệt? trong lần kinh doanh vô tiền khoáng hậu này, nê tìm cách gỡ lại. Họ bán chỗ đem gia đình đó cho người dân Bình Tuy nào muốn di tản, dĩ nhiên trả bằng vàng.
    Nhưng dân di tản có kẻ giàu người nghèo, vậy phải làm sao ? Kẻ giàu thì nôn đi nhưng bắt họ đóng choàng cho người khác đâu được. Còn người nghèo thì có khi đến rớt mồng tới, lấy đâu ra vàng mà đóng. Đội quân trong sư đoàn di tản ở đây bèn bán xe, bán súng, bán lựu đạn, mìn .. Súng thì không ai mua, vì mua súngở tù. Các thứ kia, họ chỉ mua mìn C4 vì nó có hợp chất sử dụng đốt lò tốt; cộng lại tất cả cũng chẳng có bao nhiêu tiền. Dân di tản thì bán hết đồ đạc tế nhuyễn, cả đến khung ảnh thờ mẹ, cái trâm kỷ niệm, cho đến khi chỉ còn cái áo cái quần trên người, cũng chẳng được bao nhiêu trong phần hùn hạp.
    Sau cùng, ai đó lanh trí vận dụng phương thức ưu tiên của chủ nghĩa tư bản : vốn là quan trọng, tiền là trên hết ?oAi có tiền mua tiên?, tiên ở đây là đi trước. Ai đóng nhiều tiền nhất thì đi trước. Hội đông ghi danh sách và đóng tiền được lập ra. Người nào lập danh sách cứ lần lượt ra ?ogiá mua tiên?, người nào đủ số theo giá cứ việc đem nộp và đọc tên, ghi số ghe thuyền và tài công nhận ngay liền một cái phiếu :
    - 50 lạng, mọi người ngơ ngác. Cứ kêu sụt xuống từng lạng.
    - .. 40 lạng, vẫn còn ngơ ngác .
    - .. 30 lạng, vẫn còn ngơ ngác
    - .. 10 lạng, vẫn còn ngơ ngác.
    - .. 5 ..4 lạng , vẫn còn ngơ ngác. Quái lạ, tại sao chẳng có ai lên tiếng, nghèo quá à ?
    - Thôi rồi, bọn nhà giàu có nhiều vàng, nhưng họ kìm giá với nhau; đứa nào cũng muốn mua chỗ rẻ, dại gì vung cho thằng nghèo. Phải có cò mồi
    Đám cò mồi được tung ra :
    - 3 lạng.
    - Tôi !
    Một thằng cò mồi đáp nhanh đưa cao 3 cái ?olịnh tiễn? (3 lạng vàng) bước lên, lập tức một bầy cò mồi bước lên rần rần, miệng cứ la : Tôi ! Tôi ! Loạn xị.
    - Khoan ! Tôi 4 lạng. Một thằng nhà giàu quýnh quáng thực sự muốn ?omua tiên? và vẫn còn tiếc tiền.
    - Tôi 5 lượng.
    - 10 lượng.
    - ..
    - .. 37 lượng. Giá cao nhất, nộp vàng mặt đầy đủ.
    Cái danh sách ?omua tiên? cứ thế từ số thấp ghi lên đến số cao với cái tên bà Lê Hữu Ngàn ?" Một chỗ ngồi 37 lượng vàng với chiếc ghe đầu tiên ra đi theo ý bà chọn.
    Thái ngồi chờ đến phiên lên nộp tiền ghi danh với 2 lạng vàng trong tay, vàng đó là do bà Lê Hữu Ngàn cho. Bà cũng cho đám thuộc hạ của chồng mỗi người một lượng. Khi đi ngang Thái, bà dừng lại phân bua và từ giã an ủi :
    - Tôi mua chỗ như thế cho nở mày nở mặt anh Ngàn. Dù sao đi nữa thì dịp này người ta đã biết đến tên anh ấy, ít nhất ở đây cũng 4000 con người ta. Thôi, nháy mắt là tới Sài Gòn, tôi tạm biệt tất cả, sau này vào đó gặp lại. Bà định đi, nhưng còn ngoái lại ?" Nói vậy chớ, trước hay sau gì, cũng đến Sài Gòn cả, tiền đóng sợ còn dư hơn số đòi, hiếm chi thuyền.
    Người đàn bà muốn chờ đợi biết đến tên chồng mình đó không nghĩ ra được cách nào khác. Nhưng những anh em binh sĩ cùng đi trong xe của Ngàn từ Đà Nẵng đến đây thì nghĩ rằng tên của Ngàn đã được đời biết tới rồi, dù trong một diện tích không rộng, nhưng vói những kỷ niệm hay.
    - Chiều xuống rồi anh Thái à. Mắt tôi vẫn còn hi hí và chảy nước mắt, tôi nhướng nhướng nói với bạn.
    Thái làm thinh trong lúc người chị của cô gái sốt cấp tình thì ngưỡng mộ hết lòng :
    - Bà ấy nhìn tướng biết ngay là người nhơn đức, mập tròn phúc hậu. Ăn ở như vậy thì làm gì ?oTrời? không thương cho giàu !
    Trong khi đó thì cô em co ro ốm tong, nói như đứt hơi :
    - Có tiền ăn no thì mập tròn phúc hậu ngay.
    Sư đoàn quân di tản đã hoàn thành nhiệm vụ ở trại lương thực. Họ tiếp tục làm nhiệm vụ trên bãi.
  8. TraitimdungcamHP

    TraitimdungcamHP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Bốn giờ chiều, chuyến ra đi bắt đầu
    Lính sư đoàn quân di tản chia nhau cứ 4 người phụ trách một ghe thuyền, lo cho người lên và cho lịnh ghe thuyền tách bến. Họ chủ động dàn xếp chu đáo tận tình và rất công bằng cho đến chuyến đi sau cùng. Họ làm ma không vì một lợi nhuận riêng tư, nên việc làm của họ rất ngay thẳng.
    Do theo con nước mà các chuyến đi đầu dành cho ghe, nó nhẹ nhàng nên khỏi phải chờ nước lên cao. Con thuyền thì trọng tải càng cao càng phải đi sau rốt, vì nước cạn thuyền không thể vượt qua cát nống ngầm. Chỗ cầu đá có đặt một cửa kiểm soát; ngoài cửa đó ra không còn chỗ nào thuyền qua được, toàn đá ngầm.
    Ghe đuôi tôm chạy cặp mé biển thì dư sức đến Long Hải, khỏi lo sóng cả gió to. Loại này thường ngược xuôi về Vũng Tàu mua bán, đã quen đường nên không ngại. Ghe đầu tiên có chỗ cho bà Ngàn.
    Thuyền trọng tải cao phải ra tuốt ngoài khơi, cách bờ biển 5, 7 cây số để tránh đá ngầm và vướng chân vịt vào rong biển, có thể bị sóng to gió lớn. Nhất là lúc này mưa đầu mừa, gió hay trở chiều. Mấy chiếc thuyền sau cùng có chỗ cho Thái và tôi. Hai lượng vàng của vợ Ngàn cho chúng tôi, Thái ?omua tiên? cho hai chị em cô bạn của tôi.
    Tất cả dân di tản đều xuống bãi một lượt, chia nhau đến ghe thuyền của mình trình diện với 4 người sư đoàn quân di tản để được bố trí ngồi sẵn vào chỗ, chờ con nước lên đúng vạch chiếc nào thì chiếc đó ra khơi. Không ai được nhởn nhơ trên bãi, sợ gây ra xáo động.
    Phía bên chúng tôi thì người chị nhùng nhằng mãi không muốn tách đi riêng, sợ không có đàn ông, rủi cô em có trở bệnh bất tử khó xoay sở; hơn nữa sông biển đối với chị là điều quá sợ hãi, chị chưa bước lên ghe thuyền lần nào. Nhưng Thái thì muốn cho chị em cô ta đi trước được phút nào hay phút ấy, đem sớm cô em đến bệnh viện Vũng Tàu hay tuốt thẳng về Sài Gòn. Nếu không, sốt mà trở lại, chỉ trễ một vài tiếng thôi là khó cứu. Chính vì vậy mà Thái đưa ra hết hai lượng vàng của vợ Ngàn tặng chúng tôi cho cô chị.
    Thái đưa người chị chịu đi trước bằng câu :
    - Tui nói chị nghe, cái gì rồi cũng do ông Trời, ổng định sao mình chịu vậy. Do ổng định mà tình cờ lại gặp nhau phải không ? Tôi và hai chị em mười mấy năm ở Sài Gòn không gặp, lại gặp ở chỗ này, mà gặp do cái tượng Phật nữa thì đúng do ông Phật quá rồi ?" Đấy, sau đó ông Trời xui khiến gì nữa,xui người chị ở chơi nấn ná tại VĨnh Hão, thành ra mà cô em đang lúc đau khổ bịnh hoạn lại có chị kề bên săn sóc. Bây giờ cô đau nặng cần về Sài Gòn sớm thì người chị phải đi theo chớ. Ông Trời muốn vậy mà ! Thành ra lại khiến tôi ?omua tiên? chỉ có hai chỗ ngồi.
    Người chị ngẫm nghĩ cho riêng thân phận mình, thấy cũng do ông Trời đưa đẩy mà ra cả, nên cô bằng lòng. Thế đấy, đến cái xấu xa mà họ còn đổ cho ông Trời, đấng mà họ gọi là tôn kính hơn hết, vậy thì đổ cho người họ có ngại gì, tất cả tội lớn lỗi nhỏ.
    Thấy nét mặt người chị đờ đẫn tin tưởng, Thái và tôi đều thấy lòng bất nhẫn, tội nghiệp. Nhưng không có thời giờ cho những lý lẽ hơn thiệt rõ ràng. Con người còn tối tăm mê tín thì còn bị lường gạt, bị bóc lột và cái chính quyển của Thiệu còn khuyến khích tạo điều kiện cho mê tín phát triển để tiếp tục lường gạt bóc lột dân dài dài. Mà ở xã hội này, bao nhiêu việc còn độc địa nham hiểm hơn nữa kia .. Cô em, con người xanh xao thoi thóp nằm đó, tuổi trẻ đã đau đớn biết là đường nào !
    Chúng tôi khiêng cả cái chõng tre mang cuộc sống bất hạnh ấy ra bãi biển, đưa ra ghe. Lúc từ giã, tôi nói với người bạn gái thơ ngây của mình bằng giọng tự tin :
    - Em hãy xem sự sống 12 năm qua của em như 12 ngày di tản. Em đã sống dồn dập, một năm trong một ngày .. Thoát ra những ngày di tản này, chúng ta sẽ đi đến một ngày thật mới bắt đầu cho một cuộc sống mới, xây dựng và hạnh phúc.
    Đối với tôi, bãi biển Bình Tuy trong cuộc ra đi yên lành rộn rã làm cho tôi không còn nhớ lại một chút chi tiết nào của ngày trên bãi Mỹ Khê nguy hiểm ê chề. Con thuyền chạy máy đuôi tôm lướt băng trên nước không gợi được hình ảnh của chiến hạm,tàu hàng, sóng gió dưới biển trên boong. Nỗi vui mừng tin tưởng hiện nay đã xóa mất hình dạng con người thất sắc đau khổ bị bỏ lại trên phà chơi vơi tuyệt vọng.
    - Nhưng thưa, sự sống mà ?" Đâu buộc con người phải đeo tang cha suốt đời. Đâu phổ lời ca chiến tranh vào khúc nhạc hòa bình được.
    - Nhưng coi chừng ! Khúc nhạc hòa bình luôn có họng súng nhằm vào giữa ngực. Ông cụ ý vẫn hay.
    - Vui vẻ, hòa bình, khổ đau ,chiến tranh, ngồi đó mà nói bá vơ. Cái đám gì đâu, mới khoe tỉ tê hồi khuya, sáng đã cười vắt vẻi. Tưởng yên rồi đó hả ? Trời còn nắng mà mây đên kéo lên kia kìa ! Cái anh râu ria không cạo, mặt xanh mét như bị sốt rét, hậm hực một câu không ai lý luận vào đâu được.
    Mây đen kéo lên ngùn ngụt từ phương Nam, tối sầm phía đó. Bình Tuy còn nắng, nhưng nắng đổi màu vàng chanh tai tái và gió thổi trở thành phành phạch. Tất cả ghe tàu, mọi người đã ngồi yên chỗ, chỉ còn đi lại trên bãi một số lính sư đoàn di tản canh phòng. Thấy mây đen, hông người bỗng u tối. Thèm khát được ra khơi quá lẽ mà nước biển cứ xăm xắp đầy thuyền, người ta cứ nhìn nước rồi nhìn mây.
    Mọi người trông ngóng một trong hai thứ tới trước, thứ còn lại hãy tới sau. Thế mà, nước biển cứ xăm xắp mà mây đen cũng cứ lừ đừ. Nhìn mặt nước chẳng thấy lên bao nhiêu, nhiều người đã khum lạu đám mây mau tới. Người đàn bà ngồi gần em bé đã nằm bò trên sàn thuyền, chấp hai tay lạy lên trán :
    - Lạy mây mau thổi tới đây, mau mưa một trận tối trời tối đất rồi ông trời quang đãng ra cho con đi yên lành. Con ơi, lạy với mẹ đi con!
    Ngước thấy mây cứ ỏ đầu xa chờn vờn, nhiều người đã chồm ra be thuyền khẩn cầu nước mau lên. Em bé gái ngồi bên người đàn bà, nhing nước biển, ngoác miệng :
    - Má ơi má, tới đái với con cho đầy nước để chạy thuyền đi.
    - Mầy im đi con, đái làm sao mà đầy.
    - Chứ má lạy, mây đâu có bay tới.
    Hai thằng cha ngồi sau lái thì chửi thề, bắt cá với nhau mà cũng làm mọi người lo theo sốt vó.
    - Tao cá với mấy mưa trước ! Người ta thấy như mưa trước thiệt.
    - Tao cá với mầy không mưa tới đây ! Mọi người lại ?oờ?, dám ở đây không mưa.
    - Đ.m mầy mới ngu, mây bay tới kia kìa. Người ta than thầm ?ochết rồi mây bay mau quá?
    - Đ.m mầy mới thiệt là ngu, mây bay gì đâu, nước lên lẹ quá cỡ kia kìa ! Mọi người quáng mắt ngay ?onước tự nhiên lên cả tấc rồi kìa?
    - Em cám không ?
    - Bao nhiêu ?
    - Tiền đâu ?
    - Vào Sài Gòn trả.
    Thằng cha sốt rét râu rậm chen vô, hằn học :
    - Xuống Long cung mà trả ! ?" Tao cá với tụi bây là mưa dội xuống thuyền và nhận tụi bây xuống biển.
    Mọi người cùng ồ lên kinh hãi với hình ảnh con thuyền tròng trành trong mưa bão sắp chìm.
    Nước ngập đến nửa mạn thuyền thì trời sẫm tối. Những chiếc ghe con ghe lớn đều đã bình yên ra đi, chỉ còn thuyền và những chiếc nhỏ chuẩn bị khởi động. Mây vẫn còn ở vùng trời phía Sài Gòn, chưa lan đến đây; không biết trong ấy có mưa không mà ở đây gió dữ ?
    Chuyện mây mưa được tạm quên, người ta chỉ còn đón con nước. Các thuyền nhỏ đã lần lượt nên đường. Mới đầu cuộc đi, số ghe đi rồi không đáng kể so với số ghe thuyền còn trên bãi; bây giờ toàn bộ ghe đã đi mất, một số thuyền con cũng đã đi thoát, số ở lại thấy vắng rất nhiều. Do vậy mà nôn, nôn đến lo sợ, cảm giác bị bỏ lại làm người ta phát kinh hoàng, nhất là cơn gió réo, còn bóng đêm bao trùm.
    - Ông tài ! Nè mình xuống hết, xúm nâng thuyền ra cửa cầu đá, chỗ đó nước sâu chắc là đi được rồi đó. Một người chịu đựng không nổi đã phát kêu lên. Một số người cũng kêu lên inh ỏi, nhưng ông tài già thì không chút nôn nóng. Con người đã ở bãi biển này từ nhỏ, sống trong nghề lái thuyền mấy chục năm, biết là yêu cầu của hành khách không chấp thuận được, nên vẫn lặng thinh.
    - Ông tài ! Có nghe không ? Cứ làm đại đi chớ. Chờ hết nổi rồi ông ơi. Coi chừng bị mưa gió kẹt luôn !
    Ông già tài công vẫn lẳng lặng, nằm khòe hút thuốc rê. Thằng râu hậm hực tức chửi rủa :
    - Cái ông ghiền xái này không biết ai mướn ổng vậy nữa ! Cái bộ dáng như thằng chết rồi, làm ăn nước mẹ gì.
    Ông già chẳng giận, mắt nhìn nóc thuyền; quan sát kỹ, thấy ông cũng đang lo lắng. Nghề nghiệp của ông, ông quá rõ ; ông cũng đang nghĩ đến phương cách nào kỳ diệu cho tình thế này đây. Chắc là không còn cách gì, ông vẫn nằm im. Một trong hai thằng cá nhau lại lên giọng :
    - Nè ba ! Thôi ba về nghỉ cho khỏe, già như ba mà còn lái thuyền thì con xót xa quá. Con cá là lần này xong rồi ba về chết lủi cho coi.
    Có lẽ ông già khó chịu, ông bò tuốt vào khoang máy , nằm xoay mặt vô vách. Thằng râu rậm tức quá, lồm cồm đứng lên đến bên hầm máy, chõ đầu vào :
    - Ê ông già ! Ra đây coi ! Vứt ông xuống biển để tụi tôi khiêng thuyền đi cho rồi.
    Ông già bò ra đứng lên. Sau ông có 3 thanh niên vạm vỡ lưng trần cũng bò ra đứng lên.
    - Này em ! Ông già bình tĩnh nói ?" Em không biết gì cả, cái lòng bãi ở đây tôi thuộc làu. Nhất cử nhất động gì em cũng phải để tôi tính tôi lo, em chen vào nói tới nói lui bà con phiền.
    - Thôi đi ông già ! Thằng râu rậm thẳng thừng ?" Ông đừng lẻo lự, ông ăn tiền rồi định làm mưa làm gió. Ông là thứ gì vậy.
    Một trong ba thanh niên vạm vỡ chen vào, nhìn thẳng thằng rậu rậm :
    - Này anh ! kiếm chỗ ngồi đi đừng đứng đay coi chừng té trẹo xưong nghe anh. Ba tui ổng già rồi, đừng làm ông buồn, không nên cho anh.
    - A ! tụi bây con ổng hả ? Cha con tụi bây ăn cướp hả ? Thằng râu rậm gằn gằn rồi quay sang đám người trên thuyền ?" Mọi người thấy đó, cha con thằng lái thuyền dở trò lươn lẹo rồi đó. Đập chết mẹ tụi nó , quăng xuống biển cho rồi ?" Tôi lái cho !
    - Nè ! Coi chừng cái miệng hết nhai cơm đó nghe. Đứa con ông tài gìa tái mặt nóng bưng ?" Chúng tôi ăn tiền chúng tôi phải làm. Nhưng chưa làm được. Anh thét lên ?" Thấy không ********* đẻ, nước không đủ mức !
    - Tao bảo khiêng ! Thằng râu rậm mặt xanh lè vì tức giận ?" Khiêng ra ngoài kia, ra ngoài kia chạy được.
    - Không khiêng được ! Anh thanh niên cũng thét ?" Không chạy được ! Thằng ngu !
    Với ý định quyết liệt, đầu tiên thằng rậm râu nuốt giận, giả thích với đám trên thuyền :
    - Mọi người thấy không ? Tôi chỉ muốn mình đi nhanh, trên bãi rồi chẳng còn ai, lính sư đoàn di tản cũng chẳng còn lại mấy. Ở lại một phút là cũng nguy thấy mẹ rồi, tụi vằn vện thì còn lẩn quất đâu đó, nó nhào ra thì chết dập hết cả đám ! Ngưng thở một chút, nó tiếp :
    - Bây giờ thì tôi quăng cha còn thằng này xuông biển, tôi sẽ lái tàu đưa bà con đi.
    Rồi gương mặt thằng râu rậm xanh mét trở lại, nó vòng tay ra sau lưng, nhanh như chớp , một khẩu súng ngằn trên tay nó chĩa ra về phía 4 cha côn ông tài.
    - Bước ra be thuyền !
    Có nhiều tiếng rú thét. Người thiếu phụ lạy mây khi nãy thất kinh chạy tới :
    - Thôi mình ! Đừng có sát nhơn thêm nữa !
    Thằng râu rậm lấy chân xô bà vợ :
    - Tránh ra ! tao bắn luông mày bây giờ !
    Cả thuyền nhao nhao lên, phân hai ý trái ngược nhau :
    - Nè , để ông già tài tính. Đừng can vào !
    - Thôi, khiêng thuyền đi cho ròi. Anh râu rậm nói đúng đó !
    Ý sau lại nhiều hơn mới khốn chứ. Nhưng liền khi đó ?oRách !!!? Tiếng lên đạn, hai khẩu M16 chĩa hai bên tên râu rậm :
    - Cất súng vào ! Thằng ngu. Mày đi giết ông già à ? Một trong hai anh lính sư đoàn di tản cầm súng nói ?" Coi chừng cho mầy lên bờ bây giờ !
    - Ông cụ, đành làm như thế thôi. Anh lính kia lại ôn tồn nói ?" Bà con ở đây yêu cầu. Không phải vì ông đã nhận tiền mà phải làm đâu, mà đây là ý số đông. Anh tươi cười giả lả : Ý dân là ý trời mà ..
    Anh lính mới học đâu được câu naỹt, nói nghe có vẻ cấp tiến quá ?o Ý dân là ý trời?, câu vang lừng ở Hội nghị Diên Hồng đời Trần, anh ta mang ra xài ngang xương ở đây với ông tài già lão luyện trong nghề, giữa đám người không có một chút kiến thức nào về con thuyền và biển khơi. Ở đây, không phải vấn đề ý của ai, vì nó là kỹ thuật; tôi đứng lên nói với hai anh lính ý kiến của mình :
    - Nên nghe lời ông cụ tài công. Ông ta có nhiều kinh nghiệm sẽ đưa chúng ta đến nơi. Không thể chiều ý mọi người, vì không ai có khả năng ấy. Ông cụ cũng không dại gì mà nhùng nhằng ở đây đâu.
    - Không được ! ?" Anh lính cãi lại ngay ?" người ta muốn cũng đúng chứ. Khiêng đi dễ quá mà, chỉ cần xúm nhau đẩy thuyền là là trong nước. Ngoài kia nước sâu chạy được thì tốt, còn không được đậu lại có sao đâu.
    - Không như vậy được đâu ! Tôi cố gắng giải thích ?" Khi đẩy thuyền sẽ bị nhấn xuống cáy trong cát. Mà có đẩy được, người xuống nước đến ngang cổ phải ngừng, phải leo lên thuyền và nhấn đáy thuyền đụng cát trở lại thôi. Lườn thuyền cao cả hai mét không thấy sao ? Hơn nữa, ngoài cầu đá, cũng còn cạn như ở đây. Ở đây mắc cạn thì ra đến đó cũng vướng thôi. CÒn như để thuyền trống ra khỏi cầu đá, nếu có được đi nữa thì người ta làm sao ra đó để lên thuyền ?
    Anh lính nghe lớ ngớ chưa hiểu ra.
    - Đúng đó mấy anh ! Ông cụ tài công công nhận ý tôi ?" Anh này cũng rành thuyền bè đấy.
    Những ý sơ đẳng này chẳng lấy gì làm khó hiểu, thế mà vì nóng lòng, mọi người quên mất, Nhưng rồi mọi sự trở lại.
    - Thôi nói hoài ! Đi phứt cho rồi. Có mấy người nhảy xuống nước.
    - Không làm sao hơn được. Anh lính quyết đinh dứt đạt ?" Tôi được lịnh lo làm sao cho dân vừa ý. Bây giờ ý dân đó. Anh hô lớn ?" Mọi người một tay đẩy thuyền !
    Tôi lắc đầu chán ngán. Người có quyền hạn đã quyết định thế đó ? Ban đầu cũng lắng nghe mọi ý kiến, tỏ ra hết sức dân chủ rồi lại chấp hành cứng ngắt ý chung chung của cấp trên, mà cho thực hiên theo ý mình. Vừa dốt vừa thiếu trách nhiệm mà lãnh đạo chỉ huy, lấy cứ đưa lên ý kiến của quần chúng. Một ý hhay ?o Được đứa ngu chăm sóc, là bị đứa đó đánh què chân? lởn vởn trong tôi.
    - Dò hô ! Dò hô! Thuyền kéo lưới.
    Tôi nghe mà cười khô khan, nhưng cũng nhảy xuống ra sức đẩy . Làm sao được khi có lịnh mọi thanh niên đều phải đẩy thuyền. Chúng nó ngu quá mà có quyền ra lịnh mọi người phải thực hiện theo ý muốn của chúng mới được.
    - Tới đó mắc cạn thì đậu lại có sao đâu ! Thái hằn hoc ?" Mẹ kiếp, làm bậy rồi thôi sao, dễ quá hỉ ?
    - Đói chết mẹ ! Nếu đẩy vô ích thế này thì đẩy làm gì hả ông ? Người nào đó nghe hai anh nói, bắt nói theo.
  9. TraitimdungcamHP

    TraitimdungcamHP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Mà chẳng phải chỉ đẩy một chiếc thuyền có Thái và tôi. Tất cả thuyền ở bãi biển Bình Tuy chiều hôm đó, đều bắt chước xúm nhau đẩy. Chiếc này lôi chiếc kia đảy đi trên nước cạn.
    Tiếng la hét hò dô vang trời trong bóng đêm mờ mờ, trông khí thể vô cùng. Khí thế sái chỗ đó, khởi đầu cho cái mối thảm họa sẽ xảy ra, đẩy đoàn người vào vực sâu mù mịt.
    Bây giờ cũng nên nói một chút về chính quyền và dân Bình Tuy, về những thằng vằn đốm lẩn quất trong lùm bụi hoặc ngoài nổng cát. Mới đầu, mấy chiếc ghe ra đi, bọn xã tề có ra dòm ngó, dân có tò mò đến xem nhưng cứ từng chiếc lẻ tẻ bỏ đi yên tĩnh và buồn chán nên họ bỏ về. Bây giờ thì bãi dậy trời dậy đất, bọn họ lại tò mò nhào ra , ánh đuốc đầy bãi. Thuyền đã đẩy xa cách mé nước mấy trăm thước.
    Hai thằng xã tề nói với nhau :
    - Ê Tư, tụi nó làm loạn hả ?
    - Dạ, hình như vậy, làm như tụi nó cướp kho hay sao mà bỏ dông một lượt vậy ?
    - Ê Tư, mày cho lịnh kiểm tra hết vùng bãi này coi có ai bị cướp hay đằng tụi mình có làm sao không ?
    Hai người dân thì nói vói nhau kiểu khác :
    - Nè, hình như họ nghe thấy cái gì đó, thành ra chạy hối hả. Thuyền chưa ra nổi mà cũng ráng cong lưng đẩy thấy không ?
    - Bọn này chắc biết giặc tới sát đít mới quýnh vậy chớ. Nè, coi chừng đó nghe ! Dám lắm à, mình lạng quạng tới chừng biết re, chạy hết kịp đa !
    - Vậy phải tính đi chớ. Về nhà mau, lo đi cho gấp !
    Trong lúc đó, bọn vằn đốm bị đánh tan tác từ đêm qua đến chiều nay cũng lò dò tới đây núp ngó rình rập. Chúng cũng mong có thuyền về Sài Gòn, đường bộ là nỗi kinh khiếp của chúng rồi, thấy cờ giải phóng đã rợp. Hai thằng : một vằn sóng, một đồ bông , đều là biệt kích, bàn bạc :
    - Tụi lính trên bãi đau hết rồi mậy ?
    - Tụi canh phòng di tản đó hả ? Lên thuyền hết rồi, thuyền một lúc cùng nhổ neo, đâu thằng nào con gì mà ở lại trên bãi.
    - Vậy thì lên kế hoạch cướp thuyền đi chớ !
    - Xong ngay, tụi nó đang rối loạn cả rồi kìa, tập hợp anh em đi !
    - Hò dô ! Hò dô ! Kéo thuyền, kéo thuyền trên cát ..
    Tiếng reo hò đã lơi đi dần, nhường cho hơi thở hồng hộc.
    - Hò dô ! Hò dô! Kéo thuyền mắc cạn.
    - Hò dô ! Hò dô ! Nước ngang cổ.
    - Hò .. Một số lớn thuyền phải ngừng lại. Nước biển lạnh quá người ta run lẩy bẩy, phải leo lên thuyền. Thuyền lại hằn vào trên cát.
    Tiếng loa vang trong ánh lửa đuốc trên bãi.
    - Này ! Dân di tản. Trốn ra ngoài đó làm trò gì vậy ?
    - Này ! Ở đâu ở đó ! Kiểm tra !
    Đám di tản động đậy :
    - Chết mẹ, tụi nó xía vào kìa ! Thế là một số thuyền nhỏ xả máy chạy thử, rồi chạy càn.
    Tằng ! Tằng ! Tằng Tằng ! Súng chỉ thiên vang rền trong ánh đuốc trên bãi âm vút trên mặt biển xa tắp . Loa lại vang :
    - Tắt máy tàu ! Coi chừng bắn bỏ !
    Tiếng máy tàu lại càng nổ gắt.
    Chiếc thuyền Thái và tôi đi cũng nổ máy, tiếng đàn bà và trẻ con khóc vang rền. Dưới ánh đèn tù mù trong khoang bốn cha con ông tài già cởi trần loay hoay với dàn máy tàu. Ông già thì lắc đầu ?" Trời ơi, nói mấy cũng không nghe. Xúm nhau làm ầm ĩ, tụi nó bắt thuyền lại , mất đi, mất thuyền, ở tù.
    Trên sàn thuyền, giữa đám di tản mặt mày tái mét lơ láo, mấy anh lính sư đoàn di tản ngồi buồn xo.
    Chiếc thuyền rú máy, rú ầm lên, khói trắng bốc nghi ngút ở đầu khoang; chân vịt quậy nước lẫn cát bắn cao, gió tạt vào thuyền văng đầy đầu cổ mọi người; nhưng chiếc thuyền không nhúc nhích. Máy tàu mệt mỏi ngưng rú. Cha con ông tài thở hồng hộc, mồ hôi nhễ nhại. Rồi máy thuyền lại rú lên dữ dội, rú nữa dữ dội hợn, khói trắng bốc mù mịt. Không còn thấy gì cả trong khoang thuyền, nước cát bắn vãi như mưa tối tăm mặt mày hành khách. Chiếc thuyền giựt giựt liên hồi, giựt mạnh và trợt tới rị rị .. rồi đột dưng lướt ngược trên nước, trườn dài vùn vụt.
    SSỰ Ự Ự TTT ! Cả chiếc thuyền cắm sựt cái lườn vào cát. Máy tàu vừa chợt bớt rú khi thuyền vừa chạy được, khói vừa bớt cuộn, nước , cát vãi bắn bổng, thành cột tỏa ra rớt xuống như bị dội bom, máy thuyền thét rú thê thảm .. Rồi máy tắt đột ngột, im re; nước cát rơi nghe rát trên thân người ròi dứt, khói khoang thuyền tỏa rộng lờ đờ. Dưới ánh sáng đục vì khói, bóng dáng ông cụ tài công ngã ngửa thở hổn hển, 3 đứa con lực lưỡng chống rũ tay, tất cả ướt như tắm và ngạt muốn tắt thở.
    Máy, thuyền đã dùng chân vịt xoát cát trên nông lấy đà phóng tới, vượt chỗ cạn qua vũng nước sâu, lướt được một đoạn lại cấm vào nông cát khác.
    Chưa lần nào chiếc thuyền gian khổ đến như vậy, nó như con voi dùng toàn sức của hai bộ máy hơi nước khỏe mạnh : nhưng cứ như con châu chấu khổng lồ chụm chân nên lực, nhảy chồm từng đoạn, từng đoạn.
    Nghe có tiếng máy của canô, ghe đuôi tôm nổ dòn trên bãi từ phía bờ, bọn Bình Tuy đã bắt đầu săn đuổi. Có thứ không nghe tiếng động, bọn vằn bông cũng nương bóng tối lội ra. Gần 20 chiếc thuyền sắp trở thành nạn nhân của hai bọn này.
    Trong tư thế sắp sửa chồm vượt của chiếc thuyền máy còn đang rú dữ dội , một chiếc canô đã ghé vào cặp mạn thuyền. 6 thằng đồ xanh bốn túi nhảy đồng loạt qua thuyền chĩa súng máy vào hành khách. Vì trong cơn cát nước vãi tứ tung và tiếng gầm của nước máy thuyền, hành khách không nghe thấy tiếng canô và bọn chúng. Đến khi nghe tiếng hô lớn ?" Ngồi im ! ?" thì đã muộn.
    - Tắt máy !
    Máy tàu cũng tắt theo lời ra lệnh. Bốn anh lính sư đoàn quân di tản bị bắt buộc giao súng. Bọn Bình Tuy hét :
    - Tất cả tầu thoát à! Tại sao ?
    - Không tẩu thoát, chúng tôi ra đi ! Có giấy phép. Một anh lính sư đoàn quát lại.
    - Giấy bị hủy, vì các người không chịu yên lặng mà còn gây náo loạn nơi đây.
    - Hừ ! Không thể thế được ! Chúng tôi không nổ súng.
    - Nhưng các anh làm naó động cả bãi biển.
    - Chúng tôi không phạm luật. Vẫn đi ! Anh lính tay đôi lại, đám đông trên ghe cũng làm rầm theo :
    - Vẫn đi, thuyền chúng tôi mua rồi, phép được ra khơi rồi, không thể cản chúng tôi được, không có quyền !
    Một thằng bốn túi để râu cá chép ngần ngừ, nó thấy dùng lý không xong vì chính chúng nó đã ký giấy cho đi, nó quay ra võ lực, hất đầu về phía đám đàn em. Tức thì cod tiếng lên cò súng, một số đạn đã lên nòng bị văng ra ngoài rớt trên sàn gỗ lộp cộp khô khan. Đám hành khách hoảng hồn làm thinh, ông cụ ngoại em bé gái từ từ đứng dậy bước lên mấy bước đến gần mũi súng bọn bốn túi.
    - Định giết người à ? Chúng bây dám bắn hết đây không, thử coi. Lựu đạn đã rút chốt , tao mà té xuống tụi bây cũng tan xác.
    Sáu thằng bốn túi phản xạ cùng bước lui một bước, nhưng súng vẫn chĩa.
    - Tụi bây định bắt vô bờ hết à ? Hãy chờ nước lên, chứ chúng tao không lội được.
    Thằng râu cá chép đảo tròng mắt, hắn cười rồi hét bảo mấy thằng bốn túi.
    - Bắt cha con thằng già tài công, nhốt khám !
    - Cái gì vậy ? Ông già chặn lại ?" Quyền gì ? Chúng tôi mướn rồi, đã trả tiền hẳn hoi.
    - Được, được thôi ông già gân. Có quyền chớ ! Nó đã phạm luật giao thông trên nước đã sử dụng thuyền không đúng quy cách và quy định, chúng tôi ra lịnh cho tước bằng lái. Hắn cười. Cái râu cá chép vảnh lên ?" Mất bằng thì mời luôn cha con nó vào được không ? Cái râu chép lại vảnh cao lên ?" Thôi nhé, còn tiền mướn thằng tài công, sẵn xin mời ông già vào trong tôi trả lại.
    Nó quay sang đám bộ hạ, hất hàm :
    - Làm đi , bốn cha con thằng già kia và thằng già này !
    - Cha ! Cha, đừng đi, nó giết đó. Người mẹ của cô bé gái, con gái của ông cụ, chạy nhào ra ôm lấy tay cha trì kéo.
    Trong lúc ba thằng bốn túi đi đến khoang thuyền tìm cha con ông già tài công, thì ở đây một thằng chĩa súng vào ngực ông cụ, một thằng chĩa vào đám hành khách. Còn thằng xếp râu cá chép run lên trong tiếng cười ha hả, nói cợt nhả với con gái ông cụ, ăn mặc loại vải mỏng theo kiểu bó chẽn lộ hình :
    - Không giết đâu, còn kêu ổng bằng cha nữa, chịu không ? Giọng trở nên đều giả hơn, nó nhìn thân hình người đàn bà chăm chú : Cô em vô theo luôn chứ, ở ngoài này lạnh lắm.
    Thằng râu rậm chồng của người đàn bà đứng tựa tay vào nóc khoang thuyền, râu cũng run vì tức giận.
    - Cô em, vô nghỉ lại một đêm, sáng mai đi. Nó hất hàm lần lượt cho cả đám đàn em.
    Ba thằng bốn túi chĩa súng xuống mặt bốn cha con ông tài công đang đứng dưới hầm máy nhìn lên, chúng thét :
    - Lên ! Lên ngay ! Mọt ! .. Hai ! ..
    Thằng bốn tùi chĩa súng vào ngực ông cụ, thúc tới :
    - Đi. Sang canô ! Một ! .. hai ! ..
    Thằng chĩa súng vào đám hành khách quát :
    - Rục rịch tao ria !
    Thằng râu cá chép, rút súng lục lên đạn, chĩa vào người đàn bà, mặt sầm xuống nhưng mắt lại lẳng lơ :
    - Cô em, theo qua ngay đi !
    Pằng ! Có tiếng súng nổ bên canô và tiếng thét tiếp theo liền :
    - Cướp ! Thuỷ quân lục chiến cướp canô ..
    Pằng Pằng !! Hai tiếng súng nữa nổ liền bên canô và máy canô rú lên.
    Sáu thằng bốn tuí bên thuyền thất sắc, thằng kềm hành khách quay súng về phía canô rung nòng khẩu trung liên :
    Tạch Tạch Tạch Tạch !!!
    Và trong mấy giây thật nhanh xảy ra ở bên thuyền di tản :
    Pằng ! Pằng ! Pằng ! Pằng ?" Cạch ! Bốp !
    Ba tiếng súng ngắn của thằng râu rậm nổ ngay bên khoang, bắn nhanh như chớp vào 3 thằng bốn túi khi một gáo nước sôi tự dưng dưới khoang thuyền hất tạt vào mặt chúng. Một phát súng ngắn nữa của thằng hồi trên bãi đã đánh cá trời mưa bắn vào giữa ngực tên bốn túi uy hiếp ông cụ. Hai cây M16 của hai anh lính chộp lại đánh vào ót thằng râu cá chép và bốn thằng bốn túi quay về bên canô. Thằng này bị đánh trúng vai chưa ăn thua, nó chỉ liểng xiểng rồi lấy lại thăng bằng quay lại định nã súng vào đám người di tản, nhưng ..
    Pằng ! Nó bị dội dựng giữa ngực, té ngửa xuống nước. Phát súng sau cùng của Thái. Bên canô tiếng máy tắt ngấm và thân canô đang chập chềnh bên nước.
  10. TraitimdungcamHP

    TraitimdungcamHP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Thằng râu rậm chạy thật nhanh đến bên thằng râu cá chép, nắm chân nó kéo về mạn thuyền. Trước khi đẩy xác thằng này xuống biển, nó còn dập báng súng ngắn vào giữa bộ râu cá chép, máu miệng phun ra. Trả thù xong, nó đứng lên , thét to :
    - Qua bớt canô cho thuyền nhẹ, qua bốn chục người nhanh lên, tôi lái canô. Nó cười sằng sặc ?" Đại úy hải quân lái canô nhà nghề đây. Ha ha ha ..Rồi : Ùm ! Nó nhảy xuống nước.
    Hai phút sau, tiếng máy canô nổ chen với tiếng máy thuyền. Người được sang bớt, thuyền nhẹ đi nên lướt mau chồm chồm và chiếc canô chạy quanh nó như hối thúc.
    - Tới cửa cầu đá rồi, qua mau mau mau !! Mọi người hét dựng
    Chiếc canô lao nhanh qua trước.
    Chiếc thuyền vụt theo. Nhưng :
    SỰ Ự Ự TTT ! Thuyền nhảy dựng nằm chơ vơ trên cạn.
    - Lui , lui lấy đà !
    Thuyền giật lui, rồi lao tới.
    SỰ Ự Ự TTT ! Cát nước vãi bồng, thốc lên.
    Trong bóng đêm, chiếc canô quay lại rọi đèn, chạy loanh quanh. Thuyền và canô như hai mẹ con chó sói, chó mẹ bị thương chạy không nổi, con quýnh quáng loăng quăng kế bên nhưng không biết làm gì.
    Pằng Pằng Pằng Pằng !!
    Đạn trên cầu đá bắn vãi xuống.
    - Chết cha, bị chận đánh !
    Pằng Pằng Pằng Pằng !!! Súng vẫn bắn từ cầu đá.
    - Canô tắt đèn pha ! Tiếng thét xé cổ họng rồi lầm rầm : *** mẹ, ngu thấy mẹ rọi đèn cho nó bắn chờ.
    Canô không tắt đèn mà rọi về phía cầu đá. Ánh sáng quét loáng quóang, quét trúng một đám vằn sóng biển gần một chục tên đang đứng sổng người nã đạn.
    Tằng Tằng Tằng Tằng !! Trung liên trên thuyền quét liền.
    Khục Khục Khục Khục !! Đại liên canô quét bồi vào. Bốn năm thằng vằn quỵ Tất cả bọn còn lại nằm bẹp xuống cầu đá.
    Canô vẫn rọi đèn. Súng vẫn bắn.
    Chiếc thuyền lại SỰ Ụ Ự TTT ! SỰ Ự TT!! Trên nông, cát nước vung vãi, máy nổ ầm ầm.
    Khục Khục Khục Khục !!! Đại liên nổ như ngây dại, thêm hai thằng vằn văng tưng.
    SỰ Ự Ự TTT SỰ Ự TTT SỰ Ự TT !! thuyền dùng hết sức điên cuồng vượt qua.
    Cố hết sức :
    - A A A Qua rồi !! Tiếng hét chiến thắng ,thuyền lao qua, hãm vào mặt nước, trồi lên, lướt tới tức tốc. Chiếc canô quay lại chạy theo thoát qua cửa cầu đá, tắt đền.
    Đột dưng cả chiếc thuyền và chiếc canô sáng trưng lên.
    Một chiếc canô thứ hai đuổi theo bén gót, chưa tới cửa cầu đá , đại liên của nó đã nổ liên hồi, gấp rút vào chiếc canô di tản. Có mấy người trên đó ngã lăn ra.
    - Canô trúng đạn lủng lỗ ! Một người trên chiếc canô chạy trước hét lên. Chiếc canô này bị nước tràn vô thật nhanh nhưng vẫn cố lướt tới, mấy người chồm lên vẫy vẫy cầu cứu thuyền.
    OÀNH ! Lựu đạn ở cầu đá quăng xuống canô chạy sau.
    Ở chiếc canô di tản nhìn lại chiếc canô bọn hiếu chiến Bình Tuy, thấy nó vừa chạy đến cửa kiểm soát bị lựu đạn đột nhiên quay tua bẻ vòng đâm sầm vào cầu đá; đèn pha quét loang loáng, đại liên chổng ngược, những đốm đỏ vạch lằn đạn bay lên tua tủa. Trên cầu đá, bọn vằn cũng nhả đạn xuống như mưa. Trong hỗn loạn, chiếc canô ghim mũi thẳng đà vào đá của cầu.
    À À À MMM ! BÙ Ù Ù NG W Ừ Ừ Ừ MM !! Nổ tóe bùng lửa đỏ rực.
    Tụi vằn bắt trượt thuyền và canô chạy trước, quay ra bắt chiếc canô chạy sau mà gây ra cớ sự. Chúng cần cái để thoát về Sài Gòn, bất cần ai cả.
    Cuộc hỗn chiến thế tam giác đã tan, bàn thắng ghi cho đám dân di tản. Bọn vằn còn vài đứa chống súng nhìn theo tiếc rẻ trong khi bọn Bình Tuy đang chìm vào nước chua cay. Nhưng .. loạn chiến vẫn còn đang tiếp diễn giữa ba phe trong vịnh đầu tàu với những chiếc thuyền chưa thoát ra được khỏi cầu đá. Tiếng âm vang và ánh lửa chớp lòe như ở đó đang có ngày hội lớn, đốt pháo bông !
    Chỉ có dân Bình Tuy đứng xem trong bờ là yên ổn, lúc đó ; chứ lúc sau, chắc họ bị bọn xã tề , vằn vện trút giận lên đầu. Nghĩa là Bình Tuy cũng chỉ yên tĩnh lúc đầu và sau đó phải chịu cảnh tang thương như các tỉnh khác. Và đúng như vậy, nơi nào có lệnh chỉ huy của con quỉ chúa ở Phủ Đầu Rồng thì nơi đó chắc chắn sẽ trở thành địa ngục trần gian.

Chia sẻ trang này