1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

30/4 : Chuyện những người tháo chạy

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi TraitimdungcamHP, 25/10/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. TraitimdungcamHP

    TraitimdungcamHP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    VẪN CHÌM ĐI TẤT CẢ
    Thái và tôi ngồi ở sau thuyền, thằng râu rậm ngồi đối diện gần đó, canô sắp chìm thì đuổi kịp thuyền nên nó và nhiều người khác được cứu sống. Tôi ngồi ngắm nghía thằng râu rậm một lát, rồi khều Thái nói nhỏ :
    - Cái thằng đó, đại úy chiến đấu. Trước măth mọi người nó xưng danh rồi cố chiến đấu cho xứng với chức vụ. Đời có những thằng như thế. Ra vẻ ta đây anh hùng « xả thân vì nước »
    Nhưng hiện nay trên thuyền là những con người đau khổ và buồn bực không ai vỗ tay khen thằng đại úy , đến một câu khích lệ cũng không có, làm nó tức bực chửi đổng :
    - *** mẹ tiên sư đời ! Cháy nhà mới ra mặt chuột. Ở đây toàn là kẻ nằm không chực chờ hưởng ké. Đ.m, thứ này phải đem vụt xuống biển cho cá ăn. Như tao đây nè, đại úy ra đại úy, trong này có thằng sĩ quan nào như tao không ? Đ.m, hết ráo tụi bây, chờ tao ỉa ra cho ăn hả ?
    Nói xóc quá thì có phản kháng, một giọng nào đó mắng lại :
    - Cái thằng bị chí leo nên đầu nó cắn nên khùng đó bà con !
    - Thằng nào đó ! Đ.m lộ mặt ra coi !
    - Mầy ló lại đây mà coi con chí đậu trên đầu mầy đây.
    Trong ánh sáng lờ mờ của đèn phòng máy hắt ra trên khoang, thằng đại úy lò dò đi tìm con « chí ».
    - Đây này ! Bộp ! Một anh vạm vỡ đánh vào giữa mặt thằng râu rậm, nó yếu thế té ngửa. Anh vạm vỡ đó là con ông tài công, bây giờ thuyền chạy đều nên anh lên sàn thuyền nằm nghỉ nghe thằng đại úy chửi đổng , anh đã nổi nóng. Thằng này vừa nạt nộ cha nah, làm cho nỗi hận thù cũ xưa của anh sống lại. Anh ngán gối lên cổ, và nắm tay rắn chắc chực vung vào hàm râu của thằng đại úy, anh thét :
    - Tao nhịn đã mấy năm ! Tao biết thân tao là cá nằm trên thớt nên chịu nhịn mày, không dám động tới mày vì quan quân của mày khinh mày, vì quân cảnh chực bắt tao. Mầy không nhớ tao chớ tao nhớ mầy ! Mầy ngủ với vợ lính nhiều quá , đánh lính nhiều quá, mày đâu có nhớ nổi.
    Bốp ! Bốp ! Anh vạm vỡ đấm hai cái khi thằng này cựa quậy.
    Theo lời hài tội của anh con ông tài công, người ta được biết câu chuyện : Anh ta là lính hải quân làm dưới quyền thằng râu rậm. Trước kia nó là trung úy trong bộ tư lệnh đóng ở bến Bạch Đằng. Ngày anh lấy vợ có mời nó đến dự vì nó là xếp anh. Cuộc đời lính biển, anh vắng nhà luôn nên gởi vợ bên nhà cha mẹ vợ ở xóm Bàn Cờ ( Sài Gòn). Thằng trung úy làm bộ đến thăm lom và sau đó làm như thân tình mời vợ anh đi ăn uống chỗ nọ chỗ kia ; ban đầu đi đông người và thỉnh thoảng cũng có anh. Bữa đó nhân sinh nhật của vợ mà anh thì đang ở ngoài biển, hắn mời toàn thể bạn bè của cô nàng ăn tửu đình nhậu nhẹt say sưa và cho gip đưa một nhóm về tận nhà. Cô vợ anh và vài bạn gái được đưa về sau hết, nhưng lại đưa về phòng ngủ.
    Từ đó, anh hải quân không có dịp về nhà vợ và vô cớ bị tù. Anh thoát về ở với cha, chạy thuyền mà nộp thuế thân cho địa phương. Anh cũng thấy thằng đại úy ghé Bình Tuy chở hàng lậu mấy lần, nhưng phải nuốt hận chịu nhịn. Lần này chắc thằng đại úy bị kẹt cảng nào đó, di tản về đây mà oan gia gặp nhau.
    Hài tội xong thì bộ râu rậm nhổm lên cao trên bộ mặt sưng vù. Anh lính ngày xưa trói nó lại giữa sàn tàu và hăm dọa :
    - Báo cho mầy biết, bây giờ thì chuyện tách bạch, luật pháp của tụi bây sắp tiêu rồi, chờ xong vụ này tao làm thịt mầy trả hận.
    Tội nghiệp đứa con của hắn, cô bé gái đâu hiểu gì, vẫn một lòng thương cha :
    - Cởi trói ba tôi, cởi trói ba tôi ! Cô bé nhào lăn lóc và khóc thét.
    Lúc thằng râu rậm bị xử, người ta nhìn xem hả dạ ; bây giờ thì ân oán không cần dây dưa, họ thù đám vằn vện trong cuộc di tản, họ trả được ngay vào chính chúng ; nên họ để mặc nhiên cho cái thù lâu năm được trả luôn trong dịp may hiếm có này, lúc mà luật pháp binh vực chúng nó đã mặc nhiên bị họ hủy bỏ. Nhưng tình phụ tử làm con người xúc động. Hành tội người cha trước mặt đứa con là thái quá ! Nhiều người lên tiếng «
    - Tha cho hắn . Cởi trói cho hắn rồi bắt hắn ngồi im không được chửi rủa mọi người. Nhờ anh lính sư đoàn canh chừng hắn.
    Thằng râu rậm được cởi trói ngồi đó, nhưng vẫn gầm gầm. Một lúc sau, nhịn không được nó không dám chửi thiên hạ, mà quay ra tự rủa mình. Chửi mình nhưng cũng để chửi người khác :
    - Đ.m tức quá, tụi tao đói, tại thằng cha tao, tại con vợ tao, thì tao đâu có thua !
    - Im ! Anh lính sừng sộ.
    - Ba ơi ! ba đừng nói gì hết. Họ bắn ba đổ ruột đó ! Đứa con gái của nó lại năn nỉ. Tội nghiệp cô bé gái, dạy bảo che chở cho cha mình.
    - Mình im đi có được không ? Người vợ cũng bảo vệ chồng.
    - Đồ đĩ ! Nhưng thằng ngang ngược lại trút giận lên đầu người đàn bà..
    Trên thuyền, ánh sáng lờ nhờ. Biển thì đen kịt, trên trời không một ánh sao. Đám di tản ngồi chùm nhụm giống như ngồi trên gỗ nhà sàn; chỉ khác cái sàn nhà ở đây bị nhồi lên xuống. Người ta ngồi bềnh bồng để nghe chuyện chửi rủa cho vui, khỏi nôn nao nhớ tới Vũng Tàu vô ích. Mụ vợ thằng râu rậm diêm dúa dơ dáy ruả mỉa mai õng ẹo :
    - Mình đừng sỉ vả em đĩ cái tội nghiệp. Con vợ già của anh, anh có sỉ nhục đĩ rạc không. Mụ già thì ở không mà hưởng, còn em phải đem cái thân ?obé? này làm ra tiền cho anh, cho mụ ta.
    Trước đây, mụ là cô gái quê ở Vĩnh Điện (Quảng Nam), mê đời phù phiếm ra tỉnh ở, chuyển từ tay tên lính lên tên thiếu úy. Đẹp sẵn, lại tô điểm thêm bằng mấy cái độn ?ophồn vinh giả tạo?, cô gái quê thành bà đài các, tướng tá mê tơi cái dâm hỗn loạn xác của cô nàng, đã đôn tên thiếu úy lên đại úy. Thằng này không bỏ được mụ, sợ đói; họ giữ nhau bằng đứa con gái. Lần này nghe động, thằng đại úy dông thuyền ra rước ?otúi tiền?. Dọc đường về, bị các ?ochiến hữu? cướp hết tiền mặt, nó định mang ?otấm thân ngà ngọc? này về Sài Gòn kiếm vốn trở lại, dù tranh giàu không được như ở tỉnh lẻ thì cũng kiếm chác để qua ngày. Nhưng mới chục ngày phải chịu vất vả khổ sở, cái cặn đã lòi ra.
    Tôi nhìn sâu vào ánh sáng mờ ảo, nhiều gương mặt và thân hình con người mập mờ như cái xã hội đang lênh đênh trên nước. Tôi thấy họ đã bềnh bồng trong sự sống kiểu Mỹ, chắc còn nhiều cái mập mờ thối tha bên trong chưa được phơi ra. Ví dụ như tôi, còn khôn ngoan giấu kỹ. Tự dưng tôi cần thấy phaỉ phơi bày cái thối Mỹ ở trong con người mình, chứ không phải ở nơi mà sự mập mờ còn bao trùm; phải ở chỗ nào trong sáng kia.
    Một con thuyền xa bờ với nhiều tội lỗi chất chứa bên trong, khi nào mới đến bến để con thuyền được cởi rửa sạch sẽ; còn như con thuyền không chịu vào bờ, còn muốn lênh đênh trôi dạt để tự do ấp ủ cái thối Mỹ thì thà nhận chìm quách nó xuống đại dương, cho muối mặn ướp nó đỡ tanh, đỡ ươn thối sang người khác.
    Điều tôi nghĩ, nó tới ! Tới một cách khủng khiếp !
    Nhận chìm con thuyền mới đầu là mấy hạt nước nặng và thưa, kêu lộp bộp sàn thuyền cùng với gió thét động cả không gian.
    - Mưa!
    - Trời dày !
    - Biển động !
    Nước biển bị cơn gió hốt bỗng bay tủa thành bức màu hàng vạn hạt nước lẫn mấy giọt mưa lẻ tẻ. Một cơn gió khác thổi trút xuống trước mũi thuyền, hốt cả khổi nước khổng lồ tung lên tiếp theo, làm mặt nước lõm sâu và con thuyền chúi vào đó chổng hông đuôi lái lên không. Tiếng rú như bị chọc tiết của ai đó văng liền xuống biển và của ai đó gào kêu thương tiếc con người, mắng mỏ biển khơi. Một cơn gió tiếp theo lòn dưới đuôi thuyền đào một khối nước to rộng, làm con thuyền như bị trụt lui rơi vào đá, dở bổng mũi thuyền chĩa xéo lên mây. Tiếng rú như bị chọc tiết lại thét lên thảm thê, ít nhiều người gì đó lại lăn tòm xuống biển. Gió laị đảo từ trái sang phải làm con thuyền nghiêng ngả úp mạn thuyền hai bên lên mặt nước. Con thuyền dập dồi dữ tợn, con người thì ngược lại .. lăn tròn .. Trồng chuối .. Bật người dựng lên .. lật sấp .. té ngửa .. rơi .. rơi .. rơi xuống biển. Động tác như chậm, thật chậm theo từng lượn, từng con sóng đều đều nhưng chắc nịch không cưỡng lại được. Trong các tư thế đó, hơn 200 con người trong thuyền lặng thinh, mím môi, lấy sức chịu đựng.
    Tôi ôm cứng khoanh tròn khôi gỗ trục lái, hai chân buông thõng quăng lên dập xuống rầm rầm. Không thấy Thái đâu cả. Một thân hình nào đó lăn tròn .. tròn .. tròn từng vòng, nảy cao lên rồi rơi xuống, rồi đột dưng lăn tròn thật nhanh về phía tôi, vấp vào thân hình tôi, tưng lên rớt qua tôi, tuột tuốt nằm dán sát vào be thuyền cao hơn sàn bốn tấc. Tôi nhận ra là em bé gái con thằng râu rậm. Lập tức tôi lấy sức, một tay và thân hình ôm cứng trụ lái, một tay vươn ra tóm lấy em; nhưng ngay lúc đó, đuôi thuyền thụp xuống thật sâu khoảng bốn thước. Em bé dán sát dọc be thuyền, từ từ trượt toàn bộ thân hình nằm ngang theo cùng chiều thẳng; chân đầu thành hàng ngang trước mặt tôi; một tấc, một tấc rưỡi, hai . ba .. bốn tấc thật chậm, rồi văng bắn ra bóng đêm không gian của biển, không nghe tiếng rơi, có lẽ em văng ra , quá hàng chục thước. Cánh tay vươn ra của tôi trong lúc ấy không đưa tới được mà bị đưa cao lên cùng với hai chân rồi đánh rầm lên sàn thuyền và đột dưng có ai đó bấu chặt tay tôi, tôi cố nhìn nhưng không biết mặt.
    Hai con người nằm bẹp trên sàn cách đó không xa, tay chân quơ loạn bấu víu vào nhau. Người đàn ông là thằng râu rậm lồm cồm đứng lên lại bị người đàn bà là mụ vợ quấy vào chân làm nó té sấp xuống rồi lật ngửa ra; mụ vợ muốn lồm cồm ngồi lên lại bị thằng chồng tóm áo lôi vật lại. Hai đứa quần nhau muốn nát bươm. Nếu không là chiếc sàn đang bị sóng nhồi tôi cho đây là cuộc đấu vật giữa cặp oan gia đó. Chúng chửi nhau rồi đến đánh nhau. Nhưng không : ở đây thật ra chúng đang bấu víu nhau để giữ lấy sự sống còn. Và đẹp hơn là do có sự bấu víu này mà những người lăn tròn qua đó được vứt đi, nhưng vẫn còn xài được vì đã cứu được nhiều sự sống. Mà thật, không có gì phải bị vứt đi cả.
    Mưa đổ nước vào biển ào ào làm gió giảm đi. Thuyền vừa bớt nhồi thì nước lại tràn lan, con người ngồi trên nước, dội nước. Trong bóng đêm, màn mưa như tầng trắng dã, rồi đục ngầu. Bóng tối đen trên biển, cố nhìn còn thấy mờ mờ; nước trắng trong mưa đục, trong chẳng còn được. Tiếng Thái gọi lên, tiếng tôi đáp lại và hai người gặp nhau ở bánh lái thuyền. Thái bị văng vướng đâu đó, bây giờ gặp lại tôi. Chúng tôi mừng ôm nhau.
    Chưa kịp lo sợ cho chuyện nước chảy tràn vào hầm tàu thì mưa đột ngột tạnh. Người ta vừa mừng rỡ, liền quay ra than khóc. Tới lúc này, người ta mới kịp kiểm điểm lại, thấy mất người thân, kêu gào kể lể.
  2. vuvkhuong

    vuvkhuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2005
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    sao pac type cham qua vay , nhanh nhanh nen cho tuÃi tui nho voi !
  3. TraitimdungcamHP

    TraitimdungcamHP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    - Nước vào thuyền bà con ơi ! Tiếng ông tài công thét lên làm mọi người nín khóc lắng nghe, nhưng chưa kịp nhận ra nguy hiểm.
    - Đáy thuyền bể ! Nước tràn ! Ông già rú lên, cả thuyền giật mình theo.
    Tiếng xì xì của nước sôi khi nó đang dâng lên chạm máy tàu.
    - Tát nước bà con ơi ! Ông già hét lên.
    Một số trên sàn chạy rần rần đến khoang. Trong khoang, nước lên đã hơn bốn tấc. Bốn cha con ông tài công, chân ngâm trong nước ngang ống quyển. Quýnh quáng, quýnh quáng gàu gáo, thùng mủng nón bị được người ta kéo ào ào tới.
    - Tránh ra, bu vào làm gì, bu vào để chết hả ? Người ta thét lên.
    - Đàn bà tránh ra ! ?" Đàn bà khóc rú lên.
    - Múc bà con, tát nhanh bà con !
    5, 6 người nhảy ngay xuống khoang. Trên sàn cả chục người đứng chực. Tất cả mím môi nín thở, múc, cào , ục, đưa lên, chuyền lên chuyển đi, đổ xuống biển.
    Thái và tôi đã ở dưới khoang, chúng tôi cố múc , cố đưa lên. Tôi ghi liền vào mắt mực nước nơi cái cần nhôm nào đó ở hông thuyền và theo dõi trong khi múc đưa lên, một cách liên tục bền bỉ. Nhìn qua Thái, tôi thấy anh cũng đang nhận cái thùng thiếc kéo nước đưa lên, rồi nhận cái thùng thiếc vào nước ..Vỏ máy bằng sắt gặp nước kêu xèo xèo, mấy dãy khói trắng xịt lên; một lúc nước phủ ngang gối tôi, nghe âm ấm. Mắt liên tục nhìn vào lần mức mực nước đã ghi, thấy có xuống nhiều. Nghĩ đến sự bền bỉ có hạn của con người trong cái việc đưa nước chạy vòng từ khoang thuyền ra biển để từ biển nó lại kéo vào khoang, tôi reo lên :
    - Hãy chuẩn bị toán người mạnh khỏe để thay phiên. Vừa múc đưa lên, tôi lại réo tiếp ?" Chuẩn bị bắt cặp thay phiên đi.
    Đoàn khác đã vào thay, múc cào đưa chuyển thật khỏe. Mực nước lại dựt xuống, dựt xuống đến ngang mắt cá chân. Ông già tài công mừng quá, hét tướng lên :
    - Ráng lên các con, con thuyền đang lướt mạnh tới ! Lòng ông tài già dễ thương, ai cứu con thuyền là cứu con ông.
    - Mưa ! Mưa nữa rồi ! Gió nữa rồi ! Tiếng hét trên sàn thuyền làm dưới khoang đứng ngẩn ngơ trong thoáng chốc.
    - Anh em ơi ! Hãy cố gắng tiếp tục ! Buông lơi là chết ! Tôi thét lên trong khi người nào đó, đứng kề bên tôi lại lầm bầm ?oCoi như chết. Thôi, chờ chết thôi?. Trên tay người này đang cầm cái gàu. Trên thuyền, toàn bộ 200 người kêu khóc dữ dội, người ta xúm quăng đi tất cả đồ đạc mang theo.
    - Thay phiên ! Tôi hét và nhảy xuống thay thể bên dưới.
    - Làm hăng lên anh em ! Thái la to phụ họa.
    - Ta thắng ! ?" Ông trời thua ! Còn nhiều người nhiệt tình quá nói to lên bên tai tôi. Lại tiếp tục múc cào, múc cào.
    Trời vẫn mưa, mưa thật đậm. Gió vẫn thổi, thổi thật đầm. Con thuyền dồi lên xuống, nghiêng qua lại, nước vô ra khoang thuyền đều đều.
    Mực nước trong khoang lúc này không thấy xuống, nó đứng yên và bắt đầu dâng lên từ từ. Tôi ngẫm nghĩ một bài toán rồi hỏi bác tài già :
    - Còn xa không bác ?
    - Hai giờ nữa mới đến Vũng Tàu. Ông già ẩn nhẫn trả lời.
    - Một giờ thôi bác ! Tôi chia đôi thời gian.
    - Không được ! Xả hết máy rồi. Ông già cố chịu đựng.
    - Ghé lại sau một giờ tối đa thôi. Tôi vừa mức nước đưa lên, vừa nói như năn nỉ.
    - Đá ngầm nhiều quá, chưa cúp thuyền vô được. Cúp ngoặc thì lật. Ông già đáp vừa đủ chữ cho câu. Ông để hết tâm trí vào việc chạy máy.
    - Lạ một cái là không ai còn nhớ đến nguyên nhân gây ra tình trạng khốn nạn này, không ai nghĩ đến bắt thằng râu rậm đã khởi xướng thúc giục ra đi gấp gáp để gặp cái chết bởi súng đạn ở vịnh Bình Tuy và cái chết chìm sắp đến ở đây cả. Chẳng còn ai để ý xem nó làm gì và đang làm gì ở đây. Nhất là ông cụ, cả cuộc đời lão luyện của ông phải gãy ngang bởi thằng râu rậm. Ông là một thợ máy kinh nghiệm bình tĩnh, nó là thằng sĩ quan hải quân phách lối, xốc nổi. Tài và đức của ông đã thắng nó bằng kết quả cuộc thua trận ở đây. Nó thua ông bằng bao nhiêu mạng người trên thuyền và ông thắng nó đổi bằng mấy mạng sống của cha con ông. Ông già nhìn vào lỗ kính tầm xa, đăm đăm soi mắt chăm chú vào màn mưa trắng đục; đột dưng ông la to và bẻ tít mấy chục vòng tay quanh bánh lái :
    - Có chiến hạm trước mặt !
    Tôi vừa được thay phiên nhảy lên sàn thuyền. Thái cũng nhảy lên theo. Sau tiếng thét của ông già, chúng tôi chực nhìn trong màn mưa, bóng chiến hạm hiện ra. Cái thành tàu rộng lớn như một bứa tường chắn ngang trước con thuyền bé nhỏ, chập chờn như ẩn như hiện với mấy đốm đen nhỏ xíu chớp tắt chớp tắt. Con thuyền được bẻ lách ngang song song với chiến hạm, như sát vào chạy ngược chiều với nhau.
    Mọi trái tim vừa được đập đều trở lại qua một cơn nhói như đứng tim.
    Anh con trai bác tài già, người lính hải quân, cay đắng cầm cây côn sắt dài chạy ra mạn thuyền, khoèo chân chắc vào cột neo, một tay nắm be nóc khoang, tay kia cố gắng gồng bắp thịt cuồn cuộn, lấy hết sức đẩy cây côn vào sườn chiến hạm, cốt gây tiếng động mạnh để chiến hạm nghe thấy. Nhưng cây côn huơ vaò không khí, đáp ngược lại vào be thuyền đánh bộp làm toát một mảng lớn. Anh ta chống cây côn, đứng thở hồng hộc. Chợt nhìn thấy thằng râu rậm mặt xám xịt đang tì người vào trước nóc thuyền; miệng cắn chặt nhưng môi nhếch lên nhe răng trắng nhởn trông quá khiếp. Có lẽ lúc đó, những cảnh tượng hỗn loạn dồn dập làm cho thằng sĩ quan hải quân có nét mặt ngây dại ấy, nhưng cái mặt không hồn sắc này lại khiến anh con trai ông tài công thấy ra là bộ mặt ngạo mạn khinh đời. Hình ảnh người vợ trong tay thằng cừu địch bỗng lóe lên trước mắt; anh lính hải quân đứng dang hai chân, hai tay nắm chặt một đầu côn nhấc cao lên trong khi tên sĩ quan thì vẫn trợn tròng mắt tho ló đứng nhìn anh; đúng là thần hồn nó đã đi xa. Thế rồi cây côn tiếp tục được nhấc cao, bổng hẳn lên, quay nửa vòng, quất tạt ngang vào giữa thân hình tên râu rậm làm thằng này như gãy cụp, văng bắn về phía chiến hạm. Cây côn còn đà quay thêm và văng đi cũng về phía chiến hạm. Tôi nhìn thấy và chuẩn bị đón tiếng rầm đánh thức con tàu sắt. Nhưng không hiểu sao, hai bàn tay anh lính hải quân không chịu buông thanh côn mà vẫn nắm chắc lấy, khiến sức bay của thanh sắt nặng lôi vụt thân hình anh ta theo rơi tỏm xuống biển; lần thứ hai, cây côn vẫn không đập được vào thành chiến hạm. Chiến hạm với con thuyền vừa lướt qua hết trong tiếng la dậy trời của những người trước cơn chết đuối sắp đến. Chiến hạm cao quá không thể thấy con thuyền bé nhỏ khuất lấp trong màn mưa trắng vào giữa đêm đen mênh mông.
    Liền khi ấy, với hình ảnh giết nhau khủng loạn của hai người hải quân, một tiếng thét mà nghe như tiếng sét đánh ngang tai mọi người :
    - Quăng bớt người xuống biển !
    Một phút yên lặng. Hàng mấy trăm con mắt trợn trừng.
  4. TraitimdungcamHP

    TraitimdungcamHP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Tất cả nghe rõ câu thét đanh ác đáng nguyền rủa ấy. Mà không phải chỉ có tên đao phủ nào đó, ngang nhiên đòi dứt mạng sống của con người; hầu như mọi người ai cũng vậy , như âm vang câu nói ấy trong đầu ngay mấy giây trước khi cái miệng tay sai thần chết ấy phát ra.
    - Quăng bớt người xuống biển ! Thằng đao phủ đầu tiên hét !
    - Quăng bớt xuống biển ! Một đám tay sai thần chết hét theo.
    - Quăng biển ! Quăng biển ! Quăng biển !! Toàn bộ con thuyền thống khổ rống lên.
    Cụ già, mới khi nãy nói với con gái ?oSự lầm đường lạc lối khó cứu gỡ đó con? thì bây giờ lại lẩm bẩm ?o Quăng biển .. quăng biển? và chạy xô tới đám người đang hỗn loạn. Rồi cụ bị quăng xuống biển ngay lúc ấy. Đứng kế bên cụ già, tôi bị dòng điện điên loạn kích động, bỗng muốn cất nhắc chân tay; muốn bốc thằng vừa quăng ông già mà quăng nó xuống biển ngay, lấy độc trị độc, nhưng Thái nắm tay tôi, kềm lại ngay. Có lẽ Thái đã khô cằn bộ óc, luồng điện không chuyền qua được mà còn đứng như trời trồng được đó sao ?
    Hai thằng đánh cá nắng mưa chồm chạy như ma loạn, đã nhiều năm sợ hãi nên hai tên đàn ông lực lưỡng thế mà phải sợ hãi đến cuồng chân, vấp té, chồm lên, chạy chạy. Chúng loi choi, làm kích thích sự săn đuổi; để sau cùng, lối thoát của chúng là biển cả, chúng không ghê rợn vùng nước bao la đen đặc trong đêm trước mặt bằng đám người trở thành man dại sau lưng. Lạ thật, sức mạnh hợp quần mau lẹ không đâu bằng ! Chị đàn bà áo mỏng bó chẽn thoát ngủ với thằng râu cá chép ở vịnh đậu thuyền, đang ôm cứng cây cột chống lại, bị một người con gái ẻo lả níu kéo phía sau. Chị đẫy đà mà sợ người con gái bằng nửa thân mình ?! Và đám đông kéo tới, kỳ như vô lý, ập vào níu kéo người đàn bà. Khi đám người nhấc bổng thả tỏm chị đàn bà về với biển cùng chông con, thì họ quay nhìn nhau gườm gườm. Cô gái ẻo lả yếu bóng vía toan chạy thì cô là mục tiêu quăng biển lúc này .. trong lúc con thuyền khẳm nặng đầy nước trong khoang.
    Ông tài già ướt mem, xộp xuống ốm tong teo dang tay trước cửa khoang la khản cổ :
    - Tát ..nước ! ..
    Ông còn nghĩ con thuyền được cứu vớt thì nó sẽ cứu vớt được mọi người. Nhưng chỉ một số khựng lại nhìn ông, số đông vẫn còn đang loạn cuồng đuổi bắt xô đẩy. Hai người xô đẩy nhau gần đó, bang vào người ông tài công, cả ba rớt vào trong khoang bắn tung nước. Tự dưng, cơn loạn cuồng dịu lại; bọt nước trong khoang nổ cuộn khiến người ta đã nhìn ra cái đúng đắn cần phải hành động. Là tát nước, là trở lại từ đầu như khi nãy để cứu nguy con thuyền. Họ thoáng chợt hối hận vì sự điên cuồng , dáng người họ rũ xuống. Nhưng đã trễ. Một số mấy miếng ván đáy thuyền đã nứt khi nãy, không chịu nổi nữa bật tung, nước từ dưới đáy thuyền trào lên cuồn cuộn, phút chốc tràn ngập cả khoang thuyền.
    Thái nắm chặt tay tôi. Cả hai nhìn sững vào chiến hạm đang khuất mất vào màn mưa, rồi quay nhìn sửng vào con thuyền. Sàn thuyền hạ dần xuống, mũi thuyền còn rướn tới giựt giựt làm hai anh lừng khừng bước lui. Chỉ còn hơn trăm con người và lạ là không một tiếng la hét, thuyền chìm vào biển cả, không ai cử động.
    Chỉ một thời gian quá đỗi ngắn ngủi, thời gian của hai phương tiện đi biển chạy ngược nhau mà sự tàn sát xảy ra đến dã man cực độ. Những con người cùng khổ giết nhau như bầy sói xâu xé thịt nhau không bằng ! Gần phân nửa văng xuống biển, hơn phân nửa ngay sau đó, cũng chìm đi tất cả.
    Một cơn gió lốc thổi sát mấy đợt sóng dâng cao làm nước bắn lên thành một màn sáng trắng trong đêm. Biển đâu mất
  5. TraitimdungcamHP

    TraitimdungcamHP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    PHẦN V ?" VỚT VÁT ĐƯỢC GÌ
    BẪY RẬP GIĂNG ĐẦY ĐÓN CON MỒI SỐNG SÓT
    Chìm nghỉm vào trong nước mà tôi không có cảm giác mình đang bị chết đuối, vừa như còn thấy con thuyền hằn rõ trong trí, hình ảnh chết sửng của mọi người trước thảm họa đắm thuyền, vừa làm những động tác phản xạ tự nhiên cố dành sự sống : hít nước vào mũi, hớp nước vào miệng, đưa tay, đạp chân đến khi nghe nghẹt thì hết biết. Trước khi chìm thì tôi cũng chết sửng như mọi người và sau khi nghe nghẹt thì tôi lại đi vào cơn ngủ. Trong cơn ngủ, tôi nằm mộng, thân thể dật dờ trong nước, tôi cứ như thấy lần lượt hết con vật này đến con vật kia.
    Con thuồng luồng lượn vòng quanh uốn éo nhẹ nhàng, ưỡn bụng quặn lưng, đuôi ngoắt bên này đầu ngoẻo bên kia. Con rùa thì mai trên mai dưới nặng nề chìm nổi, cái mũi ngẩng lên đớp hít không khí nhẹ nhàng. Rồi con khủng long chân đi chạm đáy biển, đầu ngẩng cao vào bầu trời nhìn ngó xa, xa rồi bỗng con cá lưỡi trâu lội nghiêng nghiêng lách lách trên cát lấp xấp nước. Tôi thấy mình đang lái chiếc gip mui trần chạy trên con đường hẹp té, có vợ con ngồi phía sau. Chiếc xe đang độ dốc làm đầu tôi muốn nhủi xuống thì con đường đột ngột bị một tảng đá chận lại. Tảng đá to chiếm gần hết con đường, tôi cố cho xe lách chen vào khoảng đường năm tấc còn lại nên làm lạc tay lái và cả cái xe lao xuống bờ dốc. Khi thấy bãi tha ma, mả mồ ngổn ngang thì hết thắng kịp, xe tràn lên các nắm đất và mộ bia. Phía sau, một bóng đen choàng lên nắm cứng cánh tay tôi, miệng tôi há hoác ra chẳng nghe tiếng ọ ẹ trong cổ nữa. Tôi chực ngất đi để chối bỏ nỗi khủng khiếp đến tột cùng.
    - Hòa , cụ làm sao vậy ?
    Tôi nghe tiếng mà chẳng hiểu gì, từ từ quay lại thấy người bạn rất quen, nhìn sửng hồi lâu mới nhận ra Thái. Cơn hốt hoảng lùi dần.
    Thái ngồi xuống bên tôi :
    - Tui quần kiếm cụ quá lẽ, may quá ! Tưởng cụ chết mất dưới biển rồi. Giọng nói của Thái thật cảm động. Ngay lúc thuyền chìm, anh cố nắm chặt tay tôi nhưng sức chìm của thuyền lôi hai người chìm theo làm Thái vuột tay. Trong lúc nguy nan giữa vùng nước biển mênh mông, Thái còn kịp giựt giựt nút phao cho tôi và cũng bị nghẹt hơi chìm vào nước. Vẫn bình tĩnh, Thái nhịn thở chờ phao phình nhanh, đầy hơi, anh bơi ngược lên mặt nước. Anh cũng tưởng tôi cũng nổi lên ngay sau đó, nhưng chẳng thấy gì trong bóng đêm dày đặc. Anh nhìn quanh quất mãi trên nước, cố định hướng để lội vào bờ nhưng bóng đêm chẳng có phương hướng gì cả. Sao khuya không thấy, mây phủ tối trời. Đành để con nước bập bềnh đẩy đưa, anh thầm ước, nếu chưa phải chết, sóng sẽ đưa vào bờ. Thế thôi ! Mãi gần hai tiếng đồng hồ sau, chân chạm cát, anh mò vào bãi.
    Cô đơn giữa trời nước trong hoàn cảnh này, Thái buồn vô hạn ?" tôi người bạn sinh tử mấy bữa rày chẳng còn thấy đâu. Anh hoang mang không biết lúc đó anh giựt nút phao cho rôi đã được chưa nữa ? Anh giận mình quá. Khi con thuyền sắp sửa chìm lại không nhớ đến sử dụng ngay cái phao cấp cứu thủy nạn của công binh mà chúng tôi luôn mặc như áo trên người từ Đà Nẵng. Thái nhìn mãi ra khơi rồi chạy tới lui quần kiếm khắp khoảng bãi. Khi vừa đi qua khỏi lần thứ hai chỗ hàng trăm tử thi của các dì phước nổi bập bều trắng cả khoảng rộng biển đen thì anh nghe tiếng ọ ẹ phía sau lưng, anh rợn người quay lại và thấy một bóng người đứng trên cát quái dị vô cùng : phần trên to bè ra. Nhưng chợt nhớ đến hình dáng người mang phao, anh mừng quýnh và đâm sầm chạy tới.
    - Tôi cứ tưởng là trên đường chạy loạn ít nhất mỗi người phải đau thương như đã thấy và tôi mất cụ. Thái cảm xúc, giọng run run.
    Hơi thở tôi đã đều và tôi đã nhớ lại tất cả những gì đã xảy ra. Nghĩ lại về giấc mơ, tôi hiểu mình đã lăn lộn trong nước, nổi lên trôi lình bình và sóng biển dập vào bờ, chân chạm đất kéo lê trong đám tử thi trắng lốp của các dì phước bập bềnh đằng kia.
    - Có lẽ tôi không bao giờ quên được giấc mộng hãi hùng này, có đến hàng trăm những bộ đồ trắng ?" Tôi nói và chợt nhìn lên cao ?oCó thiên đàng không đấy mà các cô gái chết thê thảm thế này ?? ?" Mà nó lại là sự thật đang hiển nhiên trước mắt chúng tôi.
    - Sao ? Khỏe hẳn chưa ? Thái ân cần. Tôi lắc đầu nhưng cũng từ từ đứng dậy. Tôi cứ nhớ con thuyền và 200 con người trên đó. Đến hôm sau, có lẽ sóng biển cũng sẽ đưa họ tấp vào đấy nhưng họ sẽ vào chậm vì phải dật dờ và lăn tròn cuốn dưới đáy cát giữa biển xa.
    - 200 người, còn hai chúng ta ! Tôi buồn rầu nói với Thái.
    - Không ! Tôi có gặp 5 người cũng bơi, cũng thả ngửa vào đây, Thái kể - Họ đi về Long Hải rồi. À, còn anh lính hải quân con trai ông taì già vậy mà còn sống, ảnh văng xuống biển trước nên vào trước tiên; lúc tôi trôi vào, ảnh chạy ra đón hỏi han, ảnh cũng thấy thuyền đã chìm.
    - Anh ta đâu rồi ? Tôi hỏi một câu ngớ ngẩn.
    - Đi rồi !
    - Không chờ cha và em sao ? Tôi ngạc nhiên hỏi thăm về gia đình của người lính thủy thủ còn sót lại.
    - Có chờ đó chớ ! Nhưng anh ta tính nhẩm từ lúc gặp thêm 4 người nữa mới tấp vào bờ. Mãi tới sau không thấy ai lên nữa, anh ta coi như chết hết rồi !
    Tôi càng thêm buồn nên miễn cưỡng nói :
    - Thôi ta đi đi ! Rồi tôi bước trước một cách nặng nề.
    Trên đường đến bãi biển Long Hải, khoảng 20 cây số, chúng tôi còn thấy nhiều xác chết trên bãi, có lẽ là những người từ Bình Tuy đi trước, hay ai đó đi từ Phan Rang, Phan Rí đến đây. Càng đi, người càng nóng, máu chạy đều; mong ngóng mau đến Sài Gòn, chúng tôi bước hăng hơn. Mây đã quang, sao đã tỏ, tôi thấy có ánh sao mai ở chân trời. Mặt biển sang sáng, cát lờ nhờ và trước mặt non hai cây số trên bãi về phía Long Hải có ánh vàng vọt của bóng sáng điện hắt ra khuất trong dãy dương già.
    - Ê, đứng lại ! Có tiếng nói khẽ và hai người đàn ông chạy ra. Dòm lại thấy hai anh chàng đã cá nhau về mây và nước khi thuyền còn ở Bình Tuy. Hai tay này là hải quân người nhái ở Nha Trang nên ra điều ?orành? nước mây lắm, cá nhau chẳng trúng vào đâu; nhưng tinh ranh thì chẳng ai bằng. Đến sát chúng tôi, ?ongười nhái? hai chân mày như dính liền làm một, lên tiếng trước, giọng đá cá lăn dưa :
    - Ê khứa ! Hai khứa muốn nộp mạng hả ?
    Chúng tôi không buồn trả lời
    - Tụi nó tổ chức tiếp đón mấy khứa kia kìa ! Nó chỉ về phía Long Hải.
    Thái và tôi vẫn lặng thinh.
    Thằng nhái kia, bé choắt người, mũi hếch, nói rì rầm :
    - Có phở, có cơm, có cả bia, thuốc lá lại có cả người đẹp mặc áo tuyn, nổi ác !
    Chúng tôi lại càng ngơ ngác. Thằng có cặp chân mày dính liền nhồi theo lời thằng bạn nó.
    - Khứa mà mê ăn, mê gái, thì khứa chơi liền cái còng số 8 mà tàn đời đa !
    Đến lúc này, Thái lấy làm khó chịu, anh gằn gằn :
    - Cái gì ? Ở đâu ? Mấy anh nói đàng hoàng nghe chớ.
    - *** bu. Kìa ! Thằng này liên tiếp luôn, đưa tay chỉ về hướng có ánh điện vàng trong hàng dương ?" Cả một giang sơn gấm vóc ! Đến đó mà xem !
    - Ê ! Thằng choắt người kêu giật giọng mặc dù đang đứng xoay mặt vào nhau, rồi chồm tới nhìn sát mặt tôi đột ngột hỏi ?" Khứa phải là thằng mù không ?
    Tôi hết biết tại sao nó hỏi vậy, nhưng nó nói luôn :
    - Đời khứa tàn rồi, mộng tinh tan rã, đau khổ khứa quá khứa ơi !
    Thằng nhãi hếch mũi lên tôi,làm tôi thiếu kiên nhhẫn, nạt đùa :
    - Các anh là ai, muốn gì !
    - Chà chà ngon dữ. Thằng này liền nghêng ngang ?" Biệt kích « sô » Bắc Việt đây.
    Chúng tôi biết gặp phải hai thằng ác ôn rồi, chúng ngụy trang theo dân chạy loạn nên chẳng ai biết được. Thằng hếch mũi lên giọng dạy đời
    - Chia buồn cùng khứa chút chơi, chứ con nhỏ nắm tay dắt khứa đi , ngó sơ cái dáng biết ẻn ngay, nhìn bàn tay cắt sát móng hai ngón thì biết luôn là hạng nào rồi. Nó tới là trổ nghề con chàng hiu ngay tuýt suýt.
    Tôi thoáng hiểu ra, chúng nó muốn nói tới người chị cô bạn học của tôi. Cái nghề « dòm lỗ khóa » của chúng thì rành quá không giấu được, nhưng tôi thắc mắc sao chị ta còn ở đó, cô em đâu ? Tôi lớ ngớ muốn hỏi nhưng lại thôi. Thái hiểu tôi, chen hỏi nhạt giọng ra chiều thân mật :
    - Nè khứa ! Khứa có quỷnh không đó, trông bà già thành con gái thì thấy mẹ !
    Thằng hếch mũi nuốt nước bọt :
    - Quỷnh cái búa á ! Tao chém chết mẹ, ở Bình Tuy thấy nó bu khứa đuôi thành ra thôi, chứ bây giờ thấy ẻn tao muốn nổi cơn. May là tụi tao có nghề không thì rớt như 3 khứa kia rồi. Nó ám chỉ anh lính thủy và hai người khác rồi nó trợn con mắt nói tiếp ?" Đi 300 mét, xe bít bùng chờ sẵn, ?oRốp? kín bưng. Nó cười khành khạch đưa tay bụm miệng như muốn hãm thanh : chắc ba « thằng con » bây giờ khóc chết « mụ ».
    Chúng tôi đã thấy được mọt phần mưu gian của bọn Sài Gòn. Chúng giăng bẫy định tóm hết những ai còn sống sót về đến đây. Cũng lại cái trò tiếp rước nhưng xảo thuật cao hơnn nhiều, ăn uống vui chơi rất hòa bình và biết điệu. Đây là sản phẩm của bọn an ninh, mật vụ hạng chóp bu.
    - Mấy khứa định sao đây ? Thái hỏi 2 thằng kia.
    - « Định » không phải nghề - Tụi tao đưa tin, tụi bây định đi. Thằng mày liền quặm quặm, đổi sang giọng khác ?" Một con đường độc đạo về Sài Gòn phải qua ải này. Không ăn không chơi lẻn đi qua cũng « chua ».
    Tôi nghe nặng ngực vô cùng , thiệt không biết phút nào là phút chót của việc đau khổ. Thằng đồ tể Nguyễn Văn Thiệu còn thở là nó còn quyết hạ cho được không bỏ sót một thằng nô lệ nào trốn thoát, nó săn đuổi đến cùng. Bụng đói cồn cào, tôi nghĩ nên nhân đây tìm cách bỏ bụng chút gì rồi sẽ tính sau. Tôi nói với Thái :
    - Ta vào làm một tô phở, chị ấy bao cho.
    Thái lại chưng hửng, rồi lại tưởng tôi đã nghĩ ra được diệu kế, anh hỏi dồn :
    - Thông minh nổi tiếng thật, cách nào vậy cụ, lọt không ?
    Thái nói câu đó làm hai thằng ác ôn dỏng tai lên nghe, bọn chúng có vẻ mừng rỡ. Tôi thấy vậy trêu chơi.
    - Cách nào đâu, đường hoàng đến kêu 4 tô phở, 4 chai bia, cho hai khứa này nhập cuộc, xong mời chị ta đến trả tiền, xong rồi đi thôi , nhờ chị nói nhỏ vài câu tha « tao » dùm mình như Tào Tháo năn nỉ Quan Công tha mạng vậy
    - Ê khứa, ẻn là nội tuyến hả ? Thằng mũi hếch nhìn tôi hỏi giọng kính phục. Tôi nghe thằng mũi hếch ngây ngô méo mó nghề nghiệp mà chực cười, nhưng chợt nghĩ ra hai chữ nội tuyến. Tôi nhớ lại là chúng tôi có hẹn nhau « về trong ấy », chắc vì thế chị ta còn chờ đây ; nhưng sao lại không về luôn Sài Gòn ? Chờ làm gì ở chỗ .. ở chỗ .. À ! có thể vì có gì nguy hiểm chi bọn mình mà chị ấy chờ để thông tin cho mình biết. Chẳng thế sao thằng hếch mũi vừa noí đó : mê ăn mê gái đi khỏi quán 300 thước đã có xe bít bùng chờ sẵn, đóng kín bưng,còng số 8, tàn cả cuộc đời như anh lính hải quân con ông trai ông taì công và hai người đi cùng thuyền, mà nó vừa thấy đó. Nhưng sao chị không đón ở bãi ? À, sợ không gặp. Sợ vuột. Chờ báo cho chuột thoát thì chờ ngay trước bẫy là hay nhất. Đúng là một kiểu nội tuyến thật, nhưng cần nhất là chị phải có thế thần thì bọn tôi mới lọt được. Thôi rồi ! Nghề của chị, gây thế thần có khó khăn gì. Thật là đau lòng ! Thật là bất nhân !
  6. TraitimdungcamHP

    TraitimdungcamHP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Ba người thấy tôi im lặng, biết tôi đang suy nghĩ nên lặng thinh, để dòng suy nghĩ của tôi cuộn tròn liền ý với nhau mà ra vấn đề. Tôi muốn kiểm tra, bảo thằng có đôi mày dính liền vì thằng này có vẻ chín chắn hơn.
    - Ê khứa này ! « Săn » thêm coi ẻn có cặp với đứa nào không ?
    - Định bắt ghen hả ? Thằng đó hỏi cụt ngún
    - Ơ ! Khứa ngu quá. Ghen làm quái gì, vì cơ mưu trọng đại đây mà. Tôi giễu vào mặt nó.
    - À, tao thấy hết rồi. Cặp lung tung ! Thằng đó nói cho xong chuyện.
    - Rà lại đi, rồi tao dẫn cho đi ! Tôi ra giá dứt khoát với nó. Bị thêm thằng mũi hếch để được đi hối, thằng này liền bỏ đi.
    Trời chưa sáng hẳn. Thái và tôi bước vào khu ăn uống dã chiến của bọn côn đồ dựng lên « tiếp đón dân di tản » ngay trên bãi Long Hải. Để đền bù cho công lao « dòm lỗ khóa » , chúng tôi dắt hai thằng này theo để chúng kiếm phỏ và bia. Vả chăng, cũng không thể chạy trốn chúng được. Nghe có ăn chúng bám sát sau chúng tôi.
    Bốn người làm như hết sức tự nhiên bước vào khung đất nghênh đón giả tạo, đựoc bao quanh bằng thép bọc kẽm gai và có cổng cẩn thận với hàng chữ, trên bảng như băng rôn « Hân hoan tiếp đón đoàn di tản » và kế bên có cắm lá cờ vàng ba lằn đỏ ướt mem do cơn mưa tối qua. Khu nghênh đón rộng rãi, tới chừng mẫu đất. Tàng cây dương đan sát nhau kín bưng không thấy trời, một bên khoảng trống trải là khu ăn uống nghỉ chân, bàn ghế ván thông đóng tạm bợ. Bốn người vừa chọn chỗ ngồi xong, một cô gái trẻ đã xun xoe chạy tới :
    - Các anh dùng gì ? Có phở, mì, đồ biển ... Cô này giới thiệu cả lố món ăn bằng cái miệng cười tươi như hoa, cặp môi ướt rượt với lại son sáp mỡ ; đứng nhìn khách bàn tính chọn món. Thằng mũi hếch thì chả cần phải lựa chọn, nói ngang :
    - Thứ gì cũng được ; Đem ngay, đem ngay !
    Cô gái lại cười tít cặp mắt mi lá me sơn nửa xanh nửa đỏ giống như quỉ, ỏn ẻn :
    - Sợ không đúng gu các anh phật lòng chớ. Món nào cũng ngon nhưng ngại các anh có gu đặc biệt.
    Thằng mũi hếch nghe cô gái nói tưởng như một lời bóng gió mời mọc, nó nhìn chằm bẵm và quan sát kỹ thân hình cô gái, nhìn cái mặt nó đã đánh được giá. Nó nói theo nghĩa bóng luôn :
    - Gu thì có, nhưng chưa phải lúc, đói khát lâu rồi, miễn cho đầy thịt thì ngon lành. Nó cũng biết cười mơn , cái mũi hếch dỏng lên, rộng tác hoác, lông mũi lò ra. Đột dưng cô gái nói làm bốn người chưng hửng :
    - Các anh cho tiền trước, tùy tiền em dọn !
    Tôi không ngờ kế hoạch của mình lại đổ vỡ nhanh thế. Định vaò đây ăn cù cưa, chờ cho chị cô bạn bắt gặp mà thực hiện ý đồ lẻn thoát, ai ngờ tình thế diễn biến lạ lùng quá. Nhưng Thái đã nhanh trí :
    - Tiền bạc là bao ! Em cứ dọa, tụi này trả đủ, dân thuyền chài xin lỗi em « chơi sộp » lắm. Rồi anh cũng cười và ánh mắt cũng làm bộ thèm muốn cho phù hợp câu nói.
    Cô gái cũng lại cười lớn, thân hình rung rung mỡ, quay đi, thân uốm mình xà, cố tình hất tưng tưng cặp mông. Cô vừa xa bàn mấy bước, tôi nhìn Thái, thất vọng ra mặt. Thằng có đôi mày liền chồm lên buông nhỏ :
    - Em gái Dạ Lan đó, chết mẹ rồi !
    - Thấy mẹ, hèn chi « ghế » làm bộ đá lòng nheo , để câu giờ quan sát « địch tình ». Thằng mũi hếch chen vô nhận xét của nó làm thằng mày liền lên giọng nạt :
    - Mầy ngu như lợn ! Cái giọng mày đu đưa thấy mẹ ! Nó đánh hơi được rồi, bây giờ thì nó báo cáo khỏi trật nửa ly « Tụi lính thèm gái, không có một xu » rồi nó kết luận « Lính chạy làng, hai cái túi rách » - Ngồi đây mà chờ an ninh tới lượm đi mầy ! Biệt kích mà mắc mưu Dạ Lan, thúi thấy mẹ !
    Trong các sắc nữ binh của Thiệu có hai loại lính chuyên nghiệp làm chiến tranh tâm lú bằng mỹ nhân kế. Đó là Thiên Nga và Dạ Lan. Thiên Nga chuyên dùng trong công tác chính trị, dụ dỗ chiêu hồi. Còn Dạ Lan thì cài vào nội bộ, bới lông tìm vết để hạ bệ nhau. Chúng tuyển vào hai binh chủng này những cô gái đẹp ham tiền, dĩ nhiên phải là hạng cực kỳ sa đọa và quỷ quyệt. Đầu sỏ bọn này cũng được đào tạo tại Mỹ hẳn hoi và cũng lãnh được nhiều đô la như điếm Mỹ hạng sang.
    Cô gái trở lại, trên tay chưa có gì, nhưng cái miệng đã nhoẻn ra từ xa ; đến gần cô mới nói cả nghĩa đen, lẫn nghĩa bóng :
    - Hình như mấy anh kẹt tiền hả ? Mấy anh lại ký sổ đi, tụi em mới dám bán. Lỡ bán rồi mà không có tiền giao chị chủ thì tụi em ra rìa khổ lắm.
    Bốn người không biết tính sao, ngần ngừ. Thái chợt nhớ ra, móc túi nháng vào mặt con nhỏ cái thẻ ba sọc, nó trợn mắt quay lui. Để ý nhìn dáng đi nó lúc nầy vừa nặng vừa xàng xê, không có thân uốn mình xà nữa. Tôi cười :
    - Cái thẻ của anh Thái ở Phan Thiết vậy mà dữ quá, tín hiệu « lưng lưng cặp mông » không còn nữa, thế là có cơ thoát đấy.
    - Cái thứ thẻ có sọc biết ngay là có khi cần, cụ không thấy từ lúc ở Cam Ranh và Nha Trang sao ; cụ tưởng là tôi lận nó theo lưng để vứt không đi sao chớ ?
    Cô gái trở lại, một cô đi theo phụ bưng mâm, khói lên nghi ngút, rồi nút 33 nổ dòn. Bốn người liền quẳng gánh đi mà vui sống. Cô gái kéo ghế ngồi bên Thái loay hoay rót bia, nặn chanh :
    - Anh Hai, xin lỗi anh nghe, con mắt em nó mê làm tiền nên có thấy gì đâu, còn cái miệng em thì ham ăn nên mới nói ngu ?" Cô nàng cười đưa tình với Thái, bàn tay con điếm Dạ Lan hạng bét lân la ; cái miệng hé môi nói bằng cái lưỡi ngọng nghịu.
    - Nè, nói vậy chớ, không phải bạ đâu ăn đó đâu nghe !
    Tôi sực nhớ lại lão đại tá già mập sị của anh cũng một lần tưởng mất mạng với bọn Dạ Lan này. Lần đó lão tham nhũng hai chục ngàn bao xi măng, chia chác không ngọt với tay em. Thằng em tức bèn hạ mưu thâm. Nó ngọt ngào giới thiệu với lão già một em Dạ Lan trẻ đẹp thượng hạng ngon lành và hết sức nhà nghề.
    Qua một đêm hoan lạc, sáng ra , lão đại tá mặt mày thất sắc, mồ hôi vã như tắm khi ngồi nghe lại cuốn băng mà lão đã tâm sự với em Dạ Lan thơm ngát đó về vụ xi măng, qua những câu hỏi khéo léo ân tình nồng cháy của em cùng với giọng nói hổn hển của lão trong cuốn băng. Lão đành thở dài nhả ra một số tiền bằng ba lần số lão đã nuốt vô, để mua lại cuốn băng và phim ảnh. Số tiền ấy, dĩ nhiên con Dạ Lan phải chia chác : chủ trực tiếp, các xếp lớn nhỏ trong tâm lý chiến, bọn tình báo ngầm theo bảo vệ cho nó hành nghề ..
    Lúc này, gần như cạn ráo mọi chiến thuật để đón bắt chận giết những người di tản mà chúng gọi là kẻ « phản bội chạy trốn » ở khắp mọi nơi về Sài Gòn, chúng tuôn luôn chiến thuật đê tiện này. Thằng lính nào lơ mơ ham của thừa vạn kẻ trao tay này , thì dính bẫy ngay. Sở dĩ chúng không làm những việc thường tình như xét giấy tờ, bắt bớ, giam cầm, giết hiếp dã man đoàn người chạy loạn ở hang ổ của chúng vì hai lẽ đơn giản dễ hiểu. Trước tiên là vì có quá nhiều máy săn phim giật gân đang lùng tìm để đem bán qua thế giới tự do, kế đó là nơi mà mỗi ngày thằng quỉ vương đến trước máy truyền hình rêu rao lòng nhân ái sâu xa đối với « đám dân di tản ».
    Mấy ngày nay, chúng giăng dài « khu đón tiếp di tản » dọc bãi biển từ Vũng Tàu đến Long Hải để thực hiện chiến dịch chận bắt. Dân chúng đến nghỉ mát hay ở tại đây đều cho là vui hơn ngày hội, quân lính đường xa chạy về đến được tiếp rước chu đáo và ăn ngon uống sướng, được mấy em đấm bóp rồi mới đưa về Sài Gòn bằng xe hơi. Nhưng thực ra thì đau đớn biết bao cho những con người ngán ngẩm oán ghét chiến tranh, chạy về đến đây thừa chết thiếu sống, vì một chút vô ý hoặc mờ mắt vì gái mà lên xe cây, tay bị còng thành ghế sau lưng, ủ rũ vì sẽ bị đưa vào các trại tập trung Phú Quốc, Cà Mau, Hà Tiên hoặc Long Bình. Chờ đem thảy trở lại miền Trung, đem thân đỡ đạn. Có khi chúng đem luôn xuống biển cho đáng đời bọn đã cãi lời đám « không tử thủ » cho « ông » được an hưởng thêm nữa cái Saì Gòn hoa lệ này.
    Con giặc cái Dạ Lan hạng bét ấy thấy cái thẻ ba sọc của Thái là thẻ của an ninh quân đội nó ngại đụng, nhưng tin tưởng ở cái tài bia ôm của nó, tìm cách làm cho Thái mềm người mà khai lý lịch, một tay cứ vuốt dài trên vế Thái qua lại, một tay lùa vào ngực. Nhưng bữa ăn tàn mà nó chịu thua, nó liền quay sang dở trò dụ bốn anh chàng vào bẫy lớn hơn, nó nói mơn trớn :
    - Thôi, anh Hai cơm canh no rồi, để em dẫn anh Hai và mấy anh đây về phòng em tắm rửa cho sạch sẽ, ở đó chơi ít bữa nghe. Rồi muốn để Thái tin hơn, nó ra giọng gái giang hồ - Biết anh Hai đây rồi em mê lắm, anh Hai đỡ đầu cho em còn gì bằng, nghề làm ăn của em mà.
    Mải nghĩ về tận cùng hành động lường gạt , đểu cáng, làm ăn, trác táng của bọn quỉ Dạ Lan, thằng quỉ râu, thằng quỉ mũi khoằm mà tôi quên phức con quỉ cái tại bàn tôi đã bỏ đi từ lâu. Khi Thái nắm tay tôi kéo lên thì tôi mới tính ra khỏi cái thời gian u ám ngày trứoc, nhập bọn bốn người theo chân chị cô bạn đã đến giải cứu ra khỏi trại tiếp rước, đưa đến trạm kiểm tra, trình diện với thằng đại úy thủ sự. Người chị phải chịu nhận « giao kèo » rằng nó « trả tự do » cho 4 người thì « chị làm việc » bốn ngày để nó thu huê lợi. Rồi chị đưa cả bọn ra bến xe đó dúi cho ít tiền lên chiếc xe chạy liền khi ấy. Chị đứng lại đưa tay vẫy chào, miệng cười rồi vụt tắt.
    Xe chạy xa tít, gió thổi mát lạnh vào xe đem theo không khí trong lành của một buổi sáng vùng biển, khiến mọi người tỉnh táo đôi chút. Nhưng dường như mọi người trên xe không có nỗi vui hay đã mất niềm vui hoàn toàn như Thái và tôi. Bỏ lại sau lưng chúng tôi, giờ đây thêm một người bạn gái thân tình cứu mạng.
    Thái buồn bực ra mặt, anh xoay qua trở lại luôn trên ghế, anh như không vừa lòng, bứt rức. Anh giận mình trở thành bất lực trước thế sự, anh không giữa được mạng sống cho những người anh đã cưu mang ; « Trời ơi, vợ con ta lại đành bỏ ra đi chỉ một mình, phó mặc số phận cho người đàn bà yếu đuối chăn dắt dẫn đưa đám con dại trong vòng lửa đạn ngập trời. Cô gái Huế ngây dại kia, ta để lại cô chết tức tưởi nhục nhã ngay trong tầm với bàn tay. Và cô gái này ta lại phó mặc nàng ». Những con người, những gương mặt ấy chờn vớn trước mặt Thái, lúc là nụ cười, khi là những giọt nước mắt ; cặp mắt vui tười và đôi mày ủ rũ. Hơi thở anh dập dồn.
  7. TraitimdungcamHP

    TraitimdungcamHP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    CÁI « TÌNH » ĐỐI VỚI DÂN DI TẢN
    Cách đánh tráo chua cay, đầy đau đớn đã đưa được bọn bốn người lên xe ra đi yên ổn, thoát khỏi ngục tù quân đội đã phải trả giá bằng cái giá bốn đêm người chị cô bạn của tôi bị giam cầm trong tay tên đại úy. Cô gái có cái ước mơ cao nhất là làm thợ dệt đó đã giấu nhẹm việc ấy với bọn tôi. Chỉ sau này họ mới tình cờ biết được. Chị đã đến Long Hải từ chạng vạng tối hôm qua, lên trại « đón rước » mà đúng ra là tiền trạm tập trung quân chạy làng của Sài Gòn.
    Bây giờ quân lính mà phải chạy trốn bọn hội tề làng xã ! Trong khi lực lượng đó ?" lính và làng ?" là phải luôn luôn dựa vào nhau, phối hợp chặt chẽ với nhau để giữ chế độ.
    Vừa đặt chân vào « trại tiếp rước dân di tản » đó, với con mắt nghề nghiệp, nhìn thoáng qua cử chỉ mấy con Dạ Lan giữ việc đón tiếp , bưng món ăn cho khách chị thấy ngay bản chất, mục đích của trại này. Chị đành thôi đau khổ cho thân phận đứa em đựoc mai táng vào lòng biển hôm qua trong cơn mưa dồi dập trứoc ghe. Rồi tự nhận lấy nhiệm vụ báo ân cho một người đàn ông mà chị gặp lần đầu tiên trong cuộc đời chuyên làm « người đẹp » của chị. Hai lượng vàng và một tượng phật vàng, giúp đỡ cả hai chị em mà không hề đòi hỏi chị phải trả laị điều gì.
    Khi xe chạy được một đỗi xa, tôi nhắc Thái :
    - Anh Thái nhớ xuống trước Long Thành nghe ! Chị ấy luôn dặn như thế là chắc phải có chuyện. Tôi nhắc như sợ chuyện « Chém quỉ giữ cái chân cho đúng trăm ngày »
    Thằng mũi hếch nhịp nhịp cái chân , hớt trả lời :
    - Yên chí lớn đi khứa ! Mấy khứa đã lo tròn nhiệm vụ . Hoan nghinh mấy khứa, very number one. Để mỗ lo đoạn tới, mỗ như con trạch không thằng nào chộp được đâu. Nó vòng cánh tay xía xuống sàn xe, miệng kêu dài :
    - Làm cái C ó ó óttt. Và.. đột nhiên nó im bặt ngồi nhìn chăm chăm cái bọc dài để dưới ghế ngồi phía trước mà tình cờ nó thấy khi xỉa tay xuống sàn xe. Ngồi kế bên, thấy cử chỉ lếu láo của nó, tôi rất bực bội, nhưng khi nhìn theo ánh mắt của nó, tôi bỗng thấy tim mình đập nhanh.
    Thằng mũi hếch ngồi sát thành xe, kế đến tôi, rồi Thái, băng ghế 3 người nên thằng có đôi mày dính liền ngồi băng trên, trước mặt Thái, phía trong là một ông đứng tuổi và một thanh niên ngồi kế thành xe. Bàn chân cuả thằng mũi hếch cứ đạp nhè nhẹ vào cái bị dài để sát góc sàn phía thành xe, ở đó ló ra một báng gỗ màu hung hung đỏ. Thói quen nghề nghiệp làm nó tinh mắt phát hiệm cái bao ấy có thể có chục khẩu AK. Nhưng còn muốn chắc chắn, tôi làm bộ nhìn về phía Thái ra hiệu và bạn anh cũng kịp thấy, trong lúc thằng mũi hếch đã nhấp nha nhấp nhổm ngó vào ót anh thanh niên ngồi trứoc mặt nó và vờ quay lại nhìn mặt người ngồi phía sau nó. Bất giác nó rùng mình : bắt gặp cái nhìn thẳng nghiêm khắc của người ngồi sau lưng, một người đàn ông trông chắc nịch ngồi kế bên hai thanh niên nam nữ. Biết rõ điều gì rồi, thằng mũi hếch xếp re cái hung hăng lưu manh lại, ngồi yên nhìn ra bên đường như trông cảnh núi non Bà Rịa và nhìn riết về hướng đó, im luôn cái miệng.
    Cảm giác trong tôi nửa mừng nửa lo. Tôi quên hẳn không gian ?oThật là sát nút?, tôi nghĩ như thế và nghe gió lùa từ đồng ruộng vào mát rượi.
    - Long Thành, bà con ơi chợ Long Thành ! Cô giá phụ lơ hay con bà chủ xe đò gì đó, la lên báo nơi xe đang tới.
    - Xuống ! Xuống mấy khứa ! Đột dưng thằng mũi hếch đứng dậy chực chen ra trước cả Thái và tôi. Thằng có đôi mày liền nghe giọng thằng bạn nó, quay lại nhăn nhó :
    - Cái thằng củ tỏi, xuống đâu đây mậy ? Long Thành chớ đâu phải Long Bình mà la con ****** quá vậy !
    - Đã bảo xuống thì xuống ! Ấy mờ, uốn mờ ết chớ, à hở ? Ơ cớ, iệt vờ, ộng cờ, ển trơ, è xơ ( Mày muốn chết hả ? Có ********* trên xe )
    - Ấy vơ .. xuống ! Xuống ! Tới phiên thằng mày liền đòi xuống xe, nó đứng bật dậy bỏ đi liền, Thái và tôi cũng đứng dậy. Thằng mũi hếch đùa lấn theo sau, nó sợ bọ bỏ lại trên xe với mối nguy tâm phúc của nó, vừa đi vừa la to khi xe muốn chạy :
    - Xuống ! Xuống ! Chờ xuống !
    Chiếc xe đò cuốn bụi chạy đi, bỏ lại 4 người đàn ông không giống ai cả, lem nhem xốc xếch và ốm đói; dân đi đường đều quay lại nhìn. Thằng mũi hếch vừa đứng vững đã băng liền qua đường, lầm lũi đi ngược hướng lại Bà Rịa, miệng nó lẩm bẩm ?o****** cái thằng thỏ hủi? và rồi cũng băng luôn qua đường. Thái và tôi nhìn theo, thằng trước thằng sau, hai thằng ôn dịch đang cắm cổ bước. Không còn biết làm gì nữa , không biết phải đi con đường nào, hai anh cũng sang đường và theo sau luôn.
    Đi theo hai thằng đó,cái gì chớ lủi thì phải nhờ hai thằng này dẫn đường. Thái nói với tôi khi thấy tôi có vẻ phân vân. Rồi anh tiếp :
    - Nhưng đừng đi gần, coi chừng tụi nó, cái giống phản trắc phải đề phòng.
    Chúng quẹo vào con đường phía tay mặt về Nhơ Trạch. Hai thằng ác ôn láu cá thấy sắp đến nơi, muốn bỏ rơi hai người lính công binh . 8 giờ sáng ngày 6-4-1975, Thái và tôi cùng rẽ về hướng đó. Phía trước hai thằng ác ôn cắm cổ đi, sau là chúng tôi, hai người lính công binh lầm lũi theo bén gót, giữ khoảng cách 300 thước. Tôi đã mệt mỏi quá sức. Tôi nhớ lại lúc ở Long Hải, có đồ ăn thức uống ngon lành, nhưng chỉ cho vào bụng được có mấy muỗng. Lúc đó, ai còn bụng dạ nào mà ăn .. tay đũa, tay muỗng, tôi quậy quậy xốc xốc trong tô phở. Ờ .. mà phở hay mì kìa ? Tôi không nhớ rõ nữa. Vì dưới mắt tôi là tô thức ăn mà trước mặt tôi là hai thằng súc vật : hai thằng biệt kích, một thằng ?onhái? và một thằng ?osô? .. Cùng trong quân đội, nhưng các binh chủng của quân đội Sài Gòn ngầm đố kỵ lẫn nhau, kình chống nhau, có dịp là chơi nhau ngay, không tha. Bọn biệt kích được thả ra miền Bắc mà tiếng lóng chúng gọi là ?osô Bắc Việt? lại bị coi là lũ bần tiện nhất, bị các chiến hữu của chúng gọi trại ra là ?obịch ***?. Vị trí ?ocông binh bàn giấy? của tôi ít cho tôi có dịp tiếp xúc với các binh chủng khác. Những câu chuyện trong câu lạc bộ sĩ quan như câu chuyện Dạ Lan, câu chuyện ?obịch ***? tôi chỉ nghe như gió thoảng qua, chẳng đáng quan tâm . Nhưng mấy ngày nay, tôi có thực tế để nhớ lại và kiểm nghiệm .. Tôi nghe bụng mình đau và miệng lạt .. muốn nôn mửa. Để đồng hành rồi lại phải đồng bàn với hai thằng ?obịch ***? này ư ?
    Bây giờ cuốc bộ, tôi mới thấy rã rời, yếu đuối, bước chân tôi chỉ là nhịp bước chân Thái. Mấy lúc tôi muốn nằm dài ra trên đường, nhưng Thái thì cứ bước dồn, vì đàng kia hai thằng ác ôn bước càng lúc càng gấp lên ?oHai con thú bị săn đuổi quá cỡ? và mình lại phải theo nó cho sát ! Tôi nghĩ và cười chua chát , Thái cũng cười theo ?o
    - Thôi ráng lên đi, chắc tới nhà rồi đó, hai thằng kia đi bước chân thuộc làu quá, chắc ăn.
    Tôi cười phì, lắc đầu, chân lết hết nổi. Tôi quay sang nói với Thái :
    - Nói anh đừng buồn nghe, 23 cây số đường bộ tới phà Cát Lái, cộng 2 cây số đường sông về rạch Saì Gòn, 8 cây số đường bộ Cát Lái tới nhà. Ngả này là ngã tư từ Long Thành về Sài Gòn tôi rành lắm, hồi nhỏ đạp xe đạp đi luôn. Hồi đó đi chơi mà, đi bằng xe , bây giờ chạy chết cả ngàn cây số rồi đi bộ. Hết chịu nổi.
    Nói vừa dứt, tôi ngồi bệt xuống liền, duỗi chân, nghiến răng. Thái dừng lại ngó tôi, ngó theo bóng hai thằng ác ôn, rồi cũng từ từ ngồi xuống. Chỗ chúng tôi ngồi đây là giáp ranh giữa đoạn đường tráng nhựa phẳng phiu và khúc lộ gồ ghề lởm chởm. Hai bên đường, một bên là ruộng vàng ối dưới nắng thoai thoải đổ dốc. Một bên là đồi mạ non, chung quanh vườn tược rợp cây ăn trái sai quả chênh chếch lên cao. Bóng mát xanh rì. Cảnh thật yên lành, đẹp đẽ, người lưa thưa thấp thoáng đâu đò trong vườn nhà thật xa. Đường vắng tanh, một em bé từ tuốt tron hướng NHơn Trạch đi ra, em đi một mình tay ôm cặp, tay xách bình mực, đi ngang đối đầu hai thằng ác ôn em đứng lại quay nhìn; thoáng chốc hai thằng cũng quay lại nhìn em, chúng đưa tay ngoắc và em vụt bỏ chaỵ. Một chặp, em bé ngừng chân ngó ngoái lại sau thấy hai thằng vẫn lầm lũi bước, em yên lòng lại đi. Đi tới một chút chợt thấy chúng tôi ngồi bên đường, em đứng sững lại nhìn. Chúng tôi ?" hai người lính công binh ?" nhìn lại, tôi cười để cho em đừng sợ, nhưng em vô ý thức bỏ lui chân bước; Thái lại đưa tay vẫy , em bé hoảng kinh quay lưng chạy ngược trở lại. Một đỗi em đứng lại, lại quay nhìn chúng tôi nhưng đứng yên không đi tới.
    Một cô gái áo bà ba trắng từ hướng Long Thành đi bộ vào. Cô bước e dè. Khi đến gần chúng tôi cô liền sang bên kia đường rồi đi nhanh thoăn thoắt vượt qua chỗ chúng tôi. Cô lầm lũi bước không ngoái cổ lại. Đến gần em bé, em bé đón cô lại nói năng chỉ trỏ chúng tôi. Cô gái nghe em bé nói hết câu, lắc đầu bước thẳng, em bé còn lại đứng nhìn chúng tôi, không đi. Vừa lúc ấy, một bà từ Nhơn Trạch đi ra, em bé đón lại, cũng nói, cũng chỉ như trước; người đàn bà nhìn chằm chằm vào chúng tôi, rồi nắm tay em bé dẫn đi. Chân bước đi mà mắt cô học sinh bé nhỏ cứ lom lom nhìn chúng tôi ?" hai người đàn ông lạ ngồi bên vệ đường. Tôi thất sắc thất vọng, như bị đảo nhào trong không khí ?oEm bé sợ mình ra mặt, chân tướng mình đã hiện ra như thế nào, một con quỉ đang nhe răng múa vuốt chăng ? Lâu nay mình sống chung với một lũ quỉ mà mình nào có biết ! Hôm nay mình đã thành quỉ rồi chăng ??. Tôi chống tay đứng lên, ghì áo Thái.
    - Thôi đi ! Đi nhanh về nhà, sớm giây nào tốt giây đó. Nhưng tôi lại lảo đảo ngồi xuống ngay bên vệ đường. Mất ngủ, đói mệt nhưng sợ nhất vẫn là thất vọng ở cuộc sống. Tôi cảm thấy choáng váng.
    Chiếc xe bò ở đâu trờ tới ngừng lại quay về hướng Nhơn Trạch, đám chăn bò trước mắt tôi ốm khẳng khiu, da đen nhẻm. Một ông già đánh xe bò áo bà ba đen, quần đen mốc thếch xuất hiện. Ông nhìn sắc diện chúng tôi, hai con người lem luốc tả tơi, dường như hiểu ra, ông nói nhè nhẹ :
    - Mấy cháu di tản ?
    Tôi lắc đầy chán nản :
    - Di tản vào đâu, có ai lo đón lo đưa đâu bác ?
    - Ờ , ờ. Thì nghe nói di tản, qua cũng nói di tản. Ông lò dò hỏi thử.
    - Mấy cháu về cái đồn lính trong Nhơn Trạch đó hả ?
    Thái nhìn tôi.
    - Nhà tôi trước cống số 9 thấy quân cảnh đông quá có cả trăm tên, dọc theo rào, trong xa thì cứ 20 thước đứng một đứa, đứa nào đứa ấy không thèm M16 mà M16 ráo trọi.
    Ông thấy nói một mình nghe riết thành lộ, ông làm bộ hỏi bà ngồi xéo bên phải :
    - Bà ?ophụ tùng? , bà thấy gì trong đó không ? Chỗ ở của bà cao nhìn vào đó dễ hơn tui.
    Bà ?ophụ tùng? nói bâng quơ :
    - Ở trại lính thì có lính chứ sao ! mà lóng rày sao lính đâu nhiều quá ! mà không thằng nào ra lính, mặc đồ lính gì mà xác xơ thấy phát gớm.
    - Phát gớm là sao hả bà ? Ông khách cố lừa cho bà « phụ tùng » dùng từ chính xác hơn ?" Là dơ hầy, là đói rách hay dữ dằn ?
    - Dữ con khỉ gì ! Cứ rủ như tù ấy !
    Ông khách cười khành khạch . Chúng tôi cũng đã được ông cụ đánh xe bò cảnh giác như thế trước rồi, nhưng xe ngừng trước khi bước xuống , tôi cũng nhìn ông khách với cặp mắt cảm ơn « Chắc ông khách này đã cứu thoát nhiều người lính chạy làng như mình »
    Con đường từ đây về Sài Gòn chỉ có trên dưới 14 cây số mà cũng phải đi bộ. Năm 15 tuổi, tôi đã dùng xe đạp « di hành » trong sinh hoạt kỳ thú của thiếu nhi ; bây giờ cuộc « di tản » sẽ « lỳ thú » hơn nhiều ! Tôi tin tưởng như sắp bước vào ngưỡng cửa tổ ấm gia đình. Tôi thúc Thái :
    - Đi anh Thái ! Nhơ nghe ! Lúc còn ở Nha Trang anh có hứa bao tất cả mọi người trên chiếc Dodge mỗi người một tô phở tàu bay đặc biệt, bây giờ chỉ còn mình tôi ..
    Tôi bỗng nghe ruột mình quặn lại, mắt cay xè, lòng đau đớn, 88 người trên chiếc Dodge, chỉ còn thấy có hai anh em ..
    ----------------------------------
    HÉT
  8. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Hết rồi à
    Đã vote cho bác chủ topic từ lâu rồi nhé.
    Thanks bác.
    Giá có mấy anh ở bển vào cãi cọ về cái chủ đề này thì hay nhỉ.
  9. DreamMaster

    DreamMaster Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2007
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Sướng quá!
    Vote 5* tiếp cho bác.
  10. huycsu

    huycsu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    2
    Hết đột ngột quá nhỉ, cảm ơn bác nhiều nhé. Về sự thực của câu chuyện thì không có gì băn khoăn hết. Nhưng không biết tác giả có "phóng đại lên" sự chém giết trên đường không - có thể tác giả muốn "tăng" sự khốc liệt, mất mát của chiến tranh, hoặc tác giả là một người có tâm lý phản chiến. Bởi vì theo ước đoán của tôi thì tỷ lệ sống/chết của dân di tản, từ của Tư Hiền đến SG có lẽ đến 1/5 (hoặc hơn), có nghĩa là 5 người chết mới có 1 người sống - có lớn quá không.

Chia sẻ trang này