1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

...

Chủ đề trong 'Úc (Australia)' bởi tranthlong, 21/05/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tranthlong

    tranthlong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2006
    Bài viết:
    379
    Đã được thích:
    0
    done
  2. phnam2004

    phnam2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/01/2004
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Một câu hỏi "đẽo cày giữa đường", người trong cuộc không tự trả lời nổi mà phải nhờ mấy ông "thầy bói" mù, phán theo kiểu xem voi (sờ được có một góc con voi mà đã kết luận). Nói chung người hỏi mang vấn đề của mình đi hỏi thiên hạ đã là hâm mà ai trả lời cũng là loại hâm nốt (hình như tôi cũng... hâm ). Tình trạng của bạn (chọn cái gì) sẽ chẳng khá lên là mấy dù có người cổ vũ hay gàn.
    Có nhiều vấn đề mà chỉ bạn mới có đủ thông tin và có quyền quyết:
    - Hậu phương bạn thế nào: bạn là người có gia đình, vậy bà xã có ủng hộ không, các cụ có phản đối gì không? Hậu phương mà không yên thì khó mà học đấy. Nhưng nếu... vợ đã quyết thì nhẩy vào lửa cũng phải đi.
    - Có định (và đủ sức) mang gia đình đi cùng không? Bạn có con nhỏ, nhưng là mấy tuổi. Dù cho chúng nó mới sinh thì khi bạn gần xong 4 năm thì chúng nó đã có hiểu biết và thật sự cần bố rồi đấy. 1-2 năm xa gia đình và con cái còn chấp nhận được, nhưng 4 năm thì quả là đòi hỏi một sự hi sinh hơi quá, đặc biệt là đối với trẻ con (nhưng nếu có thể mang được vợ con sang thì đó lại là ưu thế: trẻ nhỏ chưa cần đi học nên không lo học hành của chúng dở dang). Cái giá xa người thân (tùy theo người) mà có thể là cái giá quá đắt không gì bù đắp được.
    - Tôi không rõ tình hình học bổng chính phủ (VN) bây giờ thế nào, nhưng hình như 622 hơi bị... đói. "Hình như" (lại hình như) nó không có gì hỗ trợ cho bạn mang theo thân nhân. Nhà nước Úc đương nhiên không hỗ trợ bất cứ cái gì nên bạn phải tự bỏ tiền ra mà mua tất tật (không concession, không medicare...). Vừa vật lộn với bài vở, vừa phải vật lộn với cái túi thì cũng vất vả đấy.
    - Đứng về mặt tiền bạc thì PhD không phải là cuộc cách mạng như bạn mong muốn đâu (nó cũng chẳng làm đời bạn an nhàn hơn). Tuy nhiên về công việc, vị trí xã hội và sự tôn trọng thì có đấy (đặc biệt đúng với VN, chứ còn bọn Úc thì không nhiều đến thế). Nếu bạn đã dậy học ở ĐH thì PHẢI CÓ PhD. Đừng để như nhiều người sắp đến tuổi về hưu đến nơi rồi nhưng không chịu nổi áp lực thua bạn thua bè đành phải đi làm PhD (mà nhiều khi từ thầy đến người đánh giá có thể chỉ bằng... tuổi con mình).
    - Bằng PhD nước ngoài cấp đương nhiên được nhìn nhận giá trị gấp nhiều lần (dù lương cũng thế thôi) PhD trong nước. Làm PhD trong nước vừa không được chuyên tâm (còn phải lo cuộc sống) vừa tốn kém và dễ tiêu cực (đủ loại tiền đều là tiền túi cả). Úc có "cuộc sống rất yên bình, chậm chạp, tách hẳn đời thường" thì mới chính là môi trường lý tưởng cho học thuật. Quan trọng nữa là nếu ra nước ngoài bạn sẽ tự tin lên rất nhiều và bổ túc được trình độ, ngoại ngữ, lối sống, tác phong khoa học.
    Một vài ý. Chọn cái gì cố gắng đừng để về sau hối tiếc (hoặc cắt bỏ dây thần kinh hối tiếc đi - tôi đã phải cắt sạch rồi ).
    Good luck!
  3. bagiadaukho

    bagiadaukho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2004
    Bài viết:
    244
    Đã được thích:
    0
    hihì, chuẩn bị thi rùi, nhưng mà cho bon chen tí nhé. Thế này bạn ạ, bên xứ của tôi đang ở có khá nhiều "gia đình đi học", PhD có, Master cũng có. Có một gia đình tiêu biểu: vợ đi học Master (theo học bổng Ausaid), chồng đi theo làm kinh tế, các con ( 1 trai 3,5 tuổi, 1 gái 8 tuổi) đi theo để đi học và... bà ngọai đi theo để trông cháu, bạn thấy lực lượng có hùng hậu không . Tớ vừa đến ăn cơm bên nhà cô bạn ấy về xong, nghe cô ấy báo cáo là "vừa đưa cô em gái út sang theo dạng du học tự túc, trời, quá giỏi. Còn những gia đình theo kiểu: gửi con ở nhà cho ông bà ngọai, vợ (hoặc chồng) đi du học theo học bổng rồi mang chồng (hoặc vợ) đi theo "làm kinh tế" thì nhiều lắm, cuộc sống các bác ấy rất ổn nhé, kinh tế lại rất rủng rỉnh nữa. Bác trai (hoặc bác gái) đi học thì vừa học vừa làm thêm bán thời gian (20 tiếng/tuần) với đủ các nghề miễn sao ra tiền (thậm chí có khi làm cả những việc trả cash thì nhiều hơn 20 tiếng/tuần nếu khéo thu xếp thời gian để vẫn đảm bảo được việc học). Còn bác gái (hoặc bác trai) không đi học thì được đi theo visa du học của chồng (hoặc vợ) được làm việc full time, không giới hạn gì miễn là tìm được việc và có sức mà làm. Gặp các bác ấy nhiều khi nghe than thở nhớ con lắm, nhưng vì kinh tế nên cũng ráng hy sinh vài năm để sau này về lo cho con cái được mở mày mở mặt. Bạn cứ nghĩ mà xem, sang đây cuộc sống bình lặng, chẳng có gì nhiều để giải trí (hoặc giải trí quá đắt đỏ không tham gia nổi), học hành làm việc lại căng thẳng, vậy mà có "hậu phương" đi theo vừa ủng hộ tinh thần, vừa chăm nom (hoặc bảo vệ), vừa kiếm được nhiều tiền (ít ra thì hơn đồng lương nhà nước ở nhà mình gấp nhiều lần dù sang đây chỉ làm công nhân hoặc chạy bàn ở nhà hàng, full time) thì tại sao không rinh cả cái hậu phương ấy mà đi nhỉ.
    Tôi tính sơ sơ vài ví dụ thực tế của các bác bên đây bạn xem thử nhé. Làm nhà hàng Việt nam trả cash ở thành phố tôi đang ở (Perth, Western Aust) trung bình khỏang A$9 - 10/giờ, ngày 2 ca, mỗi ca 4 - 5 tiếng, tuần 7 ngày. Tùy theo sức khỏe mà nhận làm bao nhiêu thì làm. Những người làm lâu năm (và không quá chậm chạp hoặc sai sót) có thể được trả đến 11 - 12 đồng/giờ. Nếu nhà hàng nào trả lương qua thuế thì cũng được 14,5 đồng/giờ (nhưng lọai này rất ít, vì VN thích trốn thuế hơn). Lọai thứ 2 "cao cấp" hơn 1 chút đó là làm công nhân trong nhà máy hoặc làm cleaning. Tôi nói "cao cấp" hơn nghĩa là các bác phải có bằng lái và có xe hơi. Làm nhà máy như những công nhân lương 16 đồng/giờ, thời gian làm tùy theo công việc, có nơi làm đến hết việc của 1 ngày (thời gian giao động từ 8 - 14 tiếng/ ngày), có nơi làm theo ca 8 tiếng/ca. tuần 6 ngày. Những việc nhà máy thì phải trả thuế chứ không trả cash vì nhà máy của Úc. Làm cleaning thì có thể làm ở nhà riêng hoặc clean văn phòng, trường học (làm vào sáng sớm trước giờ làm việc và sau khi các office đóng cửa). VIệc thường được khóan 2 tiếng cho 1 số lượng văn phòng phải clean (cả toilete), lương 18 - 20đồng/giờ. Còn 1 lọai nữa là phải có sức khỏe cực tốt để ... làm ruộng , việc này thì các bác chẳng ai mặn mà vì cực quá, thời tiết miền tây vốn rất khắc nghiệt nữa, chẳng ai muốn phí sức trừ khi không kiếm được việc gì khác.
    Việc học hành của con cái. Việc này khá là quan trọng đấy vì bạn bè tôi nhiều người lúc đầu mang con sang, sau đó phải đưa về vì lo không nổi. Nếu bé từ 5 tuổi trở lên thì ok vì các con sẽ được đi học miễn phí ở 1 trường công lập gần nơi bạn học nhất (nhưng với điều kiện trường bạn học có trong danh sách các trường được chính phủ Úc tài trợ việc học của con cái sinh viên quốc tế, bạn nên viết thư hỏi kỹ trường bạn sẽ đến học nếu bạn muốn mang con theo). Nhưng 1 vấn đề phát sinh là giờ học của các con là từ 8:00am - 3:00pm, nên nếu như vậy thì mẹ (hoặc bố) sẽ phải lo đón rước các con và tất nhiên chỉ có thể làm những công việc gì không sớm hơn 8g sáng và không về muộn hơn 3g chiều (thế là ảnh hưởng đến công cuộc làm kinh tế ). Bên này Úc rất chú trọng sự chăm sóc trẻ nhỏ nên bạn không thể nhốt con trong nhà để đi làm được mà phải có người trông hoặc gửi trẻ. Nếu bé nhỏ hơn 5 tuổi thì chỉ có thể đi nhà trẻ mà nhà trẻ công lập thì chỉ trông các cháu từ 3 - dưới 5 tuổi và 1 tuần 3 ngày thôi (nhà trẻ ngòai công lập thì ôi thôi 54 - 80 đồng/ngày/trẻ). Do đó mang con theo thì không thể làm kinh tế được <-- Suy nghĩ kỹ. Và 1 điều quan trọng cho tất cả những gì tôi nói ở trên là mọi người đi theo đều phải biết TIẾng ANH tối thiểu để có thể giao tiếp thì mới xin được việc làm. Nếu không biết tiếng hoặc giao tiếp kém thì chỉ có thể làm kitchen hand trong các nhà hàng VN thôi.
    Trên đây là những chuyện hòan tòan có thật của các bạn bè tôi, họ đều ở cái tuổi trên 30 đến 40 cả rồi. Tôi cũng đã từng chạy đôn đáo lo việc học hành cho các con cùng bạn bè nên chia sẻ chút kinh nghiệm với bạn, hãy suy nghĩ kỹ nhé. Mà lưu ý bạn 1 việc, các bạn của tôi đều đi bằng học bổng của Úc hoặc của trường chứ không phải 322, như thế tiền học bổng của học rủng rỉnh hơn, nếu chẳng may không xin được việc gì làm thêm thì cũng còn không đến nỗi nào, chứ nghe nói 322 "sợ" lắm, coi chừng không cover nổi chi phí cho đòan tùy tùng. Hơn nữa nghe nói (cái này tôi chỉ "nghe nói" chứ không chắc) việc làm ở các thành phố lớn như Mel, Syd khó kiếm hơn và lương trả cũng thấp hơn thì phải, trong khi chi phí ăn ở lại cao hơn, bạn thao khảo thêm mọi người nhé.
    Cuối cùng, chúc bạn may mắn .
  4. tranthlong

    tranthlong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2006
    Bài viết:
    379
    Đã được thích:
    0
    done
  5. phnam2004

    phnam2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/01/2004
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Để đi học PhD cũng chỉ cần là một người thường có chút nghị lực thôi. Bạn mới trên 30, một vợ một con thì chưa phải là quá khó khăn để đi học. Tôi có biết vài người trên 40 vẫn đi. Tôi cũng biết một cặp vợ chồng rất giống với bạn: chồng học bổng 322 đi trước "lót ổ", vợ mới sinh, sau nửa năm cắp con nhỏ sang theo. Làm tutor cũng có dăm bẩy loại, ví dụ làm tutor thực hành thì tiếng Anh chỉ cần tàm tạm. Bạn ở Sydney thì tôi không nghĩ bạn đi làm farm được hàng ngày (vì quá xa, chỉ có thể cuối tuần hoặc kỳ nghỉ) nhưng nếu chịu khó thì cũng có thể làm cleaner, phụ bếp, bán hàng...
    Có lẽ vấn đề lớn với bạn là làm sao thuyết phục được bà xã cho đi. Tốt nhất là thuyết phục bà xã chịu cùng "xông trận" với bạn. Sẽ sống được ở Úc thôi. "Tẩm bổ" cho con và mẹ bằng sữa thịt Úc và khí hậu ít ô nhiễm hơn VN trong vài năm cũng rất đáng đồng tiền bát gạo (đứa nhỏ nhà tôi hồi ở VN ốm với tần xuất 2-3 lần / tháng, sang đây chỉ còn 1-2 lần / năm). Nhưng khi đó đòi hỏi cả hai người phải có cố gắng lớn, dám bỏ nhiều thứ và dám làm lại mọi thứ (sau này về VN xin việc lại chẳng hạn). Đi theo 322 thì khó khăn hơn các học bổng khác nhưng còn đỡ xót tiền hơn tự bỏ tiền túi hoàn toàn. Mặt khác nếu học xong mà bạn rất muốn ở lại đi làm vài năm thì cũng còn cách, trong khi nếu có học bổng AusAid thì lại bị nước Úc đuổi về ngay.
    Với tôi thì thời gian đi học không bao giờ phí. Nhưng có thể nhiều người nghĩ khác. Cũng có thể bạn sẽ rất tiếc các cơ hội ở VN. Mấy đứa Úc cùng chỗ làm lại chỉ mong muốn được sang VN đầu tư, chơi cổ phiếu. Sau khi nghe tôi mô tả giá cả sinh hoạt, giá thuê nhà, thuê ôsin thì nhiều đứa chỉ mơ tưởng ngày đêm đến VN đề làm "King"
  6. alexanderthegreat

    alexanderthegreat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2005
    Bài viết:
    4.053
    Đã được thích:
    0
    Thường những bài mọi người gửi vào nhưng topic kiểu thế này chỉ có giá trị giải toả bức xúc thôi chứ cũng không giúp gì được người đặt vấn đề. vì những người đặt câu hỏi đều đã có chủ kiến trước rồi.
    (Xin lỗi bạn chủ topic, có lẽ tôi có vấn đề về đọc hiểu tiếng Việt nên tôi vẫn chưa hiểu bạn hỏi cho bản thân bạn hay cho bạn của bạn )
    Lại nhớ dạo năm 2005 có 1 bạn vào đặt vấn đề hỏi vừa xin được PR, đang đi làm thì có nên về VN không. Mọi người tranh luận cũng rất hăng, 6 , 7 trang gì đấy. Nhưng thật ra trước khi đặt VĐ ở đây bạn ấy đã chủ động xin thôi việc và thậm chí chia tay người yêu ở đây thì những ý kiến mọi người gửi cũng là để cho vui thôi, giúp cho box Úc đỡ buồn được vài ngày. Hồi cuối năm 2005, tôi về HN mấy hôm, box Úc cũng off-line được 1 vụ ở HN. Lúc ấy anh em gặp nhau, bạn ấy kể chuyện đi làm ở VN thích lắm. Cuối năm vừa rồi lại nghe tin bạn ấy lại sang Úc rồi
  7. alexanderthegreat

    alexanderthegreat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2005
    Bài viết:
    4.053
    Đã được thích:
    0
    Thường những bài mọi người gửi vào nhưng topic kiểu thế này chỉ có giá trị giải toả bức xúc thôi chứ cũng không giúp gì được người đặt vấn đề. vì những người đặt câu hỏi đều đã có chủ kiến trước rồi.
    (Xin lỗi bạn chủ topic, có lẽ tôi có vấn đề về đọc hiểu tiếng Việt nên tôi vẫn chưa hiểu bạn hỏi cho bản thân bạn hay cho bạn của bạn )
    Lại nhớ dạo năm 2005 có 1 bạn vào đặt vấn đề hỏi vừa xin được PR, đang đi làm thì có nên về VN không. Mọi người tranh luận cũng rất hăng, 6 , 7 trang gì đấy. Nhưng thật ra trước khi đặt VĐ ở đây bạn ấy đã chủ động xin thôi việc và thậm chí chia tay người yêu ở đây thì những ý kiến mọi người gửi cũng là để cho vui thôi, giúp cho box Úc đỡ buồn được vài ngày. Hồi cuối năm 2005, tôi về HN mấy hôm, box Úc cũng off-line được 1 vụ ở HN. Lúc ấy anh em gặp nhau, bạn ấy kể chuyện đi làm ở VN thích lắm. Cuối năm vừa rồi lại nghe tin bạn ấy lại sang Úc rồi
  8. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    Đó cũng là kịch bản chung mà:
    Ở VN --> Thấy và nhắm không nắm được cơ hội ở VN --> Thấy Úc có cơ hội --> Đi Úc --> Thấy và nhắm không nắm được cơ hội ở Úc --> Thấy VN có cơ hội khác --> Về VN --> ...
    Bạn gì đó học PhD để về nhà được cất nhắc hoặc học PhD để mong làm tại Úc thì ok, nhưng phải xem PhD về kinh tế thì tốt nghiệp xong sẽ làm được những công việc gì ở Úc (mình không rõ, khó lắm), PhD về ngôn ngữ gì đó ... còn đi dạy học được, chứ có nhiều cái PhD không thể xin việc thấp được (cũng chẳng dám viết vào résumé), việc cao thì khó, và phải về VN. Còn nếu tính làm PhD để xin việc rồi định cư thì phải tính cách thanh toán khoản nợ học bổng, có lẽ phải cày miệt mài ở Úc trong những xưởng, bếp, nhà hàng hoặc văn phòng.
    Đây chỉ là giúp bạn gì đó vài ý để viết cái bảng so sánh hay dở thôi. Còn đã quyết rồi thì cứ làm.
  9. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    Đó cũng là kịch bản chung mà:
    Ở VN --> Thấy và nhắm không nắm được cơ hội ở VN --> Thấy Úc có cơ hội --> Đi Úc --> Thấy và nhắm không nắm được cơ hội ở Úc --> Thấy VN có cơ hội khác --> Về VN --> ...
    Bạn gì đó học PhD để về nhà được cất nhắc hoặc học PhD để mong làm tại Úc thì ok, nhưng phải xem PhD về kinh tế thì tốt nghiệp xong sẽ làm được những công việc gì ở Úc (mình không rõ, khó lắm), PhD về ngôn ngữ gì đó ... còn đi dạy học được, chứ có nhiều cái PhD không thể xin việc thấp được (cũng chẳng dám viết vào résumé), việc cao thì khó, và phải về VN. Còn nếu tính làm PhD để xin việc rồi định cư thì phải tính cách thanh toán khoản nợ học bổng, có lẽ phải cày miệt mài ở Úc trong những xưởng, bếp, nhà hàng hoặc văn phòng.
    Đây chỉ là giúp bạn gì đó vài ý để viết cái bảng so sánh hay dở thôi. Còn đã quyết rồi thì cứ làm.

Chia sẻ trang này