1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

38 năm đi tìm hình hài cho âm nhạc

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi classic_lover, 07/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. classic_lover

    classic_lover Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2001
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    38 năm đi tìm hình hài cho âm nhạc

    38 năm đi tìm hình hài cho âm nhạc


    Hơn 1/3 thế kỷ làm đàn, nay da đã ngả đồi mồi, tay đã chai với dây cước, người phụ nữ 74 tuổi ấy vẫn ngày ngày đợi những người tìm đến thế giới nhạc cụ. Kinh doanh nghệ thuật chẳng mấy khi giàu. Thấy cửa hàng Đông Thịnh mặt tiền chưa đến 3m, chắc ít ai nghĩ mỗi ngày từ ấy, một cụ già 74 tuổi dáng nhỏ thó, khẳng khiu vẫn giao ra thị trường gần 100 sản phẩm nhạc cụ.




    Nhìn những nghệ sĩ quý cây đàn như một món đồ cổ, bà Trần Thị Thanh quyết tâm sẽ mở thêm một cửa hàng nữa cho con gái mình nối nghề, tiếp tục gắn truyền thống gia đình với các hoạt động văn hóa. Bà nói: ?oNghề nào cũng quý nhưng vừa kiếm sống, vừa được phục vụ nghệ thuật, đó là một diễm phúc?. Liệu cả ba thế hệ có chung một phím đàn? Hiện nay, đứa cháu gái nhỏ nhất của bà đã lên 6 tuổi...
    Tọa lạc ngay đầu phố Hàng Bông (Hà Nội), cửa hàng của cụ Trần Thị Thanh như lọt thỏm giữa những gallery, shop thời trang sang trọng. Khách hàng của cụ Thanh có đủ các thành phần, từ những cậu học sinh mù trường Nguyễn Đình Chiểu đến các nhạc sĩ nổi danh. Quen thuộc, họ tìm tới hiệu Đông Thịnh như tìm về nơi khởi nguồn của nghệ thuật...

    Lấy hào khí tổ tiên đặt tên cho nghiệp đàn. Quê gốc Văn Giang - Hưng Yên, những năm kháng chiến chống Pháp, chị Thanh đã từng là đội viên đội du kích Hoàng Ngân (tên một nữ du kích đã anh dũng hy sinh khi bị địch bắt), phụ trách hẳn một nhóm nữ thanh niên làm công tác địch vận. Từ thời còn là con gái đến nay, trông bà Trần Thị Thanh không hề có dáng vẻ nghệ sĩ, cũng chẳng có nét gì giống dân hoạt động văn hóa nghệ thuật, thế mà nhiều người đã gọi bà là: ?oNghệ nhân làm đàn gia truyền?.

    Thực ra, cái nghiệp gắn liền với những loại nhạc cụ đến với bà một cách tình cờ và bà mới bắt đầu học làm đàn từ năm 1963, sau 5 năm theo chồng lên Hà Nội. Thuở ấy, chồng cô Thanh là một thương binh làm trong hợp tác xã (HTX) chế tạo nhạc cụ (chủ yếu là đàn guitar). Gặp lúc khó khăn, cả HTX phải giải tán. Vốn có tham gia cùng chồng làm việc, cô Thanh quyết không bỏ cái nghề mình đã cảm thấy thân thuộc, gắn bó. Một thân một mình, các hội viên HTX - thợ chính - đã bỏ đi hoặc chuyển nghề hết, Trần Thị Thanh vẫn gấp rút chuẩn bị cho sự ra đời - trong thời bao cấp không dễ dàng gì - của một cửa hiệu chuyên làm nhạc cụ. Bà kể lại: ?oTôi dồn hết nhiệt huyết, lập một quầy nhỏ mang tên Đông Thịnh. Đó là một cái tên chất chứa nhiều ý nghĩa. Tôi vốn mang họ Trần, dòng dõi hào khí Đông A. Còn chữ Thịnh là muốn nói tới sự thịnh vượng?.

    Ban đầu, kiến thức về các loại nhạc cụ chưa nhiều, bà Thanh chắt chiu mời thợ từ khắp nơi về rồi cùng con cháu lập xưởng, mày mò học hỏi cùng làm. Cái gì cũng có sự khởi đầu, nếu nói là nghề gia truyền thì bà là người dựng nghiệp mà điểm xuất phát là những cây đàn guitar (người miền Nam thường gọi là tây bán cầm). Không giống các loại hàng hóa thông thường, nhạc cụ nói chung và đàn guitar nói riêng có mang một giá trị tinh thần và nó cần nhiều công đoạn làm thủ công. Muốn làm được đàn phải hiểu hết giá trị của cây đàn. Suốt mấy chục năm tìm tòi làm bạn với những thứ gỗ, cuộn dây... đến nay, cửa hiệu Đông Thịnh của bà Trần Thị Thanh đã trở thành nhà cung cấp chính cho một thị trường lớn từ Hà Nội vào đến tận Gia Lai với đủ các loại nhạc cụ từ sáo, nhị, hồ, trống đến đàn tranh, đàn bầu, guitar điện, violon...

    Ngồi nghe bà cụ 74 tuổi, tay nhăn nheo vừa cuộn dây đàn vừa giảng giải thì rõ ràng cái ?othần? của tiếng đàn là do từng bàn tay người thợ. Ngoài những bí quyết nghề nghiệp, bà chậm rãi: ?oĐàn guitar làm cốt sao âm phải phô, không gắt. Người sành chỉ cần búng nhẹ tay vào thùng là sẽ biết chất lượng đàn tốt hay xấu. Ngày xưa, gỗ thông của Nga thông dụng và được ưu ái vì cho chất lượng âm thanh rất cao. Năm 1997 dân Nga chặt rừng sưởi ấm nhiều nên gỗ Nga nay rất hiếm. Tuy vậy, từ cây đàn 80.000 đồng đến những chiếc trị giá trên 2 triệu đồng, mặt hộp đàn vẫn phải dùng gỗ thông của Việt Nam, Campuchia, Lào hay Nhật Bản... Dù đàn nào cũng vậy, chọn gỗ luôn là khâu thiết yếu. Người thợ phải nắm được từng loại gỗ sẽ cho ra những loại âm sắc với chất lượng khác nhau. Để làm một cây đàn guitar bình dân, một thợ bình thường có thể làm một ngày 5 - 6 chiếc. Nhưng để phục vụ dân văn hóa nghệ thuật, có chiếc đàn thợ cả phải bỏ ra khoảng 30 công. Có cây đàn tôi làm tỉ mỉ, cũng chỉ với những bộ phận như thế, nhưng mất tới gần 40 ngày mới xong. Riêng các loại nhạc cụ dân tộc như đàn bầu, đàn tranh, đàn nguyệt... lại phải tìm bằng được gỗ của cây ngô đồng, càng lâu năm càng tốt?. Chính bà Thanh đã cải tạo cây đàn bầu, lắp bản lề để giúp các nghệ sĩ có thể gấp đôi lại khi mang đi biểu diễn. Đến nay, cây đàn đầu tiên do cửa hiệu bà Trần Thị Thanh làm đã gần 40 tuổi.

    38 năm chưa phải là dài để làm đàn! Âm nhạc phải có nguồn, hình hài của nó chính là nhạc cụ. Với bà Thanh: ?oGần như cả cuộc đời, tôi đã gắn bó với các loại nhạc cụ, nhưng đến nay vẫn thấy mình không chơi được một loại đàn nào?. Tuy vậy, bà vẫn rất tự hào đã phục vụ cho những nhạc sĩ nổi danh như Hải Thoại, Văn Vượng... gián tiếp giúp cho âm nhạc thăng hoa. ?oTôi còn nhớ, có một đêm giao thừa, ông Văn Vượng xồng xộc đến nhà tôi đòi mua dây đàn guitar. Tôi coi đó như một món quà mừng năm mới cho mình...?.

    Ngoài những khách hàng trong nước, có nhiều vị khách người Đức, Nhật, Ý, Trung Quốc, Pháp... cũng đã tìm đến cửa hiệu Đông Thịnh ở 76 Hàng Bông. Rồi tên cửa hàng của bà Thanh lần lượt xuất hiện trên một số tạp chí, sách hướng dẫn du lịch của nước ngoài như một địa chỉ nên đến khi đi thăm Việt Nam. Riêng có một ông nhạc sĩ người Mỹ, đã thiết kế xong cây đàn banjo-mandolin 5 dây trên bản vẽ (pha tạp hai loại banjo 4 dây và mandolin 8 dây) nhưng đi nhiều nơi trên thế giới, không ai dám nhận chế tạo. Khi đến gặp bà Thanh, ông lưỡng lự đưa bản vẽ của mình cho một bàn tay xương xẩu, nám đen. Sau một tháng đem cây đàn về nước cùng các bạn thử nghiệm, ông nhạc sĩ Mỹ đã chụp ảnh cây đàn được đặt tại vị trí trang trọng nhất ở một trường đại học gửi sang cho bà Thanh với lá thư cảm ơn về chất lượng cây đàn kiểu mới đã vượt xa sự mong đợi về kỹ thuật ở một quốc gia tiên tiến.

    Tuy có nhiều kỷ niệm trong đời làm nhạc cụ nhưng thời đáng nhớ nhất đối với bà Thanh lại là những năm tháng đất nước có chiến tranh, cuộc sống còn bộn bề khó khăn. Những năm bao cấp, có thời kỳ nhà bà đã bị kiểm tra liên tục vì có quá nhiều kiện đựng hàng từ nước ngoài gửi về bằng gỗ thông xếp thành chồng dự trữ. Bà vẫn cố làm, cùng thợ biến đống phế liệu ấy thành nhạc cụ. Qua tay bà, không ít cây đàn đã đi ra mặt trận, sẻ chia nỗi niềm, thành bạn tri kỷ, cùng vui chiến thắng sau mỗi chiến dịch với các chiến sĩ. ?oChỉ tiếc, có đoàn văn công mua đàn của tôi đi B rồi mãi mãi không quay về. Những cây đàn ấy tuy rẻ nhưng đã hòa mình vào lịch sử. Cảm động nhất là phút đất nước quy về một mối, giữa niềm vui tưởng như nghẹt thở, tôi được nghe tiếng nhạc từ những cây đàn có khắc chữ Đông Thịnh trên vô tuyến hồ hởi vang lên!?.

    Ngày xưa dân ta bịt trống bằng da trâu, da bò, nay nhiều nơi đã thay thế bằng mica. Dây nhị xưa được làm bằng lông đuôi ngựa, nay người ta cũng dùng cước cho rẻ... Phải theo cơ chế thị trường, cửa hiệu Đông Thịnh vẫn dự trữ một lượng nhỏ nhạc cụ được làm hoàn toàn theo nguyên liệu cũ, có chất lượng tốt ?ođể dành? cho những người thực sự cần tới.



    Người Lao Động




    CLASSIC FOREVER
    [​IMG]

Chia sẻ trang này