1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

4 câu hỏi chưa tìm ra câu trả lời của Thiên Văn Học thế giới đây !!! Xin đồng bào cho ý kiến cái ...

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi NamTuocJacob, 27/05/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Alucard_Leonhart_new

    Alucard_Leonhart_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/05/2002
    Bài viết:
    1.064
    Đã được thích:
    0
    Chậc,fân chia thì tui biết nhưng mà dựa vào cái gì để chia...uhm,ý tui là họ lấy mốc là cái gì???chậc,ko nói wé,giống như khi đo độ dài thì 1m là ta thấy 1m,còn ánh sáng thì đơn vị là gì?
    Alucard Leonhart
    Christina's crazyfan
    Animorphs's member
    ***Còn sống là còn hy vọng***​
  2. NamTuocJacob

    NamTuocJacob Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    0
    Hic, hỏi thế thì em không biết. Chỉ xin dự đoán tạm là dùng đơn vị là " nến"(Candle) ấy. Không biết nữa .... Vả lại người ta có cái mốc là sao cấp 0 là sao sáng nhất nhìn thấy trên bầu trời đấy thôi.
  3. NamTuocJacob

    NamTuocJacob Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    0
    Chà chà !!!. Câu 3 có vẻ như là không ai trả lời hay sao ấy, không biết có phải tại câu hỏi khó hiểu hay không nhỉ ???
    Để tui giải thích rõ vậy :
    Vũ trụ sinh ra từ một vụ nổ lớn thì đến nay các nhà khoa học đã thống nhất với nhau, nhưng kết thúc ntn thì đến nay vẫn chưa có câu trả lời. Có hai giả thuyết khác nhau :
    - Thuyết vũ trụ mở cho rằng vũ trụ sẽ tiếp tục giãn nở mãi mãi cho đến khi các ngôi sao, các thiên hà, các quần tụ thiên hà lần lượt trở thành hố đen, hố đen thiên hà , hố đen siêu thiên hà. Cuối cùng, các loại hố đen cũng biến mất và vũ trụ sẽ không còn tồn tại nữa. Trong trường hợp này khi đó là khi mà mật đọ khối lượng vũ trụ dưới 3 nguyên tử trong 1 m3 (1 gam nước bình thường chứa 1 triệu tỉ tỉ = 1024 nguyên tử Hiđrô). Vũ trụ sẽ kéo dài khoảng 10157 năm !
    - Thuyết vũ trụ đóng cho rằng sau khi giãn nở khoảng 40 tỉ năm, quá trình giãn nở sẽ ngưng lại khi mật độ khối lượng vũ trụ đạt khoảng 6 nguyên tử Hiđrô trong 1 m3. Sau đó, lực hấp dẫn bắt đầu cân bằng với lực giãn nở, rồi vượt xa và bắt đầu kéo ngược quá trình của vụ Big Bang. Vũ trụ co lai trong 100 tỉ năm để trở lại trạng thái ban đầu, được gọi là Big Crunch ("Vụ va chạm lớn"). Sau đó lại giãn nở theo một sự tuần hoàn khép kín, mỗi chu kì khoảng 150 tỉ năm !
    phù.. phù... giải thích câu hỏi cũng mệt. Híc ! mà mọi người không nhìn thấy tui chưa có sao nào sao ? Cống hiến nhiều như thế mà không được Vote .Hmm...Hmm...
    Nói vui vậy thôi, chứ được học hỏi trên mạng thế này là được vote cả chục sao rồi. Mọi người đừng để ý nhé ( không lại bảo :"Cái thằng sao tham thế!"). Đấy tuỳ mọi người đưa ra câu trả lời theo tiêu chí của topic tui đặt ra lúc đầu ( sáng tạo là trên hết ) .
    TB : làm cách nào để paste văn bản đánh sẵn vào diễn đàn, chứ thế này tốn lắm. Lần trước Kojiro_Hyuga có bảo là dùng Arial nhưng mà là Arial nào, có phải vn.Arial không ? VietKey thì có rồi nhưng mà chỉ biết gõ mỗi kiểu Telex thôi .
  4. ricarica

    ricarica Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    0
    TO JACOB: bác có cần phải hạ thấp trình độ của mọi người đến thế không? Còn cái thuyết vũ trụ đóng mở của bác thì mò sách là ra hết, cần gì đến trình độ cao như bác đâu nhỉ!
    TO ALUCARD: Híc, mới có lớp 10 lên 11 thì chị bị hớ rồi bé ơi! Năm nay chị 11 lên 12 rồi!!!
    SÔNG SẼ MÃI CHẢY VỀ BIỂN KHƠI!
  5. Arts_Humanities

    Arts_Humanities Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2002
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Tra loi sai rôi cô be! Nêu muôn biêt câu tra loi đung, thi hôn anh 1 cai anh se tra loi lai cho em.
    Piero della Francesca
  6. legalone

    legalone Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/03/2002
    Bài viết:
    251
    Đã được thích:
    0
    Trả lời câu hỏi của chú Alucard "Ánh sáng được đo theo đơn vị như thế nào" tôi xin mạn phép nêu lên như sau:
    Đơn vị để đo cường độ ánh sáng là LUX (nghe giống dầu gội đầu quá phải không?)
    Lux là...hì hơi khó giải thích nhưng với một người bình thường thì mức độ chiếu sáng cho phép họ nhìn thấy là từ 300 đến700 lux, còn với những người có bệnh về mắt (tức là không bình thường) thì yêu cầu lớn hơn từ 700 đến 1000 lux.
    Có lẽ bạn nên tìm đến một chuyên gia về photograph thì sẽ rõ ngay về cái đơn vị đo lường ít được phổ biến này.
    Nếu có thông tin tôi sẽ post lên cho các vị cùng thưởng thức.
    Simple man makes simple life
  7. NamTuocJacob

    NamTuocJacob Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    0
    Kojiro_Hyuga Câu hỏi thứ nhất đã có câu trả lời rồi đấy các anh : đó là do lực hấp dẫn làm cho các thiên hà kết trùm mà.
    Còn các câu khác em trả hiểu gì cả !
    Vũ trụ đóng mở là sao hả các anh !
    To Ricarica : không ai nghĩ thế đâu cô bạn, có lý do cả đấy chứ. Tại chú em Kojiro_Hyuga hỏi nên mới trả lời. Mà chính bạn cũng không biết về Quasar đấy thôi. Đâu cứ phải dở sách ra là biết đâu. Nếu vậy thì lên diễn đàn làm gì, người ta phải học hỏi với một thái độ tích cực chứ. Phải không ?
    Để giải thích thêm về câu hai cho cô bạn nhé.( xin mạn phép những người đã biết rồi) :
    Năm 1963, nhà thiên văn Mĩ Smith đã phát hiện ra một nguồn phát sóng vô tuyến điện từ ngôi sao 3C273 nhưng trong ảnh chụp lại như một ngôi sao có độ sáng không lớn lắm. Trong quang phổ, các vạch quang phổ Hiđrô lệch về phía đỏ, cho biết ngôi sao này đang chạy ra xa với tốc độ 48.000 km/s và ở xa so với chúng ta 2 tỉ NAS. Đây là những nguồn bức xạ vô tuyến cực mạnh và cũng là nguồn bức xạ năng lượng lớn chưa từng có. Chúng được gọi là các Quaza (Quasar - viết tắt của quasi-stellar radio sourse - nguồn phát sóng vô tuyến gần như sao) hoặc QSO ( quasi stellar object, vật gần như sao). Ngày nay, người ta tìm thấy nhiều sao loại này nhưng có nhiều quaza lại không kèm theo nguồn bức xạ sóng vô tuyến. Chúng có đặc điểm đáng kinh ngạc là : một lượng ánh sáng cũng là lượng năng lượng cực kì mạnh lại được phát ra từ một thể tích nhỏ bé. Ánh sáng của quasar mạnh gấp hàng triệu ngân hà cộng lại, nhưng thể tích lại 100.000 lần nhỏ hơn.
    Thế nhé cô bạn nhỉ !!!

    Dù sao thì Trái Đất vẫn quay
  8. tieunguyen

    tieunguyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/06/2002
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    0
    - Tại sao các ngôi sao không rải đều ra trong không gian vũ trụ, mà lại tập hợp lại thành các quần tinh, thành thiên hà, thành quần thiên hà,...?
    --> Trước khi vật chất kêt tinh và để lạI những khoảng trống rộng lớn trong vũ trụ, thì vũ trụ là một môi trường hỗn độn bao gồm vật chất và bức xạ. Vì là môi trương hỗn độn nên trong đó sẽ nảy sinh những điểm bất thường. Nhưng điểm bât thường này sẽ trở thành những hạt giống cho sự kết tinh vật chất sau này.
    Khi vũ tru đủ nguộI, năng lượng nộI tạI trong các hạt vật chất không còn đủ lớn để tác động đến sự vận động của chúng nữa, thì chính là lúc lục hẫp dẫn lên ngôi. Từ những hạt gíông nguyên sơ, vật chất dần dần tich tụ lạI thành những quần thể, nhưng nhưng quần thể này vẫn tồn tạI độc lập mà không hoà nhập vào nhau la do sự giãn nở của vũ trụ. Sự cân bằng này quyết định vũ trụ là mở, hay đóng (bạn xem câu 3).
    - Tại sao các quaza (quasar) lại có sức sáng bằng hàng triệu thiên hà cộng lại ?
    --> Quasar là viết tắt của quasi-star (giả sao). Nghĩa là nó được quan sát thấy như la những vì sao sang nhất trên bầu trời. Nhưng thực ra quasar không phảI là sao, nó là một lỗ đen có khốI lượng bằng khoảng 1 tỉ lần Mặt trờI của chúng ta.
    Trong quá trinh phát triển của vũ trụ, hàng tỉ sao lớn có mật đọ vật chất cao (sao nặng) được sinh ra. Các sao này sinh ra rồI chết đi để lạI các lỗ đen. DướI tác dụng của lực hấp dẫn, sau hàng tỉ năm các lỗ đen này tụ họp lạI tai tâm của thiên hà và chúng kêt hợp thành một lỗ đen cực lớn như đã nói ở trên.
    Do có khốI lượng cực lớn, lỗ đen này hút tất cả các hành tinh nằm trong vòng ảnh hưởng của nó. Các hành tinh bị hút sẽ rơi cực nhanh về phía tâm của lỗ đen, bị phá vỡ và biến thành dòng khí cháy sáng bao quanh lỗ đen. Dòng khí bị đốt nóng và phát xạ toàn bộ năng lượng trước khi nó đi đến bán kính không bị quay lui (tức là giớI hạn mà lực hấp dẫn lớn đến mức các hạt photon ánh sang cũng không thê thoát ra ngoài ??" vùng không thể nhìn thấy).
    Độ sáng của lớp khí bao quanh lỗ đen có thể gấp 100.000 tỷ lần độ sang của Mặt trời. Đó là nguyên nhân tạo ra độ sang đáng kinh ngạc của quasar.
    - Chúng ta sống trong vũ trụ mở hay trong một vũ trụ đóng kín ?
    -->
    Vũ trụ mở: dãn nở không ngừng.
    Vũ trụ phẳng: sự dãn nở sẽ dừng lạI sau khoảng thờI gian vô hạn.
    Vũ trụ đóng: sự dãn nở sẽ đến điểm giớI hạn rồI sau đó co lạI (vũ trụ sẽ đi đến điểm diệt vong).
    Theo lý thuyết của Friedmann (nhà toán học ngườI Nga), vũ trụ được coi la mở hay phẳng hay đóng là do ba yếu tố gọI là ba tham số vũ trụ.
    Tham số thứ nhất là tuổI của vũ trụ (gọI là tham số Hubble) cho biết chiều sâu, và nhịp độ phát triển của vũ trụ.
    Tham số thứ hai là độ giảm tốc dãn nở của vũ trụ, nó cho biết khả năng hãm lạI sự giãn nở vụ trụ của lực hẫp dẫn.
    Tham số thứ ba là mật độ của vũ trụ. Bằng tính toán ngườI ta thấy rằng thì nếu trong một mét khốI thể tích của vũ trụ có ít hơn ba nguyên tử tồn tạI thi vũ trụ sẽ dãn nở vĩnh viễn.
    Nhưng đáng tiếc là đến nay cả ba tham số này đều chưa được xác định chính xác. Và hi vọng vũ trụ của chúng ta không phảI là một vũ trụ đóng, sẽ không bao giờ bị diệt vong.
    - Trong vũ trụ, có nơi nào có sự sống như ở Trái Đất không ?
    Trong thâm tâm thì tôi tin là có, nhưng giá mà tôi biết được???
    tieunguyen
  9. Alucard_Leonhart_new

    Alucard_Leonhart_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/05/2002
    Bài viết:
    1.064
    Đã được thích:
    0
    Ui,em nhớ là lỗ đen nó hút cả ánh sáng cơ mà????Làm sao mà ánh sáng thoát ra cho ta thấy được???
    Alucard Leonhart
    Christina's crazyfan
    Animorphs's member
    ***Còn sống là còn hy vọng***​
  10. tieunguyen

    tieunguyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/06/2002
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    0
    A tôi quên, kích thước của quasar nhỏ là do bản chất lỗ đen của nó. Vùng phát xạ năng lượng của nó chỉ băng khoảng 100 lần kích thước Hệ Mặt trời. Lỗ đen ở tâm của quasar còn nhỏ hơn nữa, có bán kính không thể quay lui khoảng bằng Hệ Mặt trời.
    Quasar có tuổi thọ ước đoán khoảng 3-4 tỉ năm (tuổi của vũ trụ là khoảng 15 tỉ năm). Do tuổi thọ cao và cấu trúc đặc biêt của nó, quasar là đối tượng rất hữu ích cho việc nghiên cứu nguồn gốc của vũ trụ.
    tieunguyen

Chia sẻ trang này