1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

4 Dấu hiệu cho thấy đôi mắt đang bị tổn thương, cần đi khám ngay

Chủ đề trong 'Làm đẹp' bởi tbn94, 02/05/2018.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tbn94

    tbn94 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2017
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    4 Dấu hiệu cho thấy đôi mắt đang bị tổn thương, cần đi khám ngay

    Đôi mắt được xem là “cửa sổ tâm hồn”. Cho nên, đôi mắt bị tổn thương sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với sức khỏe. Nếu các bạn thấy 4 dấu hiệu gây hại cho mắt bên dưới, phải lập tức đến khám và điều trị tại những bệnh viện chuyên khoa về mắt nhé!

    [​IMG]

    Nhiễm trùng mắt

    Mi mắt bị sưng, chảy nước mắt và sợ ánh sáng là dấu hiệu của nhiễm trùng nặng ở mắt và mí mắt. Đôi khi nhiễm trùng mắt cũng có thể gây sốt.

    Sẹo giác mạc

    Giác mạc là một mảnh mô mỏng, trong suốt nằm phía trước con ngươi mắt, có nhiệm vụ bảo vệ mắt và góp phần vào hoạt động khúc xạ của mắt. Vì là một lớp rất mỏng, lại là bộ phận đầu tiên của mắt tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên giác mạc rất dễ bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virut hoặc nấm xâm nhập. Khi giác mạc bị viêm loét sẽ dẫn đến các di chứng và biến chứng như sẹo giác mạc, teo nhãn, lồi mắt cua và làm giảm thị lực, thậm chí mù lòa. Ở trẻ em, nếu điều trị chậm trễ có thể dẫn đến nheo mắt và rung giật nhãn cầu (lắc của nhãn cầu).

    Tăng nhãn áp bẩm sinh

    Theo Thehealthsite, có nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh về mắt, thậm chí dẫn đến mù lòa ở trẻ em nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Trong số đó, tăng nhãn áp là nguyên nhân phổ biến, xảy ra khi áp lực trong mắt tăng cao, gây tổn thương các dây thần kinh thị giác. Bệnh tăng nhãn áp ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện triệu chứng rõ ràng trong vài tháng đầu sau khi sinh. Trẻ dường như không muốn mở mắt ngoài ánh sáng, đôi mắt giống như bị một lớp mây mờ bao phủ và thường đẫm lệ. Một số trẻ khác còn có triệu chứng giác mạc mở rộng, hoặc mắt to bất thường. Trong khi đó, đối với trẻ vị thành niên, bệnh tăng nhãn áp thường không có triệu chứng cụ thể. Các trường hợp này chỉ được phát hiện khi trẻ đi khám mắt định kỳ. Nếu thấy con than thở về tình trạng giảm thị lực, mắt mờ dần, cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay lập tức vì đây là những dấu hiệu cho thấy bệnh tăng nhãn áp đã bắt đầu trở nặng.

    Nháy mắt liên tục

    Nếu đã loại trừ trường hợp chủ động nháy mắt liên quan tới tâm lý, nháy mắt bất thường ở trẻ có thể do cơ thể bị mệt mỏi do mất ngủ, do căng thẳng thần kinh, thiếu máu hoặc các bệnh về mắt như cận thị, loạn thị, viêm giác mạc... Các bệnh liên quan đến nháy mắt gồm: tổn thương của nhân xám trong não, bệnh nơron thần kinh bị giảm tính trơ đối với dopamine hay cường kích thích bởi dopamine.

    [​IMG]

    Biết được nguyên nhân gây hại cho mắt, các cần cần phải tìm ngay giải pháp cho tình huống của mình. Có thể đến khám tại những nơi chuyên khoa mắt, hoặc cũng có thể uống những loại thuốc bổ mắt (click vào đây) đã được bộ y tế kiểm duyệt chất lượng.

    Chúc bạn thành công!

Chia sẻ trang này